Tải bản đầy đủ (.doc) (256 trang)

Lịch sự trong thư yêu cầu và hồi đáp yêu cầu của giao dịch thương mại đối chiếu tiếng anh của người anh mỹ và tiếng anh của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 256 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Phạm Thị Hương Giang

LỊCH SỰ TRONG THƯ YÊU CẦU VÀ HỒI ĐÁP
YÊU CẦU CỦA GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI: ĐỐI CHIẾU
TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI ANH/ MỸ VÀ TIẾNG ANH
CỦA NGƯỜI VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

HÀ NỘI-năm 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Phạm Thị Hương Giang

LỊCH SỰ TRONG THƯ YÊU CẦU VÀ HỒI ĐÁP
YÊU CẦU CỦA GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI: ĐỐI CHIẾU
TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI ANH/ MỸ VÀ TIẾNG ANH
CỦA NGƯỜI VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu


Mã số: 92 22 20 24

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương

HÀ NỘI-năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án “Lịch sự trong thư yêu cầu và hồi đáp yêu cầu của
giao dịch thương mại: đối chiếu tiếng Anh của người Anh/ Mỹ và tiếng Anh của
người Việt” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận án là trung thực, do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực,
khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận án
Phạm Thị Hương Giang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án............................................................6
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án...............................................6
7. Bố cục của luận án............................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN.......................................................................................8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.....................................................................8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự...........................................................8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thư tín thương mại....................................... 15
1.2. Cơ sở lý luận................................................................................................ 19
1.2.1. Cặp thoại thư yêu cầu và thư hồi đáp yêu cầu..................................... 19
1.2.2. Lý thuyết hành động ngôn từ.............................................................. 21
1.2.3. Lý thuyết lịch sự................................................................................. 27
1.2.4. Một số khái niệm liên quan đến thư tín thương mại............................43
1.2.5. Lý thuyết phân tích thể loại................................................................ 44
1.2.6. Về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu.................................................... 51
Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 53
CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU LỊCH SỰ TRONG THƯ YÊU CẦU BẰNG
TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI ANH/MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT TRONG GIAO
DỊCH THƯƠNG MẠI...................................................................................... 55
2.1. Các số liệu chung về thư yêu cầu................................................................. 55
2.2. Đối chiếu tính lịch sự được thể hiện theo các phần của thư yêu cầu............59
2.2.1. Đối chiếu lịch sự trong phần “Chuẩn bị cho việc yêu cầu”.................62


2.2.2. Đối chiếu lịch sự trong phần “Yêu cầu”............................................. 73
2.2.3. Đối chiếu lịch sự trong phần “Cảm ơn và liên hệ”.............................. 97
Tiểu kết chương 2..............................................................................................102
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIỀU LỊCH SỰ TRONG THƯ HỒI ĐÁP TỪ CHỐI
BẰNG TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI ANH/MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT TRONG
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI.........................................................................106

3.1. Các số liệu chung về thư từ chối................................................................106
3.2. Đối chiếu tính lịch sự được thể hiện theo các phần của thư từ chối............110
3.2.1. Đối chiếu lịch sự trong phần “Chuẩn bị cho việc từ chối”................114
3.2.2. Đối chiếu lịch sự trong phần “Từ chối”............................................121
3.2.3. Đối chiếu lịch sự trong phần “Bù đắp”.............................................137
Tiểu kết chương 3..............................................................................................145
KẾT LUẬN......................................................................................................148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................153
PHỤ LỤC


BẢNG VIẾT TẮT
CLLS

chiến lược lịch sự

ĐDTD

đe dọa thể diện

HĐNT

hành động ngôn từ

HĐĐDTD

hành động đe dọa thể diện

LS


lịch sự

M(ove)

phần (trong thư)

PTRĐ

phương tiện rào đón

SL

số lượng

S(tep)

bước (trong thư)

TB

trung bình

TTTM

thư tín thương mại

Thư AM

thư tiếng Anh do người Anh/ Mỹ viết


Thư AV

thư tiếng Anh do người Việt Nam viết

TcA

thư từ chối do người Anh/ Mỹ viết

TcV

thư từ chối do người Việt Nam viết

YcA

thư yêu cầu do người Anh/ Mỹ viết

YcV

thư yêu cầu do người Việt Nam viết


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mô hình lịch sự của Brown & Levinson [67,69]............................................... 32
Bảng 1.2. Một số đặc điểm của văn hóa ít phụ thuộc văn cảnh và văn hóa phụ thuộc
nhiều văn cảnh............................................................................................................... 41
Bảng 1.3. Một số đặc điểm của văn hóa thiên về cá nhân và văn hóa thiên về tập thể
................................................................................................................................ 42
Bảng 2.1: Các bước thường có trong thư yêu cầu................................................................. 56
Bảng 2.2: Một mẫu thư yêu cầu.................................................................................................... 56
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các yếu tố lịch sự trong thư yêu cầu........................................ 58

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp về các siêu CLLS được sử dụng trong thư yêu cầu...........58
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các yếu tố lịch sự trong các phần của thư yêu cầu.............60
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp các CLLS được sử dụng trong thư yêu cầu...........................61
Bảng 2.7: Lịch sự thể hiện trong phần “Chuẩn bị cho việc yêu cầu”.............................63
Bảng 2.8: Cách viết câu mở đầu thư yêu cầu.......................................................................... 64
Bảng 2.9: Các nhóm phương tiện rào đón được sử dụng trong thư yêu cầu...............68
Bảng 2.10: Lịch sự thể hiện trong phần “Yêu cầu”.............................................................. 73
Bảng 2.11: Các CLLS được sử dụng trong bước Nêu yêu cầu......................................... 75
Bảng 2.12: Tần suất xuất hiện của các động từ tình thái..................................................... 76
Bảng 2.13. Các kiểu nói vô nhân xưng hóa............................................................................. 86
Bảng 2.14: Tần suất sử dụng đại từ I/ we.................................................................................. 88
Bảng 2.15: Lịch sự thể hiện trong phần “Cảm ơn và liên hệ”.......................................... 98
Bảng 3.1: Các bước thường có trong thư từ chối................................................................. 107
Bảng 3.2: Một mẫu thư từ chối................................................................................................... 107
Bảng 3.3: Số liệu khái quát về các yếu tố lịch sự trong thư từ chối............................. 109
Bảng 3.4: Số liệu về các siêu CLLS được sử dụng trong thư từ chối..........................110
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp các yếu tố lịch sự trong các bước của thư từ chối............112
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các chiến lược lịch sự được sử dụng trong thư từ chối .. 113

Bảng 3.7: Lịch sự thể hiện trong phần Chuẩn bị cho việc từ chối................................ 115
Bảng 3.8: Cách viết câu mở đầu thư từ chối......................................................................... 115
Bảng 3.9: Minh họa về lời từ chối và giải thích trực tiếp và gián tiếp........................121
Bảng 3.10: Tính trực tiếp và gián tiếp trong cách từ chối trong thư từ chối.............122
Bảng 3.11: Lịch sự thể hiện trong phần Từ chối.................................................................. 124


Bảng 3.12: Tần suất sử dụng đại từ I/we................................................................................ 127
Bảng 3.13: Các cấu trúc câu từ chối......................................................................................... 128
Bảng 3.14: Các nhóm PTRĐ được sử dụng trong thư từ chối........................................ 130
Bảng 3.15: Lịch sự thể hiện trong phần “Bù đắp”.............................................................. 138

