SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Mã số: ………..…………..
___________
VŨ KIM ĐIỀM
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN
ĐỀ VỚI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
HIỆN ĐẠI ĐỂ DẠY TỐT PHẦN “CƠNG DÂN VỚI
CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THƠNG THỐNG NHẤT
Người thực hiện
: NGUYỄN VŨ QUỲNH ÁI
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp giáo dục
Phương pháp dạy học bộ mơn
Lĩnh vực khác
x
Có đính kèm: Các sản phẩm khơng thể hiện trong bản in SKKN
Mơ hình
Đĩa CD (DVD)
X
Phim ảnh
ĐỒNG NAI - 2014
Hiện vật khác
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.
1.
Họ và tên:
NGUYỄN VŨ QUỲNH ÁI
2.
Ngày tháng năm sinh: 19/09/1981
3.
Nam, nữ: Nữ
4.
Địa chỉ: Trường THPT Thống Nhất B, Quang Trung Thống
Nhất, Đồng Nai.
5.
Điện thoại: 0919079383-061 3867668
6.
Fax
7.
Chức vụ: Giáo viên THPT
8.
Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất – Thống Nhất –
Email:
Đồng Nai
II.
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.
+ Học vị ( hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
+ Năm nhận bằng: 2013.
+ Chuyên ngành đào tạo: LL&PPDH môn Giáo dục chính trị
III.
KINH NGHIỆM KHOA HỌC.
+ Lĩnh vực chuyên mơn có kinh nghiệm: Giảng dạy mơn GDCD
+ Số năm có kinh nghiệm: 9 năm
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng Khoa học - công nghệ làm cho sự phát
triển của nền kinh tế tri thức, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội toàn thế giới. Do đó, để
khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, Việt Nam cần phải có một nguồn nhân lực
trẻ không chỉ “rèn đức”, “luyện tài” mà cịn phải có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những
thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại, năng động, sáng tạo, ham học
hỏi, chủ động vươn lên tiếp cận với cái mới. Điều này đã đặt ra vị trí mới cho ngành giáo
dục - đào tạo ở nước ta
Trên tinh thần đó, trong những năm qua, ngành giáo dục – đào tạo nước ta đã khơng
ngừng thực hiện đổi mới căn bản, tồn diện và đồng bộ trên tất cả các phương diện mà trong
đó, trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo
của người học, “lấy người học làm trung tâm” và đã đạt được những kết quả khá khả quan.
Mơn GDCD nói chung và chương trình GDCD lớp 11 nói riêng là mơn học có vai trị
quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, phát triển nhân
cách và trang bị cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết để sau này, các em trở thành
những công dân trẻ có tài, có đức, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước. Trong đó, phần
“Cơng dân với các vấn đề chính trị - xã hội” của chương trình GDCD lớp 11 có những nội
dung hết sức thiết thực, gần gũi và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các em hàng
ngày, hàng giờ. Nhưng khi đến lớp, đa số các em chỉ học những gì có trong sách vở, không
biết liên hệ thực tiễn, học một cách máy móc, thụ động, thiếu tư duy, sáng tạo. Vấn đề đặt ra
cho giáo viên GDCD là phải có phương pháp dạy học như thế nào để gây được sự quan tâm,
chú ý, hứng thú tìm tịi, học hỏi, khám phá, tự giải quyết vấn đề và chủ động chiếm lĩnh kiến
thức của học sinh.
Do đó, để nâng cao chất lượng giảng dạy mơn GDCD địi hỏi giáo viên phải có khả
năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại kết hợp với một phương pháp dạy học tích cực
phù hợp nhằm tăng sự hứng thú học tập của học sinh đối với mơn GDCD ở trường THPT.
Đây cũng chính là lí do mà tác giả đã chọn đề tài “Kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn
đề với sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để dạy tốt phần “Cơng dân với các vấn đề
chính trị - xã hội” môn GDCD lớp 11 trường THPT Thống Nhất”.
2
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề với sử
dụng phương tiện dạy học hiện đại để giảng dạy phần “Cơng dân với các vấn đề chính trị xã hội” môn GDCD lớp 11
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu việc vận dụng đề tài trong phần “Công dân với các vấn
đề chính trị - xã hội” mơn GDCD lớp 11
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng một số phương pháp đặc thù như: Phương pháp thống kê tổng hợp;
phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp
thực nghiệm sư phạm.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phương pháp dạy học nêu vấn đề
1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học nêu vấn đề
Theo các quan niệm của các nhà giáo dục học, khi nói đến phương pháp dạy học nêu
vấn đề là đề cập tới việc "tạo ra các tình huống có vấn đề", "giúp đỡ cho học sinh những điều
cần thiết để giải quyết vấn đề", thơng qua đó, học sinh có thể "nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo mới, phát triển tính tích cực trí tuệ và hình thành cho các em năng lực tự mình thơng hiểu và
lĩnh hội thơng tin khoa học mới".
Vì vậy, phương pháp dạy học nêu vấn đề có thể được biểu đạt như sau: Phương pháp
dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên tạo ra một chuỗi những
tình huống có vấn đề, đồng thời hướng dẫn học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm giúp
học sinh nắm được kiến thức mới, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành thế giới
quan khoa học.
1.1.2. Các giai đoạn cơ bản của dạy học nêu vấn đề
Tùy vào từng cấp học mà có các cách phân chia dạy học nêu vấn đề thành nhiều giai
đoạn khác nhau. Ở đây, tác giả đang nghiên cứu ở cấp học THPT nên có thể chia dạy học
nêu vấn đề thành ba giai đoạn như sau:
Hình 1.1 Sơ đồ mô phỏng các giai đoạn cơ bản của dạy học NVĐ
3
Các giai đoạn cơ bản của dạy học NVĐ
Xây dựng THCVĐ
Nghiên cứu nội
Nghiên cứu nội
dung ,, mục tiêu bài
dung mục tiêu bài
giảng
giảng
Xác định mâu thuẫn
Xác định mâu thuẫn
.
Hoàn thiện và dự kiến
Hoàn thiện và dự kiến
hướng GQVĐ của HS
hướng GQVĐ của HS
Giải quyết vấn đề
Tiếp nhận và phân
Tiếp nhận và phân
tích nội dung
tích nội dung
THCVĐ
THCVĐ
Hệ thống hóa kiến thức
Tổng kết, đánh giá
Tổng kết, đánh giá
kết quả GQVĐ của
kết quả GQVĐ của
HS
HS
Huy động kiến thức
Huy động kiến thức
và đưa ra giả thuyết
và đưa ra giả thuyết
Hệ thống và khái quát
Hệ thống và khái quát
lại bài giảng
lại bài giảng
Lập luận và khẳng
Lập luận và khẳng
định giả thuyết
định giả thuyết
Nhấn mạnh kiến thức
Nhấn mạnh kiến thức
trọng tâm
trọng tâm
Nhận xét, đánh giá
Nhận xét, đánh giá
để lựa chọn phương
để lựa chọn phương
án tối ưu và kết luận
án tối ưu và kết luận
(Nguồn:Tác giả xây dựng)
1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn
giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
* Ưu điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công
dân ở trường trung học phổ thông:
- Giúp HS hứng thú tiếp thu các khái niệm mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa
cao, tránh cảm giác buồn ngủ, mất tập trung trong giờ học môn GDCD.
