SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
THỪA THIÊN -HUẾ NĂM HỌC 2006- 2007
THPT NGUYỄN HUỆ
................................... Môn : VĂN - Lớp 12- THPT
Thời gian:180 phút
( không kể thời gian giao đề )
.............................................................................
Đề: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua ba tác
phẩm: "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài), "Vợ nhặt" (Kim Lân), "Mùa lạc"
(Nguyễn Khải).
Hướng dẫn chấm
A. Yêu cầu chung:
- Học sinh có kỹ năng làm văn nghị luận văn học.
- Học sinh có kiến thức phong phú về tác phẩm và nhân vật.
- Bài viết sâu sắc, diễn đạt mạch lạc, trong sáng, câu văn giàu hình ảnh,
truyền cảm.
B. Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh trình bày cảm nhận của mình bằng con đường phân tích đặc
điểm chung của các nhân vật phụ nữ trong ba tác phẩm: họ là những người
phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng trong tâm hồn tiềm tàng sức sống mãnh
liệt và những khát khao về tình yêu, hạnh phúc, biết vươn lên để giành lại
cuộc sống tốt đẹpcho mình.
- Sau đây là một số gợi ý nội dung cần đạt được:
I. Phân tích đặc điểm chung của các nhân vật: số phận bất hạnh và sự
hồi sinh.
1. Nhân vật Mị ( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài):
+ Xuất hiện với thân phận là con dâu trừ nợ của nhà thống lý Pá Tra
nên dáng điệu lúc nào "cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Danh nghĩa là
con dâu nhưng sự thật Mị chỉ là một kẻ nô lệ, một cái máy làm việc cho nhà
thống lý Pá Tra. Mị hiện lên vật vờ như bóng ma ủ rũ, nhàu nát, khổ đau và
lầm lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa" ở nhà Pá Tra.
+ Nhưng bên trong tâm hồn Mị vẫn tràn trề một sức sống tiềm tàng
mà khi có dịp, có cơ hội nó trỗi dậy mạnh mẽ (Đêm tình mùa xuân, Đêm cởi
trói cho A Phủ).
2. Nhân vật người Vợ Nhặt ("Vợ Nhặt" - Kim Lân):
+ Chị xuất hiện giữa lúc cái đói đang hoành hành và tàn phá cuộc
sống, sinh mạng con người. Hoàn cảnh tàn nhẫn ấy đã xô đẩy chị có lúc
thành ra kẻ cong cớn trơ trẽn, ngoa ngoắt và trâng tráo mất nhân cách. Cũng
chính trong hoàn cảnh ấy đã khiến chị liều lĩnh theo không một người đàn
ông xa lạ.
+ Song sự đầm ấm của một gia đình, hạnh phúc của một nàng dâu
đích thực đã đem đến sự đổi thay của chị.
3. Nhân vật Đào ("Mùa lạc" - Nguyễn Khải):
+ Trên cái máy tuốt lạc ở nông trường Điện Biên có người phụ nữ
"gặp một lần có thể nhớ mãi, rất dễ phân biệt với những chị em khác", ấy là
chị Đào. Chị thuộc loại "đàn bà ít duyên dáng". Quá khứ của chị buồn bã cay
đắng, chịu nhiều đau khổ và bất hạnh: nhà nghèo, phải bươn chãi để kiếm
sống, có chồng nhưng chồng nợ nần cờ bạc, bỏ đi rồi ốm chết, ít lâu sau con
cũng chết theo. Khổ đau đã biến chị thành một kẻ sống taó bạo, liều lĩnh,
ghen tị với mọi người và hờn giận cho chính mình, không hy vọng gì ở cuộc
đời phía trước. Chị tìm đến nông trường Điện Biên để "quên đi cuộc đời đã
qua".
+ Tuy vậy, trong lòng Đào vẫn cháy bỏng khát khao có được một
cuộc sống hạnh phúc như mọi người. Và cuộc sống mới trong một tập thể
biết thông cảm, chia sẻ mọi buồn vui giữa những người lao động đã giúp chị
Đào tìm lại được chính mình, để có niềm vui và những rung động mới mẻ về
tình yêu.
II. Phát biểu cảm nhận:
- Sự xuất hiện của các nhân vật phụ nữ trong ba tác phẩm đều khác nhau,
cảnh sống và tâm trạng của họ cũng không giống nhau, họ là hiện thân của
những nỗi khổ đau, bất hạnh mà người phụ nữ xưa phải gánh chịu.
- Các nhân vật phụ nữ trong ba tác phẩm là hình ảnh tiêu biểu của người phụ
nữ Việt Nam tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, luôn vươn lên để sống xứng
đáng với cuộc sống của con người.
- Các nhà văn bằng con đường nghệ thuật riêng của mình đã diễn tả thành
công số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tác phẩm văn học
khiến cho người đọc liên tưởng họ như những con người thật ngoài cuộc đời
mà bước vào trang sách.
C. Biểu điểm:
- Điểm 10: Bài viết có cảm xúc, phân tích sâu sắc, có những phát hiện mới
mẻ, độc đáo. Diễn đạt trôi chảy, câu văn giàu hình ảnh, truyền cảm. Bố cục
roc ràng, chặt chẽ, lôgic.
- Điểm 8: Nội dung tương đối phong phú. Phân tích có chiều sâu. Bố cục bài
văn hợp lý. Diễn đạt trôi chảy.
- Điểm 6: Đạt được hơn nữa số ý, phân tích đúng hướng. Diễn đạt trôi chảy.
- Điểm 4: Có nắm được đặc điểm nhân vật, phân tích còn sơ lược, chưa có
cảm nhận. Đôi chỗ còn diễn đạt vụng về.
- Điểm 2: Bài làm sơ sài, bố cục chưa rõ. Kỹ năng làm văn yếu.