Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

nhãn hiệu màu sắc nhìn từ vụ tranh chấp giữa christian louboutin và ysl, liên hệ với việc bảo hộ nhãn hiệu màu sắc ở việt nam trong bối cảnh gia nhập tpp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.77 KB, 37 trang )

I.
II.1

Cơ sở lý luận

Tìm hiểu chung về nhãn hiệu
I.1.1. Một số khái niệm
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau.
Chức năng chính của nhãn hiệu là để phân biệt các nhà sản xuất, kinh doanh và chỉ dẫn
nguồn gốc của sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, nhãn hiệu còn có một số chức năng phụ mà các
doanh nghiệp cần quan tâm khai thác như chức năng chỉ dẫn chất lượng, chức năng quảng cáo
và chức năng hỗ trợ kiểm soát và tổ chức thị trường.
-Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ
chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành
viên của tổ chức đó.
-Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác
sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ,
nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ
chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ, ISO
9000 là một nhãn hiệu chứng nhận được công nhận rộng rãi trên thế giới.
-Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự
nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Nhãn hiệu ba chiều là hình dáng bề ngoài của sản phẩm được thể hiện dưới dạng không
gian ba chiều. Trên thế giới, nhãn hiệu ba chiều được bảo hộ và sử dụng khá phổ biến. Việt nam
hiện nay chưa có văn bản cụ thể nào qui định về việc bảo hộ nhãn hiệu ba chiều. Tuy nhiên, trên
thực tế, Cục Sở hữu Trí tuệ vẫn chấp nhận đăng ký nhãn hiệu ba chiều. Các tiêu chuẩn và quy
trình xét nghiệm nhãn hiệu ba chiều cũng giống như đối với các nhãn hiệu bình thường khác.


35



-Nhãn hiệu nổi tiếng: Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi nó được sử dụng liên tục cho
hàng hóa, dịch vụ có uy tín và do vậy được biết đến một cách rộng rãi. Theo Công ước Paris về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (mà Việt Nam là một thành viên), nhãn hiệu nổi tiếng nghiễm
nhiên được hưởng chế độ bảo hộ đặc biệt tại tất cả các nước thành viên mà không cần qua bất
kỳ thủ tục đăng ký nào.
I.1.2. Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu


Điều kiện bảo hộ:

Để được bảo hộ là nhãn hiệu, dấu hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc
sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch
vụ của chủ thể khác. Hay nói cách khác, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ.
Như vậy, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện. Thứ nhất,
dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs “bất kỳ dấu hiệu
nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị… không thể được đăng ký là
nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam. Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều
kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc
điểm chung của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như luật về nhãn
hiệu của các nước trên thế giới.
Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam và của nhiều quốc gia khác đều có các quy định cụ
thể dấu hiệu nào bị coi là không có khả năng phân biệt. Nói chung, đó là các hình và hình hình
học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ; chữ
nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng… Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể được
bảo hộ nếu chúng được sử dụng và được biết đến một cách rộng rãi… Các luật sư, chuyên gia
trong lĩnh vực nhãn hiệu có thể giúp làm rõ vấn đề này khi bạn muốn đăng ký mnột nhãn hiệu.



Chủ thể của đối tượng được bảo hộ:

Bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có quyền nộp đơn trực tiếp vào Cục Sở
hữu trí tuệ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.


Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu


35

+Phụ thuộc vào ý đồ kinh doanh, phát triển thương hiệu, duy trì tuyền thống…và luật
nhãn hiệu của từng quốc gia, chủ nhãn hiệu có thể quyết định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu trên
các khía cạnh: (i) Ở đâu (trong nước hoặc những nước nào), (ii) cho loại hàng hoá, dịch vụ gì,
và (iii) trong bao lâu (thời hạn bảo hộ).Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải xác
định rõ đang và sẽ sử dụng nhãn hiệu đó cho những loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào. Thỏa ước
Nice về phân loại hàng hóa, dịch vụ liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu (mà Việt Nam đang áp
dụng) đã phân các hàng hóa thành 34 nhóm và các dịch vụ thành 11 nhóm.
Một nhãn hiệu đăng ký cho nhiều nhóm hàng hoá dịch vụ thì lệ phí đăng ký sẽ cao hơn so với
một nhóm.
+ Ở Việt Nam, quyền đối với nhãn hiệu chỉ phát sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Vì vậy, khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu, khó có khả năng ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hay hoàn toàn
giống với nhãn hiệu đang được thẩm định.


Thời hạn hiệu lực


+Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần
liên tiếp.Nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ không thể được sửa đổi sau khi đăng ký, trừ
trường hợp sửa đổi để giới hạn danh mục hàng hóa,dịch vụ.
+Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy hiệu lực nếu chủ Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu đình
chỉ hiệu lực, mà không có lí do chính đáng. Trong trường hợp này, hiệu lực của Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu bị đình chỉ kể từ ngày đầu tiên sau thời hạn 5 năm nói trên.

II.2

Xác định các dấu hiệu, hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu
Điều kiện đầu tiên để tiến hành xác định các hành vi vi phạm đó là nhãn hiệu được yêu
cầu xem xét phải xác định được chủ sở hữu rõ ràng, thuộc phạm vi nhãn hiệu đang được bảo hộ
ở Việt Nam và hành vi vi phạm được thực hiện trong lãnh thỗ Việt Nam.

I.2.1. Xác định một nhãn hiệu có dấu hiệu bị nghi ngờ là xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu.


35

Theo quy định của pháp luật nước ta, trong số những người cùng nộp đơn bảo hộ cho
cùng một nhãn hiệu, quyền bảo hộ được dành cho đơn đăng ký được nộp sớm nhất tại Cục Sở
hữu trí tuệ, các đơn được nộp sau cho cùng một nhãn hiệu hàng hóa sẽ bị từ chối bảo hộ. Vì vậy
để giữ nhãn hiệu của mình doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ càng sớm càng tốt.
Để được chấp nhận bảo hộ, một nhãn hiệu cùng một lúc phải đáp ứng các điều kiện bảo
hộ và không thuộc một trong các dấu hiệu loại trừ. Nhiều nhãn hiệu được nộp đơn và kèm theo
đó là các khoản phí và lệ phí, nhưng do khâu thiết kế không chuẩn nên việc bảo hộ nhãn hiệu bị
từ chối sau vài tháng nộp đơn, vì không đáp ứng điều kiện bảo hộ. Trước khi nộp đơn bạn cần
đánh giá nhãn hiệu định đăng ký theo các điều kiện bảo hộ (Điều 72 và 73 của Luật Sở hữu trí

tuệ năm 2005).
Nhãn hiệu hàng hóa sẽ bị từ chối bảo hộ nếu có các dấu hiệu loại trừ sau:
- Không có khả năng phân biệt của nhãn hiệu (cấu tạo quá đơn giản, mang tính mô tả
hàng hóa, trùng với dấu hiệu có chức năng thông dụng khác…);
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy các nước, với biểu
tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của quốc gia và quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh
của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam và nước ngoài;
- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được bảo
hộ hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi; 2
- Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền sở hữu công nghiệp của
người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả;
- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo
hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính
tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; - Làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn
hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dung về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất
lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Ví dụ đối với dấu hiệu chữ:


35

Nhãn hiệu được
bảo hộ

Dấu hiệu (nhãn hiệu)
bị coi là tương tự tới
mức gây nhầm lẫn


PHÚ MỸ

TÂN PHÚ MỸ

Phân tích

phần chữ PHÚ MỸ được coi là thành phần chủ
yếu của nhãn hiệu được bảo hộ, do đó việc
thêm thành phần TÂN (Tân nghĩa là mới- PHÚ
MỸ MỚI) không làm thay đổi bản chất của
nhãn hiệu PHÚ MỸ

Ví dụ với dấu hiệu hình/ dấu hiệu kết hợp:
Nhãn hiệu được bảo hộ

Dấu hiệu (nhãn hiệu) bị coi
là tương tự tới mức gây
nhầm lẫn

Phân tích

Thành phần chính trong nhãn
hiệu bảo hộ là phần chữ HOÀ
KÝ và hình, trong khi đó dấu
hiệu vi phạm chứa phần lớn các
dấu hiệu đã được bảo hộ, chỉ
thêm một số thành phần phụ
trong cách trình bày.
Ví dụ về các nhãn hiệu là dấu hiệu dạng chữ thông thường có cùng cách phát âm:

Nhãn hiệu được
bảo hộ
TACO

Dấu hiệu (hãn hiệu) bị coi là tương tự gây nhầm lẫn
TAKO hoặc TACCO.
Ký tự C và các ký tự K hoặc CC khi phát âm đều như nhau.

DECOLGE
N

DECONGEL/DEKOLGEL
Các dấu hiệu trên và nhãn hiệu được bảo hộ đều được phát âm là
đê-côn-gen, mặc dù khác nhau bởi chữ cái C và K hoặc N và L.

Diclofam

Didofam
Dấu hiệu trên và nhãn hiệu được bảo hộ khác nhau chữ cl và d,
về hình thức trình bày d rất giống chữ cl viết liền, hơn nữa thứ tự xuất
hiện các nguyên âm trong nhãn hiệu là như nhau.

Ví dụ về các nhãn hiệu là dấu hiệu hình có cùng cách trình bày:


35

Nhãn hiệu được bảo hộ

Dấu hiệu bị coi là tương tự gây nhầm lẫn

Thành phần chính của nhãn hiệu được bảo hộ là
hình quả địa cầu bao bọc bởi hai dải băng, trong đó chữ
KG nổi bật lên trên. Dấu hiệu bị coi là tương tự gây
nhầm lẫn có hình quả địa cầu màu xanh và hai dải băng màu
sáng, phần chữ KG có thêm chữ BEARINGS phía dưới, ngoài ra
còn có thêm hai cung tròn phái trên và dưới. Tổng thể đây là hai
dấu hiệu/nhãn hiệu này bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhau.

Ví dụ về các nhãn hiệu/dấu hiệu có cùng nghĩa:
Nhãn hiệu được bảo hộ
GOLD STAR

Nhãn hiệu bị coi là
tương tự gây nhầm lẫn
KIM TINH, SAO VÀNG

Phân tích
Nhãn hiệu GOLD STAR khi sang
tiếng việt là KIM TINH, SAO VÀNG

La vie

The life

La vie (tiếng Pháp) và The life (tiếng
Anh) có cùng ý nghĩa là Cuộc sống

NÚI VÀNG

KIM SƠN


chữ NÚI VÀNG và KIM SƠN có
cùng ý nghĩa trong tiếng Việt

I.2.2.Các hành vi trực tiếp vi phạm quyền đối với nhãn hiệu
I.2.2.1.Sử dụng nhãn hiệu không được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép
Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:
+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh,
phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
Trong quy định này, từ “gắn” phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất với ý nghĩa là mọi
phương thức đưa nhãn hiệu lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh v.v. Ví dụ,
việc gắn nhãn hiệu có thể là in, dập, đúc trực tiếp nhãn hiệu lên sản phẩm (trên bánh xà phòng
chẳng hạn), hoặc dán đề can mang nhãn hiệu lên sản phẩm (ví dụ, xe máy) v.v.


35

+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được
bảo hộ;
Điểm lưu ý trong các hành vi sử dụng ở điểm này là mục đích của hành vi, đó là “để
bán”. Hành vi tàng trữ hoặc quảng cáo nhưng không nhằm mục đích “để bán sản phẩm, dịch vụ
mang nhãn hiệu sẽ không thuộc trường hợp quy định tại điểm này.
+ Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Theo quy định của pháp luật, việc cho phép sử dụng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới
hình thức hợp đồng bằng văn bản (Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ). Hợp đồng chuyển giao quyền
sử dụng này có hiệu lực (nội dung, thời điểm có hiệu lực v.v) theo sự thoả thuận của hai bên và
nó chỉ có ý nghĩa là để có hiệu lực đối với bên thứ ba, dùng để chứng minh việc sử dụng nhãn
hiệu của bên thứ ba không bị coi là sử dụng mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn
hiệu.
I.2.2.2. Hành vi sử dụng thuộc một trong các trường hợp bị coi là xâm phạm quyền đối

với nhãn hiệu theo quy định của pháp
Theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được
phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Khi xác định
một hành vi như vậy, có hai yếu tố phải xác định là dấu hiệu bị nghi ngờ xâm phạm và hàng hoá
hoặc dịch vụ mang dấu hiệu đó.
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với
hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc
liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử
dụng như vậy có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với
hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả
năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.


35

- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự
hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc
sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

Nhãn hiệu được bảo hộ:
Sản phẩm mang nhãn hiệu được đăng ký: Bột giặt

Các trường 1. Sử dụng nhãn hiệu trùng cho sản
2. Sử dụng nhãn hiệu trùng cho
hợp bị coi là phẩm trùng
sản phẩm tương tự
xâm
phạm

quyền
(xét
riêng về mặt
nhãn hiệu và
sản
phẩm/dịch vụ
Sản phẩm: Xà phòng
Sản phẩm: Bột giặt
mang
nhãn
hiệu)
3. Sử dụng nhãn hiệu tương tự cho
4. Sử dụng nhãn hiệu tương tự
sản phẩm trùng
cho sản phẩm tương tự (dấu hiệu này
được trình bày giống như cách trình
bày nhãn hiệu OMO, chữ s và t để cỡ
chữ nhỏ và mờ, người tiêu dùng chỉ
nhìn thấy các chữ OMO ở giữa
SỐMỘt
Sản phẩm: Xà phòng
Sản phẩm: Bột giặt

2.2.3.Vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng
Để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, trước hết phải chứng minh nhãn hiệu đó được
người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Điều 4 Luật Sở hữu trí
tuệ). Các tiêu chí được sử dụng để xem xét một nhãn hiệu nổi tiếng hay không được quy định tại
Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ. Một điều cần lưu ý trong khi xem xét để công nhận một nhãn hiệu



35

nổi tiếng là: các tiêu chí được quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ chỉ mang tính ví dụ và
không chỉ giới hạn ở các tiêu chí đó. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng các tiêu chí khác để
chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng. Hơn nữa, một nhãn hiệu không phải đáp ứng tất cả
các tiêu chí quy định tại Điều 75 mới được coi là nổi tiếng. Tuỳ từng trường hợp, có thể chỉ cần
thoả mãn một tiêu chí trong số đó cũng có thể coi một nhãn hiệu là nổi tiếng và việc công nhận
một nhãn hiệu nổi tiếng chỉ được thực hiện cho từng mục đích và vụ việc cụ thể và không phải
sau khi được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng (để xử lý một vụ kiện cụ thể), chủ sở hữu nhãn hiệu
có thể sử dụng căn cứ này cho các mục đích khác, vụ việc khác.
Theo quy định tại khoản 1.d Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ thì các hành vi sau đây bị coi
là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng:
“Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng
dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch
vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng
hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn
gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với
chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Tình huống

