Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án cung cấp nước sạch tại xã nghĩa sơn, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.32 KB, 60 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả
nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận của tác giả khác đã được tôi xin ý kiến sử
dụng và được chấp nhận. Các số liệu trong khóa luận là kết quả khảo sát thực tế từ đơn
vị thực tập. Tôi xin cam kết về tính trung thực của những luận điểm trong khóa luận
này.
Hà Nôi, ngày 14 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Ngân


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên HÀ THỊ THANH
THỦY, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Với sự
hướng dẫn tận tình, những lời chỉ dẫn, những tài liệu tham khảo và những lời động
viên của cô đã giúp em vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn
này.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường đã giảng dạy, truyền
thụ kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập, làm luận văn tốt nghiệp của Khoa
kinh tế tài nguyên và môi trường – Trường đại học Tài nguyên và Môi trường.
Nhân dịp em cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn đến sự giúp đỡ của các cán bộ
nhân viên tại Công ty TNHH Mai Thanh, cảm ơn sự nhiệt tình của những khách hàng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên do trình độ cá nhân còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện luận văn
còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em mong thầy cô và các bạn thông cảm và góp ý kiến
giúp em hoàn thành luận văn tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, ngày 14 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận



Nguyễn Thị Ngân


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCR

: Benefit against Cost - Tỉ số lợi ích chi phí

CBA

: Phân tích chi phí - lợi ích

CNTT

: Công nghệ thông tin

IRR

: Tỉ suất hoàn vốn nội bộ

NPV

:Giá trị hiện tại của lợi ích ròng

NTU

: Nepholometric turbidity units

OECD


: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

QĐ-BYT : Quyết định – Bộ y tế
QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

UNICEF : Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
UBND

: Ủy ban nhân dân

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

VNĐ

: Việt Nam Đồng

WB

: Báo cáo của ngân hàng Thế giới

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH ẢNH


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong các diễn đàn về nước sạch và môi trường gần đây trên thế giới cũng như ở
Việt Nam thì chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước
sạch từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày.
Chất lượng nước sạch đang trong báo động đỏ, thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp
lực chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, Việt Nam không phải là một
trường hợp ngoại lệ. Tại Việt Nam, hiện chỉ có 60% đô thị có hệ thống cấp nước tạp
trung. Tại các vùng nông thôn thì việc cung cấp nước sạch chỉ đạt ở mức độ hơn 30%,
đây là con số quá nhỏ so với một đất nước mà người dân nông thôn chiếm gần 2/3 dân
số cả nước. Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình
cấp nước vào những thập kỉ qua, song nhiều nởi Việt Nam, đặc biệt là những vùng có
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và những cộng đồng dân cư nông thôn đã bị
tụt hậu. Nhiều nơi, nước giếng nhiễm phèn nặng, mà nước máy thì yếu hay chưa tới thì
người dân phải mua nước máy với giá rất cao. Bên cạnh đó là tốc độ gia tăng dân số
ngày càng cao thì chất lượng chất thải sinh hoạt cùng tăng cao và chất thải của những
khu công nghiệp được dẫn ra sông, suối, kênh rạch làm cho tình hình thiếu nước sạch
ngày càng thêm thiếu. Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là
nguyên nhân chủ yếu gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với đời sống

con người.
Tại tỉnh Nam Định hiện nay cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ngày càng xuất hiện nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề, nước thải từ các làng
nghề và các khu công nghiệp đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mà
người dân các vùng nông thôn đang sử dụng từ các ao, hồ, bể chứa nước mưa và nước
ngầm từ giếng khoan. Nếu nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nên nguy cơ
mắc bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác. Chính vì thế, vai trò
của nước sạch ở các vùng nông thôn luôn quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết vào
thời điểm này.
Cấp nước của tỉnh Nam Định trong thời gian qua phát triển nhanh chóng, nhưng
vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, vẫn còn địa bàn trong tỉnh còn khó khăn về nước
sinh hoạt, người dân thiếu nước sạch để sinh hoạt. Chính vì vậy, vấn đề cấp nước sạch


8

tại địa phương cần quan tâm nhiều hơn. Xuất phát từ thực trạng trên em xin được thực
hiện đề tài:
“ Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án cung cấp nước sạch tại xã Nghĩa Sơn, huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”
Đánh giá hiệu quả kinh tế cấp nước sạch tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định để đề xuất giải pháp sử dụng nước sạch tại địa phương. Cụ thể đề tài
đánh giá hiệu quả kinh tế cung cấp nước sạch tại 2 thôn Tân Liêu và Đại Đê của xã
Nghĩa Sơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án cung cấp nước sạch, những chi phí, lợi ích của
việc sử dụng nước sạch tại các hộ gia đình thuộc xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định và những chi phí và lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi đầu tư dự
án nhằm chỉ ra những chi phí, lợi ích của việc sử dụng nước sạch trên thực tế. Từ đó,

đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt
để tiết kiệm điện năng và đảm bảo sức khỏe cho các hộ gia đình.
* Mục tiêu cụ thể
- Khái quát hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá chi phí – lợi ích của dự án
cung cấp nước sạch.
- Khái quát tình hình sử dụng nước sạch tại Thôn Tân Liêu, Thôn Đại Đê xã
Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Phân tích chi phí - lợi ích của việc sử dụng nước sạch tại địa điểm nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp làm cơ sở nâng cao hiệu quả việc sử dụng nước sạch
tại Thôn Tân Liêu, Thôn Đại Đê xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Thôn Tân Liêu, Thôn Đại Đê, xã Nghĩa Sơn, huyện
Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định.
- Thời gian nghiên cứu:
+) Thời gian nghiên cứu: Từ 2016– đến nay
+) Thởi gian thực hiện đề tài: Từ 28//2/2018 đến tháng 14/5/2018
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế của dự án cung cấp nước sạch.


