Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

KỸ NĂNG CHỈ đạo, tổ CHỨC điều HÀNH của TRƯỞNG, PHÓ PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.17 KB, 22 trang )

KỸ NĂNG CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
CỦA ĐỘI NGŨ TRƯỞNG, PHÓ PHÒNG CẤP HUYỆN
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM
VỤ CỦA ĐỘI NGŨ TRƯỞNG, PHÓ PHÒNG CẤP HUYỆN
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm chỉ đạo
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Chỉ đạo là hướng dẫn, theo đúng đường
hướng, chủ trương nhất định.” 1 Theo đó, chỉ đạo là những hoạt động của những
người có chức vụ lãnh đạo, quản lý liên quan đến hướng dẫn, đôn đốc và động
viên những người dưới quyền thực hiện các mục tiêu của tổ chức với hiệu quả
cao nhất.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ trưởng, phó phòng cấp
huyện có thể hiểu, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ trưởng, phó
phòng cấp huyện là quá trình tác động, ảnh hưởng tới thái độ, hành vi của nhân
viên nhằm hoàn thành mục tiêu công việc theo chức năng, nhiệm vụ của phòng
với hiệu quả cao nhất.
1.2. Vai trò, ý nghĩa của chỉ đạo
Trong quản lý, chỉ đạo là quá trình khơi dậy và nâng cao động lực hoạt
động cho con người nhằm đạt tới các mục tiêu kế hoạch. Thông qua chỉ đạo, các
nhà quản lý tạo sự cam kết đối với tầm nhìn chung, khuyến khích các hoạt động
hỗ trợ cho mục tiêu, gây ảnh hưởng lên người khác để họ thực hiện công việc
một cách tốt nhất vì lợi ích của tổ chức. Do môi trường đầy phức tạp và thay đổi
nhanh chóng, kỹ năng chỉ đạo trở nên ngày càng quan trọng đối với các nhà
quản lý ở tất cả các cấp độ trong đó có đội ngũ trưởng, phó phòng cấp huyện.
Theo đó, vai trò của chỉ đạo được thể hiện:
- Góp phần thực hóa các mục tiêu đã xác định của tổ chức
- Là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện mục tiêu quản lý
và góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động của tổ chức;
1

. Nguyễn Như Ý (Chủ biên): Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.350.



1


- Phát huy tối đa nguồn lực trí tuệ, vật chất và tinh thần;
1.3. Nội dung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của trưởng, phó phòng cấp
huyện
- Thực hiện quyền chỉ huy, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của cấp
phòng.
- Đôn đốc, động viên, kích thích hình thành động cơ thúc đẩy mọi người
trong phòng làm việc có hiệu quả cao.
- Giám sát và điều chỉnh sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động của
phòng.
- Thúc đẩy các hoạt động phát triển.
1.4. Yêu cầu trong chỉ đạo của trưởng, phó phòng cấp huyện
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của trưởng,
phó phòng cấp huyện, sự linh hoạt của lãnh đạo cấp phòng là rấ
tquan trọng. Tính cứng nhắc rất có thể làm hỏng công việc. Tuy
nhiên, việc chỉ đạo triển khai công việc vẫn phải tuân thủ một
số yêu cầu nhất định. Những yêu cầu đó là:
- Tránh vi phạm thẩm quyền do luật định, đúng với chức
năng, nhiệm vụ được giao.
- Mệnh lệnh triển khai phải thống nhất, thực tế, được
truyền đạt kịp thời và chính xác cho những người thực hiện. Nếu
mệnh lệnh điều hành của lãnh đạo cấp phòng được cấp dưới hiểu
một cách đầy đủ, chính xác thì chắc chắn chúng sẽ mất ít thời
gian để hoàn thành hơn so với các mệnh lệnh chỉ được truyền đạt
qua loa, sơ sài.
- Thực hiện chế độ uỷ quyền hợp lý;
- Thực hiện sự phối hợp để huy động tiềm lực chung của