Bảng 3.16: Các CLLS được sử dụng trong bước Gợi ý phương án thay thế............140
Bảng 3.17: Các CLLS được sử dụng trong bước Xây dựng thiện cảm cuối thư.....142


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay, toàn cầu hoá thương mại
chiếm giữ vị trí hàng đầu. Đi kèm với nó là nhu cầu giao dịch ngày càng tăng và hết
sức đa dạng. Thương mại cũng là một lĩnh vực mà ở đó các chủ thể tham dự, giờ
đây, không bó hẹp trong phạm vi một hay một số quốc gia mà đã vượt qua không
gian chật hẹp đó, tới tầm đa quốc gia, đa dân tộc. Đây cũng chính là nơi thể hiện rõ
ràng nhất sự đa dạng trong văn hoá giao tiếp, ứng xử thông qua hoạt động giao dịch.
Thư tín thương mại là một trong những kênh giao tiếp chủ yếu, có tầm quan trọng
đặc biệt trong giao dịch thương mại. Thư tín thương mại không chỉ cung cấp các
thông tin có giá trị về các vấn đề kinh doanh, chẳng hạn như các giao dịch mua bán,
mà hơn nữa chúng còn có giá trị pháp lý. Tính hiệu quả của một bức thư phụ thuộc
rất nhiều vào kỹ năng viết thư của người viết bởi vì, để thể hiện cùng một nội dung,
nhưng với ngôn từ và cách diễn đạt thông tin khác nhau, người viết có thể tạo cảm
nhận tích cực hoặc tiêu cực ở người nhận, và do vậy bức thư có tác dụng tích cực
hoặc tiêu cực lên việc xây dựng các mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân. Kỹ
năng viết thư một cách lịch sự là một yếu tố quan trọng, có thể được học và áp dụng
để tạo nên tính hiệu quả của một bức thư. Một bức thư đảm bảo được các nguyên
tắc lịch sự có thể mang lại những hiệu quả giao dịch rất lớn, ví dụ có thể tạo ra
khách hàng mới, giữ chân được khách hàng cũ; có thể giúp thu lại những món nợ
khó đòi, hòa giải được những xung đột; có thể củng cố và tạo dựng sự tin cậy, hợp
tác giữa các đối tác.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các chiến lược lịch sự có tầm quan
trọng rất lớn trong việc viết thư tín thương mại; tuy nhiên tại Việt Nam chưa có
nhiều nghiên cứu về thư tín thương mại nói chung, và hơn nữa, việc nghiên cứu về
lịch sự trong thư tín thương mại vẫn còn là một khoảng trống. Đồng thời, chúng tôi

cũng dự đoán có những sự khác biệt trong nhận thức và sử dụng các kỹ năng lịch sự
trong thư tín thương mại giữa người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt. Do đó,
chúng tôi chọn đề tài “Lịch sự trong thư yêu cầu và hồi đáp yêu cầu của giao dịch
thương mại: đối chiếu tiếng Anh của người Anh/ Mỹ và tiếng Anh của người Việt”
cho công trình luận án của mình. Luận án của chúng tôi đi sâu tìm hiểu các chiến
lược lịch sự, chủ yếu dựa theo lý thuyết lịch sự của Brown & Levinson [67], phân
tích và so sánh việc sử dụng các chiến lược lịch sự trong thư yêu cầu và hồi

1


đáp thư yêu cầu bằng tiếng Anh do người nói tiếng Anh bản ngữ (Anh/Mỹ) và người
Việt viết để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về phong cách thể hiện lịch
sự, văn hóa của hai nhóm đối tượng.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống các quan điểm lý luận về việc viết thư tín thương mại
(TTTM), luận án phân tích và làm sáng rõ các chiến lược lịch sự (CLLS) được sử
dụng trong các phần và các bước của thư tín thương mại yêu cầu và hồi đáp yêu cầu
bằng tiếng Anh do người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt viết. Qua đó, luận án
chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các chiến lược lịch
sự giữa hai nhóm người viết ở hai loại thư này, đồng thời tìm cách luận giải những
điểm tương đồng và khác biệt đó.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
a. Thống kê, phân tích các phần và các bước trong kết cấu của thư yêu cầu và
từ chối bằng tiếng Anh do người Anh/ Mỹ và người Việt viết, và miêu tả các chiến
lược lịch sự được người bản ngữ và người Việt sử dụng trong từng phần và bước
của hai loại thư này;

b. Phân tích, đối chiếu sự giống nhau, khác nhau trong việc sử dụng chiến lược
lịch sự khi viết TTTM yêu cầu và từ chối của người nói tiếng Anh bản ngữ và người
Việt, và tìm cách lý giải những nét tương đồng, khác biệt đó.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là một tập hợp các thư tín thương mại loại
yêu cầu và hồi đáp yêu cầu bằng tiếng Anh do người người Anh/ Mỹ và người Việt
viết. Những thư tín này được thu thập từ các công ty trong quá trình trao đổi liên lạc
và giao dịch thực tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc thể hiện lịch sự trong thư yêu cầu và hồi đáp yêu cầu
của người Anh/Mỹ và người Việt Nam. Có hai loại hồi đáp thư yêu cầu, đó là hồi
đáp tích cực, tức là chấp thuận thực hiện hành động yêu cầu, và hồi đáp tiêu cực,
tức là từ chối thực hiện yêu cầu. Chúng tôi nhận thấy rằng, chỉ trong trường hợp hồi
đáp tiêu cực, do nguy cơ gây mất thể diện cao đối với cả người viết và người nhận,

2


người viết mới thường vận dụng nhiều các chiến lược lịch sự để tránh làm tổn
thương thể diện của người tiếp nhận thông tin từ chối. Do đó, khi nghiên cứu phần
thư hồi đáp đối với thư yêu cầu, chúng tôi chỉ tập trung khai thác mảng thư từ chối
lời yêu cầu. Như vậy, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này tính lịch
sự thể hiện trong TTTM yêu cầu và TTTM từ chối yêu cầu bằng tiếng Anh do người
bản ngữ và người Việt viết.
3.3. Phạm vi ngữ liệu
Luận án sử dụng nguồn ngữ liệu là 100 bức thư yêu cầu do mỗi nhóm quốc tịch
viết (tổng cộng là 200 thư yêu cầu) và 50 bức thư từ chối do mỗi nhóm quốc tịch
viết (tổng cộng là 100 thư từ chối). Các bức thư thuộc các tình huống yêu cầu và từ

chối yêu cầu khác nhau trong giao dịch thương mại giữa các tổ chức, đơn vị, được
viết bằng tiếng Anh bởi các công ty ở Việt Nam và các đối tác tại Anh, Mỹ. Người
thực hiện thu thập nguồn thư này từ các công ty, doanh nghiệp tại Hà Nội và Hải
Phòng, nơi người viết thường xuyên viết thư từ giao dịch bằng tiếng Anh với các
đối tác nước ngoài. Đối với nguồn thư tiếng Anh do người tiếng Anh bản ngữ viết,
chúng tôi thu thập các thư từ được gửi từ các công ty tại Anh và Mỹ trong quá trình
họ giao dịch với các công ty tại Việt Nam. Thời gian thu thập ngữ liệu là từ tháng
6/2017 đến 6/2018, thông qua đầu mối là các cựu sinh viên khoa Ngoại ngữ Kinh tế
của Đại học Kinh tế quốc dân, nơi tác giả công tác, và các bạn học cùng đại học tại
khoa Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội hiện đang làm việc tại các
doanh nghiệp nêu trên. Trong quá trình phân loại, chọn lọc, đối với những thư từ đã
thu thập được từ các công ty của Anh/Mỹ, chúng tôi lưu tâm đến địa chỉ công ty của
người viết thư, thường được tìm thấy trong phần chữ ký tự động ở cuối thư (đối với
thư điện tử) hoặc được trong phần letterhead có chứa các thông tin về doanh nghiệp
(đối với thư trên giấy), nhằm đảm bảo rằng các thư từ này có nguồn gốc tại các công
ty của Anh/Mỹ. Trong số những thư này, chúng tôi xem xét họ và tên của người viết
thư, đối chiếu chúng với danh sách các họ và tên phổ biến của nguời Anh và người
1

Mỹ . Thư của người viết mang họ tên có nguồn gốc từ các quốc gia khác, ví dụ từ
châu Á hay các nước châu Âu khác như Ý, Pháp… không được đưa vào kho ngữ
liệu.

