Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 45 tuổi lớp Nhỡ 1 trường Mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.65 KB, 22 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 45 tuổi lớp Nhỡ 1 trường Mẫu giáo Hoa Mai.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bùi Thị Yến
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5
tuổi lớp Nhỡ 1 trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mẫu giáo Hoa
Mai.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 9
tháng 9 năm 2019.
4. Mô tả bản chất sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới
vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng
giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Đối với Bác, trẻ em chính là
hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Nuôi dưỡng những
“Mầm xanh ấy” chính là nuôi dưỡng cho tương lai của đất nước. Vì thế, để giúp
trẻ phát triển tốt nhất về thể chất và tâm hồn thì công tác chăm sóc, giáo dục trẻ
em phải được chú trọng nhất là giáo dục mầm non.
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, hướng
tới môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực, phát triển toàn diện về quy mô và
chất lượng chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh đến ba tiêu chí “yêu thương, an toàn, tôn
1


trọng” trong phong trào xây dựng “trường học hạnh phúc” mà trong đó giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ chính là một trong những nội dung của phong trào này.
Thêm vào đó, tất cả các phụ huynh đều mong muốn cho con theo học tại
những ngôi trường không chỉ làm tốt việc giữ trẻ mà còn là chăm sóc, nuôi dạy,


tạo dựng sự thích thú tự nhiên với việc học cho trẻ. Cha mẹ luôn mong muốn
con mình được tham gia, trải nghiệm các hoạt động vui chơi, lĩnh hội được các
kinh nghiệm sống để trẻ mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng ứng phó với các tình
huống trong cuộc sống. Chính vì thế việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu
giáo 4- 5 tuổi trở thành vấn đề vô cùng quan trọng và cần được quan tâm đặc
biệt.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ thích nghi nhanh với
cuộc sống; tự chủ, tự lập; sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội; phòng
tránh được những hiểm nguy trong cuộc sống. Việc xây dựng kỹ năng sống tốt
cho trẻ tạo ra một không gian mở, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương
pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ có cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá thì
trẻ mới có thể phát triển tư duy sáng tạo, có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ,
tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất và phát triển nhận thức, là nền tảng
giúp cho quá trình học tập lâu dài của trẻ sau này.
Với nghề giáo “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ”. Thấm nhuần câu
nói của Bác, tôi thiết nghĩ giáo viên mầm non là một nghề rất đặc biệt, là nhà
giáo nhưng không chỉ dạy mà còn phải dỗ, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc.
Và tôi luôn hiểu rõ ngoài ba mẹ, người thân trong gia đình thì hơn ai hết cô giáo
là người luôn gần gũi cận kề trẻ nhất, là người mẹ, người cô mà trẻ có thể lắng
nghe, đặt niềm tin vào. Tôi nhận ra rằng tôi cần có một số biện pháp giáo dục kỹ
năng sống cần thiết cho trẻ nhằm định hướng để trẻ có nhận thức và hành động
đúng đắn, mạnh dạn, tự tin, có những kỹ năng sống cần thiết để xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người; sống an toàn, lành mạnh; biết
xử lý tình huống, hạn chế và tránh được một số nguy hiểm đơn giản. Chính vì lẽ
đó tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ 4-5 tuổi lớp Nhỡ 1 trường Mẫu giáo Hoa Mai”
2


Đầu năm học 2019-2020, lớp tôi có 30 trẻ trong đó có 17 trẻ nam, 13 trẻ

nữ. Trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn
sau:
* Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Ninh
và sự quan tâm của Ban giám hiệu Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để bồi
dưỡng chuyên môn cho bản thân về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ cũng như cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học.
Bản thân tôi yêu nghề, mến trẻ, luôn tìm tòi, nghiên cứu học tập và trau
dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm cho bản thân.
Một số học sinh lớp tôi nhanh nhẹn, mạnh dạn, ham học hỏi và thích
khám phá.
Phụ huynh nhiệt tình, thân thiện và tích cực phối hợp với giáo viên trong
mọi hoạt động.
Trước khi thực hiện đề tài tôi quan sát và thấy một số trẻ ở lớp biết chào
hỏi, thưa cô đến lớp, thưa ba mẹ đi học, biết cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, biết
rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
* Khó khăn:
Tam Lãnh là một vùng miền núi của huyện Phú Ninh nên một số trẻ còn
có hoàn cảnh khó khăn. Một số phụ huynh vì cuộc sống bề bộn nỗi âu lo cơm áo
gạo tiền ít có thời gian chăm sóc con. Một số phụ huynh hay cho trẻ nghịch điện
thoại, cưng chiều con quá mức làm cho một số trẻ chưa có tính tự phục vụ bản
thân cao như: Tự mặc quần áo, tự chải đầu, tự cất lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi
quy định…
Một số học sinh mới vào trường nên thời gian đầu trẻ có thói quen tự do,
ra vào lớp tự nhiên; hay nói leo, trả lời không trọn câu hay một số trẻ rất ít nói
và rụt rè trong giao tiếp; chưa tự giác trong các hoạt động mà phải có sự nhắc
nhở, đôn đốc của cha mẹ, cô giáo trong mọi việc; trẻ chưa biết quan tâm đến bạn
bè, những người xung quanh mà chỉ biết đòi hỏi cha mẹ phải đáp ứng những nhu
3



cầu của bản thân như mua bánh kẹo, đồ chơi… Trẻ chưa biết nhường nhịn khi
chơi; ý thức kỷ luật, trật tự trong sinh hoạt còn chưa cao.
Kỹ năng sống của trẻ còn hạn hẹp, trẻ chưa biết xử lý những tình huống
đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như khi gặp người lạ, ứng phó khi gặp mưa,
bão, lũ lụt, cách xử lý và thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn…
Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 làm cho việc học tại lớp của trẻ bị
gián đoạn nên việc dạy học từ xa cho trẻ còn hạn chế.
* Bảng 1: Qua khảo sát đầu năm, tôi nhận một số kết quả như sau:
Mức độ
Tổn
g

Nội dung giáo dục

Đạt

số

Tỷ lệ

Chưa

%

đạt

Tỷ lệ

trẻ

Trẻ biết mạnh dạn trong giao tiếp, chào
hỏi lễ phép.
Trẻ có ý thức hợp tác, chia sẻ.

