Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu phương pháp chế biến và một số tác dụng sinh học của vị thuốc phụ tử Sapa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.41 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN VÀ MỘT SỐ
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA VỊ THUỐC PHỤ TỬ SAPA
PHÙNG HOÀ BÌNH1 - NGUYỄN TRỌNG
THÔNG2
BÙI HỒNG CƯỜNG3
1
Trường ĐH Dược Hà Nội.
2
Trường ĐH Y Hà Nội.
3
Cty Traphaco và CS
I. ĐẶT VẤN ÐỀ
Phụ tử - một vị thuốc quý trong 4 đầu vị của y dược học cổ truyền (YDHCT): "Sâm, nhung,
quế, phụ". Hiện nay, nguồn thuốc sử dụng trong nước chủ yếu được nhập không chính thức từ Trung
Quốc nên không có tiêu chuẩn chất lượng gây tâm lý lo ngại trong giới thầy thuốc YDHCT. Vì vậy,
nhiều thầy thuốc không sử dụng nó.
Nhân dân Sa Pa, Bắc Hà (tỉnh Lao Cai) đã trồng và sử dụng cây ô đầu phụ tử làm thuốc từ
nhiều năm trước đây. Song, chỉ theo kinh nghiệm riêng nên không đảm bảo an toàn.
Năm 1970- 1990, GS.TS Phạm Thanh Kỳ và CS đã nghiên cứu một cách hệ thống về thực vật,
chế biến, hoá học và một số tác dụng sinh học của vị thuốc phụ tử Aconitum fortunei Hemsl [1].
Sau chiến tranh biên giới (1979), cây phụ tử bị triệt phá và mất giống hoàn toàn. Nhân dân địa
phương phục hồi lại giống phụ tử không rõ nguồn gốc.
Việc nghiên cứu lại cây thuốc mới này là thực sự cần thiết nhằm lựa chọn phương pháp chế
biến phù hợp, xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm để đưa vào sử dụng an toàn, hiệu quả.
II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu nghiên cứu
- Mẫu cây ô đầu phụ tử được thu hái tại thị trấn Sapa vào tháng 9 năm 2001, 2002.
Ðã được GS. Vũ Văn Chuyên xác định tên khoa học là Aconitum carmichaeli Debx. Họ
Ranunculaceae.
- Phụ tử được thu hoạch tháng 9/2001, bỏ củ cái (ô đầu), thu lẩy củ nhánh (phụ tử) phơi khô.
2. Phương pháp nghiên cứu


a) Chế biến
- Trên cơ sở phương pháp chế biến của Trung Quốc [2,3] và cơ chế giảm độc của phụ tử,
chúng tôi tiến hành chế biến ngâm phụ tử trong dung dịch muối MgCl2 và NaCl đến khi hết vị tê với
các thời gian ngâm khác nhau. Sau đó, phụ tử được thái thành phiến, luộc đến khi chín đều, phơi sấy
khô.
b) Ðịnh tính và định lượng alcaloid:
- Chuẩn bị mẫu: Kiềm hoá alcaloid bằng NH4 OH, chiết bằng ether, làm khan nước bằng
Na2SO4 , bốc hơi đến khô, được cắn. Hoà tan cắn trong dung dịch (dd) H2SO4 tiến hành các phản ứng
- Ðịnh tính alcaloid bằng phản ứng hoá học với các thuốc thử: TT Dragendoff, TT Bouchardat,
TT Mayer, Dd Resorcin
- Ðịnh tính alcaloid bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM)
Chất hấp phụ: Silicagel G; Dung môi khai triển: Cloroform/Methanol (9/1); Thuốc thử: Dragendorff.


