Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SK Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.97 KB, 29 trang )

1/20


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho
trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, phát triển toàn diện về các
lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Để đạt được
mục tiêu phát triển tồn diện thì ta cần kết hợp hài hồ giữa chăm sóc ni
dưỡng và giáo dục đó là điều tất yếu.
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai. Vì vậy việc chăm sóc ni dưỡng vệ sinh
an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc làm
hết sức quan trọng. Vấn đề chăm sóc và ni dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe của trẻ và nó ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do vậy việc ni
dưỡng, giáo dục và phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết.
Chính vì vậy trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm
giúp trẻ ăn uống ngon miệng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm.
Chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày của trẻ, đó là
nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người
và ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, hoạt động và học tập
của trẻ. Vậy cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài
hoà giữa chất và lượng ? Giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em ?
Hiện nay vấn đề về nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ ở trường mầm non là vấn đề cần thiết, để thực hiện được nhiệm
vụ năm học về nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Tôi
đã băn khoăn, trăn trở xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao chất
lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường, giúp
trẻ phát triển cân đối, tồn diện. Đây cũng là một thơng điệp giúp cho toàn thể


cộng đồng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng – giáo
dục trẻ tại trường mầm non.
Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2018 - 2019 của nhà trường
là nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ
trong trường mầm non, và năm học này là năm thứ hai tôi đảm nhận công tác
quản lý nhà trường và trực tiếp phụ trách, chỉ đạo công tác nuôi dưỡng của nhà
trường. Vậy tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường? Tơi đã tìm tịi, nghiên cứu các biện
pháp để làm sao nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ và giảm được tỷ lệ trẻ
2/20


suy dinh dưỡng. Vì vậy tơi chọn đề tài “Mợt số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non” nhằm giúp thực hiện ngày càng tốt hơn trong công tác tổ chức bán
trú của nhà trường, giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện, nâng cao chất lượng
chăm sóc ni dưỡng - giáo dục của nhà trường ngày một đạt hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non” nhằm mục tiêu là
nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ tại trường mầm non Tân Minh B
nói riêng và các trường mầm non nói chung đạt kết quả cao và phát triển tồn
diện về mọi mặt. Giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao kiến
thức dinh dưỡng và công tác chăm sóc ni dưỡng trẻ trong trường mầm non đạt
kết quả cao hơn. Nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm để từ đó giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong trường, giúp trẻ
phát triển cân đối, toàn diện.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non”

thực hiện trên trẻ mẫu giáo đang học tại trường mầm non Tân Minh B với tổng
số trẻ là 355 trẻ mẫu giáo và giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên kế tốn
thực hiện cơng tác bán trú của nhà trường.
4. Thời gian và phạm vi nghiên cứu:
Căn cứ vào khả năng và điều kiện của bản thân, tôi chỉ nghiên cứu trên trẻ
mẫu giáo và tiến hành thực hiện tại trường mầm non Tân Minh B, trên 10 nhóm
lớp với tổng số 355 trẻ mẫu giáo và 01 bếp ăn tại trường.
Thời gian: từ tháng 9/2018 - 03/2019
- Tháng 9 năm 2018: xác định đề tài nghiên cứu
- Tháng 10 năm 2018: sưu tầm tài liệu nghiên cứu thực tế
- Tháng 11,12 năm 2018: xây dựng đề cương
- Tháng 1, 2 năm 2019: nghiên cứu và áp dụng các biện pháp
- Tháng 3 năm 2019 phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm,
chỉnh sửa sáng kiến và in nộp.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến này tôi đã sử dụng một số phương
pháp cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu: (Đọc, tìm hiểu các loại tài liệu có liên quan
và nghiên cứu tình hình thực tế …)
3/20


- Phương pháp thực hành: (Mang ý tưởng, sáng kiến vào thực hành trong
thực tế để đánh giá và tích lũy kinh nghiệm…)
- Phương pháp quan sát: (Dùng quan sát, khả năng thực hiện… ) và một
số phương pháp khác.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
6. Khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Để biết được chất lượng bữa ăn, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ tơi đã đưa ra
một số tiêu chí để khảo sát trẻ ngay đầu năm học. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN
(Trước khi áp dụng sáng kiến)
Thứ

Bữa
ăn
Trưa

Hai
Chiề
u
Trưa
Ba
Chiề
u
Trưa


Chiề
u
Trưa
Năm

Sáu

Chiề
u
Trưa

Món ăn

- Cơm thịt gà, thịt lợn om
nấm
- Canh rau cải nấu ngao
- Chuối tiêu
- Bún mọc nấm hương
- Sữa Vita Dairy
- Cơm tôm, thịt lợn rim
- Canh rau bắp cải nấu thịt
- Dưa hấu
- Mỳ thịt gà, thịt lợn
- Sữa Vita Dairy
- Cơm thị lợn, thịt bò hầm củ
quả.
- Canh rau mồng tơi nấu cua
- Rau bắp cải, cà rốt xào
- Dưa hấu
- Xôi thịt
- Sữa Vita Dairy
- Cơm cá, thịt lợn sốt
- Canh bí ngơ nấu thịt
- Chuối tiêu
- Cháo thịt bò, thịt lợn đậu
xanh
- Sữa Vita Dairy
- Cơm trứng cút, thịt lợn kho
tàu
- Canh bí xanh nấu tơm
4/20

Tỷ lệ

kalo

Tỷ lệ cân đối các chất
Protein Lipit Gluxit

645,4

13,1

24,2

60,3

663,7

13,8

29,2

60,5

724,08

12,9

26,8

60,2

761,4


15,3

24,3

60,7

691,06

13,1

32

54,7


Chiề
u

- Dưa hấu
- Bún ngan
- Sữa Vita Dairy

BẢNG KHẢO SÁT THEO DÕI CÂN NẶNG, CHIỀU CAO
(Trước khi áp dụng sáng kiến)
Kết quả
Khối Tổng
số
trẻ
MG


