Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo nghiên cứu thực tế lớp trung cấp lý luận chính trị hành chính.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.78 KB, 20 trang )

Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến
lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 đề ra chủ trương: Đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các
ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế
hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi
trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và
các ngành kinh tế biển mới. Cụ thể:
Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành
phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch
cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven
biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương
hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy
giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với
các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới.
Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ. Tăng cường
năng lực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; đẩy mạnh các hoạt động thám hiểm khoa
học; chú trọng công tác giáo dục, y tế biển... Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân
ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu
cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định,
nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong những địa danh du lịch nổi tiếng của nước ta, biển Cửa Lò được tổ
chức Du lịch thế giới đánh giá là một trong những bãi tắm lý tưởng nhất Việt
Nam. Sức hút của đô thị du lịch biển này là bãi cát dài 10km mịn màng, nước
trong, sóng êm; hải sản tươi ngon; hệ thống nghỉ dưỡng và dịch vụ hiện đại; con
người thân thiện, trung thực; bản sắc văn hóa độc đáo.

19




Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

Thực tế trong nhiều năm qua ngành du lịch đã góp phần không nhỏ trong
việc phát triển kinh tế, cơ cấu hạ tầng của thị xã Cửa Lò, cải thiện đời sống
người dân, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động…Công tác hỗ
trợ phát triển ngành du lịch - công nghiệp không khói theo theo đó cũng rất được
Cửa Lò quan tâm đầu tư. Trong đó vấn đề vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo
vệ cảnh quan du lịch, bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và vùng ven bờ luôn là
mối quan tâm hàng đầu của thị xã trong việc xây dựng thương hiệu và phát triển
du lịch biển bền vững.

H.1. Bãi biển cửa lò – Nghệ An
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng các công trình xây dựng của Nhà
nước và tư nhân trên địa bàn Cửa Lò khá nhiều và Cửa Lò cũng đang ngày càng
thu hút đông đảo lao động, du khách tìm đến lưu trú và nghỉ dưỡng. Thực tế đó
đã đồng nghĩa với lượng rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng rất lớn. (Năm 2018
tổng lượt khách đạt 2.798 ngàn lượt, tăng 13,3% so với năm 2017; tổng doanh
thu du lịch đạt 2.851 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017. Năm 2019 phấn đấu
đón 3 triệu 150 ngàn lượt khách, tổng doanh thu đạt 3.449 tỷ đồng). Điều này tạo
sức ép rất lớn lên môi trường thị xã, môi trường biển, bởi nếu không có những

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

giải pháp phù hợp sẽ gây ra hình ảnh phản cảm cho du khách, “đe dọa” đến
thương hiệu, hình ảnh của du lịch Cửa Lò.


Biển Cửa Lò – nơi du lịch nghỉ dưỡng thú vị
Vì vậy trong chương trình chuyến đi nghiên cứu thực tế của Lớp
TCLLCT- HC K21B -18. Tôi và các học viên trong lớp đã được nghe báo cáo về
tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An và thị xã Cửa Lò,
được trải nghiệm và nghiên cứu thực tế. Tôi đã chọn vấn đề: “ Phát triển du
lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường” để viết báo cáo thu hoạch của
mình.
- Thời gian: từ ngày 28/06 - 30/06/2019.
- Địa điểm: Thị xã Cửa Lò
2. Mục đích nghiên cứu
Qua chuyến đi thực tế các học viên nắm được những kiến thức, vận dụng,
đối chiếu với những lý thuyết đã học qua đó có được cái nhìn chi tiết, hiểu rõ về

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

tình hình phát triển về kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch của thị xã Cửa Lò nói
riêng và một số tỉnh miền Trung.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện chuyến đi của lớp Trung cấp Lý luận chính trị hành chính K21B-18, tôi kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ
yếu sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, nghe báo cáo, thu thập thông tin,
tài liệu.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trên cở sở hệ thống hóa lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, bài thu
hoạch phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch của thị xã Cửa Lò làm
rõ những kết quả đạt đươc, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân tồn tại hạn chế để

từ đó vận dụng lý luận và thực tiễn tìm ra những giải pháp khắc phục giúp phát triển
kinh tế du lịch theo hướng bền vững.
Chuyên đề dựa trên lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác - Lê nin. Căn cứ lý luận của chuyên đề là đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung và của thị xã Cửa Lò nói riêng về
phát triển du lịch bền vững, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và an sinh xã
hội. Đồng thời nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết phát triển kinh tế
hiện đại.
1.1. Khái niệm du lịch
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan
với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm
nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh
tế và văn hóa”.
1.2. Tài nguyên du lịch

