Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.33 KB, 2 trang )
QUY TẮC PHÁT ÂM THỨ BA: XỬ LÝ CÁC ÂM KHÓ.
Thế nào là âm khó? Những âm khó là những âm chúng ta thường đọc sai
nhất vì chúng không tồn tại trong hệ thống âm từ của tiếng mẹ đẻ chúng ta.
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét tất cả các trường hợp khó trong hệ thống âm từ
của tiếng Anh trong bài này,
NHÓM ÂM NGUYÊN ÂM:
• /æ/:âm này a không phải a mà e không phải e, nó nằm ở khoảng giữa.
Thí dụ: APPLE, FAT, CAT, DAD, MAD, CHAT...
• /i:/ dấu : trong phiên âm quốc tế biểu thị sự kéo dài hơn, nhấn mạnh
hơn cho một âm nguyên âm, tư thế môi giãn ra như thể mỉm cười. Thí
dụ: EAT, FEED, NEED, CHEAT, MEET, FEET, ...
• /r/: âm r không có gì khó khi nó nằm trước 1 nguyên âm (ví dụ: RED,
RUN, WRONG, RIGHT, RIP), nhưng khi nó nằm ở giữa hoặc ở cuối
1 từ thì thật không dễ cho người Việt chúng ta. Thí dụ: TEACHER,
DOCTOR, PAPER, DAUGHTER, OR, BORN, CORN, TURN,
CONCERN...
NHÓM ÂM PHỤ ÂM:
• Sự kết hợp nhiều phụ âm liền nhau: BL, CR, SPL, THR, CHR,
PL, ...Thí dụ: BLUE, GREEN, SPLEEN, SPLASH, FLASH, CRASH,
THROW, PLAY, ...Điều này hoàn tòan không tồn tại trong tiếng mẹ
đẻ của chúng ta nên hơi khó thực hiện nhưng đây vẫn không phải là
thử thách quá khó so với các âm khó khác.
• /ʃ/: âm này rất khó với nhiều người. Các từ thí dụ: SHE, SHINE,
SHOW, SHOE, SHIP, SHEEP, SHIT, SHAKE, ...
• /θ/: âm này không khó, nhưng ít ai chịu đọc đúng, có lẽ vì...thấy kỳ
kỳ. Lý do là âm này cũng như âm TH trong tiếng Việt (thờ, thà, thì...)
nhưng cái đầu lưỡi phải để giữa 2 hàm răng khi phát âm. Thí dụ:
THIN, THIGH, THING, THINK, THICK, THEME...
• /ð/: âm này cũng có tình trạng như âm trên, tương tự như âm Đ tiếng
Việt nhưng đầu lưỡi phải để giữa 2 hàm răng khi phát âm. Thí dụ:
THE, THIS, THAT, THESE, THOSE, THEN