Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

XÂY DỰNG kế HOẠCH và tổ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH tập HUẤN “ NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG về bảo vệ môi TRƯỜNG tại HUYỆN HIỆP hòa, TỈNH bắc GIANG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên

: Nguyễn Tùng Lâm

Lớp

: ĐH5QM1

Mã sinh viên

: 1511101641

Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh

HÀ NỘI – 2018


ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HIỆP HÒA
PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN HIỆP HÒA

ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN “ NÂNG CAO NHẬN THỨC
CHO CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG”



Hiệp Hòa, tháng 05 năm 2018


MỤC LỤC

1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH................................................................................1
2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG...............................................................................1
3. MỤC TIÊU........................................................................................................2
4. KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG......2
5. KINH PHÍ THỰC HIỆN...................................................................................3
PHỤ LỤC I............................................................................................................5
CHUYÊN ĐỀ GIẢNG DẠY TRONG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN : “TÁC
HẠI KINH HOÀNG CỦA TÚI NILON”..............................................................5
1.MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu..........................................................................................................1
1.3. Nội dung.........................................................................................................1
2. NỘI DUNG.......................................................................................................2
2.1. Tình hình sử dụng túi nilong ở nước ta..........................................................2
2.2. Tác hại kinh hoàng của túi nilon....................................................................3
2.2.1. Tác hại của túi nilon đến sức khỏe của con người.......................................3
2.2.2. Tác hại của túi nilon đến môi trường...........................................................5
2.2.3. Sử dụng túi nilong gây lãng phí cho toàn thế giới.......................................7
2.3. Nguyên nhân của các tác hại kinh hoàng từ sử dụng túi nilon.......................7
2.4. Một số biện pháp thích hợp giảm thiểu và tái sử dụng túi nilon....................8
KẾT LUẬN.........................................................................................................12
PHỤ LỤC II: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
...............................................................................................................................2

(Kèm theo quyết định số… Ngày 04 tháng 06 năm 2018 của UBND huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang).............................................................................................2
...............................................................................................................................2


Đơn vị tính: VNĐ.................................................................................................2


1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
Là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, với lợi thế về vị trí địa lý và các
điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi trong những năm gần đây huyện Hiệp Hòa không
ngừng phát triển qua mỗi năm. Với dân số khoảng 500.000 người cùng với nền kinh tế
của huyện chủ yếu là dựa vào sản xuất lương thực, rau màu, nuôi trồng thủy sản. Nhờ
hệ thống mương máng người dân có thể trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một
năm.Trong những năm gần đây Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng
cấp hệ thống chợ nông thôn để phát triển thương mại.
Song song với sự phát triển về kinh tế là vấn đề môi trường ngày càng bị suy
giảm. Hoạt động trao đổi hàng hóa giữa mua và bán cũng như hoạt động sinh hoạt
hằng ngày đã tạo ra nhiều chất thải rắn gây nhiều sức ép đối với môi trường đặc biệt là
môi trường đất. Đặc biệt là việc sử dụng và thải bỏ túi nilon – một loại túi khó phân
hủy ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, nếu có biện pháp sử dụng “thông minh” ta sẽ hạn
chế tối việc sử dụng loại túi này, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Do vậy, việc tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng tại đây có cách sử dụng
“thông minh” là hết sức cần thiết. Dựa vào thực tế đó và căn cứ vào quyết định chỉ đạo
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang; chúng tôi đề xuất tổ
chức lớp tập huấn: “Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường tại
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG
• Đối tượng truyền thông :

+ Các hộ gia đình: 80 người
+ Các tổ chức chính trị xã hội:
• Hội Cựu chiến binh : 05 người
• Hội phụ nữ: 05 người
• Hội chữ thập đỏ: 05 người
• Ngoài ra, đối tượng tập huấn lựa chọn Đoàn Thanh niên : 05 người
Tổng số người tham gia buổi tập huấn là 100 người.
• Dân tộc: Kinh
• Ngôn ngữ : Tiếng Việt