30

8

26,7%

22

73,3%

30

5

16,7%

25

83,3%

30

10

33,3%


20

66,7%

30

10

33,3%

20

66,7%

30

3

10%

27

90%

Trẻ biết tự lập, tự phục vụ: Tự mặc
quần áo, tự chải đầu, tự cất lấy đồ dùng
cá nhân đúng nơi quy định…
Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân
sạch sẽ, có thói quen vệ sinh trước khi
ăn…

Trẻ có kỹ năng phòng chống nguy hiểm

4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết:
- Xác định và cụ thể hóa các nhóm kỹ năng sống cơ bản cho trẻ của lớp
mình.
- Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào từng chủ đề theo kế hoạch năm học.
- Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động trong ngày.
- Làm gương cho trẻ.
4


- Phối hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Sưu tầm các câu chuyện, bài hát, hình ảnh, video để giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ.
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp:
- Chương trình giáo dục mầm non.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn ngiệp
vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non.
- Module MN 39 giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
- Tìm hiểu trên mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Sự phối hợp nhiệt tình của tất cả phụ huynh lớp Nhỡ 1.
4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Để áp dụng thành công việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 lớp Nhỡ 1
trường Mẫu giáo Hoa Mai tôi đã tiến hành những giải pháp sau:
a. Giải pháp 1: Xác định và cụ thể hóa các nhóm kỹ năng sống cơ bản
cho trẻ của lớp mình.
Vào giai đoạn 4-5 tuổi, trẻ đã có sự hình thành tâm lý rõ ràng, có những
bước phát triển vượt bậc. Ở giai đoạn này, trẻ thích bắt chước người lớn, thích

chơi những trò chơi gia đình và tái hiện lại cuộc sống gia đình hằng ngày mà trẻ
thấy như nấu ăn, chơi bác sĩ, cô giáo… Trẻ tự lập hơn, trẻ bắt đầu thích tự mang
giày hay mặc quần áo hơn là chờ cha mẹ. Trẻ cũng bắt đầu thích tự làm những
công việc như đánh răng, rửa mặt... Trí tưởng tượng cũng phát triển và trở nên
phong phú hơn. Trẻ có thể tự kể lại câu chuyện theo cách riêng của mình, hát
một bài hát hoặc tự chơi một mình. Trẻ bắt đầu có những suy nghĩ của riêng
mình, hứng thú với những điều mới lạ. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học
về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà
trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế kết quả của nhiều
nhà nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học ở lứa tuổi
5


mầm non chính là những kỹ năng sống như sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin,
tự lập, chăm sóc vệ sinh cá nhân, nhận thức về bản thân, an toàn cá nhân, khả
năng thấu hiểu và giao tiếp… Chính vì những đặc điểm đó mà tôi đã chia ra
thành 3 nhóm kỹ năng sau:
- Nhóm 1: Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi: “Học ăn, học nói, học gói, học
mở” Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình. Vậy thế nào là
học nói?. Đó chính là cách nói năng với ông bà, bố mẹ, người lớn tuổi cho lễ
phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới, biết thưa chào lễ phép,
biết nói xin lỗi và cảm ơn, biết chia sẻ… Ở nhóm kỹ năng này, tôi tích hợp các
bài dạy và hướng dẫn thực hành liên quan tới việc định hướng cho trẻ các kiến
thức và kỹ năng xoay quanh hoạt động tương tác xã hội với bạn bè, thầy cô, bố
mẹ, hàng xóm... giúp trẻ thiết lập vòng tròn giao tiếp lành mạnh. Bao gồm:
+ Kỹ năng sử dụng các mẫu câu hỏi: Hướng dẫn cho trẻ biết cách dùng
các câu hỏi và câu trả lời hoàn chỉnh khi giao tiếp như: Đâu? Cái gì? Con gì?
Làm gì? Ai đây?...
+ Kỹ năng sử dụng các mẫu câu chào: Hướng dẫn trẻ khi giao tiếp với
người lớn: Chào hỏi, dạ thưa, hỏi thăm sức khỏe người lớn, nói lời cảm ơn và

xin lỗi chân thành…
+ Kỹ năng sử dụng lời mời: Hướng dẫn cho trẻ sử dụng những lời mời:
Mời ăn, mời uống, mời ngồi…một cách lễ phép.
+ Kỹ năng trần thuật, kể chuyện: Cùng trẻ đọc sách, xem tranh kết hợp
với việc trò chuyện về các nhân vật trong sách, trong tranh, giúp trẻ bộc lộ cảm
xúc bằng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt… Thiết lập cùng trẻ thói quen chia sẻ bằng lời
nói, hành động với người chăm sóc để chúng ta có thông tin về cuộc sống, sinh
hoạt của trẻ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tình huống xấu có nguy cơ xảy ra
với trẻ.
+ Kỹ năng sử dụng các lời chúc: Hướng dẫn trẻ sử dụng những lời chúc
phù hợp trong các ngày lễ, ngày hội: Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày 20-11, chúc
sức khỏe, chúc Tết…
6


