BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
NGUYỄ
N
THỊ
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
MINH
NGUYỆT
WEBSITE
BÁN TÔN
CHO CTY
TNHH
XÂY DỰNG WEBSITE BÁN TÔN CHO CTY TNHH
VIỆT TRUNG HY
VIỆT
TRUNG
HY
2020
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HƯNG YÊN - 2020
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
XÂY DỰNG WEBSITE BÁN TÔN CHO CÔNG TY
TNHH VIỆT TRUNG HY
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT PHẦN MỀM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TRỊNH THỊ NHỊ
HƯNG YÊN - 2020
2
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................3
DANH SÁCH HÌNH VẼ..................................................................................6
DANH SÁCH BẢNG BIỂU.............................................................................7
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT..........................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI......................................................9
1.1
Lý do chọn đề tài................................................................................9
1.2
Mục tiêu của đề tài.............................................................................9
1.3
Giới hạn và phạm vi của đề tài...........................................................9
1.4
Nội dung thực hiện...........................................................................10
1.5
Phương pháp tiếp cận.......................................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................11
2.1
Tổng quan về ASP.NET....................................................................11
2.1.1
ASP.NET là gì?...........................................................................11
2.1.2
Kiến trúc và thành phần ASP.NET..............................................11
2.1.3. Mô hình MVC là gì?...................................................................13
2.1.4. Các lớp xử lý trong mô hình MVC.............................................14
2.1.5. Lý do lựa chọn ASP.NET MVC..................................................16
2.2
Tổng quan về HTML, CSS, BOOTSTRAP.....................................18
2.2.1
HTML, CSS, BOOTSTRAP là gì?.............................................18
2.2.2
Tại sao cần sử dụng HTML, CSS, BOOTSTRAP?.....................19
2.3
Tổng quan về SQL Server................................................................19
2.3.1
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server là gì?................................19
2.3.2
Tại sao cần sử dụng SQL Server?...............................................20
3
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
2.3.3. Đặc điểm của một hệ quản trị CSDL..........................................21
2.3.4. Các chức năng của hệ quản trị CSDL quan hệ............................24
2.3.5. SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu quan hệ......................................26
2.3.6. Lý do sử dụng và vai trò của hệ quản trị CSDL SQL..................27
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG THỰC HIỆN......................................................29
3.1
Khảo sát thực tế................................................................................29
3.2
Phân tích và thiết kế hệ thống bằng UML........................................30
3.2.1
Các chức năng của hệ thống.......................................................30
3.2.2
Biểu đồ Use case.........................................................................35
3.3
Thiết kế cơ sở dữ liệu.......................................................................61
3.3.1
Các đối tượng trong CSDL.........................................................61
3.3.2. Xây dựng bảng tương ứng với các đối tượng trong hệ thống......62
3.4
Thiết kế giao diện.............................................................................66
3.4.1
Giao diện Trang chủ....................................................................66
3.4.2. Giao diện trang quản trị.................................................................67
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN............................................................................68
4.1
Kết quả đạt được của đề tài..............................................................68
4.2
Hạn chế của đề tài............................................................................68
4.3
Hướng phát triển của đề tài..............................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................70
PHỤ LỤC.......................................................................................................71
4
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1: Kiến trúc cơ bản của khung công tác ASP.NET.................................12
Hình 2: Mẫu Model – View – Controller........................................................14
Hình 3: Khởi tạo một dự án ASP.NET MVC..................................................18
Hình 4: Ba mức trừu tượng dữ liệu.................................................................24
Hình 5: Các chức năng của hệ quản trị CSDL quan hệ...................................28
Hình 6: Biểu đồ use case tổng quát của hệ thống............................................46
Hình 7: Biểu đồ use case phân rã Quản lý loại tôn..........................................46
Hình 8: Biểu đồ use case phân rã Quản lý mẫu tôn.........................................48
Hình 9: Biểu đồ use case phân rã Quản lý nhà cung cấp.................................50
Hình 10: Biểu đồ use case phân rã Quản lý hoá đơn nhập..............................51
