Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điều cần biết về thuốc viên tránh thai khẩn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.39 KB, 5 trang )

THÔNG TIN CẬP NHẬT

Những điều cần biết về thuốc viên
tránh thai khẩn cấp
Nguyễn Thị Thiên Hương*
*BV. Hùng Vương. Email: ; DĐ: 0909001205

Ngày nay, tại Việt Nam, độ tuổi quan hệ tình
dục lần đầu ngày càng giảm đồng thời tỉ lệ
phụ nữ sống độc thân có quan hệ tình dục
ngày càng cao, cùng với sự thiếu kiến thức
về các biện pháp tránh thai (BPTT) dẫn đến
sự gia tăng đáng kể những thai kỳ ngoài ý
muốn. Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai cao
nhất Châu Á, và là một trong 5 nước có tỉ lệ
nạo phá thai cao nhất thế giới, bình quân có
khoảng một triệu trường hợp phá thai hàng
năm,1 chiếm 52% số sanh sống. Tình trạng có
thai ngoài ý muốn cao không chỉ vì các cặp
vợ chồng không áp dụng BPTT nào mà còn
do sử dụng các BPTT không đúng cách.
Theo thống kê của Tổng Cục Dân Số và Kế
Hoạch Hóa Gia Đình, năm 2011, tỉ lệ các cặp
vợ chồng áp dụng các BPTT là 78% trong đó
biện pháp tránh thai hiện đại gần 69%, nhưng
tỉ lệ thất bại cũng nhiều gần 50%, các trường
hợp phá thai cho biết có sử dụng biện pháp
tránh thai vào thời điểm trước khi có thai.13
Những trường hợp không áp dụng đúng
cách hay thất bại với biện pháp tránh thai
đang sử dụng như thủng hay tuột bao cao su


(BCS), quên uống thuốc viên tránh thai hằng
ngày và uống bù không đúng cách, rơi dụng
cụ tử cung (DCTC)… hoặc giao hợp không
được bảo vệ thì khi đó thuốc viên tránh thai
khẩn cấp (TTKC) sẽ là một biện pháp cần
thiết, tương đối an toàn và hiệu quả để tránh
mang thai ngoài ý muốn.
Sử dụng thuốc viên TTKC là phương pháp
kín đáo, có hiệu quả, thuận tiện, đặc biệt là
ở đối tượng phụ nữ không quan hệ tình dục
thường xuyên, hoặc không áp dụng biện pháp

tránh thai nào khi quan hệ tình dục nhưng đòi
hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết cơ
bản về thuốc mình đang sử dụng, phải quan
tâm và sử dụng đúng theo hướng dẫn thì sự
kiểm soát sinh sản bằng thuốc viên TTKC
mới có hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn sức
khỏe của người sử dụng.
Thuốc viên tránh thai khẩn cấp
Lịch sử biện pháp tránh thai khẩn cấp
Cuối những năm 1920, các nhà khoa học đã
chứng minh được rằng khi sử dụng estrogen
có nguồn gốc từ buồng trứng sẽ ảnh hưởng
đến khả năng có thai của động vật có vú. Các
bác sĩ thú y đã ứng dụng kết quả nghiên cứu
này để tránh thai cho chó, ngựa và thu được
kết quả khả quan.22
Năm 1974, phương pháp tránh thai khẩn
cấp có tên “Yuzpe” được giới thiệu. Phương

pháp này sử dụng chính viên thuốc tránh
thai kết hợp liều thấp có sẵn, uống từ 3-7
viên cùng một lúc, tổng liều khoảng 100 µg
ethinylestradiol + 0,75 mg levonorgestrel.
Năm 1977, phương pháp này được cải tiến
thông qua việc chia liều ban đầu thành hai
liều nhỏ, uống cách nhau 12 giờ để giảm tác
dụng phụ của ethinylestradiol (tổng liều vẫn
giữ nguyên).26
Mifepristone được tìm ra năm 1980, bởi
Giáo sư người Pháp Etienne - Emile Baulieu
và khi nói đến Mifepristone, người ta hay
nghĩ đến tác dụng gây sảy thai. Sau 12 năm
kể từ khi ra đời ở Pháp, thuốc này mới được
FDA cho phép lưu hành ở Mỹ.9
35