+ Kỹ năng nhận biết vòng tròn giao tiếp an toàn: Hướng dẫn cho trẻ cần
nhớ những điểm nhấn về các mức độ giao tiếp liên quan đến “Vòng tròn giao
tiếp an toàn” (ôm, khoác tay, bắt tay, vẫy tay, xua tay).
- Nhóm 2: Kỹ năng tự phục vụ: Là một trong những kỹ năng quan trọng
nhằm hình thành cho trẻ những thói quen và lối sống tốt đẹp, thúc đẩy trẻ hoàn
thiện mình một cách tốt nhất, giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành
trong cuộc sống. Bởi vậy, kỹ năng tự phục vụ được xem là một trong những kỹ
năng sống rất cần thiết mà chúng ta nên dạy và giáo dục cho trẻ ngay từ khi còn
nhỏ. Kỹ năng tự phục vụ bao gồm các bài dạy và hướng dẫn thực hành các kỹ
năng xoay quanh việc nhận biết các nội dung kiến thức, hành động liên quan tới
việc tổ chức các hoạt động tự chăm sóc bản thân của trẻ nhỏ như:
+ Kỹ năng nhận diện bản thân: Trẻ nhận biết về tên gọi, chức năng, đặc
điểm nhận biết, cách chăm sóc các bộ phận trên cơ thể; hướng dẫn trẻ nhận biết
khu vực mặc đồ bơi, cách thể hiện sự không đồng ý khi có người đụng chạm vào
khu vực cấm.

+ Kỹ năng sử dụng đồ vật: Trẻ biết tên, công dụng một số đồ vật sinh hoạt
hằng ngày, cách sử dụng đồ vật, rèn luyện các giác quan, vận động tinh, vận
động thô cho trẻ.
+ Kỹ năng tự phục vụ: Trẻ thực hành rèn luyện những kỹ năng đơn giản:
Biết tự cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp, tự lấy và cất đồ dùng đồ chơi khi muốn
chơi, tự rửa tay trước và sau khi ăn cơm, kê bàn ghế, chuẩn bị bàn ăn, chuẩn bị
khăn lau, tự xúc cơm ăn, biết giữ gìn vệ sinh trong khi ăn (không nói chuyện
trong khi ăn, ăn không rơi vãi, không vứt bỏ thức ăn), khi ăn xong biết lau, dọn
bàn ăn, để bát thìa đúng quy định, biết vệ sinh cá nhân, bỏ rác đúng nơi quy
định…
+ Kỹ năng gọi tên và điều hòa cảm xúc: Những bài dạy cung cấp cho trẻ
kiến thức về các loại cảm xúc cơ bản, cách nhận diện đối với cảm xúc của bản
thân và người khác.

7


- Nhóm 3: Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Bao gồm các bài dạy hướng
dẫn kiến thức và thực hành xoay quanh hoạt động giúp trẻ nhận diện, phòng
tránh, xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm xâm phạm tới sự an toàn của trẻ như:
+ Kỹ năng giao tiếp với người lạ: Nhận diện người lạ, rèn kỹ năng ứng
phó, tránh sự dụ dỗ của người lạ: Không nhận quà của người lạ, không đi theo
người lạ, không tin người lạ, giữ khoảng cách nhất định với người lạ, các quy
tắc ứng phó với người lạ…
+ Kỹ năng xử lý khi đi lạc: Hướng dẫn trẻ một số cách phòng tránh và
ứng phó khi bị lạc ở siêu thị, ở chợ, ở bệnh viện…
+ Làm gì khi ở nhà một mình?: Hướng dẫn cho trẻ các nguyên tắc khi ở
nhà và cách ứng phó khi có người lạ đột nhập vào nhà.
+ Kỹ năng bảo vệ cơ thể (Phòng tránh xâm hại): Hướng dẫn thực hành
cùng trẻ một số quy tắc về an toàn thân thể cho trẻ: Quy tắc đồ lót (PANTS), quy

tắc bàn tay, quy tắc 3 bước của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc UNFPA (báo độnghành động-chia sẻ)
+ Kỹ năng xử lý khi có đám cháy: Trẻ biết các dấu hiệu khi có hỏa hoạn;
biết các kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra: Kêu cứu, dùng khăn, vải che
miệng, cúi thấp người đi men theo mép tường thoát ra ngoài; gọi cứu hỏa 114…
+ Bé có thể nhờ sự giúp đỡ từ ai?: Dạy trẻ cách tìm nguồn trợ giúp từ
cộng đồng khi rơi vào tình huống nguy hiểm.
+ Kỹ năng phòng tránh dịch bệnh: Dạy trẻ nhận biết dấu hiệu khi mắc
bệnh, cách xử lý và kỹ năng để đối phó trong mùa dịch.
Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp tôi
lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ.
b. Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào từng chủ đề theo
kế hoạch năm học:
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần
thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong
cuộc sống, trẻ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi,
khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm
8


vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tự quyết trong một số
tình huống phù hợp với lứa tuổi. Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả, ngay
từ đầu năm tôi đã đưa vào các chủ đề, các hoạt động ở lớp. Tùy thuộc vào từng
chủ đề, từng thời điểm tôi lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để
dạy trẻ cho phù hợp như sau:
Chủ đề

Nội dung giáo dục

Kỹ năng giao tiếp


Trường

Kỹ năng tự phục vụ

mầm non
Kỹ năng phòng tránh
nguy hiểm
Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng tự phục vụ
Bản thân

quy định.
- Kỹ năng xếp hàng.
- Không tự ý ra khỏi lớp, khỏi trường,
khỏi nhà.
- Chơi an toàn với đồ chơi ngoài trời.
- Nhận biết vòng tròn giao tiếp an toàn.
- Tự chọn và mặc quần áo phù hợp với
thời tiết và giới tính.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn,

phòng chống xâm hại.

nguy hiểm

- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân theo quy

Kỹ năng tự phục vụ


nguy hiểm
nghiệp

tuổi và bạn bè.
- Kỹ năng cất đồ dùng cá nhân đúng nơi

Kỹ năng phòng tránh

Kỹ năng phòng tránh
Nghề

- Kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn

sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Kỹ năng nhận biết vùng đồ bơi và

Kỹ năng giao tiếp

Gia đình

Bài tập trải nghiệm

kỹ năng sống

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự phục vụ

tắc 5 ngón tay.
- Tự tin chia sẻ thông tin gia đình (tên,
nơi ở, số điện thoại của ba mẹ…).