đơn vị;
- Phải bảo đảm sự hài hòa về lợi ích trong khuôn khổ mục
tiêu chung;
2


- Trong chỉ đạo phải đảm bảo 5 rõ: rõ việc, rõ người, rõ
điều kiện,cách thức và nguồn lực; rõ thời gian, rõ sản
phẩm.
II. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG, PHÓ PHONG CẤP HUYỆN
2.1. Kỹ năng thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai nhiệm
vụ
- Quyền chỉ huy (quyền lực quản lý) là mức độ, phạm vi chi phối, khống
chế, cho phép của trưởng, phó phòng cấp huyện với các cá nhân, phạm vi nhất
định trong tổ chức. Là phương tiện hữu hiệu giúp trưởng, phó phòng cấp huyện
tập hợp tổ chức, rèn luyện, lôi cuốn mọi người trong tổ chức, liên kết họ lại với
nhau để tạo thành sức mạnh và thực hiện thành công mục tiêu, kế hoạch của tổ
chức. Quyền lực quản lý được hình thành chủ yếu từ sự phân công, phân cấp
trong tổ chức, thông qua việc chia sẻ quyền điều khiển và tận dụng khả năng của
mỗi con người trong tổ chức.
- Khi thực hiện quyền chỉ huy để giao việc và hướng dẫn triển khai nhiệm
vụ cần nhận biết và trả lời được các câu hỏi:
(1) Giới hạn quyền lực của mình đến đâu?
(2) Cách thức phối hợp các quyền lực: quyền lực pháp lý (như quyền
phân công, điều động; quyền khen thưởng, kỷ luật; quyền tư vấn, giám sát…);
quyền lực uy tín cá nhân (như phẩm chất, năng lực, sức quy tụ, tập hợp…) như
thế nào?
(3) Giao việc như thế nào cho đúng người đúng cách?
- Để giao việc đúng người, đúng cách, trước hết người trưởng, phó phòng

cấp huyện phải có kỹ năng nhận biết được phẩm chất, năng lực và uy tín, sở
trường, sở đoản của từng cán bộ, nhân viên trong phòng, từ đó phân công nhiệm
vụ phù hợp.

3


- Xuất phát từ phẩm chất, năng lực của mỗi người để trưởng phó, phòng
cấp huyện có hành vi chỉ đạo tương ứng: (i) Chỉ đạo, điều hành trực tiếp; (ii)
Kèm cặp; (iii) Hỗ trợ; (iv) Ủy quyền.
(4) Quy trình giao việc cần thực hiện các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị giao việc
Trong bước này trưởng, phó phòng cấp huyện cần rà soát lại công việc
theo chức năng, nhiệm vụ để:
- Chọn việc để giao (rõ việc);
- Lựa chọn người thích hợp để giao việc (rõ người);
- Xác định rõ trách nhiệm, nguồn lực vật chất, cơ chế phối hợp… trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ (rõ điều kiện,cách thức và nguồn lực);
- Làm rõ yếu tố thời gian liên quan đến nhiệm vụ phân công (rõ thời
gian);
- Xác định cách đánh giá kết quả công việc hợp lý (sẽ đánh giá như thế
nào? Tiêu chuẩn nào?); (rõ kết quả)
- Bước 2: Giao việc
Trong bước này trưởng, phó phòng cấp huyện cần:
- Chọn và xây dựng quy trình triển khai công việc đảm bảo yêu cầu khoa
học, hệ thống, có tính thực tế;
- Hướng dẫn quá trình thực hiện nhiệm vụ rõ ràng, khoa học và chỉ rõ các
thủ tục cần phải thực hiện (quan hệ, giấy tờ, chuyên môn…), trong đó đòi hỏi
phải:
+ Mô tả các bước giải quyết công việc;

+ Xác định phương án giải quyết;
+ Xác định các bước thực hiện cụ thể.
- Theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Điều chỉnh mục tiêu công việc khi công việc triển khai gặp khó khăn và
mục tiêu đặt ra không có khả năng thực tế để hoàn thành. Sau khi mục tiêu công
việc bắt buộc phải điều chỉnh, người lãnh đạo cấp phòng sẽ phải quay lại với
4


nhiệm vụ phân tích công việc và chọn lại quy trình, phân công lại công chức khi
cần thiết.
- Bước 3: Đánh giá kết quả
Đối với bước này, trưởng, phó phòng cấp huyện cần phải căn cứ vào các
tiêu chuẩn đã xác định để đánh giá cho mỗi bước và toàn bộ công việc và trả lời
được các câu hỏi sau:
- Mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân so với mục tiêu, yêu cầu
đề ra như thế nào?
- Những kết quả, hạn chế, yếu kém của từng cá nhân cần phải cải thiện
hoặc thay đổi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ?
- Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển của từng cá nhân thông qua kết
quả công việc thực tế?
2.2. Kỹ năng đôn đốc, động viên, kích thích, hình thành động cơ thúc
đẩy cán bộ, nhân viên làm việc
Đối với hầu hết các nhân viên, thỏa mãn với công việc có ý nghĩa rất quan
trọng. Nó giúp tạo ra thái độ làm việc tích cực, hăng say, cho ra kết quả cao
trong công việc. Trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ để giúp nhân viên của mình
vui vẻ, năng động, và làm việc hiệu quả thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tạo
động lực làm việc cho nhân viên hiệu quả nhất? để trả lời được câu hỏi này cần:
* Xác định được, nhận diện được nhu cầu của mỗi người trong tổ chức
thông qua đó xây dựng môi trường tạo động lực làm việc cho nhân viên:

