Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sáng kiến quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.5 KB, 9 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS
Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua dưới sự đổi mới không ngừng của đất nước, đời sống của nhân dân
được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, sự nghiệp giáo dục của nước nhà phát triển
mạnh mẽ và không ngừng.
Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu, là nhân tố phát triển của đất nước” sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ
phụ thuộc phần lớ vào dân tộc đó. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục sẽ tác động rất lớn đến tình
hình phát triển kinh tế xã hội.
Nhưng muốn phát triển nguồn lực của con người thì nền móng đầu tiên là phải chú trọng
đến sự nghiệp giáo dục. Vì giáo dục là hình thành nhân cách toàn diện cho con người về đạo đức,
sức khoẻ, trí thức, thẩm mỹ. Phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo được người lao động có kỹ
năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có ý thức làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh, phục vụ thiết thực cho công cụ đổi mới của đất nước.
Nhưng muốn đạt được điều đó đòi hòi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững
vàng, có trí thức khoa học sáng tạo, có lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp. Để thực hiện tốt việc
giảng dạy giáo dục học sinh người giáo viên đóng vai trò quyết định về chất lượng giảng dạy giáo
dục học sinh, cũng trong Nghị quyết trung ương VIII có ghi “… chất lượng này phụ thuộc vào tay
nghề của giáo viên…”
Nhìn lại thực tế chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Xuân Hoà, phần lớn trình độ
chuyên môn không đồng đều, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, một số giáo viên chưa đạt
chuẩn.
Trước thực trạng như vậy,cũng như bộ GDĐT õ đưa ra chủ đê trọng tâm của năm học 2009-
2010 “ Nâng cao chất lượng giáo dục và đẩy mạnh phong trào thi đua;Xây dựng trường học thân
thiện,học sinh học tích cực.” người quản lý chuyên môn tôi đã suy nghĩ cần phải có một số biện
pháp chỉ đạo nhàm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Đây
là một việc làm cần thiết và cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục cho địa phương nhà. Đây
cũng là ý do mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng”.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


Trang 1
Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS
Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
1/ Thực trạng của việc chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường THCS
Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Từ những vấn đề trên do còn một số ít giáo viên chưa được chuẩn hoá hoặc do điều kiện
khách quan nhận thức về đổi mối phương pháp dạy học còn đơn giảng, giáo viên do được đào tạo
từ nhiều nguồn khác nhau nên trình độ chuyên môn không đồng đều dẫn đến việc tiếp thu kiến thức
chương trình mối giảng dạy giáo dục học sinh chưa tốt, chưa đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi của xã
hội. Nhiều giáo viên không có năng khiếu nên khi dạy còn hạn chế ở các mặt về phương pháp chưa
linh hoạt sáng tạo, sử dụng đồ dùng day học còn nhiều hạn chế, mặt khác do cán bộ quản lý về
chuyên môn thay đổi do thuyên chuyển cho phù hợp với chức năng, nên việc chỉ đạo quản lý
chuyên môn chưa liên tục, chưa có kế hoạch dài lâu để nâng cao chất lượng , tích cực bồi dưỡng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường. Cụ thể năm học 2002 – 2003, kết quả chất lượng
đội ngũ giáo viên và phong trào học sinh giỏ, giáo viên giỏi các cấp :
Năm
học
CBG
V-
CNV
Trình đđộ đào tạo Học sinh giỏi
Giáovi
ên gii
ĐH
2
CĐSP TC Sơ
cấp
Trườ
ng
Huy

ện
Tỉ
nh
C

s

T
nh
2002
-
2003
CBQ
L
12+
3
9+3
GV 13 1 2
CNV 1
Tỉ lệ 10.5
%
68.4
%
5.3
%
10.5
%
5.3
%
10.2