- Ðịnh lượng alcaloid toàn phần trong các mẫu nghiên cứu (MNC) theo phương pháp DĐVN
III [4].
c) Nghiên cứu thăm dò một số tác dụng sinh học.
Dựa vào kết quả định tính, định lượng alcaloid ở trên, chọn MNC để thử tác dụng trên tim ếch
cô lập; chọn mẫu có tác dụng tốt nhất để thử độc tính cấp và xác định LD50
+ Thử tác dụng trên tim ếch cô lập theo phương pháp Straub.
Bột thô MNC được chiết bằng ethanol, cô tới cắn. Cắn được hoà tan trong dd Ringer để có các
nồng độ khác nhau. Dùng các dd này để nuôi tim ếch lần lượt từ nồng độ thấp đến cao. Mỗi lô thử
thuốc tiến hành trên 5 tim ếch. Ghi hoạt động của tim bằng máy ghi nhịp tim. Ðo tần số và biên độ tim
trong 5 phút đầu kể từ khi bắt đầu thử thuốc. Thuốc có tác dụng cường tim tốt khi đồng thời tăng cả
biên độ và tần số mà không gây loạn nhịp tim. Ðánh giá tác dụng của thuốc bằng cách so sánh tần số
hoặc biên độ tim ếch trước (I) với sau (II) khi thử thuốc ở độ tin cậy 95%.
+ Thử độc tính cấp của MNC theo đường uống.
Chuột nhắt trắng trọng lượng 18-22g cả 2 giống được chia mỗi lô 5 con. Mỗi lô, cho chuột
uống theo liều khác nhau. Theo dõi tình trạng chuột và số chuột chết trong 72 giờ, xác định LD50 theo
phương pháp Kaber.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Chế biến
+ Phương pháp 1: Công thức: Phụ tử (khô) 100g, Dung dịch MgCl2 30% 120g; Nước 90ml
Mẫu 1 : ngâm đến khi hết vị tê, thời gian ngâm là 14 ngày, được mẫu NN1
Mẫu 2: ngâm 150 ngày, phụ tử đã hết vị tê, được mẫu ND1
+ Phương pháp 2: Công thức: Phụ tử (khô) 100g; Dung dịch MgCl2 30% 120g; NaCl 90g; Nước
180ml
Mẫu 1 : ngâm đến khi hết vị tê, thời gian ngâm là 12 ngày, được mẫu NN2.
Mẫu 2: ngâm 150 ngày, phụ tử hết vị tê, được mẫu ND2.
Sau giai đoạn ngâm, phụ tử được thái thành phiến, luộc đến khi chín đều, phơi sấy khô. Cả 4
mẫu trên đều không còn vị tê.
2. Ðịnh tính và định lượng alcaloid
- Ðịnh tính alcaloid bằng phản ứng hoá học:
Kết quả tất cả các mẫu: PTS, NN1, NN2, ND1, ND2, Dịch ngâm NN1, Dịch ngâm NN2, Dịch
ngâm ND1, Dịch ngâm ND2 đều cho phản ứng dương tính với các thuốc thử: TT Dragendoff, TT
Bouchardat, TT Mayer, Dd Resorcin
- Ðịnh tính alcaloid bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM). Kết quả được ghi trên bảng 1.
Bảng 1. Tất quả phân tích alcaloid các MNC phụ tử bằng SKLM.
Số TT

100.Rf

1
2
3

15
23
32


Aconitin

Vết alcaloid trên sắc ký đồ
PTS
NN1
NN2
ND1
V
++
++
++
++
+++
+++
++
++

ND2
V
++


4
38
+++
+++
V
V
V
5

65
V
V
V
6
69
++
V
V
V
7
75
++
V
V
8
88
V
V
V
V
9
99
V
V
V
V
Ðịnh lượng alcaloid toàn phần trong các MNC. Kết quả được ghi ở bảng 2.