- Nhu cầu của nhân viên (theo Maslow) gồm: (1) Nhu cầu sinh lý; 2) Nhu
cầu an toàn; 3) nhu cầu xã hội; 4) nhu cầu được tôn trọng; 5) nhu cầu được thể
hiện, được khẳng định.
Mô hình tạo động lực theo thuyết nhu cầu của Maslow
- Công việc thử thách
- Thành tích
- Trách nhiệm
- Sự tiến bộ, địa vị, sự công nhân
5


- Quyền giữa các cá nhân, chính sách…
- Các điều kiện làm việc…
- Tiền lương, cuộc sống riêng tư

- Để tạo động cơ làm việc trưởng, phó cấp huyện cần quan tâm đến những
yếu tố sau:
+ Làm phong phú công việc/ mở rộng công việc (tránh nhàm chán trong
công việc);
+ Huy động sự tham gia của tất cả mọi người (trong quá trình xác định
mục tiêu, xây dựng kế hoạch, thực hiện công việc…);
+ Quan tâm đến sự thăng tiến;
+ Giao trách nhiệm;
+ Khẳng định thành tích (từ những thử thách), biểu dương, khen thưởng
+ Hỗ trợ, cải thiện môi trường làm việc.
Cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả
1. Khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực, thành công của nhân viên
2. Ghi nhận những nhân viên xứng đáng
3. Đãi ngộ công bằng
4. Lắng nghe những mối quan tâm cá nhân của nhân viên

5. Cân bằng cuộc sống, công việc của nhân viên
6. Đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên
7. Thúc đẩy tinh thần tạo động lực cho nhân viên
8. Trao đổi và bày tỏ quan điểm dễ dàng
9. Tạo sự tin tưởng cho nhân viên
10. Tạo môi trường làm việc năng động
11. Đưa ra những phản hồi hữu ích
12. Phân quyền cho nhân viên

6


2.3. Kỹ năng giám sát và điều chỉnh
- Giám sát thể hiện vai trò của trưởng, phó phòng cấp huyện trong hỗ trợ
và theo dõi để tạo môi trường thuận lợi cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ theo
đó cần phải là:
(1). Người đóng vai trò hướng dẫn kỹ thuật, chuyên môn đối với cấp
dưới;
(2) Người trợ giúp cho cấp dưới;
(3) Người giải quyết khó khăn;
(4) Người xây dựng, duy trì tinh thần làm việc của cấp dưới.
- Điều chỉnh nhằm sửa chữa những sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt
động của tổ chức, duy trì quan hệ bình thường giữa các cá nhân và bộ phận
trong tổ chức sao cho nhịp nhàng ăn khớp. Việc điều chỉnh cần lưu ý:
(1) Chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết;
(2) Điều chỉnh đúng mức tránh tác động xấu;
(3) Tránh để lỡ thời cơ, tránh bảo thủ;
(4) Tùy điều kiện mà kết hợp các biện pháp điều chỉnh phù hợp;
(5) Khắc phục khâu yếu trong tổ chức.
2.4. Kỹ năng thúc đẩy các hoạt động phát triển

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trưởng, phó phòng cấp huyện
cần xây dựng và duy trì môi trường thúc đẩy mọi người trong tổ chức ham thích
và muốn làm việc một cách xuất sắc, muốn duy trì hiệu quả làm việc cao. Theo
đó, trưởng, phó phòng cấp huyện cần:
(1). Xây dựng quy trình làm việc rõ ràng – tài liệu hướng dẫn về qui trình.
(2). Xác định vị trí công việc rõ ràng – quyền hạn trách nhiệm , phương
thức báo cáo…
(3). Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiêt bị đầy đủ...
(4). Xây dựng tinh thần làm việc chuyên nghiệp – ai làm chuyên môn
người đó, họp tác với nhau làm việc, không bè phái.

7


(5). Trưởng, phó phòng cấp huyện phải là người lãnh đạo, quản lý chuyên
nghiệp, phát triển nhân viên.
(6). Trưởng, phó phòng cấp huyện phải thật sự coi nhân viên, cấp dưới là
tài sản của đơn vị chứ không phải là những con người sử dụng với chi phí thấp.
Để thúc đẩy các hoạt động của phòng phát triển, trưởng, phó phòng cấp
huyện cần xây dựng và duy trì môi trường làm việc tốt đây là yếu tố quan trọng
để toàn bộ nhân viên của đơn vị làm việc tốt, phát huy hết khả năng của mình,
chung sức hoàn thành nhiệm vụ chung. Vậy nên, từ người lãnh đạo đến nhân
viên phải luôn tập trung tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp, gắn bó, có
như vậy, đơn vị mới có thể phát triển vững mạnh. Trong đó:
- Về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để nhân viên hoàn thành công việc
nhanh chóng, hiệu quả. Khu vực làm việc của từng bộ phận cần được trang bị
đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc.
- Về chế độ chính sách:
Mục tiêu đi làm đó là lương, thưởng. có 3 yếu tố quan trọng được người