MG
Nhỡ
MG
Lớn
Tổng

Cân nặng
SDD thể
nhẹ cân

SDD
thể gầy
cịm

96

Kênh
bình
thường
SL
%
93 96,9

141

135 95,7

5


3,6

1

0,7

128 90,8

13

9,2

0

0

118

112 94,9

4

3,4

2

1,7

112 94,9


6

5,1

0

0

355

340 95,8

12

3,4

3

0,8

330

25

7

0

0


SL
3

%
3,1

Thừa
cân, béo
phì
SL
%
0
0

Chiều cao
Kênh
SDD thể
bình
thấp cịi
thường
SL
%
SL
%
90 93,7 6
6,3

93

SL

0

%
0

Với kết quả như trên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
5/20


Nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã biết trong thức ăn
có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó là: Chất đạm,
chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và muối khoáng… Nếu dư thừa hoặc
thiếu hụt các chất dinh dưỡng này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc
có thể dẫn tới tử vong, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tốc độ phát triển thể lực, trí tuệ
và tình cảm cùng các mối quan hệ xã hội rất nhanh, nhanh đến mức mà người ta
cho rằng sự thành công của chúng ta quyết định sự thành đạt của đứa trẻ trong
tương lai. Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khỏe mà khoa học đã
khám phá ra tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khỏe con người.
Chính vì vậy,đối với con người nói chung, trẻ mầm non nói riêng muốn
tham gia các hoạt động được tốt thì điều đầu tiên nói đến phải có sức khỏe tốt,
đặc biệt sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ chăm sóc dinh
dưỡng hợp lý, vệ sinh phịng bệnh, mơi trường hoạt động của trẻ… trong đó: chế
độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển thể chất của trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý là trẻ được ăn uống đủ chất,
cân đối giữa các chất như: đạm - mỡ- đường -vitamin và chất khoáng. Nếu trẻ

thiếu ăn, ăn không đủ các chất, không hợp lý, vệ sinh cá nhân, môi trường không
tốt…đều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy
cơng tác chăm sóc – ni dưỡng ở trường mầm non chiếm một vị trí vơ cùng
quan trọng vì ở lứa tuổi này, trẻ được ăn ngủ, học cả ngày ở trường và đây cũng
là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất, các cơ quan của cơ thể đang trên đà
hồn thiện và hình thành nhân cách của trẻ tốt nhất của cuộc đời, đồng thời đây
cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho trẻ bước vào bậc
học phổ thông một cách vững chắc nhất.
Song thực tế hiện nay vẫn còn một số giáo viên và phụ huynh chưa quan
tâm đúng mức đến cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ; kiến thức ni dạy trẻ
cịn hạn chế, do đó tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi mắc các loại bệnh
như: viêm phế quản, sâu răng…còn quá nhiều. Với tầm quan trọng đó địi hỏi
người giáo viên phải có trình độ văn hố, trình độ chun mơn nghiệp vụ vững
vàng, có phẩm chất đạo đức như một người mẹ yêu con. Họ chính là lực lượng
lao động nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. Người cán
bộ quản lý phải biết phát huy được nội lực đội ngũ, tạo điều kiện cho họ được
cống hiến sức mình, biết động viên khích lệ và xây dựng các phong trào thi đua
thương xuyên, có hiệu quả cao. Đồng thời xây dựng khối đoàn kết để tạo nên
sức mạnh tổng hợp của một tập thể sư phạm, xây dựng nhà trường phát triển
vững mạnh. Chính vì vậy, tơi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Một số
6/20


biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non” .
2. Thực trạng vấn đề:
2.1. Tình hình nhà trường:
Trường Mầm non Tân Minh B là một ngôi trường mới được xây dựng và
đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2017. Trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ,
ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên luôn thực hiện tốt chương trình giáo dục

mầm non, khơng ngừng phần đấu để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ. Hầu hết trẻ đến trường đã có được nề nếp thói quen trong giờ ăn,
giờ ngủ, giờ học, giờ chơi. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nhà trường
quan tâm và thường xuyên cải tạo các món ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho
trẻ tại trường.
Qua quản lý cơng tác chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ mầm non, đặc
biệt là trẻ lứa tưổi mẫu giáo ở trường Mầm non Tân Minh B – Sóc Sơn – Hà
Nội. Tơi nhận thấy thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Sóc Sơn, cũng
như sự quan tâm của các cấp, các ngành lãnh đạo của địa phương và sự ủng hộ
nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, yêu nghề
mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc được phân công. 100% cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Đội ngũ cô nuôi trẻ khỏe, tâm huyết với nghề.
- Ban giám hiệu luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trọng mọi cơng việc, nhất là
cơng tác chăm sóc ni dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe
cho trẻ được nhà trường đặt lên hàng đầu.
- Ban giám hiệu có biệp pháp cụ thể để nâng cao chất lượng bữa ăn, xây
dụng thực đơn theo tuần, tháng, theo mùa.
- Nhà trường có qui mơ rộng rãi thồng mát, môi trường xanh, sạch, đẹp,
cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ chuyên môn và công tác nuôi dưỡng tương
đối đầy đủ. Nhà bếp được đầu tư xây dựng theo quy trình bếp một chiều thuận
lợi cho việc giao nhận thực phẩm cũng như chế biến món ăn; có vườn rau sạch
phục vụ trẻ ăn bán trú tại trường.
- Được sự tin tưởng và ủng hộ kịp thời của các bậc phụ huynh lên tỷ lệ trẻ
ăn bán trú tại trường đạt 100%.
2.3. Khó khăn:
7/20