1 /> /> />
3


4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp phân tích văn bản

Phương pháp phân tích văn bản được dùng để phân tích các văn bản thư tín
thương mại, nhằm nhận diện được các chiến lược lịch sự được sử dụng trong các
văn bản này.
2. Phương pháp miêu tả
Sau khi đã thống kê, phân loại các chiến lược lịch sự, chúng tôi vận dụng
phương pháp miêu tả để đi sâu vào phân tích, miêu tả các chiến lược lịch sự được
thể hiện tại các phần và các bước của thư yêu cầu và thư từ chối yêu cầu do người
nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt viết. Phương pháp này giúp cho việc miêu tả
đặc điểm về thể loại và ngôn ngữ văn bản thư tín được sử dụng trong thư yêu cầu và
thư từ chối yêu cầu.
3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh, đối chiếu được áp dụng theo từng phần và bước của thư
yêu cầu và thư từ chối yêu cầu, để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong
việc sử dụng các chiến lược lịch sự giữa người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt
trong thư yêu cầu và thư từ chối yêu cầu.
4. Thủ pháp thống kê phân loại:
Sau khi thu thập được dữ liệu, chúng tôi tiến hành thống kê các chiến lược lịch
sự được sử dụng trong hai loại thư yêu cầu và từ chối bởi hai nhóm quốc tịch. Sau
đó, chúng tôi phân loại dữ liệu thành các nhóm đối tượng phù hợp với từng mục nội
dung nghiên cứu. Tiếp theo, các dữ liệu được nhập liệu và xử lý bởi chương trình
SPSS 16.0, nhằm đảm bảo các kết quả xử lý số liệu có giá trị về mặt thống kê, đủ độ
tin cậy để từ đó tổng hợp nên các số liệu về thực trạng sử dụng các yếu tố lịch sự tại
các phần và các bước của thư yêu cầu và thư từ chối chối dưới dạng bảng hay biểu.
4.2. Các bước tiến hành phân tích dữ liệu
Mục đích chính của nghiên cứu này là đối chiếu việc sử dụng các chiến lược
lịch sự tại các phần và các bước của thư yêu cầu và từ chối yêu cầu bằng tiếng Anh.
Để đạt được mục đích trên, việc phân tích và tổng hợp dữ liệu được tiến hành qua
các bước như sau:
Thứ nhất: nhận diện và phân loại các chiến lược lịch sự trong thư tín thương
mại. Do hệ thống của Brown & Levinson [67] chỉ trình bày các chiến lược lịch sự


4


nói chung, áp dụng cho các tình huống giao tiếp thông thường, nên chúng tôi đã
tham khảo thêm nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ thư tín, từ đó mới nhận diện được
các chiến lược lịch sự được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào.
Chúng tôi đã tạo lập được một bảng tổng hợp danh sách các siêu chiến lược và
chiến lược theo mô hình lịch sự của Brown & Levinson [67], với các phương tiện
ngôn ngữ biểu đạt điển hình cho từng chiến lược lịch sự trong thư tín thương mại.
Thứ hai: nhận diện các câu có chứa các yếu tố lịch sự trong các văn bản thư
tín. Việc đối chiếu ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản thư tín với ngôn ngữ thể
hiện các chiến lược lịch sự ở bảng tổng hợp chiến lược tại bước thứ nhất cho thấy,
không phải câu nào trong các văn bản thư tín cũng chứa các yếu tố lịch sự. Vì thế,
chúng tôi tiến hành đánh số các câu chứa các yếu tố lịch sự tại các văn bản thư tín
theo thứ tự lần lượt để đưa vào nhập liệu. Đồng thời, các mẫu từ vựng và cấu trúc
thể hiện từng chiến lược tại từng loại thư cũng được tập hợp lại để phục vụ cho việc
phân tích sau này.
Thứ ba: nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS 16.0. Chúng tôi tiến hành xây
dựng các biến theo mục đích nghiên cứu. Sở dĩ chúng tôi chọn phần mềm SPSS vì
đây là phần mềm thống kê được sử dụng rộng rãi, giúp cho các nhà nghiên cứu có
thể xử lý các dữ liệu phức tạp trong thời gian ngắn, có độ chính xác cao.
Thứ tư: thống kê và đánh giá. Như được trình bày cụ thể trong phần giới thiệu
về ngôn ngữ học khối liệu (mục 1.2.6), việc xử lý dữ liệu từ khối ngữ liệu thông qua
một phần mềm như SPSS có thể giúp tìm ra các quy luật chung và so sánh được
việc sử dụng các chiến lược lịch sự trong hai khối ngữ liệu do người Anh/Mỹ và
người Việt viết. Tại bước này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích định lượng
để khảo sát tần suất xuất hiện của các chiến lược lịch sự trong mỗi loại văn bản thư
tín và tiếp tục tiến hành xác định phần trăm, tỷ lệ của mỗi loại chiến lược lịch sự để
từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá. Với khối dữ liệu được nhập đầy đủ và chính

xác tại phần mềm này, chúng tôi có thể dễ dàng so sánh được mức độ sử dụng của
các chiến lược lịch sự giữa nhóm người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt, từ đó
thấy được các mức độ thể hiện lịch sự khác nhau tại các phần và các bước của thư
yêu cầu và thư từ chối yêu cầu.
Có thể nói phương pháp phân tích định lượng (phương pháp nghiên cứu chủ
đạo của ngôn ngữ học khối liệu, theo Partington, 2013,tr.8) đã giúp chúng tôi làm rõ
được mức độ sử dụng của các chiến lược lịch sự cao hay thấp rất khác nhau tuỳ

5


thuộc vào chức năng và mức độ đe doạ thể diện của từng phần và từng bước trong
hai loại văn bản thư tín. Bên cạnh đó, từ những số liệu thống kê, chúng tôi có thể
đưa ra những nhận xét, luận giải về những điểm tương đồng và khác biệt trong cách
thể hiện lịch sự trong thư tín giữa hai nền văn hoá (phương pháp định tính). Có thể
nói, phương pháp phân tích định lượng đã giúp cho luận án có được dữ liệu thống
kê có tính chính xác, cụ thể về việc sử dụng các yếu tố lịch sự trong TTTM, để từ đó
có cơ sở đưa ra những luận giải mang tính định tính về sự khác biệt trong văn hoá,
thói quen sử dụng ngôn ngữ trong TTTM loại yêu cầu và hồi đáp từ chối yêu cầu
giữa cộng đồng người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Có thể nói, đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu việc sử dụng các
chiến lược lịch sự trong thư yêu cầu và từ chối yêu cầu bằng tiếng Anh của người
Anh/Mỹ và người Việt. Luận án có một số điểm mới sau đây:
1. Luận án đã xây dựng được mô hình cấu trúc gồm các phần và các bước của thư
yêu cầu và thư từ chối bằng tiếng Anh.
2. Luận án đã miêu tả các chiến lược lịch sự điển hình được sử dụng trong các phần
và các bước của hai loại thư này cùng các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để
hiện thực hóa những chiến lược lịch sự đó.