1


• Trình độ nhận thức: Đại diện cộng đồng chủ yếu còn thiếu hiểu biết và trình
độ nhận thức về môi trường, trách nhiệm và cách bảo vệ môi trường nói chung và môi
trường địa phương nói riêng.
3. MỤC TIÊU
Sau khóa tập huấn, nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về tác hại của ô nhiễm
môi trường. Và cần thay đổi ý thức, trách nhiệm bản thân, có ý thức hơn trong bảo vệ
môi trường.
 Về kiến thức:

 Nâng cao năng lực quản lí và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cán bộ
cũng như cộng đồng địa phương.
 Nâng cao nhận thức cho cộng đồng các kiến thức cơ bản về hoạt động bảo vệ
môi trường.
 Về kỹ năng:
 Vận dụng được các kiến thức đã nghe trong buổi tập huấn để giải quyết vấn
đề có liên quan tới môi trường.
 Về thái độ:

 Có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường xung quanh khu vực sinh
sống và làm việc.
 Có thái độ nghiêm túc, tích cực thực hiện trong việc tuyên truyền cho cộng
đồng cùng nhau thực hiện bảo vệ môi trường.
4. KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
a. Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi
trường
• Thời gian tổ chức: 01 ngày ( dự kiến ngày 04 tháng 06 năm 2018).
• Số lượng người tham gia:
• 03 người trong ban tổ chức
• 02 tập huấn viên
• 100 người tham gia tập huấn
• Địa điểm: Tại trung tâm chính trị huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

2


b. Nội dung chương trình tập huấn
STT Thời gian

Nội dung thực hiện

Đơn vị thực hiện

1

7h30 - 8h00

Phát tài liệu, ổn định chỗ Phòng Tài nguyên và Môi trường
ngồi

huyện phối hợp hội Phụ nữ và
Đoàn Thanh niên, hội cựu Chiến
binh và hội Chữ thập đỏ.

2

8h00 - 8h10

Tuyên bố lý do. Giới thiệu Phòng Tài nguyên và Môi trường
đại biểu
huyện

3

8h10 - 8h30

Khai mạc lớp tập huấn

4

8h30 – 10h30

Chuyên đề: Tác hại kinh Tập huấn viên
hoàng của túi nilon.

5

10h30 – 11h20 Thảo luận

Đại diện lãnh đạo huyện Hiếp

Hòa.

Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện.
Tập huấn viên
Học viên

6

11h20 – 11h30

Bế mạc

Đại diện lãnh đạo huyện Hiếp
Hòa.

c. Nội dung bài giảng
- Tên chuyên đề: Tác hại kinh hoàng của túi nilon.
o Tình hình sử dụng túi nilon ở nước ta: Tình hình sử dụng túi nilon chung ở
nước ta và các vẫn đề xung quanh túi nilon như suy thoái, ô nhiễm môi trường hay còn
gọi là “ô nhiễm trắng”.
o Tác hại kinh hoàng từ việc sử dụng túi nilon: Những hậu quả về môi trường
và sức khỏe của con người khi sử dụng cũng như đốt túi nilon.
o Nguyên nhân của các tác hại kinh hoàng đó.
o Đề xuất giải pháp thích hợp giảm thiểu và tái sử dụng túi nilon: Trách nhiệm
và nghĩa vụ của cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường địa phương.
( Nội dung chi tiết xem phụ lục I đính kèm)
5. KINH PHÍ THỰC HIỆN
d. Nguồn kinh phí: Từ ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh
phí sự nghiệp sự nghiệp của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.


