Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

NGHIÊN cứu dự báo ẢNH HƯỞNG của CHẤT LƯỢNG môi TRƯỜNG KHÔNG KHÍ đến sức KHỎE CỘNG ĐỒNG tại THÀNH PHỐ HƯNG yên –TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 69 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018

NGHIÊN CỨU DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI
THÀNH PHỐ HƯNG YÊN –TỈNH HƯNG YÊN

Thuộc nhóm ngành: Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ

Hà Nội - 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018

NGHIÊN CỨU DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI
THÀNH PHỐ HƯNG YÊN –TỈNH HƯNG YÊN

Thuộc nhóm ngành: Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Giảng viên hướng dẫn:

Th.S. Trịnh Thị Thủy



Nhóm sinh viên thực hiện:

T.S.Trịnh Thị Thắm
Đặng Thị Hà
Đoàn Thu Hiền
Phạm Thu Hằng

Lớp

Lê Đắc Trọng
ĐH5M2
Cao Thu Ngân

Lớp:

ĐH5M4

Hà Nội - 2018


LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Trịnh Thị Thủy
và TS. Trịnh Thị Thắm, giảng viên Khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể quý thầy cô Khoa
Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã dạy dỗ và truyền
đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện
tại trường. Đặc biệt, trong thời gian thực hiện nghiên cứu, chúng em đã nhận được sự

giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện của Lãnh đạo Khoa và các thầy cô trong Khoa Môi
trường để hoàn thành tốt nhất đề tài nghiên cứu của mình.
Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến một số người bạn đã giúp đỡ chúng em trong
quá trình lấy mẫu, thu thập số liệu trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

1


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu..........................................................................3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................................4
1.1.3. Tổng quan về hiện trạng môi trường không khí tại Hưng Yên.............................5
1.2. Tổng quan về ảnh hưởng ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người...................6
1.2.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người...............................6
1.2.2. Dự báo tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe........................................7
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước...........................................................10
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới..............................................................................10
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.............................................................................11
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM................................................................................14
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................14
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................................14
2.2.1. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................14
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
2.3. Tóm tắt phương pháp phân tích các chỉ tiêu không khí.........................................16
2.4. Các công thức dự báo tỷ lệ bệnh tật liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí....17
3.1. Kết quả đánh giá chất lượng môi trường không khí..............................................19

3.1.1. Đánh giá kết quả đo hàm lượng bụi...................................................................19
3.1.2. Đánh giá các chỉ tiêu khác (SO2, NO2, CO).......................................................22
3.2. Kết quả điều tra nhận thức của người dân về ảnh hưởng của môi trường không khí
đến sức khỏe................................................................................................................24
3.3. Đánh giá rủi ro sức khỏe do ô nhiễm môi trường không khí.................................28
3.4. Dự báo ảnh hưởng của chất lượng không khí đến sức khỏe của người dân..........29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................34
PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA...................................................................35
PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA VÀ MỘT SỐ PHIẾU ĐIỀU TRA..............40
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ ĐO VI KHÍ HẬU..............................................................44
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ QUAN TRẮC....................................................................47
PHỤ LỤC 5. HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU...............................................................55

2


DANH MỤC VIẾT TẮT

ALRI

Bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới ở trẻ em

AQI

Chỉ số chất lượng không khí

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường


CO

Cacbon monoxit

CO2

Cacbon đioxit

NO

Nito oxit

NO2

Nito đioxit

NOx

Cac Nito oxit

O3

Ozon
Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng

PM1
1 µm
Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng
PM2.5

2,5 µm
Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng
PM10
10 µm
PV

Phỏng vấn
1


QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam

RHA

Người có nguy cơ nhập viện về hô hấp

SO2

Sunfua đioxit

TSP

Bụi lơ lửng tổng số

VOCS

Các hợp chất hữu cơ bay hơi


VT

Vị trí

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

2


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Ranh giới hành chính và địa lý thành phố Hưng Yên....................................3
Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến bụi PM1 trong 7 ngày.....................................................19
Hình 3.2. Biểu đồ diễn biến bụi PM2.5 trong 7 ngày..................................................20
Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến bụi PM10 trong 7 ngày...................................................20
Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến bụi PM10 trong 7 ngày...................................................20
Hình 3.5.Biểu đồ diễn biến của bụi PM1, PM2.5, PM10, TSP trong 7 ngày...............21
Hình 3.6. Biểu đồ diễn biến bụi SO2 trong 7 ngày.......................................................22
Hình 3.7. Biểu đồ diễn biến bụi NO2 trong 7 ngày......................................................22
Hình 3.8. Biểu đồ diễn biến hàm lượng CO trong 7 ngày...........................................23
Hình 3.9.Biểu đồ diễn biến hàm lượng của NO2, SO2, CO trong 7 ngày.....................23
Hình 3.10. Biểu đồ ý kiến của người dân về chất lượng môi trường không khí..........25
Hình 3.11. Biểu đồ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe người
dân tại khu vực............................................................................................................26
Hình 3.12. Biểu đồ ảnh hưởng của môi trường không khí gây ra các biểu hiện bất
thường về bệnh lý........................................................................................................27
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe trước tác hại của ô
nhiễm không khí.........................................................................................................28


3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chi tiết các thông tin quan trắc...................................................................15
Bảng 2.2. Tóm tắt phương pháp quan trắc và phân tích..............................................16
Bảng 2.3. Công thức tính toán dự báo rủi ro...............................................................17
Bảng 3.1. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.............................25
Bảng 3.2. Tính một số hệ số đặc trưng khi đánh giá phơi nhiễm với những ảnh hưởng
không gây ung thư.......................................................................................................29
Bảng 3.3. Bảng đánh giá phơi nhiễm qua nhóm tuổi...................................................29
Bảng 3.4. Giá trị quy đổi PM2.5 và TSP về PM10......................................................30
Bảng 3.5. Dự báo tỷ lệ mắc bệnh và các triệu chứng bệnh tật tại khu vực nghiên cứu32