3. Luận án cũng chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về việc thể hiện lịch sự
trong hai loại thư này giữa người Anh/Mỹ và người Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
- Luận án góp phần khái quát mô hình kết cấu thư tín thể loại yêu cầu và từ chối yêu
cầu bằng tiếng Anh.
- Luận án khái quát một số cấu trúc ngôn ngữ được dùng để diễn đạt các phần và
các bước của thư yêu cầu và từ chối yêu cầu bằng tiếng Anh.
- Luận án cũng chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong việc thể hiện lịch sự
trong thư yêu cầu và từ chối của người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt, đồng
thời chỉ ra một số đặc điểm văn hóa đằng sau những điểm khác biệt đó.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp, nhân viên, giáo
viên và sinh viên, những người quan tâm tới việc viết thư tín thương mại tiếng Anh
để họ hiểu hơn về kết cấu của thư yêu cầu và từ chối và cách viết hai loại thư này

6


một cách lịch sự.
- Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình
nghiên cứu về lịch sự và ngôn ngữ thư tín.
- Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao
nhận thức về tính lịch sự trong thư tín, và phát triển khả năng viết thư tín thương
mại bằng tiếng Anh của người Việt Nam.

7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3
chương được bố cục như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Tại chương này, tình hình nghiên cứu về lịch sự và thư tín trên thế giới và
trong nước được trình bày. Ngoài ra, các khái niệm và lý thuyết tạo cơ sở lý luận
cho đề tài được làm rõ, như thuyết hành động ngôn từ, thuyết phân tích thể loại,
thuyết lịch sự của Brown & Levinson [67], phương pháp đối chiếu, so sánh ngôn
ngữ học, các khái niệm về thư tín thương mại, thư yêu cầu, thư từ chối.
Chương 2: Đối chiếu lịch sự trong thư yêu cầu bằng tiếng Anh của người Anh/Mỹ
và người Việt trong giao dịch thương mại
Tại chương này, luận án làm rõ kết cấu của thư yêu cầu bao gồm các phần và
các bước nhất định. Các CLLS được sử dụng trong thư yêu cầu được miêu tả, phân
tích vai trò trong mỗi phần và mỗi bước, đối chiếu mức độ sử dụng giữa người bản
ngữ và người Việt, từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về việc thể
hiện lịch sự trong thư yêu cầu giữa hai nhóm người viết. Một số luận giải về những
sự khác biệt sẽ được đưa ra dựa trên các đặc điểm văn hóa, xã hội của từng nhóm
người viết.
Chương 3: Đối chiếu lịch sự trong thư hồi đáp từ chối bằng tiếng Anh của người
Anh/Mỹ và người Việt trong giao dịch thương mại
Tương tự chương 2 về thư yêu cầu, chương 3 trình bày kết cấu của thể loại thư
từ chối bao gồm các phần và các bước nhất định. Các CLLS điển hình cho từng
phần và bước được phân tích, miêu tả, đồng thời đối chiếu mức độ sử dụng giữa
người bản ngữ và người Việt, từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về
việc thể hiện lịch sự trong thư từ chối giữa hai nhóm quốc tịch. Đồng thời, luận án
cũng đưa ra một số lý giải từ góc độ văn hóa, xã hội cho những khác biệt này.

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong phần này, chúng tôi tiến hành tổng quan các quan điểm nghiên cứu và tình
hình nghiên cứu về lịch sự và lịch sự trong thư tín thương mại ở trong và ngoài nước.

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự
Có thể thấy, lịch sự là một trong những phạm trù được quan tâm hàng đầu trong
các nghiên cứu về giao tiếp. Lịch sự trong giao tiếp có vai trò thiết yếu trong việc
xây dựng và duy trì các quan hệ xã hội, thậm chí có thể coi là “vấn đề tạo ra trật tự
xã hội, và là một điều kiện tiên quyết của sự hợp tác của con người.” (theo Gumperz
(dẫn trong Brown & Levinson, [67,xiii]). Brown cũng khẳng định, lịch sự là “tiền
đề cho sự hợp tác của con người nói chung”; chính vì thế, lịch sự đã thu hút được
sự quan tâm của các nhà lý thuyết học trong một loạt các ngành khoa học xã hội
[68,326].
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự trên thế giới
Lịch sự có ảnh hưởng rất lớn đến các phát ngôn trong quá trình giao tiếp. Do
lịch sự có tầm quan trọng đặc biệt nên trên thế giới, phần lớn các đề tài về ngữ dụng
học đều đề cập đến các lý thuyết lịch sự. Nhiều hội thảo, tạp chí cũng có những bài
viết và chuyên đề bàn về vấn đề này.
Theo từ điển Oxford English Dictionary, từ “politeness” (lịch sự) bắt nguồn từ
từ “politus” trong tiếng Latin, vốn có nghĩa là “được đánh bóng, hoàn thành, tinh
lọc, trau dồi và thể hiện trạng thái được tinh lọc” (“polished, accomplished, refined,
cultivated, exhibiting a refined state”, dẫn theo Fraser [84]). Trong lịch sử, nhiều
nhà nghiên cứu đã khảo sát vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Sau đây là bốn
quan điểm đáng chú ý về lịch sự được Fraser [83] nêu lên: quan điểm Chuẩn mực xã
hội (social norm view), quan điểm Phương châm hội thoại (conversational-maxim
view), quan điểm Hợp đồng hội thoại (Conversational-contract view), và quan điểm
Giữ thể diện (face-saving view).
Quan điểm Chuẩn mực xã hội
Theo Fraser [83,220], quan điểm Chuẩn mực xã hội, là cái mà hầu hết mọi
người thường nghĩ về lịch sự. Theo quan điểm này, lịch sự có thể hiểu là "cách cư
xử đúng mực". Mỗi xã hội có chuẩn mực riêng (norms) về hành vi xã hội, được quy