đi làm đề cao trong khảo sát là lương, thưởng, phúc lợi. Do đó, một đơn vị có
chính sách lương, thưởng và phúc lợi tốt sẽ dễ dàng thu hút ứng viên, giữ chân
nhân tài, tạo động lực để nhân viên làm việc.
- Về mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên:
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng là một yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên. Người lãnh đạo có tầm nhìn
xa, kỹ năng lãnh đạo, quản lý con người, có chính sách thưởng phạt kịp thời sẽ
khiến nhân viên cảm thấy đó là môi trường lý tưởng để làm việc. Bên cạnh đó,
việc bố trí, phân công khối lượng công việc phải hợp lý với năng lực, trình độ
mỗi nhân viên. Sẽ không ai cảm thấy hào hứng khi được giao quá nhiều việc
không phù hợp năng lực, chuyên môn của mình. Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe
cũng rất cần thiết để lãnh đạo xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân
viên.
8


- Về mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên:
Bạn chỉ có thể làm việc tốt, hiệu quả khi bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu với
môi trường làm việc. Do đó, mỗi nhân viên cần có tinh thần tập thể, gắn bó với
nhau, đồng thời, kịp thời xử lý ổn thỏa những mâu thuẫn nội bộ. Sự gắn kết giữa
nhân viên sẽ giúp toàn bộ quy trình hoạt động trong đơn vị diễn ra suôn sẻ, hiệu
quả.
III- CÁCH THỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM
VỤ CỦA TRƯỞNG, PHÓ PHÒNG CẤP HUYỆN
Để hình thành kỹ năng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trưởng, phó phòng cấp
huyện cần phải thực hiện tốt quy trình ba bước: rà soát, rút kinh nghiệm, rèn
luyện (R-R-R).
- Rà soát: Trưởng, phó phòng cấp huyện cần phải nghiêm túc rà soát, kiểm
tra kỹ năng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trong công tác của bản thân. Xác định
những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân để từ đó tìm cách khắc phục.

- Rút kinh nghiệm: Qua mỗi lần chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, Trưởng, phó
phòng cấp huyện cần phải rút kinh nghiệm từ trong quá trình chỉ đạo của mình
bằng một hệ thống câu hỏi: Bản thân đã chỉ đạo tốt hay chưa? Vì sao mình hành
động như vậy? Nếu ở trường hợp khác thì xử lý như thế nào?... Việc trả lời các
câu hỏi như vậy sẽ giúp cho Trưởng, phó phòng cấp huyện rút ra những bài học
quý, từ đó ngày càng hoàn thiện kỹ năng của mình.
- Rèn luyện: Trên cơ sở học tập, bổ sung kiến thức về kỹ năng chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ, Trưởng, phó phòng cấp huyện phải kiên trì rèn luyện, thường
xuyên thực hành đưa những kiến thức về chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ vào thực
tiễn, chỉ khi ấy kỹ năng chỉ đạo mới hình thành và đáp ứng tốt yêu cầu thực thi
nhiệm vụ.

9


Câu hỏi thảo luận
1. Vai trò của chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Trưởng, phó phòng cấp huyện?
Cho ví dụ minh họa?
2. Yêu cầu của chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Trưởng, phó phòng cấp
huyện?
3. Để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao, trưởng, phó phòng
cấp huyện cần phải có những kỹ năng gì? Lấy ví dụ cụ thể?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Koontz.H. và các tác giả khác (2004). Những vấn đề cốt yếu của
quản lý. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.
3. Lê Văn Lập.Tâm lý quản lý và Nghệ thuật lãnh đạo. NXB Lao
Động, 2011.
4. Mary Parker Follett (1923). Creative Experience. USA: Martino
Fine
Books.