4


MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con
người. Theo công bố mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2016), năm 2012, có
khoảng 6,5 triệu ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí, chiếm 11,6% các ca tử
vong trên thế giới, trong đó 3 triệu ca do ô nhiễm không khí ngoài trời. Khu vực Tây
Thái Bình Dương và Đông Nam Á có số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí
cao nhất, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, theo cơ cấu bệnh tật, các bệnh liên
quan đến đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 17,3% và có tỷ lệ tử vong do các bệnh
hô hấp đứng thứ 2 sau bệnh hệ tuần hoàn (tỷ lệ tử vong chiếm 16,9%).
Theo dự báo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, vào năm 2020, tỷ lệ
người dân bị mắc bệnh viêm phổi mãn tính ở người lớn, cấp tính ở trẻ em, bệnh đường
hô hấp, tim mạch và tình trạng khó thở đều sẽ tăng gấp đôi so với năm 2010.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi
trường không khí, đặc biệt phải kể đến các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ
Chí Minh,Bắc Giang và Hưng Yên,…
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có đánh giá cụ thể các tác động của ô
nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe con người.
Đồng thời, từ các số liệu quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường, thực hiện các
nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người là một trong
những hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn hiện nay.
Thành phố Hưng Yên là tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên. Thành phố nằm ở phía
Nam của tỉnh, bên bờ trái (bờ Bắc) sông Hồng cách Hà Nội khoảng 40km. Hiện nay,
tỉnh Hưng Yên có 48 làng nghề nằm rải rác tại các xã, huyện. Sau một thời gian phát
triển “nóng” ồ ạt, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp làng nghề
đang là vấn đề đáng báo động tại Hưng Yên. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển công
nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề cũng như đô thị hóa hiện nay, thành phố Hưng
Yên đang bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí cục bộ tại một số điểm
cũng như một số thời điểm trong ngày. Để góp phần cung cấp các dữ liệu khoa học
cho việc quản lý môi trường và phát triển bền vững, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của chất lượng môi trường không khí đến sức
khỏe con người tại thành phố Hưng Yên-tỉnh Hưng Yên”. Đề tài được thực hiện với
những mục tiêu và nội dung sau:
 Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe cộng
đồng tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

1


 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí, xác định
nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí, sự tác động do phát triển

nền kinh tế xã hội tới môi trường không khí.
Dự báo sự thay đổi chất lượng môi trường không khí do hoạt động phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố.
Đề xuất các chính sách, giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền
vững trên địa bàn Thành phố.
 Đối tượng nghiên cứu:
- Chất lượng môi trường không khí tại khu đô thị.
- Sức khỏe của người dân sinh sống tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, chúng em có sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể là:
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp quan trắc
- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
- Phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý
Hưng Yên là một tỉnh nằm tại khu vực trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và
biển. Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Thành phố
Hưng Yên thuộc tỉnh lỵ Hưng Yên nằm ở tọa độ 20 o31’ – 20o43’ vĩ Bắc 106o02’ –
106o06’ kinh Đông. Thành phố nằm ở phía Nam của tỉnh, cách thành phố Hà Nội, Hải
Dương, Thái Bình từ 50 – 60 km, Hải Phòng 90 km.


Hình 1.1. Ranh giới hành chính và địa lý thành phố Hưng Yên
- Phía Bắc giáp với huyện Kim Động.
- Phía Đông giáp với huyện Tiên Lữ.
- Phía Tây giáp với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
- Phía Nam giáp với huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam.
Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hưng Yên với các huyện Lý
Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam ở bờ Nam sông Hồng. Quốc lộ 38 với cầu Yên
Lệnh nối thành phố Hưng Yên với quốc lộ 1.
Diện tích của thành phố Hưng Yên là 73,42 km 2 với số dân là 147,275 người
(theo thống kê năm 2013).
Theo số liệu thống kê đơn vị hành chính năm 2015, thành phố có 17 đơn vị hành
chính cấp xã, gồm 7 phường (Quang Trung, Lê Lợi, Minh Khai, Hồng Châu, Hiến
3


Nam, An Tảo, Lam Sơn) và 10 xã (Bảo Khê, Hoàng Hanh, Hùng Cường, Phú Cường,
Phương Chiểu, Tân Hưng, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu).
Thành phố Hưng Yên được tổ chức theo 4 khu vực chính:
 Khu vực cần bảo tồn, tôn tạo (khu vực Phố Hiến)
 Khu vực cần cải tạo chỉnh trang (khu phố cũ)
 Khu vực xây dựng mới (khu đô thị mới)
 Khu nhà vườn sinh thái (trồng cây nhãn truyền thống của tỉnh)
Địa hình, khí hậu
Hưng Yên có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc
sang Đông Nam. Thành phố Hưng Yên nằm trong vùng trung châu thổ Bắc Bộ thuộc
khu vực nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt ẩm dồi dào. Khí hậu tại đây cũng giống như
khí hậu miền Bắc với 2 mùa nóng và lạnh rõ rệt. Nhiệt độ tháng nóng nhất vào mùa hè
có lúc lên khoảng 39 - 40 oC. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông, có khi xuống đến
5,5oC. Nhiệt độ trung bình cả năm tại Hưng Yên dao động khoảng 22–23 oC. Mùa mưa