định theo từng thời kỳ, bao gồm những quy định cho từng hành động cụ thể, từng

8


sự việc, từng cách suy nghĩ trong những tình huống nhất định. Khi thành viên của
một xã hội ứng xử theo quy chuẩn, hành vi của họ được coi là lịch sự, và ngược lại,
nếu họ có hành vi không tuân theo các chuẩn mực thì hành vi của họ được coi là bất
lịch sự.
Theo Held [99], quan điểm Chuẩn mực xã hội bao gồm hai yếu tố: 1) hành động
có ý thức về địa vị bản thân được thực hiện thông qua sự tôn trọng đối với địa vị xã
hội của người khác, và 2) sự lễ nghi phép tắc thể hiện qua việc tôn trọng lòng tự tôn
của con người (bằng việc tránh cho người khác sự can thiệp không mong muốn hay
những chủ đề tiêu cực), cũng như duy trì không gian riêng tư của người khác (bằng
việc giảm hoặc tránh sự xâm nhập không gian đó). Theo Ide [108], các chuẩn mực
xã hội giúp duy trì việc giao tiếp được suôn sẻ, không có xung đột. Một số nhà
nghiên cứu châu Á khi nghiên cứu về lịch sự đã cho rằng lịch sự là hiện tượng tuân
theo chuẩn mực xã hội (social norms) hơn là mang tính chiến lược (strategic). Gu
[92] cho rằng, người ta không sử dụng lịch sự như là một công cụ để đạt được điều
gì đó, mà họ dùng nó như là cách để tuân theo các chuẩn mực xã hội. Quan điểm
cho rằng lịch sự tuân theo các chuẩn mực xã hội cũng được ủng hộ trong một số
nghiên cứu khác (ví dụ Shih [151], Ide [108]…). Tuy nhiên, Fraser [83,220-221] và
Kasper [113:306] lại cho rằng, lịch sự là một hiện tượng thực tế cần được xem xét
trong một khái niệm rộng hơn là các quy ước về hành vi. Brown & Levinson cũng
cho rằng quan điểm lịch sự dựa vào chuẩn mực chỉ đúng với những nhóm người và
văn hóa cụ thể, chứ không giải thích được cho các văn hóa khác [67,221].
Quan điểm Phương châm hội thoại
Quan điểm Phương châm hội thoại đầu tiên được Grice đưa ra, dựa trên một bộ
quy tắc gọi là Nguyên tắc hợp tác (Cooperative principles) được công bố vào năm
1967, trình bày trong tác phẩm “Logic và hội thoại” xuất bản năm 1975 [91].

Nguyên tắc Hợp tác bao gồm bốn phạm trù là phương châm về lượng, phương
châm về chất, phương châm về sự thích hợp, và phương châm về cách thức.
Levinson [123,101] cho rằng “những phương châm này chỉ rõ người tham gia phải
làm những gì để trò chuyện theo một cách hợp tác, hợp lý, hiệu quả tối đa: họ nên
nói một cách chân thành, phù hợp và rõ ràng, đồng thời cung cấp đủ thông tin”.
Felix-Brasdefer [79] cho rằng Nguyên tắc Hợp tác của Grice là “nền tảng cho các
mô hình lịch sự”. Quan điểm Phương châm hội thoại sau đó được hai học giả
Lakoff và Leech phát triển, tạo nên mô hình lịch sự riêng.
Lakoff là người đầu tiên tạo nên mô hình lịch sự của mình dựa trên các Nguyên

9


tắc hợp tác của Grice. Trong tác phẩm năm 1973 của mình [116], Lakoff cho rằng
mọi người cần tuân theo nguyên tắc nhất định khi nói. Có hai nguyên tắc cơ bản
quyết định năng lực giao tiếp: 1) tính rõ ràng, và 2) tính lịch sự. Quan điểm về lịch
sự của Lakoff nhấn mạnh việc tránh xung đột trong giao tiếp do người tham gia hội
thoại có thể đáp ứng được yêu cầu của nhau bằng cách áp dụng các quy tắc lịch sự.
Tuy nhiên, quan điểm này vấp phải một số phê bình cho rằng “yếu về lý thuyết”
(Fukushima [86,33]). Watts [164,6] cũng chỉ ra rằng “chúng ta không bao giờ biết
nên hiểu chính xác ba mức độ lịch sự đó như thế nào, hoặc … bản thân lịch sự là
gì”. Tương tự, Turner [161] cũng cho rằng Lakoff “đề ra các quy tắc không chính
xác và… cũng không cố gắng khái quát khái niệm về ngữ cảnh”.
Học giả thứ hai phát triển thuyết lịch sự dựa trên Nguyên tắc hợp tác của Grice
là Leech. Thuyết lịch sự của ông được trình bày trong tác phẩm Principles of
pragmatics. ([119,80-81]. Thuyết lịch sự của Leech dựa trên khái niệm “lợi”
(benefit) và “thiệt” (cost) giữa người nói và người nghe trong tình huống giao tiếp.
Sự thay đổi trong mức độ lợi – thiệt sẽ dẫn tới sự thay đổi về mức độ lịch sự trong
lời nói. Theo nguyên tắc này, cần giảm thiểu thiệt hại và tối đa hóa lợi ích cho người
nghe, và ngược lại, giảm thiểu lợi ích và tối đa hóa thiệt hại cho người nói. Leech đã

cụ thể hóa các nguyên tắc hội thoại thành sáu phương châm lịch sự.
Quan điểm của Leech cũng bị chỉ trích là thiếu khái niệm cụ thể về lịch sự
(Watts et al [164,6]). Watts cho rằng quan điểm này “quá mang tính lý thuyết để có
thể áp dụng cho việc sử dụng ngôn ngữ thực tế, và quá trừu tượng để giải thích cho
khái niệm lịch sự thông thường hoặc một số khái niệm phù hợp với lý thuyết chung
về tương tác xã hội” [164,7].
Quan điểm Hợp đồng hội thoại
Quan điểm Hợp đồng hội thoại được Fraser giới thiệu vào năm 1975 [81],
Fraser và Nolen nghiên cứu vào 1981 [82] và sau đó được chính Fraser phát triển
vào năm 1990 [83]. Quan điểm này cho rằng lịch sự được hiểu như là một hợp đồng
trong giao tiếp giữa người nói và người nghe. Người tham gia một cuộc hội thoại
cần biết “một tập hợp ban đầu các quyền và nghĩa vụ" giúp cho người này có thể
trông đợi người kia sẽ thể hiện như thế nào. Các quyền lợi và nghĩa vụ, chẳng hạn
như việc thay phiên nhau trong hội thoại, có thể được đàm phán trong quá trình giao
tiếp hay khi tình huống giao tiếp thay đổi. Người tham gia cần hiểu về “hợp đồng
hội thoại”, và cư xử phù hợp với hợp đồng, nếu không họ sẽ bị coi là thiếu lịch sự.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu không đồng tình với lý thuyết của Fraser khi cho

10


rằng nó không chỉ ra cụ thể khi nào xảy ra sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ (Watts,
[164,xii]).
Quan điểm Giữ thể diện
Quan điểm Giữ thể diện do Penelope Brown và Stephen C. Levinson đưa ra
năm 1978 [66], phát triển năm 1987 [67], có thể được coi là có tầm quan trọng và
ảnh hưởng lớn nhất trong các học thuyết về lịch sự. Thuyết lịch sự của Brown &
Levinson [67] dựa trên khái niệm “thể diện”, tức là hình ảnh bản thân trước công
chúng, mà mỗi người trưởng thành đều muốn khẳng định cho chính mình, bao gồm
hai khía cạnh: thể diện dương tính (positive face) và thể diện âm tính (negative

