Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ngày 6/2 (tức mùng 2 Tết Kỷ Hợi), một gia đình 4 người đã dừng xe ô tô ở làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và thản nhiên trải thảm ăn uống khiến nhiều người bức xúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.7 KB, 12 trang )

BÀI TẬP SỐ 6
Ngày 6/2 (tức mùng 2 Tết Kỷ Hợi), một gia đình 4 người đã dừng xe ô tô ở
làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và thản nhiên trải thảm
ăn uống khiến nhiều người bức xúc. Với hành vi này của mình, nam tài xế điều
khiển chiếc xe ô tô sau đó đã bị phạt 5,5 triệu đồng và thu bằng 2 tháng. Trong
khi sự việc trên vừa mới diễn ra, vẫn đang là bài học cảnh tỉnh cho tất cả những
ai tham gia giao thông trên đường cao tốc thì mới đây, ngày 15/2/2019 (tức ngày
11 Tết Kỷ Hợi) một gia đình khác đã tiếp diễn hành động tương tự. Sự việc được
cho là xảy ra trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
(Nguồn: />Câu hỏi:
1. Xác định vi phạm hành chính và phân tích cấu thành vi phạm hành chính
trong trường hợp trên? (2,5đ)
2. Xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt? (2,5đ)
3. Thủ tục xử phạt trong các trường hợp trên ? (2,5đ)
4. Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế các hành vi vi phạm trên
đường cao tốc? (2,5đ)

[1]


NỘI DUNG
1. Xác định vi phạm hành chính và phân tích cấu thành vi phạm hành
chính trong trường hợp trên
1.1. Xác định vi phạm hành chính
- Hành vi của gia đình trên vi phạm quy định tại điểm c Khoản 7 Điều 5
Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đường bộ, đường sắt
- Giải thích:
Theo lý luận chung về pháp luật, vi phạm pháp luật nói chung là hành vi
trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do các chủ thể
có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho


xã hội.1
Hành vi xảy ra ngày 6/2 (tức mùng 2 Tết Kỷ Hợi) là hành vi vi phạm hành
chính bởi những dấu hiệu sau đây:
- Là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người. Ý nghĩ, tư
tưởng chưa thể hiện thành hành vi bị pháp luật cấm thì chưa thể gọi là vi phạm
pháp luật.
Trong tình huống trên thì rõ ràng gia đình 4 người dừng xe trên cao tốc và
thản nhiên trải chiếu ăn uống là hành vi hành động của con người.
- Có tính chất trái pháp luật, tức là trái với yêu cầu cụ thể của các quy phạm
pháp luật hay trái với tinh thần của pháp luật.
Trong tình huống trên,hành vi của một gia đình 4 người đã dừng xe ô tô ở
làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và thản nhiên trải thảm
ăn uống là hành vi vi phạm hành chính, vi phạm quy định tại điểm c Khoản 7
Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt:
“7. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, 2017, tr.465;
[2]


c) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; khi
dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo
quy định;
…..”
- Có lỗi có nghĩa là vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật được thực
hiện bởi chính những chủ thể có khả năng nhận thức được hành vi trái pháp luật
của mình và hậu quả thiệt hại mà hành vi đó có thể gây ra cho xã hội, nhưng vẫn

thực hiện hành vi đó. Do đó, lỗi chính là dấu hiệu thể hiện quan hệ, thái độ tâm
lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu
quả của hành vi đó.
Trong tình huống trên, thì người điều khiển xe ô tô là những người đã được
cấp giấy phép lái xe vậy nên đó là những người có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ. Thêm vào đó, họ cũng là những người đã được giáo dục các quy định của
pháp luật về an toàn giao thông, họ phải biết rằng việc dừng xe ngay trên cao tốc
sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho bản thân họ mà còn cho những người tham gia
giao thông khác nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Cần lưu ý rằng phải đủ cả ba dấu hiệu nêu trên thì mới tồn tại vi phạm pháp
luật, trong đó hành vi đóng vai trò dấu hiệu hình thức, dấu hiệu chung, còn tính
trái pháp luật và lỗi là tính chất của hành vi.
1.2. Phân tích cấu thành vi phạm hành chính
* Mặt khách quan: bao gồm những dấu hiệu
- Vi phạm pháp luật trước hết là hành vi thể hiện bằng hành động – Hành vi
dừng xe trái pháp luật trên cao tốc
- Tính chất trái pháp luật của hành vi, tức là hành vi đó phải trái với các yêu
cầu củanhững quy phạm pháp luật nhất định, dưới hình thức hành động là làm
điều pháp luật cấm hoặc làm không đúng điều pháp luật cho phép. Dưới hình
thức không hành động là không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định
mặc dù cần phải và có thể thực hiện nghĩa vụ đó. Như đã phân tích ở mục 1.1,
hành trên vi phạm vào tại điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường
sắt
[3]


- Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại chung cho xã hội hoặc thiệt hại trực
tiếp về vật chất hoặc tinh thần cho từng thành viên cụ thể của xã hội. Hành vi
trên có thể gây nguy hiểm không chỉ cho bản thân họ mà còn cho những người

tham gia giao thông khác.
- Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, nói cách khác thiệt hại cho xã
hôị xảy ra là do kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.
- Thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
+ Thời gian: Ngày 6/2 (tức mùng 2 Tết Kỷ Hợi);
+ Địa điểm: Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
+ Phương tiện vi phạm: Xe ô tô mang BKS: 36A – 090.48
* Khách thể:
Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp
luật điều chỉnh và bảo vệ, vì vậy những quan hệ xã hội ấy là khách thể của vi
phạm pháp luật. Tính chất của khách thể có ý nghĩa quan trọng xác định mức độ
nguy hiểm của hành vi trái pháp luật.
Quan hệ xã hội bị xâm phạm ở đây là quan hệ trật tự an toàn giao thông.
* Mặt chủ quan:
- Một hành vi trái pháp luật phải là một hành vi có lỗi, nếu không có lỗi thì
không phải là vi phạm pháp luật tức là chủ thể của hành vi đó không bị truy cứu
trách nhiệm pháp lý. Lỗi được thể hiện dưới hình thức cố ý và vô ý. Lỗi trong
hành vi trên là lỗi cố ý trực tiếp.
- Động cơ là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Mục đích là kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi
phạm.
* Chủ thể:
Đó là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật, chủ thể của vi
phạm pháp luật phải là người có năng lực hành vi.
Chủ thể của hành vi vi phạm trên là người điều khiển xe ô tô BKS 36A
-090.48.
Như vậy vi phạm pháp luật là sự thống nhất của 4 yếu tố. Nhưng trong
nhiều trường hợp chỉ cần xác định 3 dấu hiệu: hành vi, tính chất trái pháp luật

[4]



và có lỗi của hành vi là có đủ căn cứ để khẳng định có vi phạm pháp luật xảy
ra, nghĩa là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý.
2. Xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật áp dụng với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính được quy định tại chương II của Luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 từ điều 38 đến điều 54. Theo đó có rất nhiều chủ thể tham gia
vào việc xử phạt hành chính như: UBND các cấp, Công an Nhân dân, Tòa án
Nhân dân, Quản lý thị trường, Thanh tra,……Liên quan đến lĩnh vực giao thông
đường bộ, đường sắt cũng có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau và được
quy định chi tiết tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Các căn cứ để xác định thẩm quyền xử phạt là:
+ Khoản 4 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổng cục trưởng
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục
Quản lý đất đai, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán
Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng
cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt
Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng
Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật
an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục
trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt

nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục
Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng
[5]


nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông
thôn, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối,
Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến
điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản,
Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục
trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục
trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được
Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28
của Luật này.”
+ Điểm a Khoản 5 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt quy định như
sau:
“5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi
phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng
xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải
trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có

hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công
trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt
động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành

[6]


vi vi phạm khác quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như
sau:
a) Điểm đ Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm d, Điểm đ, Điểm e
Khoản 3; Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a
Khoản 6; Điểm c Khoản 7; Điểm b Khoản 8; Điểm a, Điểm b Khoản 9 Điều 5;
…..”
Như đã phân tích ở mục 1 thì hành vi của gia đình trên đã vi phạm vào
điểm c Khoản 7 Điều 5 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Đối chiếu với hai quy
định trên thì thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về một trong hai chủ thể sau đây:
+ Thanh tra giao thông vận tải;
+ Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.
3. Thủ tục xử phạt trong các trường hợp trên
Thủ tục xử phạt trong tình huống trên sẽ được tiến hành qua các bước sau
đây:
Bước 1: Chào hỏi
- Nếu đang có mặt tại nơi xảy ra vi phạm thì CSGT phải có thái độ kính
trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực đối với người vi phạm. Vì thế họ thực hiện
chào người vi phạm theo đúng hiệu lệnh Công an nhân dân;
- Trong trường hợp xử lý “phạt nguội” thì sẽ không có bước chào hỏi.
Bước 2: Kiểm tra giấy tờ và thông báo lỗi
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA.
Trường hợp xử lý “phạt nguội” thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ ra

thông báo mời người vi phạm đến cơ quan để thông báo vi phạm và tiến hành xử
lý vi phạm.
Bước 3: Xử lý vi phạm
Theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và điều 76
Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì:
- Sau khi người vi phạm nhận được thông báo và đến cơ quan để tiến hành
xử lý vi phạm thì người có thẩm quyền sẽ yêu cầu người vi phạm viết bản
tường trình và lập biên bản về hành vi vi phạm.
[7]


- Biên bản vi phạm phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ,
tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm
hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi
phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm
việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi
phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại
hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ;
quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại
diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
- Biên bản vi phạm hành chính sẽ được lập thành ít nhất 02 bản, phải được
người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường
hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người
bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản;
trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này
phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm,
người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký
thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm

quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản
phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.2
- Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính được quy định
tại điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 10 Nghị định
81/2013/NĐ-CP.
Bước 4: Ra Quyết định xử phạt
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm phải ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm.
- Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp
giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại
/>2