3


e. Cơ sở lập dự toán kinh phí
- Thông tư số 51/2008/TT-BTC về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước.
- Thông tư số 123/2009/TT-BTC quy định nội dung chi, mức chi xây dựng
chương trình khung cho các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên
nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học.
- Thông tư số 23/3007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài Chính
về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự
nghiệp công lập trong cả nước.
- Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BKHCN về việc hướng dấn định mức xây
dựng và phân bố dự toán kinh phí đối với các đề tài, đề án khoa học và công nghệ có
sư dụng ngân sách nhà nước.
- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-TNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010
của Bộ Tài Chính – Bộ Tài nguyên và Moi trường hướng dẫn về việc quản lý kinh phí
sự nghiệp môi trường.
Tổng kinh phí thực hiện:
Ghi bằng số: 32,075.000 VNĐ.
Ghi bằng chữ: Ba mươi hai triệu không trăm bảy mươi năm nghìn đồng.
( Nội dung chi tiết xem phụ lục II đính kèm)

4


PHỤ LỤC I
CHUYÊN ĐỀ GIẢNG DẠY TRONG CHƯƠNG TRÌNH TẬP
HUẤN : “TÁC HẠI KINH HOÀNG CỦA TÚI NILON”



MỤC LỤC
1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH................................................................................1
2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG...............................................................................1
3. MỤC TIÊU........................................................................................................2
4. KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG......2
5. KINH PHÍ THỰC HIỆN...................................................................................3
PHỤ LỤC I............................................................................................................5
CHUYÊN ĐỀ GIẢNG DẠY TRONG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN : “TÁC
HẠI KINH HOÀNG CỦA TÚI NILON”..............................................................5
1.MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu..........................................................................................................1
1.3. Nội dung.........................................................................................................1
2. NỘI DUNG.......................................................................................................2
2.1. Tình hình sử dụng túi nilong ở nước ta..........................................................2
2.2. Tác hại kinh hoàng của túi nilon....................................................................3
2.2.1. Tác hại của túi nilon đến sức khỏe của con người.......................................3
2.2.2. Tác hại của túi nilon đến môi trường...........................................................5
2.2.3. Sử dụng túi nilong gây lãng phí cho toàn thế giới.......................................7
2.3. Nguyên nhân của các tác hại kinh hoàng từ sử dụng túi nilon.......................7
2.4. Một số biện pháp thích hợp giảm thiểu và tái sử dụng túi nilon....................8
KẾT LUẬN.........................................................................................................12
PHỤ LỤC II: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
...............................................................................................................................2
(Kèm theo quyết định số… Ngày 04 tháng 06 năm 2018 của UBND huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang).............................................................................................2
...............................................................................................................................2

Đơn vị tính: VNĐ.................................................................................................2



1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Do tính tiện lợi, túi nilon đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều
nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục
vụ túi nilon để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau - túi nilon ; Mua sách, vở - túi nilon ;
Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men - túi nilon… Túi nilon còn được dùng đựng canh,
đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối,… đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để
mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi nilon.
Nhưng túi nilon hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít
được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường,
xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi nilon trong
điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi nilon lẫn vào đất ngăn
cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilon
lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn
sót lẫn trong quá trình sản xuất túi nilon cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước,
vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi nilon bị vứt bừa bãi khắp nơi
gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước
ngoài.
Đứng trước hiểm hoạ môi trường nói trên, chuyên đề “ Tác hại kinh hoàng
của túi nilon ” nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về tác hại của việc sử dụng túi nilon.
Từ đó, đề xuất một số giải pháp thích hợp giảm thiểu sử dụng túi nilon tuyên truyền,
vận động mọi người xung quanh tái sử dụng túi nilon, thay đổi thói quen và hành động
của bản thân, nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường – Hưởng ứng ngày Môi
trường Thế giới 2018 “Giải quyết ô nhiễm nhựa và túi nilon”.
1.2. Mục tiêu
- Giúp cộng đồng nhận thức các tác hại kinh hoàng của túi nilon.

