Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai xã phù linh, huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.24 KB, 73 trang )

Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............3
1.1 Cơ sở lý luận chung.......................................................................................3
1.1.1 Khái niệm....................................................................................................3
1.1.2 Vai trò đất đai trong đời sống kinh tế xã hộị............................................3
1.1.3. Phân loại đất..............................................................................................5
1.2 Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam............................................6
1.2.1.Cở sở pháp lý về quản lý sử dụng đất đai...............................................6
1.2.2 Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam......................9
1.2.2.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực
hiện........................................................................................................................9
1.2.2.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính..........................................................................................................12
1.2.2.3 Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, điều
tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất................................13
1.2.2.4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất..........................14
1.2.2.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất..............................................................................................................15
1.2.2.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất............15
1.2.2.7 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.........................................................17
1.2.2.8 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai......................................................20


1.2.2.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai...................................................21
1.2.2.10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất..............................................22

Đàm Khắc Tùng – ĐH1QĐ4


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

1.2.2.11 Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất..............................................................................................22
1.2.2.12 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai..23
1.2.2.13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.............................................23
1.2.2.14 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố
cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai..................................24
1.2.2.15 Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.................25
CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................................26
2.1.Đối tượng nghiên cứu..................................................................................26
2.2.Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................26
2.3.Nội dung nghiên cứu...................................................................................26
2.4.Phương pháp nghiên cứu............................................................................27
2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu..................................................27
2.4.2 Phương pháp thống kê.............................................................................27
2.4.3 Phương pháp so sánh...............................................................................27
2.4.4 Phương pháp tính toán phân tích số liệu: ..................................................27
CHƯƠNG III :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................28
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Phù Linh...............................28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường........................28
3.1.2 Khái quát tình hình phát triển kinh tế..................................................31
3.2 Khái quát tình hình quản lý đất đai của xã Phù Linh.............................32

3.2.1 Về địa giới hành chính.............................................................................32
3.2.2 Về đo đạc lập bản đồ địa chính; về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.........................................................32
3.2.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh
giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.................................................33
3.2.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.............................................33
3.2.5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.......................................................................................................................34
Đàm Khắc Tùng – ĐH1QĐ4


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

3.2.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất................35
3.2.7 Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................................35
3.2.8 Thống kê, kiểm kê đất đai........................................................................35
3.2.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai......................................................35
3.2.10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.................................................36
3.2.11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất..............................................................................................................36
3.2.12 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm luật về đất đai..........................................................37
3.2.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai...............................................37
3.2.14 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai...........................................................38
3.2.15 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai....................................38
3.3. Hiện trạng quỹ đất đai và biến động đất đai...........................................40
3.3.1. Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất xã.................................................40

3.3.2. Biến động đất đai giai đoạn 2012-2016..................................................45
3.3.3. Tình hình sử dụng đất ở một số ngành..................................................51
3.4 Một số kiến nghị về tình hình sử dụng đất đối với các cơ quan quản lý
cấp trên...............................................................................................................59
3.4.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất.........................................................59
3.4.2 Kế hoạch sử dụng đất trong những năm tới.........................................59
3.4.3 Một số giải pháp......................................................................................64
KẾT LUẬN........................................................................................................66
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................69

Đàm Khắc Tùng – ĐH1QĐ4


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Phù Linh năm 2016..............................40
Biểu 3.2. Cơ cấu diện tích các loại đất.............................................................41
Bảng 3.3: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng.............................46
Bảng 3.4 : Phân tích nguyên nhân tăng giảm đất nông nghiệp giai đoạn
2012 – 2016.........................................................................................................47
Bảng 3.5 : Phân tích nguyên nhân tăng giảm đất phi nông nghiệp giai đoạn
2012 – 2016.........................................................................................................48
Bảng 3.6 : Phân tích nguyên nhân tăng giảm đất chưa sử dụng...................50
giai đoạn 2012 – 2016........................................................................................50