Hệ quả
Nhãn hiệu thông
Nhãn hiệu nổi tiếng
thường
Sử dụng nhãn hiệu
Xâm phạm
Xâm phạm
trùng cho hàng hoá/dịch vụ
trùng
Sử dụng nhãn hiệu

Xâm phạm
Xâm phạm
trùng cho hàng hoá/dịch vụ
tương tự
Sử dụng nhãn hiệu
Xâm phạm
Xâm phạm
tương tự cho hàng hoá/dịch
vụ trùng
Sử dụng nhãn hiệu
Xâm phạm
Xâm phạm
tương tự cho hàng hoá/dịch
vụ tương tự
Sử dụng nhãn hiệu
Không xâm phạm
Xâm phạm, nếu :
trùng/tương tự cho hàng
- Làm giảm khả năng
hoá/dịch vụ không tương tự
phân biệt của nhãn hiệu được bảo
hoặc không liên quan
hộ
- Lợi dụng uy tín, danh


35

Tình huống


Hệ quả
Nhãn hiệu thông
thường

Nhãn hiệu nổi tiếng
tiếng của nhãn hiệu được bảo hộ
- Gây nhầm lẫn
- Gây ấn tượng sai lệch
về mối quan hệ với chủ sở hữu
nhãn hiệu nổi tiếng

2.2.4.Một số trường hợp đặc biệt
-Đối với các nhãn hiệu đã được chuyễn nhượng, người được chuyển nhượng cần đưa ra
các giấy tờ chứng nhận đăng ký hợp đồng li-xăng, đồng thời phải được tòa án đã công nhận là
chủ nhãn hiệu ở thời điểm hiện tại.
-Một vài trường hợp đặc biệt không bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: Theo
quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu nhãn hiệu không được ngăn cấm người
khác thực hiện các hành vi sau đây (nói cách khác, đây là những hành vi không bị coi là xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu):
+ Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được chủ sở hữu nhãn hiệu
hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài.
+ Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất
lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.Ví dụ:
Một người thứ ba có tên là TRUNG NGUYÊN (Trung là họ và Nguyên là tên riêng) và mở một
cơ sở rang xay, đóng gói cà phê và sử dụng trên bao bì sản phẩm dòng chữ “RANG XAY VÀ
ĐÓNG GỌI TẠI CƠ SỞ TRUNG NGUYÊN, 36 PHỐ HUẾ, HÀ NỘI” và các hình ảnh trên bao
bì này không giống với hình ảnh mà cà phê TRUNG NGUYÊN đã đăng ký thì không bị coi là
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ nêu trên.
- Ngoài việc xác định sự trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn của các nhãn hiệu/dấu hiệu,
còn phải xác định sự trùng hoặc tương tự, liên quan của hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu/dấu

hiệu để khẳng định có hay không tồn tại hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Cách xác
định cụ thể như sau:


35

- Hai hàng hoá được coi là cùng loại nếu có cùng bản chất (cấu tạo, thành phần, hình
dáng v.v.), có cùng chức năng (công dụng hoặc mục đích sử dụng) và có cùng phương thức thực
hiện chức năng đó;
- Hai hàng hoá được coi là tương tự nếu tương tự nhau về bản chất (thành phần, cấu tạo,
hình dáng v.v.) hoặc/và tương tự về chức năng (công dụng hoặc mục đích sử dụng) và tương tự
về phương thức thực hiện chức năng đó.
Hai hàng hoá cũng được coi là tương tự nếu liên quan đến nhau về bản chất (được cấu
thành từ cùng loại nguyên liệu, hàng hoá này được cấu thành từ toàn bộ hay một phần của hàng
hoá kia v.v.) và/hoặc liên quan với nhau về chức năng (để hoàn thành chức năng của hàng hoá
này phải sử dụng hàng hoá kia, thường được sử dụng cùng với nhau, có cùng phương thức thực
hiện chức năng v.v.) hoặc liên quan chặt chẽ về phương thức lưu thông trên thị trường (được bày
bán cùng nhau, đưa ra thị trường cùng nhau).

II.3

Xử lý khi có tranh chấp về quyền đối với nhãn hiệu
I.3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ
Trong ba loại biện pháp được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí
tuệ, ranh giới giữa biện pháp hình sự và hai biện pháp còn lại là biện pháp dân sự và biện pháp
hành chính tương đối rõ ràng.[1] Thông thường, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp bị xử lý hình sự nếu trước đó đã bị xử lý hành chính. Trong khi đó, ranh giới giữa
biện pháp dân sự và biện pháp hành chính lại chưa thật sự rõ ràng, đặc biệt vấn đề những tranh
chấp nào được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự và những tranh chấp nào được giải quyết
bằng “con đường” hành chính. Hệ quả là, nhiều tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ lẽ ra phải

được giải quyết theo thủ tụng tố tụng dân sự nhưng lại giải quyết theo thủ tục hành chính. Theo
thống kê, trong những năm qua, hầu hết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết
bằng biện pháp hành chính. Không ít người lo ngại rằng, việc giải quyết các tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ đang bị hành chính hoá. Quy định không rõ ràng về thẩm quyền dẫn đến sự
chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan, các cơ quan đôi khi thực hiện công việc không
thuộc thẩm quyền của mình, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 lần đầu tiên quy định cho Toà án
thẩm quyền xét xử các tranh chấp về quyền trí tuệ mà cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp tại
Điều 29. Theo quy định của Pháp lệnh, thẩm quyền xét xử các tranh chấp sở hữu công nghiệp


35

của Toà án rất hẹp. Cụ thể, Toà án chỉ có thẩm quyền xét xử bốn loại tranh chấp và vi phạm sau:
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ văn bằng bảo hộ; tranh chấp liên quan
đến việc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải
trả khoản tiền cho chủ văn bằng bảo hộ trong trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng
đối tượng sở hưũ công nghiệp; tranh chấp liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ cho tổ chức,
cá nhân không có quyền nộp đơn; tranh chấp liên quan đến việc trả thù lao cho tác giả và người
thừa kế của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp[2].
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 chỉ quy định tranh chấp về quyền sở hữu trí tụê, chuyển
giao công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án (khoản 40-Điều 25, khoản 2-Điều 29).
Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền tác giả và quyền sở hữu
công nghiệp trong Bộ luật[3] cũng chỉ quy định: tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, tác giả, chủ sở
hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan nhà nước thẩm quyền
bảo vệ quyền của mình khi bị xâm hại; tranh chấp về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự[4]. Ngày 21/8/1997, Toà án nhân dân tối cao đã ban
hành Công văn số 97/KHXX xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền tác giả và
quyền sở hữu công nghiệp. Tiếp đó, ngày 5/12/2001, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Bộ văn hoá-thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số

01/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BVHTT về giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền
tác giả tại Toà án nhân dân. Tuy nhiên, tất cả những văn bản pháp luật này cũng chưa quy định
rõ, đầy đủ các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cụ thể nào thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.
I.3.2. Áp dụng biện pháp dân sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp
Theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ, toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau
đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
-

Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

-

Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

-

Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

-

Buộc bồi thường thiệt hại;