Hình 11: Biểu đồ use case phân rã Quản lý hoá đơn bán................................52
Hình 12: Biểu đồ use case phân rã Thống kê, báo cáo....................................54
Hình 13: Biểu đồ use case phân rã Quản lý khách hàng.................................55
Hình 14: Biểu đồ use case phân rã Quản lý nhân viên....................................57
Hình 15: Biểu đồ use case phân rã Tìm kiếm trang quản trị...........................59
Hình 16: Biểu đồ use case phân rã Tìm kiếm trang web.................................61
Hình 17: Biểu đồ use case phân rã Đặt mua....................................................61
Hình 18: Biểu đồ tuần tự chức năng Thêm loại tôn........................................62
Hình 19: Biểu đồ tuần tự chức năng Sửa loại tôn............................................62
Hình 20: Biểu đồ tuần tự chức năng Xoá loại tôn...........................................63
Hình 21: Biểu đồ tuần tự chức năng Thêm mẫu tôn........................................63
Hình 22: Biểu đồ tuần tự chức năng Sửa mẫu tôn...........................................64
5
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
Hình 23: Biểu đồ tuần tự chức năng Xoá mẫu tôn..........................................64
Hình 24: Biểu đồ tuần tự chức năng Thêm nhà cung cấp................................65
Hình 25: Biểu đồ tuần tự chức năng Sửa nhà cung cấp...................................65
Hình 26: Biểu đồ tuần tự chức năng Xoá nhà cung cấp..................................66
Hình 27: Biểu đồ tuần tự chức năng Thêm khách hàng..................................66
Hình 28: Biểu đồ tuần tự chức năng Sửa khách hàng.....................................67
Hình 29: Biểu đồ tuần tự chức năng Xoá khách hàng.....................................67
Hình 30: Biểu đồ tuần tự chức năng Thêm nhân viên.....................................68
Hình 31: Biểu đồ tuần tự chức năng Sửa nhân viên........................................68
Hình 32: Biểu đồ tuần tự chức năng Xoá nhân viên........................................69
Hình 33: Biểu đồ lớp.......................................................................................70
Hình 34: Giao diện trang chủ..........................................................................76
Hình 35: Giao diện trang hướng dẫn mua hàng..............................................77
Hình 36: Giao diện trang chi tiết sản phẩm.....................................................78
Hình 37: Giao diện trang giỏ hàng..................................................................79
Hình 38: Giao diện trang thanh toán...............................................................80
Hình 39: Giao diện trang quản trị...................................................................81
Hình 40: Giao diện trang quản lý sản phẩm....................................................81
6
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1: Phiếu khảo sát nhu cầu Tôn của người tiêu dùng...............................36
Bảng 2: Các chức năng của hệ thống..............................................................44
Bảng 3: Danh sách các Actor..........................................................................45
Bảng 4: Danh sách các use case......................................................................45
Bảng 5: Các đối tượng trong CSDL................................................................71
Bảng 6: Đối tượng loại tôn..............................................................................71
Bảng 7: Bảng mẫu tôn.....................................................................................72
Bảng 8: Bảng nhà cung cấp.............................................................................72
Bảng 9: Bảng hoá đơn nhập............................................................................73
Bảng 10: Bảng hoá đơn bán............................................................................73
Bảng 11: Bảng chi tiết hoá đơn nhập, bán.......................................................74
Bảng 12: Bảng nhân viên................................................................................74
Bảng 13: Bảng người dùng.............................................................................75
7
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CSDL
Từ đầy đủ
Giải thích
Cơ sở dữ liệu
8
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1
Lý do chọn đề tài
Ngày nay với việc khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là
công nghệ thông tin, những gì mà công nghệ thông tin tạo ra giúp con người phát
triển trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc áp dụng
công nghệ thông tin vào thương mại điện tử giúp cho việc mua bán trên mạng ngày
càng dễ dàng và thuận tiện hơn, sẽ kích thích người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn
qua đó sẽ làm tăng doanh thu cho cửa hàng.
Hiện nay Tôn đang được sử dụng rất rộng rãi và được rất nhiều người tin dùng
với khả năng chống ăn mòn cao do môi trường gây ra, khả năng kháng nhiệt chống
nóng hiệu quả, độ bền cao, giá thành rẻ, nhiều màu sắc, kích thước, chủng loại,...
Cùng với đó là nhu cầu tiếp cận nhiều khách hàng online hơn và tạo được sự
tin tưởng của khách hàng Cty TNHH Việt Trung HY cần phải có một Website để
kích cầu sự tin tưởng và mua bán của khách hàng.
Với những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “ Xây dựng website bán
tôn cho công ty TNHH Việt Trung HY “.
1.2
Mục tiêu của đề tài
Nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng website bằng ASP.NET MVC,
HTML, CSS, bootstrap, cơ sở dữ liệu, kiểm thử chức năng của hệ thống.