- Đề xuất một số biện pháp thích hợp hạn nhằm hạn chế và sử dụng túi nilon.
1.3. Nội dung
- Tình hình sử dụng túi nilon ở nước ta.
- Tác hại kinh hoàng từ việc sử dụng túi nilon.
- Nguyên nhân của các tác hại kinh hoàng đó.
- Đề xuất giải pháp thích hợp giảm thiểu và tái sử dụng túi nilon

1


2. NỘI DUNG
2.1. Tình hình sử dụng túi nilong ở nước ta
Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm – do nhà hóa học Anh Alexander
Parkes phát minh. Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc
bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và
nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon
chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời
thì phải mất từ 500 – 1.000 năm mới có thể phân hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân
loại xài khoảng 500 – 1.000 tỉ túi nhựa. Vì thế túi nilon đang bị coi là một trong những
“thủ phạm” nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường – sự “ô nhiễm trắng”.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình mỗi ngày, một gia
đình Việt Nam sử dụng và thải ra ít nhất 1 túi nilong. Con số đó thống kê trên phạm vi
cả nước là khoảng 25 triệu túi/ ngày. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, với sức ép của gần 3
triệu dân (đứng thứ 2 cả nước), hàng ngày thủ đô thải ra khoảng trên 1.000 tấn rác,
trong đó có khoảng 13 tấn là nhựa và túi nilon.
Năm 2005, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 900 tấn rác nhựa ra môi
trường. Đến đầu năm 2018, con số đó là 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Tính trung
bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng không dưới 10 túi nilon các loại. Tuy
nhiên, chính sự “tiện dụng” này mà mỗi năm số tiền bị lãng phí lên tới gần 700 tỉ đồng
cho việc sử dụng túi nilon của hơn 800.000 hộ gia đình tại thành phố Hà Nội.

Những số liệu sơ bộ trên cho thấy thực trạng về nhu cầu sử dụng túi nilon ở
nước ta hiện nay là rất lớn. Nó đã trở thành một thứ thói quen không thể thiếu, “ ăn sâu
” vào hoạt động mua bán của nhiều người. Từ những mặt hàng bình dân nhất như quả
cà, con cá, mớ rau,… đến những vật dụng quần áo, giày dép,… đều được bọc gói bằng
túi nilon. Và thông thường sau một lần sử dụng, những chiếc túi chỉ đáng giá có vài xu
ấy được người ta thuận tay vứt bữa bãi khắp mọi nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất
mỹ quan thành phố. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ
là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến mà chỉ để ý đến cái “ tiện dụng ”
trước mắt.

2


2.2. Tác hại kinh hoàng của túi nilon
2.2.1. Tác hại của túi nilon đến sức khỏe của con người
Gây ung thư
Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực phẩm
đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi (những
chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư).
Làm lỗi nhiễm sắc thể
Theo Viện Nông nghiệp và Chính sách Thương mại Mỹ, các loại túi nhựa được
làm từ polyethylene mật độ cao hoặc polyethylene mật độ thấp và thường được mã hóa
nhãn số 2 hoặc 4. Khi thực phẩm được lưu trữ trong các túi nhựa các hóa chất này có
thể ngấm vào thức ăn và sau đó được hấp thụ vào cơ thể, kể cả với các dạng màng bọc
thực phẩm. Theo thời gian các hóa chất trong túi nilon sẽ làm thay đổi mô, tổn thương
di truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi
nội tiết tố. Ở trẻ em, hóa chất chứa trong túi nilon có thể gây hại đến hệ thống miễn
dịch và kích thích làm gián đoạn các vấn đề về hành vi, nhận thức…
Gây ngộ độc và ung thư nếu đốt cháy
Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng từ đất và nước bị ô

nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. Thực tế
nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ
ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất
độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng
miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,… và đặc biệt
trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi
nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.