9

1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.4.1 Nước ngoài
Ở nước ngoài đã có một số những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả dự án cung
cấp nước sạch:
Nghiên cứu của tác giả Blantyre Water Boad năm 2014 có tiêu đề “Đánh giá hiệu
quả của các dự án cung cấp nước” sử dụng phương pháp phân tích chi phí- lợi ích để
chỉ ra những lợi ích chi phí của việc sử dụng nước sạch.
Nghiên cứu “Đánh giá Dự án Cấp nước Idete trong Ifakara” củaMonsiapile
Kajimbwa năm 2012.Tập trung vào việc tăng khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh

sạch sẽ, giá cả phải chăng cho Giáo xứcác cư dân như các khu học chánh, trẻ em ở các
trường mẫu giáo.
1.4.2 Trong nước
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế dự án, cụ thể
như:
Nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả dự án trạm xử lí nước thải mỏ than Na Dương”
của tác giả Bùi Thị Luyện năm 2014 nhằm mục đích nêu lên thực trạng ô nhiễm môi
trường nói chung , cũng như tác động của ô nhiễm nước thải do hoạt động khai thác
than gây ra. Thông qua đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc xây
dựng nhà máy nước thải Na Dương để có những ý kiến đề xuất cho việc xây dựng
trạm xử lí nước thải cho hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương nói riêng và lĩnh
vực khai thác than nói chung.
Nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng
nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội- huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam” của tác giả Đỗ
Mai Phương năm 2014. Đề tài đề cập tới tính cấp bách của việc xây dựng nhà vệ sinh
đặc biệt là vùng miền núi, nông thôn, những nơi có điều kiện vệ sinh còn hạn chế. Nó
sẽ cải thiện sức khỏe của người dân ở đó và góp phần lớn loại các bệnh tật liên quan
đến vệ sinh môi trường.
Nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến động giá đầu vào” của tác giả Nguyễn
Thị Phương Hảo năm đã đánh giá ảnh hưởng của sự biến động giá đầu vào đến sản


10

xuất và xuất khẩu của chè Thái Nguyên và đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè là hết sức cần thiết và thiết thực.
Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế của việc cung cấp nước sạch tại Việt
Nam chưa nhiều. Có thể kể đến như:
“Tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước

sông Đà” của tác giả Lê Thu Hoa năm 2011. Đề tài nhằm tập chung nghiên cứu hiện
trạng hệ thống cấp nước Hà Nội. Từ đó thấy được nhu cầu của việc xây dựng dự án
cấp nước sạch từ nguồn nước Sông Đà thông qua việc phân tích chi phí- lợi ích về mặt
kinh tế môi trường của dự án. Để có ý kiến góp phần nâng cao tính hiệu quả của hệ
thống cấp nước Hà Nội.
Nghiên cứu “Phân tích chi phí - lợi ích của dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã
còn lại thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Oanh năm 2013 đã chỉ
ra loại hình giếng khoan tay là một tác nhân phá hủy môi trường đồng thời phân tích
được chi phí, lợi ích của việc cấp nước sinh hoạt cho tám xã chưa có hệ thống cấp
nước.
Hiện nay, chưa có đề tài nào tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của
dự án cung cấp nước sạch tại Xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định . Từ
thực tế vấn đề sử dụng nước sạch đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính chất
toàn cầu, do vậy tác giả nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án
cung cấp nước sạch tại Xã Nghĩa Sơn, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định” là phù
hợp với yêu cầu của thực tiễn.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin
Đánh giá được tình hình chung về hiện trạng cấp nước sạch tại các thôn nhờ việc
thu thập từ các tài liệu liên quan.
Tài liệu từ công ty cấp nước tại thôn, các tài liệu liên quan công ty sản xuất kinh
doanh nước sạch tại xã Nghĩa Sơn.
Tìm kiếm tài liệu từ các nguồn có sẵn như: sách, báo chí, báo cáo khoa học cấp
quốc gia, văn bản pháp luật, chuyên đề, dự án liên kết nước ngoài, website...
Tham khảo những chính sách áp dụng, bài học kinh nghiệm của các nước tiên
tiến trên thế giới về việc sử dụng nước sạch. Các đề tài nghiên cứu trong và ngoài


11


nước, thông qua báo cáo chuyên đề, hoặc những bài nghiên cứu chuyên môn về đánh
giá lợi ích chi phí.
Đồng thời tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ tình hình kinh tế, xã hội, mức thu
nhập, lượng nước sử dụng hàng ngày và chi phí liên quan đến các vấn đề sức khỏe,
môi trường của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
1.5.2 Phương pháp xử lí thông tin
Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu
hỏi trực tiếp đối với người dân.
Tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình trong thôn Tân Liêu, thôn Đại Đê thông
qua công cụ bảng hỏi.Phiếu điều tra phỏng vấn gồm có 4 nhóm thông tinchính:
(i) thông tin về thực trạng sử dụng nước sạch (nguồn nước sử dụng hàng ngày,
lượng nước gia đình sử dụng hàng ngày,…);
(ii) thông tin về đánh giá cảm quan chất lượng nguồn nước (màu, mùi, cách sử
dụng nguồn nước,…);
(iii) thông tin về chi phí tiêu thụ điện trước và sau khi sử dụng nước sạch, các chi
phí khám chữa các bệnh trước và sau khi sử dụng nước sạch.
(iv) thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của từng hộ gia đình ( tuổi, học vấn,
thu nhập,..).
Sau khi xây dựng được bảng hỏi, nghiên cứu tiến hành nghiên cứu sơ bộ được
thực hiện thông qua quan sát, khảo sát thực tế về tình hình cung cấp và sử dụng nước
sạch tại các hộ gia đình thuộc xã Nghĩa sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; tiến
hành phỏng vấn nhanh 15 hộ gia đình nhằm xác định được tình hình thực tế sử dụng
nước sạch trên địa bàn nghiên cứu để thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu
chính thức.
Nghiên cứu chính thức tiến hành điều tra trên mẫu nghiên cứu đã lựa chọn là 80
hộ gia đình sử dụng nước sạch tại 2 thôn Tân Liêu và thôn Đại Đê. Bảng hỏi điều tra
được xây dựng qua 2 bước. Đầu tiên, dựa trên cơ sở lý thuyết và tài liệu nghiên cứu,
bảng hỏi sơ bộ được hình thành. Trong quá trình khảo sát thực tế tại địa điểm nghiên
cứu, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trong khu dân cư về giá nước sạch,
chi phí liên quan đến các bệnh về da và đường ruột…, chi phí sửa chữa thay lắp. Từ đó