Khảo sát, phân tích thiết kế hệ thống để xây dựng được một website bán tôn
cho cty Việt Trung HY đáp ứng yêu cầu thực tế, phục vụ một cách có hiệu quả cho
người dùng.
1.3
Giới hạn và phạm vi của đề tài
Hệ thống được lập trình trên Sublime text, Visual studio, Sql server.
Website được sử dụng những công nghệ ASP.NET MVC, HTML, CSS,
bootstrap.
9
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
Trình duyệt thử nghiệm mới có Cốc cốc và Chrome.
Website chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm tôn của Cty TNHH Việt Trung
HY.
1.4
Nội dung thực hiện
-
Khảo sát thực tế
-
Xác định và phân tích yêu cầu của hệ thống
-
Phân tích và thiết kế hệ thống bằng UML
-
Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống
-
Thiết kế giao diện
-
Lập trình cho các module của hệ thống
-
Kiểm thử các chức năng của hệ thống
-
Triển khai thực nghiệm hệ thống và nghiên cứu tính bải mật.
1.5
Phương pháp tiếp cận
-
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
o Phương pháp đọc tài liệu;
o Phương pháp phân tích mẫu;
o Phương pháp thực nghiệm.
10
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1
Tổng quan về ASP.NET
2.1.1 ASP.NET là gì?
ASP.NET là viết tắt của cụm từ Active Server Pages .NET (.NET là .NET
framework)
ASP.NET là một nền tảng ứng dụng web (web application framework) được
phát triển và cung cấp bởi Microsoft, cho phép những người lập trình tạo ra những
trang web động, những ứng dụng web và những dịch vụ web. Lần đầu tiên được
đưa ra thị trường vào tháng 2 năm 2002 cùng với phiên bản 1.0 của .NET
framework, là công nghệ nối tiếp của Microsoft’s Active Server Pages(ASP).
ASP.NET được biên dịch dưới dạng Common Language Runtime (CLR) cho phép
những người lập trình viết mã ASP.NET với bất kỳ ngôn ngữ nào được hỗ trợ bởi
.NET language. Phiên bản gần đây nhất của ASP.NET là phiên bản 4.6 được thiết kế
để hoạt động với giao thức HTTP. Đây là giao thức chuẩn được sử dụng trên tất cả
các ứng dụng web.
Các ứng dụng ASP.NET cũng có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ .NET.
Chúng bao gồm C#, VB.NET và J#.
2.1.2 Kiến trúc và thành phần ASP.NET
ASP.NET là một khung được sử dụng để phát triển ứng dụng dựa trên Web.
Kiến trúc cơ bản của khung công tác ASP.Net như dưới đây.
11
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
Hình 1: Kiến trúc cơ bản của khung công tác ASP.NET
Kiến trúc của khung công tác dựa trên các thành phần chính sau:
Ngôn ngữ – Một loạt các ngôn ngữ tồn tại cho khung .net. Chúng là
VB.net và C # có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng web.
Thư viện – .NET Framework bao gồm một tập hợp các thư viện lớp
tiêu chuẩn. Thư viện phổ biến nhất được sử dụng cho các ứng dụng
web trong .net là thư viện Web. Thư viện website có tất cả các thành
phần cần thiết được sử dụng để phát triển các ứng dụng dựa trên web.
Thời gian chạy ngôn ngữ chung ( Common Language Runtime ) –
Cơ sở hạ tầng ngôn ngữ chung (Common Language Infrastructure)
hoặc CLI là một nền tảng. Các chương trình .Net được thực thi trên nền
tảng này. CLR được sử dụng để thực hiện các hoạt động chính. Các
hoạt động bao gồm xử lý ngoại lệ và thu gom rác.
Dưới đây là một số đặc điểm chính của khung ASP.Net:
Chế độ mã phía sau – Đây là khái niệm phân tách thiết kế và mã.
Bằng cách thực hiện việc phân tách này, việc duy trì ứng dụng
12
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
ASP.Net trở nên dễ dàng hơn. Loại tệp chung của tệp ASP.Net là aspx.
Giả sử chúng ta có một trang web có tên MyPage.aspx. Sẽ có một tệp
khác gọi là MyPage.aspx.cs sẽ biểu thị phần mã của trang. Vì vậy,
Visual Studio tạo các tệp riêng biệt cho mỗi trang web, một cho phần
thiết kế và phần còn lại cho mã.