Đàm Khắc Tùng – ĐH1QĐ4



Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ, cụm từ viết tắt
UBND
NTM
GCNQSDĐ
GCN
NĐ – CP
CP
TT – BTNMT
QĐ – BTNMT
QĐ – UB
CV – CP
ĐKTK
SDĐ
TN&MT
QHSDĐ

Đàm Khắc Tùng – ĐH1QĐ4

Chú giải
Uỷ ban nhân dân
Nông thôn mới
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận
Nghị định - Chính phủ
Chính phủ
Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường
Quyết định Uỷ ban
Công văn chính phủ
Đăng ký thống kê
Sử dụng đất
Tài nguyên và môi trường
Quy hoạch sử dụng đất


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Quản lý đất đai – Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, với sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn Võ
Ngọc Hải, em đã thực hiện đề tài : “Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai
xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”.
Để hoàn thành được đò án này , em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô
giáo trong Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung, các
thầy, cô giáo trong khoa Quản lý đất đai nói riêng đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo em
trong thời gian học tập tại trường , đặc biệt là thầy giáo Võ Ngọc Hải đã trực tiếp
hướng dẫn và chỉ bảo cho e trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn phòng địa chính xã Phù Linh, huyện Sóc
Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ, bảo ban, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
bản báo cáo thực tập này. Lời cuối cùng e xin được chúc các thầy cô giáo trường
đại học Tài nguyên và Môi trường, các chú, các bác tại xã Phù Linh mạnh khỏe,
hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội , ngày 20 tháng 08 năm 2017
Sinh viên


Đinh Quang Tú

Đàm Khắc Tùng – ĐH1QĐ4


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện
tồn tại và phát triển của con người, các sinh vật khác trên trái đất. Đối với mỗi
quốc gia, mỗi doanh nghiệp, đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực, và là yếu tố
hàng đầu vào rất quan trọng không thể thiếu đươc. Đất đai được sử dụng cho
nhiều ngành kinh tế khác nhau và cho cả cuộc sống con người. Trên thế giới và
đối với mỗi một quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên và nguồn lực có hạn, việc
sử dụng tài nguyên đất đai và và việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước một
cách tiết kiệm để đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề vô cùng quan trọng và có ý
nghĩa rất lớn.
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn nhưng vô cùng quan trọng
và quý giá đặc biệt, vì vậy việc bố trí sử dụng đất đai đáp ứng cho nhu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng có hiệu quả hơn, một cách hợp lý tạo điều kiện
phát triển mọi mặt cho xã là một vấn đề lớn và bức bách, đòi hỏi các nhà quản lý
và người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích được giao, bên cạnh đó xác
định mục tiêu sử dụng đất trong những năm tới.
Xã Phù Linh là một xã nằm sát trung tâm của huyện Sóc Sơn. Kèm theo sự
phát triển nhanh chóng của khoa học- kỹ thuật, công nghiệp hóa- hiện đại hóa,
thương mại, dịch vụ… đòi hỏi phải có sự quản lý, sử dụng đất đai hợp lý. Là 1
trong những xã trọng điểm về kinh tế- xã hội của huyện, xã Phù Linh luôn tích
cực trong việc bố trí sử dụng đất đai đáp ứng nhu cầu cho người dân , tạo điều
kiện phát triển cho xã hội.
Để góp phần hoàn thiện hơn về việc sử dụng đất hợp lý,được sự phân công

của khoa Quản lý đất đai - trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Võ Ngọc Hải, em thực hiện đề tài: “Đánh giá
tình hình quản lý, sử dụng đất đai xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà
Nội” làm đồ án tốt nghiệp của chuyên ngành quản lý đất đai – Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường.

Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

1


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

Báo cáo đề tài ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận còn có những nội
dung sau:
Chương I: Tổng quan về những vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Đối tượng, nội dung và các phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài này: Kiểm tra, đánh giá thực trạng tiềm năng đất, tình
hình sử dụng đất theo kế hoạch và bên cạnh đó chỉ ra được phương án xây dựng
đầu tư hợp lý, các loại đất theo các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của xã Phù
Linh

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

2


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường


1.1 Cơ sở lý luận chung
1.1.1 Khái niệm.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của một quốc gia, là điều kiện
tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trai đất.
Đất là vật thể thiên nhiên hình thành từ lâu đời do kết quả quá trình hoạt
động tổng hợp của 5 yếu tố gồm: đá, thực động vật, khí hậu, địa hình và thòi
gian. Tất cả các loại đất đai trên trái đất được hình thành sau quá trình biến đổi
trong thiên nhiên, chất lượng đất đai phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, sinh vật sống
trên và trong lòng đất.
Đất đai là lớp bề ngoài của trái đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng để
nuôi sống con người. Mọi hoạt động của con người gắn liền với lớp bề mặt đó
theo thời gian và không gian nhất định. Chất lượng của đất đai phụ thuộc vào độ
phì nhiêu của đát.
Theo Luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thì: " Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc
1.1.2 Vai trò đất đai trong đời sống kinh tế xã hộị
Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trìn lao động, là kho tàng dự
trữ trong lòng đất( các ngành khai thác khoáng sản ). Quá trình sản xuất và sản
phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất
lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình
sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao
động( luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và
công cụ hay phương tiện lao động ( sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá
trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá
trình sinh học tự nhiên của đất.


Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

3


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai người, sự hình thành
và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành
tựu kỹ thuật vật chất-văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bảnsử dụng đất.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con người
còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất,đặc
biệt trong sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao,
công năng của đất đâi từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tập
hơn là căn cứ của khu vực 1, vừa là không gian và địa bàn của khu vực 2.Điều
này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và
phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đấp ứng nhu
cầu cho cuộc sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ
càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển :
- Vốn tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc chọn lựa các chiến lược
sinh kế, trong đó đất đai là nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất, đặc biệt đối với
người nghèo, vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực này
- Đối với hầu hết người nghèo ở nông thôn, đất đai là phương tiện chủ yếu
tạo ra sinh kế, tự cung tự cấp, thu nhập và là nguồn tạo ra việc làm cho lao động
gia đình, là nguồn tạo ra của cải và chuyển của cải này cho thế hệ sau.
- Đất đai là nguồn lực quan trọng bên cạnh các tài sản sinh kế khác như lao
động, vốn con người, là tài sản bảo đảm tạo ra thu nhập và là tài sản thế chấp
chủ yếu để tiếp cận tín dụng (Heltberg,2001).
- Đất đai cung cấp hợp phần quan trọng trong chiến lược đa dạng sinh kế

đối với những người dựa một phần vào các công việc phi-nông trại.
- Đất đai có những đặc điểm cơ bản khác với những nguồn lực sản xuất
khác:
 Đất đai là nguồn lực cố định, không thể tăng hoặc giảm, và cũng không
bị mất đi.
 Chất lượng của đất đai không đồng nhất mà thay đổi rất nhiều. Mỗi lô
đất có chất lượng và vị trí khác nhau.
1.1.3. Phân loại đất.
Theo quy định của điều 13 Luật đất đai 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng,
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

4


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất
xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục
vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất
xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng.
1.2 Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
1.2.1.Cở sở pháp lý về quản lý sử dụng đất đai
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

5


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

Ở Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên đất đã được quan tâm từ rất sớm.
Những năm đầu của thập kỷ 80, Nhà nước đã xây dựng một hệ thống chính sách
về đất đai phù hợp với tình hình đất nước thể hiện ở chính sách thống nhất quản
lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước, đồng thời
thực hiện công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả
nước. Đặc biệt ngày 18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam đã thông qua Hiến pháp sửa đổi quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm
mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… đều
thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch
chung”. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để thực thi công tác quản lý
đất đai trên phạm vi cả nước.
Nội dung quản lý đất nông nghiệp có những chuyển biến tích cực khi thực
hiện Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/01/1981 về
việc mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.
Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng được coi là tiền đề cho
những chính sách mang tính cải cách sâu rộng sau này.
Ngày 29/12/1987, Quốc hội khoá VIII chính thức thông qua Luật đất đai
1988 và nó chính thức có hiệu lực từ ngày 08/01/1988. Nghị quyết 10/NQ-TW
ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định
lâu dài là dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công
tác quản lý sử dụng đất đai trong giai đoạn xây dựng đổi mới đất nước.
Cùng với những bước phát triển của cơ chế thị trường, Nhà nước thực
hiện chính sách hội nhập với thế giới, Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu điểm
khởi đầu của công cuộc đổi mới chính trị. Tại điều 17 quy định: “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật”.
Đồng thời Luật đất đai 1988 không còn phù hợp và bộc lộ nhiều điểm bất
cập, chính vì vậy ngày 01/07/1993 Luật đất đai 1993 được thông qua, chính thức
có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Tiếp đó là Luật đất đai bổ sung một số điều của
Luật đất đai 1993, 2001.
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

