Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu điều chế cao đặc và thử một số tác dụng sinh học của bài thuốc nuna

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 84 trang )




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



LÊ THU TRANG


NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐẶC
VÀ THỬ MỘT SỐ TÁC DỤNG
SINH HỌC CỦA BÀI THUỐC NUNA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




HÀ NỘI_2013



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



LÊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐẶC


VÀ THỬ MỘT SỐ TÁC DỤNG
SINH HỌC CỦA BÀI THUỐC NUNA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn
PGS.TS. Vũ Văn Điền
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền
2. Bộ môn Dược lý trường đại học Y
Hà Nội



HÀ NỘI_2013


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Vũ Văn Điền - người thầy
đã luôn quan tâm tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thiện khóa luận này.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Thị Vân Anh - trưởng bộ
môn Dược lý trường đại học Y Hà Nội đã giúp tôi thử tác dụng sinh học của bài
thuốc trên chuột được trình bày trong khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên trong
bộ môn Dược học cổ truyền - trường đại học Dược Hà Nội và bộ môn Dược lý -
trường đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin gửi tới các thầy cô và cán bộ trường đại học Dược Hà Nội lời
cảm ơn chân thành vì đã dạy bảo tôi trong suốt năm năm học tập và nghiên cứu tại

trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến gia đình, người thân, bạn
bè và những người đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên


Lê Thu Trang



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Tóm tắt đại cương về bệnh dị ứng 2
1.1.1. Theo YHHĐ 2
1.1.2. Theo YHCT 5
1.2. Tóm tắt thông tin về bài thuốc và vị thuốc 7
1.2.1. Thông tin về bài thuốc 7
1.2.2. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc 8
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Nguyên liệu, thiết bị nghiên cứu 21
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 21
2.1.2. Thiết bị, dung môi, hóa chất, súc vật nghiên cứu 21
2.2. Nội dung nghiên cứu 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Kiểm tra chất lượng các vị thuốc đầu vào cho nghiên cứu 22
2.3.2. Điều chế cao đặc 23

2.3.3. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc 24
2.3.4. Dự kiến tiêu chuẩn cao đặc 25
2.3.5. Thử tác dụng chống viêm cấp 25
Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 27
3.1. Kiểm tra chất lượng các vị thuốc 27
3.1.1. Núc nác 27
3.1.2. Kim ngân hoa 30


3.1.3. Đơn lá đỏ 32
3.1.4. Trần bì 34
3.1.5. Ké đầu ngựa 36
3.1.6. Cúc hoa 37
3.1.7. Tô mộc 39
3.2. Điều chế cao đặc 42
3.3. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc 45
3.3.1. Xác định các chỉ tiêu hóa lý 45
3.3.2. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao đặc 47
3.3.3. Kiểm tra các vị thuốc trong cao đặc bằng SKLM 53
3.4. Dự kiến tiêu chuẩn cao đặc 58
3.4.1. Yêu cầu chất lượng 58
3.4.2. Phương pháp thử 59
3.4.3. Đóng gói và bảo quản 59
3.5. Thử tác dụng chống viêm cấp của cao đặc 59
3.6. Bàn luận 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




GIẢI NGHĨA KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN
DL
DM
IC50
kl/tt
LD
50


Rf
SKLM
STT
TB
TT
YHCT
YHHĐ

Dược Điển Việt Nam
Dược liệu
Dung môi
Nồng độ ức chế 50% số chuột thí nghiệm
Khối lượng/thể tích
Liều gây chết 50% số chuột thí nghiệm
Hệ số lưu giữ
Sắc ký lớp mỏng
Số thứ tự
Trung bình
Thuốc thử

Y học cổ truyền
Y học hiện đại




DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20

Kết quả xác định độ ẩm núc nác

Hàm lượng chất chiết được bằng ethanol của núc nác
Kết quả xác định độ ẩm kim ngân hoa
Hàm lượng chất chiết được bằng ethanol của kim ngân hoa
Kết quả xác định độ ẩm đơn lá đỏ
Kết quả xác định độ ẩm trần bì
Kết quả xác định độ ẩm ké đầu ngựa
Kết quả xác định độ ẩm cúc hoa
Kết quả xác định độ ẩm tô mộc
Hàm lượng chất chiết được bằng ethanol của tô mộc
Các thông số trong quá trình chiết cao
Kết quả hiệu suất và tỷ lệ cao bài thuốc
Kết quả xác định độ ẩm cao đặc bài thuốc
Kết quả đo pH dung dịch cao thuốc 1% (kl/tt)
Hàm lượng chất chiết được bằng nước của cao đặc bài thuốc
Kết quả xác định tỷ lệ tro toàn phần của cao đặc
Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao đặc
Cân nặng trung bình của các lô chuột
Chiều dày tai phải của chuột trước và sau khi gây mô hình 6h
Khối lượng tai chuột và mức độ ức chế viêm
Trang
29
29
31
32
34
36
37
39
41
41

42
43
45
45
46
47
52
60
61
62






DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
HÌnh 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12

Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21
Hình 3.22

Ảnh thuốc phiến Núc nác
Ảnh đặc điểm bột Núc nác
Ảnh vị thuốc Kim ngân hoa
Ảnh đặc điểm bột Kim ngân hoa
Ảnh vị thuốc Đơn lá đỏ
Ảnh đặc điểm bột Đơn lá đỏ
Ảnh thuốc phiến Trần bì
Ảnh đặc điểm bột Trần bì
Ảnh vị thuốc Ké đầu ngựa
Ảnh đặc điểm bột Ké đầu ngựa
Ảnh vị thuốc Cúc hoa
Ảnh đặc điểm bột Cúc hoa
Ảnh vị thuốc Tô mộc
Ảnh đặc điểm bột Tô mộc
Sơ đồ bào chế cao đặc
Ảnh sắc kí đồ Núc nác
Ảnh sắc kí đồ Cúc hoa
Ảnh sắc kí đồ Kim ngân hoa
Ảnh sắc kí đồ Trần bì

Ảnh sắc kí đồ Tô mộc
Ảnh sắc kí đồ Đơn lá đỏ
Ảnh sắc kí đồ Ké đầu ngựa
Trang
27
27
30
30
33
33
35
35
37
37
38
38
40
40
44
54
55
55
56
57
57
58





1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tinh
thần và chất lượng cuộc sống của con người. Vào những năm 1970 của thế kỷ
trước, tỷ lệ các bệnh dị ứng (dị ứng thuốc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…) có xu
thế tăng nhanh. Tiến hành điều tra cơ bản về tỷ lệ các bệnh dị ứng ở một số phường,
xã ở TP Hà Nội, một số tỉnh, thành khác (Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên…), tỷ
lệ các bệnh dị ứng ở nước ta khá cao 20 - 25% ở các khu vực thành phố, khoảng
20% ở một số vùng nông thôn [37]. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi môi
trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu thường xuyên thay đổi đột ngột, các tác nhân
gây dị ứng cũng xuất hiện nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
con người.
Các thuốc tây y điều trị dị ứng bao gồm thuốc kháng histamine và corticoid. Hai
nhóm thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ. Trong khi đó, nước ta có nguồn dược
liệu phong phú, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm sử dụng các vị thuốc chữa dị
ứng. Do đó việc nghiên cứu bài thuốc chống dị ứng là cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều chế cao đặc và thử một số
tác dụng sinh học của bài thuốc Nuna” với mục đích hướng tới tạo ra sản phẩm hỗ
trợ điều tri các bênh dị ứng. Trong khuôn khổ của khóa luận này chúng tôi mới chỉ
thực hiện được các nội dung sau:
1. Nghiên cứu điều chế cao đặc,
2. Thử tác dụng chống viêm cấp của cao đặc bài thuốc.






2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tóm tắt đại cương về bệnh dị ứng
1.1.1. Theo YHHĐ
a. Định nghĩa:
Các bệnh dị ứng (Allergic Diseases) là những bệnh lý do phản ứng dị ứng gây
ra, có thể biểu hiện bệnh khu trú ở cơ quan hay toàn thân. Phản ứng dị ứng là tình
trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên, gây ra tổn thương tổ chức và
rối loạn chức năng của các cơ quan [11].
Vì dị nguyên là yếu tố của môi trường nên da và đường hô hấp là những cơ quan
thường hay bị các bệnh dị ứng. Dị ứng cũng có thể khu trú ở mạch máu, dạ dày –
ruột hay các cơ quan nội tạng khác [11].
b. Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây dị ứng là các loại dị nguyên [11]:
 Dị nguyên ngoại sinh gồm khói bụi, lông súc vật, phấn hoa, thực phẩm, thuốc,
hóa chất, vi sinh vật,…[11], [13], [14].
 Dị nguyên nội sinh được hình thành bên trong cơ thể do những điều kiện ảnh
hưởng nhất định trở nên lạ đối với cơ thể và có đầy đủ đặc điểm của dị nguyên [11].
Khi dị nguyên xâm nhập vào những cơ thể có yếu tố cơ địa dị ứng sẽ sinh kháng
thể và các phản ứng quá mẫn gây biểu hiện bệnh lý ở một hay nhiều cơ quan [11].
c. Phân loại, cơ chế bệnh sinh:[11]
Loại bệnh dị ứng
Cơ chế bệnh sinh
Bệnh
dị ứng
do quá
mẫn
typ I
Bệnh dị ứng
Atopy

Khi tiếp xúc với dị nguyên lần đầu, cơ thể sản xuất
nhiều IgE bám vào bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái
kiềm [11].
Dị nguyên xâm nhập lần sau sẽ kết hợp với IgE ngay
trên bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái kiềm → AMPv
giảm xuống → hoạt hóa tế bào, giải phóng các chất
trung gian hóa học vào máu (Histamin, Leucotrien,…)
gây ra phản ứng dị ứng [11].
Phản vệ
Bệnh lý qua
trung gian chất
vận mạch
3

