Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

TAI LIEU MO HINH LANH CAN BAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 62 trang )

MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

TQLCB01

TÀI LIỆU:
“MÔ HÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG
LẠNH CĂN BẢN”

1


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN ............... 6
I. MỤC ĐÍCH: ............................................................................................................................ 6
II. CẤU TẠO VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: ............................................................................. 6
III. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH: ........................................................................................... 9
BÀI 1: KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC THIẾT BỊ
TRONG MÔ HÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN..................... 10
I. MỤC TIÊU: ......................................................................................................................... 10
II. NỘI DUNG .......................................................................................................................... 10
1. Các thiết bị chính .................................................................................................................. 10
1.1. Máy nén ............................................................................................................................. 10
1.1.1. Chức năng ....................................................................................................................... 10
1.1.2. Cấu tạo máy nén pittông ................................................................................................. 10
1.1.3. Nguyên lý làm việc ......................................................................................................... 10
1.2. Thiết bị ngưng tụ ............................................................................................................... 11
1.2.1. Chức năng ....................................................................................................................... 11


1.2.2. Cấu tạo ............................................................................................................................ 11
1.2.3. Nguyên lý làm việc ......................................................................................................... 12
1.3. Thiết bị bay hơi .................................................................................................................. 12
1.3.1. Chức năng ....................................................................................................................... 12
1.3.2. Cấu tạo ............................................................................................................................ 12
1.3.3. Nguyên lý làm việc ......................................................................................................... 12
1.4. Thiết bị tiết lưu .................................................................................................................. 12
1.4.1. Chức năng ....................................................................................................................... 12
1.4.2. Cấu tạo ............................................................................................................................ 12
2. Các thiết bị phụ ..................................................................................................................... 13
2.1. Phin sấy lọc........................................................................................................................ 13
2.1.1. Chức năng ....................................................................................................................... 13
2.1.2. Cấu tạo ............................................................................................................................ 14
2.2. Mắt xem gas ...................................................................................................................... 14
2.3. Bình tách lỏng.................................................................................................................... 15
2.4. Thiết bị hồi nhiệt ............................................................................................................... 16
2.5. Rơle áp suất kép – áp kế .................................................................................................... 16
2.5.1. Chức năng ....................................................................................................................... 16

2


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

2.5.2. Cấu tạo ............................................................................................................................ 16
BÀI 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI ĐỘNG VÀ THỬ NGHIỆM MÁY NÉN TRONG MÔ
HÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN ........................................... 17
I. MỤC TIÊU: .......................................................................................................................... 17

II. NỘI DUNG: ......................................................................................................................... 17
1. Các phương pháp khởi động máy nén .................................................................................. 17
1.1. Phương pháp khởi động máy nén bằng rơle khởi động kiểu dòng .................................... 18
1.1.1. Cấu tạo, hoạt động rơle khởi động kiểu dòng: ............................................................... 18
1.1.2. Cấu tạo, hoạt động tụ điện: ............................................................................................. 20
1.1.3. Cấu tạo, hoạt động rơle bảo vệ (thermic): ...................................................................... 21
1.2. Khởi động máy nén bằng phương pháp kích từ ................................................................ 23
2. Thử nghiệm máy nén ............................................................................................................ 23
2.1. Kiểm tra phần cơ: .............................................................................................................. 23
2.2. Kiểm tra phần điện: ........................................................................................................... 25
3. Nạp dầu cho máy nén ........................................................................................................... 25
4. Một số hư hỏng và cách khắc phục máy nén:....................................................................... 26
BÀI 3: CÂN CÁP MÔ HÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN ..... 28
I. MỤC TIÊU............................................................................................................................ 28
II. NỘI DUNG .......................................................................................................................... 28
1. Phương pháp cân cáp kiểu hở ............................................................................................... 28
2. Phương pháp cân cáp kiểu kín .............................................................................................. 29
3. Một số nguyên tắc khi lựa chọn ống mao ............................................................................. 29
BÀI 4: LẮP ĐẶT MÔ HÌNH SỬ DỤNG ỐNG MAO ............................................................ 31
I. MỤC TIÊU............................................................................................................................ 31
II. NỘI DUNG .......................................................................................................................... 31
1. Sơ đồ nhiệt ........................................................................................................................... 31
2. Nguyên lý hoạt động: ........................................................................................................... 31
3. Mô hình ................................................................................................................................ 32
3.1. Lắp đặt, nối ống cho hệ thống lạnh: .................................................................................. 32
3.2. Hút chân không cho hệ thống: ........................................................................................... 32
3.3. Lắp đặt phần điện cho hệ thống lạnh: ................................................................................ 33
3.4. Nạp ga cho hệ thống: ......................................................................................................... 34
3.5. Vận hành đo đạt các thông số: ........................................................................................... 35
3.6. Thu hồi gas trong hệ thống: ............................................................................................... 36