%
7HS 5H
S
3
Trước tình hình khó khăn như vậy, yêu cầu đặt ra phải nâng cao chất lượng giảng dạy giáo
dục học sinh, phải xây dựng giữ vững đơn vị tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh và phong trào thi đua của
nhà trường, cùng sự quan tâm tin cậy của địa phương, cả cha mẹ học sinh.Trước những yêu cầu đó
đòi hỏi người cán bộ quản lý chuyên môn phải nhận thức đúng đắng vị trí,vai trò,nhiệm vụ của
Trang 2
Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS
Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
đội ngũ là công tác quan trọng hàng đầu và cần đề ra những biện pháp thiết thực để thực hiện tốt
các yêu cầu trên.
2/ Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
trường THCS Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Chất lượng giảng dạy giáo dục học sinh ở nhà trường đạt kết quả cao đã trở thành nội dung
tuyên truyền mang ý nghĩa thuyết phục không gì sánh nổi, mang lai hiệu quả cao nhất quyết định
sự đi lên phong trào trong nhà trường, mà nhân tố cơ bản quan trọng để nâng cao chất lượng giảng
dạy giáo dục học sinh, đó là đội ngũ giáo viên trường THCS Xuân Hoà với hơn 6 năm làm cán bộ
chỉ đạo chuyên môn tôi đã rút được những kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên với những nội dung, biện pháp như sau:
2.1. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Điều tra phân loại trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên:
Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường, chất lượng đội ngũ đóng vai
trò quyết định, tuỳ thuộc vào khả năng giảng dạy của giáo viên là chủ yếu khả năng này thuộc tính
tâm lý của mỗi cá nhân, để bồi dưỡng có kết quả cao không chỉ dừng lại ở việc giúp cho giáo viên
nắm vững chuyên môn về mặt lý thuyết mà cần phải bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Các thao tác lên
lớp, cách thức tổ chức tiết học, cách nghiên cứu nắm nội dung để lên kế hoạch giảng dạy, cách sử
dụng đồ dùng dạy học, cách vận dụng các hình thức, phương pháp để thực hiện tốt tiết học sinh
động.

Để nắm chắc khả năng của từng giáo viên tôi cùng các tổ trưởng chuyên môn và phối hợp
với công đoàn tiến hành dự giờ, kiểm tra phân loại giáo viên đầu năm, tôi thống kê và có kế hoạch
bồi dưỡng cho từng đối tượng phù hợp.
* Đối với giáo viên khá tốt:
Chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa vào thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp vận
dụng linh hoạt sáng tạo, sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, khuyến khích giáo viên phấn đấu là
giáo viên giỏi các cấp.
* Đối với giáo viên dạy trung bình :
Động viên phấn đấu vương lên qua việc đăng ký tiết dạy tốt, thao giảng cấp trường, yêu
cầu các tổ trưởng chuyên môn phối hợp với Công đoàn thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm cho
những giáo viên này để đánh giá được mức độ tiến bộ của họ, sắp xếp dạy cùng khối lớp với giáo
viên khá giỏi có nề nếp, công tác tác tốt, tạo điều kiện cho họ dự giờ để học hỏi kinh nghiệm giáo
viên khác.
Trang 3
Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS
Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
* Đối với những giáo viên đã đạt chuẩn, có năng lực vững vàng:
Được sắp xếp vào mạng lưới chuyên môn của trường, phân công những giáo viên này có
nhiệm vụ giúp đỡ những giáo viên trung binh đồng thời có kế hoạch đưa học dự các lớp nâng cao,
các lớp tạo nguồn.
* Đối với những giáo viên đạt chuẩn nhưng khả năng nghiệp vụ còn trung binh:
Sẽ được phân công sinh hoạt chuyên môn nhóm với những giáo viên khá tốt cùng môn để
học tự học tập bồi dưỡng, đồng thời bồi dưỡng qua kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra
hồ sơ giáo viên từng tháng để góp ý giúp đỡ.
Với kết quả kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên năm học 2008-2009 :100% xếp loại
khá tốt.
b) Bồi dưỡng thông qua chuyên đề:
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, chất lượng chuyên môn của đội ngữ
đóng vai trò quyết định tuỳ thuộc vào năng lực của giáo viên. Việc bồi dưỡng chuyên môn có hiệu
quả rất cao đối với nhận thức của giáo viên, là tiếp thu thực tế mắt thấy tai nghe những điều trên lý