6


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường


Hệ thống pháp luật về đất đai thời kỳ này đã đánh dấu một mốc quan
trọng về sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta với những thay đổi quan
trọng như: Đất đai được khẳng định là có giá trị; ruộng đất nông lâm nghiệp
được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được
hưởng các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp
quyền sử dụng đất….và quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nghị
định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nghị
định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất
lâm nghiệp.
Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật
đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Luật đất đai 2003 và
hệ thống pháp luật về đất đai sau này đã vận dụng cũng như kế thừa những
chính sách mang tính đổi mới, tiến bộ của hệ thống pháp Luật đất đai trước đây
đồng thời tiếp thu, đón đầu những chính sách pháp Luật đất đai tiên tiến, hiện
đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
Tại điều 22 Luật đất đai 2013 cũng đã quy định rõ 15 nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.


Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

7


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản
lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công tác quản lý sử dụng đất, Nhà nước ta đã
ban hành các văn bản dưới luật như:
+ Quyết định số 24/2004/QĐ-BTN&MT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ.
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về triển khai thi hành Luật đất đai.
+ Thông tư 08/2007/TT-BTN&MT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
+ Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 của UBND thành

phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
+ Nghị định 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 về sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.

Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

8


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

+ Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài Chính về
hướng dẫn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
+ Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ ban hành về quy
định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.
+ Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND Thành
phố Hà Nội ban hành về trình tự thủ tục cho phép hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư (không
phải đất công) chuyển sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
+ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.

1.2.2 Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
1.2.2.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực
hiện
Trải qua các thời kỳ, Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về đai đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho
việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người sử
dụng đất.
- Ngày 01/07/1980 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/CP về việc
Thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả
nước.
- Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về
công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước.
- Ngày 29/12/1987 Quốc hội thông qua Luật đất đai đầu tiên và có hiệu
lực thi hành từ ngày 08/01/1988.
- Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

9


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, Nghị quyết là dấu mốc có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp.
- Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993
- Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việc giao
đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản lý,
sử dụng đất lâm nghiệp.

- Nghị định 34/CP ngày 23/04/1994 của Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ máy Tổng cục Địa chính (nay là
Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Ngày 02/12/1998 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật đất đai năm 1993.
- Nghị định 17/CP ngày 29/03/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyển sử dụng đất
và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Ngày 29/06/2001 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật đất đai năm 1993.

Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

10


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

- Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 quy định về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp,
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật
đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
Cùng với Luật đất đai năm 2003, Nhà nước đã ban hành các Nghị định,
Thông tư, Chỉ thị … hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật đất đai, cụ thể:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003.

- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.

Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

11


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

Nhìn chung, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý, sử dụng đất đai qua các thời kỳ là tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện và
tình hình sử dụng đất ở Việt Nam. Hệ thống văn bản pháp luật sau Luật đất đai
2003 đã quy định chi tiết, đầy đủ đảm bảo quản lý thống nhất toàn bộ quỹ đất
trong phạm vi cả nước theo quy hoạch và pháp luật.
1.2.2.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính
Ranh giới hành chính được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc
các điểm mốc giới và được khoanh vẽ trên bản đồ.
Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6/11/1991, các địa phương trên cả nước đã
tiến hành đo đạc, xác định địa giới hành chính trên cơ sở vùng lãnh thổ đã được
xác định theo Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980.
Tính đến 31/12/2008 toàn quốc có 63 Tỉnh, thành phố với tổng diện tích
tự nhiên là 33.121.159 ha.
Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ công tác quản lý Nhà nước đối
với địa giới hành chính.
Hồ sơ địa giới hành chính được xây dựng trên cơ sở Chỉ thị 364/CP đã
được xây dựng hoàn thiện tới từng xã, phường, thị trấn. Cơ bản địa giới hành
chính đã được xác định cụ thể, rõ ràng và được quản lý theo đúng quy định của
Nhà nước.
Bản đồ hành chính thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa
danh và một số yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Hiện nay toàn quốc cơ bản đã
xây dựng xong hệ thống bản đồ hành chính của 63 tỉnh, thành phố.

Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

12


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường


1.2.2.3 Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, điều tra,
đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất
tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ
quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch.
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giúp cơ quan quản lý Nhà
nước về đất đai nắm chắc các thông tin của từng thửa đất, cả về số lượng, chất
lượng, diện tích, loại đất.
Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 2003, thực hiện Chỉ thị 299/TTg ngày
10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đo đạc bản đồ giải thửa
nhằm nắm lại quỹ đất toàn quốc
Hệ thống bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ 1:50.000 phủ trên cả nước và phủ
trùm các vùng kinh tế trọng điểm đã hoàn thành trên 50% khối lượng theo công
nghệ số, hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, hệ thống các điểm toạ độ, độ cao Nhà
nước đã được ban hành và Chính phủ ra quyết định đưa vào sử dụng từ ngày
12/09/2000.
Công tác đo đạc, hệ thống ảnh hàng không, ảnh vệ tinh phủ trùm cả nước
đã thực hiện được trên 80% diện tích. Đo đạc bản đồ địa hình đáy biển đã từng
bước phát triển, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất để triển khai trên diện rộng trong thời
gian tới.
Nghị định 73/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ về công tác phân hạng
đất, tính thuế sử dụng đất nông nghiệp. Công tác phân hạng đất đóng vai trò hết
sức quan trọng, giúp Nhà nước quản lý đất đai về mặt chất lượng. Đối với đất

nông nghiệp, đánh giá phân hạng đất là một nhiệm vụ quan trọng và không thể
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

13


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

thiếu được. Thông qua phân hạng đất Nhà nước xác định được từng hạng đất
làm căn cứ pháp lý quan trọng để tính thuế nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất…đảm bảo công bằng cả về quyền lợi
và nghĩa vụ cho người sử dụng đất.
1.2.2.4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là định hướng khoa học cho việc phân
bổ sử dụng đất theo mục đích và yêu cầu của các ngành kinh tế, phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước ở từng giai đoạn cụ
thể. Quy hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 10 năm, kế hoạch sử dụng
đất được lập cho giai đoạn 5 năm. Mục đích của công việc này là để sử dụng đất
một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả cao và ổn định
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Đây là một căn cứ pháp lý, kỹ thuật quan
trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Ngay từ thời kỳ nước ta mới thống nhất, công tác quy hoạch, kế hoạch đã
được Đảng và Nhà nước quan tâm. Khi đó Hội đồng Bộ trưởng đã lập Ban chỉ
đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triển khai
công tác này trên phạm vi cả nước.
Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính cấp Tỉnh, thành phố và đã
được triển khai thực hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ lập và triển

khai công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm 2020 và
định hướng tới năm 2050 trình Chính phủ phê duyệt.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm được các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn, hàng năm đều đạt 100%
chỉ tiêu.
1.2.2.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất là một
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

14


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

nội dung quan trọng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nó phản
ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai
trong thời kỳ đổi mới. Để đảm bảo công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng
đất của nhân dân, Nhà nước ta phải thực hiện phân bổ đất hợp lý
Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản
xuất nông nghiệp, đến nay cơ bản toàn quốc đã giao diện tích đất nông nghiệp
tới tay người nông dân để người dân yên tâm sản xuất. Thời hạn giao từ 20 năm
đến 50 năm tuỳ theo từng loại đất.
Đồng thời chúng ta cũng tiến hành giao đất ở ổn định, lâu dài cho hộ gia
đình cá nhân sử dụng đất ở và vườn liền kề.
Nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đơn vị, cá nhân được Nhà
nước giao đất, thu hồi đất dựa trên cơ sở thực hiện Nghị định 18/CP ngày
13/02/1995 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh về quyền và
nghĩa vụ khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Quyết định số 1357/TC/QĐTCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính quy định về khung giá cho thuê đất đối