V

++
V
V

Bảng 2. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong các MNC phụ tử.
TT
1
2
3
4
5

Mẫu nghiên cứu
PTS
NN1
NN2
ND1
ND2

Hàm lượng alcaloid (%)
0,70
0,42
0,39
0,16
0,19

Nhận xét:
- Tất cả các MNC phụ tử đều cho phản ứng dương tính với thuốc thử chung của alcaloid và dd
Resorcin chứng tỏ các MNC đều có alcaloid aconit.
- Trên sắc ký đồ, thấy mẫu phụ tử sống có vết 4 (Rf = 0,38) tương đương vết aconitin chuẩn,

các mẫu ngâm còn vết aconitin không rõ ràng.
- Hàm lượng alcaloid toàn phần: Mẫu phụ tử sống cao nhất, 2 mẫu ngâm 150 ngày giảm rất
nhiều, dưới mức quy định của DĐTQ (0,2%) [3]; 2 mẫu ngâm ngắn ngày có hàm lượng cao hơn mức
quy định này.
3. Nghiên cứu thăm dò một số tác dụng sinh học MNC.
Chọn MNC là NN1, NN2 để thử tác dụng trên tim ếch cô lập; chọn mẫu có tác dụng tốt nhất
để thử độc tính cấp và xác định LD50.
a) Thử tác dụng trên tim ếch cô lập
Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng 3.
Bảng 3. Tác dụng của dịch chiết các MNC
(NN1. & NN2) ở các nồng độ khác nhau trên tim ếch cô lập
Mẫu
NC

NN1

NN2

Nồng
độ
(g/l)
2,0

Tần số (lần/phút)
n
5

4,0
10,0
20,0


5
5
5

40,0

5

2,0

5

trước (I)

sau (II)

32,2
±10,1
32,2 ±2,9
35,2 ±3,2
38,4 ±5,9

32,3
±10,1
33,6 ±5,8
36,6 ±4,1
39,6
±0,53
53,2 ±2,6

47,2 ±8,9

42,0
±11,5
47,6 ± 7,9

Biên độ (cm)
P

P

trước (I)

sau (II)

> 0,05

2,40 ±0,82

2,56 0,88

> 0,05

> 0,05
> 0,05
> 0,05

1,78 ±0,62
2,06 ±0,57
1,62 ±0,41


1,9 ±0,52
2,38 ±0,55
2,18 ±0,53

> 0,05
> 0,05
> 0,05

< 0,01

1,78 ±0,28

2,30 ±0,10

< 0,01

> 0,05

15,52

1,55 ±0,45

> 0,05


4,0
10,0

5

5

20,0

5

32,2 ±4,3
34,6
±10,7
33,2 ±6,7

33,6 ±5,1
44,0
±14,6
36,8 ±7,0

> 0,05
< 0,05

±0,44
2,23 ±0,83
2,34 ±0,70

2,38 ±0,69
3,08 ±0,82

> 0,05
< 0,05

< 0,05


1,74 ±0,22

1,98 ±0,26

< 0,05

Nhận xét:
+ NN1 chỉ có tác dụng cường tim ở nồng độ 40g/l; NN2 biểu hiện rõ ngay ở liều thấp hơn: 10
và 20g/l.
+ Tất cả các mẫu thử ở nồng độ nghiên cứu đều không gây rối loạn nhịp tim kể cả liều thử
40g/l
b) Thử độc tính cấp của MNC theo đường uống: Chọn MNC là NN2.
Bột thô NN2 được chiết bằng ethanol, cô tới cắn, hoà tan cắn trong nước cất với các liều thử
khác nhau tương ứng: 5, 10, 20, 40, 80, 160, 320 gDL/KgTT. Cho từng lô 5 chuột uống các liều trên.
Theo dõi trong 72 giờ, thấy: Tất cả các lô thử đều không thấy chuột chết, chưa xác định được LD50 ở
các liều thử.
IV. BÀN LUẬN
Chế biến: Theo một số phương pháp hiện nay [3, 7], thường chế phụ tử ngay sau khi thu hoạch
(củ tươi) nên sẽ khó khăn khi đồng thời chế biến một lượng lớn. Việc nghiên cứu chế biến từ nguyên
liệu khô sẽ chủ động hơn. Trên cơ sở phương pháp chế biến của Trung Quốc [2] chúng tôi chọn
phương pháp chế biến đơn giản nhất nhưng an toàn và hiệu lực để thuận tiện cho việc sản xuất. Phụ tử
khô, sau khi ngâm 12-14 ngày thì vị tê còn không đáng kể.
- Thành phần hoá học: Tất cả các MNC đều cho phản ứng dương tính với alcaloid. Trên sắc ký
lớp mỏng, phụ tử sống có số vết alcaloid nhiều nhất, phụ tử chế ít hơn, đặc biệt vết Aconitin không rõ
ràng. Hàm lượng alcaloit toàn phần giảm nhiều (từ 0,70% xuống 0,16%) tuỳ thuộc vào phương pháp
chế biến. Alcaloid bị hoà tan một phần vào dịch ngâm. Sử dụng nước muối đậm đặc có thể làm giảm
độ khuếch tán alcaloid từ phụ tử ra dịch ngâm, vì thế hàm lượng alcaloid còn cao, vẫn giữ được tác
dụng của thuốc. Thời gian ngâm không được quá dài, làm giảm hoạt chất.
- Bằng cách sàng lọc, chúng tôi đã chọn được mẫu NN2 (phụ tử ngâm trong dung dịch muối