- Phát huy tính tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập mơn GDCD của HS, hình thành
năng lực gắn lí luận với thực tiễn, học với hành, khắc phục lối học thuộc lịng, thiếu sáng
tạo, khơng phát huy được giá trị của môn học.
- Rèn luyện cho HS năng lực thích ứng với cuộc sống hiện đại thơng qua kĩ năng nêu
và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh, tránh ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác.
- Rèn luyện cho HS phẩm chất bản lĩnh, tự tin, dám nghĩ, dám làm trong học tập và
cuộc sống, khắc phục tính nhút nhát, thiếu tự tin.
4
- Giúp HS hiểu và nhớ bài lâu hơn, vì HS là người chủ động tham gia vào quá trình
tìm kiếm kiến thức thay vì tiếp nhận tri thức một cách thụ động.
- Giúp GV dạy môn GDCD kiểm tra, đánh giá đúng năng lực của HS thơng qua q
trình nêu và giải quyết vấn đề, nâng cao chất lượng dạy học.
* Hạn chế của phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân
ở trường trung học phổ thông:
- Vận dụng phương pháp này vừa cần rất nhiều thời gian, vừa rất khó khăn trong vận
dụng vào giảng dạy mơn GDCD. Vì một bài giảng GDCD có khối lượng kiến thức rất lớn
mà chỉ truyền đạt trong một thời gian ngắn.
- Phương pháp này địi hỏi GV dạy mơn GDCD phải có tay nghề vững vàng để xây
dựng tình huống có vấn đề phù hợp, phải có khả năng quản lí tiết dạy tốt nếu khơng sẽ gây
mất trật tự, phải hồn thành tốt vai trị trọng tài nếu khơng sẽ gây mất đồn kết trong HS và
phải có bản lĩnh cách mạng vững vàng để kịp thời uốn nắn quan điểm, tư tưởng không đúng
đắn.
- Nếu lạm dụng phương pháp này sẽ dẫn đến tình trạng khơng đảm bảo chất lượng
đồng đều trong HS, sự phân hóa trình độ trong HS khơng có sự cá biệt hóa, nhiều HS yếu có
tâm lí sợ học hoặc chán học.
- Các bài giảng trong chương trình GDCD ở trường THPT thường đề cập đến nhiều
vấn đề phức tạp nên vận dụng phương pháp này để dạy trọn vẹn một bài thường là khó thực
hiện.
1.2. Phương tiện dạy học hiện đại
1.2.1. Khái niệm phương tiện dạy học hiện đại
* Khái niệm phương tiện dạy học:
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về phương tiện dạy học. Nên trong các tài
liệu giáo dục học vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm phương tiện dạy học. Tuy nhiên,
chúng ta có thể hiểu khái niệm phương tiện dạy học như sau: Phương tiện dạy học là công
cụ hay thiết bị có khả năng dẫn truyền những thơng tin đến đối tượng dạy học nhằm đạt
được mục đích dạy học đã đặt ra.
* Phân loại phương tiện dạy học:
5
Hiện nay, các phương tiện được ứng dụng trong quá trình dạy học rất đa dạng và
phong phú. Tùy vào việc dựa trên tính chất, cấu tạo hay mức độ sử dụng mà các nhà giáo
dục có cách phân loại khác nhau.
Dựa vào cấu tạo của phương tiện, có thể phân các phương tiện dạy học thành hai loại:
- Các phương tiện dạy học truyền thống: Là các phương tiện đã được sử dụng lâu đời
và ngày nay vẫn còn được sử dụng trong dạy học, bao gồm: Tranh, ảnh, hình vẽ, bản đồ, vật
thật, mơ hình, SGK, …
- Các phương tiện nghe nhìn (phương tiện dạy học hiện đại): Là các phương tiện được
hình thành do sự phát triển của khoa học - công nghệ, đặc biệt là điện tử, bao gồm: Radio,
casset, máy ghi âm, phim, truyền hình, máy chiếu overhead, máy vi tính, máy chiếu đa chức
năng… Vậy phương tiện dạy học hiện đại là gì?
* Khái niệm phương tiện dạy học hiện đại
Cho đến nay, trong các tài liệu giáo dục học vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm
phương tiện dạy học, vì khái niệm phương tiện dạy học hiện đại vẫn đang còn nhiều tranh
luận và chưa có một khái niệm nào chính thống.
Theo tác giả, khi nói đến phương tiện dạy học hiện đại là nói đến những cơng cụ, thiết
bị được sử dụng trong q trình dạy học, nhưng những cơng cụ, thiết bị này mang tính kĩ
thuật cao và hiện đại, là “con đẻ” của sự phát triển của khoa học – công nghệ.
* Các loại phương tiện dạy học hiện đại cơ bản
Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, các phương tiện dạy học hiện đại ngày
càng da dạng và phong phú, mang tính ứng dụng cao. Hiện nay, có các loại phương tiện dạy
học hiện đại cơ bản:
- Radio hay cịn gọi là vơ tuyến truyền thanh: Là thiết bị kỹ thuật ứng dụng sự chuyển
giao thơng tin khơng dây dùng cách biến điệu sóng điện từ có tần số thấp hơn tần số của ánh
sáng.
- Đĩa CD và đĩa DVD: Là một trong các loại đĩa quang, chúng thường chế tạo bằng
chất dẻo, đường kính 4,75 inch, dùng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút
âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu máy tính đã được mã hóa theo kỹ thuật số. Nhưng DVD có
cách lưu dữ liệu khác, với cách nén dữ liệu và các lớp quang học có khả năng chứa nhiều dữ
liệu hơn CD gấp 7 lần hoặc hơn thế nữa.
6
- Máy chiếu Overhead hay còn gọi là máy chiếu phim trong, là thiết bị được sử dụng
để phóng to và chiếu văn bản hay hình ảnh tĩnh có trên phim nhựa trong lên màn hình.
- Tivi hay vơ tuyến truyền hình: Là hệ thống điện tử viễn thơng có khả năng thu
nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh và là
một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh
kèm theo.
- Phim học tập và phim ghi hình (video): Là một loại phương tiện nghe nhìn động, nó
kết hợp cả hai kênh cảm giác nghe và nhìn mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Phim mang
tính giáo dục cao như: phim tài liệu, phim lịch sử, phim khoa học…
- Máy chiếu đa năng (Projector): Là một thiết bị xuất hình ảnh hiện đại đi kèm với
máy tính, máy chiếu Projector được thiết kế nhỏ gọn, có thể treo cố định hoặc di động. Máy
này được sử dụng để phóng to và chiếu hình ảnh tĩnh cũng như động từ các nguồn khác
nhau.