12

xây dựng, và điều chỉnh nội dung bảng hỏi phù hợp với đối tượng được khảo sát chính
thức sau này. Bảng hỏi chính thức được trình bày ở Phụ lục 1.
Cách lấy mẫu: đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn 2 thôn Tân Liêu, thôn Đại
Đê, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Tổng thể nghiên cứu là các hộ
gia đình sử dụng nước sạch. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phát bảng
hỏi trực tiếp. Việc phát bảng hỏi trực tiếp được thực hiện tại các hộ gia đình. Cụ thể
như sau:
Bảng 1.1 Mô tả địa bàn nghiên cứu
ST
T

Tên thôn

1

Thôn Tân Liêu

2

Thôn Đại Đê
Tổng

Đặc điểm thôn
Gồm có 65 căn nhà, hiện tại có 58
hộ gia đình sinh sống
Gồm có 40 căn nhà, hiện tại có 38

hộ gia đình sinh sống

Số phiếu

Số phiếu

phát ra

thu về

50

50

34

30

84
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

80

1.5.3 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
* Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến để
đánh giá bằng tiền lợi ích và chi phí một dự án, một chính sách, hoặc một chương trình
phát triển nhằm cung cấp thông tin cho người ra quyết định xem xét, đánh giá và lựa
chọn những phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất về khía cạnh đóng góp cho phúc lợi
xã hội. Đây là một công cụ rất cần thiết đối với các nhà lãnh đạo khu vực quản lý công
nói chung và các nhà quản lý môi trường nói riêng đồng thời cũng là một nội dung

quan trọng của khoa học kinh tế môi trường.
* Phân tích chi phí - lợi ích (CBA) là một quá trình có hệ thống để tính toán và so
sánh lợi ích và chi phí của một dự án chính sách, hoặc quyết định chính phủ .CBA có
hai mục đích:
- Để xác định có nên ra quyết định đầu tư hay không (tính đúng đắn/ khả thi)
- Cung cấp một cơ sở để so sánh dự án. Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi
phí dự kiến của từng lựa chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những lợi ích có
lớn hơn chi phí, và lớn hơn bao nhiêu.
* Theo Boardman (1996), CBA có thể bao gồm các dạng:


13

Đánh giá trước (Ex-ante CBA): là dạng phân tích thường được sử dụng khi dự án
hay chính sách đnag được xem xét trước khi thực hiện. Dạng phân tích này cung cấp
thông tin về hiệu quả của chính sách trên quan điểm xã hội nhằm giúp các nhà hoạch
định chính sách đưa ra quyết định về việc phân bổ hiệu quả nguồn lực khan hiếm.
Đánh giá sau (Ex-post CBA): dạng phân tích này được tiến hành vào cuối dự án
khi nguồn lực đã được sử dụng. Nó đóng vai trò như “bài học kinh nghiệm” rút ra cho
các nhà quản lý.
Đánh giá trong kỳ (In medias res CBA): được tiến hành trong suốt thời kỳ thực
hiện dự án, vừa mang đặc điểm của phân tích Ex-ante và Ex-post.
Về cơ bản, CBA được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Nhận dạng vấn đề: Xem xét để đi đến quyết định trước khi đi vào phân
tích xem xét lợi ích và chi phí của ai?
Trước 1 chính sách hay dự án , lựa chọn, người làm CBA cần trả lời các câu hỏi:
Nếu thực hiện chính sách hay dự án thì ai hưởng lợi, ai chịu chi phí?
Dự án sẽ có những tác động như thế nào: địa phương, vùng, tỉnh, quốc gia?
Nếu nguồn tài trợ dự án là của chính phủ thì có nên xem xét, tính đến các lợi ích
và chi phí phát sinh bên ngoài quốc gia hay không?