- Kỹ năng tự phục vụ trước giờ ăn.
- Tự xúc cơm ăn.
- Không đi theo và nhận quà của người
lạ.
- Lời chúc tặng thầy cô giáo nhân ngày
20/11..
- Kỹ năng lao động trực nhật (quét lớp,
9


lau bàn, lau dọn các góc chơi…), không
vứt rác bừa bãi.
- Đi giày dép đúng cách.
Kỹ năng phòng tránh
nguy hiểm
Kỹ năng giao tiếp

Động vật

Kỹ năng tự phục vụ
Kỹ năng phòng tránh
nguy hiểm

Kỹ năng giao tiếp
Tết và
mùa xuân

Kỹ năng tự phục vụ
Kỹ năng phòng tránh
nguy hiểm


- Kỹ năng xử lý khi có hỏa hoạn.
- Kể cho bạn bè nghe về những con vật
được nuôi trong gia đình mình.
- Gấp chăn mền.
- Cởi và xỏ tất.
- Cách phòng tránh một số con vật có
khả năng gây nguy hiểm: chó, mèo,
ong…
- Kỹ năng lễ phép khi có người lạ đến
nhà.
- Lịch sự khi làm khách.
- Chúc tết
- Lựa chọn trang phục khi đi chơi tết.
- Khi đi chơi bé cần nhớ những gì?
- Không nói leo, biết lắng nghe bạn nói

Kỹ năng giao tiếp
Thực vật

Kỹ năng tự phục vụ
Kỹ năng phòng tránh

Giao
thông

nguy hiểm
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự phục vụ
Kỹ năng phòng tránh

nguy hiểm

Nước và
hiện

và chờ tới lượt mình, biết nói rõ ràng để
bạn hiểu và chơi cùng bạn.
- Biết làm đất, gieo hạt và trồng cây.
Chăm sóc cây xanh.
- Kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid19.
- Đóng vai chú cảnh sát giao thông.
- Kỹ năng cài dây mũ bảo hiểm.
- Kỹ năng xử lý khi đi lạc.
- Phân biệt được các mùa trong năm. Nêu

Kỹ năng giao tiếp

được mùa bé thích và trả lời câu hỏi: Vì

Kỹ năng tự phục vụ

sao bé thích?
- Thực hành kỹ năng rót nước.

tượng tự

10


- Bé bảo vệ mình khi thời tiết nắng hoặc

mưa.
- Bé làm gì khi thấy mưa to, sấm chớp, lũ
nhiên

Quê
hương,
Đất nước,
Bác Hồ

Kỹ năng phòng tránh

lụt…

nguy hiểm

- Nhận biết một số nguy cơ đuối nước và

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự phục vụ

cách phòng chống.
- Mạnh dạn chỗ đông người.
- Kỹ năng băng bó vết thương.

Kỹ năng phòng tránh

- Bé phân loại rác

nguy hiểm


- Bé có thể nhờ sự giúp đỡ từ ai?

c. Giải pháp 3: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động
trong ngày.
+ Hoạt động đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục buổi sáng:
Thông qua trò chuyện trong hoạt động đón trẻ, tôi giáo dục cho trẻ kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng tự cất giày dép, cặp đúng nơi quy định. Ngoài ra tôi còn
dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn; không nói leo khi người khác
nói; không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác; rèn luyện kỹ năng quan
sát, tạo thói quen nói dạ có, dạ không trong hoạt động điểm danh… ( Hình 1)
Trong hoạt động thể dục buổi sáng, tôi rèn kỹ năng tự mang giày, dép, đi
theo hàng lối, không chen lấn xô đẩy bạn. Bên cạnh đó, rèn cho trẻ kỹ năng xếp
hàng đúng với khoảng cách một sải tay để đủ không gian cho các bài tập thể
dục. Thông qua đó, giáo dục trẻ biết được tầm quan trọng của sức khỏe đối với
con người và từ đó trẻ biết cách bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

11


+ Hoạt động ngoài trời:
Giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan tôi đều quan tâm nhắc nhở
trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng bạn,
đi theo hàng, không đẩy bạn để bạn ngã, khi làm việc gì sai trái với bạn với cô
phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi
trường, thân thể cho sạch sẽ… Phải chú ý an toàn khi chơi các đồ chơi ngoài
trời.
Ví dụ: Qua việc trò chuyện quan sát đồ dùng đồ chơi ngoài trời. Tôi sẽ hỏi
và gợi ý trẻ với câu hỏi: “Khi ngồi trên cầu trượt chúng ta cần làm gì?” (Vịn hai
tay vào hai thành cầu trượt, rồi đẩy người cho trượt xuống). Tôi cũng sẽ đưa ra
tình huống: “Nếu có bạn bị ngã thì chúng ta phải làm sao?” (Nhanh chóng đỡ

bạn dậy hoặc chạy đến gọi cô). Và “nếu bị thương thì chúng ta phải xử lý như
thế nào?”. Qua bài học, trẻ nhận biết được một số nguyên nhân gây ngã, gây tai
nạn và biết cách phòng tránh nguy cơ gây ngã.
Ngoài ra, tôi sẽ cho trẻ làm quen với việc làm đất, gieo hạt, chăm sóc
vườn rau, hoa… Tôi cho trẻ sử dụng các dụng cụ lao động như bình tưới cây,
dụng cụ xới đất… để trẻ thực hiện các vận động căn bản: Cầm, nắm, khuân vác,
đặt xuống, nhặt lên… (Hình 2)
Bên cạnh đó, ngoài việc tổ chức trò chơi vận động tôi còn tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ chơi như trò chơi kéo co, rồng rắn lên mây, cướp cờ, nhảy bao
bố… Thông qua các trò chơi có luật chơi giúp trẻ có sự hợp tác với nhau trong
nhóm chơi, biết phối hợp và đoàn kết chơi với nhau. Qua đó tôi giáo dục cháu
các kỹ năng sống như nhường nhịn, chia sẻ, mạnh dạn, tự tin thể hiện mình.
+ Hoạt động học:
Thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục
kỹ năng sống để dạy trẻ:
Ví dụ: Với câu chuyện “Tay trái, tay phải” ở chủ điểm “Bản thân” cô đàm
thoại cùng trẻ:
- Tay phải đã làm những công việc gì?
- Tay phải đã như thế nào với tay trái? Tay trái tự hứa gì nào?
12