5. Nguyễn Khắc Hùng (CB)(2015). Kỹ năng Quản lý, lãnh đạo (Tập 1).
Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Rauch,C.F.& Behling,O.(1984).Leadership Definitions. University of
Warwick.
7. Stoner J. A, Freeman, R. E. và Gilbert D. A(1995). Management.
USA:
Prentice Hall International.
8. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ
(2011).Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý đối với Lãnh đạo cấp
phòng, Phó lãnh đạo cấp phòng ngành nội vụ.
KỸ NĂNG TỔ CHỨC PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN
TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CẤP XÃ
I- NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA CÁN BỘ MẶT
10


TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CẤP XÃ
1. Khái niệm phản biện xã hội của cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội cấp xã2
Theo

khoản

2,

Điều

1

Quyết


định

số

217-QĐ/TW

ngày 12-12-2013 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế
giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội: "Phản biện xã hội là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến,
kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước". Tại khoản 3, Điều 2 quy định "giám sát và phản biện
xã hội là giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội.
Như vậy có thể hiểu, phản biện xã hội của cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội cấp xã (chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; trưởng các đoàn thể
chính trị - xã hội cấp xã) là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị
đối với dự thảo các chủ trương, chính sách của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã
góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính
hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, chính sách; bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của Nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
2. Vai trò phản biện xã hội của cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội cấp xã
- Phản biện xã hội góp phần làm cho dự thảo các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chính sách của cấp ủy
đảng, chính quyền cấp xã sát hợp với thực tiễn, hoàn thiện và có tính khả thi
hơn.
- Phản biện xã hội góp phần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường
sự đồng thuận của Nhân dân trong hoạch định và thực thi chủ trương, đường lối
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Phản biện xã hội hạn chế sự lạm dụng quyền lực, sự độc đoán chuyên
2

. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội,
2016, tr.170.

11


quyền, quan liêu, tham nhũng trong cơ quan đảng, cơ quan chính quyền.
3. Mục đích, tính chất phản biện xã hội của của cán bộ Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
- Mục đích: Nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng,
chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của đảng ủy, chính quyền cấp xã (nghị
quyết của đảng ủy; nghị quyết của hội đồng nhân dân và quyết định của ủy ban
nhân dân...); kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng
đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc ban hành
và triển khai thực hiện các quyết định lãnh đạo, quản lý bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của Nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
- Tính chất: Phản biện xã hội mang tính nhân dân, tính dân chủ xã hội chủ
nghĩa, tính xây dựng, tính khoa học và thực tiễn.
4. Nguyên tắc giám sát và phản biện xã hội
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 217-QĐ/TW, quá trình phản biện xã
hội phải bảo đảm các nguyên tắc:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể chính trị - xã hội với các cơ quan, tổ chức có liên quan; không làm trở
ngại các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát và phản biện
xã hội.

- Bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan và mang tính xây dựng.
- Tôn trọng các ý kiến khác nhau, nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của thành viên, đoàn viên, hội viên, lợi ích quốc gia, dân tộc.
5. Đối tượng, nội dung, phạm vi phản biện xã hội của cán bộ Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
- Đối tượng:
+ Đối tượng phản biện là các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát
12


triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật
quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
+ Đối với cấp xã, ngoài đối tượng trên, phản biện xã hội tập trung vào: 1)
Các văn bản dự thảo về chủ trương của đảng ủy cấp xã (nghị quyết); 2) Dự thảo
các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội của chính quyền cấp xã (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc
gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Nội dung:
+ Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo.
+ Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương.
+ Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả
thi của văn bản dự thảo.
+ Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại.
- Phạm vi:
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì phản biện xã hội đối với các văn
bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; chủ trương của đảng ủy, chính quyền cấp xã.

+ Các đoàn thể chính trị - xã hội: Chủ trì phản biện đối với các văn bản dự
thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
chủ trương của cấp ủy, chính quyền cấp xã có liên quan trực tiếp đến quyền và
lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm
vụ của đoàn thể mình; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện
nhiệm vụ phản biện xã hội.
6. Hình thức tiến hành phản biện xã hội của cán bộ Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
Tùy theo tình hình thực tế, hình thức phản biện có thể được chọn tổ chức
một trong ba hình thức sau đây:
13


- Tổ chức hội nghị phản biện;
- Gửi dự thảo văn bản được phản biện đến đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên
quan để lấy ý kiến;
- Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc với thường trực đảng ủy;
thường trực hội đồng nhân dân; ủy ban nhân dân có dự thảo văn bản được phản
biện.
II- KỸ NĂNG TỔ CHỨC PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN
TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CẤP XÃ
Tài liệu này chỉ đề cập tới kỹ năng tổ chức phản biện xã hội của cán bộ cấp
xã trong hai hình thức: tổ chức hội nghị phản biện và tổ chức đối thoại trực tiếp.
1. Quy trình và kỹ năng tổ chức hội nghị phản biện
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã chủ
trì hội nghị phản biện cần chuẩn bị tốt những nội dung sau:
1) Trao đổi với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản được
phản biện xã hội (đảng ủy; hội đồng nhân dân; ủy ban nhân dân) để thống
nhất những vấn đề sau:

+ Nội dung của hội nghị phản biện?
+ Cách thức tiến hành tổ chức hội nghị phản biện?
+ Thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị phản biện?
+ Đại diện tổ chức được phản biện tham dự hội nghị?
+ Tài liệu cần được cung cấp?
2) Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị phản biện, trong đó nội dung kế
hoạch cần xác định rõ:
+ Mục đích, yêu cầu của hội nghị phản biện là gì?
+ Đối tượng được phản biện?
+ Xác định rõ nội dung, vấn đề cần phản biện?
+ Chủ thể phản biện?
+ Thành phần tham dự hội nghị?
14


+ Các bước tiến hành?
+ Thời gian thực hiện?
+ Trách nhiệm thực hiện của cá nhân, tổ chức?...
3) Phân công tổ tư vấn, bước đầu nghiên cứu định hướng, đề xuất nội
dung phản biện xã hội; tổng hợp ý kiến, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá
nhân liên quan đến nội dung phản biện xã hội. Ở nội dung này, cán bộ Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã cần:
+ Lựa chọn thành viên của tổ tư vấn phải là những người am hiểu về lĩnh
vực, nội dung dự kiến cần phản biện; có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết
với vấn đề...
+ Định hướng vấn đề cần phản biện là gì? Những nội dung liên quan cần
nghiên cứu?
4) Đề nghị tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ tư vấn (nếu có) tham gia;
đồng thời, mời các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu lĩnh vực, nội dung dự kiến
phản biện tham dự. Tùy từng nội dung, lĩnh vực có thể đặt 5 - 10 bài viết của

chuyên gia tham gia chuyên sâu đối với nội dung cần được phản biện xã hội.
5) Chậm nhất 7 ngày trước ngày tổ chức hội nghị, gửi tài liệu đến đại biểu
tham dự hội nghị phản biện xã hội.
Bước 2: Tổ chức hội nghị phản biện
Ở bước này cần lưu ý:
- Chuẩn bị trước những thứ cần thiết cho hội nghị: Tài liệu hội nghị; thời
gian diễn ra hội nghị; công cụ hỗ trợ hội nghị (máy chiếu, micro...; xem xét
lại thành phần hội nghị...).
- Khi bắt đầu hội nghị, cần nêu rõ:
+ Mục đích hội nghị;
+ Chương trình hội nghị;
+ Thành phần tham dự;
+ Thời gian;
+ Các nội dung chi tiết...
15


- Điều hành hội nghị:
Ở phần này, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
cần phải có các kỹ năng điều hành; kỹ năng phân tích vấn đề; kỹ năng thúc đẩy,
gợi mở; kỹ năng kết luận... trong đó phải:
+ Tuân thủ chính xác về mặt thời gian;
+ Gợi ý nội dung cần thảo luận;
+ Thúc đẩy các thành viên tích cực tham gia trao đổi về những vấn đề cần
phản biện;
+ Giám sát chặt chẽ quá trình tranh luận, khéo léo điều khiển để tránh nảy
sinh mâu thuẫn, cãi lộn;
+ Cần quan sát các thành viên và ghi nhớ thái độ, ý kiến của các thành viên;
+ Kết luận những nội dung đã thống nhất...
- Kết thúc hội nghị:

+ Xác định lại những vấn đề đã xem xét, thảo luận?
+ Nêu lại những kết luận trong hội nghị.
+ Không quên hỏi thư ký đã ghi nhận đầy đủ hay chưa.
+ Kết thúc cuộc họp và cảm ơn.
Bước 3: Xây dựng văn bản phản biện xã hội
- Ngay sau hội nghị phản biện, trên cơ sở các ý kiến phản biện và kết luận
tại hội nghị, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
xây dựng và ban hành văn bản phản biện xã hội, bao gồm các nội dung chủ
yếu:
+ Nhận xét, đánh giá, quan điểm của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị xã hội và của hội nghị, của các cá nhân và tổ chức có liên quan về những nội
dung trong dự thảo còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp.
+ Kiến nghị, đề xuất những vấn đề cụ thể, phù hợp với thực tiễn trong phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và của Nhân dân; quyền và
trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
16


- Chậm nhất 7 ngày kể từ ngày tổ chức hội nghị phản biện, gửi văn bản phản
biện xã hội đến cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản và cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền ban hành văn bản.
- Văn bản phản biện cần ấn định thời hạn đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo
văn bản trả lời bằng văn bản với thời gian tối thiểu là 10 ngày; trường hợp đặc
biệt có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày.
Bước 4: Theo dõi, đôn đốc, phản hồi việc tiếp thu ý kiến phản biện
Ở bước này, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, phản hồi việc tiếp thu ý kiến phản biện. Hiệu
quả của hoạt động phản biện tùy thuộc vào việc thực hiện các kiến nghị sau
phản biện. Do vậy, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp
xã cần có bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng "vận động", "đeo bám" để các