35

Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương
mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất,
kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến

khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

II.4

Một số quy định riêng về màu sắc của nhãn hiệu
Không phải luật pháp sở hữu trí tuệ của quốc gia nào cũng có quy định cụ thể về phạm vi
bảo hộ của nhãn hiệu đen-trắng và nhãn hiệu màu, thêm nữa không phải các quy định liên quan
đến vấn đề trên cũng giống nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, theo quy định về bảo
hộ nhãn hiệu của Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới, một nhãn hiệu có thể xin đăng ký
bảo hộ ở dạng đen-trắng, dạng màu hoặc cả đen-trắng lẫn màu sắc.
Một nhãn hiệu được đăng ký ở dạng màu sắc nói chung được bảo hộ mạnh hơn so với
cùng nhãn hiệu được bảo hộ dưới dạng đen-trắng. Bởi ngoài việc được bảo hộ về mặt nội dung
(hình/chữ) như một nhãn hiệu đen-trắng, nhãn hiệu màu sắc còn được bảo hộ cả màu hoặc kết
hợp màu, giúp bảo vệ nhãn hiệu chống lại cả các hành vi xâm phạm bằng cách sử dụng kết hợp
màu sắc tương tự gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, khi đã đăng ký dạng màu sắc chủ nhãn hiệu lại bị
hạn chế trong việc sử dụng, nghĩa là chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký.
Trong khi đó, nhãn hiệu đen-trắng lại có ưu thế giúp chủ nhãn hiệu có thể linh hoạt sử dụng
nhãn hiệu một cách rộng hơn, theo các phương án màu khác nhau phù hợp với các điều kiện
thực tế. Do đó, nếu có đủ điều kiện, chủ nhãn hiệu nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu cả trong
dạng đen trắng lẫn màu sắc để đạt được sự bảo hộ hiệu quả nhất.
Ngày 15.04.2014 các nước EU đã ban hành “Thông cáo chung về việc thực hành chung
phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen-trắng” (The Common Communication on the common
practice of the scope of protection of black& white marks) đây là kết quả của sự hợp tác giữa
các cơ quan sở hữu trí tuệ trong EU nhằm hài hòa hóa thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu đen-trắng
trong phạm vi các quốc gia của Liên minh này.
Thông cáo chứa quy định chung về cách áp dụng luật cho việc bảo hộ nhãn hiệu đentrắng:
• Về quyền ưu tiên
Theo quy định một nhãn hiệu muốn được hưởng quyền ưu tiên phải dựa trên cùng nhãn
hiệu đã được nộp đơn đăng ký trước đó nên mọi sự khác biệt giữa các nhãn hiệu liên quan sẽ
vấp phải sự phản đối. Do đó, một nhãn hiệu đã được đăng ký ở dạng đen-trắng sẽ không được



35

coi là cơ sở để xin quyền ưu tiên cho cùng nhãn hiệu xin đăng ký ở dạng màu. Tuy nhiên, nếu sự
khác biệt về màu nhỏ đến mức người tiêu dùng trung bình không nhận biết được thì các nhãn
hiệu đó có thể coi là trùng nhau để có thể xin hưởng quyền ưu tiên.
• Về khả năng dùng làm cơ sở để từ chối đăng ký nhãn hiệu:
Sự khác biệt giữa nhãn hiệu đen-trắng và màu, tuy có cùng hình dạng và đường nét,
nhưng nói chung người tiêu dùng trung bình đều có thể nhận biết được nên không thể coi là
trùng nhau để làm cơ sở cho việc từ chối đăng ký nhãn hiệu. Chỉ trong trường hợp ngoại lệ, khi
sự khác biệt không đáng kể và người tiêu dùng trung bình không dễ nhận biết được thì các nhãn
hiệu đó mới được coi là trùng nhau.
• Về khả năng dùng làm chứng cứ về sử dụng nhãn hiệu:
Việc sử dụng phiên bản màu của một nhãn hiệu đen-trắng đã đăng ký có được coi là nhãn
hiệu đen-trắng đó đã được sử dụng hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Sự sử
dụng màu cho một nhãn hiệu đen-trắng đã đăng ký sẽ không bị coi là làm thay đổi nhãn hiệu đó
nếu: các thành phần chữ/hình vẫn được giữ nguyên và là các thành phần chính; tương phản tối
sáng được giữ nguyên; màu sắc không mang tính phân biệt tự thân và không phải là một đặc
điểm phân biệt của nhãn hiệu.
Các quy định theo Thông cáo trên bước đầu thống nhất được cách tiếp cận liên quan đến
phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen-trắng trong phạm vi của các nước châu Âu. Tuy nhiên, các
quy định này mới chỉ giải quyết được một vế của vấn đề, tức là chỉ mới quy định ảnh hưởng của
nhãn hiệu đen-trắng đến các phương án màu của nó. Còn chiều ngược lại: một nhãn hiệu màu có
thể coi là trùng lặp để tạo quyền ưu tiên cho nhãn hiệu đen-trắng hay có thể làm cơ sở để từ chối
nhãn hiệu đen-trắng hay không thì chưa được đề cập tới.

II.
II.1


Vụ tranh chấp giữa Christian Louboutin và Yves Saint Laurent
Giới thiệu hai công ty


Christian Louboutin

Christian Louboutin là một thương hiệu đến từ Pháp, chuyên về giày và phụ kiện cao cấp
do nhà thiết kế Christian Louboutin sáng lập năm 1991.Khách hàng đầu tiên của Christian
Louboutin năm 1991 là công chúa Caroline của Monaco. Cô đã hết lời khen ngợi cửa hàng trong
một bài phỏng vấn, và từ đấy tên tuổi của Louboutin nổi lên như cồn. Chỉ trong năm đầu tiên ra


35

mắt thương hiệu, ông đã bán được 200 đôi giày. Và cho đến thời điểm hiện tại, Christian
Louboutin đạt doanh thu hơn 300 triệu đô-la Mỹ hàng năm với hơn 700.000 đôi giày được bán
ra.
Trong khoảng 10 năm đầu, hãng chỉ tập trung phát triển dòng sản phẩm thế mạnh là giày
cao gót nữ do chính tay ông chủ công ty thiết kế. Sang đến năm 2003, Christian Louboutin mở
rộng sản xuất dòng sản phẩm túi xách và ví da. Và mãi đến năm 2011, thương hiệu mới cho ra
đời bộ sưu tập giày dép đầu tiên dành cho nam giới. Năm 2012, Christian Louboutin lấn sân
sang thị trường làm đẹp khi hợp tác với Batallure Beauty LLC cho ra mắt Louboutin
Beauté. Năm 2014, thương hiệu làm đẹp này tung ra một loạt các màu sơn móng tay độc quyền
có thiết kế nắp chai nhọn cao như gót giày đế đỏ huyền thoại – mặt hàng làm nên tên tuổi của
chính công ty này, các tín đồ thời trang lẫn làm đẹp đã xem đây như một sản phẩm “must-have”
từ đế chế Louboutin. Và đặc biệt là khi thương hiệu này tuyên bố tung ra bộ sưu tập son môi đầu
tiên vào tháng 9 năm 2015 thì các cô gái lại một lần nữa “phát sốt” vì những thỏi son hình viên
đạn mang đầy tính biểu tượng của Christian Louboutin.
Trải qua 25 năm phát triển với nhiều sản phẩm ghi được dấu ấn trong lòng công chúng,
nhưng đến nay giày cao gót vẫn là biểu tượng quyền lực của hãng, đồng thời cũng là sản phẩm

đem lại doanh thu chính cho Christian Louboutin.Ông được ca tụng là một trong những nhà
thiết kế giày nổi tiếng nhất thế giới. Mỗi một đôi giày của ông, với đế đỏ đặc trưng, là niềm mơ
ước của phái đẹp trên toàn cầu. “Xe Ferrari màu đỏ, túi Hermes màu cam, và giày Christian
Louboutin phải có đế đỏ - màu đỏ sậm nhưng vẫn rất tươi tắn!” đó là tuyên ngôn của nhà thiết
kế đầy đam mê này. Vì thế, mọi thiết kế giày của hãng, dù có đa dạng về kiểu cách, màu sắc đến
đâu, cũng có chung một đặc điểm: đều có đế màu đỏ - tượng trưng cho nét nồng nàn, quyến rũ
và sức mạnh rất riêng của phái đẹp.


