Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

PHỐI hợp mặt TRẬN tổ QUỐC với các đoàn THỂ CHÍNH TRỊ xã hội TRONG GIÁO dục NGƯỜI dân bảo vệ RỪNG ở xã đạ đờn, HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.01 KB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH NHUNG

PHỐI HỢP MẶT TRẬN TỔ QUỐC VỚI CÁC ĐOÀN THỂ
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC NGƯỜI DÂN
BẢO VỆ RỪNG Ở XÃ ĐẠ ĐỜN, HUYỆN LÂM HÀ,
TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
1


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Trà

HÀ NỘI - 2019

2


LỜI CẢM ƠN

Qua luận văn này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới quý thầy cô
giáo khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua, giúp tôi hiểu
sâu và kỹ những kiến thức để phục vụ trong công tác chuyên môn cũng như trong
cuộc sống của cộng đồng địa phương.


Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thanh Trà, người
đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Cấp ủy Đảng, chính
quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội xã Đạ Đờn – Huyện
Lâm Hà – Tỉnh Lâm Đồng đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý
báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên lớp Cao học Giáo dục
và phát triển cộng đồng khóa 27 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ,
động viên và chia sẻ những khó khăn cùng tôi trong quá trình học tập.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo
và những người có chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và phát triển cộng đồng
để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

3


Nguyễn Thị Thanh Nhung

MỤC LỤC

4


DANH MỤC CÁC BẢNG


5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

CT-XH

Chính trị - xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

BVR

Bảo vệ rừng

QLNN

Quản lý nhà nước

PCCCR


Phòng cháy chữa cháy rừng

GD

Giáo dục

6


7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng đã từ lâu là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng chiếm 31% tổng diện
tích trái đất trên thế giới với khoảng 4 tỷ hecta (ha), phân bố trên 3 vùng khí hậu:
bắc cực, ôn đới và nhiệt đới.
Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO
đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi trường:
“Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ
mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu
ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ
về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động
của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào
chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trường là một
phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường”.
Theo tính toán của các chuyên gia của Tổ chức Nông – Lương thế giới
(FAO), thì hàng năm có tới 11,5 triệu ha rừng bị chặt phá và bị hỏa hoạn thiêu trụi
trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ khoảng 1,5 triệu ha. Rừng

nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng sa mạc hóa ngày
càng gia tăng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng bị thu hẹp trên quy mô lớn khiến
bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người và đời sống động vật và thực vật …[20].
Việt Nam có tổng diện tích đất rừng hiện có 14.061.856 ha, trong đó
diện tích rừng tự nhiên hiện có là 10.175.519 ha, rừng trồng hiện có 3.886.337 ha,
độ che phủ rừng 40,84% [4]. Phân bố cho 3 loại rừng như sau: Rừng sản xuất,
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với 32 vườn quốc gia và 120 khu bảo tồn thiên
nhiên.
Rừng còn là nguồn tài nguyên rất quý giá. Rừng đóng vai trò vô cùng quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân, đời sống của con người, an sinh xã hội và bảo
vệ môi trường sinh thái. Ngày nay diện tích rừng của nước ta đang bị suy giảm
một cách nghiêm trọng, kéo theo đó là nhiều loài động vật, thực vật rừng quý,
8


hiếm đang có nguy cơ đe dọa bị tuyệt chủng. Nguyên nhân dẫn đến mất rừng là
do tình trạng khai thác rừng không hợp lý, chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng và đặc
biệt là do sức ép dân số ngày một tăng, xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu
về đất ở và đất canh tác, cũng như nhu cầu lấy gỗ và các loại lâm sản khác từ
rừng ngày càng cao, dẫn đến diện tích rừng bị thu hẹp lại, chất lượng rừng thì suy
giảm nghiêm trọng…các hiện tượng thiên tai xảy ra liên tục, diễn biến ngày càng
phức tạp như hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất…Chính vì vậy mỗi thành viên trong cộng
đồng xã hội, đặc biệt là việc phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc với các đoàn thể
chính trị - xã hội cần phải biết và có ý thức, trách nhiệm cao để cùng nhau ngăn
chặn những nguyên nhân làm cho rừng bị suy thoái, cùng nhau bảo vệ rừng, phục
hồi và giữ gìn tài nguyên rừng.
Hàng năm Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều chính sách, nhiều văn bản chỉ
đạo và quan tâm đến vấn đề giáo dục người dân bảo vệ rừng. Các ngành, các cấp
và đặc biệt Mặt trận tổ quốc với các đoàn thể chính trị - xã hội đã có nhiều chủ