Ngồi những thuận lợi trên nhà trường cịn gặp khơng ít khó khăn:
- Phần đơng trẻ được gửi đến trường là con em dân lao động, bn bán
nhỏ có mức thu nhập thấp, và khơng ổn định khơng có thời gian nhiều quan tâm
chăm sóc tốt cho trẻ, nhiều trẻ thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá
nhân chưa thật sự gọn gàng, sạch sẽ. Nhận thức của các bậc phụ huynh về kiến
thức nuôi con theo khoa học chưa cập nhật thường xuyên và do thói quen tập
quán chăm sóc bữa ăn cho trẻ theo nhu cầu.
- Số trẻ mẫu giáo suy dinh dưỡng đầu năm chiếm: 12/355 trẻ tương đương
3,4%. Số trẻ mẫu giáo suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm: 25/355 trẻ tương
đương 7,0%.
- Do điều kiện về địa lý có 02 điểm trường, không tổ chức ăn tập trung tại
một điểm được mà phải tổ chức làm 02 điểm ăn, ảnh hưởng đến bố trí lao động
và kinh phí tổ chức bữa ăn cho trẻ.( Khu trung tâm: 259 trẻ mẫu giáo, Khu lẻ
Sơn Đoài: 96 trẻ mẫu giáo).
- Giá cả thị trường luôn thay đổi, ảnh hưởng đến giá lương thực, thực
phẩm, cho nên việc xây dựng thực đơn tổ chức bữa ăn cho trẻ, tính khẩu phần ăn
chưa cân đối được tỷ lệ giữa chất và lượng trong ngày, cụ thể: cân đối tỷ lệ giữa
các chất đạt theo quy định, tỷ lệ Kcal một ngày vượt quá định mức.
- Các loại thực phẩm luôn ẩn chứa những nguy cơ nhiễm khuẩn làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của trẻ, làm giảm chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường mầm
non.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên có nhiều biến động về sức khoẻ, số nhân
viên bậc trung chiếm tỉ lệ cao, tỷ lệ giáo viên có con dưới 3 tuổi và đang trong
độ tuổi sinh nở nhiều. Hầu hết các cơ giáo cịn coi trọng cơng tác giáo dục hơn
là cơng tác chăm sóc, ni dưỡng. Do đó chưa quan tâm đúng mức đến việc
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Từ những thực trạng trên, sau một thời gian suy nghĩ, tìm tịi học hỏi, tơi
đã mạnh dạn xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và

phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đạt hiệu quả cao như sau:
- Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên, nhân viên về vấn đề chăm sóc, ni dưỡng trẻ.
- Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần.
- Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
- Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quản lý theo dõi sức khỏe và tổ chức bữa ăn của trẻ đúng qui định.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền.
8/20


- Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát.
3. Các biện pháp thực hiện:
3.1. Biện pháp 1: Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên về vấn đề chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ.
Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng trong việc tổ chức cho trẻ bán trú
tại trường mầm non là hết sức cần thiết, vì vậy những người làm cơng tác chăm
sóc, ni dưỡng trẻ cần phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng
cũng như lợi ích thiết thực của việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường. Trước
hết xây dựng niềm tin và lòng quyết tâm phối hợp thực hiện kế hoạch của trường
đề ra một cách nghiêm túc, vì đội ngũ giáo viên nuôi dưỡng phần đông chưa qua
đào tạo về chun mơn nghiệp vụ nấu ăn .Hơn nữa có một số giáo viên tuổi cao
nên có suy nghĩ “ thường an phận”, do vậy, cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ
chức bán trú tại trường. Nắm bắt được tình hình như vậy BGH nhà trường đã
thường xuyên gần gũi, động viên, giải quyết kịp thời các vướng mắc.
* Đối với nhân viên nuôi dưỡng:
- Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 100% nhân viên
dưỡng qua các lớp tập huấn do Phòng Giáo Dục Phối hợp trung tâm y tế huyện

tổ chức.
- Nhà trường tổ chức cho đội ngũ nuôi dưỡng sưu tầm, đăng ký chế biến món
ăn mới qua hội thi cấp dưỡng giỏi kết hợp tổ chức chuyên đề dinh dưỡng, vệ sinh
an toàn thực phẩm, tổ chức thi đua chế biến về các món ăn, bữa phụ tại trường để
chị em học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho nhân viên nuôi dưỡng
ngay từ đầu năm học. Hàng năm trường tổ chức thi nấu ăn, chọn nhân viên nuôi
dưỡng xuất sắc tham dự thi cô nuôi giỏi cấp huyện. Qua hội thi đã góp phần nâng
cao chất lượng nhận thức, giúp nhân viên nắm thêm được kiến thức lựa chọn thực
phẩm, kỹ thuật chế biến...
- Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ cùng nhau trao đổi, thảo luận về
cách chọn mua thực phẩm sạch, giao nhận thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi
trường nơi chế biến thực phẩm, rau củ, quả, kỹ thuật chế biến thực phẩm, cách
bảo quản thực phẩm….
* Đối với giáo viên:
- Tổ chức cho giáo viên học các nội quy, quy chế, các thao tác cấp cứu,
biết cách xử lý và phòng tránh một số tai nạn gây thương tích ở trẻ như: trẻ bị
sặc, hóc xương, ngậm thức ăn và các loại hạt hoặc các đồ vật nhỏ…
9/20


- Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, chăm sóc trẻ ăn các giáo viên
chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu.
- Thông qua giờ ăn các giáo viên giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức,
ngôn ngữ; giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những món gì. Thơng qua các mơn
học lồng ghép và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ, để bổ sung chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng.
Nhà trường đã rèn cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách tự tuyên
truyền trong bữa ăn.
- Lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động. Ban giám hiệu lên kế

hoạch cho các giáo viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động, đây là vấn đề
quan trọng bởi trẻ thường xuyên được chơi mà học.
- Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, giáo viên cần phải giải thích
cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể
khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy
cịm ốm yếu.
- Vệ sinh mơi trường: Bảo vệ mơi trường cũng chính là bảo vệ trẻ em, vì
vậy vệ sinh phịng lớp sạch sẽ, khơng có mùi hơi khai, sàn nhà khô ráo, hàng
tuần tổng vệ sinh các phịng, lau các cửa, khai thơng cống rãnh, cũng góp phần
giúp cho trẻ khỏe mạnh.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh dinh dưỡng an
toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ nhân viên cấp dưỡng, giáo viên mầm non.
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần:
Chăm sóc và ni dưỡng trẻ là một cơng trình lớn lao địi hỏi các cơ giáo,
cơ ni phải có thời gian, vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm sinh lý trẻ. Để trẻ
phát triển tồn diện cả về thể chất và trí tuệ thì cần phải có những bữa ăn ngon
miệng đầy đủ dinh dưỡng.
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải đủ 3 nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc 1: Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: Bột đường, chất đạm,
chất béo, chất xơ.
* Nguyên tắc 2: Nước nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 – 15% trọng
lượng cơ thể. Một trẻ em nặng 10kg thì trung bình cần 1-1,5lít nước/1 ngày.
Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn thức
ăn quá đặm hoặc khơng cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hố và hấp thụ của trẻ
sẽ kém.
* Nguyên tắc 3: Thực phẩm an toàn
Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế
biến thức ăn cho trẻ. Thịt, cá, rau, trái cây phải tươi sống đảm bảo khơng có
10/20