face). Thể diện dương tính thể hiện mong muốn được người khác tán thưởng và
công nhận, trong khi thể diện âm tính thể hiện mong muốn được tự do hành động
mà không chịu sự áp đặt của người khác. Thuyết này cũng cho rằng mỗi hành động
ngôn từ như yêu cầu, xin lỗi hay chỉ trích, thường ẩn chứa mối đe dọa tới thể diện
của người nói hoặc người nghe, do vậy, các chiến lược lịch sự có thể được sử dụng
để giảm thiểu nguy cơ đối với thể diện. Học thuyết này còn nêu lên một số chiến
lược lịch sự quan trọng, được quyết định bởi sự kết hợp giữa ba yếu tố: khoảng cách
quyền lực giữa người nói và người nghe, khoảng cách xã hội giữa họ, và việc nhìn
nhận mức độ đe dọa thể diện theo từng văn hóa. Dựa trên các yếu tố này, người nói
có thể lựa chọn các chiến lược cụ thể cho các tình huống giao tiếp.
Để có một bức tranh rộng hơn về lịch sự, chúng tôi muốn nêu một ý kiến đáng
chú ý của Watts [165]. Tác giả đã chia lịch sự thành hai loại là lịch sự nhất cấp
(first-order politeness) và lịch sự nhị cấp (second-order politeness). Tác giả viết:
“Chúng tôi gọi lịch sự nhất cấp là những cách khác nhau mà trong đó hành vi lịch
sự được nhận thức và nói ra bởi các thành viên của các nhóm văn hóa xã hội. Nói
cách khác, nó bao gồm các ý niệm phổ thông về lịch sự. Ngược lại, lịch sự nhị cấp
là một cấu trúc lý thuyết, một thuật ngữ trong một lý thuyết về hành vi xã hội và sử
dụng ngôn ngữ.” Theo cách chia của Watts [165], quan điểm “Chuẩn mực xã hội”
phản ánh lịch sự nhất cấp vì nó liên quan đến các chuẩn mực xã hội, những quan
niệm thông thường về lịch sự, được thực hiện trong các tương tác hàng ngày của
con người trong một cộng đồng văn hóa xã hội. Còn các quan điểm “Phương châm
hội thoại” hay “Giữ thể diện” đều phản ánh lịch sự nhị cấp do chúng được xây dựng
để thực hiện các chức năng lịch sự trong tương tác và cung cấp các tiêu chí mà nhờ
đó con người nhận diện và thực hiện được các hành vi lịch sự. Vì vậy, lịch sự nhị
cấp được cho là có tính phổ quát lớn hơn cho nhiều cộng đồng văn hóa, xã hội khác

11


nhau (Watts [165], Felix-Brasdefer [79]). Đây cũng là một ý kiến đáng chú ý, giúp

chúng tôi lý giải lý do chọn mô hình lịch sự được áp dụng trong luận án này.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lịch sự tại Việt Nam
Trong những năm 90 tới nay, nhiều tác giả tại Việt Nam đã có nghiên cứu về vấn
đề lịch sự trong ngôn ngữ. Trong đó, một số tác giả nghiêng về quan điểm lịch sự là
chuẩn mực xã hội, và một số tác giả cho rằng lịch sự là sự kết hợp của chuẩn mực
xã hội và chiến lược cá nhân.
Một số tác giả sau, theo chúng tôi, nghiêng về việc quan niệm lịch sự là chuẩn
mực xã hội.
Đỗ Hữu Châu [3] cho rằng: lịch sự là một hiện tượng có tính phổ quát đối với
mọi xã hội trong mọi lĩnh vực tương tác. Tác giả đã dành một phần không nhỏ trong
tác phẩm “Đại cương ngôn ngữ học” (tập 2, xuất bản lần đầu năm 1993) để bàn về
nguyên tắc Hợp tác của Grice, các thuyết lịch sự của Lakoff [116], Leech [119],
Brown & Levinson Brown [67]. Theo ông, việc cho rằng lịch sự là một hiện tượng
có tính phổ quát không có nghĩa là các siêu chiến lược và các chiến lược, các quy
tắc lịch sự của ba tác giả (Leech, Lakoff, Brown & Levinson) khảo sát đều đúng cho
mọi dân tộc. Lịch sự trước hết là vấn đề văn hóa, là mang tính đặc thù của từng nền
văn hóa. Xã hội nào cũng phải lịch sự, có điều cái gì là lịch sự, đến mức độ nào là
lịch sự, biểu hiện thế nào là lịch sự lại bị quy định bởi riêng từng nền văn hóa một
[3,281].
Trần Ngọc Thêm [44] cho rằng trong tiếng Việt, lịch sự gắn với nghi thức lời
nói, nghĩa là lịch sự gắn với chuẩn mực xã hội mà ít gắn với chiến lược cá nhân
trong tương tác. Tác giả chỉ ra trong tiếng Việt, hành động lời nói thể hiện lịch sự
trong các lĩnh vực rất đa dạng; ví dụ để nói một lời xin lỗi, người Việt có thể sử
dụng nhiều cách linh hoạt khác nhau, thay vì một cách bao quát có thể dùng cho
mọi trường hợp như người phương Tây [44,315].
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Dụng học Việt ngữ” [15] khẳng định có thể coi
lịch sự như là một chuẩn mực xã hội; tác giả viết : "Các nhà văn hoá thuộc nhiều
dân tộc khác nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi xã hội có lễ độ hay là phép xã
giao trong hành vi văn hoá" [16,100]. Theo quan điểm này, tác giả nêu khái niệm về
lịch sự: “Người ta có thể quan niệm lịch sự là những nguyên tắc chung trong tương

tác xã hội của mỗi nền văn hóa. Những nguyên tắc đó có thể bao gồm sự tế nhị, sự
khoan dung, sự khiêm tốn, sự cảm thông đối với người khác” [15,102]. Ông cho
rằng trong giao tiếp, các tham thoại nói chung đều biết những chuẩn mực và

12


những nguyên tắc như thế. Ngoài ra, Nguyễn Thiện Giáp cũng nêu lên một kiểu lịch
sự nữa gắn liền với thể diện: “... trong giao tiếp còn một kiểu lịch sự nữa được thực
hiện. Để miêu tả kiểu lịch sự này cần biết khái niệm thể diện (face)” [15,104]. Tuy
không nêu tên Brown & Levinson, song trên thực tế ông đã mô tả chiến lược lịch sự
theo mô hình của hai tác giả này.
Theo quan sát của chúng tôi, một số tác giả sau nghiêng về quan điểm lịch sự là
sự kết hợp của chuẩn mực xã hội và chiến lược cá nhân.
Tác giả Nguyễn Đức Dân trong tác phẩm “Ngữ dụng học” đã phân tích nguyên
tắc hợp tác của Grice trong hội thoại [5,130-138]. Tác giả cũng đề cập đến các
nguyên lý lịch sự tiêu biểu trên thế giới như của Lakoff, Fraser, trong đó ông bàn
luận nhiều hơn tới thuyết lịch sự dựa trên “tổn thất” và “lợi ích” của Leech và quan
điểm giữ thể diện trong lý thuyết của Brown & Levinson [5,142-151]. Ông nêu
những vấn đề chưa thỏa đáng trong lý thuyết của Leech. Trong các phương châm do
Leech nêu ra, Nguyễn Đức Dân nêu rõ người Việt Nam rất coi trọng phương châm
khéo léo, tế nhị trong giao tiếp. Ngoài ra, tác giả cũng giải thích khá kỹ quan niệm
lịch sự dựa trên việc giữ thể diện của Brown & Levinson, các khái niệm thể diện,
hành vi đe dọa thể diện, một số ví dụ cho các phép lịch sự dương tính và phép lịch
sự âm tính.
Tác giả Vũ Thị Thanh Hương có nhiều bài viết và nghiên cứu tìm hiểu về lịch
sự trong tiếng Việt [24], [25], [26], [27], [28]. Trong luận án tiến sỹ của mình “Lịch
sự trong tiếng Việt hiện đại: Phân tích ngôn ngữ học xã hội một cộng đồng ngôn từ
Hà Nội”, tác giả nêu một mô hình lịch sự trong tiếng Việt gồm các yếu tố: lễ phép,
tế nhị, đúng mực, khéo léo [24,148]. Theo tác giả, lời nói có thể phân thành hai loại