- Bảng thông minh Mimio Xi: Là loại bảng tương tác, được vận hành bởi bút điện tử
có thể cảm nhận viết và vẽ một cách nhanh chóng, chính xác thơng qua một trường từ tính
trên tấm bảng. Nó được gắn với máy chiếu, có thể chuyển mọi nội dung từ máy tính lên mặt
bảng và từ đó cho phép người dùng điều khiển trực tiếp lên bảng. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của
phần mềm mimio 4.10 miễn phí có thể cài đặt thư viện và bộ cơng cụ dạy học như bút viết,
bút vẽ, trị chơi, âm nhạc, bản đồ, soạn thảo văn bản…
- Ngoài ra, hiện nay cịn có các phương tiện khác cũng được sửng dụng trong giảng
dạy như máy tính bảng (iPad), thiết bị này tạo ra một phân loại mới giữa điện thoại thơng
minh và máy tính xách tay; máy quay phim kết hợp (camcorder) là một dụng cụ điện
tử dùng để ghi ảnh động và âm thanh lên một vật lưu trữ bên trong nó; hay dạy học sử dụng
mạng điện tử (e-Learning) được hiểu là các hình thức dạy học, trong đó sử dụng mạng thơng
tin điện tử và đa phương tiện để trình bày các thơng tin và tổ chức sự tương tác giữa người
dạy và người học.
- Phần mềm Powerpoint và phần mềm FrontPage:
+ Powerpoint là phần mềm dùng để soạn thảo và trình diễn bài giảng, có thể kết hợp
với nhiều kênh thông tin như chữ viết, hình ảnh, âm thanh, phim với hình ảnh và màu sắc
đẹp.
7
+ FrontPage là phần mềm thiết kế web sinh động, đầy mầu sắc, đồng thời chuyển tải
các trang đó lên mạng Internet một cách thuận tiện và nhanh chóng mà khơng cần có những
kiến thức như Java, lập trình…
+ Ngồi ra, GV cịn có thể sử dụng các phần mềm dạy học khác như: Access, Flash,
Outlook, Publisher, Mindmap, Electronic Workbelch... cho phép tạo ra các sơ đồ, các mơ
hình, biểu đồ…
1.2.2. Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy
học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
* Ưu điểm của việc ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học môn giáo
dục công dân ở trường trung học phổ thông:
- Làm cho các khái niệm mang tính khái qt hóa, trừu tượng hóa trở nên dễ hiểu và
dễ nhớ hơn.
- Giúp HS không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu những tri thức
đã lĩnh hội
- Giúp HS thu nhận thông tin về các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội một cách sinh
động, đầy đủ, chính xác hơn.
- Giúp HS phát triển năng lực quan sát, phân tích và tổng hợp các sự kiện kinh tế chính trị - xã hội trong cuộc sống
- Giúp GV trình bày bài giảng một cách sinh động, sự tương tác hai chiều được thiết
lập
- Giúp GV dễ dàng cập nhật và khai thác tốt các thông tin trên Internet trước sự thay
đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại.
* Hạn chế của việc ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học môn giáo
dục công dân ở trường trung học phổ thơng:
- Sẽ gặp nhiều khó khăn, vì GDCD là một môn học thuộc khoa học xã hội nhân văn,
chủ yếu cung cấp tri thức theo dạng lí thuyết với khối lượng lớn.
- Sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự nhàm chán, kém tập trung, ảnh hưởng đến
thị lực, thính lực và kết quả học tập của HS.
- Sử dụng một cách thường xuyên sẽ dẫn đến q tải thơng tin đối với HS vì các em
chưa có đủ thời gian để chuyển hóa lượng thơng tin đó.
8
- Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để thiết kế bài giảng mơn GDCD phụ thuộc
hồn tồn vào khả năng vận dụng của GV, còn các phần mềm được thiết kế sẵn chủ yếu để
phục vụ giảng dạy các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, riêng đối với mơn GDCD thì cịn
rất hạn chế.
1.3. Kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề với sử dụng phương tiện dạy học
hiện đại trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
Trong cuộc sống hành ngày, khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào đó, con người
đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, như trong giảng dạy, GV phải tuân theo
nguyên tắc giáo dục, nguyên tắc dạy học hay nguyên tắc dạy học môn GDCD, … Như vậy,
nguyên tắc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt một quá trình hoạt động nào đó của con người, đảm bảo
cho q trình ấy đi đúng hướng, đúng mục tiêu.
Do đó, để việc kết hợp phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại đạt
hiệu quả cao và đi đúng mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường
THPT, GV GDCD cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
* Đảm bảo tính khoa học:
Ngun tắc này địi hỏi trong q trình kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề với
sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, GV cần phải đảm bảo sự khách quan, chính xác,
logic và có hệ thống.
Để phát huy tác dụng của nguyên tắc này, cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, sự kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại
cần đạt độ chính xác cao: Khi tiến hành kết hợp, ngoài việc phải hiểu và nắm vững bản chất
và nội dung kiến thức cần truyền đạt, GV cần phải biết lựa chọn hình ảnh, video lột tả một
cách chân thực, chính xác câu hỏi tình huống đã xây dựng. Trong thực tế, có rất nhiều hình
ảnh, video thể hiện nội dung mà GV cần tìm kiếm. Bằng kinh nghiệm và trình độ hiểu biết,
GV phải chọn lọc, lấy những hình ảnh, video điển hình và ăn khớp với câu hỏi tình huống
đã xây dựng. Ví dụ như trong bài Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: Với việc tìm kiếm hình ảnh
cho câu hỏi “Hình ảnh nào sau đây là hình thức dân chủ trực tiếp, hình ảnh nào là hình thức
dân chủ gián tiếp?”, trên Internet, có rất nhiều hình ảnh diễn tả hai hình thức dân chủ cơ bản
này. Nếu GV lựa chọn hình ảnh khơng chính xác thì HS sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn
đáp án đúng, thậm chí tạo ra sự tranh cãi trong tiết dạy và HS cũng sẽ không trả lời được câu
hỏi tiếp theo của GV là “Hãy phân biệt sự khác nhau giữa hình thức dân chủ trực tiếp và dân
9
chủ gián tiếp?”. Hoặc nếu HS có thể trả lời được bằng cách đọc từ trong SGK ra thì cũng
khơng thể hiểu được cốt lõi nội dung vấn đề. Điều đó đã làm cho nội dung cần truyền đạt trở
nên khó hiểu, phức tạp. Và nghiêm trọng hơn là có thể làm méo mó, biến dạng nội dung cần
truyền đạt, làm mất đi tính khoa học của mơn học.