thuốc sâu hay hoá chất, các thực phẩm đã chế biến sẵn nên lựa chọn những
thương hiệu có uy tín về chất lượng và an toàn thực phẩm, thức ăn đã nấu chín
nếu chưa dùng phải đậy kín.
Khẩu phần ăn của trẻ được tính trên phần mềm quản lý ni dưỡng. Để có
một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi đã phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau
trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo đủ năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm
bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nhóm lương thực,
nhóm giàu chất đạm, nhóm thức ăn giàu chất béo, nhóm thức ăn giàu vitamin và
khống chất, do đó hàng ngày tơi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng và thay
đổi từng ngày, từng bữa để hấp dẫn trẻ.
Chính vì để đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn cho bữa ăn hàng ngày của trẻ,
khi xây dựng thực đơn mỗi ngày tôi chỉ đạo cố gắng cho trẻ được ăn đầy đủ các
loại thức ăn khác nhau trong 4 nhóm thực phẩm, chú trọng đến từng bữa ăn hàng
ngày của trẻ.
- Một khẩu phần cân đối và hợp lý cần:
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu
cầu cơ thể.
+ Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp. Cân đối giữa
các chất dinh dưỡng: Protêin, lipit, gluxit, vitamin và khoáng chất, giữa thức ăn
nguồn gốc động vật và thực vật.
- Tôi cùng nhân viên kế tốn và tổ ni dưỡng đã phối hợp, xây dựng thực
đơn của trẻ và hiện đang thực hiện tại trường trung bình một tuần: đạt 702,3
kcal/ ngày.
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ:
- Việc xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng.
Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và đào Tạo, Phịng Giáo dục –Đào tạo
huyện Sóc Sơn đã tổ chức những buổi tập huấn về chăm sóc ni dưỡng và bảo
vệ sức khỏe cho trẻ từ đội ngũ cán bộ quản lý đến giáo viên và nhân viên.
- Thực hiện xây dựng thực đơn trên máy tính bằng phần mềm quản lý

ni dưỡng giúp nhà trường rút được nhiều kinh nghiệm, cân đối được tỷ lệ các
chất và đảm bảo về lượng theo quy định, có nhiều thực đơn mẫu, căn cứ vào
mục thực đơn mẫu để đặt hàng rồi làm bảng điều tra thực tế.
- Chọn thực phẩm theo mùa, phối hợp nhiều loại thực phẩm, trung bình
chọn và sử dụng khoảng 5-6 loại thực phẩm/ ngày. Trong mỗi bữa ăn của trẻ phải
có đủ 4 nhóm thực phẩm, các loại thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải thay đổi
từng bữa, từng ngày, từng món ăn cũng cần hỗn hợp nhiều loại thực phẩm vì mỗi
loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn,
11/20


ta sẽ có thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất bổ sung cho nhau ta sẽ có bữa ăn
cân đối, đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng lên. Chú ý bổ sung dầu, đường, muối để
đủ chất cân đối và phù hợp với tiền ăn mà cha mẹ trẻ đóng góp. Mức thu tiền ăn
được điều chỉnh hàng năm phù hợp với giá cả thực phẩm, để đảm bảo chất lượng
bữa ăn của trẻ, mức thu hiện nay nhà trường thu là: 17.000đồng/ ngày/ trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên chăm sóc tốt giờ ăn của trẻ, trong giờ ăn giáo viên
quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kiên trì tập cho trẻ ăn
dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái (đối với trẻ không quen ăn 1
số loại rau, củ).
- Chỉ đạo nhân viên nuôi dưỡng phối kết hợp cùng giáo viên trên lớp tìm
hiểu tâm lý, sở thích của trẻ đề từ đó lựa chọn các thực phẩm theo thực đơn và
áp dụng một số cách chế biến thực phẩm nấu ăn cho trẻ được trẻ yêu thích, từ đó
trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
- Phối hợp cùng với cơng đồn nhà trường phát động đến tổ cơng đồn
sưu tầm món ăn và xây dựng thực đơn, cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ.
- Nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ bằng cách triển khai mơ hình trồng
rau xanh tại nhà trường.
Để có nguồn rau xanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hạ giá thành
sản phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ. Nhà trường đã triển khai mô hình

trồng rau xanh tại trường bằng hình thức: khốn cho từng cá nhân nhân viên
nuôi dưỡng. Kết quả mỗi tuần vườn rau của các nhân viên nuôi dưỡng cung cấp
2 đến 3 bữa rau cho trẻ và cho cô của nhà trường. Vì vậy trẻ khẩu phần ăn hàng
ngày của các cháu được tăng dần cả về số và chất lượng, đảm bảo lượng vitamin
đặc biệt là rau xanh lá đậm như: mồng tơi, rau cải, rau ngót, su hào, bắp cải, cà
chua….
3.4. Biện pháp 4: Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ:
Nếu như vấn đề ăn uống đối với con người khơng thể thiếu được vì nó liên
quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thì giấc ngủ cũng đóng vai trị khơng
kém phần quan trọng đối với trẻ. Tục ngữ xưa có câu: “ Ăn được ngủ được là tiên”.
Vì vậy, việc tổ chức ngủ trưa ở trường mầm non là có ý nghĩa thiết thực quan trọng
cho sức khỏe và hệ thần kinh của trẻ, cho nên chúng ta cần coi trọng việc tổ chức
giấc ngủ trưa cho trẻ khơng kém gì tổ chức ăn uống cho trẻ, tạo điều kiện thuận lợi
cho trẻ cảm thấy dễ chịu khi ngủ và tỉnh táo khi thức dậy.
3.5. Biện pháp 5: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn
thực phẩm:
Từ nhận thức công tác vệ sinh an tồn thực phẩm đóng vai trị quan trọng,
thậm chí quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn và tác động
12/20


đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nhà trường đã thực hiện kiểm soát nghiêm
ngặt nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ hàng ngày và qui định những thực phẩm
chính như thịt, trứng, cá, đậu, rau xanh... và các loại thực phẩm khô đều phải ký
hợp đồng cung cấp chặt chẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm 1lần /năm cho bếp ăn
có xác nhận của UBND huyện. Vì vậy trong những năm qua khơng có trường
hợp nào ở trường bị ngộ độc thức ăn.
Ngồi ra, nhà trường cịn phối hợp với trung tâm y tế của huyện thường
xuyên kiểm tra nhà bếp, nhà kho, nơi sơ chế, chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa
thực phẩm, lưu giữ mẫu thức ăn, bảo hộ cô nuôi, băng khẩu cho giáo viên khi tổ

chức giờ ăn cho trẻ.
Thường xuyên quan tâm tới việc vệ sinh nhóm lớp và vệ sinh dụng cụ nhà
bếp, vệ sinh cá nhân của trẻ, các phòng nhóm đồ dùng cá nhân đồ dùng của lớp
phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và định kỳ có kiểm tra chấm điểm thi đua hàng
tháng.
Để đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm chúng tơi cịn coi trọng đến khâu
chế biến các món ăn cho trẻ, thực phẩm được chế biến theo một chiều, thức ăn
sống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Riêng thực
phẩm phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lý.
Ví dụ: Thịt: Phải rõ nguồn gốc, mùi vị bình thường, có màu hồng, thớ thịt
nhỏ phải có độ rắn.
Dù có hợp đồng cung cấp thực phẩm với Công ty cổ phần sản phẩm Việt
cho bạn nhưng ban giám hiệu nhà trường vẫn chỉ đạo tổ nuôi dưỡng phân công
từng nhân viên nuôi dưỡng trực nhận thực phẩm trong ngày cùng với giáo viên
và ban giám hiệu, có nhật xét về thực phẩm và ký nhận rõ ràng. Người không
phân sự không được vào bếp.
Bởi vậy cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm ở bếp ăn và vệ sinh môi
trường luôn được trung tâm y tế và chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm , phòng
Giáo dục & đào tạo của huyện đánh giá thực hiện tốt.
3.6. Biện pháp 6: Quản lý theo dõi sức khỏe và tổ chức bữa ăn của trẻ
đúng qui định:
Nhà trường liên hệ với trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã khám sức khỏe
định kỳ cho các cháu cụ thể:
- Khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/ năm vào tháng 9 và tháng 4, nhắc nhở phụ
huynh tẩy giun cho trẻ mỗi năm 1 lần. Qua khám sức khỏe phát hiện trẻ nào mắc
bệnh, giáo viên thông báo ngay với phụ huynh và đề nghị cho cháu cho cháu đi
tuyến trên khám, điều trị kịp thời.
13/20



- Theo dõi sức khỏe trẻ theo đúng qui định: Trẻ đến trường được cân – đo 3
lần/ năm vào các tháng 9, 12, 4, trẻ suy dinh dưỡng, béo phì tổ chức theo dõi biểu
đồ hàng tháng. Sau mỗi lần cân- đo các lớp đều ghi danh sách và thơng báo kết
quả để phụ huynh nắm được tình hình sức khỏe của con em mình. Đối với trẻ tụt
cân, đứng cân, chúng tơi u cầu giáo viên tìm hiểu nguyên nhân : do trẻ bệnh tật
ốm đau hay do các bà mẹ thiếu kiến thức về nuôi con, hay cho trẻ ăn quà vặt
trước bữa ăn, cho con ăn khơng đủ chất, khơng đúng giờ vv... để từ đó trao đổi
với phụ huynh có hướng khắc phục và thống nhất cách chăm sóc trẻ.
-Với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, định kỳ mỗi tháng kiểm tra một lần
được thông báo tới phụ huynh và tổng hợp vào sổ theo dõi của lớp và nhà
trường.
- Chăm sóc trẻ trong giờ ăn: Tổ chức cho trẻ ăn : trẻ nhà trẻ ăn 3 bữa /
ngày ở trường (2 bữa chính và 1 bữa phụ), trẻ Mẫu giáo ăn 2 bữa /ngày ở trường
(1 bữa chính và 1 bữa phụ), đảm bảo ăn ngủ đúng giờ. Trong giờ ăn của trẻ,
giáo viên phải ln động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Kiên trì tập cho trẻ
ăn dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái. Trong các giờ học và hoạt
động vui chơi, các cô giáo cần giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại
thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào trắng, đẹp, thông
minh học giỏi, nếu ăn khơng đủ chất sẽ gày cịm ốm yếu.
- Quản lý chế độ ăn và khẩu phần ăn của trẻ : Ban giám hiệu luôn giám sát
giờ ăn và theo dõi lượng thức ăn của trẻ trước và sau khi trẻ ăn, để từ đó tìm
hiểu ngun nhân và tìm giải pháp khắc phục.
3.7. Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:
- Hàng năm nhân các buổi họp đầu năm nhà trường tổ chức tuyên truyền
cho các bậc phụ huynh về cơng tác phịng chống dịch bệnh và trong năm học
2018 - 2019 nhà trường phối hợp với trạm y tế xã tuyên truyền đến phụ huynh
về tình hình dịch bệnh và cách phịng chống dịch bệnh: dịch sởi, thủy đậu, tay
chân miệng....; về chăm sóc ni dưỡng trẻ tại trường.
- Nhà trường cũng đã chủ động phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phương nhất là với trạm y tế xã để xây dựng nội dung và hình thức tuyên truyền

cho hiệu quả.
- Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên chỉ đạo các lớp trang trí
thực hiện bảng tuyên truyền ở lớp học bằng các hình thức phù hợp, nội dung
phong phú về cơng tác chăm sóc sức khỏe của trẻ.
- Thơng qua bảng tun truyền trong trường; dưới hình thức các bài viết, sưu
tầm trên báo chí, trên mạng hoặc các bài tự biên ngắn gọn chắt lọc thông tin dễ
hiểu, dễ áp dụng kèm theo hình ảnh minh họa nên được phụ huynh rất quan tâm.
14/20


- Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hàng ngày vào giờ đón và trả trẻ về tình
hình của trẻ. Mọi diễn biến, những khó khăn của trẻ thường được giáo viên trao
đổi ngay với phụ huynh để kịp thời phối hợp giúp trẻ phát triển tốt, an toàn
nhất. Từ đó phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong cơng tác chăm sóc
ni dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là đối với cơng tác phịng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ.
- Với sổ bé ngoan: Hàng tháng và từng học kỳ giáo viên thông báo đến
phụ huynh các tiến bộ hoặc các vấn đề mà cô giáo cần yêu cầu phụ huynh phối
hợp để giáo dục và ni dưỡng trẻ hoặc giúp trẻ hình thành các tính cách tốt.
- Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục huy động được sự tham gia của các
bậc cha mẹ và cộng đồng, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non.
- Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng tuyên truyền kiến thức ni dạy
con theo khoa học, phịng chống các dịch bệnh .v.v...
3.8. Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát:
- Hàng năm nhà trường đều tổ chức kiểm tra tay nghề của nhân viên nuôi
dưỡng, kết hợp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường xuyên chú trọng
việc hình thành thói quen tốt ở trẻ về giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung trong
sinh hoạt hàng ngày.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe của trẻ qua biểu đồ,
đồng thời thực hiện tốt khâu vệ sinh răng miệng, chăm sóc sức khỏe của trẻ.