Bệnh dị ứng do quá mẫn
typ II
Phản ứng kháng nguyên – kháng thể gây tổn thương
tế bào hoặc mô theo cơ chế:
 Kháng thể typ IgG kết hợp với kháng nguyên trên bề
mặt tế bào, gây hoạt hóa hệ thống bổ thể, làm cho các
tế bào bị vỡ ra [11].
 Các tế bào có gắn kháng thể bị thực bào bởi các đại
thực bào qua cơ chế kết dính của C3b và phần Fc của
kháng thể [11].
Bệnh dị ứng do quá mẫn
typ III
Kháng nguyên hòa tan kết hợp với kháng thể IgG
hoặc IgM tạo thành PHMD lưu hành trong máu gây ra:
 Phức hợp miễn dịch lắng đọng → hoạt hóa bổ thể →
tổn thương tế bào nội mạc vùng lắng đọng phức hợp

miễn dịch → hủy hoại tổ chức [11].
 Bổ thể được hoạt hóa → hoạt hóa và thu hút bạch
cầu trung tính tới vị trí lắng đọng phức hợp miễn dịch
và giải phóng các enzyme gây tổn thương và viêm
thành mao mạch của tổ chức. Tiểu cầu được huy động
đến vị trí viêm, kết tụ tiểu cầu, làm đông máu các mao
mạch nhỏ, càng làm cho phức hợp miễn dịch dễ lắng
đọng [11].
Bệnh dị ứng do quá mẫn
typ IV
Kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bị đại thực bào
bắt giữ và trình diện kháng nguyên lên lympho T
h
, từ
đó mẫn cảm T
c
và T
DTH
. Khi kháng nguyên xâm nhập
lần sau sẽ tác động lên lympho T. Các lympho T được
hoạt hóa và sản xuất nhiều lymphokin, tại nơi kháng
nguyên xâm nhập sẽ tập trung nhiều đại thực bào để
khu trú và tiêu diệt kháng nguyên, đồng thời gây phản
ứng viêm tại chỗ làm tổn thương tổ chức [11].

4

d. Đặc điểm chung của bệnh dị ứng:[11]
- Biểu hiện đa dạng ở nhiều cơ quan khác nhau, tùy từng cá thể.
- Cơn xuất hiện và thoái lui đột ngột, hay tái phát.

- Xuất hiện theo đợt và cơn, xen kẽ những khoảng thời gian hoàn toàn bình thường.
- Thường có liên quan đến tiền sử dị ứng trong gia đình.
- Khi có triệu chứng lâm sàng: tăng số lượng bạch cầu ái toan và IgE trong máu.
e. Một số bệnh dị ứng thường gặp:
 Mày đay: Bệnh thường do sự ảnh hưởng của hóa chất, thuốc hoặc thời tiết lạnh,…
Triệu chứng [11]:
+ Ngứa từng mảng trên da, lan rộng nhanh nếu gãi nhiều, giảm đi nếu chườm nóng.
+ Sẩn màu hồng xung quanh có viền đỏ, hình tròn hoặc bầu dục, to nhỏ khác nhau,
có thể liên kết thành từng mảng.
+ Mày đay thường mất đi nhanh nhưng hay tái phát khi tiếp xúc trở lại với dị
nguyên.
 Viêm mũi, xoang dị ứng: sau khi tiếp xúc với dị nguyên, bệnh nhân hắt hơi nhiều,
nước mũi nhiều và trong, nếu có bội nhiễm thì nước mũi đục, có mủ [11].
 Hen phế quản dị ứng: cơn hen xảy ra nhanh ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên,
hoặc xảy ra chậm sau vài giờ đến vài ngày [11].
 Viêm khớp dạng thấp và một số bệnh quá mẫn khác [13], [14].
g. Điều trị:
 Loại trừ tác động của dị nguyên:
+ Tránh tiếp xúc với dị nguyên [11], [13], [14].
+ Giải mẫn cảm đặc hiệu:
Đưa dị nguyên vào cơ thể nhiều lần với liều nhỏ tăng dần [11].
 Điều trị bằng thuốc:
+ Thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin): có tác dụng vô hiệu hóa các chất
trung gian hóa học hoặc làm bền vững màng tế bào mast, do đó hạn chế giải phóng
các chất trung gian hóa học [11], [13], [14].
5

+ Corticoid: điều trị triệu chứng trong hầu hết các loại dị ứng với tác dụng chủ yếu
là làm giảm phản ứng viêm [11], [13], [14].
+ Theophyllin hoặc thuốc kích thích β giao cảm: dùng trong trường hợp khó thở, co

thắt phế quản [11].
1.1.2. Theo YHCT
a. Về bệnh dị ứng:
Trong YHCT không có bệnh danh dị ứng mà chỉ có một số chứng bệnh có biểu
hiện giống như dị ứng trong tây y như hội chứng ban chẩn, ngứa ngoài da, khái
suyễn, phong thấp (thấp khớp dạng thấp) do phong kết hợp với hàn, thấp hoặc nhiệt
để gây bệnh, nhưng cần phân biệt với chứng nhiệt độc ở bên trong (lý) cũng gây ra
ban chẩn, ngứa, hen suyễn, phong thấp.
b. Về cách trị bệnh dị ứng:
Một số loại thuốc thường được dùng để chữa dị ứng:
 Thuốc hoạt huyết (đơn lá đỏ, ngưu tất, hồng hoa…) đi kèm với thuốc hành khí
(trần bì, hậu phác…) để trị bệnh phong [38].
 Các loại thuốc thanh can nhiệt [38]:
+ Thuốc thanh nhiệt giải độc: Kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh,…[8], [38].
+ Thuốc thanh nhiệt táo thấp: Hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử,…[38].
+ Thuốc thanh nhiệt lương huyết: Sinh địa, mẫu đơn bì, huyền sâm… trong
trường hợp huyết nhiệt [38].
 Các thuốc lợi thấp với mục đích thanh giải các chất độc theo đường nước tiểu,
dùng các vị thuốc tỳ giải, xa tiền, thổ phục linh, trạch tả…[38].
Tùy theo các bệnh, các bộ phận bị dị ứng, có thể phối hợp theo các nguyên tắc
riêng với các vị thuốc khác nhau [38].
c. Về một số bệnh dị ứng:
 Mày đay: YHCT gọi bệnh mày đay là phong chân khối [7].
Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt hoặc các nhân tố khác như thức ăn, thuốc,
nhiễm ký sinh trùng làm xuất hiện trên da những nốt ban, ngứa, đỏ da hoặc phù tại
chỗ, [7]. Trên lâm sàng thường chia 2 thể để điều trị:
6