- Chi phí: chi phí xây dựng đường, đền bù, ô nhiễm do xây dựng, ảnh hưởng văn hóa
- Lợi ích: giảm tai nạn, giảm thời gian, năng lượng, thu hút vốn đầu tư, tăng giá
trị đất đai.
Việc xuất hiện bước này nhằm giúp chúng ta trả lời câu hỏi có nên phân tích
CBA không? Phương án chính sách đó có tính khả thi thì đối tượng áp dụng sẽ là ai?
Bước 2: Lựa chọn các giải pháp thay thế
Một chương trình, dự án có thể có nhiều giải pháp, phương án khác nhau để thực
hiện. Khi đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, cần chọn phương án tốt nhất.
Tuy nhiên cũng không nên có nhiều phương án, tốt nhất nên có 3 phương án, sau
đó tính toán cho mọi phương án
Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng nhận dạng chi phí và lợi ích
Liệt kê những ảnh hưởng tiềm năng hay những ảnh hưởng có thể lượng hóa
được về dạng vật chất, xây dựng cách chỉ số đo lường cho những ảnh hưởng tiềm năng


14

Trước khi dựa vào tính toán để quy đổi các giá trị tiền tệ thì chúng ta phải nhận
dạng được các ảnh hưởng bao gồm cả lợi ích và chi phí do dự án tạo ra. Nếu không liệt
kê đầy đủ, không dự đoán được tiềm năng thì mọi tính toán chỉ có tính ngắn hạn,
thuyết phục không cao. Phần lớn các dự án đầu tư (đầu tư công) thường nhìn tiềm
năng dự án trong tương lai và có tính lan tỏa.
Bước 4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng suất quá trình dự án
Khi thực hiện CBA mục tiêu cuối cùng là lượng hóa bằng tiền để xác định nếu
như dư án đầu tư thì hiệu quả bao nhiêu? Lãi ròng bao nhiêu? Khi bắt đầu dự án và
trong suốt quá trình thực hiện dự án thì mọi chỉ số phải lượng hóa . Nếu khoảng dự án
về lượng và không thấy được sự thay đổi của nó thì mọi tính toán sẽ không có ý nghĩa.
Bước 5: Lượng hóa bằng tiền các chi phí lợi ích
Mọi tác động của dự án hay chương trình, mục tiêu cuối cùng đều phải quy về
bằng số để tính toán, gía trị tiền tệ là số hiệu đo lường thống nhất

Giá thị trường: tất cả các hàng hóa dịch vụ có trao đổi trên thị trường thì sử dụng
giá thị trường. Để đảm bảo tính chính xác thì chúng ta nên sử dụng gia thị trường quốc
tế (giá ổn giá tài chính sau khi đã điều chỉnh biến dạng.
Giá tham khảo: giá không có trên thị trường mà phương pháp có cách xác lập
riêng. Khi đó cần dựa trên các căn cứ pháp lý mà mọi người thừa nhận.(giá kinh tế: giá
sẵn lòng trả, chi phí cơ hội)
Bước 6: Quy đổi các giá trị tính toán về thời điểm hiện tại
Tất cả các giá trị tiền tệ của tương lai cần quy về hiện tại (do lạm phát) sử dụng
tỷ lệ chiết khấu r
Có 2 loại phổ biến: chiết khấu xã hội và chiết khấu ngân hàng
Bước 7: Tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu
Thực hiện tổng hợp các giá trị lợi ích, chi phí, dùng các chỉ tiêu tính toán để làm
căn cứ lựa chọn các phương án thay thế đã xác định ở bước 2
Có 3 chỉ tiêu cơ bản nhưng quan trọng nhất:giá trị hiện tại của lợi ích ròng
(NPV), tỷ suất lợi ích/chi phí (BCR) và hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) nhằm đánh giá
hiệu quả của dự án.
- Giá trị hiện tại của lợi ích ròng (Net Present Value - NPV)


15

Giá trị hiện tại của lợi ích ròng là đại lượng cho biết quy mô chênh lệch tuyệt đối
giữa tổng lợi ích và tổng chi phí đã chiết khấu về hiện tại của một chính sách/phuwong
án quản lý. Công thức được sử dụng để đo lường NPV là:
Trong đó: Bt: là lợi ích xuất hiện tại thời điểm t
Ct: là lợi ích xuất hiện tại thời điểm t
r: là tỉ lệ chiết khấu
n: số năm thực hiện dự án
- Tỷ suất lợi ích/ chi phí (Benefit Cost Ratio – BCR)
Tỷ suất lợi ích/chi phí (BCR) là đại lượng cho biết quy mô chênh lệch tương đối

giữa tổng lợi ích và tổng chi phí đã chiết khấu của một phương án. BCR được tính
bằng tổng giá trị hiện tại các lợi ích chia cho tổng giá trị hiện tại các chi phí. Một dự
án/chính sách có kết quả NPV>0 sẽ tương đương với hệ số BCR>1
- Tỉ suất hoàn vốn nội bộ: IRR
Chỉ tiêu này giúp quyết định tại giá trị r là bao nhiêu thì từ đó trở đi dự án đầu tư
không có lãi và phải dừng dự án
Ngoài ra còn có 1 số chỉ tiêu , thời gian hoàn vốn ngắn nhất, chấp nhận.
Các chỉ tiêu trên có mối quan hệ với nhau, người ta thường dùng NPV
Bước 8: Phân tích độ nhạy
Xem xét NPV thay đổi như thế nào với biến thiên của r. Qua đó phản ánh dự án
có hiệu quả hay không khi có biến đổi của thị trường (biến đổi của r)
Từ đó đưa ra nhận định có tính khoa học thực tiễn, tư vấn cho nhà hoạch định
chính sách, lường trước được rủi ro xảy ra.
Bước 9: Đề xuất dự án
Sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của dự án và những dự án nào có tính khả thi cao nhất
thì được sắp xếp đầu tiên (NPV)
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
DỰ ÁN CUNG CẤP NƯỚC SẠCH