- Kiểm tra bằng nhiều hình thức
+ Kiểm tra đột xuất
+ Kiểm tra định kỳ
+ Kiểm tra thực phẩm
+ Kiểm tra chế biến
+ Kiểm tra xuất nhập kho....
4. Kết quả đạt được:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên, kết quả cơng tác chăm sóc
ni dưỡng của nhà trường đã đạt được nhiều kết quả như:
- 100% giáo viên nắm chắc mục đích, yêu cầu, nội dung của việc giáo
dục dinh dưỡng cho trẻ. Giáo viên đã tích cực, chủ động trong việc tìm tịi các
biện pháp, các hình thức hay trong giảng dạy và hoạt động để lồng ghép các nội
dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm một các linh hoạt, làm tốt
công tác truyền thông về dinh dưỡng cho tất cả phụ huynh và cộng đồng.
- Nhiều phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ, hiểu được phương pháp cho trẻ ăn uống khoa học,
hợp lý, phù hợp với độ tuổi .
15/20


- Tỷ lệ Kcal của trẻ ở trường đạt yêu cầu chuẩn do Bộ y tế khuyến nghị, tỷ
lệ trẻ em suy dinh tính đến tháng 2 năm 2019 là 0,8% giảm 2,6% so với đầu năm
học; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 3,1% giảm 3,9% so với đầu năm.
Trẻ ngoan, lễ phép mạnh dạn tự tin có nền nếp trong mọi hoạt động.
BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN
(Sau khi áp dụng sáng kiến)
Thứ

Bữa
ăn

Trưa

Hai
Chiều

Trưa
Ba
Chiều
Trưa

Chiều
Trưa
Năm

Chiều

Trưa
Sáu
Chiều

Món ăn

Tỷ lệ
Kcal

- Cơm thịt gà, thịt lợn om
nấm
- Canh rau cải nấu ngao
724,33
- Chuối tiêu

- Bún mọc nấm hương
- Sữa Vita Dairy
- Cơm tôm, thịt lợn rim
- Canh rau bắp cải nấu thịt
- Dưa hấu
671,8
- Mỳ thịt gà, thịt lợn
- Sữa Vita Dairy
- Cơm thịt lợn, bò hầm củ quả.
- Canh rau mồng tơi nấu cua
- Rau bắp cải, cà rốt xào
- Dưa hấu
723,08
- Xôi thịt
- Sữa Vita Dairy
- Cơm cá, thịt lợn sốt
- Canh bí ngơ nấu thịt
- Chuối tiêu
681,74
- Cháo thịt bò, thịt lợn đậu
xanh
- Sữa Vita Dairy
- Cơm trứng cút, thịt lợn kho
tàu
- Canh bí xanh nấu tơm
695,0
- Dưa hấu
2
- Bún ngan
- Sữa Vita Dairy


Tỷ lệ cân đối các chất
Protein Lipit Gluxit

14,1

26,2

59,6

13,4

27,3

59,3

13,2

26,8

60

15,1

25

59,9

13,5


31,8

54,7

BẢNG KHẢO SÁT THEO DÕI CÂN NẶNG, CHIỀU CAO
16/20


(Sau khi áp dụng sáng kiến)
Kết quả
Kênh
bình
thường
SL
%

Khối Tổng
số
trẻ
Mẫu
giáo
96
96 100

Mẫu
giáo 141 137 97,2
nhỡ
Mẫu
giáo 118 117 99,2
lớn

Tổng

355

350 98,6

Cân nặng
SDD thể
nhẹ cân

Thừa
cân, béo
phì
SL
%

SL

%

0

0

0

0

3


2,1

1

0

0

3

0,8

Chiều cao
Kênh
SDD thể
bình
thấp cịi
thường
SL
%
SL
%
92

SDD
thể gầy
cịm
SL

%


95,8

4

4,2

0

0

0,7

135 95,7

6

4,3

0

0

1

0,8

117 99,2

1


0,8

0

0

2

0,6

344 96,9

11

3,1

0

0

- Tơi đã cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu và đội ngũ nhân viên
thuộc tổ nuôi dưỡng đã làm việc hết mình với cơng việc chăm sóc ni dưỡng
như tiêu chí bếp ăn 5 tốt của nhà trường đề ra từ đầu năm học, đó là: Quản lý tốt,
tổ chức tốt, vệ sinh tốt, cải tiến nấu ăn tốt và tiết kiệm tốt
Từ những kết quả nêu trên cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu
năm đã giảm đi đáng kể, trẻ phát triển cân đối, hài hòa, hoạt bát, tích cực vào
các hoạt động của lớp và các hoạt động hàng ngày.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:
17/20


Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ mầm non có vai trị hết sức
quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Để trẻ ln
khỏe mạnh và phát triển một cách tồn diện về đức, trí, thể, mỹ, tình cảm - quan
hệ xã hội thì việc chăm sóc giáo dục và ni dưỡng trẻ theo khoa học là hết sức
quan trọng và cần thiết.
Bằng sự cố gắng không ngừng của bản thân trong cơng tác chỉ đạo, sự
nhiệt tình của các đồng chí cán bộ giáo viên, sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh
đạo cấp trên trong những năm qua nhà trường đã gặt hái được những kết quả
đáng khích lệ. Là sự kết hợp có chọn lọc các phương pháp cùng với sự tổng hòa
các hoạt động giáo dục của nhà trường, phương tiện giáo dục phục vụ mục tiêu
chung của nhà trường và không thể không kể đến việc chỉ đạo chăm sóc sức
khỏe cho trẻ đặc biệt là cơng tác nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Từ những khó khăn ban đầu trong cơng tác chọn và chế biến thực phẩm
đến nay nhân viên đã thực hiện thành thạo và thường xuyên thay đổi khẩu vị cho
trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, sức khỏe của trẻ ngày một tăng, số trẻ bị
suy dinh dưỡng giảm, trẻ đến trường ngày một đông. Bởi vậy mà việc cải thiện
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non là hết sức cần
thiết. Từ những kết quả trên bước đầu có thể khẳng định sáng kiến đã mang lại
kết quả rất đáng khích lệ đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trong
nhà trường nâng cao kiến thức về chế biến đảm bảo chất lượng bữa ăn và phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Những kết quả đó được thể hiện qua bảng so sánh
đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các biện pháp của sáng kiến như sau:
BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN
(Trước khi áp dụng sáng kiến)
Thứ