trương, biện pháp để giáo dục người dân bảo vệ rừng. Việc giáo dục người dân
bảo vệ rừng đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức cho cộng
đồng dân cư, từ đó từng cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội, Mặt trận tổ quốc
với các đoàn thể chính trị - xã hội có hành động, biện pháp kiên quyết hơn trong
công tác giáo dục người dân bảo vệ rừng.
Hiện trạng mất rừng và suy thoái rừng đã và đang gây ra những hậu quả
nặng nề đối với môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân cũng như sự
ổn định nhiều mặt của đất nước. Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
và các chương trình, dự án nhằm BV&PTR. Sự nỗ lực đó đã đạt được kết quả
tương đối khả quan đó là độ che phủ của tán rừng tăng lên hàng năm, năm 2010
là 39,5% [19].
Tỉnh Lâm Đồng cũng là một trong những địa phương có diện tích rừng bị
chặt phá nghiêm trọng, khai thác rừng bừa bãi để lấy gỗ và làm rẫy với số lượng
lớn tại các huyện miền núi như Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đạ Tẻh...
Tình trạng phá rừng trái phép làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, gây
hậu quả rất nghiêm trọng. Xã Đạ Đờn, Huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng cũng
không tránh khỏi bị tác động bởi các hoạt động này. Hiện trạng rừng nơi đây đã

9


xuất hiện những vấn đề về suy thoái, trong khi đó ý thức bảo vệ rừng của người
dân vẫn chưa được quan tâm chú trọng, hiện tượng phá rừng làm rẫy, mua bán,
vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra thường xuyên, phổ biến và liên tục.
Công tác giáo dục bảo vệ rừng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, cách thức thực
hiện còn đơn điệu, hiệu quả chưa cao dẫn tới chất lượng môi trường sinh thái, môi
trường rừng chưa đảm bảo cho sự phát triển của địa phương.
Do đó phải phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể CT-XH xã trong
giáo dục người dân bảo vệ rừng, vì hiện nay việc bảo vệ rừng là đòi hỏi cấp thiết,
việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học luôn có ý nghĩa quan

trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
Hàng năm Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác bảo
vệ rừng; chỉ đạo chính quyền, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc xã có nhiều chương trình,
kế hoạch và đề ra nhiều biện pháp thiết thực để giáo dục người dân bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay việc giáo dục người dân bảo vệ rừng trên địa
bàn xã vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đi vào chiều sâu, nếu đề ra được
những biện pháp giáo dục cụ thể hơn, phù hợp hơn để nhằm nâng cao nhận thức
cho mọi người dân, cho cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng thì hiệu quả công
tác này sẽ được nâng cao. Trên cơ sở đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phối hợp
Mặt trận tổ quốc với các đoàn thể chính trị - xã hội trong giáo dục người dân
bảo vệ rừng ở xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất những biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với các đoàn
thể chính trị - xã hội của xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng trong công
tác giáo dục người dân bảo vệ rừng.

10


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ
rừng
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với các đoàn thể chính trị xã hội xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng trong giáo dục người dân bảo
vệ rừng
4. Giả thuyết khoa học
Công tác giáo dục người dân bảo vệ rừng tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà
chủ yếu do hạt Kiểm lâm và ban quản lý rừng Lâm Hà đảm nhiệm. Sự phối hợp