+ Thể phong hàn: hay gặp ở bệnh nhân bị dị ứng nổi ban do lạnh (nhiễm lạnh do
mưa, mùa lạnh, ngồi phòng lạnh, ).

Triệu chứng: da vùng phát ban hơi đỏ hoặc trắng, thường hay phát bệnh khi
gặp lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn; trời nóng hoặc xông bệnh giảm [7].
Phép trị: Khu phong tán hàn, điều hòa dinh vệ [7].
+ Thể phong nhiệt:
Triệu chứng là da đỏ, các nốt ban đỏ, nóng rát trên vùng da phát ban, miệng
khô khát nước, phiền táo, bệnh tăng khi trời nóng, giảm khi chườm mát; chất lưỡi
đỏ, rêu lưỡi vàng; mạch phù sác [7].
Phép chữa: Khu phong, thanh nhiệt lương huyết [7].
 Viêm mũi, viêm xoang dị ứng:
Nguyên nhân do phế khí và vệ khí hư không khống chế được phong hàn xâm nhập
mà gây ra bệnh [7].
Phương pháp chữa: Bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn [7].
 Hen phế quản: theo YHCT, hen phế quản thuộc phạm vi của chứng háo suyễn,
đàm ẩm, là một bệnh thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng [7].
Nguyên nhân gây bệnh là do cảm nhiễm phải ngoại tà, ăn uống, tình trí thất thường,
làm việc quá sức,…[7].
+ Chữa hen phế quản khi đang có cơn hen:
YHCT chia làm 2 thể : hen hàn và hen nhiệt
./ Hen hàn:
Triệu chứng: người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt khí dễ khạc,
không khát thích uống nước nóng, đại tiện nhão nát, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng,
mạch huyền tế [7].
Phương pháp chữa: Ôn phế, tán hàn, trừ đàm, định suyễn [7].
./ Hen nhiệt:
Triệu chứng: Người bứt rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm còn dính và vàng,
miệng khát, thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu dày, mạch hoạt sác [7].
Phép trị: Thanh nhiệt, tuyên phế, hóa đàm, bình suyễn [7].
7

+ Chữa hen phế quản khi hết cơn hen: chữa về gốc bệnh, đặc biệt là phục hồi

công năng của các tạng Phế, Tỳ, Thận [7].
Phế hư
Tỳ hư
Thận hư
→ Phép chữa: bổ phế cố biểu, ích khí định suyễn [7]
→ Phép chữa: kiện tỳ ích khí hay ôn trung kiện [7]
→ Phép chữa: - Thận dương hư: ôn thận nạp khí [7]
- Thận âm hư: Tư âm, bổ thận [7]
1.2. Tóm tắt thông tin về bài thuốc và vị thuốc
1.2.1. Thông tin về bài thuốc
 Công thức bài thuốc: Bài thuốc gồm các vị thuốc sau:
Núc nác
Đơn lá đỏ
Ké đầu ngựa
Tô mộc
16g
14g
16g
12g
Kim ngân hoa
Trần bì
Cúc hoa vàng

16g
10g
14g
 Xuất xứ bài thuốc: Bài thuốc do PGS.TS. Vũ Văn Điền đã xây dựng nên, dựa
trên cơ sở sau:
+ Dựa vào lý luận của YHCT, các triệu chứng biểu hiện của bệnh dị ứng.
+ Dựa vào tính năng của các vị thuốc phù hợp để điều trị bệnh dị ứng.

+ Dựa vào tác dụng dược lý và thành phần hóa học của các vị thuốc đã được
chứng minh có tác dụng chống dị ứng.
 Công năng: Thanh nhiệt giải dị ứng
 Chủ trị: Ban chẩn lở ngứa ngoài da, mề đay, viêm mũi dị ứng do phong nhiệt.
 Cách dùng: Sắc 3 lần, mỗi lần 45 phút, gộp 3 nước sắc lại cô còn 1/3, chia 3 lần
uống/ ngày, uống khi thuốc còn ấm, sau khi ăn nhẹ.
 Kiêng kị: Phụ nữ có thai và người mẫn cảm bất cứ thành phần nào của thuốc
 Phân tích bài thuốc:
Quân: Kim ngân hoa: Thanh nhiệt giải độc, phát tán phong nhiệt, giải dị ứng.
Thần: Núc nác: Thanh nhiệt táo thấp, giải dị ứng.
Tá: Đơn lá đỏ, ké đầu ngựa, tô mộc, trần bì.
Sứ: Cúc hoa vàng.
8