BÀI 5: LẮP ĐẶT MÔ HÌNH SỬ DỤNG VAN TIẾT LƯU NHIỆT ...................................... 37

3


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

I. MỤC TIÊU............................................................................................................................ 37
II. NỘI DUNG .......................................................................................................................... 37
1. Sơ đồ nhiệt hệ thống ............................................................................................................. 37
2. Nguyên lý hoạt động: ........................................................................................................... 38
3. Mô hình ................................................................................................................................ 38
3.1. Lắp đặt, nối ống cho hệ thống lạnh: .................................................................................. 38
3.2. Hút chân không cho hệ thống: ........................................................................................... 38
3.3. Lắp đặt phần điện cho hệ thống lạnh: ................................................................................ 39
3.4. Nạp ga cho hệ thống: ......................................................................................................... 40
3.5. Vận hành đo đạt các thông số: ........................................................................................... 41
3.6. Thu hồi gas trong hệ thống: ............................................................................................... 42
BÀI 6: LẮP ĐẶT MÔ HÌNH SỬ DỤNG ỐNG MAO CÓ SỬ DỤNG THIẾT BỊ HỒI NHIỆT
.................................................................................................................................................. 43
I. MỤC TIÊU............................................................................................................................ 43
II. NỘI DUNG .......................................................................................................................... 43
1. Lắp đặt, nối ống cho hệ thống lạnh: ..................................................................................... 43
2. Hút chân không cho hệ thống: .............................................................................................. 43
3. Lắp đặt phần điện cho hệ thống lạnh: ................................................................................... 45
4. Nạp ga cho hệ thống: ............................................................................................................ 45
5. Vận hành đo đạt các thông số: .............................................................................................. 46
6. Thu hồi gas trong hệ thống: .................................................................................................. 47

BÀI 7: LẮP ĐẶT MÔ HÌNH SỬ DỤNG VAN TIẾT LƯU NHIỆT CÓ SỬ DỤNG THIẾT BỊ
HỒI NHIỆT .............................................................................................................................. 48
I. MỤC TIÊU............................................................................................................................ 48
II. NỘI DUNG .......................................................................................................................... 48
1. Lắp đặt, nối ống cho hệ thống lạnh: ..................................................................................... 48
2. Hút chân không cho hệ thống: .............................................................................................. 48
3. Lắp đặt phần điện cho hệ thống lạnh: ................................................................................... 49
4. Nạp ga cho hệ thống: ............................................................................................................ 50
5. Vận hành đo đạt các thông số: .............................................................................................. 51
6. Thu hồi gas trong hệ thống: .................................................................................................. 52
BÀI 8: LẮP ĐẶT MÔ HÌNH SỬ DỤNG ỐNG MAO CÓ SỬ DỤNG THIẾT BỊ HỒI NHIỆT
- BÌNH TÁCH LỎNG .............................................................................................................. 53
I. MỤC TIÊU............................................................................................................................ 53
II. NỘI DUNG .......................................................................................................................... 53