Quản lý trạng thái – ASP.Net có cơ sở để kiểm soát quản lý trạng
thái. HTTP được biết đến như một giao thức phi trạng thái. Hãy lấy
một ví dụ về một ứng dụng giỏ hàng. Bây giờ, khi người dùng quyết
định những gì muốn mua từ trang web, anh ta sẽ nhấn nút xác nhận.
Ứng dụng cần ghi nhớ các mục mà người dùng chọn mua. Điều này
được gọi là ghi nhớ trạng thái của một ứng dụng tại thời điểm hiện tại.
HTTP là một giao thức phi trạng thái. Khi người dùng truy cập trang
mua hàng, HTTP sẽ không lưu trữ thông tin trên các mục giỏ hàng.
Cần mã hóa bổ sung để đảm bảo rằng các mặt hàng trong giỏ hàng có
thể được chuyển đến trang mua hàng. Đôi khi việc thực hiện có thể trở
nên phức tạp. Nhưng ASP.Net có thể thay mặt bạn quản lý trạng thái.
Vì vậy, ASP.Net có thể nhớ các mục giỏ hàng và chuyển nó đến trang
mua hàng.
Bộ nhớ đệm – ASP.Net có thể thực hiện khái niệm về bộ đệm. Điều
này cải thiện hiệu suất của ứng dụng. Bằng cách lưu trữ những trang
mà người dùng thường yêu cầu có thể được lưu trữ ở một vị trí tạm
thời. Các trang này có thể được truy xuất nhanh hơn, và phản hồi tốt
hơn có thể được gửi đến người dùng. Vì vậy, bộ nhớ đệm có thể cải
thiện đáng kể hiệu suất của một ứng dụng.
ASP.NET là ngôn ngữ phát triển được sử dụng để xây dựng các ứng dụng dựa
trên web. ASP.Net được thiết kế để hoạt động với giao thức HTTP tiêu chuẩn.
2.1.3. Mô hình MVC là gì?
13
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
Mô hình MVC là một chuẩn mô hình và đóng vai trò quan trọng trong
quá trình xây dựng – phát triển – vận hành và bảo trì một hệ thống hay một
ứng dụng – phần mềm. Nó tạo ra một mô hình 3 lớp Model – View –
Controller tách biệt và tương tác nhau, giúp các chuyên gia có thể dễ dàng dựa
vào mô hình để trao đổi và xử lý những nghiệp vụ một cách nhanh chóng. Đây
là một mô hình đã xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 tại phòng thí
nghiệm Xerox PARC ở Palo Alto, nó không phụ thuộc vào môi trường, nền
tảng xây dựng hay ngôn ngữ phát triển. Chúng ta có thể áp dụng mô hình
MVC vào các dự án trong môi trường Windows, Linux… và sử dụng bất kỳ
ngôn ngữ nào như PHP, ASP, JSP…
Hình 2: Mẫu Model – View – Controller
2.1.4. Các lớp xử lý trong mô hình MVC
Mô hình MVC được chia làm 3 lớp xử lý gồm Model –View – Controller :
Model: Các đối tượng Model là một phần của ứng dụng, các đối tượng này thiết lập
logic của phần dữ liệu của ứng dụng. Thông thường, các đối tượng model lấy và lưu
trạng thái của model trong CSDL. Ví dụ như, một đối tượng Product (sản phẩm) sẽ
14
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
lấy dữ liệu từ CSDL, thao tác trên dữ liệu và sẽ cập nhật dữ liệu trở lại vào bảng
Products ở SQL Server.
Trong các ứng dụng nhỏ, model thường là chỉ là một khái niệm nhằm phân biệt hơn
là được cài đặt thực thụ, ví dụ, nếu ứng dụng chỉ đọc dữ liệu từ CSDL và gởi chúng
đến view, ứng dụng khong cần phải có tầng model và các lớp lien quan. Trong
trường hợp này, dữ liệu được lây như là một đối tượng model (hơn là tầng model).
Views: Views là các thành phần dùng để hiển thị giao diện người dùng (UI). Thông
thường, view được tạo dựa vào thông tin dữ liệu model. Ví dụ như, view dùng để
cập nhật bảng Products sẽ hiển thị các hộp văn bản, drop-down list, và các check
box dựa trên trạng thái hiện tại của một đối tượng Product.
Controllers: Controller là các thành phần dùng để quản lý tương tác người dùng,
làm việc với model và chọn view để hiển thị giao diện người dùng. Trong một ứng
dụng MVC, view chỉ được dùng để hiến thị thông tin, controller chịu trách nhiệm
quản lý và đáp trả nội dung người dùng nhập và tương tác với người dùng. Ví dụ,
controller sẽ quản lý các dữ liệu người dùng gởi lên (query-string values) và gởi
các giá trị đó đến model, model sẽ lấy dữ liệu từ CSDL nhờ vào các giá trị này.
