SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Năm học: 2009 - 2010
----------------------- Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết cần nêu được những ý chính sau:
- Trích dẫn ý kiến: “Trong học tập, tự học là phương pháp hiệu quả nhất”.
- Giải thích:
+ “Học” là quá trình con người thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do
người khác truyền lại.
+ “Tự học” là việc con người học tập bằng chính sức lực, khả năng của bản
thân mình.
- Khẳng định tự học là rất quan trọng, là điều kiện giúp mỗi người thành
công trong học tập.
- Tự học mang lại rất nhiều lợi ích:
+ Tự học giúp con người có ý thức chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá,
nghiên cứu làm rõ bản chất của vấn đề, nắm chắc và nhớ lâu vấn đề.
+ Tự học giúp ta tiếp thu kiến thức tù nhiều nguồn khác nhau: bài giảng,
sách, báo, truyền hình, mạng internet, kiến thức từ thực tế cuộc sống...
+ Tự học giúp chúng ta thu được lượng kiến thức lớn, nhanh chóng hình
thành kĩ năng, củng cố, nâng cao kiến thức, khả năng thực hành, vận dụng
vào cuộc sống.
+ Chủ động học tập sẽ giúp ta tìm ra nhiều phương pháp học tập phù hợp,
tiết kiệm thời gian, hiệu quả học tập cao.
….
- Tự học là phương pháp học không mới nhưng rất hiệu quả. Đây là một
phương pháp học rất thông minh, là con đường dẫn tới những thành công.
- Bài viết cần có liên hệ thực tế, đưa ra những dẫn chứng về tấm gương tự
học, tự tìm tòi, sáng tạo như: bác Hồ, một số danh nhân, các nhà khoa học…
- Phê phán thái độ ỷ lại, lười nhác, thiếu tinh thần tự lập trong học tập của
học sinh hiện nay.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học: mỗi người cần rèn luyện cho mình thói
quen tự học, không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thứcc.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 6-8: đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một số lỗi nhỏ về
dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 2- 4: đáp ứng được một nửa những yêu cầu trên, còn mắc lỗi về dùng
từ, diễn đạt…
- Điểm 0: hoàn toàn lạc đề (hoặc không viết được gì).
Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, diễn đạt
lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết cần nêu được những ý chính sau:
- Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám.
- Truyện cổ tích Tấm Cám giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống của nhân
dân ta trong xã hội xưa:
+ Xung đột giữa Tấm và hai mẹ con Cám đã cho thấy những mâu thuẫn
trong gia đình phụ quyền thời cổ: cảnh dì ghẻ, con chồng mà nguyên nhân
sâu xa là vì quyền lợi vật chất, thừa kế tài sản của các thanh viên trong gia
đình.
+ Cuộc xung đột, đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác để
giành lại cuộc sống và hạnh phúc (thể hiện qua bốn lần hóa thân của Tấm).
Đây là mâu thuẫn mang ý nghĩa xã hội.
-> Trong cuộc sống của người dân lao động xưa, ngoài đời sống gia đình
chịu nhiều đè nén họ còn phải chịu những tai họa do các thế lực đen tối
trong xã hội gây ra.
- Truyện cổ tích Tấm Cám thắp sáng những niềm hi vọng, ước mơ cháy
bỏng, sức sống mãnh liệt của nhân dân ta:
+ Tấm "ở hiền gặp lành” nên được bụt giúp đỡ, Tấm gặp được những con
người nhân hậu…
+ Kết thúc có hậu của Tấm chỉ có thể xảy ra trong cổ tích, song qua đó
chúng ta càng hiểu thêm về niềm tin bất diệt của nhân dân vào sự chiến
thắng của cái đẹp, cái thiện và chính nghĩa trước cái xấu, cái phi nghĩa trong
cuộc sống...
- Truyện cổ tích Tấm Cám giúp nhân dân ta có niềm tin, niềm lạc quan, lòng
hướng thiện để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có sức mạnh đấu tranh
vươn lên trong cuộc sống.
- Tấm Cám tiêu biểu cho truyện cổ tích thần kì Việt Nam, tác phẩm thấm
đượm giá trị nhân văn sâu sắc….
c. Cách cho điểm:
- Điểm 10 - 12: bài viết đảm bảo các yêu cầu về kĩ năng, nội dung kiến thức,
viết có sáng tạo, có cảm xúc.
- Điểm 6 - 8 : đáp ứng được một nửa những yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi
về dùng từ, diễn đạt…
- Điểm 2 - 4: trình bày được một số ý cơ bản, còn mắc nhiều lỗi về chính tả,
dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 0: hoàn toàn lạc đề (hoặc không viết được gì).
----------------Hết-----------------