lịch sự là lịch sự lễ độ và lịch sự chiến lược. Lịch sự lễ độ được sử dụng trong các
mối quan hệ xã hội mà ở đó cần thể hiện sự kính trọng đối với vị thế, còn lịch sự
chiến lược lại được chú ý đến trong các hành vi nói nhất định, phục vụ cho những
mục đích giao tiếp tức thì. Như vậy, theo Vũ Thị Thanh Hương, khái niệm “lịch sự”
trong tiếng Việt bao hàm cả hai bình diện: lịch sự chiến lược kiểu phương Tây và
lịch sự chuẩn mực kiểu Trung Quốc. Lịch sự chiến lược là cách ứng xử ngôn ngữ
khéo léo, tế nhị, nhằm tránh xúc phạm hay áp đặt, làm tăng sự vừa lòng đối với
người đối thoại để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Lịch sự chuẩn mực là cách
ứng xử ngôn từ phù hợp với những chuẩn mực giao tiếp xã hội thể hiện sự tôn trọng
về thứ bậc cạnh tranh, tôn ti, địa vị, tuổi tác, giới tính… của người đối thoại.
Tác giả Nguyễn Quang trong tác phẩm “Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và

13


giao văn hóa” [42] đã sử dụng khung lịch sự của Brown & Levinson để phân tích về
lịch sự, trong đó nêu cụ thể các phương tiện ngôn ngữ biểu đạt các chiến lược lịch
sự trong tiếng Anh và tiếng Việt trong tác phẩm của mình.
Nguyễn Văn Hiệp [20,234] cho rằng mỗi người nói, trước khi thực hiện hành
động giao tiếp với người khác, đều phải đánh giá mối tương quan về vị thế xã hội,
tuổi tác, mức độ thân sơ giữa mình và đối tượng giao tiếp. Kiểu thông tin này phản
ánh những chuẩn mực xã hội, theo đó các bên giao tiếp có quyền đòi hỏi đối tác của
mình có những ứng xử thích hợp, thể hiện qua việc lựa chọn ngôn từ dùng trong
giao tiếp. Đây là một đặc tính phổ quát, có thể được thấy trong mọi ngôn ngữ. Và
đối với một cộng đồng có lịch sử hình thành và phát triển gắn với những chuẩn mực
chính trị, đạo đức và thẩm mĩ phương Đông như Việt Nam thì những quy tắc ứng xử
ngôn từ này càng có vai trò quan trọng, như có thể thấy trong câu cửa miệng mà cha
ông chúng ta thường dùng để răn dạy con cháu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Nếu phá vỡ những chuẩn mực này, việc giao tiếp có thể thất bại hoặc làm nảy sinh
những hậu quả đáng tiếc.

Nguyễn Văn Khang trong cuốn “Ngôn ngữ học xã hội” [30] khẳng định: Nếu
nhìn từ mối quan hệ tương tác giữa cá nhân và cộng đồng thì đó là mối quan hệ hai
chiều. Vì thế, cách phân tích để đi đến nhận định có cái tôi tự do của phương Tây và
cái tôi chịu sự ràng buộc của cộng đồng dường như mang tính chất cực đoan. Bởi,
không thể có một nền văn hóa ngôn ngữ chỉ là cái tôi tách biệt cộng đồng với một
nền văn hóa ngôn ngữ có cái tôi chịu sự khế ước của xã hội.
Gần đây, tác giả Lê Thị Thúy Hà trong luận án của mình đã tập trung phân tích
quan niệm lịch sự là chiến lược giao tiếp cá nhân trong văn hóa phương Tây và quan
niệm lịch sự là chuẩn mực xã hội trong văn hóa phương Đông [17,30-34]. Theo tác giả,
gần đây nhiều tác giả nghiên cứu tại Việt Nam ủng hộ quan điểm lịch sự là sự kết hợp
giữa chuẩn mực xã hội và chiến lược cá nhân trong giao tiếp. Theo tác giả lịch sự là
chuẩn mực của xã hội, nhưng để đạt được lịch sự theo chuẩn mực xã hội thì người ta
sử dụng nhiều cách khác nhau – nghĩa là sử dụng các chiến lược khác nhau [17,35].
Theo tác giả, “cả hai bình diện lịch sự chiến lược và chuẩn mực kết hợp hài hòa với
nhau hình thành nên nội dung khái niệm lịch sự trong tiếng Việt”.

Ngoài ra, có một số tác giả khác cũng nghiên cứu về lịch sự trong tiếng Việt như
Vũ Tiến Dũng – “Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính” [6], Đào Nguyên Phúc
– “Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng Việt” [40], Lê Thị Kim Đính – “Lịch
sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt” [10].

14


1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thư tín thương mại
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thư tín thương mại trên thế giới
Theo Paarlahti [139,37-41] và Goudarzi [90], phần lớn các nghiên cứu về lịch
sự là ở trong ngôn ngữ nói, trong khi các nghiên cứu về vấn đề này trong ngôn ngữ
viết tỏ ra khiêm tốn hơn. Các nghiên cứu về thư tín có thể đi theo một số hướng
nghiên cứu khác nhau, nhưng do đề tài của chúng tôi trọng tâm vào nghiên cứu về

lịch sự trong thư tín thương mại, nên sau đây chúng tôi sẽ tập trung tổng quan các
nghiên cứu về lịch sự trong thư tín.
Các nghiên cứu về lịch sự trong thư tín thương mại
Một số nghiên cứu về lịch sự trong thư tín thương mại có thể kể đến Pilegaard
[141], Paarlahti [139], Jansen & Janssen [110], Maier [127], Nickerson [135],
Alafnan [49], Goudarzi [90]. Trong các công trình này, các tác giả chủ yếu so sánh
việc sử dụng các chiến lược lịch sự trong thư của người nói tiếng Anh bản ngữ và
không bản ngữ.
Chẳng hạn, Maier [127] đã so sánh thư xin việc do người nói tiếng Anh bản ngữ
và không bản ngữ (tức người Nhật) viết. Dựa trên mô hình của Brown & Levinson
[67], Maier xem xét việc sử dụng chiến lược lịch sự dương tính (thể hiện sự quan
tâm, đề nghị giúp đỡ, thái độ lạc quan) và chiến lược lịch sự âm tính (xin lỗi, tiếp
cận gián tiếp, thể hiện sự tôn trọng). Tác giả thấy rằng người bản ngữ sử dụng ngôn
ngữ chứa lịch sự âm tính, tôn trọng nhiều hơn người không bản ngữ, cũng như cố
gắng giảm sự áp đặt trong yêu cầu của mình lên người nhận bằng cách sử dụng
nhiều động từ tình thái và cách nói gián tiếp. Ngược lại, nhóm người không bản ngữ
có thiên hướng sử dụng "các chiến lược lịch sự dương tính tiềm ẩn rủi ro" [127,203]
với ngôn ngữ trực tiếp, không trang trọng, có thể được xem là kém tôn trọng và lịch
sự. Trong một nghiên cứu khác về thư từ chối xin việc do người Mỹ và người Nhật
viết, có sử dụng mô hình lịch sự của Brown & Levinson, Baresova [52,110] đưa ra
kết luận khá tương đồng với nghiên cứu của Maier [127] rằng, trái ngược với giả
định ban đầu, trên thực tế người Nhật Bản khi viết thư từ chối dùng cách nói trực
tiếp nhiều hơn, hay nói cách khác, nêu từ chối rõ ràng hơn người Mỹ. Người Mỹ sử
dụng một loạt các biện pháp diễn đạt sự từ chối thuộc nhiều cấp độ hàm ý và gián
tiếp khác nhau, vì theo tác giả, người Mỹ luôn muốn giữ hình ảnh thân thiện, tích
cực, vốn không dễ dàng khi đưa thông tin tiêu cực tới người lạ. Trong khi đó, người
Nhật đưa ra lời từ chối một cách rõ ràng, thẳng thắn, và vì vậy cố gắng sử dụng một
loạt các biện pháp xoa dịu nhằm tránh gây tổn hại thể diện của