16

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế dự án cung cấp nước
sạch
2.1.1 Khái niệm nước sạch và nhu cầu sử dụng nước sạch.
2.1.1.1 Khái niệm nước sạch
- Theo khái niệm của Luật Tài Nguyên Nước năm 1998: Nước sạch là nước đáp
ứng tiêu chuẩn chất lượng của tiêu chuẩn Việt Nam.
-Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị và không chứa các chất
tan, các vi khuẩn không nhiều quá mức cho phép và tuyệt đối không có vi sinh vật gây

bệnh (theo quan điểm của WHO).
-Theo tiêu chuẩn của Bộ y tế: Nước sạch là nước dùng cho sinh hoạt cá nhân và
gia đình không sử dụng làm nước sinh hoạt trực tiếp. Nếu là nước dùng để ăn uống
trực tiếp phải xử lí để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành theo Quyết định
số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ y tế.
2.1.1.2 Nhu cầu sử dụng nước sạch
a) Nhu cầu sử dụng nước sạch trên thế giới
Vấn đề nước uống ngày càng trở nên trầm trọng do sự biến đổi khí hậu toàn cầu
cùng với việc tăng nhu cầu lương thực thực phẩm và các phương tiện vệ sinh của
người dân trên toàn cầu. Theo báo cáo của Liên hợp quốc trong ngày nước thế giới
ngày 22/3 vừa qua cho biết sự phân bổ nguồn nước trên các lục địa không đều. Châu Á
nơi 60% dân số sinh sống chỉ sở hữu 1/3 nguồn nước trên thế giới. Theo các chuyên
gia cho biết đến năm 2050 nhu cầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng 19%.
Lúc đó cần huy động đến 90% nguồn nước trên thế giới.
Theo báo cáo của quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) công bố cho biết trên
thế giới có 2,5 tỷ người đang khát nước sạch, chiếm 1/3 dân số toàn cầu. theo dự báo
của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhu cầu về nước năm 2050 sẽ tăng
lên 55%. Theo báo cáo về tiên độ nước sạch và vệ sinh của WHO/UNICEF năm 2014
có khoảng 1,6 tỷ người được tiếp cận với nguồn nước sạch từ các công trình cấp nước
tập trung, khoảng cách giữa tỉ lệ tiếp cận nước sạch từ các công trình cấp nước tập
trung,khoảng cách giữa tỉ lệ tiếp cận nước sạch của người dân nông thôn à thành thị đã
có sự thu hẹp. Vào năm 1990 có hơn 95% người dân thành phố được tiếp cận với nước
sạch, ở nông thôn chỉ đạt 62%. Tuy nhiên đến năm 2012 tỉ lệ thay đổi đáng kể, tỷ lệ


17

người dân thành phố được tiếp cận nước sạch là 96%, trong khi tỷ lệ người dân nông
thôn được tiếp cận với nước sạch là 82%.
Tuy nhiên quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu vẫn đang cản

trở những nỗ lực cải thiện tình hình cung cấp nước sạch ngay cả ở thành phố lớn.
Trong khi nhu cầu đang tăng thì nguồn cung lại hạn chế.Thực tế 96% nguồn nước dự
trữ là nước biển, 2% còn lại là nam Cực và Bắc cực. Nhân loại chỉ còn 1% lượng nước
sử dụng được.
Tại một số nước, có một nửa bệnh nhân phải vào điều trị tại bệnh viện do không
được tiếp cận với những điều kiện vệ sinh phù hợp vì thiếu nước và các bệnh liên quan
tới nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6
triệu trẻ em mỗi năm. Báo cáo của ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh các nguồn
nước phục vụ sinh hoạt của con người và sản xuất nông nghiệp đang bị giảm nghiêm
trọng. Hiện có 1/6 số dân số thế giới không được tiếp cận nguồn nước sạch và 30%
không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh cơ bản.
Thống kê cho thấy một nửa phân trăm dân số nhân loại( khoảng 3,3 tỷ người)
hiện sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa diễn ra không ngừng. Dự báo trong
2 thập kỉ tới gần 60% dân số thế giới sẽ trở thành cư dân đô thị và tất cả sẽ phải đối
mặt với nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng và đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn tại
những đô thị.
b) Nhu cầu sử dụng nước sạch tại Việt Nam
Lượng nước sử dụng cho người dân bao gồm nguồn nước dùng cho tắm rửa, ăn
uống, sản xuất nhẹ. Dùng chế biến thực phẩm, tưới cây và vệ sinh đường phố. Tiêu
chuẩn dùng nước cho từng đầu người thường tùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế
của từng vùng và điều kiện cấp nước.
Việt nam là quốc gia có tổng lượng nước mặt cao nhưng không đồng đều giữa
các mùa. Vào mùa khô thì lượng nước chỉ bằng 30% lượng nước của cả năm. Trong
thời gian tới cùng sự gia tăng về dân số và sự phát triển kinh tế xã hội thì nhu cầu sử
dụng nước sẽ tăng mạnh.
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chiến lược, kế hoạch nhằm
đáp ứng về nhu cầu sử dụng nước sạch và vệ sinh cho người dân trong đó tiêu điểm là
chương trình “Mục tiêu quốc gia về nước sạch và Vệ sinh nông thôn”. Năm 2012
chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường ở nhiều tỉnh thành