với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất.
Thu hồi đất được thực hiện trong các trường hợp: đất sử dụng không đúng
mục đích, đất giao không đúng thẩm quyền, đất quá thời hạn sử dụng hoặc sử
dụng lãng phí, đất do doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, Nhà nước trưng
dụng đất để sử dụng vào mục đích khác: phòng trừ thiên tai, xây dựng các công
trình phúc lợi.
1.2.2.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
Là nội dung mới được đưa vào trong nội dung về công tác quản lý nhà
nước về đất đai trong luật đất đai 2013. Nhằm bổ sung vào khâu quản lý nhà
nước chặt chẽ và kiện toàn hơn. Trong đó luật đất đai 2013 có quy định các điểm
mới sau:
- Quy định cụ thể về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải
thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng như quy định tại Điều 54 của Hiến pháp vừa mới được
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

15


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

thông qua. Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
được Luật đất đai năm 2013 quy định dựa trên tiêu chí “phải vì lợi ích của quốc
gia, lợi ích chung của cộng đồng”; các dự án mà Nhà nước thu hồi đất để thực
hiện căn cứ vào ý nghĩa, tính chất quan trọng của dự án với việc phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng, không phân biệt dự án đó
là của thành phần kinh tế nào.
- Quy định theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn và thu hẹp hơn các trường
hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng. Cụ thể: Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với các dự án đã được Quốc hội

quyết định chủ trương đầu tư; dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận,
quyết định đầu tư và một số trường hợp được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem
xét thông qua chủ trương thu hồi đất.
- Đã khẳng định một cách rõ ràng nguyên tắc công khai, minh bạch và dân
chủ trong công tác thu hồi đất thông qua các quy định về các trường hợp Nhà
nước thu hồi đất; trình tự, thủ tục thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã
được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng đó là cho phép
chậm tiến độ hơn so với quy định hiện hành 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp
một khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời hạn đó;
nếu hết 24 tháng cho phép chậm tiến độ này mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng
thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về giá đất và tài sản gắn liền với
đất.
- Quy định cụ thể trong Luật trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc
phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; nguyên
tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm
đếm bắt buộc và thực hiện cưỡng chế quyết định thu hồi đất nhằm tạo điều kiện
cho các địa phương triển khai thực hiện thống nhất. Đối với trình tự, thu hồi đất,
Luật này đã quy định theo hướng tăng cường hơn sự tham gia trực tiếp của nhân
dân trong việc đo đạc, kiểm đếm đất đai, tài sản gắn liền với đất và xây dựng

Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

16


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; trách nhiệm đối thoại và giải trình
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người dân chưa có ý kiến đồng thuận.

Về bồi thường hỗ trợ tái định cư có các quy định sau:
- Quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp
dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu
hồi đất.
- Quy định cụ thể điều kiện được bồi thường về đất, bồi thường chi phí
đầu tư vào đất còn lại, bồi thường tài sản gắn liền với đất; bồi thường khi thu hồi
đối với từng loại đất và từng đối tượng cụ thể.
- Yêu cầu đảm bảo sinh kế cho người có đất thu hồi đã được quy định cụ
thể, rõ ràng, đầy đủ hơn trong Luật sửa đổi thông qua quy định về các khoản hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất như hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào
tạo v.v…
- Quy định khi thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và tổ chức thực hiện dự án tái
định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ
tầng đồng bộ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; phù hợp với điều kiện,
phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện
sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.
- Luật đã quy định cụ thể hơn về quyền tham gia của người dân trong quá
trình lập và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; thẩm quyền
1.2.2.7 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là biện pháp Nhà nước nhằm theo dõi tình hình sử dụng
và biến động thường xuyên của đất đai, đồng thời thiết lập quyền sử dụng đất
hợp pháp của người sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng
đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất được tiến hành đối với toàn bộ các chủ sử
dụng đất trên địa bàn, không phân biệt chủ sử dụng, mục đích và nguồn gốc sử
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1