- Tay phải đã làm những công việc gì mà không có tay trái giúp?
- Bạn giấy đã nói gì với tay phải?
- Tay phải đã cảm thấy như thế nào? Và đã nói gì với tay trái?
- Các bộ phận trên cơ thể có quan trọng không nào? Vì vậy chúng ta phải
như thế nào?
Sau đó, tôi sẽ lồng ghép kỹ năng rửa tay vào bài học.
- Để đôi bàn tay luôn sạch sẽ, ta phải làm gì? (rửa tay).
- Có bao nhiêu bước rửa tay? Cho trẻ kể và thực hành các bước rửa tay.

Bên cạnh đó, tôi lồng ghép bài hát “Năm ngón tay xinh” vào bài học.
Những tình huống giao tiếp với người thân và người lạ thông qua lời bài hát
“Năm ngón tay xinh” vui nhộn, dễ nhớ, dễ thuộc giúp trẻ nhớ các nguyên tắc
“ôm, nắm tay, bắt tay, vẫy tay, xua tay” để ứng phó phù hợp với mọi người xung
quanh, biết chủ động từ chối, phòng chống xâm hại trẻ em.
Ở chủ điểm “Giao thông” qua nội dung bài hát “Em đi chơi thuyền” tôi
giáo dục cho trẻ khi đi chơi ở Thảo cầm viên cần đi theo bố mẹ, không được
chạy lung tung để khỏi bị lạc. Tôi cũng đưa ra tình huống: “Nếu bị lạc các con
sẽ làm gì?” Tôi cho trẻ suy nghĩ, đưa ra cách giải quyết riêng của mình, gợi mở
cho trẻ trả lời bằng các câu hỏi: “Theo con làm như vậy có được không? Tại
sao?”. Qua đó, tôi sẽ đưa ra những phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc, các con
hãy thật bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ vì bố,
mẹ sẽ quay lại chỗ đó tìm. Nếu có thể các con hãy lại chỗ chú bảo vệ, cô bán
hàng ở gần đó để nhờ gọi điện thoại hoặc thông báo trên loa tìm bố mẹ. Tuyệt
đối không đi theo người lạ dù người đó có nói là bạn bố mẹ hay hứa là đưa con
về với bố mẹ vì có thể là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại con.
+ Hoạt động góc :
Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ
đạo, thông qua hoạt động này bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt. Vì
vậy tôi luôn uốn nắn và sửa sai cho trẻ trong khi chơi đặc biệt qua các trò chơi ở
góc phân vai.
13


Ví dụ: Qua góc chơi “bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻ hiểu
được công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễ
phép, biết đưa và nhận bằng hai tay. Giai đoạn đầu trẻ còn chưa mạnh dạn trong
khi chơi, tôi đóng vai làm người bán hàng. Khi cháu mua hàng tôi chủ động hỏi
trẻ: “Chị ơi! chị muốn mua gì nào? Trẻ nói: “mua rau”. Tôi phải sửa ngay cho
trẻ. Khi mua hàng con phải nói là: “Chị ơi! bán cho tôi bó rau” và nếu muốn hỏi

giá thì nói là: “bao nhiêu tiền vậy chị” và khi bán xong tôi cũng sẽ nói: “cảm ơn
chị. Lần sau ủng hộ tôi tiếp nhé” và luôn nhắc trẻ phải cầm bằng hai tay khi đưa
và nhận hàng.
Tôi còn tạo ra nhiều tình huống như đóng giả làm một người lạ đến gõ
cửa khi trẻ ở nhà một mình và cho trẻ tự suy nghĩ tìm cách giải quyết. Sau đó,
tôi cho trẻ thực hành nhiều lần đến khi trẻ biết nhắc nhau: “Đừng mở cửa, phải
đợi bố mẹ về đã” hay đi chợ, tôi đóng vai người đi đường và dụ dỗ trẻ: “Đi
cùng cô, cô sẽ mua nhiều bánh cho con” trẻ cùng nhắc nhau: “Đừng đi, nếu
không sẽ bị bắt cóc đấy”. Qua đó tôi có thể quan sát những điều trẻ thể hiện,
nhắc nhở và sửa sai cho trẻ. (Hình 3)
Hằng ngày, trong quá trình khám phá thế giới xung quanh, trẻ nhỏ rất tò
mò nên việc bị thương trong khi chơi là điều không tránh khỏi. Ở hoạt động góc,
tôi còn cho trẻ thực hành kỹ năng xử lý và băng bó vết thương nhẹ (làm sạch vết
thương, sau đó băng bó cơ bản) giúp trẻ trang bị những kiến thức rất đời thường
nhưng cực kì quan trọng và cần thiết khi bị thương mà không có người lớn bên
cạnh. (Hình 4)
Ngoài ra, để trẻ có nhiều kỹ năng thực hành đơn giản trong cuộc sống, tôi
còn chuẩn bị nhiều đồ dùng như thắt bím tóc, cột dây giày, cài khuy áo, xâu hột
hạt, kéo phéc-mơ-tuya, lược chải tóc, bình và ly uống nước… ở góc học tập để
cho trẻ tự trải nghiệm, rèn kỹ năng khéo léo cho đôi bàn tay, giúp trẻ phát triển
kỹ năng vận động.
Bằng nhiều hình thức dạy trẻ, thông qua các hoạt động để lồng vào đó các
nội dung giáo dục kỹ năng sống để trẻ thực hành lặp đi lặp lại giúp trẻ ghi nhớ
14