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành
phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con
người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử
dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
1.2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều tài
nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch
Tài nguyên du lịch là điều kiện cần để tạo ra sản phẩm du lịch, tài nguyên

du lịch càng đa dạng và phong phú thì sản phẩm du lịch càng phong phú nhằm
thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô
hình
Đây có thể được xem là một trong những đặc điểm quan trọng của tài
nguyên du lịch, khác với những nguồn tài nguyên khác. Giá trị vô hình thể hiện
giá trị chiều sâu văn hoá lịch sử, phụ thuộc vào khả năng nhận thức, đánh giá của
khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung
Theo Luật Du Lịch Việt Nam, năm 2005 điều 7, mục 1 quy định: “Cộng
đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch”.
Và tại Điều 5, mục 4 Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 cũng quy định: “Nhà
nước ta đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư
trong phát triển du lịch”.
- Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau
Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai
thác quanh năm như các tài nguyên nhân văn là các di tích, lịch sử, bảo
tàng….Và cũng có những tài nguyên chỉ khai thác vào một số thời điểm trong

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

năm, phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết và chính điều này tạo nên tính thời vụ trong
du lịch. Đối với các tài nguyên biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là vào
thời kỳ có khí hậu nóng bức trong năm.
- Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch
Khác với các sản phẩm hàng hoá khác là sau khi sản xuất, chế biến thành
sản phẩm thì có thể vận chuyển đến nơi khác để tiêu thụ nhưng đối với sản phẩm

du lịch thì khác. Khách du lịch muốn sử dụng sản phẩm du lịch thì phải đến tận
nơi có nguồn tài nguyên du lịch được khai thác tạo thành sản phẩm du lịch đó để
thưởng thức. Tức là quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xảy ra đồng thời.
Chính vì đặc điểm khách du lịch phải đến tận các điểm du lịch, nơi có tài
nguyên du lịch và thưởng thức các sản phẩm du lịch nên muốn khai thác các tài
nguyên này điều đầu tiên cần quan tâm là phải chuẩn bị tốt các cơ sở vật chất kỹ
thuật, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển khách du lịch…Vì thế những điểm
du lịch nào có vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông và các cơ sở dịch vụ
du lịch tốt thì hoạt động du lịch ở đó sẽ đạt hiệu quả cao.
– Tài nguyên du lịch có thể sử dụng nhiều lần
Đặc điểm của các tài nguyên tạo nên sản phẩm du lịch là bán quyền sử
dụng chứ không bán quyền sở hữu, chính vì thế với cùng một nguồn tài nguyên
tạo nên sản phẩm du lịch có thể bán cho nhiều đối tượng khách khác nhau vào
rất nhiều lần. Tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái
tạo và sử dụng lâu dài.
1.2.3. Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch chia làm 2 nhóm:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: Địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài
nguyên sinh vật.
- Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử – văn hoá, các
lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

dân tộc học, các đối tượng văn hoá, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện
khác.
1.3. Khái niệm về môi trường

- Môi trường là tổng hợp các diều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến một cá
thể hay một sự kiện nào đó. Bất kể một cá thể hay một sự kiện nào cũng tồn tại
và diễn biến trong một môi trường nhất định. Tùy vào từng đối tượng sẽ có môi
trường tương thích. Có 3 loại môi trường: môi trường tự nhiên, môi trường nhân
tạo, môi trường xã hội.
- Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội
và nhân văn mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Hoạt động du
lịch luôn cá quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn
, d lịch khai thác những giá trị, đặc tính của môi trường mà nó tồn tại để phát
triển. Hoạt động du lịch luôn gắn liền với khai thác các tài nguyên của môi
trường tự nhiên như: vẻ đẹp của cảnh tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên, các giá
trị văn hóa, …Môi trường tự nhiên có vai trò rất lớn đối với sự phát triển đa dạng
hóa các hoạt động du lịch.
1.3.1. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường tự nhiên
1.3.1.1. Tác động của môi trường tự nhiên đến phát triển du lịch
- Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tính hấp dẫn
của các sản phẩm du lịch, ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, sự tồn tại của
hoạt động du lịch.
- Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe du khách
- Môi trường ô nhiễm làm biến đổi cảnh quan , hệ sinh thái, đa dạng sinh
học,…
1.3.1.2. Tác động của phát triển du lịch đến môi trường
a. Tác động tích cực.