MgCl2 và NaCl) có tác dụng cường tim tốt nhất trong các mẫu nghiên cứu. Tác dụng cường tim có thể
do nhiều thành phần alcaloid: hypaconitin, mesaconitin... Về mặt lý thuyết, magnesi có tác dụng điều
hoà nhịp tim [5], đó là một yếu tố quan trọng hỗ trợ trong điều trị bệnh tim. Ở liều tối đa đã thử
(320g/KgTT chuột), thuốc không gây ngộ độc cấp khi thử bằng đường uống. Aconitin là thành phần
gây độc, loạn nhịp tim [61 đã bị giảm trong quá trình chế biến nên không gây loạn nhịp tim. Trên thực
tế, YDHCT thường dùng cho bệnh nhân dưới dạng uống dịch sắc hoặc bột nên có độ an toàn cao.
V. KẾT LUẬN
- Cây ô đầu phụ tử hiện đang được trồng tại Sapa là Aconitum carmichaeli Debx. Họ
Ranunculaceae. (GS Vũ Văn Chuyên xác định).
- Quy trình chế biến đơn giản: chế phụ tử từ củ khô, ngâm trong dịch nước muối đậm đặc (gồm
MgCl2 + NaCl), luộc chín sấy khô. Sản phẩm có tác dụng cường tim tốt, không gây loạn nhịp tim và
an toàn khi sử dụng bằng đường uống. Nghiên cứu ảnh hưởng của MgCl2 đến tác dụng của phụ tử là
việc cần làm tiếp sau.
Summary


A study for processing Radix Aconiti carmichaelii planted in Sapa (Lao Cai) by tradtional
methods. Radix Aconiti put in sodium and magnesium chloride solutions until having or without
slightly pungent and numb taste after 12 to 14 days. Studying the chemical composition shows that
contents of total alcaloids and aconitin were reduced. Radix Aconiti processed in different ways will
give different action of cardiotonic. A study in acute toxicity found that no mouse was dead in an oral
maximum dose of 320g radix Aconiti per kg body weight of mouse.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thanh Kỳ, Phùng Hoà Bình và CS Góp phần nghiên cứu cây ô đầu Việt Nam. Tạp chí Dược
học số 4/1990. trang 10,11,12.
2. Ban huấn luyện đào tạo dược liệu Trung Quốc. Kỹ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu. NXB
nông nghiệp - 1979. trang 465, 466, 467.
3. Pharmacopeia of the Pecople's Republic of China. English Edition 2000. Volum I. P 153-6.
4. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam III NXB Y học 2002. trang 437, 440-1
5. Dr Jean - Paul Curtay Josette Lyon. Bách khoa toàn thư về vitamin, muối khoáng và các yếu tố vi

lượng. NXB Y học - 2001. trang 239- 48
6 Jean Bruneton. Plantes toxiques Ve gétaux dangereux pour I' Homme et les animaux Editions TEC
& DOC 1999. P 399.
7. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học 1999. trang 876-82
___________________________
Tạp chí Dược học -Số 2/2003Trang 21-24



×