Yves Saint Laurent

Yves Saint Laurent (YSL) là hãng thời trang cao cấp do Yves Saint Laurent và Pierre
Bergé thành lập năm 1961. Hãng nổi tiếng với những thiết kế may sẵn hiện đại và độc đáo dành
cho nữ giới. Trong suốt những năm 1960 đến 1970, những sản phẩm chính của YSL là dòng thời
trang mang phong cách beatnik bụi bặm, những chiếc áo khoác thợ săn, những đôi bốt cao quá
gối, quần bó và cả những bộ vest tuxedo cho phụ nữ gây nhiều tranh cãi. Có thể nói YSL là
thương hiệu đầu tiên sử dụng những sản phẩm thời trang của mình để đem lại quyền lực và bình


35

đẳng cho nữ giới. Cũng chính những thiết kế táo bạo này đã góp phần đưa YSL trở thành thương
hiệu nổi tiếng số một vào thời bấy giờ.
Năm 1978, Yves Saint Laurent lần đầu tiên cho ra đời một dòng mỹ phẩm. Trong những
năm 1980-1990, thương hiệu tiếp tục mở rộng sản xuất các loại nước hoa cho nam và nữ. Cũng
trong những năm này, các mẫu thiết kế của hãng đã mất dần cảm hứng và thương hiệu YSL đã
không còn giữ được vị tríhàng đầu như xưa. Doanh thu chủ yếu được mang về từ việc bán nước
hoa và mỹ phẩm.
Ngày nay, YSL Paris mở rộng sang kinh doanh rất nhiều mặt hàng từ quần áo may sẵn,
đồ da, giày dép đến đồ trang sức. Dòng mỹ phẩm của Yves Saint Laurent cũng rất nổi tiếng trên

thị trường mỹ phẩm cao cấp mặc dù dòng sản phẩm này hoạt động độc lập do L’Oréal Paris giữ
bản quyền.

II.2

Vụ kiện “giày đế đỏ”
II.2.1. Hoàn cảnh xảy ra vụ việc
Việc kiện tụng giữa hai hãng thời trang bắt đầu nổ ra vào tháng 4 năm 2011 khi

Louboutin đệ trình lên tòa án, cáo buộc Yves Saint Laurent đã vi phạm bản quyền thương hiệu
của mìnhvì đã trình làng các mẫu giày có đế màu đỏ nằm trong bộ sưu tập mùa xuân resort
2011. Theo đó, 4 mẫugiày bị kiện nằm trong bộ sưu tập này đều có phần đế được sơn màu đỏ
mang tên: the Tribute, Tribtoo, Palais, và Wood Stock với giá bán khoảng 925$. Theo
Louboutin, đế giày màu đỏ là dấu ấn thương hiệu mà bất cứ tín đồ thời trang nào cũng có thể
nhận biết và hãng cũng đã đăng ký bản quyền thương hiệu giày đế đỏ. Điều đó lý giải cho câu
hỏi tại sao Christian Louboutin lại đưa YSLra tòa khi hãng này cho ra đời 4 mẫu giày platform
đơn sắc hoàn toàn màu đỏ, bao gồm cả phần đế, vì có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.


35

Bốn mẫu giày gây tranh cãi của YSL
II.2.2. Diễn biến:


Giai đoạn 1: Tại tòa án New York

Tháng 04/2011, thương hiệu Louboutin vốn nổi tiếng với những gót giày đế đỏ đặc trưng
được ưa chuộng bởi các ngôi sao hàng đầu như Victoria Beckham, Kate Moss và Sarah Jessica
Parker... đã gửi đơn kiện Yves Saint Laurent với cáo buộc hãng thời trang này đã đánh cắp mẫu

giày “Red Sole” (đế đỏ).
Louboutin đã tung ra thị trường những mẫu giày với đế đỏ từ năm 1992 và được cấp giấy
đăng ký thương hiệu ở Mỹ vào năm 2008. Khoản bồi thường 1 triệu đô la cho hành vi “vi phạm
thương hiệu và cạnh tranh không lành mạnh” đã được Louboutin đệ trình nhằm cáo buộc YSL
gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Không im lặng trước những cáo buộc trên, YSL cho rằng việc sử dụng màu đỏ ở đế giày
đã có trong lịch sử từ rất lâu và Yves Saint Laurent cũng đã từng tạo ra những đôi giày với phần
đế có màu đỏ từ năm 1962 (rất lâu trước khi Louboutin bán chúng) và giày đơn sắc của nhà thiết
kế này là tiền đề của thương hiệu Yves Saint Laurent ngày nay.
YSL cũng cáo buộc rằng nhà thiết kế Louboutin đã gian lận trong việc đăng ký bản
quyền và độc quyền thiết kế giày đế đỏ với lý lẽ: “Với tư cách là một người đi đầu trong lĩnh
vực thời trang, là người đã cống hiến cả cuộc đời của mình để tạo ra những đôi giày tuyệt đẹp
cho phụ nữ trên thế giới, ông Louboutin nên biết hoặc cần phải biết rằng có hàng trăm những
mẫu giày có thể chứng minh lời tuyên bố của ông là sai”.
Và quả nhiên phán quyết của thẩm phán Toà án Liên bang đã đứng về phía YSL khi ông
Marrero cho rằng việc giao cho bất cứ một hãng thiết kế giày cao gót nào quyền được độc quyền
sử dụng màu đỏ trong thiết kế của mình đều là hành vi ngăn cản sự cạnh tranh của các thành
viên khác.
Ngày 10 tháng 8 năm 2011, thẩm phán Victor Marrero đã bác bỏ cáo buộc của Christian
Louboutin và từ chối yêu cầu đòi chấm dứt việc bán những đôi giày bị cho là “đạo ý tưởng”
nằm trong bộ sưu tập resort 2011 của YSL trong thời gian tố tụng của tòa án. Ông còn khẳng
định không nên để bất kì ai trong nền công nghiệp sáng tạo như thời trang lại có quyền sử dụng
một màu duy nhất làm thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá cho riêng mình.


35

Christian Louboutin đã kháng cáo lên Tòa phúc thẩm ở Manhattan, tòa án cấp trên của
Tòa án quận Manhattan.