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

- Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng

không hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động
dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên…).
- Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du
lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng.
- Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những
dự án có các công viên. Cảnh quan, khu nuôi chim thú… hoặc bảo tồn đa dạng
sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
- Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án
thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác
nước nhân tạo…
- Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải
pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ được áp dụng (ví dụ như đối với các làng chài ven
biển trong khu vực được xác định phát triển thành khu du lịch biển…).
- Góp phần tăng trưởng kinh tế ,tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một
bộ phận cộng đồng dân cư địa phương. Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng
và dịch vụ xã hội cho địa phương
- Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật,
vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền
thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động du lịch.
- Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa
truyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội. Nhiều lễ
hội truyền thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp thành các lễ hội
du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ các vùng miền khác cùng tham gia.
b. Tác động tiêu cực

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường


- Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác
động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong
điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý
nhà nước về môi trường còn hạn chế…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi
trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch
vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng
đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái
lâu dài.
- Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các
trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước.
Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế tại vùng
ven biển, miền núi trung du… do bị khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng
các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị.
- Các hệ sinh thái và môi trường đã rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do
sức ép của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên như: các rạn san hô, thảm
cỏ biển, rừng ngập mặn; nghề cá và các nghề sinh sống khác trên các đảo có thể
bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều
cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở
các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với
việc phát triển các khu du lịch mới.
- Hoạt động du lịch cũng gây những tác động tiêu cực đến đời sống văn
hóa – xã hội ở một số khu vực, đó là:
- Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các
vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền
văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn
nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống.

19



Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

- Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao
điểm có thể vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng
của địa phương; tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước,
năng lượng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn vượt quá khả năng
của địa phương.
Thực tế cho thấy phát triển du lịch thường đi kèm với những tác động tiêu
cực đến môi trường. Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến
môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường
quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp
đến phát triển du lịch bền vững.

H.3. Tác động của phát triển du lịch đến môi trường
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Đặc điểm, tình hình thị xã Cửa Lò
- Thị xã Cửa Lò có diện tích tự nhiên là 27,806 km2 (bao gồm cả 02 hòn
đảo: đảo Ngư và đảo Mắt); dân số hơn 55.925 người/12.533 hộ; có 07 đơn vị
hành chính (07 phường). Định hướng sau 2020 thị xã sẽ lên thành phố và đô thị
loại II. Hiện nay đang làm quy trình để sát nhập 7 xã của huyện Nghi Lộc về với
Cửa Lò.

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

- Hệ thống tổ chức cơ sở Đảng có 55 tổ chức cơ sở. Trong đó: 13 đảng bộ
và 42 chi bộ cơ sở; có 150 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, trong đó có 71 chi bộ

khối, 10 chi bộ lực lượng vũ trang và 21 chi bộ trường học.
- Tổng số đảng viên toàn đảng bộ thị xã là 3.600 đồng chí.
- Thị xã được thành lập năm 1994, đến nay vừa tròn 25 năm. Tuy nhiên
địa danh du lịch biển Cửa Lò được hình thành và phát triển cách đây 112 năm.
Từ năm 1907, người Pháp chọn Cưa Lò làm nơi tắm biển nghỉ dưỡng, xây khách
sạn tại đây. Năm 2014 Cửa Lò được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị du
lịch biển đầu tiên của cả nước.
2.2. Thành tựu nổi bật của thị xã Cửa Lò năm 2018
2.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả cao và toàn diện (28/29 chỉ
tiêu đạt và vượt, trong đó 12 chỉ tiêu vượt, 16 chỉ tiêu đạt). Tổng giá trị sản xuất
đạt 8.288 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2017; giá trị gia tăng bình quân đầu
người đạt 91 triệu đồng; thu ngân sách đạt 403,6 tỷ đồng, đảm bảo cân đối chi
thường xuyên.( là 1 trong 2 đơn vị của Tỉnh cân đối được thu chi)
2.2.2. Công nghiệp - xây dựng, nông – ngư nghiệp tăng cao. Các quy
hoạch, công trình, dự án trọng điểm, xây dựng kết cấu hạ tầng được đẩy nhanh
tiến độ. Nhiều công trình dự án lớn đưa vào khai thác: Vinber Cửa Hội giai đoạn
I, Cảng Cửa Lò bến 5,6; khu ẩm thực Cửa Hội… Nhiều mô hình hiệu quả, cách
làm hay trong sản xuất, kinh doanh được triển khai, nhân rộng. Hiện nay có
nhiều dự án lớn đang đầu tư vào địa bàn:
- Dự án cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối 2 bờ song lam và nối 2 tỉnh
Nghệ An với Hà Tĩnh (đang trong quá trình xây dựng) thiết kế bằng dây văng
đẹp nhất khu vực Bắc Trung Bộ.
- Dự án Khu vui chơi giải trí Cửa Hội, còn gọi là Vinpearl Cửa Hội giai
đoạn 2 (đang trong quá trình làm thủ tục đầu tư).