Bữa
ăn
Trưa

Hai
Chiề
u
Trưa
Ba


Chiề
u
Trưa

Món ăn

Tỷ lệ
kalo

- Cơm thịt gà, lợn om nấm
- Canh rau cải nấu ngao
- Chuối tiêu
- Bún mọc nấm hương
- Sữa Vita Dairy
- Cơm tôm, thịt lợn rim
- Canh rau bắp cải nấu thịt
- Dưa hấu
- Mỳ thịt gà, thịt lợn
- Sữa Vita Dairy

- Cơm thịt lợn, bò hầm củ quả
- Canh rau mồng tơi nấu cua
18/20

Tỷ lệ cân đối các chất
Protein Lipit Gluxit

645,4

13,1

24,2

60,3

663,7

13,8

29,2

60,5


Chiề
u
Trưa
Năm

Chiề

u
Trưa

Sáu
Chiề
u

- Rau bắp cải, cà rốt xào
- Dưa hấu
724,08
- Xôi thịt
- Sữa Vita Dairy
- Cơm cá, thịt lợn sốt
- Canh bí ngơ nấu thịt
- Chuối tiêu
761,4
- Cháo thịt bị, thịt lợn đậu
xanh
- Sữa Vita Dairy
- Cơm trứng cút, thịt lợn kho
tàu
- Canh bí xanh nấu tơm
691,06
- Dưa hấu
- Bún ngan
- Sữa Vita Dairy

12,9

26,8


60,2

15,3

24,3

60,7

13,1

32

54,7

BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN
(Sau khi áp dụng sáng kiến)
Thứ

Bữa
ăn
Trưa

Hai
Chiều
Trưa
Ba
Chiều
Trưa


Chiều
Trưa
Năm
Chiều

Món ăn

Tỷ lệ
Kcal

- Cơm thịt gà, lợn om nấm
- Canh rau cải nấu ngao
- Chuối tiêu
724,33
- Bún mọc nấm hương
- Sữa Vita Dairy
- Cơm tôm, thịt lợn rim
- Canh rau bắp cải nấu thịt
- Dưa hấu
671,8
- Mỳ thịt gà, thịt lợn
- Sữa Vita Dairy
- Cơm thị lợn, thịt bò hầm củ
quả.
- Canh rau mồng tơi nấu cua
- Rau bắp cải, cà rốt xào
723,08
- Dưa hấu
- Xôi thịt
- Sữa Vita Dairy

- Cơm cá, thịt lợn sốt
- Canh bí ngơ nấu thịt
- Chuối tiêu
681,74
- Cháo thịt bị, lợn đậu xanh
- Sữa Vita Dairy
19/20

Tỷ lệ cân đối các chất
Protein Lipit Gluxit
14,1

26,2

59,6

13,4

27,3

59,3

13,2

26,8

60

15,1


25

59,9


Trưa
Sáu
Chiều

- Cơm trứng cút, thịt lợn kho
tàu
- Canh bí xanh nấu tôm
- Dưa hấu
- Bún ngan
- Sữa Vita Dairy

695,0
2

13,5

31,8

54,7

BẢNG KHẢO SÁT THEO DÕI CÂN NẶNG, CHIỀU CAO
(Trước khi áp dụng sáng kiến)
Kết quả
Khối Tổng
số

trẻ
MG

MG
Nhỡ
MG
Lớn
Tổng

Kênh
bình
thường
SL
%

Cân nặng
SDD thể
nhẹ cân
SL

%

Thừa
cân, béo
phì
SL
%

96


93

96,9

3

3,1

0

0

141

135 95,7

5

3,6

1

118
355

112 94,9
340 95,
8

4

12

3,4
3,4

2
3

Chiều cao
Kênh
SDD thể
bình
thấp cịi
thường
SL
%
SL
%
90

SDD
thể gầy
cịm
SL

%

93,7

6


6,3

0

0

0,7

128 90,8

13

9,2

0

0

1,7
0,8

112 94,9
330 93

6
25

5,1
7


0
0

0
0

BẢNG KHẢO SÁT THEO DÕI CÂN NẶNG, CHIỀU CAO
(Sau khi áp dụng sáng kiến)
Kết quả
Khối Tổng
số
trẻ
MG

MG
Nhỡ
MG
Lớn
Tổng

Kênh
bình
thường
SL
%

Cân nặng
SDD thể
nhẹ cân

SL

%

Thừa
cân, béo
phì
SL
%

96

96

100

0

0

0

0

141

137 97,2

3


2,1

1

118

117 99,2

0

0

355

350

3

0,8

98,
6

Chiều cao
Kênh
SDD thể
bình
thấp cịi
thường
SL

%
SL
%

SL

%

95,8

4

4,2

0

0

0,7

135 95,7

6

4,3

0

0


1

0,8

117 99,2

1

0,8

0

0

2

0,6

344

11

3,1

0

0

20/20


92

SDD
thể gầy
cịm

96,
9


2. Hiệu quả, ý nghĩa của sáng kiến:
“Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non” của bản thân tôi qua một
năm thực hiện bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Đây chính là động
lực thúc đẩy đội ngũ trong nhà trường cần cố gắng nhiều hơn nữa, đồng thời
cũng là địa chỉ đáng tin cậy để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em
mình.
Là một cán bộ quản lý, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non được triển khai và áp dụng tại nhà trường, đã góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và có thể áp
dụng rộng rãi tại một số trường mầm non trong toàn huyện Sóc Sơn.
3. Đề xuất – khuyến nghị:
3.1. Đới với nhà trường:
- Tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên được đi học các lớp về nghiệp vụ nuôi
dưỡng, tổ chức tập huấn giáo dục dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho đội ngũ
giáo viên và nhân viên trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ,
thúc đẩy giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ.
3.2. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn:
- Tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhóm, lớp kiên