thuyết, muốn thực hiện việc bồi dưỡng này cách tốt nhất là mở các chuyên đề:
* Chuyên đề của ngành:
Đây là phần cứng của công tác bồi dưỡng giáo viên được thực hiện trong hè hoặc trong
năm học. Khi triển khai chuyên đề tôi đều định thời gian thực hiện, thời gian rút kinh nghiệm, đồng
thời tổ chức các hội thi GV giỏi của trường. Động viên giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, cách
làm đồ dùng dạy học phục vụ cho chuyên đề bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
* Chuyên đề của địa phương:
Đây là phần mềm của xã được thực hiện trong năm thông qua kiểm tra giáo viên, căn cứ
vào báo cáo của các tổ chuyên môn để xem giáo viên chưa nắm vững ở nội dung nào nhằm tháo rỡ
tồn tại trong chuyên môn. Sau khi thống nhất kế hoạch phân công từng thành viên phụ trách soạn
giảng lý thuyết, xây dựng tiết dự giờ mẫu giờ thực hành làm đồ dùng phục vụ chuyên đề, sau đó
triển khai cho đội ngũ giáo viên cốt cán qua các bước:
Nghe đánh giá chung về tình hình và hướng dẫn lý thuyết.
Dự giờ kiến tập tiết mẫu sau đó tổ chức rút kinh nghiệm thống nhất.
c) Bồi dưỡng thông qua hội thi:
Hàng năm tôi luôn chú trọng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, bồi
dưỡng giáo viên thi GV giỏi cấp huyện, cấp tỉnh theo các chuyên đề trong tâm cùng với viết sáng
Trang 4
Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS
Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
kiến kinh nghiệm. Cụ thể phát động hội thi GV giỏi cấp trường đợt 1 vào tháng 10, đợt 2 vào tháng
11, với 100% GV tham dự. Mỗi giáo viên tham gia đều phải dạy từ 2- 3 tiết .
Thực tế cho thấy việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi, làm đồ dùng dạy học có tác
dụng rất lớn cho việc nâng cao chất lượng cho giáo viên. Bời vì khi giáo viên được tham gia thì
mới cuốn hút học suy nghĩ, nghiên cứu tìm tòi những phương pháp, biện pháp linh hoạt sáng tạo,
tìm mọi tình huống mới lạ để gây sự tập trung chú ý của đồng nghiệp, học sinh. Qua đó giáo viên
sẽ rút ra được kinh nghiệm sau mỗi lần thi.
d) Tăng cường công tác kiểm tra trong công tác quản lý, kiểm tra là quá trình giúp cho người
quản lý đánh giá, điều chỉnh chất lượng đội ngũ cũng như điều chỉnh nội dung và phương pháp
quản lý chỉ đạo mà không kiểm tra thì quản lý sẽ bị yếu kém. Trong năm có từ 80% giáo viên được

kiểm tra tay nghề. Trên cơ sở ñoù phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt hạn chế nhờ kiểm
tra mà đã phát hiện kịp thời uốn nắn những sai xót, đồng thời có chế độ động viên khuyến khích họ
phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ để cóng hiến cho sự nghiệp giáo dục.
đ) Chỉ đạo sinh hoạt tổ chức chuyên môn :
Từ đặc điểm của trường tôi chỉ đạo tổ chuyên môn lên kế hoạch họp rút kinh nghiệm 2
lần / tháng. Trước khi họp tôi đọc kỹ báo báo tháng, tổng hợp tình hình thực hiện quy chế chuyên
môn, những kiến nghị của tổ chuyên môn. Qua đó tôi nắm được mặt mạnh, mặt yếu của từng tổ và
từng ca nhân trong tổ để có hướng bồi dưỡng, giúp đỡ và xử lý:
Trong phiên họp chuyên môn tô chỉ đạo thực hiện 3 nội dung cơ bản:
- Triển khai nội dung các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trê, chú ý nhắc nhỡ giáo viên
khắc phục những tồn tại.
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tiếp phổ biến những ý sáng tạo của giáo viên trong giảng
dạy.
- Hướng dẫn cụ thể từng tổ chuyên môn, từng bộ môn về nội dung yêu cầu phương pháp .
Qua hơn 6 năm chỉ đạo thực hiện và tổ chức sinh hoạt chuyên môn đã giúp cho chất lượng giảng
dạy của nhà trường được nâng cao.
2.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ:
Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một hoạt
động có định hướng nhằm xác định một cách chính xác của trường, giáo dục muốn đi đến đâu và
làm thế nào để đi đến đó. Trên cơ sở phân tích môn trường và điều kiện khác quan, chủ quan và
điều kiện tài chính, nguồn lực đã có để thực hiện kế hoạch. Qua phân tích thực tế tôi nhìn thấy cần
Trang 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×