tại Hưng Yên thường bắt đầu từ tháng 05 và kết thúc vào khoảng tháng 10. Đặc biệt,
trong thời gian tháng 8-9, lượng mưa tương đối lớn với nhiều đợt mưa, bão. Lượng
mưa trung bình năm ở đây từ 1500 – 1600mm. Số ngày mưa trung bình trong năm
khoảng 147 ngày. Vì thế, khí hậu ở Thành phố Hưng Yên nói chung là khá ẩm ướt. Độ
ẩm trung bình hàng năm là 86%. Độ ẩm trung bình trong các tháng đều trên 80%.
Sông ngòi
Nằm trong khu vực trung châu thổ Bắc Bộ, toàn bộ tỉnh Hưng Yên được bao bọc
xung quanh bởi một mạng lưới sông ngòi gồm: Hệ thống sông lớn sông Hồng, sông
Luộc và hệ thống sông con là những nhánh sông của các con sông lớn: sông Cửu An,
sông Hoan Ái, sông Kim Ngưu, sông Nghĩa Trụ, sông Kẻ Sặt, sông Điện Biên.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế:
Những năm qua, thành phố Hưng Yên tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống cơ sở
hạ tầng, phát triển kinh tế để đáp ứng được yêu cầu phát triển chung. Đặc biệt, việc
xây dựng một số cầu như cầu Yên Lệnh, cầu Triều Dương nối hai bờ sông Hồng, sông
Luộc, các tuyến quốc lộ 38, 39 được nâng cấp, cải tạo đã tạo mạch nối giao thông quan
trọng giữa các tỉnh thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giúp Hưng Yên nâng
cao sức hút đầu tư. Thành phố Hưng Yên đã có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Đại
hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX nhiệm kỳ 2011-2015 đề ra: Tăng trưởng kinh tế
bình quân đạt 15%/năm (mục tiêu 18%/năm), cơ cấu kinh tế: công nghiệp, xây dựng –
dịch vụ, thương mại – nông nghiệp là: 32,5% - 63,8% - 3,7% (mục tiêu Đại hội: 31% 67% - 2%). Thành phố đã thu hút 15 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh
vào địa bàn với tổng số vốn đăng ký 1.300 tỷ đồng. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng
4


kinh tế thành phố đạt ước đạt 11,6%, vượt kế hoạch đề ra là 11,5%; Giá trị sản xuất
nông nghiệp, thủy sản dự kiến ước đạt 851,8 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp, xây
dựng dự kiến ước đạt 6.336 tỷ đồng, giá trị thương mại – dịch vụ dự kiến ước đạt trên
5.058 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 52,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ
hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 2,4%, giảm 0,5%; hộ cận nghèo là 2%, giảm

0,3%... tạo thêm việc làm mới cho 2.600 lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt trên 65%. (Báo cáo Thống kê tỉnh Hưng Yên 2017)
Hiện nay thành phố Hưng Yên đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Phúc
Hưng nằm trên địa bàn phường Hiến Nam.
Giao thông:
Hoạt động vận tải hàng năm phục vụ cho trên 3,5 triệu lượt khách, gần 800 nghìn
tấn hàng hóa, doanh thu vận tải năm 2008 đạt gần 82 tỷ đồng. (theo báo Hưng Yên)
Cầu Yên Lệnh bắc qua sông Hồng nối hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam là cây cầu
Bê tông lớn giúp cho việc giao thông thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh tế -xã hội.
Cầu Yên Lệnh khi hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông
có thể đi thẳng từ Hải Phòng, Quảng Ninh tới quốc lộ 1 để vào Nam và ngược lại mà
không phải qua Hà Nội. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho phương tiện mà còn
giúp giảm ách tắc giao thông cho thủ đô. Bên cạnh đó, cây cầu tạo thuận lợi cho hai
tỉnh Hà Nam, Hưng Yên phát triển kinh tế, xã hội, nhất là thu hút vốn đầu tư vào các
khu công nghiệp trên địa bàn.
Tuy nhiên, việc phát triển dân số, cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế
sẽ gây sức ép không nhỏ đến công tác bảo vệ môi trường tại khu vực thành phố trong
những năm tiếp theo.
1.1.3. Tổng quan về hiện trạng môi trường không khí tại Hưng Yên
Môi trường không khí tại Hưng Yên nói chung và thành phố Hưng Yên nói riêng
chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thông vận tải, hoạt động đốt rơm rạ tại
đồng ruộng sau thu hoạch, hoạt động sản xuất tại các khu cụm công nghiệp như Khu
Công nghiệp Phố Nối A, và các hoạt động của làng nghề. Theo số liệu thống kê của Sở
Công nghiệp Hưng Yên, hiện nay Hưng Yên có tổng số 48 làng nghề, trong đó có 13
làng nghề truyền thống còn tồn tại và 35 làng nghề mới được khôi phục nằm rải rác tại
các xã, huyện trong đó có nhiều làng nghề chưa có khu sản xuất tập trung cũng như hệ
thống xử lý nước thải và chất thải rắn.
Hiện nay, kinh phí xử lý về môi trường của cả tỉnh Hưng Yên mới chỉ đáp ứng
được 25%. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thu phí nước thải công nghiệp đối với
gần 400 đơn vị sản xuất kinh doanh, nhưng cũng không đủ chi cho việc phục vụ công

tác lấy mẫu, phân tích nước thải. Thực tế, việc xử lý chất thải công nghiệp ở Hưng Yên
cũng như nhiều địa phương trên cả nước hiện đều phó mặc cho doanh nghiệp tự ký với
5