giữa Mặt trận tổ quốc với các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã Đạ Đờn, Huyện
Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng về vấn đề này được thực hiện rất ít, thiếu bài bản cụ thể
nên không đi sâu tới người dân và không tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi
hành vi của người dân. Tình trạng suy thoái rừng ở xã Đạ Đờn hiện nay vẫn còn
nghiêm trọng.
Nếu đề xuất được các biện pháp phối hợp giữa MTTQ với các đoàn thể chính
trị - xã hội của xã Đạ Đờn trong giáo dục người dân bảo vệ rừng chặt chẽ, hiệu quả
và phù hợp với chức năng của từng lực lượng thì công tác bảo vệ rừng tại xã Đạ Đờn
sẽ đạt kết quả tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sự phối hợp giữa MTTQ với các
đoàn thể chính trị - xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ rừng.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng sự phối hợp giữa MTTQ với các đoàn thể
chính trị - xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ rừng và các yếu tố ảnh hưởng
tới vấn đề này tại xã Đạ Đờn, Huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng.
5.3. Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa MTTQ với các đoàn thể chính trị
- xã hội ở xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng trong giáo dục người dân
bảo vệ rừng.
5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đã đề xuất
11


6. Giới hạn nghiên cứu
- Các đoàn thể chính trị - xã hội được nghiên cứu trong đề tài bao gồm:
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân,
Hội Cựu chiến binh
- Đối tượng người dân cần giáo dục bảo vệ rừng trong đề tài gồm 2 nhóm cơ
bản:
+ Các em học sinh từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, đến trung học phổ
thông đang trong độ tuổi đi học. Chính các em sẽ là lực lượng tuyên truyền viên

hữu ích đến thành viên trong gia đình như cha mẹ, anh chị, những người thân
trong gia đình chưa có ý thức bảo vệ rừng.
+ Người dân không còn trong độ tuổi đi học gồm: những cá nhân, cộng
đồng dân cư sống nơi có rừng, những người dân được giao rừng, những người
dân sống dựa vào khai thác lâm sản rừng, làm nương rẫy trong rừng và gần nơi có
rừng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm thu thập, xử lý các tài
liệu có liên quan, trên cơ sở đó xây dựng khung cơ sở lý luận của đề tài nghiên
cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng bao gồm: phương pháp
phân tích tài liệu, tổng hợp lý luận; phương pháp giả thuyết, phương pháp chứng
minh.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng và sử dụng bảng hỏi để thu thập ý kiến của người dân, các cán
bộ của các đoàn thể chính trị - xã hội về thực trạng phá rừng, công tác giáo dục
người dân bảo vệ rừng và thực trạng phối hợp giữa MTTQ với các đoàn thể chính
trị - xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ rừng tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, lý giải nguyên
nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa các đoàn thể chính trị - xã hội
12


trong giáo dục người dân bảo vệ rừng tại xã Đạ Đờn, Huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm
Đồng.
Xây dựng bảng hỏi xin ý kiến các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp phối hợp MTTQ với các đoàn thể chính trị - xã hội trong
giáo dục người dân bảo vệ rừng tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động giáo dục người bảo vệ rừng của các đoàn thể chính
trị - xã hội trên địa bàn xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà.
Quan sát các hình thức và biểu hiện của công tác phối hợp giữa MTTQ với
các đoàn thể chính trị - xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ rừng trên địa bàn
xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu, xem xét những kết quả thực tiễn phối hợp giữa các đoàn thể
chính trị - xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ rừng ở xã Đạ Đờn, huyện Lâm
Hà, tỉnh Lâm Đồng. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận bổ
ích, những ưu điểm cần học hỏi và phát triển để đề xuất các biện phát phối hợp
giữa MTTQ với các đoàn thể chính trị - xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ
rừng tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng có hiệu quả.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Đề tài sử dụng thống kê toán học nhằm xử lý và phân tích những số liệu
thu được trong quá trình nghiên cứu.
8. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn bao gồm:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về phối hợp của Mặt trận Tổ quốc với các đoàn thể
chính trị - xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ rừng.
Chương 2: Thực trạng phối hợp của Mặt trận Tổ quốc với các đoàn thể
chính trị - xã hội xã Đạ Đờn, Huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng trong giáo dục
người dân bảo vệ rừng.
Chương 3: Biện pháp phối hợp của Mặt trận Tổ quốc với các đoàn thể
chính trị - xã hội xã Đạ Đờn, Huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng trong giáo dục
người dân bảo vệ rừng.
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục.