kiến nghị được các cơ quan được phản biện thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn.
Trường hợp đã đôn đốc nhiều lần nhưng cơ quan được phản biện không tiếp thu
và tiếp thu chưa thỏa đáng thì có quyền phản ánh lên cấp trên trực tiếp có thẩm
quyền.
2. Tổ chức đối thoại trực tiếp
2.1. Trường hợp tổ chức đối thoại trực tiếp
Việc tổ chức hình thức đối thoại trực tiếp trong các trường hợp sau:
- Khi xét thấy mức độ quan trọng của nội dung cần phản biện xã hội.
- Dự thảo văn bản có phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
- Cơ quan có dự thảo văn bản được phản biện vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau, sau khi đã tổ chức hội nghị phản biện, gửi văn bản phản biện đến cơ quan
có dự thảo văn bản được phản biện.
- Do cơ quan hoặc bộ phận chủ trì soạn thảo văn bản đề nghị tổ chức.
2.2. Quy trình và kỹ năng tổ chức hội nghị đối thoại
Bước 1: Chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại
Thực hiện theo Thông tri số 23/TTr-MTTW-BTT ngày 21-7-2017 của Ban
17


Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn
quy trình giám sát và quy trình phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam.
Để chuẩn bị tốt cho hội nghị phản biện, cần:
- Chuẩn bị tốt về nội dung:
+ Xác định vấn đề cần phản biện là gì?
+ Nội dung chủ yếu là gì? Liên quan đến những lĩnh vực nào, ảnh hưởng đến
ai?
+ Thu thập, phân loại những ý kiến, kiến nghị xung quanh vấn đề cần phản
biện;

+ Tập hợp, nghiên cứu những văn bản có liên quan đến vấn đề cần phản
biện;
+ Dự kiến những câu hỏi để đối thoại;
+ Đặt bài viết phản biện của chuyên gia, người có kinh nghiệm về nội dung
được phản biện xã hội;
+ Trao đổi nội dung phản biện với cơ quan soạn thảo văn bản.
Lưu ý: Ít nhất 7 ngày trước ngày tổ chức hội nghị đối thoại, gửi tài liệu đến
đại biểu tham dự hội nghị phản biện xã hội.
- Chuẩn bị tốt về nhân sự: Lựa chọn thành viên tổ tư vấn là những người am
hiểu về lĩnh vực, nội dung cần phản biện; có bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm
cao...
- Chuẩn bị tốt về điều kiện tổ chức: Hội trường, âm thanh, ánh sáng...
Bước 2: Tiến hành hội nghị đối thoại
- Nêu rõ sự cần thiết, ý nghĩa, mục đích, nguyên tắc... đối thoại.
- Đại diện cơ quan hoặc tổ chủ trì soạn thảo văn bản trình bày những nội
dung cơ bản của dự thảo văn bản.
- Đại biểu được mời dự hội nghị đối thoại nêu câu hỏi, đặt vấn đề cần làm rõ,
thể hiện quan điểm, ý kiến về nội dung được phản biện xã hội.
- Đại diện cơ quan hoặc tổ chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện trình
18


bày bổ sung, giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được phản
biện.
- Chủ trì hội nghị đối thoại kết luận.
- Trong hội nghị đối thoại, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội cấp xã cần có các kỹ năng cơ bản sau:
+ Có kỹ năng gợi mở, dẫn dắt vấn đề: Để các bên đối thoại đi đúng hướng,
tập trung vào vấn đề cần phản biện.
+ Kỹ năng đặt câu hỏi: Đây là kỹ năng rất quan trọng để nội dung được
phản biện được bàn bạc thấu đáo, toàn diện, các câu hỏi nên ngắn gọn, rõ ý

(Ví dụ: Quyết định ban hành dựa trên căn cứ pháp lý nào? Có trái với chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không? Ảnh hưởng
của quyết định đối với các tầng lớp nhân dân như thế nào? hoặc là các câu hỏi
tại sao?...).
+ Kỹ năng quan sát: Thông qua kỹ năng quan sát cán bộ cấp xã quyết định sẽ
hỏi/làm gì tiếp để buổi đối thoại diễn ra cởi mở, chân thành và hiệu quả.
+ Kỹ năng lắng nghe: Giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội cấp xã thấu hiểu được những thông tin của người đối thoại đưa
ra.
+ Kỹ năng tạo cảm hứng: Kích thích hào hứng của những người tham dự
để hướng tới mục tiêu của cuộc đối thoại.
+ Kỹ năng quản lý mâu thuẫn, xung đột...
Bước 3: Xây dựng văn bản phản biện xã hội
- Ngay sau khi tổ chức hội nghị đối thoại phản biện xã hội, trên cơ sở các ý
kiến phản biện tại hội nghị đối thoại, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam hoặc lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội cấp xã chủ trì phản biện xã hội
có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp, xây dựng văn bản phản biện xã
hội. Văn bản phản biện xã hội thể hiện được những nội dung đối thoại tại hội
nghị và kết luận của chủ trì hội nghị đối thoại.
- Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày tổ chức hội nghị đối thoại, Ban Thường trực
19


Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, hoặc lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội cấp xã chủ trì
hội nghị phản biện gửi đến cơ quan hoặc tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được
phản biện xã hội.
- Nội dung văn bản kiến nghị: tương tự Bước 3: Xây dựng văn bản phản biện
xã hội (trang 212).
* Bước 4: Theo dõi, đôn đốc, phản hồi việc tiếp thu ý kiến phản biện
Thực hiện như Bước 4: Theo dõi, đôn đốc, phản hồi việc tiếp thu ý kiến phản

biện (trang 212).
III- CÁC BƯỚC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ
HỘI CẤP XÃ
Sơ đồ các bước rèn luyện kỹ năng phản biện xã hội
của cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội cấp xã
Luôn đặt
câu hỏi

Trao đổi
đưa ra
giải pháp

Cách thức
rèn luyện

Tìm kiếm
thông tin

kỹ năng

Khách quan
phân tích
vấn đề

1. Bước 1: Luôn đặt câu hỏi
- Đây là phương thức quan trọng hình thành kỹ năng phản biện xã hội cho
cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, đặt câu hỏi là
việc khởi đầu cho mọi quá trình học tập. Hầu hết những người có tư duy phản

biện đều luôn tò mò và có thói quen tự đặt câu hỏi cho những gì đang diễn ra
20


trước mắt họ. Việc đặt câu hỏi không đơn thuần giúp bạn có được câu trả lời.
- Để có thể đặt câu hỏi một cách chính xác, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị - xã hội cấp xã cần tuân theo phương pháp 5W1H: What? (Cái
gì?); Where? (Ở đâu?); When? (Khi nào?); Why? (Tại sao?); Who? (Ai?);
How? (Như thế nào?). Ví dụ về việc phản biện xã hội một chủ trương mới của
chính quyền xã, cần đặt hàng loạt câu hỏi:
+ What? (Cái gì?): Đây là vấn đề gì? Nội dung cần phản biện là gì? Vấn đề
gì sẽ xảy ra nếu thực hiện hoặc không thực hiện?
+ Where? (Ở đâu?): Chủ trương, chính sách cần phản biện thuộc lĩnh vực
nào? Cần phải tìm kiếm thông tin ở đâu? Cơ quan, tổ chức nào có quyền cung
cấp thông tin về vấn đề này?...
+ Why? (Tại sao?): Tại sao lại là nội dung này mà không phải là nội dung
khác?
+ Who? (Ai?): Chủ trương, chính sách sẽ tác động đến những ai? Ai là
những người hưởng lợi từ vấn đề này? Ai là những người sẽ chịu trách nhiệm?
+ When (Khi nào?): Bối cảnh thực hiện chủ trương, chính sách có phù hợp
không? Chủ trương xuất hiện khi nào?...
+ How? (Như thế nào?): Chủ trương, chính sách đó tác động đến người dân
như thế nào? Như thế nào là một chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp?
2. Bước 2: Tìm kiếm thông tin
Sau khi đặt câu hỏi thì điều cần làm nhất là tìm kiếm thông tin. Cán bộ Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã hoàn toàn có thể tìm kiếm
tất cả những gì mình đang thắc mắc trên internet, trong sách vở, tài liệu hoặc
hỏi từ người khác. Càng biết được nhiều thông tin, ý kiến khác nhau, cán bộ
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã càng sáng suốt hơn
trong việc đưa ra, bảo vệ ý kiến cá nhân cũng như đưa ra quyết định sau cùng.

3. Bước 3: Khách quan phân tích sự việc
Khi đã có thông tin, hãy phân tích tất cả với một tâm trí mở, khách quan,
không thành kiến. Đây có thể là bước khó khăn nhất nhưng cũng xứng đáng và
21


thú vị nhất để luyện tập. Khi loại bỏ được cảm tính, cán bộ cấp xã sẽ có thể dễ
dàng dùng tư duy lôgíc và sử dụng lý trí của mình để phản biện xã hội một cách
hiệu quả nhất.
4. Bước 4: Trao đổi đưa ra giải pháp
Cho dù suy nghĩ thấu đáo đến đâu nhưng không biết cách giao tiếp với người
khác thì cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Hãy luyện tập để vừa biết
cách trình bày hết ý của mình cho người khác hiểu, vừa biết lắng nghe, tiếp thu
và cảm thông cho người khác để đưa ra giải pháp hợp lý sau cùng.

22



×