1.2.2. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc
1.2.2.1. Núc nác
 Tên khoa học: Cortex Oroxyli indici
 Bộ phận dùng: Vỏ thân cây đã phơi hoặc sấy khô của cây Núc nác (Oroxylum
indicum (L.) Vent.), họ Núc nác (Bignoniaceae) [3], [10].
a. Tóm tắt thành phần hóa học:
 Chủ yếu là các dẫn chất của flavonoid (chiếm 3 - 4% tính trên vỏ khô) [3], [18]
như:
+ Chrysin (vỏ cành 0,35%) [18]
+ Baicalein (vỏ thân 0,5%) [3], [18]
+ Oroxylin A (0,65%) [3], [18]
+ Acid p-coumaric (1,84%) [3], [18].
 Ngoài ra còn có alkaloid [6].
b. Tác dụng sinh học:

Theo YHCT

+ Tính, vị, quy kinh: Vị đắng, tính mát [18], quy kinh: bàng quang, tỳ [10], [18].
+ Công năng: Thanh can giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, nhuận phế, chỉ khái, chỉ
thống [18].

Tác dụng dược lý theo YHHĐ
+ Tác dụng chống dị ứng:
Vỏ núc nác có tác dụng chống dị ứng và tăng sức đề kháng của cơ thể với một số
tác nhân gây hại [18]. Làm giảm độ thấm mạch máu ở chuột đã được gây mẫn cảm
bằng lòng trắng trứng hoặc ở nơi đã tiêm trong da chất formalin hay histamine cho
chuột bình thường [18].
+ Tác dụng chống viêm:
Núc nác có tác dụng ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, tác dụng này
thể hiện rõ ở những động vật thí nghiệm đã được gây mẫn cảm [18].
Núc nác ức chế sưng phồng do lòng trắng trứng gây ra và tác dụng chống viêm
của núc nác vẫn còn ngay cả khi cắt bỏ tuyến thượng thận [18].
9

Trên động vật được gây mẫn cảm thì tác dụng chống viêm được thể hiện rõ hơn
so với những con không được gây mẫn cảm [18].
Có khả năng ức chế yếu tô nhân Nuclear factor Kappa B với IC50 là
47,45µg/ml, dẫn đến việc ức chế sự giải phóng Prostaglandin E2, Interleukin IL-6,
ức chế quá trình viêm [28].
+ Tác dụng ức chế co thắt gây bởi acetylcholine và histamine trên hồi tràng cô lập
chuột lang [18].
+ Tác dụng chống choáng phản vệ:
Flavonoid chiết từ vỏ núc nác có tác dụng chống choáng phản vệ gây bằng lòng
trắng trứng trên thỏ và chuột lang [18]. Chất này có tác dụng ức chế phù gây bằng
lòng trắng trứng trên tai thỏ [18].
+ Tác dụng chống ung thư:
Các flavonoid phân lập từ cây Núc nác có khả năng ức chế PC – enzyme (nhóm

enzyme liên quan đến bệnh ung thư, nhiễm trùng do virus và vi khuẩn, trong đó
enzyme furin là enzyme quan trọng nhất) [23].
Baicalein phân lập từ cây Núc nác có tác dụng ức chế mạnh nhất sự phát triển và
di chuyển của dòng tế bào ung thư tăng sinh và di chuyển CT-26 [21].
Dịch chiết với dung môi không phân cực của cây Núc nác có tác dụng trên các tế
bào ung thư vú, tạo ra quá trình apoptosis (chết cheo chương trình), mà không làm
ảnh hưởng đến các tế bào bình thường [25].
+ Tác dụng kích thích điều hòa miễn dịch: Dịch chiết n-butanol của vỏ rễ cây Núc
nác có tác dụng điều hòa miễn dịch, có thể do khả năng tăng cường đáp ứng miễn
dịch (cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào) và khả năng chống oxy hóa [36].
+ Tác dụng chống loét dạ dày tá tràng: Các dẫn chất flavonoid có tác dụng bảo vệ
niêm mạc dạ dày [20].
 Độc tính:
Độc tính của vỏ núc nác rất thấp [18].
LD50 của vỏ núc nác đối với chuột nhắt trắng là 23ml dịch chiết/1kg thể trọng [18].
 Ứng dụng trong lâm sàng:
10

+ Chế phẩm Nunaxin bào chế từ flavonoid toàn phần của vỏ Núc nác:
1. Điều trị bệnh vảy nến:
Nunaxin được dùng trị bệnh vảy nến cho 37 bệnh nhân trong vòng 54 – 191
ngày. Kết quả: 14 bệnh nhân khỏi, 18 bệnh nhân đỡ nhiều, 5 trường hợp không có
kết quả [18].
2. Điều trị hen phế quản:
Nunaxin được dùng điều trị bệnh hen phế quản cho 62 trẻ em trong thời gian từ
3 đến 12 tháng. Kết quả: 41 bệnh nhân thu được kết quả tốt hoặc khá, chiếm 66,1%;
21 bệnh nhân không có kết quả chiếm 33,9% và không thấy có biểu hiện độc tính
[18].
3. Điều trị tổ đỉa:
Nunaxin sử dụng điều trị cho 23 bệnh nhân bị tổ đỉa phối hợp với bôi thuốc tây y

