Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự có diễn biến gia tăng ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.58 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN:
MÃ SỐ SINH VIÊN:

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự có diễn biến gia tăng ở địa
phương. Biện pháp ngăn chặn và khắc phục

MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
CƠ SỞ THỰC TẬP: Phòng PC02 Công an tỉnh Quảng Ninh

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập
tại cơ quan tiếp nhận thực tập. Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ
tin cậy.

Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
thực tập

Tác giả báo cáo thực tập
(Ký và ghi rõ họ, tên)


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Tình hình tội phạm là nội dung quan trọng của tội phạm học bởi vì nghiên cứu về
tình hình tội phạm là cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phòng ngừa nhằm kiểm
soát tội phạm. dựa trên những đặc trưng của tình hình tội phạm, qua các thông số về
thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình
hình tội phạm, tính chất của tình tình tôi phạm để từ đó có biện pháp phòng ngừa
tương ứng, ngăn chặn kịp thời sự gia tăng tỉ lệ tội phạm, kiểm soát tội phạm có hiệu
quả. Việc nghiên cứu của tình hình tội phạm giúp chúng ta hiểu được về “ bức tranh
toàn cảnh” về tội phạm( hay nhóm tội phạm, một tội nào đó) trong một không gian
thời gian nhất định. Với tính chất quan trọng như vậy, tình hình tội phạm đã trở thành
đề tài lớn được nhiều nhà nghiên cứu tội phạm học quan tâm
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa cấp bách về lý luận, thực tiễn của vấn đề này, em xin
chọn đề tài với nội dung: “Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự có
diễn biến gia tăng ở địa phương. Biện pháp ngăn chặn và khắc phục. (Nơi thực tập:
Phòng PC02 Công an tỉnh Quảng Ninh)” làm báo cáo thực tập.


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH
VỰC HÌNH SỰ
1. Khái quát chung về vi phạm pháp luật
1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và làm mất ổn
định xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp, chính
đáng của cá nhân, tổ chức, xã hội..
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, cólỗi do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Là một hiện tượng xã hội, vi phạm pháp luật có dấu hiệu cơ bản sau:
* Dấu hiệu hành vi: Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người (ý nghĩ
của con người dù đen tối, tiêu cực nhưng chưa thể hiện thành thao tác, cử chỉ thì

không phải là vi phạm pháp luật. Những hiện tượng tự nhiên dù gây thiệt hại thế nào
cũng không phải là vi phạm pháp luật)
* Dấu hiệu trái pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại
tới các qhxã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ
- Một hành vi được coi là trái pháp luật khi nó không phù hợp với các quy định
của pháp luật, xâm hại tới…Thông thường, một người không phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về hành vi của mình nếu hành vi đó chưa được pháp luật quy định =>
sự quy định trước của pháp luật là cơ sở pháp lý để xác định tính trái pháp luật trong1
hành vi cụ thể
- Hành vi của con người có thể được các quy phạm xã hội khác nhau cùng điều
chỉnh
* Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý: Vi phạm pháp luật là hành vi của chủ
thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
- Một người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lý khi họ có khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, đồng thời đạt đến độ tuổi do pháp luật
quy định.
Hành vi do người không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện dù có trái
pháp luật cũng không phải là vi phạm pháp luật
* Dấu hiệu lỗi: Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể
– Lỗi: điều sai sót, không nên, không phải trong xử sự, hành động. Trong KH
pháp lý, lỗi là trạng thái tâm lýphản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi
trái pháp luật của họ và hậu quả của hành vi đó.


– Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật có kết quả
của sự tự lựa chọn. Một hành vi dù trái pháp luật nhưng trong trường hợp chủ thể
không có sự lựa chọn nào khác thì người đó không có lỗi và không có vi phạm pháp
luật
Tóm lại, một hiện tượng cụ thể chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi chứa đựng
đầy đủ các dấu hiệu này. Chỉ những hành vi trái pháp luật của người có năng lực trách