các đơn vị có chức năng do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, trong khi việc
giám sát hoạt động này vẫn còn bị buông lỏng, nhiều sự cố về môi trường và hậu quả
xấu do không sử dụng hợp lí tài nguyên tồn tại từ trước vẫn chưa được khắc phục.
Trong khi đó nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường mới lại nảy sinh, ý thức tự giác bảo vệ
môi trường cộng đồng chưa thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận người
dân. Đây là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ô nhiễm các thành phần môi
trường tự nhiên, đặc biệt là môi trường không khí.[1]
Mặc dù đạt được kết quả nhất định trong công tác bảo vệ môi trường, tuy vậy vẫn
có khoảng 80% số doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý
chất thải hoàn chỉnh, năm cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải, rác thải. Vẫn
còn 25 điểm tồn đọng rác, 17 doanh nghiệp và chín làng nghề trong khu dân cư gây ô
nhiễm môi trường. Công tác quản lý vận hành các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt, các
điểm tập kết rác thải còn nhiều bất cập, gần 50% số thôn chưa có điểm tập kết rác thải.
Sự biến động cơ học về dân số, tập trung vào các khu vực gần các khu, cụm công
nghiệp, đầu tư cho môi trường chưa tương xứng....[7]
1.2. Tổng quan về ảnh hưởng ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
1.2.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
Ô nhiễm không khí và ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe đang là
một vấn đề quan tâm của toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (2002) đã xác định ô
nhiễm không khí xung quanh là một trong những ưu tiên hàng đầu trong Sáng kiến về
Bệnh tật Toàn cầu và ước tính ô nhiễm không khí gây ra 1,4% số ca tử vong và 0,8%
số năm sống bị suy giảm về sức khoẻ trên toàn cầu.
Theo Báo cáo sức khỏe của tổ chứ WHO, năm 2014, 92% dân số thế giới sống
tại các khu vực có chất lượng môi trương không khí thấp hơn tiêu chuẩn đưa ra của tổ
chức này và điều này đang làm gia tăng nguy cơ mắc các loại bệnh ở người dân (tỷ lệ

này là 98% các thành phố có mức thu nhập thấp và trung bình, trong khi đó, tại các
thành phố có mức thu nhập cao, tỷ lệ này là 56%). Chất lượng không khí đô thị suy
giảm sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, mắc các bệnh về tim mạch, ung thư phổi, các
bệnh hô hấp cấp tính và mãn tính. Trong số những trường hợp tử vong do ô nhiễm
không khí ngoài trời thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và bệnh đường hô hấp chiếm
cao nhất (hình1.2). Ước tính khoảng 2/3 trường hợp tử vong và giảm tuổi thọ do ô
nhiễm không khí xảy ra ở các nước đang phát triển ở châu Á. Thống kê cũng cho thấy,
hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn đường hô
hấp cấp, trong đó khoảng 60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí. [2]
Tại Việt Nam, vấn đề lớn nhất tại các khu đô thị là vấn đề ô nhiễm bụi đặc biệt
các khu đô thị lớn, các đô thị có tần suất giao thông cao hoặc đang trong quá trình phát
triển cơ sở hạ tầng. Ô nhiễm bụi là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều các
6


bênh liên quan đến đường hô hấp. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, ô nhiễm môi
trường gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân. Trung bình
mỗi năm có hàng chục ngàn người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp do ô nhiễm
không khí. Theo số liệu thống kê, số người bị các bệnh đường hô hấp chiếm từ 3 đến
4% tổng dân số. Trong đó, tỷ lệ số người bị các bệnh hô hấp ở các đô thị phát triển như
Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng… thường cao hơn khá nhiều so với
các đô thị ít phát triển. Những năm gần đây cũng cho thấy, các bệnh ở trẻ em liên quan
đến ô nhiễm không khí có xu hướng tăng cao, nổi bật là bệnh suyễn, nhiễm khuẩn
đường hô hấp, lao, viêm phổi, bại não, ung thư và các dị tật bẩm sinh...
1.2.2. Dự báo tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe
Công thức tính tác động sức khỏe:
dHi = bi * POPi * dA
Trong đó:
dHi: Số dân có nguy cơ bị tác động đến sức khỏe
bi: Độ dốc từ đường cong Liều lượng- Đáp ứng, được WHO xác định sẵn

POPi: Tổng dân số có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, tính theo thực tế khu vực
khảo sát.
dA: Sự thay đổi nồng độ chất ô nhiễm không khí so với ngưỡng nồng độ cho
phép theo WHO.[2]
Hệ số phương trình bi: Hệ số tương quan từ đường cong Liều lượng- Đáp ứng
đối với tác động sức khỏe của chất ô nhiễm cụ thể i được tính toán và xác định từ các
nghiên cứu dịch tễ học. Được Ostro xác định (Bart Ostro, 1994. Policy Reseach
Working paper 1301: Estimating the Health Effects of Air Pollutants) với 3 mức độ
cho mỗi loại tác hại của nồng độ chất lơ lửng gây ra đối với sức khỏe: Ước lượng trên,
giữa và dưới. Tương ứng với giới hạn có thể thay đổi của mỗi loại tác hại. Các tác hại
do nồng độ chất PM10 được đề cập bao gồm:
 Tỉ lệ phần trăm tử vong ước tính: được đưa ra với 3 mức độ:
 Ước lượng trên tỷ lệ phần trăm tử vong: 0,130 * dA (thay đổi nồng độ PM10)
 Ước lượng giữa tỷ lệ phần trăm tử vong: 0,096 * dA (thay đổi nồng độ PM10)
 Ước lượng dưới tỷ lệ phần trăm tử vong: 0,062 * dA (thay đổi nồng độ PM10)
 Công thức ước tính sự thay đổi số người tử vong do chết sớm:
 Ước lượng trên về thay đổi trong số người tử vong:
9,1x10-6*POPi*dA (thay đổi nồng độ PM10)
 Ước lượng giữa về thay đổi trong số người tử vong:
6,72x10-6* POPi*dA (thay đổi nồng độ PM10)
 Ước lượng dưới về thay đổi trong số người tử vong:
7


4,47x10-6* POPi*dA (thay đổi nồng độ PM10)[2]
 Công thức tính về tỷ lệ mắc bệnh suy hô hấp phải nhập viện (RHA): Dựa
trên các nghiên cứu Canada và Mỹ, cho thấy có một số mối quan hệ có ý nghĩa thống
kê giữa tỷ lệ nhập viện do bệnh đường hô hấp (RHA) và nồng độ bụi trong không khí
xung quanh.
 Ước lượng trên về sự thay đổi RHA trên 100000 người:

1.56* dA (thay đổi nồng độ PM10)
 Ước lượng giữa về sự thay đổi RHA trên 100000 người:
1.2* dA (thay đổi nồng độ PM10)
 Ước lượng dưới về sự thay đổi RHA trên 100000 người:
0.657* dA (thay đổi nồng độ PM10)[2]
Sự thay đổi về số người mắc bệnh hen suyễn
Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai
trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mãn tính đi kèm với sự nhạy
cảm của đường dẫn khí đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè,
khó thở và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Hen suyễn có thể rất trầm
trọng. Lấy ví dụ tại Mỹ, mỗi năm hen suyễn gây ra khoảng 5000 ca tử vong, 2 triệu lần
phải cấp cứu và 500000 trường hợp phải nhập viện mỗi năm. Hơn nữa, có bằng chứng
ngày càng gia tăng là nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hen
suyễn có thể gây suy giảm chức năng phổi (suy hô hấp mãn tính ).
Hen suyễn là bệnh thường gặp nhất là do ô nhiễm bụi và nếu không được
phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, hen suyễn sẽ để lại những hậu quả lâu dài về
sau, vì nó là một loại bệnh mãn tính, không bao giờ mất đi và có thể làm cho người
mắc bệnh tử vong đột ngột nếu không có thuốc đúng thời điểm. Ai cũng có thể rõ được
tác hại của bệnh hen suyễn, nhưng để phòng tránh nó không đơn giản chút nào, nhất là
điều kiện không khí bị ô nhiễm như tại Việt Nam. Hầu hết người dân Hưng Yên, nếu
có nhà tại những khu vực là nút giao thông qua lại thì đó là những nguyên nhân gây
bệnh suyễn nhiều nhất.
 Ước lượng trên số người mắc bệnh hen suyễn:
0.273 * 5% * dA (nồng độ thay đổi PM10)
 Ước lượng giữa số người mắc bệnh hen suyễn:
0.0326 * 5% * dA (nồng độ thay đổi PM10)
 Ước lượng dưới số người mắc bệnh hen suyễn:
0.0163 * 5% * dA (nồng độ thay đổi PM10)
(Áp dụng Việt Nam: Theo thống kê của Bộ Y tế, số người mắc bệnh hen suyễn
chiếm 5% dân số)[2]

8


9


Số người bị mắc bệnh viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản là loại bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, mà nguyên nhân
trực tiếp là do khói bụi trong không khí. Viêm phế quản mãn tính cũng giống như bệnh
hen suyễn mãn tính, tức là đã mắc phải là không thể chữa khỏi được, mỗi khi đến thời
điểm phát bệnh là lại bị, nó gây ra khó chịu dai dẳng và mệt mỏi cho người mắc bệnh
với những triệu chứng như sổ mũi, ho khạc đờm. Đây là loại bệnh không gây nguy hại
đến tính mạng nếu như mắc phải, nhưng lại làm giảm đáng kể khả năng lao động của
người mắc bệnh.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh viêm
phế quản mãn tính với thời gian phơi nhiễm không khí bị ô nhiễm. Ví dụ, Detels et al
phát hiện ra nhóm dân cư Los Angeles sống ở khu vực mà môi trường không khí có
nồng độ bụi, SO2, NO2 cao trong thời gian dài thì chức năng phổi của họ kém hơn
những người sống ở khu vực bị ô nhiễm ít hơn.
Số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính có thể được ước tính như sau:
 Ước lượng trên số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính:
9.18 x 10-5 *dA (nồng độ thay đổi PM10)
 Ước lượng giữa số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính:
6.12 x 10-5 *dA (nồng độ thay đổi PM10)
 Ước lượng trên số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính:
3.06 x 10-5 *dA (nồng độ thay đổi PM10) [2]
Các triệu chứng về hô hấp
Các triệu chứng về hô hấp là các loại bệnh nhỏ lẻ hay gặp hàng ngày như
sổ mũi, hắt hơi, đau họng,… với nguyên nhân do không khí bị ô nhiễm. Các triệu
chứng này để lâu ngày và không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới những loại bệnh

nặng hơn như viêm phế quản mãn tính hay hen suyễn mãn tính…Hoặc nếu mắc phải
cũng gây ra hậu quả làm giảm năng suất công việc trong thời gian mắc bệnh, đây là
những triệu chứng tưởng chừng là nhỏ, nhưng thực tế lại gây hậu quả lớn, vì người
mắc bệnh có cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Ước lượng trên về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm
0.274 * dA (nồng đô thay đổi PM10)
Ước lượng giữa về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm
0.183 * dA (nồng đô thay đổi PM10)
Ước lượng dưới về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm
0.092 * dA (nồng đô thay đổi PM10) [2]

10


Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến bụi PM 10 được tóm lược như trong bảng
dưới đây:
Bảng 1.1: Tóm tắt ảnh hưởng tỷ lệ mắc bệnh do thay đổi 100 µg/m3 bụi PM10
STT
1
2
3
4

Tỷ lệ mắc các bệnh
RHA/100000 dân
Hen suyễn/bệnh suyễn
Viêm phế quản mãn tính/ 100000 dân
Triệu trứng hô hấp/người

Cao

156
27,3
918
27,4

Trung bình
120
3,26
612
18,3

Thấp
65,7
1,63
306
9,2

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Burnett et al. (2000) phát hiện ra các chất gây ô nhiễm trong không khí có liên
quan đến sự gia tăng tử vong gồm ôzôn, carbon dioxide, lưu huỳnh dioxit và nitơ
dioxit. Tất cả đều chiếm tỷ lệ đáng kể về quản lý con người liên quan đến việc tiếp xúc
ngắn hạn với các chất gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Stieb và cộng sự (2002a)
đã thực hiện phân tích meta về tỉ lệ tử vong đã được công bố từ các nghiên cứu theo
chuỗi thời gian và thấy có sự gia tăng đáng kể nguy cơ đối với việc tiếp xúc đồng thời
với nhiều chất ô nhiễm trong môi trường không khí.
Một số nghiên cứu cũng đã khảo sát sự đóng góp của các hạt bụi và các dạng khí
của ô nhiễm không khí đối với các ảnh hưởng sức khỏe liên quan đến bệnh tật cấp tính
và mãn tính. Ô nhiễm không khí gây ô nhiễm có liên quan đến sự suy giảm đáp ứng hô
hấp của trẻ ở các khu vực ô nhiễm môi trường không khí (Jang và cộng sự, 2003).