17


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

dụng đất. Nội dung công tác nhằm thống kê và quản lý toàn bộ quỹ đất hiện
đang được sử dụng của địa phương.
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là một thủ tục pháp lý trong lĩnh vực quản lý đất
đai, nhằm thiết lập quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, tạo cơ sở
pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.
Đối với Nhà nước: đăng ký đất đai là một công cụ giúp Nhà nước nắm
chắc và quản lý chặt tài nguyên đất đã giao cho người sử dụng đất. Thông qua
đó, Nhà nước sẽ tiến hành các biện pháp quản lý đất đai có hiệu quả và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
Đối với người sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng
thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, tạo
điều kiện để họ yên tâm sản xuất, khai thác sử dụng đất có hiệu quả cao và thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo pháp luật.
Tính đến 31/12/2008, hầu hết các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc đã tổ
chức thực hiện việc đăng ký kê khai quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính của nhiều xã còn lập theo mẫu cũ
chưa chuyển đổi sang mẫu mới hiện hành là Hệ thống hồ sơ địa chính được thiết
lập theo Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Kết quả lập hồ sơ địa chính trên địa bàn cả nước: trong 8 vùng của cả
nước thì Đồng bằng Sông Cửu Long có số xã lập hệ thống hồ sơ địa chính theo
mẫu mới (Thông tư 29/2004/TT-BTNMT) là nhiều nhất cụ thể: Số xã lập sổ mục
kê là 328 xã, chiếm hơn 20% tổng số xã lập sổ mục kê; số xã lập sổ địa chính là

352 xã chiếm hơn 31% tổng số xã lập sổ địa chính. Vùng có số xã lập hồ sơ địa
chính thấp nhất là vùng Tây Bắc cụ thể: Có 18 xã lập sổ mục kê chiếm 4,7%
tổng số xã lập sổ mục kê; số xã lập sổ địa chính là 40 xã chiếm 11,7% tổng số xã
lập sổ địa chính.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

18


Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý đảm bảo
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của người sử dụng, là một công cụ
để Nhà nước thực thi công tác quản lý Nhà nước đối với người sử dụng đất và
thửa đất cụ thể.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ năm 1990
theo quy định của Luật đất đai năm 1988 và Quyết định số 201 QĐ/ĐKTK ngày
14 tháng 7 năm 1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và
Môi trường). Song do còn nhiều khó khăn và vướng mắc trong các quy định về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tiến độ cấp giấy chứng nhận trong
cả nước còn chậm.
Từ khi công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện
theo Luật đất đai năm 2003, công tác này mới được đẩy mạnh và đã đạt được
những kết quả tích cực.
Đến nay cả nước đã có 11 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, đạt trên 90% diện tích các loại đất chính gồm: Hoà
Bình, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang, Đồng
Tháp, Cần Thơ, Bình Phước. Bên cạnh đó còn 10 tỉnh có kết quả cấp giấy chứng
nhận các loại đất chính đạt thấp dưới 60% gồm: Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu,

Tuyên Quang, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk
Nông.
Tính đến 31/12/2008, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong
phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau:
- Đất nông nghiệp: cấp được 11.693.900 giấy với diện tích 9.328.300 ha,
đạt 92,7% số hộ gia đình và tổ chức sử dụng đất và bằng 97,8% tổng diện tích
đất nông nghiệp cần cấp.
- Đất lâm nghiệp: cấp được 628.900 giấy với diện tích 3.546.500 ha đạt
35,00% tổng diện tích đất cần cấp (trong đó hộ gia đình, cá nhân đạt 72,00%, tổ
chức đạt 21,00%).
- Đất khu dân cư nông thôn: cấp được 6.690.000 giấy với diện tích
183.000 ha đạt 55,00% tổng số hộ và đạt 49% tổng diện tích cần cấp giấy.
Đinh Quang Tú – LĐH6QĐ1

19


×