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường


- Dự án khu resost phía Bắc đảo Lan Châu dự kiến được Cty CP Golden
City làm chủ đầu tư sẽ khởi công trong quý II/2019.
- Dự án Song Ngư Sơn khách sạn 5 sao đưa vào hoạt động.
- Dự án nâng cấp, mở rộng phía Đông đường Bình Minh và xây dựng
đường giao thông đoạn từ quốc lộ 46 đến giao với đường Bình Minh và đường ra
bến 5, 6, 7, 8 của cảng Cửa Lò.
- Đại Lộ 72m Vinh Cửa – Lò: TP về Cửa Lò 10km.
- Khu tắm bùn và khoáng nóng cao cấp phục vụ du khách mùa đông.
- Năm 2019, hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm 03 khách sạn lớn tiêu
chuẩn 4 – 5 sao: Summer 2, Holiday, Song Ngư Sơn. Trung tâm hội nghị tiêu
chuẩn quốc tế thu hút các sự kiện lớn của tỉnh và cả nước…
2.2.3. Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường được quan tâm. Tỷ lệ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 96%. Đấu nối các khách sạn, nhà
nghỉ, nhà hàng với hệ thống thu gom và xử lý nước thải của Thị xã do Bỉ tài trợ;
công tác vệ sinh môi trường được quan tâm. Quyết tâm xây dựng một thị xã
Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp.
2.2.4. Chất lượng giáo dục - đào tạo tiếp tục được nâng cao, đứng trong
tốp đầu của Tỉnh. Thi học sinh Giỏi lớp 9 xếp thứ nhất toàn Tỉnh, thi giáo viên
đạt giỏi bậc mầm non xếp thứ 2 toàn Tỉnh. Là đơn vị đầu tiên của khu vực bắc
trung bộ có tỷ lệ 100% trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 04 trường đạt
chuẩn quốc gia cấp độ III;
2.2.5. Văn hóa - XH có nhiều khởi sắc. Nhân dân tích cực tham gia việc
gắn tên đường, biển số nhà, lắp đặt camera an ninh, lắp đặt đèn trang trí; xây
dựng ngõ phố xanh- sạch - đẹp, xây dựng và công nhận nhiều dòng họ văn hóa.
2.2.6. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm; không xảy ra điểm nóng, vụ
việc phức tạp; An ninh du lịch đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân và du
khách khi ra đường và ngồi ăn uống.