Mẫu MVC giúp bạn tạo được các ứng dụng mà chúng phân tách rạch ròi các khía
cạnh của ứng dụng (logic về nhập liệu, logic xử lý tác vụ và logic về giao diện).
Mẫu MVC chỉ ra mỗi loại logic kể trên nên được thiếp lập ở đâu trên ứng dụng.
Logic giao diện (UI logic) thuộc về views. Logic nhập liệu (input logic) thuộc về
controller. Và logic tác vụ (Business logic – là logic xử lý thông tin, mục đích chính
của ứng dụng) thuộc về model. Sự phân chia này giúp bạn giảm bớt được sự phức
tạp của ứng dụng và chỉ tập trung vào mỗi khía cạnh cần được cài đặt ở mỗi thời
điểm. Ví dụ như bạn chi cần tập trung vào giao diện (views) mà không phải quan
tâm đến logic xử lý thông tin của ứng dụng.
Để quản lý sự phức tạp của ứng dụng, mẫu MVC giúp cho chúng ta có thể kiểm thử
ứng dụng dễ dàng hơn hẳn so với khi áp dụng mẫu Web Forms. Ví dụ, trong một
ứng dụng ASP.NET Web Forms, một lớp thường được sử dụng để hiển thị thông tin
xuất ra cho người dùng và đồng thời xử lý thông tin người dùng nhập. Việc xây
dựng các bộ test tự động cho ứng dụng Web Forms là rất phức tạp, bởi để kiểm thử
15
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
mỗi trang web, bạn phải khởi tạo đổi tượng trang, khởi tạo tất cả các control được
sử dụng trong trang và các lớp phụ thuộc trong ứng dụng. Và bởi vì có quả nhiều
lớp cần được khởi tạo để chạy được trang, thật khó để có thể viết các test chỉ tập
trung vào một khía cạnh nào đó của ứng dụng. Và vì thế, kiểm thử đối với các ứng
dụng dứa trên nền tảng Web Forms sẽ khó khăn hơn nhiều so với khi áp dụng trên
ứng dụng MVC. Hơn thế nữa, việc kiểm thử trên nền tảng Web Forms yêu cầu phải
sử dụng đến web server. Nến tảng MVC phân tách các thành phần và sử dụng các
interface (khái niệm giao diện trong lập trình hướng đối tượng), và nhờ đó có thể
kiểm thử các thành phân riêng biệt trong tình trạng phân lập với các yếu tố còn lại
của ứng dụng.
Sự phân tách rạch ròi ba phần của ứng dụng MVC còn giúp cho việc lập trình diễn
ra song song. Ví dụ như một lập trình viên làm việc với view, lập trình viên thứ hai
lo cài đặt logic của controller và lập trình viên thứ ba có thể tập trung vào logic tác
vụ của model tại cùng một thời điểm.
Sự tương tác giữa các lớp trong mô hình MVC:
Controller – View sẽ lấy những hình ảnh, nút bấm…hoặc hiển thị dữ liệu
được trả ra từ Controller để người dùng có thể quan sát và thao tác. Trong sự tương
tác này cũng có thể không có dữ liệu được lấy từ Model và khi đó nó chỉ chịu trách
nhiệm hiển thị đơn thuần như hình ảnh, nút bấm…
Controller – Model là luồng xử lý khi controller tiếp nhận yêu cầu và các
tham số đầu vào từ người dùng, controller sẽ sử dụng các lớp/hàm trong Model cần
thiết để lấy ra những dữ liệu chính xác.
View – Model có thể tương tác với nhau mà không qua Controller, nó chỉ đảm
nhận hiển thị dữ liệu chứ không phải qua bất kỳ xử lý nghiệp vụ logics nào. Nó
giống như các vùng dữ liệu hiển thị tĩnh trên các website như block slidebar…
2.1.5. Lý do lựa chọn ASP.NET MVC
Sử dụng ASP.NET MVC framework cho việc tạo ra các ứng dụng web vì
những lý do được liệt kê sau đây:
16
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
SoC: Một trong những lợi ích chính được đưa ra bởi ASP.NET MVC đó là
Separation of Concern (phân tách mối bận tâm). Framework này cung cấp sự phân
tách rất rõ gàng giữa model, logic nghiệp vụ, giao diện người dùng và dữ liệu.