cố trong giai đoạn cơng nhận trường mầm non chuẩn quốc gia mức độ I
(2015 – 2020).
- Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, giúp cán bộ quản
lý làm giàu tri thức và kinh nghiệm chỉ đạo. Tăng cường mở các lớp bồi
dưỡng những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, cách lựa
chọn thực phẩm đến cách chế biến, bảo quản thực phẩm.... không chỉ cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non mà cả các bậc phụ
huynh đều được nắm bắt để phối kết hợp với nhà trường và gia đình chăm sóc,
ni dưỡng trẻ đạt hiệu quả cao.
Với những biện pháp thực hiện như trên năm học 2018 - 2019 và những
năm tiếp theo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mẫu giáo Tân Minh B
sẽ luôn cố gắng hoàn thành tốt phương hướng nhiệm vụ của nhà trường đề ra.
Trên đây là đề tài của tôi viết về “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non” đã được áp dụng tại nhà trường đạt hiệu quả. Rất mong được sự đóng
góp ý kiến của các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo bổ sung cho đề tài của tơi
được hồn thiện hơn.
21/20


Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Thời gian và phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Khảo sát trước khi thực hiện đề tài

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận.
2. Thực trạng vấn để.
2.1. Tình hình nhà trường
2.2. Thuận lợi.
2.3. Khó khăn
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên về vấn
đề chăm sóc, ni dưỡng trẻ.
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần.
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
3.4. Biện pháp 4: Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ.
3.5. Biện pháp 5: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường và vệ sinh
an toàn thực phẩm.
3.6. Biện pháp 6: Quản lý theo dõi sức khỏe và tổ chức bữa ăn
của trẻ đúng qui định.
3.7. Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền
3.8. Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát
4. Kết quả đạt được
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Hiệu quả, ý nghĩa của sáng kiến
3. Đề xuất - Khuyến nghị

22/20

Trang
1
1

2
2
2
2
3
5
5
6
6
6
7
8
8

9
10
11
11
12
13
14
14
17
17
20
20


2. Hiệu quả của sáng kiến:
Hệ thống các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng

chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo kể trên đã thực sự đem lại hiệu quả, sự
chuyển biến rõ rệt trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ ở trường mầm non
Tân Minh B. Kết quả ấy được thể hiện:
- 100% trẻ ra lớp đảm bảo an toàn, được cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe
theo định kỳ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng so
với đầu năm là 5 %.
- Chất lượng bữa ăn tại trường cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, thay đổi thực đơn theo mùa đảm bảo đủ lượng và chất cần thiết cho sự
phát triển của trẻ.
- Nhà trường thực hiện tốt mơ hình phịng chống suy dinh dưỡng như
thơng qua việc khám sức khỏe, cân đo theo dõi biểu đồ, tiêm chủng phòng bệnh.
Thường xuyên tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp lồng ghép nội
dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động
như tổ chức bữa ăn, các hoạt động khác trong ngày cho trẻ tại trường mầm non
- Thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ qua biểu đồ tăng
trưởng, kết quả đạt được thông qua bảng tổng hợp sau:
* Đối với trẻ
- Trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học
tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao…
- Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi
trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy
định, vệ sinh lớp học hàng ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan
trọng đối với sức khoẻ con người.
- Trẻ nhận biết được 4 nhóm thực phẩm đạt: 90%
- Trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống đạt: 95%
* Đối với phụ huynh học sinh
23/20


- Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình về chất lượng chăm sóc ni

dưỡng – giáo dục của nhà trường.
- Với sự tâm huyết và yêu thích cơng việc của mình tơi ln suy nghĩ, lắng
nghe ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp và tham khảo thực đơn
các trường bạn, sưu tầm những thơng tin, món ăn trên mạng Internet để điều
chỉnh thực đơn cho hợp lý, cân đối, phù hợp với giá cả thị trường và trẻ được ăn
ngon miệng và ăn hết suất.
- Đạt được kết quả trên là nhờ sự cộng tác của tập thể cán bộ, giáo viên và
nhân viên nhà trường trong q trình chăm sóc và giáo dục trẻ, đáp ứng được
yêu cầu đã đặt ra về cơng tác nâng cao chất lượng bữa ăn và phịng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ của nhà trường trong năm học 2018 - 2019.

3. Về cơ sở vật chất:

Nhà trường đã cải tạo 01 nhà bếp đảm bảo quy trình một chiều, có đủ đồ
dùng phục vụ chăm sóc, nấu ăn cho trẻ như: Bàn chia ăn, xoong, nồi cơm ga,
máy xay thịt, tủ lạnh, tủ đựng bát, đựng dụng cụ chế biến…
Trên đây là kết quả mà tôi đã thu được trong năm học 2013-2014. Tuy rằng kết
quả chưa cao nhưng đó là sự cố gắng rất lớn, là nguồn động viên đáng khích lệ trong
cơng tác quản lý ni dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ trong trường mầm non.
II/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Ngoài việc cân đối khẩu phần ăn cho trẻ tơi cịn lập kế hoạch tun
truyền hàng tháng và cả năm học về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ
sinh phịng bệnh vì thực phẩm vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non, nếu sử
dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc.
Tuyên truyền tới toàn thể các nhóm lớp, kết hợp với hội cha mẹ học sinh
cho trẻ chơi “Bé tập làm nội trợ”, hoặc thơng qua các trị chơi để làm cho bé
ln cảm thấy ngon miệng và phấn khích trẻ trước mỗi bữa ăn.
24/20



Thường xuyên có mặt tại bếp ăn kiểm tra thực phẩm vì thực phẩm là khâu
quan trọng có tính quyết định đến chất lượng và sự ngon miệng trong bữa ăn của
trẻ. Người nhận thực phẩm tại trường phải có trách nhiệm có kiến thức để có
thể nhận biết được các thực phẩm tươi, sạch hoặc không đảm bảo vệ sinh an
tồn.
Tìm nguồn cung cấp thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hai bên ký kết hợp
đồng mua bán chặt chẽ.
Tổ chức giờ ăn phải đúng theo giờ quy định, giáo viên bao quát lớp ,
không dọa nạt, quát mắng trẻ ,ln theo dõi khuyến khích, động viên trẻ ăn ngon
miệng, hết suất ăn của mình,đặc biệt chú ý quan tâm đến những trẻ suy dinh
dưỡng, ăn chậm, hay ngậm thức ăn…

25/20


×