3


Dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể
Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa
học: thì túi ni lông được làm từ nhựa PTE không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào
để làm túi ni lông mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng bắt đầu từ 7080 độ C thì những chất phụ sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại đến
đâu.
Hàng ngày, chúng ta cũng ít biết đến thông tin: những túi nilon nhuộm màu
xanh đỏ đầy rẫy ngoài chợ nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc cho thực phẩm
do chứa các kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên
nhân chính gây ung thư)

4


2.2.2. Tác hại của túi nilon đến môi trường
Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước
Túi nilong lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất,
làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến
sinh trưởng của cây trồng. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây

xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho
cây trồng chậm tăng trưởng.Không chỉ vậy, rác thải từ núi nilon còn tạo thành nhiều ổ
dịch bệnh. Bởi túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ
đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi
khuẩn gây bệnh.

5


Gây nguy hiểm với đời sống tự nhiên
Nhiều loài động vật tự nhiên nhầm túi nilon là thức ăn và điều đó cực kỳ nguy
hiểm. Đặc biệt là ở các khu vực gần biển, túi nilon dễ dàng khiến các sinh vật dưới
nước và các loài chim biển mắc lừa ăn phải và cái chết rất nhanh sẽ ập đến với những
sinh vật tội nghiệp.
Gây ô nhiễm môi trường và xấu cảnh quan
Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử
dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử
dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là những chất cực kỳ nguy hiểm tới
sức khoẻ và môi trường sống của con người, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo
ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.
Việc túi nilon chất thành núi tại những bãi rác, trôi lập lờ phủ kín cả một góc
hồ, kênh mương hay bay vãi khắp nơi là điều không hiếm gặp. Những điều đó khiến
môi trường bị ô nhiếm nặng nề rất mất mỹ quan.

6


Lâu phân hủy
Theo nghiên cứu thì phải mất từ 500 - 1000 năm thì túi nilon mới bị phân hủy
trong môi trường tự nhiên. Do đó, việc tồn đọng túi nilon trong môi trường để lại

nhiều hậu quả nghiêm trọng cả môi trường và sức khỏe con người.
2.2.3. Sử dụng túi nilong gây lãng phí cho toàn thế giới
Trong trào lưu chung của Thế Giới các túi nilon chủ yếu sử dụng một lần rồi bị
thải ra môi trường ngày một gia tăng. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà
còn là hiểm họa khôn lường cho nhân loại. Như đã đề cập ở trên, chỉ riêng thành phố
Hà Nội đã tiêu tốn gần 700 tỷ đồng/ năm cho việc tiêu dùng túi nilon và con số ấy sẽ
rất rất lớn nếu tính cả trên toàn thế giới. Bên cạnh đó còn chưa kể đến việc phải đầu tư
xử lý ô nhiễm môi trường do loại túi này gây ra cũng như chi phí khám chữa bệnh mà
tác hại của túi nilong mang đến với sức khỏe con người.
2.3. Nguyên nhân của các tác hại kinh hoàng từ sử dụng túi nilon
Đứng trước những hiểm họa môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận
động người dân hạn chế sử dụng nilon bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ
chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi nilon, tổ chức các “Ngày
không túi nilon” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện
tại là chưa cao, nguyên nhân từ một số lý do như sau:

7


Một là, chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi nilon: Cuộc

sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan
trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi nilon có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc
sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi nilon.
Hai là, cách thu gom rác thải túi nilon hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến

đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát cũng
không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi nilon thải ra trong cả nước.
Ba là, kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử


dụng túi nilon cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung
cấp túi nilong, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi nilon, còn
người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có
bao nhiêu cơ sở sản xuất túi nilon, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi nilon
các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.
Bốn là, ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen

việc dùng túi nilong, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi nilon
tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại
của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.
Năm là,chưa coi túi nilon là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng
cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi nilon đối với môi trường là nghiêm trọng,
nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại
(hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.
2.4. Một số biện pháp thích hợp giảm thiểu và tái sử dụng túi nilon
2.4.1. Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế
Để có thể hạn chế và xa hơn là cấm sử dụng túi nilon (loại mỏng dùng một lần),
trước hết phải xác định loại hình túi đựng hàng có thể thay thế túi nilon ít gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ đưa ra chính sách nhằm
định hướng người bán lẻ cũng như người tiêu dùng chuyển từ sử dụng túi nilon sang
loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường hơn một cách tự nguyện hay bắt buộc.
Tuy nhiên tác hại do túi nilong sẽ giảm nhưng đồng thời cũng có thể phát sinh ra
những vấn đề khác nghiêm trọng hơn từ những túi thay thế. Vì vậy, cần lựa chọn một
loại túi vừa đảm bảo về mặt môi trường nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế
- xã hội ở nước ta.