nhiệm pháp luật ý thực hiện trong trường hợp có lỗi mới bị coi là vi phạm pháp luật
1.2. Cấu thành vi phạm pháp luật
Cấu thành vi phạm pháp luật là toàn bộ những yếu tố, những bộ phận làm thành
một vi phạm pháp luật cụ thể, bao gồm mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan
và khách thể
1.2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Là những biểu hiện ra bên ngoài TGKQ của vi phạm pháp luật
– Khoa học pháp lý phân biệt 2 hình thức biểu hiện của hành vi trái pháp luật là
hành đông và không hành động (hành động: chủ thể có hành vi bị pháp luật cấm;
không hành động: chủ thể không thực hiện sự bắt buộc của pháp luật).
– Sự thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội được gọi là hậu quả của
vi phạm pháp luật. Biểu hiện: sự biến đổi tình trạng bình thường của các quan hệ xã
hội bị xâm hại, có thể là thiệt hại cụ thể như tài sản, tính mạng hoặc trừu tượng như
nhân phẩm, danh dự. Thiệt hại cho xã hội là cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã
hội của vi phạm pháp luật
– Giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nó gây ra có mqh nhân quả.
1.2.2. Chủ thể của vi phạm pháp luật
Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật
– Cá nhân: con người cụ thể, năng lực trách nhiệm pháp lý xác định trên cơ sở
tuổi, khả năng nhận thức
– Tổ chức: nhóm người có liên kết chặt chẽ, thành lập hoạt động nhằm đạt mục
tiêu nhất định
Phân biệt: Tổ chức là chủ thể vi phạm pháp luật phải là tổ chức hợp pháp khác
hoàn toàn với vi phạm pháp luật có tổ chức: một nhóm người liên kết với nhau cùng vi
phạm pháp luật, sự tồn tại của họ là bất hợp pháp1
1 ngày truy cập 18/7/2019.


1.2.3. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, gồm
các yếu tố: Lỗi; Động cơ; Mục đích vi phạm pháp luật.
a) Lỗi: Là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và
đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố
ý hoặc vô ý.
- Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý.
- Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
+ Cố ý trực tiếp: Là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, nhận
thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và
mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
+ Cố ý gián tiếp: Là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật
nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi
đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả; và vô ý vì quá tự tin.
+ Vô ý vì cẩu thả: Là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội
nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó,
mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
+ Vô ý vì quá tự tin: Là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy
ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm
cho xã hội.
b) Động cơ vi phạm pháp luật: Là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể
thực hiện hành vi trái pháp luật.


c) Mục đích vi phạm pháp luật: Là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng
mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
b) Động cơ vi phạm: Là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi
vi phạm pháp luật
Phân biệt : Động cơ hành vi nói chung và động cơ vi phạm pháp luật

- Theo tâm lý học, hành vi của con người trong trạng thái tâm lý bt được thúc đẩy
bởi động cơ nào đó do nhu cầu, xúc cảm, tình cảm và sự tác động của TG bên ngoài
- Vi phạm pháp luật chỉ có yếu tố động cơ khi và chỉ khi người vi phạm nhận
thức được hành vi của họ là vi phạm pháp luật. Do đó chỉ có những vi phạm có lỗi cố
ý ms có yếu tố động cơ
c) Mục đích vi phạm: Là kết quả trong ý thức mà chủ thể vi phạm pháp luật đặt
ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. => chỉ những vi
phạm pháp luật với lỗi cố ý trực tiếpms có yếu tố mục đích
Phân biệt :
+ Mục đích của vi phạm pháp luật và mục đích của hành vi nói chung
+ Mục đích của vi phạm pháp luật là kết quả trong ý thức. Hậu quả của vi phạm
pháp luật: Kết quả thực tế
d) Khách thể vi phạm pháp luật: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
nhưng vị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
– Một hành vi vi phạm pháp luật có thể xâm phạm đồng thời một hoặc nhiều qhệ
xã hội hay một hành vi vi phạm có thể có nhiều khách thể, các khách thể có tầm quan
trọng khác nhau trong đời sống xã hội. Tính chất của khách thể là cơ sở để đánh giá
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật
Phân biệt : Khách thể vi phạm pháp luật và đối tượng của vi phạm pháp luật. Đối
tượng của vi phạm pháp luật: là những sự vật hiện tượng cụ thể mà khi tác động lên
nó, người vi phạm gây thiệt hại cho các qhệ xã hội được pháp luật bảo vệ (xâm hại các
qh xã hội, vi phạm pháp luật tác động đến từng bộ phận cấu thành nên quan hệ xã hội
đó thì bộ phận đó là đối tượng vi phạm pháp luật)
1.3. Phân loại vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các
tiêu chí phân loại khác nhau.