18

trong cả nước cũng đạt kết quả đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩyphát triển kinh tế xã
hội. Nhờ đó, đời sống người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, số người được
sử dụng nước hợp vệ sinh ngày một tăng. Chính phủ đã dành 3.820.868 triệu đồng vốn
ưu đãi cho gần 900 trăm nghìn hộ dân nghèo trong cả nước vay để đầu tư công trình
nước sạch để phục vụ sinh hoạt. Nhờ có nguồn vốn trên, người dân nông thôn trên
toàn quốc đã xây dựng được trên 4,2 triệu công trình nước sạch và công trình vệ sinh
hợp tiêu chuẩn. Góp phân nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn. Sau một
năm ( năm 2013) số lượng người dân nông thôn trong cả nước được sử dụng nước hợp
vệ sinh chiếm 80% tăng tỷ lệ số người dân nông thôn có nước sạch phục vụ sinh hoạt
lên tới gần 1,7 triệu người.
Bên cạnh việc sử dụng nước sạch cho sinh hoạt thì vấn đề cấp nước cũng cần
được chú trọng. Theo điều tra cho thấy lượng nước cấp cho quy hoạch ở Việt Nam
bao gồm các vùng núi, ven biển, thị trấn, ngoại thành, các thành phố, khu công nghiệp.
Mỗi khu vực khác nhau có lượng cấp nước cho từng người là khác nhau.
Tại đô thị lớn:
Dân số nông thôn chiếm tới 75% dân số cả nước vì vậy cấp nước cho người dân
sử dụng trong sinh hoạt luôn là vấn đề được quân tâm. Trong thực tế ở các vùng nông
thôn nước ta nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất không những thiếu mà
chất lượng nước cũng chưa được đảm bảo.
Ở vùng nông thôn bà con thường sử dụng các dụng cụ như bể, chum, vại… để
chứa nước và nguồn nước sử dụng là nguồn nước giếng khoan, nước mưa… tại một số
địa phương bà con áp dụng một số phương pháp lọc sử lý thô sơ như lọc qua cát,
than… làm sạch nguồn nước để đưa vào sử dụng, nhiều gia đình có điều kiện hơn về
kinh tế thì họ sử dụng nước đóng bình hoặc sử dụng hóa chất để lọc nước trước khi sử
dụng. Hiện nay nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân đang bị ô
nhiễm trầm trọng bởi các chất thải từ khu dân cư, bệnh viện, chất thải nông nghiệp và
thói quen không tốt trong sinh hoạt hằng ngày gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người

dân. Trong khhi cuộc sống của con người ngày một đổi mới và no ấm hơn thì kéo theo
hệ lụy là tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo ngày một gia tăng do ảnh
hưởng của môi trường sống sinh hoạt trong đó có sự hiển diện chủa chính nguồn nước
mà họ đang ngày ngày sử dụng. Tại các vùng núi, vùng thưa dân, tỷ lệ hộ sử dụng
nước sạch đạt con số rất thấp.


19

Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước trong
sinh hoạt vệ sinh cá nhân. Việc xây dựng tiêu chuẩn giúp cho các nhà chức trách và
các nhà điều hành đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng nước đáp ứng sự mong đợi
của người sử dụng và nguyên tắc phát triển bền vững.
Phạm vi mà các tiêu chuẩn nêu ra sẽ bao gồm việc đánh giá chất lượng nước và
các chỉ số hoạt động đo lường kết quả dịch vụ, do góp phần quản lí và điều hành việc
đánh giá dịch vụ một cách tốt hơn. Các tiêu chuẩn sẽ góp phần bảo tồn nước bằng cách
tăng hiệu quả của dịch vụ phân phối nước và giảm sự rò rỉ trong hệ thống dịch vụ
nước, do đó ngăn cản được sự thất thoát nước không cần thiết.
Bảng 2.1 QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
113
114
115
116
117

Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Giới hạn tối đa
Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
Màu sắc
TUC
15
Mùi vị
Không mùi, vị lạ
Độ đục
NTU
2
Ph
6,5-8,5
Độ cứng tính theo CaCO3
mg/l
300
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
mg/l
1000
Hàm lượng Amoni

mg/l
3
Hàm lượng Asen tổng số
mg/l
0,01
Hàm lượng Clorua
mg/l
250
Hàm lượng Florua
mg/l
1,5
2+
3+
Hàm lượng sắt tổng số (Fe , Fe )
mg/l
0,3
Hàm lượng Mangan tổng số
mg/l
0,3
Hàm lượng Nitrat
mg/l
50
Hàm lượng Nitrit
mg/l
3
Chỉ số Pecmanganat
mg/l
2
Vi sinh vật
Coliform tổng số

Con/100ml
0
E.coli hoặc coliform chịu nhiệt
Con/100ml
0
( Nguồn: Bộ trưởng Bộ y tế ban hành theo thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày
17/06/2009)

Bảng 2.2 QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt
T
T

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Giới hạn tối đa
I
II


20

1

Màu sắc (*)

TUC


2

Mùi vị (*)

-

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Độ đục (*)
Clo dư
pH (*)
Hàm lượng Amoni (*)
Hàm lượng sắt tổng hợp số (Fe2+, Fe3+)
Chỉ số Pecmanganat
Độ cứng tính theo CaCO3 (*)
Hàm lượng clorua (*)
Hàm lượng Florua (*)
Hàm lượng Asen tổng số

13


Coliform tổng số

NTU
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Vi

14

E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt

khuẩn/100ml
Vi

khuẩn/100ml
Ghi chú:

-

15
Không có

15
Không có


mùi vị lạ
5
0,3-0,5
6,0-8,5
3
0,5
4
350
300
1,5
0,01

mùi vị lạ
5
6,0-8,5
3
0,5
4
0,05

50

150

0

20

(*) là chỉ tiêu cảm quan


Giới hạn tối đa cho phép I : áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước
Giới hạn tối đa cho phép II
( Nguồn: Bộ trưởng Bộ y tế ban hành theo thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày
-

17/06/2009)
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của dự án
2.1.2.1 Khái niệm
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong
một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài
chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu
cầu của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, Dự án là tổng thể những chính
sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định trong một thời gian nhất định.
Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật.
2.1.2.2 Đặc điểm của dự án
- Dự án có mục tiêu, kết quả rõ ràng: Tất cả các dự án thành công đều phải có
mục tiêu, kết quả được xác định rõ ràng như xây dựng một toà nhà chung cư, một hệ
thống mạng cơ quan, một hệthống mạng cáp truyền hình… Mỗi dự án bao gồm tập


21

hợp các nhiệm vụ cần thực hiện, mỗi nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện sẽ thu được kết
quả độc lập và tập hợp các kết quả đó tạo thành kết quả chu
ng của dự án. Các kết quả có thể theo dõi, đánh giá bằng hệ thống các tiêu chí rõ
ràng. Nói cách khác, dự án bao gồm nhiều hợp phần khác nhau được quản lý, thực
hiện trên cơ sở đảm bảo thống nhất các chỉ tiêu về thời gian, nguồn lực (chi phí) và
chất lượng.