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 15, Số 2, Tháng 05 – 2015

Năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới chứng
minh levonorgestrel an toàn và hiệu quả trong
tránh thai khẩn cấp.25 Postinor 0,75mg là một
thuốc ngừa thai khẩn cấp chứa levonorgestrel,
có mặt trên thị trường Việt Nam từ năm 1992.
Các loại thuốc viên tránh thai khẩn cấp
Các BPTT thường dựa trên nguyên lý tác
động ngược lại với sinh lý thụ thai, nhằm
ức chế hoạt động của tinh trùng, ức chế phát
triển nang noãn, ức chế phóng noãn, ức chế

sự thụ tinh và cuối cùng là ức chế sự làm tổ
của phôi. Các biện pháp này thường được
áp dụng chủ động từ trước khi có quan hệ
tình dục và đạt hiệu quả cao. Duy nhất tránh
thai khẩn cấp được áp dụng sau giao hợp
mà không có hoặc thất bại khi áp dụng một
BPTT. Đây là một biện pháp tránh thai hoàn
toàn thụ động và cho kết quả khác nhau tùy
theo từng nghiên cứu.4
Phương pháp tránh thai khẩn cấp hiện đại
được chia thành hai nhóm chính là:2,4
- Đặt dụng cụ tử cung khẩn cấp.
- Thuốc uống.
Thuốc uống được sử dụng nhiều hơn so
với đặt DCTC do tính thuận tiện và kín đáo.
Trong nhóm TTKC có ba phương pháp:2,3,4,8,18
- Thuốc viên tránh thai kết hợp liều thấp
estrogen và progestin.
- Thuốc viên chỉ có progestin.
- Thuốc viên chứa mifepristone.
Hàm lượng và cách sử dụng thuốc tránh
thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp là phương pháp
sử dụng hormon để tránh thai sau giao hợp
không bảo vệ. Do vậy, viên thuốc tránh thai
khẩn cấp còn được gọi là “viên thuốc sau giao
hợp” hoặc “viên thuốc sáng hôm sau”. Thuật
ngữ “viên thuốc tránh thai khẩn cấp” được
nhiều người chấp nhận nhất. Thuật ngữ này
có ý nhắc nhở đây không phải là một phương

pháp tránh thai chủ động, mà đây là phương
36

pháp hoàn toàn bị động, tránh sự hiểu lầm là
thuốc chỉ được sử dụng vào buổi sáng sau
giao hợp.4,16
Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa progestin
có hai loại là: (1) Chỉ có progestin; (2) Phối
hợp progestin và estradiol.
* Thuốc viên TTKC chỉ có progestin:
levonorgestrel có hoạt tính kháng hormon
hướng sinh dục mạnh và thời gian bán hủy
dài.23
Tại Việt Nam, chế phẩm này có tên Postinor,
được sản xuất dưới hai dạng:
- Vỉ một viên duy nhất (Postinor-1), hàm
lượng 1,5mg levonorgestrel. Uống thuốc
càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau giao
hợp, và không quá 72 giờ sau giao hợp.4
- Vỉ hai viên (Postinor-2), mỗi viên chứa 0,75
mg levonorgestrel. Viên thứ nhất uống càng
sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau giao hợp.
Viên thứ hai uống sau viên thứ nhất 12 giờ.4
* Mifepristone 10mg là một dạng
antiprogestin dùng 01 viên duy nhất trong
vòng 120 giờ ngay sau giao hợp.
Các thuốc viên TTKC không được dùng quá
2 lần trong một tháng, không sử dụng như
một biện pháp tránh thai thường xuyên.
Cơ chế tác dụng4,26

Khi chưa phóng noãn: Levonorgestrel có thể
ức chế rụng trứng 5-7 ngày, trong khoảng thời
gian này nếu giao hợp thì tinh trùng sẽ không
thụ tinh được. Sự ức chế này phụ thuộc vào
thời gian, tần số và hàm lượng thuốc đưa vào
cơ thể.
Khi đã phóng noãn hoặc đã thụ tinh: thuốc
làm giảm nhu động của ống dẫn trứng, ngăn
cản sự di chuyển của trứng và tinh trùng làm
cho quá trình thụ tinh thất bại. Thuốc còn có
tác dụng làm thay đổi đặc tính chất nhầy cổ
tử cung, cản trở sự di chuyển của tinh trùng.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hạn chế sự
phát triển của nội mạc tử cung, gián tiếp ngăn