4


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

1. Lắp đặt, nối ống cho hệ thống lạnh: ..................................................................................... 53
2. Hút chân không cho hệ thống: .............................................................................................. 53
3. Lắp đặt phần điện cho hệ thống lạnh: ................................................................................... 55
4. Nạp ga cho hệ thống: ............................................................................................................ 55
5. Vận hành đo đạt các thông số: .............................................................................................. 56
6. Thu hồi gas trong hệ thống: .................................................................................................. 57
BÀI 9: LẮP ĐẶT MÔ HÌNH SỬ DỤNG VAN TIẾT LƯU NHIỆT CÓ SỬ DỤNG THIẾT BỊ
HỒI NHIỆT - BÌNH TÁCH LỎNG ......................................................................................... 58

I. MỤC TIÊU............................................................................................................................ 58
II. NỘI DUNG .......................................................................................................................... 58
1. Lắp đặt, nối ống cho hệ thống lạnh: ..................................................................................... 58
2. Hút chân không cho hệ thống: .............................................................................................. 59
3. Lắp đặt phần điện cho hệ thống lạnh: ................................................................................... 60
4. Nạp ga cho hệ thống: ............................................................................................................ 60
5. Vận hành đo đạt các thông số: .............................................................................................. 61
6. Thu hồi gas trong hệ thống: .................................................................................................. 62

5


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

GIỚI THIỆU MÔ HÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH
HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN
I.

MỤC ĐÍCH:
Với “Mô hình lắp đặt, vận hành thống lạnh căn bản” giúp cho học viên:
- Trình bày cấu tạo, sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh căn bản.
- Phân tích được cấu tạo, mục đích sử dụng của các trang, thiết bị phục vụ lắp

đặt.
- Trình bày được mục đích và phương pháp lắp đặt các thiết bị chính, phụ trong
mô hình hệ thống lạnh căn bản;
- Kiểm tra được thông số của thiết bị trước khi lắp;
- Lắp đặt các thiết bị chính, phụ trong hệ thống lạnh một cấp đúng quy trình và

đảm bảo an toàn.
- Phân tích được mục đích và phương pháp kiểm tra, vận hành hệ thống lạnh.
- Đọc bản vẽ ghi nhật ký hệ thống, bảng biểu.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo.
- Phân tích được mục đích và phương pháp kiểm tra hệ thống lạnh.
- Sửa chữa thay thế các thiết bị hỏng;
- Phân tích được phương pháp kiểm tra, xác định hư hỏng trong hệ thống lạnh;
- Biết quan sát, phán đoán, phân tích.
“Mô hình lắp đặt, vận hành thống lạnh căn bản” nhằm giúp cho giáo viên rút
ngắn được thời gian giảng dạy, bên cạnh đó tạo được kỹ năng cho nghề điện lạnh,
củng cố các kiến thức cơ bản và một số các kiến thức nâng cao về các hệ thống lạnh
trong thực tế hàng ngày.
II.

CẤU TẠO VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT:
Bàn thiết bị điện lạnh và giá đỡ 2 tầng bằng nhôm định hình 4040 dày 2 mm đã

được anot hoá bề mặt, mặt bàn laminate chống trầy, chống thấm.
Mô hình gồm có:
- Máy nén kín, công suất 1/2HP
- Van tiết lưu, bộ tách lỏng, fin lọc, mắt gas, ty sạc, dàn nóng, van khóa, dàn
lạnh phù hợp hệ thống.
- Hệ thống ống đồng, van, co, ống cách nhiệt.
6


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

- Sử dụng gas làm lạnh: R134a.
- Module điều khiển + đồng hồ đo nhiệt độ.

- Module rơ le áp suất kép + đồng hồ đo áp suất cao, thấp.
- Module thiết bị ngưng tụ.
- Module thiết bị bay hơi.
- Module bầu lọc, mắt ga.
- Module bộ tiết lưu, ống mao.
- Module bầu tách lỏng.
- Module bộ hồi nhiệt.
- Bộ dây kết nối lạnh.
- Bộ dây kết nối (cắm chồng) 4mm.
- Dây nguồn.

7

MODEL:TQLCB01


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

Hình: Các module thiết bị

8


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

III.