Trong một nghiên cứu khác, sự suy giảm chức năng phổi có liên quan mạnh mẽ đến
hàm lượng ozon và bụi cao trong khoảng thời gian 6 tháng (Calderon-Garciduenas và
cộng sự, 2003.
Cùng với nhiều nghiên cứu khác trên toàn thế giới, nghiên cứu “Đánh giá mức độ
phơi nhiễm của người tham gia giao thông đối với ô nhiễm không khí tại Châu Á” năm
2014 của Sumeet Saksena. Nghiên cứu được thực hiện tại các con đường chính ở một
số khu vực như Delhi, Jakarta, Malina, Beijing, Ho Chi Minh, Dhaka, Bangkok và S
California, Pittsburg (Mỹ) để so sánh, nghiên cứu tập trung vào các chất gây ô nhiễm
do giao thông như VOVs, PM2.5, PM10, CO, NO2. Nghiên cứu đi sâu vào phân tích
phương tiện giao thông phát thải ra môi trường và ảnh hưởng của chất ô nhiễm do giao
thông đến các đối tượng như học sinh, công nhân nam, công nhân nữ và nội trợ.[3]
Trước đó là nghiên cứu “Khả năng ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ quá trình đốt
cháy làm ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng” đã được báo cáo (Thomas và
Zelikoff1999). Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của hạt kích thước nhỏ
(PM2.5) (Zelikoff et al.2003). Ảnh hưởng đối với sức đề kháng đường hô hấp, thấm
biểu mô, và chức năng đại thực bào có liên quan với các thành phần khác nhau của
11


hỗn hợp phức tạp của ô nhiễm không khí được tạo ra bởi các nguồn trong nhà và ngoài
trời. Hiện cũng đã được quan tâm đáng kể gần đây trong vai trò của kim loại chuyển
tiếp hạt liên quan, bao gồm sắt, sản xuất stress oxy hóa trong phổi (Ghio 2004;Ghiovà
Cohen2005), đã đưa ra giả thuyết là một yếu tố phổ biến trong một loạt các tác hại của
ô nhiễm không khí trên hệ thống tim mạch và hô hấp (Kelly 2003). Kim loại chuyển
tiếp PM liên quan cũng đã được gắn liền với bảo vệt hay đổi máy chủ ở chuột
(Zelikoff et al.2002)[4].
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Các nghiên cứu về tác động đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường
không khí đưa được nghiên cứu sâu tại Việt Nam. Gần đây, các cơ quan quản lý tại
Việt Nam cũng đã có những quan tâm đáng kể đến sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng

bởi môi trường và đã đưa khái niệm Sức khỏe môi trường vào luật Bảo vệ Môi trường
2014, điều này đã nhấn mạnh vai trò của công tác quản lý trong việc bảo vệ môi
trường nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Thông qua các chương trình phát triển, một số nghiên cứu đã được thực hiện để
đánh giá ảnh hưởng của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe cộng đồng.
Một ví dụ điển hình là nghiên cứu “Ô nhiễm không khí và nhập viện các bệnh nhiễm
trùng đường hô hấp dưới cấp ở trẻ em thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm đồng nghiên
cứu Sumi Mehta, Long H. Ngo, Do Van Dzung, Aaron Cohen, T. Q. Thach, Vu Xuan
Dan, Nguyen Dinh Tuan và Le Truong Giang. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của
ô nhiễm không khí đến số ca nhập viện vì mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô
hấp dưới (ALRI) ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) từ năm
2003 đến năm 2005. Nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa số ca nhập viện hàng
ngày cho bệnh viêm phổi và viêm tiểu phế quản và hàm lượng trung bình toàn thành
phố của PM10, NO2, SO2 vàO3 (8h tối đa trung bình) thu thập được từ mạng lưới quan
trắc chất lượng không khí ở địa phương. Sự tăng nồng độ NO2 và SO2 có liên quan với
nhập viện tăng lên trong mùa khô (từ tháng mười một - tháng tư), với những rủi ro
vượt quá 8,5%. Hàm lượng bụi PM10 cũng chỉ ra mối liên hệ với tỷ lệ nhập viện tăng
nhanh trong mùa khô, nhưng mối tương quan cao giữa PM10 và NO2 (0.78) hạn chế khả
năng phân biệt ảnh hưởng của PM10 và NO2 tới sức khỏe cộng đồng. Vào mùa mưa
(thángmười), các ảnh hưởng tiêu cực của nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí
với số ca nhập viện cũng được quan sát thấy. Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra
mối liên hệ giữa hàm lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu và
sự gia tăng số ca nhập viện vì virut ALRI. Sự nhập viện vì ALRI thường liên quan chặt
chẽ đến nồng độ khí xung quanh của PM10, NO2, SO2 và trong mùa khô, nhưng không
rõ ràng trong mùa mưa. Phân tích, thăm dò sơ bộ cho thấy sự khác biệt theo mùa trong
12