13


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VỚI CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC NGƯỜI DÂN BẢO VỆ RỪNG

1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Công tác quản lý và bảo vệ rừng đã và đang được các học giả nước ngoài
và Việt Nam nghiên cứu ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau, nhằm tìm ra
những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng.
1.1.1. Ở nước ngoài

14


Đối với các nước phát triển họ rất quan tâm đến việc bảo vệ rừng. Chính
phủ các nước này đã đầu tư các khoản tiền rất lớn vào việc cải thiện chất lượng
môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ở các nước phát triển thì việc nâng cao
nhận thức cho người dân được quan tâm ngay từ bậc tiểu học. Nên nhận thức của
người dân tại các nước phát triển luôn cao hơn so với các nước đang phát triển.
Các công trình nghiên cứu về bảo vệ rừng ở nước ngoài như:
- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Sofia R.Hirakuri năm 2003 tại Trường
Luật, Đại học Washington với đề tài “Can Law Save the Forests? Lesson from
Finland and Brazil” [33] (Liệu rằng pháp luật có thể bảo vệ được rừng? Những
bài học từ Phần Lan và Brazil). Nghiên cứu này của Sofia R. Hirakuri xem xét sự
tương phản của Brazil – quốc gia có mức độ tuân thủ pháp luật lâm nghiệp thấp
so với Phần Lan – quốc gia thành công nhất trong việc thực thi pháp luật lâm

nghiệp và các yếu tố có thể áp dụng với Brazil, cũng như các nước có rừng nhiệt
đới khác mà đang cố gắng cải thiện hệ thống pháp luật lâm nghiệp của họ.
- Bài báo của tác giả Sofia Hirakuri, (2000) “How Finland made forest
owners follow the law” [32]. (Làm thế nào để các chủ rừng ở Phần Lan tuân thủ
pháp luật). Nghiên cứu này chỉ ra rằng hệ thống luật pháp hiện hành của Phần
Lan đã được bổ sung và không mâu thuẫn. Điều đó giúp cho các chủ rừng dễ
dàng trong việc thực thi pháp luật và cũng giúp nhà nước bảo vệ các lợi ích xã hội
và kinh tế cũng như môi trường hiện tại và trong tương lai với sự tham gia đầy đủ
của tất cả các bên liên quan theo cách truyền thống của đất nước Phần Lan.
- Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2007 “Forest law and
sustainable development – Addressing Contemporary Challenges Through Legal
Reform” [35] (Luật lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Giải quyết các thách thức
đương đại thông qua cải cách pháp lý). Nghiên cứu này xác định pháp luật lâm
nghiệp trong khuôn khổ pháp lý rộng lớn hơn, khám phá mối liên hệ phức tạp của
nó với các ngành luật khác và tổng hợp. Vấn đề đất đai đang được đối xử đặc
biệt bởi vì các mối quan hệ giữa quyền tiếp cận, quyền sử dụng rừng và quyền sử
dụng đất là rất quan trọng. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng tìm hiểu chi tiết về
quy định pháp luật đối với vấn đề quản lý lõi rừng như phân loại rừng, quy
15


hoạch, nhượng bộ, cấp phép và quản lý rừng tư nhân. Xem xét vai trò của các tổ
chức quốc gia trong việc quản lý bền vững tài nguyên rừng. Nghiên cứu kết luận
với một số phản ánh về cách tính hiệu quả của pháp luật về rừng có thể được
tăng cường bởi sự chú ý đến các nguyên tắc hướng dẫn quá trình soạn thảo pháp
luật
Các công trình nghiên cứu về bảo vệ rừng cho thấy các tác giả nghiên cứu các
chính sách về tài nguyên rừng, quản lý rừng khá nhiều, nghiên cứu pháp luật bảo
vệ rừng ở các góc độ và khía cạnh khác nhau như quản lý nhà nước bằng pháp
luật đối với tài nguyên rừng, nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong quản lý nhà

nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng…Tuy nhiên các công trình này không nghiên
cứu về vấn đề giáo dục người dân bảo vệ rừng mà chỉ nghiên cứu các vấn đề về
tuân thủ pháp luật trong công tác bảo vệ rừng.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở trong nước có các công trình nghiên cứu như:
- Nguyễn Hải Âu (2001), “Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam,
thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật, Hà Nội [2]. Luận văn đã hệ thống sự hình thành và phát triển của pháp
luật bảo vệ môi trường rừng từ giai đoạn 1945 đến trước năm 1991 và giai đoạn
1991 đến 2001, sau đó tác giả phân tích thực trạng của pháp luật bảo vệ môi
trường rừng ở Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị sửa đổi, bổ sung các quy
định pháp luật trong luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991...Như vậy nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Hải Âu chủ yếu đề cập dưới khía cạnh pháp luật môi
trường rừng chứ chưa nghiên cứu toàn bộ các quy định pháp luật về quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng nói chung.
- Nguyễn Thanh Huyền (2004), “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ
rừng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học - Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội [30]. Tác giả nghiên cứu một cách khái quát về những vấn đề cơ bản
của pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam như quản lý nhà nước về bảo vệ rừng,
chính sách phát triển rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, bảo vệ các loài thực
vật, động vật hoang dã quý hiếm, nghiên cứu chính sách bảo vệ rừng ở một số
16


quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xây dựng chính
sách pháp luật bảo vệ rừng. Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất một số
khuyến nghị nhằm thực hiện pháp luật bảo vệ rừng Việt Nam. Đây là công trình
nghiên cứu khá đầy đủ và chi tiết về pháp luật bảo vệ rừng.
- Hà Công Tuấn (2006), “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ rừng”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội [27]. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã phân tích đánh
giá những bài học kinh nghiệm về quản lí rừng qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt
là thực trạng quản lí nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt
Nam. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước bằng pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm tới. Công trình này, chủ
yếu nghiên cứu pháp luật như một công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ rừng mà chưa
đề cập được toàn bộ hệ thống pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở
Việt Nam hiện nay.
Vai trò các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc phát huy quyền làm chủ
của nhân dân lao động luôn được các nhà khoa học nghiên cứu gắn liền với vấn
đề củng cố hệ thống quyền lực và xây dựng nền dân chủ. Đáng chú ý là các công
trình nghiên cứu: "Quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu về dân chủ và
cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta" của PGS.TS Hoàng Chí
Bảo, Tạp chí Thông tin lý luận, 9/1992 [03]; "Vấn đề quyền lực và cơ chế thực
hiện quyền lực chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta" của
GS.TS Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 1/1993 [21]; "Vấn đề dân
chủ hóa ở Việt Nam trong những chặng đầu của thời kỳ quá độ" của GS.TS Trịnh
Quốc Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 5/1990 [22]; "Vấn đề đổi mới hệ thống
chính trị trước yêu cầu phát triển của dân tộc" của GS.TS Trần Ngọc Hiên, Tạp
chí Nghiên cứu lý luận, 6/1994 [23]; "Dân chủ hóa các tổ chức chính trị - xã hội,
một phương hướng cơ bản để tăng cường quyền lực của nhân dân ở nước ta hiện
nay" của GS.TS Hoàng Văn Hảo, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 1/1993 [24].

17


Nghiên cứu về sự phối hợp của Mặt trận tổ quốc với các đoàn thể chính trị
- xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ rừng chưa được quan tâm nhiều, theo
nghiên cứu của tác giả thì chủ yếu các bài viết bàn đến vai trò hay sự phối giữa
Mặt trận tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện hoạt động

phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền, xây
dựng nông thôn mới,.... Chẳng hạn bài viết: “Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa
Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội với các tổ chức xã hội không phải là
thành viên của Mặt trận”, đăng trên tạp chí mặt trận số 2/2018 [31]. Bài viết đã
tập trung làm rõ vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mối quan hệ giữa
Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội với các tổ chức xã hội không phải là thành
viên của Mặt trận.
Bài viết “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”, của tác giả Lê Văn Sơn [34] đăng
trên Tạp chí Dân vận số 4/2016, đã tập trung làm rõ kết quả triển khai hoạt động
của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều đổi
mới và đạt được những kết quả quan trọng, chỉ ra công tác đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội
vẫn tồn tại một số hạn chế. Đồng thời, để khắc phục những hạn chế, bất cập đó
bài viết có đề cập đến một số giải pháp.
Bài viết “Vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội trong
quản trị địa phương hiện nay”, của tác giả Nguyễn Trọng Bình; Nguyễn Thị Ngọc
Anh, Tạp chí Mặt trận số 08/2018 [01]. Bài viết tập trung làm rõ nhận thức chung
về vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội
trong quản trị địa phương; giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong quản trị địa phương hiện nay.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên chủ yếu nghiên cứu những vấn đề về
pháp luật bảo vệ rừng, quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Nhưng chưa nghiên cứu cụ thể về vấn đề Phối hợp Mặt trận tổ quốc với các đoàn thể
18


chính trị - xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay dưới
góc độ giáo dục và phát triển cộng đồng. Do đó, đây là một hướng nghiên cứu mới
cho đến thời điểm này.

Tuy nhiên công tác giáo dục người dân bảo vệ rừng vẫn chưa được quan tâm
chú trọng đúng mức; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật
cho người dân trong công tác bảo vệ rừng chủ yếu vẫn mang tính hình thức, hiệu quả
chưa cao. Do đó đề tài đi sâu nghiên cứu vào vấn đề này có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cao.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm rừng
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về rừng dưới góc độ hệ sinh thái rừng, có
thể kể đến H.Cotta (1817), G.F Morodop (1912), Morozov (1930), M.E.
Tcachenco (1952)…Theo quan điểm học thuyết về hệ sinh thái, rừng được xem
như là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển (Tenslay, 1935; Vili, 1957; Odum,
1966) [10, 50]
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có
mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và
trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của
cảnh quan địa lý. [16, 30]
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan
địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi
sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và
ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài. Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho
rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh
quyển địa cầu. [15, 8]
Đến năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp
của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
19


Theo quy định khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991
(sửa đổi bổ sung năm 2004), rừng được định nghĩa như sau:
“Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,

vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa
hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ
0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng” [11, 63]. Về mặt câu chữ các khái niệm tuy
không hoàn toàn giống nhau song về cơ bản thì các khái niệm trên đều chứa đựng
những phần nội dung là giống nhau.
Vậy Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo
trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Hệ sinh thái có khả
năng tự duy trì và tự điều hoà, nhờ có khả năng này mà hệ sinh thái có khả năng
chống chọi đối với những biến đổi của môi trường, đó chính là cơ chế cân bằng
của hệ sinh thái. Hệ sinh thái có tính ổn định càng cao thì khả năng sử dụng tiềm
năng của môi trường càng lớn. Sức chống đỡ của hệ sinh thái đối với sâu bệnh,
lửa, bão... càng cao.
Thành phần cơ bản của hệ sinh thái rừng bao gồm: Những chất vô cơ (O2
C, N, CO2; H2O...): Tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái.
Những chất hữu cơ (Protein, gluxid, lipit, các chất mùn...): Liên kết với các thành
phần sống và không sống của hệ sinh thái. Chế độ khí hậu: Bao gồm nhiệt độ và
các yếu tố vật lý khác. Sinh vật: Đây là thành phần sống của hệ sinh thái, xét về
quan hệ dinh dưỡng sinh vật có hai nhóm: Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị
dưỡng.
+ Nhóm sinh vật tự dưỡng (sinh vật sản xuất): Chủ yếu là cây xanh chuyển
hoá quang năng thành hoá năng nhờ quá trình quang hợp.
Ngoài ra còn có vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn hoá tổng hợp cũng thuộc
sinh vật tự dưỡng.
20