- Thứ hai, sự kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại
cần phải khách quan: Việc thiết kế, xây dựng ý tưởng để kết hợp phương pháp dạy học
NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại là chủ ý của GV nhưng GV vẫn phải đảm bảo tính xác
thực, đúng đắn của thơng tin, sự kiện, tơn trọng sự thật, tránh bóp méo những thơng tin, sự
kiện theo ý chủ quan của GV cho phù hợp với câu hỏi tình huống đã xây dựng; hoặc cắt bỏ
bớt thông tin, sự kiện,làm biến dạng thông tin, sự kiện chính thống. Trong thực tế, khi kết
hợp, GV thường cắt bỏ và khơng nói rõ nguồn gốc thơng tin sự kiện diễn ra ở đâu, thậm chí
để tăng thêm sức thuyết phục, GV đã thay đổi nguồn gốc thông tin, sự kiện cho phù hợp với
tình huống đã nêu. Ví dụ như trong bài Chính sách tài nguyên và bảo vệ mơi trường: Khi nói
về sự kiện Voi rừng phá hoại hoa mầu ở tỉnh Đồng Nai, nhưng do không tìm được video của
sự kiện này diễn ra ở tỉnh Đồng Nai, GV đã lấy sự kiện này diễn ra ở tỉnh Đắc Lắc chỉnh sửa
và nói đây là sự kiện diễn ra ở tỉnh Đồng Nai. Điều này làm HS hiểu sai về nguồn gốc của
thông tin, sự kiện, làm giảm tính thuyết phục, tính khoa học của mơn học.
- Thứ ba, sự kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại cần
phải lôgic và có hệ thống: Đây là u cầu có tính bắt buộc đối với GV. Tính khoa học của
mơn học còn được thể hiện ở sự sắp xếp của cấu trúc nội dung chương trình, SGK, vị trí các
đơn vị kiến thức trong từng bài, được Nhà nước phê duyệt và trở thành tài liệu chính thức
trong cả nước. Trong quá trình kết hợp, GV cần phải đảm bảo trình tự của từng mục, từng
phần cũng như của toàn bộ nội dung chương trình mơn học. GV cần căn cứ vào mục tiêu
kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài, căn cứ vào đối tượng để thiết kế, lựa chọn THCVĐ và
phương tiện dạy học hiện đại cho phù hợp với nội dung bài học. Trong thực tế, vì điều kiện
cơ sở vật chất, khả năng nêu và GQVĐ của GV và HS mà vị trí của các đề mục trong bài
giảng có thể bị đảo lộn hoặc bị cắt xén. Điều này làm phá vỡ tính lơgic, tính hệ thống của
bài học, làm mất đi tính khoa học của mơn học.
* Đảm bảo tính định hướng:
10
Ngun tắc này địi hỏi trong q trình kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề với
sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, GV phải giúp HS biến những tri thức của mơn học
thành thái độ, tình cảm, niềm tin, lẽ sống của các em.
Để phát huy tác dụng của nguyên tắc này, cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, sự kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại
phải đứng trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc tiếp cận và xử lí
thơng tin, tình huống: Trong một thế giới tràn ngập thông tin như hiện nay, cả GV và HS
đều có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thơng tin khác nhau. GV GDCD phải có lập trường
tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, phải mang trong mình phẩm chất của một người
cộng sản chân chính để xử lí thơng tin và thiết kế THCVĐ kết hợp với hình ảnh, video cho
phù hợp với nội dung kiến thức cần truyền đạt. Trong thực tế, ngoài những thông tin, sự
kiện mà GV cung cấp, HS thường hay nêu ra những thơng tin, sự kiện khơng chính thống,
khơng ăn khớp với nội dung bài học, thậm chí còn trái ngược với nội dung kiến thức cần
truyền đạt. Điều này đòi hỏi GV phải xuất phát từ lập trường, quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam để chỉ cho HS
thấy rằng do có nhiều cách tiếp cận, phương pháp xử lí thơng tin khác nhau nên có nhiều ý
kiến, thơng tin trái chiều nhau. Từ đó, GV sẽ giúp HS có niềm tin vào bản thân, vào cuộc
sống và con đường phát triển của đất nước, tránh hoang mang, dao động.
- Thứ hai, sự kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại
nhằm là giáo dục tình cảm cách mạng và ý thức công dân cho HS: Đổi mới phương pháp
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD, làm cho HS hứng thú, thích thú với mơn
GDCD nhưng suy cho cùng thì việc đổi mới này cũng nhằm giáo dục để các em trở thành
người cơng dân có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Qua việc kết hợp THCVĐ với
những hình ảnh sống động, những đoạn video về những nghĩa cử cao đẹp, những câu
chuyện đời thường, các vấn đề về kinh tế-chính trị-xã hội trong nước và quốc tế… GV
GDCD sẽ định hướng cho HS về trách nhiệm của các em đối với bản thân, gia đình và xã
hội; có ý thức trách nhiệm trước tương lai của bản thân, trước các vấn đề lớn của dân tộc và
thời đại. Từ đó, GV khơi dậy những tình cảm trong sáng, những khát vọng, hoài bão, những
ước mơ lành mạnh ở HS, thôi thúc các em luôn vận dụng những tri thức đã học để lựa chọn
hành động theo lẽ phải. Ví dụ như trong bài Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường:
Để củng cố bài giảng, GV cho HS xem đoạn video “Cô bé 12 tuổi làm thế giới phải im lặng
11
trong 6 phút”. Qua video, các em vừa có thể củng cố trình độ tiếng anh của HS, kĩ năng nói
trước đám đơng, vừa thấy được giá trị của tài nguyên và môi trường và trách nhiệm của bản
thân các em đối với Chính sách tài nguyên và bảo vệ mơi trường. Đây cũng chính là ưu
điểm nổi bật nhất của việc vận dụng sự kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử
dụng PTDH hiện đại trong giảng dạy môn GDCD.
- Thứ ba, sự kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại
nhằm giáo dục kĩ năng sống cho HS: Môn GDCD không chỉ trang bị cho HS hệ thống tri
thức cơ bản về giá trị đạo đức-nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng Nhà nước và
pháp luật mà còn trang bị cho HS những kĩ năng sống cần thiết như cách cư xử trong quan
hệ với bạn bè, đồng chí, trong tình u, hơn nhân, gia đình; cách xử lí những tình huống,
thơng tin trái chiều… Trong q trình tiến hành kết hợp, GV phải chú ý đến việc là khi HS
tiếp cận và GQVĐ này thì các em sẽ có được những kĩ năng nào trong cuộc sống. Điều này
địi hỏi GV phải có sự hiểu biết sâu sắc, cách nhìn tinh tế về cuộc sống cùng với những kinh
nghiệm sống, sự trải nghiệm của bản thân; biết sàng lọc và xử lí thơng tin; và phải có bản
lĩnh chính trị vững chắc.
* Đảm bảo tính thực tiễn:
Nguyên tắc này địi hỏi trong q trình kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề với
sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, GV GDCD phải đảm bảo cho tri thức của môn học
gắn liền với thực tiễn sinh động của cuộc sống.