tỷ lệ phát sinh virus ALRI có thể do sự khác biệt về điều kiện thời tiết và khí tượng
khác.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của đói nghèo đối với mối quan hệ giữa phơi nhiễm cá
nhân và nồng độ môi trường xung quanh của các chất ô nhiễm không khí tại thành phố
Hồ Chí Minh” của nhóm đồng nghiên cứu Sumi Mehta, Hind Sbihi, Tuan Nguyen
Dinh, Dan Vu Xuan, Loan Le Thi Thanh, Canh Trương Thanh, Giang Le Truong,
Aaron Cohen và Michrel Brauer cho thấy yếu tố kinh tế xã hội thường ảnh hưởng đến
sự phân bố của ô nhiễm không khí[4]. Các mối quan hệ giữa sức khỏe, ô nhiễm không
khí, và mức độ nghèo đói có ý nghĩa quan trọng về chính sách và y tế công cộng, đặc
biệt là ở các khu vực của châu Á, nơi mức độ ô nhiễm không khí cao và chênh lệch thu
nhập lớn. Mục tiêu của nghiên cứu là để mô tả các yếu tố quyết định sự tiếp xúc và
mối quan hệ giữa mức độ phơi nhiễm của trẻ em với nồng độ xung quanh của nhiều
chất gây ô nhiễm không khí giữa các phân đoạn kinh tế xã hội khác nhau của người
dân thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Sử dụng (N=9) các biện pháp lặp đi lặp lại
giám sát phơi nhiễm cá nhân và các yếu tố của mô hình phơi nhiễm, so sánh hàm
lượng PM10, PM2.5 năm trung bình và nồng độ NO2 đo hàng ngày tại các điểm quan
trắc môi trường xung quanh để đo phơi nhiễm cá nhân (N=64) với người chăm sóc trẻ
em từ nhóm kinh tế xã hội cao và thấp ở hai huyện (thành thịvà ven đô), qua hai mùa.
Mức độ tiếp xúc trực tiếp với bụi PM của nhóm người nghèo cao hơn đáng kể so với
nhóm có mức thu nhập tốt ở mỗi huyện của khu vực nghiên cứu. Mức độ phơi nhiễm
cá nhân biểu hiện bởi môi trường xung quanh với mối tương quan theo chiều dọc của
mức độ phơi nhiễm cá nhân và nồng độ môi trường xung quanh. Tiếp xúc của người
có thu nhập tốt chặt chẽ hơn với nồng độ môi trường xung quanh cho cả hai kích thước
bụi PM và hấp thụ, trong khi những người này đối với NO2 không bị ảnh hưởng bởi vị
trí của kinh tế xã hội. Yếu tố quyết định của mô hình phơi nhiễm cho thấy tầm quan
trọng của chất lượng hệ thống thông gió, thời gian dành cho nhà bếp, sử dụng điều hòa
không khí và mùa là yếu tố quyết định quan trọng của phơi nhiễm mà không bị coi
hoàn toàn khác biệt về vị trí kinh tế xã hội. Kết quả, nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh
giá vị trí kinh tế xã hội ảnh hưởng phơi nhiễm đến ô nhiễm không khí như thế nào. Ở
đây, phơi nhiễm khác biệt với các nguồn chính gây ô nhiễm, ảnh hưởng thêm bởi đặc
điểm của cảnh quan đô thị hóa nhanh chóng thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đến rủi ro hệ
thống cao hơn PM cho người nghèo[5]. Nghiên cứu “Đánh giá phơi nhiễm và tác động

sức khỏe” giữa Trung tâm Đông – Tây (EWC), Mỹ cùng ban Quản lý Dự án Đầu tư
Phát triển Giao thông Đô thị Hà Nội (HUTDPDMU) thuộc Sở Giao thông vận tải
Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Viện Khoa học Môi trường
và Sức khỏe cộng đồng (IESH) thực hiện. Khảo sát toàn bộ con đường chính trên
thành phố Hà Nội, lựa chọn ra 3 con đường “điểm nóng” và 1 con đường giao thông ít
13


hơn để quan trắc phơi nhiễm cá nhân với bụi PM10 và khí CO. Nghiên cứu ảnh hưởng
của loại hình giao thông, tuyến đường, giờ cao điểm, và điều hòa không khí đối với
các mức độ phôi nhiễm. Trong quá trình điều tra sử dụng các thiết bị đo hiện trường
nhỏ nhẹ khi đi trên xe buýt, ô tô con, xe máy và trong khi đi bộ[6].
Trong một nghiên cứu khác của Tiến sĩ Hoàng Thị Lâm - Khoa quốc tế, bệnh
viện Đại học y Hà Nội cùng đồng nghiệp (Increase in asthma and a high prevalence of
bronchitis: results from a population study among adults in urban and rural Vietnam)
năm 2010 đã chỉ ra rằng tỉ lệ viêm mũi ở người lớn cũng như một số kết quả liên quan
đến bệnh hen ở các vùng thành thị ở Hà Nội là 30%, cao hơn so với những vùng nông
thôn là 10%. Ô nhiễm không khí ở trong nhà và ngoài trời từ lâu đã là nguy cơ làm gia
tăng bệnh hen suyễn ở trẻ em [20].

14


CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng môi trường không khí tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Sức khỏe của người dân sinh sống tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi nghiên cứu

Môi trường không khí xung quanh và sức khỏe người dân thành phố Hưng Yên,
tỉnh Hưng Yên.
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Tiến hành lấy mẫu không khí các thông số: SO 2, NO2, CO và phân tích trong
phòng thí nghiệm
- Đo nhanh một số chỉ tiêu môi trường:
Các thông số vi khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và hướng gió
Đo nhanh bụi (máy Shibata, PM10, PM7, PM2.5, PM1, TSP)
- Tổng hợp thông tin, xử lý số liệu
- Tham vấn ý kiến cộng đồng của người dân tại khu vực thành phố Hưng Yên.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp tổng quan tài liệu
- Tìm tài liệu trong nước và quốc tế, tổng hợp các vấn đề, các số liệu từ các báo
cáo, các công trình công bố tại Việt Nam và trên thế giới về các vấn đề sau:
+ Tổng quan về khu vực nghiên cứu;
+ Tài liệu về ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của môi trường không
khí đến sức khỏe con người;
+ Tổng quan về các phương pháp, mô hình dự báo và đánh giá mối tương quan
giữa môi trường không khí và sức khỏe;
b) Phương pháp điều tra khảo sát
Tiến hành điều tra tình hình sức khỏe cộng đồng tại thành phố Hưng Yên trong
khoảng thời gian 06 tháng dưới dạng sổ nhật ký và phiếu hỏi điều tra trong thời gian
quan trắc.
 Điều tra dưới dạng sổ nhật ký