ngoài da. Kết quả: 18/21 bệnh nhân khỏi nhiễm trùng, 2/21 bệnh nhân đỡ nhiều,
1/21 không khỏi nhiễm trùng. Khỏi mụn nước đạt 5/23, đỡ nhiều 7/23, đỡ ít 7/23,
không khỏi 4/23 [18].
4. Điều trị 50 bệnh nhân mày đay với kết quả khỏi 58%, đỡ 28% và không kết
quả 14% [18].
+ Chế phẩm Oroxin từ cao toàn phần vỏ Núc nác: điều trị 30 bệnh nhân mày đay.
Kết quả: 56,6% khỏi, 16,6% đỡ nhiều, 6,6% đỡ ít, 20% không đỡ [18].
c. Công dụng, cách dùng:
 Công dụng: Chữa các chứng bệnh vàng da, dị ứng mẩn ngứa, viêm họng [10],
[18], ho khàn tiếng, đau dạ dày, lỵ, viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu, trẻ con
ban, sởi [18].
 Cách dùng: Ngày dùng 8 – 16g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng [6], [10], [18].
 Kiêng kị: Người hư hàn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy không nên dùng [10], [18].
1.2.2.2. Kim ngân hoa
 Tên khoa học: Flos Lonicerae japonicae
 Bộ phận dùng: Nụ hoa có lẫn một số hoa phơi hay sấy khô của cây Kim ngân
(Lonicera japonica Thunb.), họ Kim ngân (Caprifoliaceae) [3], [10].
11

a. Tóm tắt thành phần hóa học:
 Các flavonoid: lonicerin, loniceraflavon, luteolin, luteolin – 7 – glucosid [3], [18].
 Tinh dầu gồm: α-pinen, eugenol, linalool, carvacrol,…[18]
 Ngoài ra còn có saponin [18], [6], một số iridoid glycoside như loganin,
secoxyloganin,…và một số thành phần khác như: inositol 1% , acid clorogenic 6%,
acid isoclorogenic [18],…
b. Tác dụng sinh học:

Theo YHCT
+ Tính, vị, quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc [18].
Quy kinh: tâm, phế, vị và tỳ [8], [18].

+ Công năng: thanh nhiệt, giải độc, sát trùng [18], thanh thấp nhiệt ở vị tràng [8],
thanh giải biểu nhiệt [8], lương huyết chỉ huyết [8].

Tác dụng dược lý theo YHHĐ:
+ Tác dụng chống dị ứng:
Một polysaccharide tan trong nước (LJP-1) phân lập từ nụ hoa Kim ngân có tác
dụng chống dị ứng trên mô hình gây viêm da tiếp xúc dị ứng bởi clorua picryl trong
tai chuột, làm giảm đáng kể độ dày tai, nồng độ IgE và histamine huyết thanh [30].
Acid chlorogenic và các dẫn chất iridoid trong nụ hoa cây Kim ngân có tác dụng
phòng ngừa dị ứng, ức chế sự giảm lưu lượng máu trong tĩnh mạch đuôi chuột bị
gây kích ứng bởi lòng trắng trứng gà [26].
 Tác dụng chống choáng phản vệ: Nước sắc kim ngân cho uống có tác dụng
ngăn chặn choáng phản vệ trên chuột lang [18].
 Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc hoa kim ngân có tác dụng ức chế mạnh đối
với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn kỵ Shiga [18].
 Tác dụng trên chuyển hóa chất béo: tăng cường chuyển hóa chất béo [18].
 Tác dụng trên đường huyết: nước sắc hoa kim ngân cho uống làm tăng lượng
đường huyết trên thỏ tác dụng kéo dài 5 – 6 giờ [18].
12

+ Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh: Dịch chiết methanol từ Kim ngân hoa có tác
dụng bảo vệ các tế bào thần kinh chống lại excitotoxin (nhóm chất gây tổn hại tới
hệ thần kinh) thông qua tác dụng chống oxy hóa [34].
 Độc tính: Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc kim ngân liên tục 7
ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu
các bộ phận không thấy có thay đổi gì đặc biệt [18].
c. Công dụng, cách dùng:
 Công dụng:
 Chữa mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt [18].
 Điều trị thấp khớp, viêm mũi dị ứng và bệnh dị ứng khác [18].

 Tác dụng cải thiện chuyển hóa chất béo trong bệnh tăng lipid máu, sau khi uống
thuốc, các ester trong huyết thanh giảm [18].
 Nước cất nụ hoa kim ngân được dùng tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn [18].
 Cách dùng: Dùng 4 – 6g hoa kim ngân dưới dạng thuốc sắc, hãm, cao, rượu thuốc
hoặc hoàn tán. Có thể dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác [18].
 Kiêng kị: những người mụn nhọt đã lở loét [10], tỳ vị hư hàn không thực nhiệt,
hoặc mồ hôi ra nhiều không nên dùng [18].
1.2.2.3. Đơn lá đỏ:
 Tên khoa học: Folium Excoecariae cochinchinensis
 Bộ phận dùng: lá được phơi hay sấy khô của cây Đơn lá đỏ (Excoecaria
cochinchinensis Lour.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) [10].
a. Tóm tắt thành phần hóa học:
Flavonoid 1,5%, saponin, coumarin, anthranoid, tannin, đường khử [6], [17].
b. Tác dụng sinh học:

Theo YHCT:
 Tính, vị: vị cay, hơi đắng, có tiểu độc [17], nhạt, tính mát [10].
 Công năng: Khư phong, thanh nhiệt, thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống [17].