lâu hơn. Những kỹ năng đó rất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống hiện tại cũng
như sau này.
+ Hoạt động ăn, ngủ:
Thường trong các bữa ăn của trẻ, ngoài việc động viên, khích lệ trẻ ăn hết

khẩu phần ăn thì tôi cũng rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống như:
- Tham gia kê bàn ăn, kê ghế, trải khăn bàn, tự lấy chén, muỗng…
- Biết tự rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn.
- Chỉ ăn uống tại bàn ăn.
- Biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách
đúng đắn.
- Thái độ ăn uống gọn gàng, không làm rơi vãi.
- Biết giúp cô dọn dẹp sau khi ăn xong.
Ngoài ra trước những giờ ăn tôi thường lồng ghép bài thơ “Giờ ăn đến
rồi” do tôi sáng tác:
GIỜ ĂN ĐẾN RỒI

+ Hoạt động chiều:
Hoạt động chiều và hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt
động để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách rất hiệu quả. Đối với hoạt động
chiều, tôi cho trẻ thực hành một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản như: Gấp chăn
mền, gấp quần áo, mang dép đúng cách, cởi và xỏ tất, cài dây mũ bảo hiểm, thực
15


hành rót nước hay một số kỹ năng phòng tránh nguy hiểm như kỹ năng xử lý khi
có hỏa hoạn, phòng tránh dịch bệnh…
Ví dụ: Ở chủ đề “nghề nghiệp”, tôi lồng ghép kỹ năng xử lý khi có hỏa
hoạn vào hoạt động chiều. Tôi đưa ra tình huống “Nếu bé thấy có khói hoặc
cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm như thế nào? Và khi bé ở đám cháy bé xử lý ra
sao?”. Qua tình huống này, tôi dạy trẻ: Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước
hết bé phải chạy xa chỗ cháy. Hãy hét to để báo với người nhà và những người
xung quanh có thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng
xóm. Nếu bé ở đám cháy thì hãy nhớ “Kêu cứu, chạy ra khỏi phòng, gọi 114”
và cô cũng hướng dẫn cho trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy.

Đối với những buổi nêu gương, tôi cho trẻ kể những việc làm tốt đã giúp
cô: Kê bàn, dọn vệ sinh các góc, gấp khăn bàn…Khi trẻ làm được việc tốt thì cô
tuyên dương, khích lệ trẻ. Còn bạn nào chưa ngoan thì cần hỏi: Vì sao con phạm
lỗi? Tôi giúp trẻ mạnh dạn nhận ra lỗi của mình và giúp trẻ biết xin lỗi thế nào
cho phải và chân thành nhất. Bên cạnh đó, tôi cũng khích lệ, động viên trẻ để trẻ
có thể rút ra cho mình bài học và chắc chắn trẻ sẽ rất phấn khích, trách nhiệm
hơn khi được cô giáo giao nhiệm vụ cho mình ở những lần tiếp theo.
+ Hoạt động trả trẻ:
Giáo dục trẻ về nhà biết thưa chào lễ phép, biết vâng lời ba mẹ, biết giúp
đỡ ba mẹ trong một số công việc phù hợp với lứa tuổi của mình. Ngoài ra, tôi
luôn nhắc nhở trẻ trước khi ra về là: Điều gì cần tránh khi ra về nào? Để giáo
dục trẻ tham gia giao thông đảm bảo an toàn dưới dự quan sát của người lớn.
Ngoài lồng ghép vào các hoạt động trong một ngày ra, tôi còn rèn luyện
kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, luôn ân cần trò chuyện, cởi mở giao tiếp
với trẻ, tạo mọi điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, khơi gợi hứng thú
của trẻ theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”. Luôn chú ý quan tâm
nhắc nhở trẻ từ những hành vi nhỏ để trẻ biết phân biệt được những hành vi
đúng và hành vi không đúng. Từ đó, trẻ tự rèn luyện tạo cho mình những thói
quen tốt.
Không chỉ dừng ở đó, tôi còn lồng ghép kỹ năng sống trong một số lễ hội
16


vui chơi theo sự kiện như: Ngày hội đến trường, Trung thu cùng bé, Ngày 20/10,
Ngày 20/11, Vui hội xuân về, Ngày 8/3,… để trẻ hiểu biết về truyền thống của
quê hương, từ đó trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ nền văn hóa của dân tộc
Ví dụ: Nhân ngày 20/11, tôi rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng cách cho
từng trẻ lên bày tỏ với cô giáo của mình dưới nhiều hình thức mà trẻ thích như
hát, múa, đọc thơ, sử dụng câu chúc…. Thông qua đó giúp trẻ rèn luyện kỹ năng
ứng xử có văn hóa, tự tin ở nơi đông người, biết thể hiện sự tôn trọng, chân