[8]


khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời
hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.... 3
Bước 5: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Người vi phạm bị xử lý phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi
hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó....4
4. Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế các hành vi vi phạm trên
đường cao tốc
Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1-8-2016 đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành của
người tham gia giao thông nhờ tăng mức xử phạt. 5 Tuy nhiên, sau một thời gian
triển khai, Nghị định cũng bộc lộ nhiều khó khăn trong công tác xử phạt của lực
lượng có thẩm quyền, nhiều hành vi vi phạm cần tăng nặng xử phạt để đủ sức

răn đe trong đó có hành vi dừng đỗ xe trái phép trên cao tốc.
Vì vậy, để có thể giảm thiểu và tiến tới chấm dứt các hành vi dừng đỗ trái
phép trên đường cao tốc thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Một là, ở góc độ quản lý nhà nước, ngoài tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
có hệ thống camera giám sát đã khá hoàn chỉnh, các tuyến còn lại hệ thống
camera còn “xôi đỗ”. Bên cạnh đó, nhân viên tuần đường của các đơn vị quản lý
cao tốc tuy có đi tuần lưu nhưng không thường xuyên.6 Vì vậy các đơn vị quản
lý đường cao tốc cần hoàn thiện việc lắp đặt camera ở các đoạn đường, nút giao
hay xảy ra hành vi vi phạm để tiến hành việc “phạt nguội”các hành vi vi phạm.
Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng cần tăng cường tuần tra, kiểm soát xử phạt
và phải xử phạt nghiêm minh mọi hành vi vi phạm.
3 Điều 66 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012;
4 Điều 73 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012;
5 />
cao-toc160coi-thuong-phap-luat-hay-muon-noi-danh;
6 />[9]


Hai là, mức xử phạt hiện nay trên đường cao tốc vẫn còn khá nhẹ, đối với
các hành vi đi lùi hay đi ngược chiều trên cao tốc, trong lần sửa đổi các văn bản
quy phạm pháp luật tới đây, cần xem xét việc tăng nặng mức xử phạt đối với các
hành vi này. Nhất là đối với doanh nghiệp vận tải cần xử nghiêm hành vi dừng
đỗ cả đối với lái xe và chủ xe. Sau khi lực lượng CSGT xử phạt cần thông báo
cho các cơ quan quản lý để tiếp tục có hình thức xử lý khác như thu hồi phù
hiệu, giấy phép và việc xử phạt cần công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Ba là, một trong những nguyên nhân khiến văn hóa tham gia giao thông
trên đường cao tốc của nhiều chủ phương tiện rất kém xuất phát từ công tác đào
tạo, cấp GPLX, các quy tắc tham gia giao thông trên đường cao tốc chưa được
chú trọng. Vì vậy, thời gian tới cần siết chặt công tác đào tạo lái xe, tăng thời

lượng đào tạo hiểu biết các kỹ năng, nguyên tắc tham gia giao thông trên đường
cao tốc để việc lưu thông được an toàn.
Bốn là, để giao thông cao tốc an toàn, bên cạnh việc hoàn chỉnh về hạ tầng,
hệ thống camera giám sát đồng bộ thì ý thức người tham gia giao thông cần có
sự khác biệt. Để làm được việc này cần tăng thêm thời lượng đào tạo các kiến
thức về lưu thông trên đường cao tốc.

7

Ngoài ra, cần tăng cường và nâng cao

chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông trên cao tốc đển
các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức
Năm là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật xử lý hành chính trong
lĩnh vực vi phạm an toàn giao thông trên cao tốc chưa đầy đủ và hoàn thiện, các
chế tài chưa đủ mạnh để tác động đến ý thức của người tham gia giao thông.
- Cần sửa lại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh theo hướng xử
phạt sát thực tế hơn.
- Cùng đó, phải khẩn trương sắp xếp, chấn chỉnh lại đội ngũ những người
thực hiện giám sát, tuần tra kiểm soát như CSGT, làm sao phải bảo đảm được về
phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và đồng bộ;
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
7 />
thong-tren-cao-toc-64369.aspx.
[10]


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2015;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2017;
3. Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012;
4. Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt;
5. Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức,
nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông;
6. Các link đã truy cập:
- />- />-

/>
toc.aspx.;
-

/>
giam-sat-xu-ly-vi-pham-giao-thong-tren-cao-toc-64369.aspx.

[11]


MỤC LỤC
BÀI TẬP SỐ 6.......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. Xác định vi phạm hành chính và phân tích cấu thành vi phạm hành chính
trong trường hợp trên............................................................................................2
1.1. Xác định vi phạm hành chính.........................................................................2
1.2. Phân tích cấu thành vi phạm hành chính........................................................3
2. Xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt............................................................................5
3. Thủ tục xử phạt trong các trường hợp trên.........................................................................7
4. Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế các hành vi vi phạm trên đường
cao tốc......................................................................................................................................................9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[12]



×