MODEL:TQLCB01


HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH:

 Hệ thống các bài thực hành:
- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị “Mô hình thực hành lắp đặt, vận
hành thống lạnh căn bản”.
- Khởi động và thử nghiệm máy nén trong “Mô hình thực hành lắp đặt, vận
hành thống lạnh căn bản”.
- Cân cáp “Mô hình thực hành lắp đặt, vận hành thống lạnh căn bản”.
- Lắp đặt các thiết bị nhiệt “Mô hình thực hành lắp đặt, vận hành thống lạnh căn
bản”.
- Lắp đặt các thiết bị điện “Mô hình thực hành lắp đặt, vận hành thống lạnh căn
bản”.
- Thử kín hút chân không và nạp gas “Mô hình thực hành lắp đặt, vận hành
thống lạnh căn bản”.
- Vận hành “Mô hình thực hành lắp đặt, vận hành thống lạnh căn bản”.

9


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

BÀI 1: KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
CỦA CÁC THIẾT BỊ TRONG MÔ HÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH
HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN
I.

MỤC TIÊU:

- Phân tích được cấu tạo các bộ phận của “Mô hình thực hành lắp đặt, vận hành

thống lạnh căn bản”.
- Trình bày cấu tạo “Mô hình thực hành lắp đặt, vận hành thống lạnh căn bản”.
- Trình bày được nguyên lý làm việc của các thiết bị trong “Mô hình thực hành
lắp đặt, vận hành thống lạnh căn bản”
II.

NỘI DUNG

1. Các thiết bị chính
1.1. Máy nén
1.1.1. Chức năng
Hút hơi môi chất ra khỏi dàn lạnh có nhiệt độ, áp suất thấp và nén lên thành hơi
có nhiệt độ cao, áp suất cao rồi đẩy vào dàn ngưng.
1.1.2. Cấu tạo máy nén pittông
Phần cơ:
1: Thân máy nén
2: Xi lanh
3: Pittông
4: Tay biên
5: Trục khuỷu
6: Van đẩy
7: Van hút
8: Nắp trong xilanh
9: Nắp ngoài xilanh
10: Ống hút
11: Stato
12: Rôto
13: Ống dịch vụ

14: Ống đẩy
Phần điện: Gồm roto và stato

Hình: Cấu tạo máy nén kín pittông
1.1.3. Nguyên lý làm việc

10


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

Chú thích:
1. Xilanh
2. Pittông
3. Séc măng
4. Clapê hút
5. Clapê đẩy
6. Khoang hút
7. Khoang đẩy
8. Tay biên
Hình: Nguyên lý làm việc của máy nén pittông

9. Trục khuỷu.

Pittông chuyển động tịnh tiến qua lại được trong xilanh là nhờ cơ cấu tay quay
thanh truyền hoặc trục khuỷu tay biên biến chuyển động quay từ động cơ thành chuyển
động tịnh tiến qua lại.
Khi pittông từ trên đi xuống, clapê hút 4 mở, clapê đẩy 5 đóng, máy nén thực

hiện quá trình hút. Khi đạt đến điểm chết dưới quá trình hút kết thúc, pittông đổi
hướng, đi lên, quá trình hút bắt đầu. Khi áp suất ở bên trong xilanh lớn hơn áp suất
trong khoang đẩy 7, clapê đẩy mở ra để pittông đẩy hơi nén vào khoang đẩy để vào
dàn ngưng tụ. Khi pittông đạt đến điểm chết trên, quá trình đẩy kết thúc, pittông lại đổi
hướng đi xuống để thực hiện quá trình hút của chu trình mới.
1.2. Thiết bị ngưng tụ
1.2.1. Chức năng
Là thiết bị trao đổi nhiệt, thải nhiệt nóng của gas lạnh ra môi trường để ngưng
tụ hơi môi chất thành lỏng.
1.2.2. Cấu tạo