THÔNG TIN CẬP NHẬT

cản quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Tính hiệu quả
Hiệu quả của thuốc viên TTKC thay đổi
tùy theo thời điểm tương đối giữa giao hợp
không an toàn và rụng trứng trong chu kỳ
kinh nguyệt. Dù sao thì khi phôi đã làm tổ thì
việc sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp không
hiệu quả và vì viên thuốc tránh thai khẩn cấp
không có tác dụng phá thai.
Tính hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
thời gian, loại thuốc, nồng độ thuốc, độ tuổi
dùng thuốc, BMI, tần số giao hợp, bệnh lý

viêm dạ dày ruột, các thuốc uống cùng gây
ức chế tác dụng của thuốc (như Phenyltoin,
Phenobarbital, Rifampicine…) và thời điểm
uống thuốc so với ngày rụng trứng.4,21
Tỷ lệ thất bại của thuốc viên TTKC từ 0 –
2,4%, thay đổi theo tuổi, thất bại cao gấp 3,1
lần ở nhóm tuổi 25 – 29 tuổi, giảm xuống 0,3
lần ở nhóm tuổi trên 30. Với viên Postinor-2
nếu dùng viên thứ nhất sau giao hợp không
bảo vệ trong vòng 12 giờ thì tỷ lệ có thai là
0,5%, trong khi sử dụng viên thứ nhất sau
giao hợp 60 – 72 giờ thì tỷ lệ có thai là 4%.4,18
thuốc viên TTKC còn tỏ ra kém hiệu quả hơn
đối với phụ nữ béo phì với BMI > 30.
Đối với thuốc viên TTKC chứa progestin
liều cao tỷ lệ thành công được các nghiên
cứu ghi nhận từ 75% - 98%,17,20,26 sự thành
công phụ thuộc vào thời điểm dùng thuốc,
uống thuốc càng sớm thì ngừa thai càng cao.
Nếu uống viên đầu tiên trong vòng 24 giờ
thì hiệu quả là 95%, nếu uống viên thứ nhất
sau 72 giờ hiệu quả chỉ còn là 54%.24 Đối
với Mifepristone, hiệu quả tránh thai từ 75%80%. Tỷ lệ dung nạp của Mifepristone là
94% còn levonorgestrel là 91%. Mifepristone
có tác dụng phụ ít hơn so với các thuốc tránh
thai khẩn cấp khác.10
Về lý thuyết, thuốc viên TTKC không hiệu
quả bằng các BPTT chủ động sử dụng thường
xuyên. Do vậy, các nghiên cứu luôn khuyến


cáo sau khi sử dụng thuốc viên TTKC nên
tiếp tục sử dụng các biện pháp rào cản cho
đến kỳ kinh sau.4,21
Tính an toàn
Các nghiên cứu đều ghi nhận thuốc viên tránh
thai kết hợp liều thấp dùng để tránh thai khẩn
cấp không gây dị dạng hay khuyết tật bẩm
sinh và không làm tăng nguy cơ thai ngoài
tử cung.4
Tác dụng phụ và tác dụng có hại của thuốc
tránh thai khẩn cấp
Levonorgestrel 26
Ói chỉ xảy ra 1%. Buồn nôn thường xuyên
hơn (14%). Rối loạn kinh nguyệt: 16% rong
huyết trong vòng 7 ngày sau dùng TTTKC
levonorgestrel. Khoảng 50% phụ nữ có kinh
sớm hơn hoặc trễ hơn vài ngày so với chu
kỳ bình thường. Do đó thuốc viên TTKC chỉ
có progestin thích hợp cho những phụ nữ có
chống chỉ định với thuốc viên tránh thai phối
hợp như bệnh gan, tiền sử thuyên tắc mạch.
Không có bằng chứng làm tăng nguy cơ thai
ngoài tử cung, không liên quan tới những
biến đổi của các yếu tố đông máu hay nguy
cơ quái thai.14 Tác dụng phụ khác của thuốc
viên TTKC là nhức đầu, chóng mặt, căng
ngực, đau bụng, mệt mỏi… Những tác dụng
phụ này chỉ xảy ra vài ngày sau dùng thuốc
và tồn tại trong vòng 24 giờ.
Mifepristone

Tác dụng phụ buồn nôn và ói tương tự như
levonorgestrel.14
Mifepristone không thấy có liên quan tới
nguy cơ gây quái thai. Nếu uống thuốc trước
rụng trứng có thể trì hoãn rụng trứng 3-4
ngày, dẫn đến kéo dài chu kì kinh nguyệt. Do
đó dùng mifepristone thường bị trễ kinh.14,15
Những nghiên cứu về thuốc viên
TTKC tại Việt Nam:
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Nguyễn Khánh
37