Control: Khi bạn sử dụng framework ASP.NET MVC, bạn được cung cấp một
bộ control rất mạnh mẽ trên JavaScript, HTML và CSS so với các control được cung
cấp bởi một số hình thức truyền thống trên web.
Có khả năng kiểm thử: Framework ASP.NET MVC hỗ trợ việc kiểm thử các
ứng dụng web rất tốt. Vì vậy, nếu bạn muốn kiểm thử ứng dụng web của mình trước
khi đưa chúng cho người sử dụng, bạn có thể chỉ cần sử dụng ASP.NET MVC.
Gọn nhẹ: Framework này không sử dụng View State, hỗ trợ bạn trong việc
làm giảm băng thông của các request rất nhiều. Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên sử
dụng framework này nếu bạn quan tâm đến việc tạo ra các ứng dụng MVC tuyệt vời
và hữu ích dựa trên web.
View và Size của Control: Các framework ASP.NET thường phải đối mặt với
vấn đề của view state và kích thước của control trong HTML. Phần view lưu toàn bộ
dữ liệu đã được rendered và do đó kích thước các tập tin HTML trở nên lớn hơn.
Nếu bạn sử dụng một đường kết nối internet chậm, bạn sẽ quan sát thấy độ trễ trong
việc tải các trang web và ứng dụng. Vấn đề này không còn tồn tại trong framework
ASP.NET MVC cũng như nó không chứa một khái niệm về view ở trong đó. Bằng
cách sử dụng ASP.NET MVC, bạn sẽ không còn phải đối mặt với các vấn đề về thời
gian tải trang nữa.
Tích hợp: Khi bạn tích hợp MVC với jQuery, bạn có thể viết code của mình
chạy trong các trình duyệt web. Điều này sẽ giúp giảm tải cho các web server của
bạn.
Khả năng sử dụng: Bạn không cần phải có nhiều kiến thức kỹ thuật khi sử
dụng framework ASP.NET MVC. Tuy nhiên, bạn sẽ thích nó sau khi học được cách
17
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
làm cho nó hoạt động. Framework này tốt hơn rất nhiều so với nhiều hình thức trang
web khác. Lý do là nó hoạt động khá gần với các chiến lược làm việc của web và
được coi là khá dễ dàng và thú vị để sử dụng.
API Services: Một lợi thế lớn khác đó là việc rendered bởi MVC giúp bổ sung
thêm các API web services. Nếu bạn muốn thêm các service tới ứng dụng web của
mình, thì bạn chắc chắn cần phải tìm hiểu làm thế nào những service này hoạt động.
2.1.6. Quy trình triển khai trên website
Chuẩn bị: Để xây dựng được một website với ASP.NET MVC thì cần sử
dụng 1 IDE có hỗ trợ ASP .NET và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Sever, ở
đây em sử dụng Visual studio 2019 và SQL Sever 2017.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Khởi tạo project Mở visual studio và chọn create a new project
=> chọn project ASP .NET Web Application (.NET Framework)=>Chọn
Next
18
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
Hình 3: Khởi tạo một dự án ASP.NET MVC
“Lưu ý: Chọn ASP .NET Web Application (.NET Framework) có hỗ trợ ngôn ngữ
C# (như trên hình) trách chọn nhầm ASP .NET Web Application (.NET
Framework) nhưng hỗ trợ Visual basic ”
Bước 2: Đặt tên cho “project” => Chọn Location để chọn nơi lưu trữ của
Project. Khi hoàn thành các thông tin chọn “Create” để tiếp tục.
19
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
Bước 3: Chọn MVC và ở mục Add folders & core references cũng chọn MVC. Sau
đó ấn Create để khởi tạo project.
20
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
Sau khi hoàn thành 3 bước ta được một project như sau: Đây là một project
ASP.NET với mô hình MVC.
2.2
Tổng quan về HTML, CSS, BOOTSTRAP
2.2.1 HTML, CSS, BOOTSTRAP là gì?
HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là "Ngôn
ngữ Đánh dấu Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên
các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Cùng
với CSS và JavaScript, HTML tạo ra bộ ba nền tảng kỹ thuật cho World Wide Web.
HTML được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML và được sử dụng
trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một
chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản
chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999). Sau đó, các nhà phát triển đã
thay thế nó bằng XHTML. Hiện nay, HTML đang được phát triển tiếp với phiên
bản HTML5 hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Web.