8


Dựa vào kinh nghiệm của một số nước đi trước cũng như trên thực tế có thể sử

dụng một số loại túi đựng hàng thay thế túi nilong hiện đang có trên thị trường như:
- Túi giấy
- Túi vải sử dụng nhiều lần
- Túi dệt từ sợi nilon sử dụng nhiều lần
- Túi nilon tự huỷ, phân hủy sinh học

2.4.2. Sử dụng mô hình 3R
Chương trình quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R “Giảm thiểu-Tái sử dụngTái chế” đã được thực hiện ở một số nơi như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mục
tiêu chung của chương trình không chỉ nhằm giảm sử dụng túi nilon mà còn tăng
cường tái sử dụng và tái chế túi nilon. Để giảm thiểu sử dụng túi nilong cần phải áp
dụng đồng bộ và lâu dài nhiều giải pháp quản lý, bao gồm các giải pháp mang tính
pháp lý, các giải pháp kinh tế, các giải pháp khuyến khích và tuyên truyền ngắn hạn và
dài hạn.
2.4.3. Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm
phân phát túi ni lông:
Giải pháp này nhằm vận động các nhà phân phối/bán lẻ (trước tiên là các hệ
thống siêu thị, các trung tâm thương mại qui mô lớn sau đó mở rộng đối tượng tham
gia) tham gia hương trình tình nguyện giảm phân phát túi nilon. Các đơn vị tham gia
chương trình cam kết và có kế hoạch cụ thể giảm phân phát miễn phí túi nilon đựng
hàng cho khách và định kỳ báo cáo kết quả theo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi
trường. Bù lại, các đơn vị này sẽ được hưởng một số quyền lợi như được đưa vào danh

9


sách “ Doanh nghiệp Xanh ”, được giới thiệu trong các chương trình tuyên truyền
giảm sử dụng túi nilon …
Tham gia chương trình, các nhà bán lẻ cam kết thực hiện một số điều theo
hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường:
- Cung cấp cho khách hàng các phương thức đựng hàng thân thiện với môi

trường thay thế cho túi nilon.
- Cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan môi trường, tuyên truyền nâng cao ý thức
nhân viên và khách hàng về việc giảm sử dụng, tái sử dụng và tái chế túi ni lon (loại
dùng một lần)
- Tập huấn nhân viên trực quầy các giải pháp giảm phát túi nilon
- Tổ chức thu hồi túi nilon để tái chế
- Sử dụng biện pháp tài chính để khuyến khích khách hàng sử dụng túi dùng
nhiều lần hay mang theo túi đựng hàng
2.4.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Đây là giải pháp không thể thiếu trong các chương trình môi trường, ảnh hưởng
không nhỏ đến thành công của các giải pháp giảm sử dụng túi nilong khác. Mặc dù
chi phí tốn kém, các chương trình này nên được tổ chức thường xuyên và định kỳ dưới
các chiến dịch tuyên truyền, vận động và sau mỗi đợt cần phải có đánh giá tổng kết rút
kinh nghiệm để điều chỉnh lại nội dung tuyên truyền phù hợp.