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 15, Số 2, Tháng 05 – 2015

Trang ở 81 phụ nữ nạo phá thai lần đầu và 87
phụ nữ có thai lần đầu tại TP HCM năm 2001
có 14% dùng thuốc viên TTKC.6
Năm 2004, Nguyễn Thị Phương Dung tiến
hành đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về
các BPTT thông qua phỏng vấn 382 phụ nữ
đến phá thai lần đầu tại bệnh viện Phụ sản
Từ Dũ, ghi nhận 17.5% đã từng sử dụng và
chỉ có 6.5% có kiến thức đúng thuốc viên
TTKC.7
Nghiên cứu của Trần Thị Thu Tuyết năm
2006 trên 422 trường hợp đến nạo phá thai tại
bệnh viện Đại học Y Dược, ghi nhận 24,8%
biết khi nào cần dùng thuốc viên TTKC,
16,6% biết số viên cần dùng, chỉ có 7,8% biết

thời gian tối đa thuốc có hiệu quả, 11,8% biết
khoảng cách uống viên thứ hai là 12 giờ. Tỷ
lệ kiến thức đúng là 10,7%.12
Nghiên cứu của Đặng Minh Đức năm 2012
tại các trường đại học ở thành phố Cần Thơ
trên 1.194 nữ sinh viên cho thấy chỉ có 15%
có kiến thức đúng về thuốc viên TTKC.5
Năm 2014, Nguyễn Thị Thiên Hương thực
hiện nghiên cứu11 trên 216 phụ nữ có thai
ngoài ý muốn sau khi sử dụng thuốc viên
TTKC đến bỏ thai tại BV Hùng Vương, đã
ghi nhận ở phụ nữ sử dụng thuốc viên TTKC
loại vỉ 1 viên có 12,9% người có kiến thức
đúng, và có đến 87,1% người sử dụng đúng.
Trong khi ở những phụ nữ sử dụng thuốc viên
TTKC loại vỉ 2 viên chỉ có 3,2% người có
kiến thức đúng và cũng chỉ có 29,3% người
sử dụng đúng. Số phụ nữ sử dụng thuốc viên
TTKC đúng ở nhóm dùng loại vỉ 1 viên cao
hơn hẳn nhóm dùng loại vỉ 2 viên vì họ chỉ
phải uống 1 viên duy nhất, không cần phải
quan tâm đến viên thứ hai nên rất tiện lợi.
Do sự thành công của thuốc viên TTKC phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm dùng
thuốc (uống thuốc càng sớm thì ngừa thai
càng cao. Nếu uống viên đầu tiên trong vòng
24 giờ thì hiệu quả là 95%, nếu uống viên thứ
nhất sau 72 giờ hiệu quả chỉ còn là 54%) và
38


hiệu quả của thuốc cao khi uống trước ngày
rụng trứng (nếu uống vào ngày rụng trứng
hoặc sau đó thì tỉ lệ thất bại lên đến 20%)
do đó mặc dù tỉ lệ thực hành đúng khá cao
nhưng họ vẫn có thai ngoài ý muốn.
Một điều đáng quan tâm là người bán thuốc
giữ vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn
cho khách hàng sử dụng thuốc viên TTKC vì
đa số nhận thông tin từ nhân viên tại các nhà
thuốc (49%). Chỉ có 6,5% nhận được thông
tin từ nhân viên y tế.
Kết luận
Khi người phụ nữ không áp dụng đúng cách
hay thất bại với biện pháp tránh thai đang sử
dụng hoặc giao hợp không được bảo vệ thì
thuốc viên tránh thai khẩn cấp sẽ là một biện
pháp cần thiết, tương đối an toàn và hiệu quả
để tránh mang thai ngoài ý muốn với ưu điểm
kín đáo và thuận tiện.
Do đặc điểm dù sử dụng đúng thuốc viên
TTKC nhưng người phụ nữ vẫn có thai ngoài
ý muốn cho thấy vấn đề quan trọng là phải
hiểu thuốc viên TTKC chỉ là biện pháp “chữa
cháy”, không bảo vệ hoàn toàn trong việc
tránh thai. Muốn đạt kết quả tránh thai cao
thì phải dùng biện pháp tránh thai có tác dụng
bảo vệ thường xuyên mà không phải là “khẩn
cấp”.
Tài liệu tham khảo
1. Belanger D và Khuất Thu Hồng (1996), Nạo phá

thai ở các phụ nữ trẻ độc thân tại Hà Nội, Việt
Nam”, Tạp chí dân số Châu Á – Thái Bình Dương.
Tr.179 – 185.
2. Bộ y tế (2009), Biện pháp tránh thai khẩn cấp,
Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản, tr.261 – 309.
3. Bộ Y tế- Ủy ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hóa
gia đình (2001) ,”Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
em- Kế hoạch hóa gia đình”. tr.3,105-108.
4. Bộ Y tế (1996), Module 15 “Viên tránh thai khẩn
cấp”.
5. Đặng Minh Đức, (2012), Kiến thức và thái độ về
viên uống tránh thai khẩn cấp của sinh viên các
trường Đại học tại thành phố Cần Thơ, Luận văn
thạc sĩ, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh,