thành với mọi người xung quanh, có tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc với công
việc chung của lớp cũng như của bản thân.
d. Giải pháp 4: Làm gương cho trẻ
“Người lớn dạy trẻ con theo 3 cách quan trọng: Cách thứ nhất là làm
gương, cách thứ hai là làm gương, cách thứ ba là làm gương”. Câu nói của nhà
triết học, thần học người Đức Albert Schweitzer (1875 - 1965) đủ để thấy rằng
phương pháp lý tưởng để dạy dỗ trẻ là hãy làm những tấm gương sáng để trẻ noi
theo. Trong giáo dục, tính nêu gương luôn được đặt ở vị trí rất cao. Cô giáo
không chỉ là tấm gương mẫu mực về tri thức mà còn là tấm gương mẫu mực về
cách hành xử, về đạo đức, nhân cách và lễ nghi. Vì vậy cách hành xử thường
ngày của giáo viên cũng là những bài học cho trẻ noi theo.
Ví dụ: Hằng ngày trẻ không tự giác chào cô khi đến lớp, tôi sẽ chủ động
chào ba mẹ của trẻ “chào chị” sau đó chào trẻ “Cô chào bạn Nam” ngay lúc đó
trẻ sẽ chào lại “Chào cô cháu đến”. Vì ở lứa tuổi này, trẻ hay bắt chước điều
người lớn làm. Hay khi thấy rác, thay vì sai trẻ nhặt rác, tôi sẽ tự nhặt bỏ vào
thùng rác và sau đó hỏi trẻ: “Các con có biết vì sao cô lại nhặt rác và bỏ vào
thùng rác không?”. Sau đó tôi phân tích cho trẻ hiểu là hành động đó tuy nhỏ
nhưng góp phần bảo vệ môi trường làm cho ngôi trường của chúng ta xanhsạch-đẹp.
e. Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng cho trẻ.
Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối
kết hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để
giáo dục trẻ. Gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt.
17


Ngược lại, trẻ sẽ không có gì khi không được gia đình quan tâm giáo dục. Vì
vậy, giáo viên và phụ huynh đều phải tiến hành giáo dục trẻ song song với nhau.
Trong buổi họp đầu năm, tôi mạnh dạn trao đổi và thống nhất với phụ huynh về
việc phụ huynh phải là tấm gương sáng cho con về giáo dục kỹ năng sống. Ở
nhà, bố mẹ phải mẫu mực trong giao tiếp, ứng xử, xưng hô để trẻ noi theo.

Đồng thời, phụ huynh phải chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời khi thấy trẻ ứng xử
chưa đúng với bạn hay với người lớn; khuyến khích phụ huynh tạo mọi điều
kiện để trẻ tự phục vụ bản thân khi ở nhà: Tự đánh răng, tự ăn, tự gấp quần
áo…và biết phụ giúp ba mẹ một số công việc phù hợp với lứa tuổi của trẻ như
lặt rau, quét nhà, rót nước mời ba mẹ uống…
Hướng dẫn phụ huynh bày cho trẻ biết nhớ tên, địa chỉ và số điện thoại
của bố mẹ… để trẻ tự xử lý các tình huống nguy hiểm khi gặp.
Tôi cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ, trao
đổi trực tiếp về những tiến bộ hay sự hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp
thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ khi ở nhà. Ngoài ra, tôi cũng sẽ thông qua sổ
liên lạc, bảng tuyên truyền để phụ huynh có thể đọc, tham khảo và cùng cô tìm
ra những phương pháp thật sự phù hợp cho mỗi trẻ để trẻ được phát triển toàn
diện hơn. (Hình 5)
Trước sự diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 rất dễ lây lan cho mọi
đối tượng và không phân biệt độ tuổi. Thời gian nghỉ học của trẻ kéo dài. Không
để trẻ quên được kiến thức và các kỹ năng khi trẻ được học ở trường, tôi chủ
động phối hợp với phụ huynh bằng cách sưu tầm hoặc quay video các kỹ năng
hướng dẫn trẻ biết cách phòng chống dịch như: Kỹ năng rửa tay, sát khuẩn tay
khô, kỹ năng đeo khẩu trang, kỹ năng xử lý khi bị ho….; Kỹ năng phòng tránh
các vật gây nguy hiểm: Các vật nhọn, điện, bếp ga, ổ điện, phích nước, bàn là…,
các nơi nguy hiểm cần tránh: Ao, hồ, sông, suối, các xô chứa nước; kỹ năng khi
ở nhà một mình…chia sẽ cho phụ huynh để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở nhà.
f. Giải pháp 6: Sưu tầm các câu chuyện, bài hát, hình ảnh, video để
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
18


- Ở nhóm kỹ năng phòng tránh nguy hiểm, tôi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ
bản thân sử dụng chuyện kể: “Nàng bạch tuyết và 7 chú lùn” giáo dục trẻ không
tin người lạ, không ăn đồ người lạ cho.

- Dạy trẻ kỹ năng xử lý khi đi lạc qua câu chuyện: “Thỏ con không vâng
lời” và qua bài hát “Đàn vịt con”
- Bài hát về giao thông: “Đèn xanh, đèn đỏ” dạy trẻ khi qua ngã tư đèn
xanh bé mới đi. Và tôi hỏi trẻ: “Khi qua đường thì chúng ta phải như thế nào?”.
Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ an
toàn giao thông và tham gia giao thông dưới sự quan sát của người lớn, không
chạy lung tung và quan sát thật kỹ các hướng xe chạy để tránh tai nạn cho bản
thân.
Ngoài ra, tôi còn sưu tầm tranh ảnh về : “Quy tắc 5 ngón tay”, “vòng tròn
giao tiếp an toàn”, “quy tắc đồ lót” để cho trẻ xem, trò chuyện cùng trẻ khu vực
mặc đồ lót, dạy trẻ la lớn và bỏ chạy khi có người lạ tiếp cận và đụng chạm vào
vùng riêng tư để trẻ biết tự bảo vệ mình mọi lúc, mọi nơi; dạy trẻ cách gọi tên
chuẩn xác các bộ phận riêng tư trên cơ thể giúp cho trẻ hiểu vai trò quan trọng
của từng vị trí để giúp trẻ thiết lập được giới hạn nhất định không cho phép bất
kỳ ai chạm đến trừ bố mẹ giúp tắm rửa và bác sĩ khi khám bệnh có bố mẹ bên
cạnh. (Hình 6, 7, 8)
Tôi tìm và lựa chọn các video có nội dung giáo dục giới tính phù hợp với
độ tuổi cho trẻ xem như : “Giữ khoảng cách an toàn với người lạ”, “Không đi
theo người lạ”, “Đụng chạm không an toàn”, “Đừng im lặng” hay những video
giáo dục kỹ năng giao tiếp như: “Lịch sự khi khách đến nhà”, “Lịch sự khi làm
khách”, “Mạnh dạn chỗ đông người”, “Thói quen cảm ơn, xin lỗi”…
Như vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khi còn nhỏ là hết sức cần
thiết. Mỗi đứa trẻ có một đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh sống khác nhau nên việc
lựa chọn các hình thức theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” và
“Trường học hạnh phúc” sẽ tạo ra cho trẻ nhiều cơ hội để trẻ trải nghiệm.