- Thời gian tồn tại của dự án có tính hữu hạn, dự án có tính ràng buộc về chi phí
và nguồn lực. Giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình
thành, phát triển và kết thúc. Nó không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả
dự án được chuyển giao, đưa vào khai thác sử dụng, tổ chức dự án giải thể. Mỗi dự án
đều dùng một lượng nguồn lực nhất định để thực hiện. Nó bao gồm nhân lực (giám
đốc dự án, thành viên dự án), vật lực (thiết bị, nguyên liệu) và tài lực.
- Sản phẩm, kết quả của dự án mang tính mới, đặc thù: Khác với các quá trình
sản xuất liên tục có tính dây chuyền, lặp đi lặp lại, kết quả của dự án không phải là sản
phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính mới, đặc thù thể hiện sức sáng tạo của con người.
Do đó, sản phẩm và dịch vụ thu được từ dự án là duy nhất, hầu như khác biệt so với
các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, trong nhiều dự án, tính duy nhất thường khó nhận
ra. Vì vậy, mỗi dự án cần phải tạo ra những giá trị mới chẳng hạn thiết kế khác nhau,
môi trường triển khai khác nhau, đối tượng sử dụng khác nhau … Từ đó cho thấy nếu
2 dự án hoàn toàn giống nhau và không tạo được giá trị nào mới, nó thể hiện có sự đầu
tư trùng lặp, gây lãng phí, đây là tình trạng phổ biến của các dự án nói chung, dự án
Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng.
- Dự án liên quan đến nhiều bên, tính trình tự trong quá trình thực hiện dự án. Dự
án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như nhà bảo trợ (chủ đầu tư),
khách hàng (đơn vị thụ hưởng), các nhà tư vấn, nhà thầu (đơn vị thi công, xây dựng)
và trong nhiều trường hợp có cả cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án sử dụng
nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Tuỳ theo tính chất của dự án và yêu
cầu của nhà bảo trợ mà sự tham gia của các thành phần trên có sự khác nhau. Để thực
hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên
mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.


22

Mỗi dự án đều là một nhiệm vụ có tính trình tự và giai đoạn. Đây là sự khác biệt
lớn nhất giữa dự án với nhiệm vụ công việc mang tính trùng lặp. Mỗi dự án nên căn cứ

vào điều kiện cụ thể để tiến hành quản lý hệ thống và việc thực hiện dự án phải có tính
trình tự và giai đoạn.
- Dự án thường mang tính không chắc chắn: Hầu hết các dự án đòi hỏi phải sử
dụng lượng tiền vốn, vật liệu và lao động với quy mô rất lớn trong một khoảng thời
gian giới hạn. Đặc biệt đối với các dự án CNTT, nơi mà công nghệ thay đổi cứ sau 18
tháng, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài thường xuất hiện nguy cơ rủi ro rất cao. Vì
thế trước khi thực hiện dự án cần phân tích đầy đủ các nhân tố bên trong và bên ngoài
mà chắc chắn sẽảnh hưởng tới dự án. Trong quá trình thực hiện mục tiêu dự án cũng
cần tiến hành quản lý có hiệu quả nhằm tránh những sai sót xảy ra. Môi trường tổ
chức, thực hiện dự án phức tạp và năng động: Quan hệ giữa các dự án trong một tổ
chức là quan hệ chia sẻ cùng một nguồn lực nhưđội ngũ nhân viên làm công tác thiết
kế hệ thống, lập trình, kiểm định chất lượng, đào tạo, chuyển giao công nghệ,… Đồng
thời lại có thể cạnh tranh lẫn nhau về cả tiền vốn, thiết bị. Từ đó, có thể thấy rằng, môi
trường quản lý dự án có nhiều mối quan hệ phức tạp nhưng hết sức năng động.
2.1.3 Sự cần thiết của đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội- môi trường của dự án đầu tư là một trong
những nội dung trong quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư. Việc phân tích này có
tác dụng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước và các định chế tài chính.
Đối với các nhà đầu tư: Phân tích khía cạnh kinh tế- xã hội- môi trường là căn cứ
chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và
thuyết phục tài trợ vốn từ các định chế tài chính.
Đối với nhà nước: Đây là căn cứ quan trọng để quyết định có cho phép đầu tư
hay không. Đối với các nhà đầu tư, mục tiêu chủ yếu của họ là đạt được lợi nhuận cao
nhất, khả năng sinh lợi do một dự án nào đó mang lại chính là thước đo chủ yếu và là
động lực thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn. Song, đối vớinhà nước, trên phương diện của
một quốc gia thì lợi ích kinh tế- xã hội- môi trường mà dự án mang lại chính là căn cứ
để xem xét và cho phép đầu tư. Một dự án sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn nếu nó thực