15



người nhận (Baresova [52,111]).
Trong bài viết nghiên cứu thư yêu cầu của người nói tiếng Anh bản ngữ (Anh và
Mỹ) và người Phần Lan, Yli-Jokipii [175] phát hiện ra rằng người Phần Lan ưa cách
nói gián tiếp và các chiến lược lịch sự âm tính. Đặc biệt là họ không muốn chỉ rõ
yêu cầu được gửi cụ thể tới ai. Họ sử dụng nhiều cấu trúc câu bị động, và thay vì
gửi thư yêu cầu của mình tới một cá nhân cụ thể, họ sử dụng tên của công ty, điều
thường không thấy xảy ra trong thư của người nói tiếng Anh bản ngữ. Yli-Jokipii
cũng đề cập một nghiên cứu của Morris năm 1991 về thư xin lỗi bằng tiếng Anh của
người Phần Lan cho rằng người Phần Lan thể hiện thái độ xin lỗi nhiều hơn mức độ
được yêu cầu. Trong một nghiên cứu khác về TTTM, Paarlahti [139,101] cũng sử
dụng mô hình lịch sự của Brown & Levinson làm khung lý thuyết để so sánh đối
chiếu thư do người Phần Lan và người Mỹ viết. Paarlahti nhận xét rằng người Mỹ
sử dụng nhiều chiến lược lịch sự hơn người Phần Lan nhằm làm giảm hành vi đe
dọa thể diện [139,101]. Paarlahti cũng cho rằng khi diễn đạt lời phê bình, người
Phần Lan sử dụng cách nói trực tiếp nhiều hơn người Mỹ, nhưng khi diễn đạt lời
yêu cầu họ lại sử dụng cách nói gián tiếp nhiều hơn.
Khi so sánh các chiến lược lịch sự được sử dụng trong TTTM của người Trung
Quốc và người nói tiếng Anh bản ngữ, một số nhà nghiên cứu như Shih [151], Gu
[92], Yeung [174] đã chỉ ra những khác biệt rõ rệt. Trong nghiên cứu về thư yêu cầu
viết bằng tiếng Anh và tiếng Trung tại Hồng Kông, Yeung kết luận một số hành
động ngôn từ được cho là áp đặt trong văn hóa Anglo-Saxon lại không bị cho là áp
đặt trong văn hóa Trung Hoa [174,519]. Nhân tố khoảng cách xã hội và quyền lực
cũng tỏ ra không quan trọng trong số liệu Yueng phân tích. Để giải thích cho điều
này, Yeung chỉ ra rằng tiếng Trung về cơ bản không phải ngôn ngữ mang đậm chất
kính ngữ (ngôn ngữ thể hiện tôn trọng) như tiếng Nhật, một ngôn ngữ mà trong đó
việc lựa chọn ngôn từ chịu sự chi phối rất lớn của khoảng cách xã hội và địa vị
quyền lực của người giao tiếp. Tất nhiên, trong tiếng Trung vẫn có các cụm từ kính
ngữ, nhưng khi được sử dụng trong thư tín, chúng thường thể hiện phong cách trang

trọng cần có hơn là nhằm thực hiện các chiến lược lịch sự. Yeung thậm chí còn kết
luận rằng, mô hình của Brown & Levinson [67] có vẻ không áp dụng đối với khối
ngữ liệu thư tín tiếng Trung do tác giả thu thập và phân tích [174,520].
Pilegaard [141] nghiên cứu các loại thư khác nhau (chào hàng, yêu cầu, đặt
hàng…) do người Anh viết và phân tích các chiến lược lịch sự được sử dụng trong
các loại thư. Tác giả chỉ ra rằng, các chiến lược lịch sự dương tính được sử dụng ở

16


cấp độ vĩ mô (macro level), thường được sử dụng ở phần đầu và cuối thư để tạo
không khí thuận lợi, có tính hợp tác cho thư, còn các chiến lược lịch sự âm tính
thường được sử dụng ở cấp độ câu, để xử lý các hành động đe dọa thể diện, và
thường nằm ở phần lõi, trung tâm của thư.
Tác giả Goudarzi [90] so sánh thư tín thương mại do người nói tiếng Anh bản
ngữ và người Iran viết. Nghiên cứu chỉ ra rằng người Iran sử dụng nhiều các chiến
lược lịch sự cả dương tính và âm tính nhiều hơn người bản ngữ trong TTTM, đặc
biệt là lịch sự dương tính. Kết quả cũng cho thấy, khoảng cách xã hội là một nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng các chiến lược lịch sự.
Alafnan [49] và Leontaridou [121] nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến
việc viết thư tín tại nơi làm việc (thư nội bộ) trong các cộng đồng khác nhau tại
Malaysia (Alafnan) và tại Hà Lan (Leontaridou). Cả hai tác giả đều nhận thấy các
yếu tố khoảng cách và quyền lực có ảnh hưởng tới việc sử dụng các chiến lược lịch
sự trong việc viết thư.
Nhìn chung, các nghiên cứu về lịch sự trong TTTM trên thế giới chủ yếu sử
dụng mô hình của Brown & Levinson trong so sánh đối chiếu thư tín được viết bởi
người nói tiếng Anh bản ngữ và người nói tiếng Anh tại một đất nước khác, nhằm
tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về văn hóa, nhận thức trong cách thể hiện
lịch sự. Tuy không tránh khỏi những ý kiến phản bác, nhất là ở tính phổ quát
(universality) hay câu hỏi lịch sự là chiến lược cá nhân hay chuẩn mực xã hội

(Kasper [113], Fraser [83], Ide [108], Werkhofer [167]), mô hình của Brown &
Levinson vẫn tiếp tục được sử dụng trong các nghiên cứu quan trọng về lịch sự trên
thế giới.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về thư tín thương mại tại Việt Nam
Tại Việt Nam không có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực thư tín thương
mại. Trong đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu như chưa có công trình nào nghiên
cứu riêng về lịch sự trong thư tín thương mại. Vì vậy, sau đây chúng tôi xin nêu một
số tác giả có các nghiên cứu về lĩnh vực thư tín nói chung tại Việt Nam.
Nguyễn Trọng Đàn có thể nói là người tiên phong và chuyên sâu về lĩnh vực thư
tín thương mại tiếng Anh với khá nhiều tác phẩm như “Ngôn ngữ giao dịch thương
mại bằng tiếng Anh” [7], “Ngôn ngữ thư tín thương mại tiếng Anh” [8], và nhiều bài
báo, báo cáo khoa học về đề tài này. Trong tác phẩm [8], tác giả trình bày các loại
thư khác nhau, gợi ý cách viết, bố cục và cách lựa chọn ngôn từ phù hợp với từng
loại thư. Trong công trình luận án tiến sỹ [9], Nguyễn Trọng Đàn nghiên cứu

17


×