+ Nhóm sinh vật dị dưỡng: Chức năng cơ bản của chúng là sử dụng, sắp
xếp lại và phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp, sinh vật dị dưỡng được chia thành
hai nhóm nhỏ: Sinh vật tiêu thụ là sinh vật ăn sinh vật khác, chúng được chia làm

ba loại (Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Sinh vật ăn trực tiếp sinh vật sản xuất, trước hết là
động vật ăn thực vật, ngoài ra các động vật và cả thực vật ký sinh trên cây xanh
cũng thuộc loại này. Chúng ký sinh trên cây chủ nhưng không có khả năng tiêu
diệt cây chủ; Sinh vật tiêu thụ bậc 2: Sinh vật ăn trực tiếp sinh vật bậc 1, đó là các
động vật ăn thịt khác; Sinh vật tiêu thụ bậc 3: Sinh vật ăn trực tiếp sinh vật tiêu
thụ bậc 2, đó là các động vật ăn thịt và các động vật ăn thịt khác). Sinh vật phân
huỷ: Nhóm sinh vật này phân huỷ các hợp chất phức tạp của chất nguyên sinh,
hấp thụ một phần sản phẩm phân huỷ và giải phóng các chất vô cơ trả lại cho đất.
1.2.2. Bảo vệ rừng
“Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh
thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố
tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học
của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái”. Bên cạnh đó, tác giả
Nguyễn Huy Dũng (2002) [06] cho rằng bảo vệ rừng bao gồm các hoạt động sau:
Thứ nhất, phải thực hiện tốt công tác tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp
thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất
lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật
rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy
định của pháp luật.
Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ
sâu bệnh hại cho cây rừng.
Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi
phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

21


Đồng thời, bảo vệ rừng bao gồm cả phát triển rừng. Theo quy định của
khoản 3 Điều 3 Luật BV&PTR:
“Phát triển rừng là việc trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khi khai thác,

khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa
dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và giá trị của
rừng” [11, 63].
Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thế giới đã quan tâm đến "phát triển
bền vững". Khái niệm "phát triển bền vững" hay "khả năng bền vững" được đưa
ra trong "chiến lược bảo tồn thế giới" nhằm đáp lại nhận thức và những mối lo
ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự xuống
cấp môi trường toàn cầu. Quan điểm chung của sự phát triển bền vững là bảo đảm
sao cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến việc đáp
ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau. "Phát triển bền vững" có mối quan hệ
chặt chẽ và trực tiếp với việc "quản lý rừng bền vững". Một định nghĩa về quản lý
rừng bền vững được tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTO) đưa ra như sau:
“Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý đất rừng cố định để đạt được
một hoặc nhiều mục tiêu được xác định rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề
sản xuất liên tục các lâm phẩm và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể
những giá vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường vật chất xã hội”[15, 7].
Theo định nghĩa này, quản lý rừng bền vững bao gồm việc bảo vệ, phát
triển, khai thác và sử dụng sản phẩm của rừng một cách hợp lý, khai thác sử dụng
để đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cho
tương lai.
Bảo vệ rừng là để cho rừng tiếp tục phát triển, ngược lại phát triển rừng
cũng là cách để bảo vệ tài nguyên rừng. Do vậy, chúng có mối quan hệ chặt chẽ
22


với nhau không tách rời, quản lý rừng bền vững là một mục tiêu nằm trong chiến
lược "phát triển bền vững" toàn cầu. Nhưng trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ
tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu khía cạnh sự phối hợp của Mặt trận tổ quốc với các

Đoàn thể chính trị - xã hội trong giáo dục người dân bảo vệ rừng.
1.2.3. Giáo dục bảo vệ rừng cho người dân
Giáo dục bảo vệ rừng cho người dân là một quá trình thông qua các hoạt
động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp cho người dân có
được sự hiểu biết về giá trị của rừng, có kỹ năng bảo vệ rừng và tạo điều kiện
cho mọi người dân được tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về bảo
tồn thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái rừng.
Giáo dục bảo vệ rừng cho người dân nhằm trang bị những kiến thức, kỹ
năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực, sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, để từ đó có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và
giải quyết các vấn đề bảo vệ rừng tại địa phương.
Giáo dục bảo vệ rừng cho người dân không tách rời những giá trị về kiến
thức, kinh nghiệm thực tế và cách thức thực hiện của từng người dân về một quá
trình tạo lập và phát triển bền vững. Những kiến thức về rừng được tích lũy trong
mỗi cá nhân sẽ được nuôi dưỡng nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm
về bảo vệ rừng của bản thân người dân, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những
cam kết vững chắc hướng về một môi trường sinh thái phát triển trong tương lai.
Tiến tới xã hội hóa các vấn đề bảo vệ rừng, làm cho người dân có nhận thức,
trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên rừng.
1.2.4. Mặt trận Tổ quốc
Với ý nghĩa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị rộng
rãi như trên thì Mặt trận cũng là tổ chức tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân,
đại đoàn kết dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lập ra và lãnh đạo. Chức năng
của liên minh chính trị là hoạt động tham chính, tham gia vào công việc của chính
23