15


Sổ ghi rõ tên các thành viên trong gia đình và bệnh mãn tính. Sổ gồm 6 tháng với

các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tim mạch, cách điều trị, thời gian khỏi bệnh
và thời tiết để người dân dễ dàng theo dõi.
Đối tượng điều tra: các hộ dân sinh sống tại thành phố Hưng Yên, xung quanh vị
trí quan trắc với phân bố độ tuổi khác nhau (trẻ nhỏ, người trưởng thành và người già)
Số lượng sổ phát ra: 50
Thời gian theo dõi: Từ ngày 18/11/2017
 Điều tra dưới dạng phiếu hỏi
Mẫu phiếu điều tra được thiết kế với 10 chỉ tiêu, đảm bảo tính khoa học, chính
xác và thu được các thông tin cần thiết.
Đối tượng điều tra: các hộ dân sinh sống tại thành phố Hưng Yên, xung quanh vị
trí quan trắc với phân bố các độ tuổi khác nhau (trẻ nhỏ, người trưởng thành và
người già)
Số lượng phiếu phát ra: 50
Thời gian điều tra: Trong khoảng thời gian quan trắc từ ngày 29/3 đến ngày 4/4
c) Phương pháp thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành quan trắc tại 2 vị trí quan trắc, mỗi vị trí là 7 ngày từ ngày
29/3 đến ngày 4/4/2018. Mỗi ngày thực hiện quan trắc từ 5 giờ sáng đến khoảng 22
giờ đêm.
Vị trí, các thông số quan trắc, thời gian lấy mẫu mỗi thông số được chi tiết tại
bảng 2.1.
Bảng 2.1. Chi tiết các thông tin quan trắc
Vị trí

Mô tả

VT1

Ngã tư Điện Biên – Chùa Chuông
giáp với đường Điện Biên, Chùa
Chuông và quốc lộ 39A thường xuyên

có các xe tải, xe khách và các loại
container đi qua.

VT2

Khu dân cư phố Bà Triệu gần hồ An
Vũ và công viên, xung quanh chỉ có
các hộ dân sinh sống.

Thông
số

Thời gian
lấy mẫu

Bụi

10 phút

SO2
NO2

120 phút
120 phút

17
mẫu/ngày
6 mẫu/ngày
6 mẫu/ngày


CO

30 phút

9 mẫu/ngày

Bụi

10 phút

SO2
NO2
CO

120 phút
120 phút
30 phút

Tần suất

17
mẫu/ngày
6 mẫu/ngày
6 mẫu/ngày
9 mẫu/ngày

d) Phương pháp xử lý và đánh giá số liệu
- Dùng phần mềm microsoft excel để tính toán kết quả quan trắc, xử lý số liệu
điều tra và tính toán tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí.
16



- Sử dụng các công thức tính toán về tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc các bệnh liên
quan đến ô nhiễm môi trường không khí để dự báo ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
không khí đến sức khỏe cộng đồng.
2.3. Tóm tắt phương pháp phân tích các chỉ tiêu không khí
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành quan trắc và phân tích các chỉ tiêu bụi
(PM1, PM2.5, PM10 và TSP), SO2, NO2, CO theo quy định tại thông tư số
24/2017/TT-BTNMT Quy định Kỹ thuật quan trắc môi trường. Các phương pháp phân
tích được tóm tắt tại bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tóm tắt phương pháp quan trắc và phân tích
Chỉ tiêu,
mã phương
pháp
SO2 Phương pháp
Tetraclorua
thủy
ngân
pararosanilin
(TCVN
5971:1995)

Nguyên tắc

-Hấp thụ lưu huỳnh điôxit có mặt trong
mẫu không khí bằng cách cho qua một
dung dịch natri tetracloromercurat (TCM)
trong thời gian xác định, kết quả tạo ra một
chất điclorosunfitomercurat.
-Cho thêm dung dịch axit sunfamic vào để

phá hủy bất cứ ion nitrit nào được hình
thành
trong
dung
dịch
natri
tetracloromercurat bằng oxit nito có mặt
trong mẫu khí. Chuyển phức chất
điclorosunfitomercurat
thành
axit
pararosanilin methyl sunfomic có màu tím
thẫm bằng cách cho thêm dung dịch
formaldehuyld và dung dịch pararosanilin
hidroclorua đã axit hóa.
-Xác định phổ hấp thụ của dung dịch mẫu ở
bước sóng khoảng 550 nm bằng cách dùng
phổ quang kế thích hợp (hoặc máy so màu)
và tính nồng độ khối lượng lưu huỳnh
dioxit.
NO2 - -Nitơ điôxit có mặt trong mẫu khi cho đi
Phương pháp qua thuốc thử TCM tạo phẩm màu azo
Griess
– trong khoảng thời gian xác định, kết quả
17

Công thức
X = = . 1000 (g/m3)

Trong đó:

-Cmẫu là nồng độ của dung
dịch mẫu đem đi đo quang
(mg/l)
-Vmẫu là thể tích dung dịch
hấp thụ mẫu (ml)
-Vkhí là thể tích khí được
hấp thụ (lít)

X = = .1000 (g/m3)

Trong đó:
-Cđo là nồng độ của dung


×