Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

phân tích quản trị nguồn lực dn erp của walmart

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.48 KB, 10 trang )

NỘI DUNG
I/ Tổng quan về Walmart và ERP
1) Giới thiệu về Walmart
Wal-mart là công ty hoạt động trong ngành bán lẻ của Mỹ, được thành
lập bởi Sam Walton vào năm 1962. Sản phẩm của công ty bao gồm:
chuỗi cửa hàng giảm giá, đại siêu thị và các thị trường lân cận. Đến năm
2002, Wal-mart trở thành công ty lớn nhất thế giới về doanh thu theo
bình chọn của tạp chí Fortune. Từ đó đến nay, Wal-mart luôn duy trì vị
thế dẫn đầu của mình trong ngành công nghiệp bán lẻ thế giới. Họ sử
dụng 2,2 triệu nhân viên trên toàn thế giới - 1,4 triệu chỉ riêng tại Mỹ.
Doanh thu: 444 tỉ USD (2012) Tổng tài sản: 203,105 tỉ USD (2012) Thị
trường của Wal-mart: Mỹ, Mêxicô, Anh, Nhật, Argentia, Braxin, Canađa,
Trung Quốc, Puerto Rico,…Wal-Mart hoạt động với hơn 3.800 cơ sở ở
nước Mỹ và hơn 2.600 ở nước ngoài
2) Tổng quan về ERP
a) Khái niệm
ERP(Enterprise resource planning) là hệ thống tập hợp các ứng
dụng khác nhau giúp nhân viên, nhà điều hành xây dựng quy trình chuẩn
1


tương tác qua lại trên cơ sở tài nguyên doanh nghiệp. Nhờ đó tài nguyên
doanh nghiệp được quản lý toàn diện từ A tới Z.
b) Các module chức năng căn bản của ERP

Hệ thống ERP được thiết kế theo
kiểu các phân hệ. Những phân hệ
chức năng chính được chia thích
hợp với những hoạt động kinh
doanh chuyên biệt như tài chính kế
toán, sản xuất và phân phối. Những


phân hệ khác có thể được thêm vào
hệ thống lõi, bao gồm 6 phân hệ
chính tương tác qua lại lẫn nhau:
Quản lí quan hệ khách hàng, Quản
lý nhân lực, Quản lý chuỗi cung
ứng, Quản lí tài chính, Quản lí thiết
bị, Quản lí sản xuất.

2


c) Lợi ích của mô hình ERP với doanh nghiệp
 Kiểm soát thông tin khách hàng: dữ liệu nằm chung ở một nơi
nay mọi nhân viên trong công ty đều có thể truy cập và xem thông tin
khách hàng, một số người có quyền thì có thể đổi cả thông tin mà không
lo sợ hồ sơ khách hàng không được cập nhật xuyên suốt các bộ phận
khác nhau
 Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ: Vì chỉ
sử dụng một hệ thống máy tính duy nhất nên công ty có thể tiết kiệm
thời gian, giảm chi phí, tăng năng suất và giảm lượng nhân sự cần thiết.
 Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án: ERP giúp doanh nghiệp
kiểm tra và theo dõi tính đồng nhất trong chất lượng sản phẩm, đồng thời
lên kế hoạch và phân bổ nhân lực một cách hợp lý tùy nhu cầu dự án.
ERP còn có thể tự động kiểm tra trong cơ sở dữ liệu xem nhân viên nào
có thế mạnh nào rồi tự gán họ vào từng tác vụ của dự án, người quản lý
không phải mất nhiều thời gian cho công đoạn này.
Kiểm soát thông tin tài chính: ERP tổng hợp hết mọi thứ liên quan đến
tài chính lại một nơi, hạn chế tiêu cực cũng như những đánh giá sai lầm
của người quản lý về hiệu năng của doanh nghiệp. ERP cũng có thể giúp
tạo ra các bản báo cáo tài chính theo những chuẩn quốc tế như IFRS,