19


4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” mà bản thân
tôi đúc kết được đã được áp dụng ở lớp Nhỡ 1 trường mẫu giáo Hoa Mai đạt
hiệu quả cao. Theo tôi, kinh nghiệm này có áp dụng cho tất cả trường, lớp mầm
non trong và ngoài huyện. Bởi vì những biện pháp tôi đưa ra rất thiết thực, gần
gũi với trẻ, không quá khó khăn, cầu kỳ hay đòi sự công phu tỉ mỉ.
5- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):Không có
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Với những biện pháp được đề ra, qua thực hiện trong năm học 2019-2020,
tôi nhận thấy bản thân đã có được nhiều kinh nghiệm hơn về việc giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ. Và đặc biệt trẻ lớp tôi đạt được một số kết quả như sau:
* Đối với trẻ:
* Bảng kết quả đạt được:

Nội dung giáo dục

Tổng

Đạt

số trẻ

Trẻ biết mạnh dạn trong giao tiếp,
chào hỏi lễ phép.
Trẻ có ý thức hợp tác, chia sẻ.

Mức độ
Tỷ lệ Chưa
%


đạt

Tỷ lệ

30

30

100%

0

0%

30

28

93,3%

2

6,7%

30

30

100%


0

0%

30

30

100%

0

0%

30

28

93,3%

27

6,7%

Trẻ biết tự lập, tự phục vụ: Tự mặc
quần áo, tự chải đầu, tự cất lấy đồ
dùng cá nhân đúng nơi quy định…
Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân
sạch sẽ, có thói quen vệ sinh trước
khi ăn…

Trẻ có kỹ năng phòng chống nguy
hiểm

- Trẻ được tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục kỹ năng sống dưới
nhiều hình thức.
20


- 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Trẻ biết chào hỏi lễ phép với
người lớn; có thói quen nói cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ, xin lỗi khi làm sai;
mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
- Đa số các bạn trong lớp biết yêu thương nhau, giúp đỡ các bạn trong lớp,
biết chia sẻ đồ chơi, không tranh giành, không cãi nhau khi chơi, biết thỏa thuận
khi chơi. Mặt khác, trẻ luôn có trách nhiệm với công việc của nhóm khi được
phân công.
- 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, biết giúp đỡ cô và ba mẹ
trong một số công việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi như lau bàn, lau dọn kệ
góc, quét nhà, tưới hoa, mặc quần áo, mang tất, mang dép đúng cách, gấp quần
áo, chăn mền… Trẻ ăn hết suất, không còn hiện tượng bỏ cơm, bỏ thức ăn, làm
rơi vãi cơm trên bàn, ít nói chuyện làm mất vệ sinh trong giờ ăn.
- 100% trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân: Biết tự rửa tay bằng xà phòng
trước khi ăn, sau khi đi đi vệ sinh và khi tay bẩn; biết giữ cho quần áo, đầu tóc
gọn gàng, sạch sẽ; biết che miệng khi ho, hắt hơi; biết đi vệ sinh đúng nơi.
- Thông qua hoạt động học, qua trò chơi, các tình huống và các hoạt động
trải nghiệm, trẻ lớp tôi hầu hết đã có được những kinh nghiệm, những thói quen
tốt, biết bảo vệ bản thân, không đi theo người lạ, xử lý các tình huống nguy hiểm
như đi lạc, hỏa hoạn, sấm chớp, lũ lụt...; trẻ hiểu và thuộc quy tắc: “Năm ngón
tay” để tự bảo vệ bản thân trong mọi tình huống trong cuộc sống.
- Ngoài ra trẻ còn được rèn luyện các kỹ năng khác như: Kỹ năng nhận
thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng về cảm xúc, kỹ năng vận động thô, vận động tinh

thông qua các hoạt động hằng ngày trong cuộc sống của trẻ.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh đã tích cực hơn trong việc phối hợp với giáo viên, nhà trường
để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ: Mặc quần áo, chải đầu, gấp quần áo… Cho
trẻ tham gia lao động cùng gia đình bằng những công việc vừa sức như quét nhà,
nhặt rau, dọn cơm phụ mẹ… Và nhận thấy trẻ rất hứng thú và làm rất tốt.
- Giao tiếp giữa cha mẹ với con cái tốt hơn, đa số cha mẹ nhẹ nhàng
khuyên bảo con cái, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ. Cha mẹ cảm thấy
21


hài lòng về kết quả học tập của trẻ, tin tưởng vào cách giáo dục ở lớp, thông cảm
chia sẻ những khó khăn của cô, hỗ trợ nguyên vật liệu để làm đồ dùng phục vụ
cho việc học tập, vui chơi của trẻ.
- Phụ huynh luôn coi trọng và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo
dục trẻ ở nhà trường, tham gia vào các buổi họp phụ huynh, trực tiếp giúp trẻ
hoàn thành một số bài tập, các yêu cầu của cô.
- Phụ huynh vui vẻ tương tác, chia sẻ với cô qua internet về tình hình của
trẻ khi ở nhà trong mùa dịch.
7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử: không có
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu: TĐ-KT

22




×