Giai đoạn 2: Tại tòa phúc thẩm ở Manhattan

Tháng 01/2012, Christian Louboutin lại một lần nữa yêu cầu tòa án bảo vệ quyền sở hữu
của mình đối với những chiếc đế giày màu đỏ.
Trong hồ sơ tòa án, đế đỏ của Louboutin đã được giới thiệu vào năm 1992 và Christian
Louboutin đã sở hữu giấy đăng ký nhãn hiệu của Hoa Kì số 3.361.597 ghi rõ: Louboutin là nhãn
hãng duy nhất được sơn màu đỏ trên đế giày/dép, để ngăn chặn các nhà thiết kế khác sử dụng
màu đỏ trên đế giày.
6/9/2012, tòa phúc thẩm Manhattan đã ra phán quyết, giày đế đỏ Louboutin được quyền
bảo hộ thương hiệu trong giới hạn màu đỏ sơn ở đế khác biệt với màu sắc của phần còn lại của
đôi giày, mà không bảo hộ với những đôi giày có màu đỏ toàn bộ.
Tòa phúc thẩm cho rằng quyết định của Marrero về việc một màu sắc không thể đăng kí
thương quyền trong ngành công nghiệp thời trang dựa trên sự hiểu biết thiếu chính xác về học
thuyết chức năng thẩm mỹ. “Kết luận của tòa án quận rằng một màu sắc nào đó không thể được
dùng như một thương hiệu trong ngành công nghiệp thời trang là cách hiểu sai lầm”, thẩm phán
Jose Cabranes đã viết trong phán quyết.
Tòa án cũng nhấn mạnh việc những nhà thiết kế hàng đầu, bao gồm cả YSL, vẫn phải
chấp nhận việc đế giày đỏ là dấu hiệu nhận biết (signature) của Louboutin. Nhưng việc sử dụng
màu đế đỏ cho những đôi giày đỏ hoàn toàn của Yves Saint Laurent không hề vi phạm bản
quyền nhãn hiệu của Louboutin. "Vì Louboutin tìm cách cấm Yves Saint Lauren sử dụng đế
màu đỏ như một phần của một đôi giày đỏ đơn sắc, chúng tôi chỉ xác nhận một phần phán quyết
của Tòa án Quận khi họ bác bỏ lệnh cấm việc sử dụng đế giày đỏ trong mọi trường hợp", phán
quyết mới đưa ra giải thích để phân biệt giày đỏ hoàn toàn của YSL với những đôi giày có màu
tương phản với màu đỏ của đế. Tòa án cũng cho rằng nếu mở rộng quyền bảo hộ màu đỏ cho
Louboutin thì sẽ gây ra tổn hại trong cạnh tranh.
II.2.3. Kết quả vụ kiện
Vậy là sau 18 tháng ròng rã, vụ kiện “giày đế đỏ” đã đi đến hồi kết với phán quyết cuối
cùng là Yves Saint Laurent có thể tiếp tục bán mẫu giày đỏ đơn sắc của họ miễn là toàn bộ giày
đều là màu đỏ, trong khi Christian Louboutin đã được cấp quyền bảo hộ thương hiệu trong giới



35

hạn màu đỏ sơn ở đế khác biệt với màu sắc phần còn lại của đôi giày. YSL không hài lòng với
phán quyết này và lại đệ đơn khiếu nại về việc Christian Louboutin có động thái ép buộc các
nhà bán lẻ trả lại tất cả các đôi giày có đế màu đỏ. Tuy nhiên đến ngày 16/10, YSL rút lại mọi
cáo buộc thương hiệu Christian Louboutin cạnh tranh không lành mạnh khi cho rằng bản quyền
thương hiệu giày đế đỏ là của Louboutin. Sự việc này được coi là dấu chấm hoàn toàn, kết thúc
vụ lùm xùm tranh chấp nhãn hiệu màu sắc giữa Christian Louboutin và Yves Saint Laurent khởi
phát hồi tháng 04/2011.

II.3

Phân tích lý lẽ của từng bên
II.3.1 Về phía CL:
- Theo lập luận của Christian Louboutin: Màu sắc chính là yếu tố mang tính kế thừa của
thương hiệu và việc sao chép gây ra những tổn thất không gì bù đắp được.
- Mỗi năm hãng Louboutin bán được khoảng 240.000 đôi giày ở Mỹ, doanh thu của năm
2011 được hãng ước tính là 135 triệu USD. Một đôi giày Louboutin thông thường có giá trong
khoảng 700 đến 1.000 USD (khoảng từ 14,6 đến 20,85 triệu đồng). Tuy nhiên, nó cũng có thể có
giá cao hơn rất nhiều cho những dòng sản phẩm đặc biệt. Louboutin cáo buộc YSL đã vi phạm
bản quyền khi hãng này trình làng các mẫu giày đế đỏ mang tên: the Tribute, Tribtoo, Palais, và
Wood Stock, nằm trong bộ sưu tập mùa xuân 2011. Christian Louboutin cho rằng việc Yves
Saint Laurent cho ra đời 4 mẫu giày platform đơn sắc hoàn toàn màu đỏ, bao gồm cả phần đế, có
thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. CL yêu cầu khoản bồi thường 1 triệu đô la cho hành vi
“vi phạm thương hiệu và cạnh tranh không lành mạnh” của YSL, đồng thời đòi chấm dứt việc
bán những đôi giày bị cho là “đạo ý tưởng” nằm trong bộ sưu tập mùa xuân 2011 của Yves Saint
Laurent trong thời gian tố tụng của tòa án.
- Louboutin đã tung ra thị trường những mẫu giày với đế đỏ từ năm 1992 và được sử

dụng cho tất cả giày của hãng kể từ đó. Ông khẳng định mình là người đầu tiên nảy ra ý tưởng
sử dụng màu đỏ dưới đế giày cao gót phụ nữ.
- Năm 2008, Christian Louboutin sở hữu giấy đăng ký nhãn hiệu của Hoa Kỳ số
3.361.597 ghi rõ: Christian Louboutin là nhãn hàng duy nhất được sơn màu đỏ trên đế giày/dép,
để ngăn chặn các nhà thiết kế khác sử dụng màu đỏ trên đế giày.


35

- Thêm vào đó, Louboutin đã đáp lại rằng việc cấp nhãn hiệu cho một hoặc nhiều màu
sắc là như nhau, chẳng hạn như các đường sọc của Gucci. Và việc đó là hợp lý.
- Haley Lewin - vị luật sư của Louboutin cho rằng ngay cả trong nền công nghiệp thực
phẩm thì bao bì và màu sắc của sản phẩm sẽ giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác
huống chi trong nền công nghiệp thời trang thì màu đỏ tươi trên một bộ phận đặc trưng không
thể lẫn vào đâu là gót giày vốn đã gắn liền với thương hiệu Louboutin có gì là không thể? Ông
cho hay mình đã rất thất vọng với phán quyết trên khi mà Tiffany đã khẳng định thương hiệu
của mình bằng “màu xanh Tiffany” vậy thì tại sao Louboutin lại không thể độc quyền cho mình
“màu đỏ Louboutin”?