3


GAAP.
Kiểm soát lượng tồn kho: ERP giúp kiểm soát xem trong kho còn bao
nhiêu hàng, hàng nằm ở đâu, nguyên vật liệu còn nhiều ít ra sao.
 Giao tiếp, xã hội hóa việc liên lạc trong công ty: ERP rất hữu ích
trong việc liên lạc giữa nhân viên các phòng ban với nhau. ERP còn sở
hữu khả năng hiển thị những tác vụ mà một người cần làm, xem cập nhật
trạng thái từ những người cùng phòng,...
II/ Ứng dụng ERP trong Walmart
1) Sự phát triển về hệ thống ERP của Walmart
 Năm 1988: WalMart đầu tư hệ thống công nghệ thông tin 4 liên kết
gồm: Cửa hàng Walmart – Trụ sở công ty WalMart – Trung tâm WalMart
– Nhà cung cấp nhằm xác định lượng hàng tồn kho và cho phép nhàcung
cấp tiếp cận hệ thống mạng ngoại vi của họ để theo dõi việc bán hàng và
điều chỉnh kế hoạch sản xuất
 Tháng 10/2001: WalMart hợp tác với Công ty thương mại Atlas
nhằm nâng cấp hệ thống Internet WalMart sử dụng hệ thống máy tính
MPP để lưu trữ quá trình vận chuyển hàng hóa và mức hàng tồn kho.
 Năm 1991: WalMart đầu tư 4 tỉ USD xây dựng một hệ thống liên
hệ với các nha bán lẻ. Các nhà bán lẻ sử dụng hệ thống này để kiểm soát
4


doanh số bán hàng. Chi tiết về các giao dịch hàng ngày được xử lý qua
hệ thống này và cung cấp cho các cửa hàng của WalMart vào 4A.M hôm
sau
 Năm 2007: Walmart mua gói phần mềm ứng dụng ERP Financials
từ SAP để xử lí các nhu cầu tài chính của công ty

2) Ứng dụng ERP trong quản lí chuỗi cung ứng của Walmart

Sơ đồ chuỗi cung ứng của Walmart

5


a) Quản trị nguồn hàng
Các hàng hóa sau khi được thu mua từ các nha cung cấp sẽ được
chuyển tới hệ thống phân phối của WalMart Tại đây, hàng hóa sẽ được
lưu trữ trong một khoảng thời gian ngắn và có thể thực hiện các hoạt
động: đóng gói, dán nhãn. Khi sản phẩm của nhà cung cấp sắp tiêu thụ
hết, hệ thống sẽ tự động gửi thư nhắc nhở để vận chuyển thêm sản phẩm
b) Quản trị vận tải
Walmart trang bị cho các nhân viên lái xe hệ thống thông tin liên
lạc bằng vô tuyến. Khi các nhân viên chở hàng từ trung tâm phân phối
đến một cửa hàng của WalMart sẽ được thông tin tiếp tục (qua hệ thống
liên lạc) đến một nhà sản xuất gần đó, cùng lúc lấy hàng và mang về
trung tâm. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên cũng được trang bị tai nghe có
phát giọng nói được lập trình sẵn.Nhờ đó, họ biết được những chỉ dẫn
trong công việc và nó cũngnhắc nhở họ và tiến độc ông việc. WalMart
còn sử dụng máy đo lường năng suất để kiểm tra năng suất lao động của
nhân viên. Đó là một hệ thống máy tính kiểm tra số lượng hàng hóa được
chất lên xe tải trong mỗi giờ làm việc của công nhân tại trung tâm trước
khi chở đếncác cửa hàng củaWalMart.
6


c) Quản trị kho bãi
 WalMart sử dụng công nghệ mã vạch tinh vi và hệ thống máy tính