CSS là ngôn ngữ tạo phong cách cho trang web – Cascading Style Sheet
language. Nó dùng để tạo phong cách và định kiểu cho những yếu tố được viết dưới
dạng ngôn ngữ đánh dấu, như là HTML. Nó có thể điều khiển định dạng của nhiều
21
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
trang web cùng lúc để tiết kiệm công sức cho người viết web. Nó phân biệt cách
hiển thị của trang web với nội dung chính của trang bằng cách điều khiển bố cục,
màu sắc, và font chữ.
BOOTSTRAP là một framework bao gồm các HTML, CSS và JavaScript
template dùng để phát triển website chuẩn responsive. Bootstrap cho phép quá trình
thiết kế website diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn dựa trên những thành tố cơ bản
sẵn có như typography, forms, buttons, tables, grids, navigation, image carousels…
Bootstrap là một bộ sưu tập miễn phí của các mã nguồn mở và công cụ dùng để tạo
ra một mẫu webiste hoàn chỉnh. Với các thuộc tính về giao diện được quy định sẵn
như kích thước, màu sắc, độ cao, độ rộng…, các designer có thể sáng tạo nhiều sản
phẩm mới mẻ nhưng vẫn tiết kiệm thời gian khi làm việc với framework này trong
quá trình thiết kế giao diện website.
2.2.2 Tại sao cần sử dụng HTML, CSS, BOOTSTRAP?
HTML cung cấp cấu trúc cơ bản của các trang web, được cải tiến và sửa đổi
bởi các công nghệ khác như CSS và JavaScript, HTML là cốt lõi của mọi trang
web. Sử dụng HTML, bạn có thể thêm tiêu đề, định dạng đoạn văn, ngắt dòng điều
khiển. Tạo danh sách, nhấn mạnh văn bản, tạo ký tự đặc biệt, chèn hình ảnh, tạo liên
kết. Hoặc xây dựng bảng, điều khiển một số kiểu dáng và nhiều hơn thế nữa.
CSS được sử dụng để kiểm soát trình bày, định dạng và bố cục. CSS mang lại
cho trang web của bạn phong cách mà bạn muốn. Những màu sắc đặc trưng, font
chữ phù hợp, và hình ảnh nền của website? Tất cả là nhờ CSS. CSS gần như tạo nên
bộ mặt của một website. Và nếu trang web của bạn ưa nhìn thì nó sẽ hấp dẫn và lôi
cuốn được người dùng.
BOOTSTRAP giúp cho lập trình viên thiết kế giao diện website rất nhiều thời
gian và công sức, bởi các thư viện của Bootstrap có rất nhiều đoạn mã sẵn sàng giúp
cho bạn có thể áp dụng vào website. Khi đó bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời
gian để tự viết code cho giao diện website. Với Bootstrap thì bạn có thể dựa vào nó
để phát triển nền tảng giao diện của chính website, Bootstrap cung cấp cho bạn hệ
thống Grid System mặc định có 12 cột và độ rộng là 940px. Đặc biệt với Bootstrap
22
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
thì bạn có thể thay đổi, nâng cấp và phát triển dựa trên các nền tảng này. Nền tảng
Bootstrap giúp việc phát triển giao diện website phù hợp với đa thiết bị trở nên dễ
dàng nhất, và đây cũng chính là xu thế khi thiết kế giao diện website.
2.3
Tổng quan về SQL Server
2.3.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server là gì?
SQL là ngôn ngữ phi thủ tục, không yêu cầu cách thức truy cập cơ sở dữ liệu
như thế nào. Tất cả các thông báo của SQL rất dễ dàng sử dụng và ít mắc lỗi. SQL
cung cấp các tập lệnh phong phú cho các công việc hỏi đáp dữ liệu như: Chèn, xóa
và cập nhật các hàng trong 1 quan hệ, thêm, xóa và sửa đổi các đối tượng của cơ sở
dữ liệu, điều khiển việc truy vấn tới cơ sở dữ liệu và các đối tượng của cơ sở dữ liệu
để đảm bảo tính bảo mật, tính nhất quán và sự ràng buộc của cơ sở dữ liệu. Đối
tượng của SQL server là các bảng dữ liệu với các cột và các hàng. Cột được gọi là
trường dữ liệu và hàng là bản ghi của bảng. Cột dữ liệu và kiểu dữ liệu xác định tạo
nên cấu trúc của bảng. Khi bảng được tổ chức thành một hệ thống cho một mục
đích sử dụng cụ thể vào công việc nào đó sẽ trở thành một cơ sở dữ liệu.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System - DBMS): Là một hệ
thống phần mềm cho phép tạo lập cơ sở dữ liệu và điều khiển mọi truy nhập đối với
cơ sở dữ liệu đó.