1: Dàn ngưng
2: Quạt
3: Van chặn đầu vào, đầu ra

Hình: Cấu tạo thiết bị ngưng tụ
11


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

1.2.3. Nguyên lý làm việc
Hơi môi chất được máy nén nén lên thiết bị ngưng tụ, tại đây hơi môi chất thải
nhiệt cho môi trường làm mát là không khí để đạt đến áp suất và nhiệt độ ngưng tụ,
ngưng tụ thành lỏng hoàn toàn. Kết thúc quá trình ngưng tụ.
1.3. Thiết bị bay hơi
1.3.1. Chức năng
Là thiết bị trao đổi nhiệt dùng để thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh hoặc

sản phẩm bảo quản nhờ quá trình bốc hơi của ga lạnh lỏng.
Để tăng cuờng khả năng làm lạnh có thể bố trí thêm quạt gió tuần hoàn.
1.3.2. Cấu tạo

1: Dàn lạnh
2: Quạt
3: Van chặn đầu vào, đầu ra

Hình: Cấu tạo dàn lạnh làm lạnh không khí
1.3.3. Nguyên lý làm việc
Hơi ẩm hạ áp sau khi ra khỏi thiết bị tiết lưu được đưa vào thiết bị bay hơi, tại
đây lỏng môi chất nhận nhiệt của môi truờng cần làm lạnh, sôi hoá hơi rồi được máy
nén hút về. Kết thúc quá trình làm lạnh.
1.4. Thiết bị tiết lưu
1.4.1. Chức năng
Tiết lưu hay còn gọi là thiết bị giãn nở, vì khi đi qua thiết bị này áp suất gas
lỏng giảm từ áp suất ngưng tụ xuống áp suất bốc hơi. Có nhiều loại thiết bị tiết lưu
như:
- Thiết bị tiết lưu cố định: Ống mao, ống tiết lưu.
- Thiết bị tiết lưu tự động: Van tiết lưu nhiệt, van tiết lưu tự động và van tiết lưu
điện tử, van phao cao áp, hạ áp…
1.4.2. Cấu tạo
12


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

Ống mao: Là đoạn ống đồng có đường kính rất nhỏ 0,5 ÷ 2 mm được sử dụng

trong hệ thống lạnh nhỏ như: tủ lạnh dân dụng, thương mại, máy điều hòa. Đặc điểm
ống mao là cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt tuy nhiên không điều chỉnh được quá trình tiết
lưu.
1: Ống mao
2: Đường ống lỏng cao áp vào
3: Đường ống lỏng hạ áp ra

Hình: Ống mao
Van tiết lưu nhiệt: Đây là thiết bị tiết lưu điều chỉnh lượng môi chất vào thiết bị
bay hơi dựa vào tín hiệu độ quá nhiệt (chênh lệch nhiệt độ môi chất ở vị trí lấy tín hiệu
và nhiệt độ bão hòa ở cùng áp suất). Theo đặc điểm cấu tạo thiết bị tiết lưu nhiệt có 2
loại: van tiết lưu nhiệt cân bằng trong và van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài.

Hình: Van tiết lưu nhiệt
2. Các thiết bị phụ
2.1. Phin sấy lọc
2.1.1. Chức năng
Trong quá trình chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, vận hành thiết bị lạnh, dù rất cẩn
thận vẫn có cặn bẩn như đất, cát, gỉ sắt, vẩy hàn, xỉ, muội… lọt vào hệ thống lạnh. Nó
có thể tồn tại trong hệ thống do chưa vệ sinh, làm sạch đầy đủ hoặc qua đường nạp
dầu, nạp môi chất, ngoài ra cặn bẩn cũng có thể tạo thành trong hệ thống phân hủy dầu
bôi trơn, môi chất hoặc do các chi tiết máy nén bị mài mòn, do han gỉ phía trong hệ
13


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

thống. Để đảm bảo hệ thống lạnh làm việc an toàn có độ tin cậy cao, không bị trục

trặc, cần phải có phin lọc cặn bẩn trong hệ thống. Cặn bẩn trong hệ thống lạnh có thể
làm tắt ống dẫn nhất là van tiết lưu, làm cho các chi tiết chuyển động của máy nén mau
mòn và dễ gây sự cố.
Để loại trừ cặn bẩn cơ học khi máy lạnh hoạt động người ta bố trí phin lọc cặn
bẩn trên đường hơi và đường lỏng của hệ thống lạnh.
2.1.2. Cấu tạo
Phin sấy có vỏ hình trụ, đường vào và ra cho môi chất lỏng, nắp có thể tháo và
thay thế chất hút ẩm. khi vào và ra khỏi phin sấy, môi chất phải đi qua 2 lớp lưới lọc
dệt bằng dây thép tráng kẽm.