II.3.2. Về phía YSL
- Ngay sau lập luận đầu tiên của CL, YSL đã có tuyên bố đáp trả rằng Christian
Louboutin không hề chứng minh được "tổn thất không bù đắp được" của họ là gì.
- Đơn kiện của CL cáo buộc rằng YSL sao chép nhãn hiệu màu sắc đỏ ở đế giày mà
Louboutin đã đăng kí đăng ký với Cục Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự bảo hộ
này không rõ ràng nếu như toàn bộ đôi giày đều màu đỏ. Hơn nữa, những mẫu giày mà YSL sử
dụng trong bộ sưu tập mùa xuân 2011 không có độ bóng như đế giày đỏ của Louboutin mà còn
bao gồm các màu khác như tím, xanh hải quân và xanh lá cây.
- Đối với lập luận thứ ba, YSL cho hay họ đã từng tạo ra những đôi giày đế đỏ từ năm
1962 và việc sử dụng màu đỏ ở đế giày đã có trong lịch sử từ rất lâu. Điển hình là đôi giày nhảy
đế đỏ của vua Luis XIV và sau đó là đôi giày rubi vô cùng nổi tiếng của Dorothy trong bộ phim

“The Wizard of Oz”. Luật sư Bernstein bên YSL nói với thẩm phán Marrero tại tòa án quận hồi
tháng 7/2011 rằng Yves Saint Laurent đã bắt đầu bán giày có phần đế màu đỏ từ rất lâu trước khi
Louboutin bán chúng và giày đơn sắc của nhà thiết kế này là tiền đề của thương hiệu Yves Saint
Laurent.
- Bên cạnh đó theo các giáo sư chuyên ngành thì những gì mà Christian Louboutin và các
lực lượng ủng hộ đang lập luận chống lại chức năng của "Học thuyết về tính thẩm mỹ". Việc
này ngăn cản các công ty không sử dụng "giấy chứng nhận bản quyền như cửa sau để bảo vệ
vĩnh viễn một chi tiết giúp sản phẩm trở nên lôi cuốn. Nếu khách hàng muốn mua một sản phẩm
chỉ bởi đặc tính nào đó khiến nó thu hút thì chắc chắn đặc tính đó không phải là đối tượng sao


35

chép của riêng một nhà sản xuất nào, trừ khi nó đã được bảo hộ bởi giấy đăng ký chứng nhận
bản quyền".
Bên đối lập cho rằng: "Khi người phụ nữ muốn mua một đôi giày màu đỏ thì chỉ có thể là
do một lý do: Đôi giày đó có ý nghĩa đặc biệt không chỉ với riêng cô ta mà còn cả những người
khác. Do đó nó không thể được thay thế bởi bất kỳ màu sắc nào khác. Nhằm bảo vệ sự sáng tạo
trong thiết kế và tiêu dùng thời trang, tòa án không nên cho phép bất cứ một thương hiệu nào
được độc chiếm cho mình một mảng thị trường nào đó".
- Để phản bác lập luận của CL đối với việc cấp nhãn hiệu cho màu sắc, David Bernstein một luật sư cho YSL tại Debevoise và Plimpton lập luận rằng: không giống như luật sáng chế,
nhãn hiệu hàng hoá không bao giờ cấp độc quyền. Nhãn hiệu chỉ đơn thuần cho biết nguồn gốc
của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

II.3.3. Lý lẽ Tòa án


Tòa án New York

Trong phiên tòa tại New York, vị thẩm phán Victor Marrero đã chính thức tuyên bố rằng

dù cho Louboutin có được công nhận rộng rãi nhờ tiên phong trong việc sử dụng đế giày màu
đỏ thì hãng trên cũng không có quyền ngăn cản đối thủ của mình thực hiện công việc tương tự.
Bởi theo nhận định của ông, trong ngành công nghiệp thời trang, màu sắc đóng vai trò
trang trí và thẩm mỹ, rất quan trọng đối với sự cạnh tranh, nên việc giao cho bất cứ một hãng
thiết kế giày cao gót nào quyền được độc quyền sử dụng màu đỏ hoặc bất kì màu nào khác trong
thiết kế của mình đều là hành vi ngăn cản sự cạnh tranh lành mạnh của các thành viên khác.
Ông cũng khẳng định không nên để bất kì ai trong nền công nghiệp sáng tạo như thời trang lại
có quyền sử dụng một màu duy nhất làm thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá cho riêng mình vì nó
giống như không thể ngăn cấm các nghệ sĩ sử dụng tất cả bảng màu của mình.
Cũng theo ông, một dấu hiệu đặc biệt chỉ được bảo hộ khi mà nó thỏa mãn học thuyết
chức năng. Tức là đặc trưng đó của sản phẩm có thể được sử dụng để phục vụ một công việc,
hay một mục đích nhất định chứ không phải đơn thuần chỉ dùng để trưng bày hay trang trí.
Vì các nhận định trên, tòa án New York đã đi đến kết luận rằng Louboutin không thể
chứng minh việc đế giày đỏ của họ cần được bảo vệ thương hiệu, và đã đưa phán quyết màu đỏ


35

- vốn là điểm nhấn ở đế giày của Louboutin - có thể được nhiều người biết đến nhưng điều đó
chưa đủ để họ cấm những hãng thời trang khác sử dụng tông màu tương tự. Dù cho mọi người
vẫn thường thấy hàng loạt ngôi sao Hollywood toả sáng, tự tin và vô cùng hấp dẫn khi xuất hiện
với giày cao gót sơn đế đỏ tươi của Louboutin thì việc cho phép Louboutin lấy màu đỏ làm
thương hiệu riêng cho mình lại là một bước đi quá xa của các nhà chức trách.


Tòa án Mahattan

Sau đó, Tòa phúc thẩm Mahattan đã lật ngược lại vấn đề này, cho rằng đế giày đỏ, khi
được phối hợp đối lập với màu sắc ở phần trên của đôi giày, "cần phải được bảo vệ nhãn hiệu
hàng hóa".

“Kết luận của tòa án quận rằng một màu sắc nào đó không thể được dùng như một
thương hiệu trong ngành công nghiệp thời trang là cách hiểu sai lầm”, thẩm phán Jose Cabranes
đã viết trong phán quyết. Tòa phúc thẩm cũng cho rằng quyết định của Marrero về việc một màu
sắc không thể đăng kí thương quyền trong ngành công nghiệp thời trang là "dựa trên sự hiểu biết
thiếu chính xác về học thuyết chức năng thẩm mỹ". Bởi lẽ, trong bối cảnh đặc biệt của thiết kế
thời trang, thẩm mỹ cũng là chức năng, đồng thời nó còn là một yếu tố mang tính quyết định đến
giá trị và giá trị sử dụng sản phẩm. Vì vậy, những đôi giày với đế màu đỏ khác biệt hoàn toàn
với phần thân được coi là một nhãn hiệu cần được bảo vệ.
Tòa án cũng nhấn mạnh rằng những nhà thiết kế hàng đầu, bao gồm cả YSL, vẫn phải
chấp nhận việc đế giày đỏ là dấu hiệu nhận biết (signature) của Louboutin.
Tuy nhiên, Tòa phúc thẩm cũng đồng ý với một phần phán quyết từ tòa án New York
rằng nếu mở rộng quyền bảo hộ màu đỏ cho Louboutin sang cả những đôi giày đơn sắc thì sẽ
gây tổn hại trong cạnh tranh. Vì vậy, Tòa phúc thẩm nhắc lại rằng thiết kế giày của YSL khiến
Louboutin đưa họ ra tòa có màu đỏ hoàn toàn từ trên xuống dưới và điều này là hợp pháp. Thẩm
phán Cabranes chỉ ra rằng, việc sử dụng màu đế đỏ cho những đôi giày đỏ hoàn toàn của Yves
Saint Laurent không vi phạm bản quyền nhãn hiệu của Louboutin và các sản phẩm này không bị
cấm trên thị trường.