THÔNG TIN CẬP NHẬT
tr. 56-62.
6. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2001), Một số yếu tố
liên quan đến nạo phá thai ở phụ nữ có thai lần đầu
tại TPHCM, Tạp chí Y Tế Công Cộng, tr.38-44
7. Nguyễn Thị Phương Dung (2004), “Kiến thức, Thái
độ, Thực hành về các phương pháp ngừa thai của
những phụ nữ nạo phá thai tại bệnh viện Từ Dũ”.
Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh
8. Nguyễn Thị Thanh Hà, (2013), “Ngừa thai khẩn
cấp”, Những điều cần biết về ngừa thai khẩn cấp,
Chương trình đào tạo liên tục lần 44, Đại học Y

Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
9. Phạm Nga (2013). Khả năng đa dụng
của
Mifefriston,
http://suckhoedoisong.
vn/20100412090720642p0c14/kha-nang-da-dungcua-Mifepriston.htm
10.Tô Mai Xuân Hồng, (2011), “Thuốc ngừa thai khẩn
cấp”, Thực hành sản phụ khoa, Đại học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y Học, tr.
281-302.
11.Nguyễn thị Thiên Hương, Vũ thị Nhung (2015),
Khảo sát kiến thức – thực hành về thuốc ngừa thai
khẩn cấp ở phụ nữ có thai ngoài ý muốn đến phá
thai tại Bệnh viện Hùng Vương, Tạp chí Y học TP
Hồ Chí Minh Tập 19, phụ bản số 1, 2015. Tr 1-7
12.Trần Thị Thu Tuyết, (2006), Kiến thức, thái độ, hành
vi về thuốc tránh thai khẩn cấp của các trường hợp
phá thai tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố
Hồ Chí Minh, Luận văn nội trú, Đại học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh.
13.Tổng cục dân số và kế hoạch hoá gia đình (2012),
Tỷ lệ sử dụng tránh thai- CPR (%), 2000-2011.
Điều tra biến động dân số và KHHGĐ, 2000-2011,
Niên giám thống kê Bộ Y Tế.
14.Berek, J. S., Novak, E. (2012), “ Family Planning
“, Berek & Novak’s gynecology, Wolters Kluwer
Health/Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia,
15th, pp. 243-255.
15.Bos-Thompson, M. A., Hillaire-Buys, D., Roux, C.,
Faillie, J. L., Amram, D. (2008), “Mobius syndrome

in a neonate after mifepristone and misoprostol

elective abortion failure”, Ann Pharmacother, 42(6),
pp. 888-892.
16.Gemzell-Danielsson, K. (2010), “Mechanism of
action of emergency contraception”, Contraception,
82(5), pp. 404-409.
17.Ho PC, Kwan MS (1993), “A prospective
randomized comparison of levonorgestrel with the
Yuzpe regimen in post coital contraception”. Hum
Reprod, p.389-392.
18.Irene Borten Krivine, Diane Winaver, người dịch
Phan Kế Cường (2004), “Các BPNT khẩn cấp”.
Tuổi vị thành niên, tình yêu và giới tính, Nxb. Phụ
nữ Hà Nội, p.128-130
19.M. T. Hickey (2009), “Female college students’
knowledge, perceptions, and use of emergency
contraception”. Journal of obstetric, gynecologic,
and neonatal nursing : JOGNN / NAACOG, 38 (4),
399-405.
20.Piaggio G, Von Hertzen H, Grimes DA, Van Look PF
(1999) ,”Timing of emergency contraception with
levonorgestrel or the Yuzpe regimen. Task Force
on Postovulatory Methods of Fertility Regulation”.
Lancet, p. 353,721.
21.Pathfinder International, “Emergency contraceptive
pills (ECPs) service delivery guidelines”.
22.Pramilla Senanayake and Malcolm Potts (1995),”
An Allas of contraception”, p.11.
23.Regine Sitruk Ware (2004), “Progestogens and

Contraception”. Gynaecology forum, vol.9, No.2,
p.12.
24.Rodriques I, Grou F, Joly J (2001) “Effectiveness of
emergency contraception pills between 72 and 120
hours after unprotected sexual intercourse”. Am J
Obstet Gynecol, 184:531-7.
25.World Health Organization (1996),” Improving
Access to Quality Care in Family Planning: Medical
Eligibility Criteria for Contraceptive Use”. IN 32
(Ed.). Geneva: World Health Organization.
26.Williams
(2010),”
Contraception”,
Obtetrics 21st edition, p.692-694.

Williams

39



×