19



Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

2.2.7. Thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo
Nghị quyết Hội nghị TƯ 6 (khóa XII) đạt kết quả bước đầu. Thị xã giảm được 29
biên chế so với năm 2015; thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền
thông; thực hiện Trưởng Ban tuyên giáo Thị ủy đồng thời là Giám đốc Trung tâm
BDCT Thị xã; hợp nhất Văn phòng Đảng ủy, HĐND - UBND tại 7/7 phường;
thực hiện mô hình Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND, Trưởng ban dân vận - Chủ
tịch Mặt trận, nhập Tổ chức – Nội Vụ, thanh tra, kiểm tra, văn phòng đất đai,
trung tâm quỹ đất vvv…
2.2.8. Phát huy dân chủ, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức lãnh đạo
của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể; tổ chức
đối thoại giữa chính quyền với nhân dân, tháo gỡ, giải quyết kịp thời, dứt điểm
những khó khăn, vướng mắc của nhân dân và doanh nghiệp. Cán bộ, đảng viên,
các tổ chức trong hệ thống chính trị đoàn kết, nhân dân đồng thuận, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng.
2.3. Tình hình phát triển du lịch Cửa Lò.
- Dịch vụ, du lịch có nhiều khởi sắc. Tổng lượt khách đạt 2.798 ngàn lượt,
tăng 13,3% so với năm 2017; tổng doanh thu du lịch đạt 2.851 tỷ đồng, tăng 25%
so với năm 2017; phối hợp tổ chức thành công Chung khảo cuộc thi Hoa hậu
Việt Nam khu vực phía Bắc và chương trình Gala tuần lễ biển Việt Nam xanh tại
Cửa Lò.
- Biển Cửa Lò được tổ chức UNESCO đánh giá là một trong những bãi
biển đẹp nhất Việt Nam. Có bãi cát trắng, mịn; bờ biển thoải; nước trong, xanh;
sóng vừa phải phù hợp cho du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng. Với cơ sở hạ tầng
hiện đại, khang trang hơn 304 cơ sở lưu trú trên 12.000 phòng, trong đó có trên
10 khách sạn có quy mô 3-5 sao. Cửa Lò phấn đấu trong năm 2019 đón trên 3
triệu lượt khách.
- Công tác quảng bá xúc tiến du lịch:


19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

+ Cửa Lò đang nỗ lực đổi mới phương thức quảng bá xúc tiến du lịch
thông qua các phương tiện truyền thông điện tử, phát hành rộng rãi các ấn phẩm
giới thiệu về du lịch Cửa Lò đối với du khách trong nước và quốc tế.
+ Sân bay vinh sân bay quốc tế
+ Tổ chức các đoàn xúc tiến du lịch sang các nước, các tỉnh phía nam
+ Họp báo toàn quốc
+ Thúc đẩy phát triển nhiều loại hình du lịch sự kiện, hội nghị, hội thảo,
triển lãm, hội thi
+ Hoa hậu Việt Nam báo Tiền phong
+ Bóng chuyền bãi biển toàn quốc
+ Cầu mây toàn quốc
+ Tỉnh, Bộ, ban, ngành TW tổ chức các hội nghi, hội thảo…Có nhiều nhà
khách của các ngân hàng, tập đoàn kinh tế trên địa bàn Thị xã.
* 10 điều không thể bỏ qua khi đến Cửa Lò:
1. Tắm biển và ngắm bình minh: Biển Cửa Lò có dải cát dài, mịn, phẳng,
nước biển sạch và sóng nhẹ, dù thủy triều lên xuống thì độ sâu vẫn không thay
đổi, tạo một cảm giác an toàn khi tắm. Đặc biệt, cảm giác thức dậy vào rạng
sang để đuổi kịp bình minh trên biển chắc chắn là một cảm giác khó quên.
2. Thưởng thức hải sản Cửa Lò( Tôm, cua, ghẹ, mực nháy, cá mú, hàu,
sôn….; nhất là mực nháy Cửa Lò.
3. Tham quan mua sắm tại chợ Hải sản, và chợ Hôm, cảng cửa Lò.
4. Tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch Vinpearl Cửa Hội – Đảo ngư.
( cáp treo).
5. Tham quan và mua sắm tại làng nghề nước mắm Ở Nghi thủy và Hải

Giang I – Cửa Hội.
6. Làng chài Nghi Thủy và chợ bến cá.

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

7. Đảo Lan Châu và quần thể du lịch Song Ngư Sơn – Du thuyền trên
sông Lam.
8. Tham quan vãn cảnh chùa Song Ngư và bãi tắm tiên ngoài đảo ngư.
9. Đền Vạn Lộc, Đến Nguyễn Xí và các di tích lịch sử quốc gia, các lễ hội
truyền thống.
10. Cửa Lò golf resort.
8. Cửa Lò và các tua tuyến kết nối:
- Cửa Lò- Quảng trường HCM, Núi Dũng Quyết, đến thờ vua Quang
Trung.
- Cửa Lò quê Bác – khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu; Tổng bí thư Lê Hồng
Phong
- Cửa Lò – rừng quốc gia Phù Mát, thác Ke Kèm, Song Giăng
- Cửa Lò – sinh thái Diễn Lâm, Bãi Lữ
- Cửa Lò – khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du
- Cửa Lò – Ngã ba Đồng Lộc – Mộ Đại tướng
2.3. Hạn chế
Quá trình phát triển du lịch dẫn đến mở rộng và phát triển các ngành công
nghiệp, dịch vụ thu hút số lượng lớn lao động, du khách từ các địa phương khác đến
tham gia làm việc và lưu trú trong đó có không ít lao động tự do, những người lang
thang cơ nhỡ. Lượng khách đến ngày càng đông gây áp lực đến cơ sở hạ tầng cũng
như môi trường của địa phương.
Du lịch còn mang tính thời vụ, thương hiệu du lịch Cửa Lò chưa đạt đến