23

sự có đóng góp cho nền kinh tế và xã hội cũng như đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi
của sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Đối với các định chế tài chính: đây là căn cứ quan trọng để họ quyết định có tài
trợ vốn hay không. Một dự án khi chứng minh được một cách chắc chắn rằng sẽ mang
lại các lợi ích cho nền kinh tế- xã hội- môi trường thì sẽ nhận được sự tài trợ của các
định chế tài chính quốc gia cũng như các định chế tài chính quốc tế.
Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư bảo vệ môi trường thì việc đánh giá, xem xét
các khía cạnh về hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án lại càng cần thiết và
có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các dự án đầu tư bảo vệ môi trường là những dự
án mang tính chất phúc lợi và phục vụ chung cho cộng đồng nên các giá trị về phân
tích tài chính hoặc là lỗ, hoặc sẽ không đạt được giá trị cao, tuy nhiên nó lại có những
đóng góp lớn vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân
cư; vì thế người ta cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án để có
những ưu đãi đối với việc xây dựng và phát triển dự án đó trong những giai đoạn phát
triển nhất định của nền kinh tế.
2.1.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án cung cấp nước sạch
2.1.4.1 Nhận dạng các lợi ích và chi phí của dự án cung cấp nước sạch
a) Lợi ích và chi phí tài chính

*) Lợi ích tài chính
Dự án mang lại lợi ích tài chính đó là doanh thu bán nước.
Doanh thu bán nước = Sản lượng nước bán ra trong năm* Giá nước trung bình
Trong đó sản lượng bán ra trong năm được tính toán bằng việc xác định công
suất vận hành của nhà máy nước, tỉ lệ thất thoát nước, tỉ lệ bán nước và số ngày hoạt
động trong năm. Giá bán nước trung bình được xác định trên cơ sở tính toán bình quân
có trong số giá bán nước dùng sinh hoạt cá nhân, cơ quan, cơ sở sản xuất công nghiệp
và kinh doanh.*) Chi phí tài chính
Chi phí tài chính của dự án gồm các khoản như:

-

Chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng, giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư gián

-

tiếp, chi phí dự phòng.
Chi phí vận hành cấp nước gồm: điện, chi phí hóa chất ( Phèn, clo và các hóa chất

-

khác)
Lương công nhân vận hành và công nhân bán hàng.


24
-

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ.
Chi phí quản lí
Thuế thu nhập doanh nghiệp
b) Lợi ích kinh tế của dự án cung cấp nước sạch đối với người dân
Dự án tạo ra một số lợi ích kinh tế có thể ước lượng được như:

-

Lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho những những người trước đây không có nước

-


sạch phải đi mua nước để sử dụng.
Lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho những người đã dùng nước giếng nay chuyển

-

sang tiêu dùng nước sạch.
Ngoài ra dự án còn tạo ra các lợi ích khác như giảm thiểu các bệnh tiêu chảy, các bệnh
về mắt và truyền nhiễm khác liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn,
thông qua đó làm giảm chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân. Đồng thời,
dự án còn góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo môi trường sống
tốt hơn. Trong khuân khổ giới hạn của luận văn, phân tích chỉ tập chung thu thập số
liệu để ước lượng lợi ích kinh tế từ việc cấp nước cho người trước đây không có nước
sạch phải đi mua nước nay chuyển sang tiêu dùng nước sạch và lợi ích kinh tế từ việc
cung cấp nước cho người đã dùng nước giếng nay chuyển sang tiêu dùng nước sạch.

2.1.4.2 Khung phân tích kinh tế đối với dự án cung cấp nước sạch

- Khung phân tích lợi ích kinh tế từ việc cung cấp nước cho người tiêu dùng
trước đây không có nước máy phải đi mua (Bnước mua) được trình bày tại hình 2.1
Giá (VNĐ/m3)

Pnước mua

Lợi ích của các hộ trước đây dùng nước mua

A
Hộ trước đây dùng nước mua

C
Pnước máy

O

QA

QC

Lượng nước tiêu thụ(m 3)


25

Hình 2.1 Lợi ích của các hộ trước đây phải đi mua nước về dùng
Bnước mua = Lợi ích thay thế từ tiết kiệm nguồn lực + Lợi ích tăng thêm từ tiêu
dùng nước dự án
Bnước mua = SQAAPnước muaO + SQAACQC
-

Khung phân tích lợi ích kinh tế từ việc cung cấp nước cho người đã dùng nước giếng
nay chuyển sang dùng nước sạch ( Bnước giếng) được trình bày tại hình 2.2
Giá(VNĐ/m3)

Lợi ích của hộ trước đây dùng nước giếng

Pnước giếng

B
Hộ trước đây dùng nước giếng
C

Pnước máy

O

QB

QC

Lượng nước tiêu thụ (m3)

Hình 2.2 Lợi ích của hộ trước đây dùng nước giếng
Bnước giếng = Lợi ích thay thế từ tiết kiệm nguồn lực + Lợi ích tăng thêm từ tiêu
dùng nước dự án
Bnước giếng = SQBBPnước giếngO + SQBBCQC
2.2

Kinh nghiệm thực tiễn về đánh giá hiệu quả dự án
2.2.1 Kinh nghiệm đánh giá của các nước trên thế giới
Công tác đánh giá hiệu quả dự án của các nước phát triển là một hoạt động sống
còn, là động lực để phát triển sản xuất cũng như toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.
Ngân sách quốc gia, cũng như ngân sách của các doanh nghiệp dành cho hoạt động
này khá lớn. Do đó việc đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như đánh giá hoạt động khoa
học công nghệ đòi hỏi khách quan và được tiến hành một cách có hệ thống.
2.2.1.1. Đánh giá hiệu quả dự án của Hà Lan
Theo quy chế 1998, đánh giá hiêu quả dự án được đánh giá theo:
- Các khía cạnh về nội dung chuyên ngành của các dự án


×