Trên thị trường phần mềm hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều phần
mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: Microsoft Access, Foxpro, DB2, SQL Server,
Oracle,.v.v…
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relation Database Management System RDBMS) là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ.
2.3.2 Tại sao cần sử dụng SQL Server?
Đối với website quản lý bán Tôn thì hệ thống có rất nhiều các loại bảng như:
Loại tôn, mẫu tôn, tìm kiếm, quản lý nhập hàng, quản lý bán hàng, thông kê,… Khi
23
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
này đòi hỏi một công cụ để cập nhật, phân tích và xử lý thông tin trong đó để phục
vụ cho hệ thống.
SQL cho phép truy cập dữ trong các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ,
mô tả dữ liệu, xác định dữ liệu trong cơ sở dữ liệu và thao tác dữ liệu đó, tạo và thả
các cơ sở dữ liệu và bảng, cho phép tạo chế độ view, thủ tục lưu trữ, chức năng
trong cơ sở dữ liệu, thiết lập quyền trên các bảng, thủ tục và view. SQL sẽ giúp quản
lý hiệu quả và truy vấn thông tin nhanh hơn, giúp bảo trì, bải mật thông tin dễ dàng
hơn.
Khi lưu trữ thông tin vào một hệ thống cơ sở dữ liệu thì chỉ cần gõ một câu
lệnh SQL rất ngắn là đã có thể trích xuất được thông tin cần. Việc thêm/sửa/xoá
cũng được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng.
2.3.3. Đặc điểm của một hệ quản trị CSDL
Sự trìu tượng hoá dữ liệu:
Ðể cho hệ thống có thể sử dụng được, hệ quản trị CSDL phải tra cứu hay tìm
kiếm dữ liệu một cách có hiệu quả. Ðiều này dẫn đến việc thiết kế các cấu
trúc dữ liệu phức tạp để biểu diễn dữ liệu trong CSDL này. Người phát triển
che dấu tính phức tạp này thông qua một số mức trừu tượng để đơn giản hoá
các tương tác của người sử dụng đối với hệ thống.
Hình 4: Ba mức trừu tượng dữ liệu
24
Xây dựng website bán Tôn cho Cty TNHH Việt Trung HY
Mức vật lý: Mức thấp nhất của sự trừu tượng mô tả dữ liệu được lưu trữ một cách
thực sự như thế nào. Tại mức vật lý, các cấu trúc dữ liệu mức thấp phức tạp được
mô tả chi tiết.
Mức logic: Mức cao tiếp theo của sự trừu tượng hoá mô tả những dữ liệu nào được
lưu trữ và các mối quan hệ nào tồn tại giữa các dữ liệu này. Mức logic của sự trừu
tượng được xác định người quản trị CSDL, cụ thể phải quyết định những thông tin
gì được lưu trữ trong CSDL.
Mức khung nhìn: Mức cao nhất của sự trừu tượng mô tả chỉ một phần của toàn bộ
CSDL. Mặc dù sử dụng các cấu trúc đơn giản mức logic, một số phức tập vẫn còn
tồn tại do kích thước lớn của CSDL. Thực chất những người sử dụng chỉ cần truy
nhập đến một phần CSDL, do vậy sự tương tác của họ với hệ thống này là đơn giản
hoá và mức khung nhìn của sự trừu tượng được xác định. Hệ thống có thể được
cung cấp nhiều khung nhìn đối với cùng một cơ sở dữ liệu.
Ngôn ngữ CSDL
Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường cung cấp hai kiểu ngôn ngữ khác nhau
đó là: ngôn ngữ mô tả sơ đồ cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ biểu diễn các truy vấn và các
cập nhật cơ sở dữ liệu.
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language - DDL)
+ Một sơ đồ CSDL đặc tả bởi một tập các định nghĩa được biểu diễn bởi một
ngôn ngữ đặc biệt được gọi là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. Kết quả của việc dịch
các ngôn ngữ này là một tập các bảng được lưu trữ trong một tệp đặc biệt được gọi
là từ điển dữ liệu hay thư mục dữ liệu.
+ Một từ điển dữ liệu là một tệp chứa các siêu dữ liệu có nghĩa là các dữ liệu
về dữ liệu. Tệp này được tra cứu trước khi dữ liệu thực sự được đọc hay được sửa
đổi trong hệ CSDL.
25