tầm Quốc gia, trình độ và tính chuyên nghiệp trong phục vụ vẫn chưa cao. An
ninh trật tự nơi lưu trú, nhà hàng, an toàn bãi tắm vẫn còn hạn chế, hệ thống cơ
sở hạ tầng, hệ thống giao thông quy hoạch đang thiếu tính đồng bộ. Tốc độ đô thị
hóa khu dân cư cũng như khu du lịch còn chậm, chính sách thu hút đầu tư vào du

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

lịch dịch vụ chưa hấp dẫn. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, các hoạt động du lịch
mua sắm, du lịch tâm linh… chưa phát triển xứng với tiềm năng.
Cảnh quan môi trường chưa thực sự xanh - sạch - đẹp, lượng rác thải do
các hoạt động ăn uống, vui chơi, mua sắm,… thải ra rất lớn đặc biệt là rác thải nhựa
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nhận thức của người dân về du lịch, dịch vụ và
việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao.
2.4. Nguyên nhân
Sự phát triển nhanh về cơ sở lưu trú, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du
lịch, các công trình xây dựng có nguy cơ phá vỡ quy hoạch tác động đến vẻ đẹp
cảnh quan của biển.
Lượng khách du lịch đến các bãi biển ngày càng đông đã đẩy môi trường
du lịch biển trước những thách thức lớn: ý thức bảo vệ môi trường của một bộ
phận nhỏ nhân dân và khách du lịch chưa cao. Công tác quản lý quy hoạch còn
lỏng lẻo, nhất là quản lý các dự án du lịch. Xu hướng bê tông hoá tại các khu du
lịch biển đang có xu hướng gia tăng. Diện tích khuôn viên cây xanh, thảm thực
vật đang bị thu hẹp dần. Hàng ngày lượng nước thải, chất thải sinh hoạt và công
nghiệp đang xả xuống các con sông đổ ra biển. Bên cạnh đó, lượng rác do sóng
biển đánh dạt vào bờ ước đến vài nghìn tấn/năm. Một số cơ sở lưu trú và nhà
hàng chưa có biện pháp xử lý nước thải, còn đổ thẳng ra biển hoặc cho thẩm thấu
vào đất, cát. Nhiều nhà vệ sinh công cộng xây dựng và bố trí chưa hợp lý nên

dẫn đến tình trạng phóng uế bừa bãi gây nguy cơ ô nhiễm khu vực phía trên bãi
biển.
3. Giải pháp và kiến nghị
3.1. Giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch
Đổi mới phương thức quảng bá xúc tiến du lịch thông qua các phương tiện
truyền thông điện tử như truyền hình, internet, mạng xã hội, điện ảnh; phát hành
rộng rãi các ấn phẩm giới thiệu về con người, lịch sử văn hóa, cảnh quan và sản

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

phẩm du lịch Cửa Lò trong và ngoài nước; đổi mới và hoàn thiện nội dung, kết
cấu website về du lịch Cửa Lò.
Bên cạnh việc đẩy mạnh quảng bá thu hút khách quốc tế, đặc biệt là khách
du lịch từ các nước ASEAN, cần tập trung ưu tiên đẩy mạnh quảng bá thu hút
khách du lịch nội địa; tranh thủ kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn về du lịch
để định hướng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch.
3.2. Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát
triển du lịch, chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian du lịch cho phù hợp lợi thế
và tiềm năng
Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển
du lịch, đảm bảo tập trung khai thác tối ưu và có hiệu quả thế mạnh tài nguyên
du lịch của thị xã gắn với việc bảo vệ tu bổ, trong đó ưu tiên cho phát triển các
sản phẩm đặc thù, có giá trị nổi bật như: Khu du lịch Cửa Hội, đảo Ngư, du
thuyền, đảo Lan Châu,... thành các sản phẩm mang thương hiệu Du lịch Cửa Lò.
Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng du lịch để tạo động lực mạnh
mẽ cho thu hút đầu tư phát triển du lịch; tập trung huy động nhiều nguồn lực

phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở quy hoạch một cách bền vững.
3.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao,
đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên du lịch có kiến thức, trình độ.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch chất
lượng cao; có chính sách thu hút đầu tư, hợp tác liên kết nâng cao năng lực các
cơ sở đào tạo du lịch đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch chuyên nghiệp; xây
dựng mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch; đẩy
mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo phát triển nguồn
nhân lực du lịch trên địa bàn; tăng cường tổ chức tập huấn về du lịch cho cộng
đồng dân cư tại các điểm du lịch.