Khoa học pháp lý Việt Nam chủ yếu phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật được

chia thành các loại như sau:
Vi phạm pháp luật hình sự (gọi là tội phạm)
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh,trật tự xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành
chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh,trật tự xã hội nhưng chưa
đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử
lý hành chính.
Vi phạm dân sự
Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự
xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.
Vi phạm kỷ luật
Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong
nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động được đề ra trong
nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
2. Khái quát về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự (sau đây gọi là tội
phạm)
2.1. Khái niệm tội phạm


Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
Khái niệm tội phạm luôn là vấn đề trung tâm của pháp luật hình sự. Trong lịch

sử, có những quan niệm khác nhau về khái niệm tội phạm. Việc đưa ra khái niệm này
có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt hành vi nào là tội phạm hành vi nào không
phải là tội phạm.2
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã đưa ra
khái niệm tội phạm như sau:
"1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh,trật tự xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho
xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp
khác."
Thứ nhất, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Có thể nói đây là dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm. Bởi vì tội phạm trước
hết phải là hành vi, không có hành vi thì không có tội phạm. Đối với luật hình sự Việt
Nam không truy cứu trách nhiệm đối với những âm mưu, ý nghĩ, dự định chưa được
thể hiện ra thế giới bên ngoài bằng hành vi.Đồng thời tội phạm phải là hành vi nguy
hiểm đáng kể cho xã hội thể hiện ở mặt đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho xã hội.Thiệt
hại ở đây có thể là thiệt hại về vật chất, tinh thần, thể chất hoặc những thiệt hại khác
mà hành vi gây ra cho xã hội.
Thứ hai, hành vi của tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện
Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của tội phạm. Năng lực trách nhiệm hình sự
là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.Một hành vi được coi là tội
phạm khi hành vi đó do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và đạt độ tuổi
nhất định do luật định. Như vậy người thực hiện hành vi dù có nguy hiểm đáng kể cho
xã hội nhưng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện Như người bị tâm thần

2 />
ngày truy cập 18/7/2019


hoặc mất khả năng nhận thức thì không phải là tội phạm và không phải chịu trách
nhiệm hình sự.3
Thứ ba, hành vi của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự có nghĩa là tội
phạm phải được quy định trong Bộ luật hình sự.
Đây còn được gọi là dấu hiệu hình thức của tội phạm. Theo quy định tại điều 2
Bộ luật Hình sự năm 2015 thì chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy
định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này nhằm bảo đảm cho đường lối
đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất, bảo đảm cho quyền chính đáng của
công dân tránh sự tùy tiện nghi phạm từ các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, tội phạm phải chịu hình phạt.
Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng bị áp dụng một hình phạt đã được quy
định trong Bộ luật hình sự.
Một người thực hiện các hành vi có đủ 4 dấu hiệu trên thì được coi là tội phạm.
2.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm 04 yếu tố sau: mặt khách quan, mặt chủ
quan, chủ thể, khách thể.
(i) Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn
tại bên ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm
gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội: tính trái pháp luật của hành vi; hậu quả
nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm;
ngoài ra còn có các dâu hiệu khác nhau như: phương tiện, công cụ, phương pháp thủ
đoạn, thời gian, địa điểm, thực hiện tội phạm.
(ii) Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao
gồm: lỗi, mục đích, và động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều phải

được thực hiện bởi hành vi có lỗi. Theo quy định của pháp luật, có hai loại lỗi: lỗi cố ý
và lỗi vô ý phạm tội.
Cố ý phạm tội là tội phạm được thực hiện một trong các trường hợp sau:
+Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp);
+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi có ý gián tiếp).
Vô ý phạm tội là phạm tội một trong các trường hợp sau:
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự, tập 1, Nxb. Công an Nhân dân, Hà

Nội, tr.76.


+ Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
(vô ý do quá tự tin);
+ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (vô ý do cẩu
thả).
Động cơ phạm tội là cái thôi thúc tội phạm thực hiện hành vi phạm tội để đạt
được mục đích của mình.
(iii) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại. Theo hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam những quan hệ đó là: quan hệ về
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, nền
văn hoá, quốc phòng, an ninh,trật tự xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
quyền con người các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. . . những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
(iv) Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội được luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi theo quy định của luật hình sự.
Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của người phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12
Bội luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi
trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm trừ những tội phạm Bộ luật
Hình sự có quy định khác; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178,
248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật
Hình sự.
Như vậy, một hành vi được coi là tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố trên.
Khi đã được coi là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình
theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH


1. Khái quát chung về Công an tỉnh Quảng Ninh
1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh
1.1.1.Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào
núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển
khúc khuỷu nhiều cửa sông.
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106 o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ
20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195km. Bề
dọc từ bắc xuống nam khoảng 102km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ
Toòng, xã Hoành Mô, tỉnh Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc

Vừng, tỉnh Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã
Nguyễn Huệ, TX Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã
Trà Cổ, TP Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các tỉnh



×