Tác dụng dược lý theo YHHĐ:
13

+ Tác dụng chống viêm: dịch sắc lá đơn lá đỏ và dung dịch flavonoid toàn phần
chiết xuất từ đơn lá đỏ làm giảm mức độ phù chân chuột cống trắng được gây viêm
cấp tính bằng caragenin [1].
+ Tác dụng chống dị ứng [1].
+ Tác dụng chống oxy hóa: Dịch sắc lá đơn lá đỏ và dung dịch tannin toàn phần
chiết xuất từ đơn lá đỏ có khả năng ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào
gan chuột nhắt trắng [1].
+ Tác dụng trên cơ trơn: dịch sắc lá đơn lá đỏ và dung dịch flavonoid toàn phần

chiết xuất từ đơn lá đỏ có tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn trên hồi tràng cô lập
chuột lang [1].
+ Tác dụng chống khối u: Đơn lá đỏ có tác dụng hạn chế sự phát triển khối u thực
nghiệm gây ra bởi benzo-α-pyren và dầu ba đậu (croton oil) trên chuột nhắt trắng có
thể do hoạt tính của các thành phần polyphenol (flavonoid, tannin) có trong dược
liệu mang lại [1].
+ Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: lá Đơn lá đỏ có tác dụng trên một số vi
khuẩn Gram (+) và trên nấm Candida albicans, đặc biệt là dịch chiết flavonoid của
Đơn lá đỏ có tác dụng tốt trên vi khuẩn (+) và dịch chiết saponin có tác dụng tốt
trên nấm Candida albicans [2].
 Độc tính: nước sắc lá đơn lá đỏ không có độc tính cấp [1], [2].
c. Công dụng, cách dùng:
 Công dụng: Làm thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, tiêu chảy lâu ngày không khỏi
[6], [17], lỵ, đái ra máu, kinh nguyệt không đều, phong thấp đau nhức xương cốt do
nhiệt [17].
 Cách dùng: Ngày 10 – 20g sắc uống [17].
1.2.2.4. Trần bì
 Tên khoa học: Pericarpium Citri reticulatae
 Bộ phận dùng: Vỏ quả chín đã phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quít
(Citrus reticulata Blanco), họ Cam (Rutaceae) [10].
a. Tóm tắt thành phần hóa học:
14

 Tinh dầu với thành phần chủ yếu là d. limonene 91% [6], [18].
 Flavonoid: hesperidin, neohesperidin,…[6], [18].
 Acid hữu cơ, Vitamin A, B [6], [18].
 27 hợp chất gồm các loại: phenyl propanoid glucosid, terpenoid glucosid,
limonoid glucosid và adenosine, trong đó có citrusin A [18].
b. Tác dụng sinh học:


Theo YHCT:
 Tính, vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ôn [18]. Quy kinh: tỳ, phế [18].
 Công năng: hành khí, táo thấp, hóa đờm, kiện vị [18].

Tác dụng dược lý theo YHHĐ:
 Tác dụng đối với tim mạch:
Nước sắc trần bì trên tim ếch cô lập và tim ếch tại chỗ đều có tác dụng tăng
cường sức co bóp cơ tim, tăng lượng máu do tim đẩy ra, ảnh hưởng không lớn đến
nhịp tim. Với liều cao, nước sắc ức chế sức co bóp cơ tim và làm giãn mạch vành,
trên tiêu bản tim thỏ cô lập. Nước sắc trần bì thí nghiệm trên chó tiêm tĩnh mạch, có
tác dụng gây co bóp mạch máu thận, giảm lượng nước tiểu, trên chó và thỏ lại có
tác dụng tăng huyết áp, và khi huyết áp trở lại bình thường thì tiếp theo có hiện
tượng hạ huyết áp trong thời gian ngắn, tác dụng giống như adrenalin [18].
Hesperidin có tác dụng duy trì tính thẩm thấu của mạch máu một cách bình
thường, giảm tính giòn của thành mạch máu [8].
 Tác dụng ức chế co bóp cơ trơn: nước sắc trần bì trên tiêu bản ruột cô lập của
thỏ và chuột nhắt trắng có tác dụng ức chế co bóp ruột [18].
 Tác dụng chống viêm, chống loét, lợi mật: Hesperidin không có tác dụng làm
giảm phù chân chuột do formaldehyde gây nên. Methylhesperidin có tác dụng ức
chế loét dạ dày gây nên do thắt môn vị trên chuột cống trắng; tiêm xoang bụng cho
chuột cống trắng có tác dụng lợi mật rõ rệt [18].
+ Tác dụng bảo vệ tế bào gan: Có tác dụng bảo vệ tế bào gan trước tác hại của tia
X ở chuột nhắt trắng [18].
15

 Tác dụng khác:
./ Tinh dầu có trong Trần bì có tác dụng kích thích vị tràng, tăng phân tiết dịch
tiêu hóa, bài trừ khí tích trong ruột [8].
./ Hesperidin có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột cống trắng được nuôi
dưỡng bằng chế độ ăn gây xơ vữa động mạch và hình thành huyết khối, làm giảm