II.4

Đánh giá về kết quả vụ kiện


35

II.4.1. Nhìn từ góc độ luật pháp
Nhận thấy nhãn hiệu “đế đỏ” được chỉ định đăng ký tại Hoa Kỳ, và vụ tranh chấp xảy
cũng trên lãnh thổ Hoa Kỳ, vậy nên, để giải quyết vụ việc thì điều trước tiên và tiên quyết là đặt
vụ việc trong mối tương quan với các quy định pháp lý hiện hành tại Hoa Kỳ thời điểm đó.
Luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ cho các sản phẩm trí tuệ thông qua ba con đường chính:

-

Luật Bằng sáng chế bảo vệ phát minh hữu ích.

-

Luật bản quyền bảo vệ biểu hiện ban đầu (cho dù trong in ấn, âm nhạc, video hoặc

các phương tiện khác).
-

Luật về nhãn hiệu bảo vệ khả năng thu về lợi ích từ danh tiếng về chất lượng bằng

cách xây dựng thương hiệu sản phẩm của công ty.
Tranh chấp giữa Louboutin và YSL trong vụ kiện “giày đế đỏ” được điều chỉnh trực tiếp
bởi luật thương hiệu.
Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ được điều chỉnh bằng đạo luật Lanham. Khác với Việt Nam và
Châu Âu, Lanham Act định nghĩa riêng biệt hai loại nhãn hiệu: nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu
dịch vụ. Theo đoạn 1127 Lanham Act, nhãn hiệu hàng hoá được giải thích như sau:
Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc
sự kết hợp giữa chúng mà:
(1) được sử dụng bởi một người, hoặc
(2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký
theo quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hoá của người đó, bao gồm cả các
hàng hóa đặc chủng, với hàng hoá được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và chỉ
ra nguồn gốc của hàng hoá thậm chí cả khi không xác định được nguồn gốc đó.
Định nghĩa này kết hợp hai chức năng khác nhau của nhãn hiệu: thứ nhất, chỉ ra nguồn
gốc của hàng hoá, và thứ hai, phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác.
Hoa Kỳ cũng quy định cho các dấu hiệu dễ dàng nhận ra như từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, khẩu
hiệu… là nhãn hiệu theo truyền thống thông thường. Tuy nhiên, dần dần, Hoa Kỳ đã mở rộng



35

bảo vệ các loại nhãn hiệu không dễ dàng được nhận ra, chẳng hạn như hình dạng sản phẩm, màu
sắc, âm thanh, mùi thơm…
Mục 1052 đạo luật Lanham quy định một nhãn hiệu sẽ được đăng ký vào Hệ thống đăng
ký gốc nếu nó có khả năng phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác
trừ khi nó bị ngăn cấm bởi các quy định của pháp luật: “Không có nhãn hiệu nào mà hàng hoá
của người nộp đơn có khả năng phân biệt hàng hoá của những người khác lại bị từ chối đăng ký
vào hệ thống đăng bạ gốc, trừ…”. Như vậy, theo tinh thần của điều luật, bất kỳ dấu hiệu nào có
khả năng phân biệt không rơi vào các trường hợp bị từ chối đều có thể được đăng ký là nhãn
hiệu. Nói tóm lại, “khả năng phân biệt” luôn luôn là đặc điểm cơ bản nhất của nhãn hiệu. Bất kỳ
dấu hiệu nào không thoả mãn điều kiện này đều không thể được đăng ký là nhãn hiệu.
Quay trở lại với vụ kiện “giày đế đỏ”, chúng ta có thể thấy trong suốt hai mươi năm,
Louboutin sơn đế giày phụ nữ cao gót với sơn màu đỏ kết hợp với một độ bóng hoàn hảo. Ngay
từ khi mở salon bán hàng đầu tiên, Christian Louboutin đã muốn tạo một dấu ấn riêng biệt cho
sản phẩm của mình. “Xe Ferrari màu đỏ, túi Hermes màu cam, và giày Christian Louboutin phải
có đế đỏ-- màu đỏ sậm nhưng vẫn rất
tươi tắn” Từ đó mọi thiết kế của hãng,
dù có đa dạng về kiểu cách, màu sắc
đến đâu, thì cũng có chung một đặc
điểm: chúng đều có đế màu đỏ tượng trưng cho nét nồng nàn, quyến
rũ và sức mạnh rất riêng của phái đẹp.
Ở tuổi 18, Christian Louboutin
chính thức thiết kế những đôi giày
đầu tiên, làm việc như một nhà thiết
kế tự do và đem bán các thiết kế này
cho những thương hiệu thời trang nổi
tiếng như Chanel hay Yves Saint

Laurent. Vào những năm đầu của thập kỷ 80, Christian Louboutin vẫn chỉ làm việc với mục
đích kiếm sống và thỏa mãn niềm say mê của mình, mà chưa có ý định nghiêm túc với sự
nghiệp thiết kế hay mở một công ty cho riêng mình.


35

Ngày nay, các sản phẩm của Louboutin đã nổi tiếng và phủ sóng trên khắp thế giới, các
cửa hàng của Louboutin đều lấy màu đỏ làm chủ đạo, được bài trí khác nhau, nhưng đều do đích
thân Louboutin thiết kế. Có thể thấy, màu đỏ luôn là nguồn cảm hứng bất tận và chủ đạo cho
mọi tác phẩm của ông. Louboutin đã tung ra thị trường những mẫu giày với đế đỏ từ năm 1992
và được sử dụng cho tất cả giày của hãng kể từ đó. Những chiếc giày với màu đỏ nổi bật được
sơn ở đế đã trở thành đặc điểm nhận dạng của Louboutin trong ý thức của người tiêu dùng, đặc
biệt các chị em phụ nữ. Chính vì vậy mà Louboutin đã nhanh tay đăng ký nhãn hiệu “đế đỏ” cho
riêng mình và được cấp giấy đăng ký nhãn hiệu của Hoa Kỳ số 3.361.597 vào năm 2008.

Cửa hiệu của Christian Louboutin với sắc đỏ chủ đạo

Khi Yves Saint Laurent cho ra đời 4 mẫu giày platform đơn sắc hoàn toàn màu đỏ, bao
gồm cả phần đế, Louboutin đã cáo buộc YSL “vi phạm thương hiệu và cạnh tranh không lành
mạnh”, dẫn đến việc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng , gây giảm sút về lợi nhuận và pha loãng
thương hiệu đặc biệt của hãng. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng việc nhầm lẫn về nhãn
hiệu sẽ ít xảy ra vì hai hãng giày này đều nổi tiếng và có giá của mỗi đôi giày lên tới hàng nghìn
đo. Có lẽ không ai bỏ ra một khoản tiền lớn để mua một đôi giày mà bị nhầm lẫn một lỗi cơ bản
về nhãn hiệu như vậy? Điều này là có lý, nhưng không phải luôn đùng cho tất cả mọi trường
hợp. Mặt khác, dù giày đế đỏ của YSL có thể không gây nhầm lẫn nhưng vẫn có thể khiến
thương hiệu giày đế đỏ bị “pha loãng”, làm giảm nét đặc trưng của nhãn hiệu này trong lòng
công chúng.
Trong khi đó, YSL và các giáo sư chuyên ngành cho rằng những gì mà Christian
Louboutin và các lực lượng ủng hộ đang lập luận chống lại chức năng của "Học thuyết về tính

thẩm mỹ". Phán quyết của tòa án Quận cũng khẳng định việc không nên để bất kì ai trong nền


×