quyền Nhà nước, tham gia tổ chức thi hành đường lối, chính sách và xây dựng
cuộc sống, chăm lo lợi ích của các cộng đồng dân cư. Tùy theo hoàn cảnh và nhiệm
vụ cụ thể, chức năng cụ thể của Mặt trận có thể thay đổi. Trong Hiến pháp 1992,

Mặt trận Tổ quốc được ghi nhận là cơ sở chính trị của nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam. Mặt trận đóng vai trò là một liên minh chính trị, là khối đại đoàn kết dân tộc
thể hiện trên mấy vấn đề sau:
- Mặt trận thật sự là nơi hiệp thương bầu cử các cơ quan quyền lực Nhà nước
ở Trung ương và ở địa phương.
- Mặt trận thật sự có đại diện trong các cơ quan quyền lực dân cử: Quốc hội,
HĐND các cấp. Các đại diện ấy do các thành viên của Mặt trận chọn và cử trong
danh sách bầu vào các cơ quan quyền lực của dân. Mặt trận thật sự thực hiện được
chức năng tư vấn và giám sát đối với Nhà nước và cả đối với Đảng.
- Đồng thời Mặt trận phải là nơi quy tụ đại diện tiêu biểu của các tầng lớp
nhân dân, là một diễn đàn thu hút mọi sáng kiến, mở ra một lĩnh vực hoạt động
rộng rãi cho toàn dân để thực hiện dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh. Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong công
tác vận động quần chúng của Đảng. Cách mạng nước ta cũng như các nước khác,
muốn giành thắng lợi sau khi có đường lối đúng phải tiến hành tuyên truyền giáo
dục, giác ngộ, vận động và tập hợp quần chúng thành lực lượng có tổ chức để làm
cách mạng. Đảng của giai cấp công nhân phải thực hiện liên minh với giai cấp
nông dân và các tầng lớp xã hội khác - sự liên minh ấy là một tất yếu. một tập hợp
các lực lượng, các tổ chức, các cá nhân cùng theo đuổi một mục tiêu, một định
hướng, một lý tưởng.
Mặt trận cũng được hiểu theo nghĩa là một liên minh chính trị rộng rãi. "Mặt
trận là một liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân". Nói một cách khác,
Mặt trận là một liên minh chính trị của mọi người Việt Nam yêu nước, là một liên
minh chính trị của các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân
sĩ yêu nước và tiến bộ của dân tộc để hướng vào mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo
24


vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh.

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quy định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã
hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.
1.2.5. Đoàn thể chính trị - xã hội
Đoàn thể chính trị - xã hội là tổ chức mang màu sắc chính trị, đại diện cho
ý chí của các tầng lớp trong xã hội trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Đoàn
thể chính trị - xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương.
Các đoàn thể chính trị - xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc
hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Bao gồm:
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam: Đây là liên minh chính trị - tổ chức liên hiệp
tự nguyện của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp,
các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo; Là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn
kết và nguyện vọng chân chính của nhân dân; Nơi tập hợp trí tuệ của con người
Việt Nam yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối
hợp với chính quyền thực hiện nền dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng
của các tầng lớp nhân dân; Giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng nhà nước, quản lí
xã hội; Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập theo cơ chế bầu cử dân chủ
được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
- Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Là tổ chức chính trị - xã hội tập
hợp tầng lớp thanh niên, là đoàn thể của các thanh niên ưu tú, đội hậu bị của
Đảng; Tổ chức Đoàn được thành lập trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu hết các
cơ quan, đơn vị, tổ chức từ Trung ương đến địa phương nhằm thu hút thế hệ trẻ
vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức tôn trọng
25


×