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

3.4. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, ưu tiên triển
khai các loại hình du lịch mới, chất lượng, đa dạng phục vụ du khách
Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, hấp dẫn,
có khả năng cạnh tranh cao dựa trên những thế mạnh về tài nguyên và vị trí, từng
bước khẳng định thương hiệu du lịch trên bản đồ du lịch cả nước và khu vực;
thúc đẩy phát triển loại hình du lịch MICE (sự kiện, hội nghị, hội thảo, khuyến
thưởng, triển lãm), du lịch mua sắm kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng biển, đồng
thời đảm đương tốt vai trò là trung tâm điều phối du lịch của tỉnh; lựa chọn khôi
phục và tôn tạo một số khu di tích lịch sử để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù,
đầu tư kết cấu hạ tầng và hạ tầng du lịch bên bờ sông Lam, ẩm thực Nghi Thủy,
Nghi Hòa, Nghi Thu, Nghi Hương, Thu Thủy… trên cơ sở có sự phối hợp chặt
chẽ với các doanh nghiệp lữ hành khai thác tốt lễ hội để xây dựng các sản phẩm
du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Gắn kết chặt chẽ việc phát triển du lịch với bảo tồn, nhất là bảo tồn và

phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống
và bản sắc văn hóa. Tăng cường hợp tác liên kết với các tỉnh, thành phố có trọng
điểm về du lịch; các doanh nghiệp lữ hành.
3.5. Giải pháp về môi trường.
Thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi trường gắn với công tác tuyên truyền
và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân. Kiểm soát chặt
chẽ tình trạng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, khuyến khích nhà hàng,
khách sạn, khách du lịch sử dụng đồ dùng thân thiện với môi trường. Xử lý triệt
để các khách sạn, nhà hàng thải rác, nước thải ra biển, khu lâm viên bãi tắm,
khoan và sử dụng nước ngầm không có giấy phép để kinh doanh du lịch. Đồng
thời, xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường du lịch biển và kế hoạch hành động
cụ thể, tiếp thu các công nghệ mới về quản lý và bảo vệ môi trường du lịch,
nhanh chóng áp dụng vào thực tế.

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên du lịch, quản lý môi trường, xử lý
chất thải một cách có hiệu quả tại địa điểm du lịch. Bảo vệ chất lượng nước ngọt,
xác định mức khai thác cho phép trên tài nguyên nước ngọt sẵn có, tìm các giải
pháp cấp nước ngọt dự phòng từ nhiều nguồn khác.
PHẦN KẾT LUẬN
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó
tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, trong đó quan
hệ giữa du lịch và môi trường gắn kết hữu cơ với nhau: sự tồn tại và phát triển
của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được
bảo vệ.
Du lịch biển tại thị xã Cửa Lò hiện nay đang phát triển khá thuận lợi với

sự tăng trưởng lượng khách du lịch và được khách du lịch đánh giá cao về giá trị
cảnh quan biển đảo. Du lịch ở đây được đánh giá phát triển bền vững về mặt
kinh tế. Song du lịch biển ở thị xã Cửa Lò đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm
môi trường biển đảo, sự mất trật tự của an ninh địa bàn. Do vậy trong thời gian
tới để du lịch biển thị xã Cửa Lò được phát triển một cách bền vững môi trường
được bảo vệ, rất cần các chính sách, giải pháp đồng bộ và sự hỗ trợ và phối hợp
tích cực của nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng.
Phú Xuyên, ngày 02 tháng 7 năm 2019
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

………………………

Vũ Thế Anh

19


Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế - Phát triển du lịch Cửa Lò gắn liền với bảo vệ môi trường

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH K21B - 18

BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỬA LÒ GẮN LIỀN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Người thực hiện: Vũ Thế Anh

Đơn vị công tác:

Tháng 7 năm 2019
19



×