hỗ trợ cho việc quản lý hàng hóa ở các trung tâm phân phối. Mỗi nhân
viên đều có quyền kết nối thông tin về mức độ hàng tồn kho của tất cả
các sản phẩm ở trung tâm.
 Cần quét hàng hóa 2 lần: một lần để nhận diện tấm nâng và lần 2
để nhận diện vị trí kho xuất.
 Hệ thống máy tính sẽ hướng dẫn cho nhân viên biết vị trí chính xác
của các sản phẩm riêng biệt trong kho và khi hệ thống báo có sản phẩm
được lấy đi, nhân viên sẽ xác nhận thông tin đó.
 Số lượng sản phẩm yêu cầu trung tâm cung cấp sẽ được nhập vào
máy tính và sau đó được cập nhật vào máy chủ.
 Hệ thống máy tính cũng cho biết các thông tin về dự trữ, đóng gói,
vận tải sản phẩm. Cùng với đó, cho phép trung tâm giám sát nhân viên
của họ một cách chặt chẽ nhằm đưa ra các quyết định và chỉ dẫn tốt nhất.
d) Quản trị tồn kho
Hệ thống máy tính ở các cửa hàng của WalMart nhận dạng mặt hàng
còn ít trong kho và gửi đơn đặt hàng cho máy tính gần nhất của nhà cung
cấp thông qua hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh. Công nhân ở các cửa
hàng có một máy tính cầm tay (Magic Wand) được kết nối với hệ thống
7


máy tính chính qua tần số radio, giúp ghi nhận về tồn kho, những lần
giao hàng và lưu giữ hàng hóa ở cấc trung tâm phân phối. WalMart cũng
sử dụng hệ thống thuật toán phức tạp để dự đoán chính xác số lượng mỗi
loại hàng hóa được giao căn cứ vào mức tồn kho ở cửa hàng. WalMart
cũng sử hệ thống dữ liệu tồn kho tập trung để nhân viên tại cửa hàng
nhận biết mức tồn kho và nơi lưu trữ mỗi loại hàng bất cứ lúc nào.
3) Thành công của ứng dụng ERP tại Walmart
 Cải thiện hoạt động dự báo cho tất cả các đối tượng trong chuỗi
cung ưng va thực hiện việc chia sẻ thông tin dự báo

 Thu hút được những phân đoạn thị trường mới va giảm tác động
đối với các cửa hàng hiện tại
 Giảm chi phí va thời gian kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh
doanh cũng như rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm ra thị trường
 Cải thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ưng, giảm được lượng
tồn kho cần dự trữ
 Cung cấp khả năng phục vụ trực tuyến
 Tạo lợi thế cạnh tranh về giá
 Nhận hàng nhanh chóng
 Thông tin về hàng hóa được cập nhật liên tục, đầy đu hơn

8


KẾT LUẬN
Thành công từ việc áp dụng hệ thống ERP của Walmart đã mang
lại cho chúng ta những bài học quý giá. Hệ thống ERP thực chất chỉ là
một phần mềm, điều tối quan trọng quyết định sự thành công của doanh
nghiệp vẫn nằm ở con người. Nếu Walmart không có những bộ óc sáng
tạo và tiên phong trong ứng dụng công nghệ cũng như chấp nhận thay
đổi trong cách thức vận hành, rất có thể hệ thống đã đi vào dĩ vãng, tiêu
tốn cả nguồn lực lẫn thời gian của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy ý
nghĩa của yếu tố con người trong hệ thống ERP.
Nhờ đó, Walmart đã đạt được những kết quả nhất định trong tất cả
các bộ phận: giảm thiểu chi phí đầu vào, tăng tốc độ vòng quay dồn kho,
giảm thiểu chi phí vận chuyển, tăng chất lượng dịch vụ khách hàng. Đặc
biệt nhất, Walmart đã được hưởng thành quả của việc đổi mới khi luôn
giữ vững mục tiêu mà người sáng lập Sam Walton đặt ra năm 1962 “giúp
con người tiết kiêm tiền để có cuộc sống tốt đẹp hơn”.


9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Thương mại điện tử căn bản”, Trường Đại học Ngoại
Thương, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hồng, TS. Nguyễn Văn
Thoan, NXB Bách Khoa –Hà Nội, 2013
2. />3. />4. />5. />6. />
10



×