1. Đường nối dàn ngưng;

2.Vỏ

3. Chất hút ẩm

4. Đầu nối ống mao

5. Lưới lọc
Hình: Phin sấy lọc
2.2. Mắt xem gas
Trên các đường ống cấp dịch của các hệ thống nhỏ và trung bình, thường có lắp
đặt kính xem gas, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và môi chất của nó một cách
định tính, cụ thể như sau:
Báo hiệu lượng gas chảy trong đường ống có đủ không. Trong trường hợp lỏng
chảy điền đầy đường ống, hầu như không nhìn thấy sự chuyển động của lỏng, ngược
lại nếu thiếu lỏng, trên mặt kính sẽ thấy sủi bọt. Khi thiếu gas trầm trọng trên mắt kính
sẽ có vết dầu chảy qua.
Để tiện so sánh trên vòng chu vi của kính xem gas người ta có in sẵn các vòng
màu đặt trưng để có thể kiểm tra và so sánh. Khi trong lỏng có lẫn ẩm thì màu sắc của

nó sẽ bị biến đổi. Màu xanh: khô, màu vàng: có lọt ẩm cần thận trọng. Biện pháp xử lý
ẩm là cần thay lọc ẩm mới hoặc thay silicagel trong các bộ lọc.
14


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

Ngoài ra khi trong lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết qua mắt kính.
Ví dụ trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống.
Hình dưới giới thiệu cấu tạo bên ngoài của một kính xem gas. Kính xem gas
loại này được lắp đặt bằng ren hoặc hàn. Có cấu tạo rất đơn giản, phần thân có hình trụ
tròn, phía trên có lắp đặt một kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để
quan sát lỏng. Kính được áp chặt lên phía trên nhờ một lò xo đặt bên trong.
Mắt gas là kính quan sát lắp trên đường lỏng để quan sát dòng chảy của môi
chất lạnh, ngoài việc chỉ thị dòng chảy mắt gas còn có nhiệm vụ:
-

Báo hiệu đủ gas khi dòng gas không bị sủi bọt hoặc ít sủi bọt.

-

Báo hiệu thiếu gas khi dòng gas bị sủi bọt mạnh.

-

Báo hết gas khi thấy xuất hiện các vệt dầu trên kính.

Hình. Mắt xem gas

2.3. Bình tách lỏng
Bình tách lỏng lắp giữa dàn bay hơi và máy nén trên đường hút để tránh cho
máy nén không bị hút phải lỏng và bị va đập thủy lực (ngập dịch).

15


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

Hình: Bình tách lỏng

2.4. Thiết bị hồi nhiệt
Thiết bị hồi nhiệt (Dùng cho hệ thống lạnh freôn) là thiết bị trao đổi nhiệt giữa
môi chất lỏng nóng trước khi vào van tiết lưu và hơi lạnh trước khi về máy nén.
1: Đường hơi môi chất vào

1

2 2: Đường hơi môi chất ra
3: Đường lỏng môi chất ra

4

3

4: Đường lỏng môi chất vào

Hình: Cấu tạo thiết bị hồi nhiệt

2.5. Rơle áp suất kép – áp kế
2.5.1. Chức năng
Hiển thị giá trị áp suất và bảo vệ hệ thống tránh sự cố áp suất đẩy quá cao và áp
suất hút quá thấp.
2.5.2. Cấu tạo
1: Áp kế (cao áp)
2: Áp kế (thấp áp)
3: Rơle áp suất kép
4: Van chặn
.