Để phát huy tác dụng của nguyên tắc này, cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Thư nhất, sự kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại
nhằm làm rõ cơ sở thực tiễn của tri thức: Tri thức môn GDCD suy cho cùng xuất phát từ
nhu cầu của thực tiễn. Nó tổng kết, khái quát từ thực tiễn hoạt động của con người, từ thực
tiễn sinh động của cuộc sống và sẽ quay lại phục vụ thực tiễn. Việc kết hợp THCVĐ với
những hình ảnh, video khơng chỉ làm tri thức cần truyền đạt có tính thuyết phục cao mà cịn
giúp cho HS hiểu bài một cách cặn kẽ, sâu sắc. Qua đó, GV có thể chỉ ra nguồn gốc thực
tiễn của tri thức, làm cho HS hiểu được căn cứ thực tiễn, cơ sở khoa học của tri thức cần
lĩnh hội. Điều này sẽ làm cho HS hứng thú khám phá và đào sâu tri thức. Trong quá trình kết
hợp, để làm rõ cơ sở thực tiễn của tri thức, GV phải giải thích, minh họa nội dung kiến thức
cần truyền đạt bằng một THCVĐ, câu chuyện thời sự, video học tập, hình ảnh hay cung cấp
bảng số liệu, … Ví dụ như trong bài Nhà nước xã hội chủ nghĩa: Để giải thích rõ cho câu
12
hỏi “Nhà nước pháp quyền là gì?”, GV có thể nêu câu chuyện tình huống “Buổi câu cá ảm
đạm” hay video “Câu chuyện pháp luật”. … Ngược lại, nếu thông qua việc kết hợp đó mà
GV vẫn khơng làm rõ được cơ sở thực tiễn của tri thức, mà còn làm cho tri thức cần truyền
đạt trở nên phức tạp và khó hiểu hơn thì sẽ khơng tạo được niềm tin và sự hứng thú cho HS.
- Thứ hai, sự kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại
nhằm đảm bảo tính thực tiễn thơng qua các hoạt động khác: Việc kết hợp giữa phương pháp
dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại không chỉ cứng nhắc trong việc sử dụng giáo án
điện tử mà nó cịn diễn ra thơng qua các hoạt động khác như tổ chức cho HS tham quan thực
tế; thực hành ngoài giờ lên lớp; giao các THCVĐ để HS về nhà tự giải quyết bằng các
phương tiện hiện đại như máy ảnh, máy quay phim, máy tính bảng, Internet… Chính những
hoạt động này sẽ tăng cường tính thực tiễn cho bài giảng. Để làm được điều này, ngoài việc
chuẩn bị về ý tưởng nội dung, hình thức hoạt động, phương tiện… địi hỏi GV cịn phải có
năng lực điều hành, tổ chức, quản lí. Ví dụ như trong bài Chính sách tài ngun và bảo vệ
mơi trường: Với câu hỏi tình huống: “Hãy tìm hiểu tình hình tài nguyên và mơi trường ở địa
phương em?”, HS có thể sử dụng máy ảnh, máy quay phim, máy tính bảng, Internet… chụp
những tấm ảnh gây ô nhiễm môi trường ở các trại heo, hành vi xả rác ra đường của những
người dân thiếu ý thức, … để minh họa cho bài thu hoạch của mình.
* Đảm bảo tính vừa sức:
Ngun tắc này địi hỏi trong q trình kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề với
sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, GV GDCD phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, trình
độ của HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các em trong quá trình
lĩnh hội tri thức GDCD
Để phát huy tác dụng của nguyên tắc này, cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, để kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại,
GV phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của HS: HS THPT thường ở lứa tuổi từ khoảng 15
đến 18 tuổi. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, HS THPT được
tiếp cận nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú nên có nhiều sự thay đổi có tính gia
tốc về mặt tâm sinh lí. Những biến động về tâm sinh lí khơng chỉ tác động đến năng lực, thái
độ, tình cảm của HS trong quá trình học tập mà cịn tác động đến sự định hình nhân cách
của các em. Do đó, trong q trình tiến hành kết hợp, GV khơng chỉ xây dựng những tình
huống và lựa chọn những hình ảnh, video phù hợp với nội dung cần truyền đạt mà còn phải
13
phù hợp với tâm sinh lí của HS. Từ đó, GV giúp HS định hình nhân cách của mình. Ví dụ
như trong bài Chính sách giáo dục-đào tạo: Thơng qua tình huống: “Bạn Lan học hết lớp 12
nghỉ học, xin đi làm cơng nhân với lí do có học Cao đẳng, Trung cấp thì cũng đi làm cơng
nhân. Theo em, Lan nghĩ vậy đúng hay sai?”, GV có thể định hướng nghề nghiệp trong
tương lai cho HS THPT, hình thành cho HS một thái độ học tập đúng đắn.
- Thứ hai, để kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại,
GV phải hiểu rõ đặc điểm của địa phương: Thực tế mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có
những đặc thù về điều kiện tự nhiên, dân cư, phong tục tập quán, tín ngưỡng, truyền thống
văn hóa… khác nhau. Điều này địi hỏi trong q trình tiến hành kết hợp, GV khơng chỉ xây
dựng những tình huống và lựa chọn những hình ảnh, video khơng chỉ phù hợp với nội dung
của bài học mà còn phải phù hợp với đặc thù của địa phương. Nếu như GV đưa ra THCVĐ
trái ngược với phong tục tập qn, tín ngưỡng, truyền thống văn hóa của địa phương sẽ làm
HS lúng túng, khó khăn trong việc GQVĐ, làm mất nhiều thời gian của tiết học. Đồng thời,
GV còn phải nắm bắt được điều kiện sinh hoạt vật chất của địa phương để lựa chọn sử dụng
phương tiện dạy học cho phù hợp.
- Thứ ba, để kết hợp giữa phương pháp dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại,
GV phải nắm được trình độ nhận thức và khả năng lĩnh hội của HS: Trình độ nhận thức của
HS ở mỗi lớp, mỗi khối lớp thường không đồng đều. Việc vận dụng kết hợp phương pháp
dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại sẽ tạo ra sự phân hóa trình độ HS sâu sắc. Do đó,
trong q trình kết hợp, GV cần phải tìm hiểu và đánh giá đúng về trình độ nhận thức và khả
năng lĩnh hội của HS để xây dựng ý tưởng kết hợp cho phù hợp với trình độ nhận thức của
HS, sao cho tất cả các em đều có thể tham gia quá trình GQVĐ. Vì nếu vấn đề quá mới, quá
phức tạp so với trình độ của HS thì HS sẽ khơng giải quyết được hoặc chỉ có HS khá giỏi
tham gia GQVĐ. Ngược lại, nếu vấn đề quá đơn giản, sơ sài dưới ngưỡng nhận thức của HS
hoặc HS chỉ cần đọc câu trả lời ngay trong SGK thì khơng kích thích được tính tư duy tích
cực, sáng tạo của HS. Đồng thời, GV cũng cần phải nắm được khả năng sức khỏe của HS để
lựa chọn phương tiện nghe nhìn cho phù hợp. Ví dụ như trong bài Chính sách giáo dục-đào
tạo: Để giảng phần “nhiệm vụ của giáo dục –đào tạo”, nếu GV đưa ra câu hỏi tình huống
“Vì sao nói: Thực trạng giáo dục-đào tạo ở nước ta hiện nay là Thầy nhiều hơn thợ?” thì sẽ
làm HS gặp khó khăn, lúng túng và mất nhiều thời gian trong quá trình GQVĐ. Vì câu hỏi
14
tình huống này chỉ dành cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học, cịn đối với HS THPT
thì câu hỏi này quá ngưỡng nhận thức.