10


Các đối tượng hướng đến bao gồm:
- Người tiêu dùng,
- Nhà bán lẻ/phân phối
- Nhà sản xuất túi ni lông
- Người dân
Nội dung tuyên truyền gồm có:
- Tác hại của túi nilon đối với kinh tế- xã hội, môi trường và sức khỏe cộng
đồng;
- Định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với
môi trường, các loại túi sử dụng nhiều lần;
- Các biện pháp giảm sử dụng, tái sử dụng túi túi hoặc không sử dụng nilon
trong đời sống hàng ngày;

- Ý nghĩa của phân loại và tái chế túi nilon.
2.4.5. Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông
Tại các chợ, các siêu thị, các trung tâm thương mại loại túi HDPE mỏng thường
được sử dụng một lần. Tuy được sản xuất để sử dụng một lần nhưng một số ít vẫn
được các hộ gia đình tái sử dụng cho các mục đích trong gia đình, chủ yếu là lót thùng
rác, bao gói thực phẩm, vật dụng… Vì giá trị kinh tế của túi nilong loại mỏng này
không cao nên mặc dù vẫn có một số cơ sở tái chế, chúng không được các đại lý ve
chai thu mua, vì vậy, cuối cùng vẫn được thải bỏ lẫn với rác sinh hoạt hoặc phát tán
khắp nơi gây ô nhiễm môi trường .
Để tăng cường thu gom và tái chế loại túi nilon đang rất thông dụng này, cơ
quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư,
các chung cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi nilon. Trước mắt, trong giai
đoạn đầu có thể phối hợp bố trí các điểm thu gom tại các siêu thị, trung tâm thương
mại. Có thể khuyến khích khách hàng giao nộp túi nilon bằng cách tính điểm thưởng
trong phiếu thưởng theo số lượng túi giao nộp. Sau đó, các điểm thu gom sẽ dần được
mở rộng trên khắp các địa bàn. Việc vận hành và duy trì các điểm thu gom này có thể
giao cho các đơn vị tái chế túi nilon đảm nhận.

11


KẾT LUẬN
Tóm lại, túi nilon có ảnh hưởng xấu đến môi trường từ đất, nước, không khí và
môi trường cảnh quan, đặc biệt là tới sức khỏe của con người. Việc sử dụng túi nilon
hiện nay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ con em chúng ta sau này vì đặc tính
rất khó phân hủy của chất plastic.
Là người dân trong thời đại thong tin như hiện nay, có lẽ ai trong chúng ta đều ý
thức được tác hại của nilon gây ra cho môi trường sống xung quanh cũng như sức
khỏe của con người. Nhưng hạn chế hay chấm dứt hẳn việc sử dụng túi nilon quả là
điều không dễ, do vậy mỗi người dân cần ý thức hơn trong việc sử dụng túi nilon,

không vứt bừa bãi sau khi sử dụng, dùng các túi sử dụng nhiều lần hay túi nilon tự
phân hủy… để góp phần bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

12


PHỤ LỤC II
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
“TÁC HẠI KINH HOÀNG CỦA TÚI NILON”


PHỤ LỤC II: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo quyết định số… Ngày 04 tháng 06 năm 2018 của UBND huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang)
Đơn vị tính: VNĐ

STT

Nội dung thực hiện

Đơn vị
tính

Số
lượng

Đơn giá

Thành tiền


1,500.
I
II

Xây dựng đề cương
Biên soạn tài liệu

Đề cương

1

000

1,500.000
6,000.000
6,000.

1
III

Chuyên đề: " Tác hại kinh hoàng của túi nilong".
Giảng dạy

Chuyên đề

1

000

6,000.000

600.000
600.

1
IV
1
2

Chuyên đề: " Tác hại kinh hoàng của túi nilong".
Ngày
Tổ chức lớp học
Thuê hội trường
( tạm tính)
Ngày
Thuê thiết bị giảng dạy: máy chiếu, âm thanh, ánh sáng
( tạm tính)
Ngày

1

000

600.000
22,075.000
3,000.

1

000


3,000.000
1,500.

1

000

1,500.000
1,000.

3
4

Pano lớp học
Cái
Hỗ trợ tiền ăn cho học viên, giảng viên và ban tổ chức Người
( 100 người đại diện cộng đồng + 02 tập huấn viên + 03

1
105

000
100.
000

1,000.000
10,500.000

Ghi
chú



×