triệu chứng đông lạnh trong thí nghiệm gây đông lạnh tai thỏ bằng cách phun
chlorethan [18], kéo dài tác dụng của chất corticoid [8].
./ Hesperidin chiết xuất từ Trần bì có tác dụng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng
mạc thỏ [35].
./ Limonen có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, thí nghiệm trên chuột nhắt
và chuột cống trắng bằng đường uống làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột, hạ
thân nhiệt, kéo dài tác dụng của các thuốc gây mê. Ngoài ra limonene còn có tác
dụng giải co thắt, chống viêm, kháng dị ứng [18].
c. Công dụng, cách dùng:
 Công dụng:
+ Chữa ăn không tiêu, thức ăn tích trệ, đau bụng, bụng ngực đầy trướng, ợ hơi
buồn nôn, ỉa chảy do lạnh [8], [18].
+ Chữa ho tức ngực, nhiều đờm, viêm phế, khí quản mạn tính [8], [18].
 Cách dùng: Ngày uống 4 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột [8], [18].
 Kiêng kị: những người ho khan, âm hư không có đàm không nên dùng [8].
1.2.2.5. Ké đầu ngựa
 Tên khoa học: Fructus Xanthii strumarii
 Bộ phận dùng: Quả già đã phơi hoặc sấy khô của cây Ké đầu ngựa (Xanthium
strumarium L.), họ Cúc (Asteraceae) [10].
a. Tóm tắt thành phần hóa học:
- Iod hàm lượng cao, 220 - 230µg/1g quả; 200µg/1g lá [17].
- Quả chứa sesquiterpen lacton: xanthinin, xanthumin, xanthol,…[17].
Ngoài ra còn có các thành phần khác: vitamin C, glucose, fructose, acid hữu cơ,
phosphatid, kalinitrat,…[17].
16

- Hạt chứa dầu béo 30 - 35% [17]. Trong đó, các acid béo chưa no gồm acid oleic
22,4 – 30,7%, linoleic 51,9 – 67,1%,…[17].
- Ngoài ra còn có alkaloid, saponin [6].
b. Tác dụng sinh học:


Theo YHCT:
+ Tính vị quy kinh: vị tân, khổ, tính ôn [10]; quy kinh phế [10].
+ Công năng:
Tán phong thấp, thông tỵ khai khiếu, sát trùng tiêu độc [10], [17], tán kết [8].

Tác dụng dược lý theo YHHĐ:
+ Kháng histamine: đơn thuốc chứa ké đầu ngựa và 15 dược liệu khác đã được
chứng minh có tác dụng kháng histamine trong 3 phương pháp thí nghiệm: nghiệm
pháp khí dung histamine gây khó thở và co giật trên chuột lang, tiêm tĩnh mạch
histamine gây hạ áp và thí nghiệm histamine gây co thắt hồi tràng cô lập của động
vật [17].
+ Làm giảm cường độ co bóp tim, giảm thân nhiệt và lợi tiểu [17].
+ Rễ làm giảm đường huyết trên chuột cống bình thường [17].
+ Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Hoạt chất xanthumin có tác dụng ức chế
thần kinh trung ương [17].
+ Tác dụng trên ruột cô lập: Nước sắc có tác dụng làm tăng nhu động ruột thỏ cô
lập và gây phong bế tim ếch [17].
+ Tác dụng chống khối u
Trên động vật gây ung thư biểu mô cổ trướng Erhlich, dịch chiết nước rễ ké đầu
ngựa kéo dài thời gian sống 39%, dịch chiết cồn làm giảm trọng lượng khối u 13%,
kéo dài thời gian sống 14% [17].
+ Tác dụng kháng khuẩn:
Dịch chiết methanol, sesquiterpen xanthonol có tác dụng kháng khuẩn Bacillus
subtilis, Candida pseudotropicalis, Candida albicans, Proteus vulgaris [17].
c. Công dụng, cách dùng:
17

 Công dụng: Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương; phong ngứa, dị ứng, viêm
ngạt mũi, viêm xoang, bướu cổ, nấm tóc, hắc lào, lỵ; phong hàn, đau đầu chân tay

co rút [8], [17].
 Cách dùng, liều dùng: 6 – 12g quả, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán [8].
 Kiêng kị: những trường hợp nhức đầu do huyết hư không nên dùng, khi dùng cần
kiêng thịt lợn, thịt ngựa [8], [17].
1.2.2.6. Cúc hoa vàng
 Tên khoa học: Flos Chrysanthemi indici
 Bộ phận dùng: Cụm hoa đã chế biến và phơi hay sấy khô của cây Cúc hoa vàng
(Chrysanthemum indicum L.), họ Cúc (Asteraceae) [10].
a. Tóm tắt thành phần hóa học:
Cúc hoa vàng chứa:
- Tinh dầu (21 thành phần) [17]
- Flavonoid: acaciin, chrysanthemin,…[17]
- Acid amin (adenin, cholin, stachydrin), vitamin A [6], [17]
- Carotenoid (chrysanthemoxanthin) [17]
- Sesquiterpen: angeloyl cumambrin B, arteglasin A,…[17]
- Các thành phần khác: Indicumenon, -sitosterol, -amyrin [17]
b. Tác dụng sinh học:

Theo YHCT
+ Tính, vị, quy kinh: Vị đắng, cay [17], ngọt, tính bình [8].
Quy kinh: Phế, can, thận [17], tỳ [8].
+ Công năng: Tán phong nhiệt, thanh can minh mục [17].
Bình can hạ áp, Giải độc trị nhọt [8].

Tác dụng dược lý theo YHHĐ
+ Tác dụng chống viêm: Cúc hoa vàng có tác dụng chống viêm thực nghiệm trên
chuột cống trắng [17].
+ Tác dụng hạ huyết áp:

×