Trong quá trình kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề với sử dụng phương tiện
dạy học hiện đại để dạy môn GDCD, GV phải nắm vững và vận dụng một cách đồng bộ tất
cả các nguyên tắc trên. Mỗi nguyên tắc có một vị trí, vai trị nhất định và khơng ngừng bổ
sung, qui định lẫn nhau, khơng nên tuyệt đối hóa ngun tắc này, coi thường nguyên tắc
khác. Và những nguyên tắc kết hợp trên được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc
dạy học nói chung và trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của GV GDCD.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng của việc kết hợp
Để thực hiện mục tiêu đổi mới PPDH của Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra, Ban giám
hiệu trường THPT Thống Nhất B đã có nhiều giải pháp và việc làm thiết thực để đôn đốc và
hỗ trợ toàn thể GV và HS thực hiện đổi mới PPDH như trang bị phương tiện dạy học hiện
đại, tổ chức thao giảng cấp trường, thực hiện mục tiêu 100% GVsử dụng thành thạo vi tính
bằng việc mở các lớp phụ đạo tin học cho toàn thể GV, thực hiện mục tiêu mỗi GV dạy hai
tiết bằng CNTT trong một học kì, …. bước đầu đã gặt hái được nhiều thành cơng.
Riêng đối với mơn GDCD, ngồi việc khuyến khích GV GDCD thực hiện đổi mới
PPDH, Nhà trường cùng với Đoàn trường và GV GDCD đã nâng cao phẩm chất đạo đức, lý
tưởng cho HS; tuyên truyền phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; giáo dục an toàn giao thông
qua lồng ghép trong các tiết học môn GDCD; tổ chức các buổi giao lưu với các chuyên gia
tư vấn, các buổi sinh hoạt dưới cờ, các buổi tọa đàm, các buổi hướng nghiệp và hoạt động
ngoài giờ lên lớp với các tình huống có vấn đề và các phương tiện nghe nhìn đầy sinh động
và thiết thực.
Đội ngũ GV GDCD của trường THPT Thống Nhất B trẻ và nhiệt huyết với nghề. Để
thực hiện đổi mới PPDH, GV GDCD đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học hiện đại vào
trong quá trình giảng dạy như phương pháp động não, phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp NVĐ, phương pháp dự án, phương pháp đóng vai, phương pháp trị chơi.
Khơng những thế, GV GDCD còn tiến hành kết hợp phương pháp dạy hiện đại với phương
pháp dạy học truyền thống, các phương pháp dạy học với các PTDH hiện đại để kích thích
sự hứng thú của HS đối với mơn GDCD, trong đó có vận dụng việc kết hợp phương pháp
dạy học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại.
15
Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng việc kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề
với sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để dạy tốt phần “Công dân với các vấn đề chính
trị - xã hội”, GV GDCD còn bộc lộ một số hạn chế:
- Một số GV không những chưa nhận thức đầy đủ và thấu đáo bản chất của phương
pháp dạy học NVĐ mà còn sử dụng chưa thành thạo các PTDH hiện đại nên khi vận dụng
cịn lúng túng, gặp khó khăn trong việc triển khai nội dung tri thức cần truyền đạt.
- Do chưa xác định được qui trình thiết kế bài giảng kết hợp phương pháp dạy NVĐ
với sử dụng PTDH hiện đại nên khả năng kết hợp của GV chưa nhuần nhuyễn, chỉ mang
tính chất đối phó, khơng mang lại kết quả cao.
- Do kĩ năng sư phạm của GV còn non yếu nên trong q trình GQVĐ, GV xử lí các
thơng tin phản hồi từ phía HS chưa khéo léo và linh hoạt.
- Do trình độ nhận thức, tư duy của HS trong mỗi lớp là khơng đồng đều. Ngồi ra, do
nền kinh tế chính của địa phương là trồng trọt và chăn nuôi nên ý thức học tập của HS
khơng cao. Vì vậy, các em khơng nhiệt tình tham gia q trình GQVĐ, chỉ có HS khá giỏi
tham gia GQVĐ, các em còn lại ngồi làm việc riêng, gây mất trật tự. Điều này làm GV
GDCD cũng gặp khó khăn trong giảng dạy cũng như tiến hành kết hợp phương pháp dạy
học NVĐ với sử dụng PTDH hiện đại.
- Hơn nữa, cả trường chỉ có hai phịng CNTT nên không đáp ứng đủ nhu cầu giảng
dạy và học tập
- Vì có cùng một trình độ đại học và thâm niên nên hầu như các GV GDCD ít có sự
trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Mặt khác, tri thức môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
gắn với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nên rất khó truyền đạt và
lĩnh hội nhưng nhà trường lại thường xuyên xếp lịch dạy vào tiết cuối của buổi học. Vì năng
lượng đã được vận dụng hết cho bốn tiết trước nên đến tiết này HS rất mệt mọi và uể oải,
không muốn tiếp thu. Nên cho dù GV GDCD đã thiết kế bài giảng một cách khoa học nhưng
vẫn không gây được sự chú ý và tập trung của HS. Điều này làm GV mất tinh thần và hứng
thú giảng dạy, thậm chí khơng làm hết trách nhiệm của một GV GDCD.
2.2 Tiến hành thực nghiệm
2.2.1. Kế hoạch thực nghiệm
- Thứ nhất: Lựa chọn đơn vị kiến thức để thực nghiệm
16
Lớp 11A1 và 11A2: Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Thứ hai: Lựa chọn phương pháp dạy học để thực nghiệm
Lớp đối chứng 11A2: Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống: Phương pháp
thuyết trình, phương pháp vấn đáp
Lớp thực nghiệm 11A1: Sử dụng phương pháp: Kết hợp phương pháp dạy học nêu
vấn đề với sử dụng PTDH hiện đại
- Thứ ba: Lựa chọn PTDH để tiến hành thực nghiệm
Lớp đối chứng 11A2: Sử dụng phương tiện bảng đen, bút dạ, phiếu học tập.
Lớp thực nghiệm 11A1: Sử dụng máy chiếu, máy tính, giáo án điện tử kết hợp với
các đoạn phim học tập và hình ảnh.
2.2.2. Giáo án thực nghiệm
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta? Hãy
liên hệ với tình hình dân số ở địa phương
3. Giới thiệu bài mới
GV nêu vấn đề: Qua video Sự nổi giận của voi, theo em, Đảng và Nhà nước ta cần
phải làm gì? Để trả lời vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu Bài 12
4. Giảng bài mới
BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUN VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: Tình hình tài nguyên và mơi trường ở nước ta
hiện nay.
GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng: Nước ta có
“rừng vàng, biển bạc”. Đúng hay sai? Cho ví dụ?
HS: Sàng lọc, liên tưởng kiến thức đã học và trả lời
GV: Chiếu hình ảnh về tài nguyên thiên nhiên Việt
Nam và kết luận.
Kiến thức cơ bản
17
GV nêu vấn đề: Theo em, tình hình tài nguyên, mơi
trường ở nước ta hiện nay như thế nào? Vì sao?
HS: Sàng lọc, liên tưởng kiến thức đã học và trả lời
GV: Chiếu hình ảnh về tình hình tài nguyên thiên
nhiên Việt Nam và kết luận.
GV nêu vấn đề: Tình hình tài ngun, mơi trường ở
nước ta như vậy có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta hiện nay?
Vì sao?
18
HS: Sàng lọc, liên tưởng kiến thức đã học và trả lời
Mục tiêu, phương hướng
cơ bản của chính sách tài
GV: Kết luận và dẫn dắt sang mục II
nguyên và bảo vệ mơi
HĐ2: Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính
trường.
sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
GV nêu vấn đề: Những hình ảnh sau đây nói lên
mục tiêu gì mà Đảng và Nhà nước ta cần hướng
đến để bảo vệ tài nguyên và môi trường?
HS: Đọc SGK, liên tưởng kiến thức đã học và trả
lời
1. Mục tiêu.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên.
GV: Nhận xét và kết luận.
- Bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nâng cao chất lượng mơi
trường.
- Góp phần phát triển kinh
tế xã hội, nâng cao chất
GV nêu vấn đề: Video Sự nổi giận của voi, voi đã
lượng cuộc sống của nhân
quật chết người và phá hoa màu của người dân ở xã
dân.
Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu nên có ý kiến cho rằng
“Nên giết con voi này đi vì sự nguy hiển của nó”. Ý
kiến đó đúng hay sai? Theo em, chính quyền địa
phương nên làm gì?
HS: Sàng lọc, liên tưởng kiến thức đã học và trả lời
GV: Nhận xét và kết luận
2. Phương hướng cơ bản.
- Tăng cường cơng tác quản
lí của Nhà nước.
- Thường xuyên giáo dục,
tuyên truyền, xây dựng ý
19
thức trách nhiệm bảo vệ tài
nguyên, môi trường cho
mọi người dân.
- Coi trọng công tác nghiên
cứu khoa học, mở rộng hợp
tác quốc tế và khu vực.
- Chủ động ngăn ngừa,
ngăn chặn ô nhiễm, cải
thiện môi trường, bảo tồn
thiên nhiên.
- Khai thác, sử dụng hợp lí,
tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên.
- Áp dụng công nghệ hiện
đại để khai thác tài nguyên
HĐ3: Trách nhiệm của cơng dân đối với chính sách
và xử lí chất thải.
tài nguyên môi trường.
GV nêu vấn đề: Qua video “Cục quản lí tài ngun
nước”, là cơng dân, chúng ta phải có trách nhiệm gì
đối với chính sách tài ngun và bảo vệ môi
trường? Là HS, chúng ta phải làm gì?
HS: Sàng lọc, liên tưởng kiến thức đã học và thực
tế cuộc sống để trả lời
GV: Nhận xét và kết luận bằng video “Cả thế giới
phải im lặng”
III. Trách nhiệm của cơng
dân đối với chính sách tài
ngun mơi trường.
- Chấp hành chính sách và
pháp luật về bảo vệ tài
nguyên, mơi trường.
- Tích cực tham gia vào các
hoạt động bảo vệ tài
nguyên, môi trường ở địa
phương.
20
5. Củng cố
Tổ chức trị chơi ơ chữ: 8 ơ chữ
Câu hỏi: Cách sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên? (Đáp án: Tiết kiệm)
2.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của HS ở các lớp thực nghiệm (TN) và
lớp đối chứng (ĐC) qua bài kiểm tra 15. Với kết quả như sau:
Bảng 2.10. Tổng phân phối điểm của lớp TN và ĐC
Lớp
TN
ĐC
Điểm
Sĩ số
42
42
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
0
0
0
0
0
2
0
2
2
3
3
7
10
18
18
10
7
0
2
0
(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở khảo sát tại trường THPT Thống Nhất B, huyện Thống Nhất,
tỉnh Đồng Nai năm học 2012-2013)
Như vậy, tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn tỉ lệ % HS đạt
điểm khá giỏi ở các lớp đối chứng và ngược lại tỉ lệ % HS đạt điểm yếu, kém, TB ở các lớp
thực nghiệm thấp hơn tỉ lệ % HS đạt điểm yếu, kém, trung bình ở các lớp đối chứng. Từ kết
quả trên, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng phương án thực nghiệm kết hợp
phương pháp dạy học nêu vấn đề với sử dụng phương tiện dạy học hiện đại đã góp phần phát
triển năng lực nhận thức cho HS và nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD.
2.3. Qui trình thiết kế bài giảng kết hợp
2.3.1. Các bước tiến hành thiết kế bài giảng kết hợp
Để thiết kế bài giảng kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề với sử dụng phương
tiện dạy học hiện đại để dạy tốt phần “Cơng dân với các vấn đề chính trị - xã hội” môn
GDCD 11 cần tiến hành các bước sau:
Hình 3.1 Các bước tiến hành thiết kế bài giảng kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn
đề với sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
Xác định mục tiêu bài giảng
Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài giảng
Xác định mâu thuẫn
21
Hoàn thiện THCVĐ và dự kiến hướng GQVĐ của HS
Multimedia hóa kiến thức
Chạy thử chương trình, sửa chữa và hồn thiện bài giảng
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
2.3.2. Một số chú ý khi tiến hành thiết kế bài giảng kết hợp
- GDCD 11 phần “Cơng dân với các vấn đề chính trị - xã hội là những vấn đề rất thiết
thực, diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Do đó, GV cần tìm kiếm những hình ảnh hoặc
video có vấn đề mang tính chất địa phương và phù hợp với nội dung bài giảng trước, rồi mới
xây dựng THCVĐ cho phù hợp với những hình ảnh hoặc video đã tìm kiếm. Vì vậy, khơng
nhất thiết phải xây dựng THCVĐ trước, rồi mới tìm kiếm hình ảnh, video. Ví dụ như trong
bài Chính sách tài ngun và bảo vệ mơi trường: Vấn đề bảo tồn voi là vấn đề cấp thiết ở
tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, GV có thể tìm kiếm video nói về vấn
đề này xảy ra trong tỉnh nhà, sau đó mới xây dựng những câu hỏi tình huống cho phù hợp.
- GDCD 11 phần “Cơng dân với các vấn đề chính trị - xã hội là những vấn đề rất
phong phú, nhiều chiều, nhạy cảm nên khi xây dựng THCVĐ kết hợp với hình ảnh, video,
GV cần phải có bản lĩnh chính trị, biết sàng lọc thông tin. Đồng thời, GV cần phải nắm rõ
trình độ nhận thức, khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh để xây dựng THCVĐ cho phù
hợp, kích thích được óc tị mị, sự ham hiểu biết, sáng tạo và muốn khám phá của HS
- Để việc kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề với sử dụng phương tiện dạy học
hiện đại đạt hiệu quả cao, GV không chỉ nắm vững bản chất của phương pháp dạy học
NVĐ, vì đây là phương pháp khó; mà cịn phải có kiến thức tin học phổ thơng, có khả năng
khai thác Internet, sử dụng thành thạo phần mềm Power Point và các PTDH khác như máy
chiếu projector, đầu overhead, đầu máy video,…
- Để đảm bảo tiến độ bài giảng, GV phải dự đoán, soạn thảo trước một số hướng HS
có thể đưa ra để GQVĐ, xác định phương án nào là tối ưu và phù hợp với nội dung bài
giảng nhất. Bên cạnh đó, GV cần xác định rõ thời gian cho từng phần mục của bài giảng để
đảm bảo không “cháy” giáo án.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc kết hợp
22
3.1. Về phía giáo viên
3.1.1. Nâng cao trình độ chun môn của giáo viên
Tri thức môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” là những tri
thiết thực, tổng quát nên GV phải có kiến thức uyên thâm, phải nắm vững tri thức của các
ngành học cơ bản như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Chính trị học, … và phải
thường xuyên cập nhật thông tin mới, hiện đại để tránh khỏi sự lạc hậu về thông tin, kiến
thức trong thời đại bùng nổ thông tin.
GV phải làm chủ kiến thức mơn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, khoa học,
có hệ thống; vận dụng hợp lí các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, thiết thực, hiện
đại, thực tiễn. Để làm được điều đó, GV phải ln tìm tịi, nghiên cứu thêm các tài liệu; tự
học tập, bồi dưỡng cả về kiến thức bộ môn và cả hệ thống kiến thức có liên quan tới nội
dung bài giảng
GV phải thấy được vị trí, vai trị, nhiệm vụ của mơn GDCD nói chung và GDCD
phần “Cơng dân với các vấn đề chính trị - xã hội” nói riêng đối với sự phát triển của đất
nước và con người Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Từ đó, GV khơng ngừng nâng cao
trình độ về mọi mặt của bản thân, phải có vốn sống để có thể phát hiện và giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới
của giáo dục.
Phương pháp dạy học NVĐ mang lại hiệu quả cao trong việc phát huy tính tích cực
của HS, góp phần vào việc đổi mới phương pháp nhưng phương pháp này rất khó vận dụng.
Điều này địi hỏi GV phải nắm vững bản chất của phương pháp dạy học NVĐ, đầu tư trí tuệ
và thời gian nghiên cứu kĩ bài giảng, tham khảo tài liệu để xây dựng THCVĐ. Ngồi ra, GV
cần phải có kiến thức sâu rộng để khơng bất ngờ trước các tình huống của HS và khéo léo
biến những thắc mắc của HS thành những tình huống có vấn đề để thu hút sự tham gia thảo
luận, tranh luận, giải quyết vấn đề đó.
3.1.2. Nâng cao kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của giáo viên
Ngày nay, do trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển nhanh nên phương tiện
dạy học ngày càng hiện đại. Do đó, GV khơng những cần phải trang bị cho mình những vốn
tri thức tin học cơ bản như Word, Excel, … mà còn phải sử dụng thành thạo một số phần
mềm máy tính như Powerpoint, FrontPage, chương trình cắt, ghép phim, âm thanh, hình
ảnh, … để hỗ trợ đắc lực cho việc soạn giáo án điện tử và phải biết sử dụng các thiết bị
23
quang học, kĩ thuật âm thanh, đèn chiếu, … Để làm được điều đó, GV có thể tự học, tự
nghiên cứu hoặc có thể tham gia vào lớp tin học cơ bản do nhà trường tổ chức dành riêng
cho GV, hoặc có thể học ở các trung tâm tin học.
Nhờ vào những tiện ích của mạng Internet, GV có thể thu thập thông tin để làm hồ sơ
tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình. Để làm được điều đó, GV cần phải có một số kĩ
năng truy cập vào địa chỉ các trang web chứa đựng những thông tin, những hình ảnh hay
những video cần thiết cho việc giảng dạy và tải về. Bên cạnh đó, GV cần có một số kĩ năng
chọn lọc, sắp xếp các thơng tin đã tải về; phải biết tổng hợp, khái quát các thơng tin đó, biến
các thơng tin thu thập được thành tri thức sinh động phục vụ cho bài giảng.
Ngoài ra, để sử dụng hiệu quả các PTDH hiện đại, GV cần phải biết lựa chọn PTDH
phù hợp với nội dung bài giảng, phải nắm vững các nguyên tắc sử dụng PTDH như đúng
mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ và phải dựa trên cơ sở khoa học. GV tránh sử
dụng PTDH một cách tùy tiện, gây lãng phí thời gian và cơng sức của thầy- trị, làm phản
tác dụng giáo dục.
3.1.3. Nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên
Để nâng cao chất lượng dạy học, ngoài việc nắm vững chun mơn, GV cịn phải có
“nghệ thuật” trong giảng dạy. Đó chính là nghệ thuật dẫn dắt, khơi gợi vấn đề, gợi dạy niềm
đam mê và khao khát khám phá tri thức của mỗi HS. Đó cũng chính là kĩ năng giao tiếp:
nói, nghe, đọc, viết. Trong đó, kĩ năng nói giữ một vị trí quan trọng trong việc truyền thụ
kiến thức. Ngôn ngữ của GV phải ngắn gọn, trong sáng, giàu hình ảnh có ngữ điệu, biểu
cảm có màu sắc cảm xúc, phát âm mạch lạc, chính xác khơng có những sai phạm tu từ học
về ngữ pháp và ngữ âm học. Khi giảng bài, GV nên có sự biểu cảm của nét mặt, điệu bộ
kèm theo cường độ của giọng nói khác nhau để đạt được mục đích của bài giảng.
Ngồi tư thế, tác phong lên lớp, GV cịn phải tạo dựng một mơi trường học tập gần
gũi, một không gian học tập thân thiện, khơng gị ép, áp đặt và phát huy được tích tích cực
của HS. Để làm được điều đó, GV cần phải lắng nghe các câu hỏi, câu trả lời hoặc lời nhận
xét của HS. Sự quan tâm tới những điều HS nói của GV sẽ làm cho HS phấn khởi và tự tin
hơn. Niềm tin, sự tôn trọng, sự động viên, khích lệ là cơng cụ hữu hiệu để kích thích tư duy
sáng tạo của HS. Bên cạnh đó, GV phải vừa là nhà cố vấn tài ba, vừa là một trọng tài xuất
sắc trong việc hướng dẫn HS GQVĐ bằng cách khéo léo đặt ra những câu hỏi để kích thích