Hình: Rơle áp suất kép – Áp kế

16


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

BÀI 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI ĐỘNG VÀ THỬ NGHIỆM MÁY NÉN
TRONG MÔ HÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG
LẠNH CĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị khởi động và bảo vệ
máy nén trong mô hình lắp đặt, vận hành hệ thống lạnh căn bản.
Lắp đặt thành thạo bộ phận khởi động và bảo vệ máy nén.
Phân tích, phán đoán và sữa chữa được những hư hỏng của máy nén và các thiết
bị khởi động, bảo vệ.
II. NỘI DUNG:

1. Các phương pháp khởi động máy nén
Cuộn làm việc CR và cuộn khởi động CS mắc nối tiếp, với C, S, R là 3 chữ viết
tắt từ tiếng Anh:
C: Common - Chân chung
S: Start

- Chân đề

R: Run

- Chân chạy

Giá trị điện trở tương ứng: RRS > RCS > RCR
 Cách đo xác định các cọc chân:
Dùng đồng hồ VOM lần lượt đo điện trở của 2 chân, ta sẽ có 3 lần đo với 3 giá
trị khác nhau:
Trong 3 lần đo đó, cặp chân nào có điện trở lớn nhất thì chân còn lại là chân C.
Đo chân C với 1 trong 2 chân còn lại, chân nào có điện trở lớn hơn là chân S. Chân
còn lại là R.

S
C

R

Hình : Sử dụng VOM xác định các chân máy nén
17


MH LP T, VN HNH H THNG LNH CN BN


MODEL:TQLCB01

1.1. Phng phỏp khi ng mỏy nộn bng rle khi ng kiu dũng
1.1.1. Cu to, hot ng rle khi ng kiu dũng:
Cu to:

1. V bakelit,

2. Lũ xo

3. Trc dn hng

5. Lừi st,

6. Tip im tnh

7. Tip im ng

3

4. Cun dõy,

3

4

2

2


Loừi Saột

Loừi Saột

Cuoọn Daõy

Cuoọn Daõy

1

1
Rụle doứng 4 chaõn

Rụle doứng 3 chaõn

Hỡnh. Cu to rle khi ng kiu dũng
Rle khi ng kiu dũng cú mt cun dõy in kớch c dõy ỳng bng kớch c
ca cun dõy lm vic. Trong cun dõy cú lừi thộp lờn xung. Lừi thộp v tip im
in úng, ngt.
Nguyờn lý hot ng:
Khi cp ngun cho ng c mỏy nộn cun lm vic CR cú in. Vỡ rụto ng
im nờn dũng in qua cun dõy CR l dũng ngn mch, rt ln. Dũng ny ng thi
xut hin trờn cun dõy ca r le khi ng kiu dũng. Do dũng rt ln nờn to ra t
trng mnh lm lừi thộp hỳt lờn, tip im K úng cun dõy khi ng CS cú in.
Dũng in tng l dũng ngn mch ca c 2 cun lm vic CR v cun khi ng CS.
Do cú mụ men lch pha ca cun khi ng, rụto bt u quay. Rụto cng quay nhanh
18



MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

thì dòng càng giảm, tới trị số dòng quá nhỏ, không đủ sức giữ tiếp điểm K, lõi sắt rơi
xuống, tiếp điểm K ngắt. Thời gian khởi động kéo dài khoảng 1, 2 giây.

Hình: Sơ đồ nguyên lý rơ le khởi động dòng
 Đặc điểm:
Rơle khởi động là thiết bị liên tục đóng và ngắt mạch. Các nhà chế tạo đã dự
tính mỗi rơ le phải có tuổi thọ cao (tác động được ít nhất 600.000 lần), nhưng trong
điều kiện nhiệt đới của Việt Nam, cộng thêm với điện áp thất thường không ổn định,
rơ le khởi động là bộ phận dễ hư hỏng nhất và thường dẫn đến tình trạng cháy blốc.
 Cách xác định hư hỏng:
Tốt nhất là dùng một rơle khác còn tốt thay vào và khởi động thử. Nếu khởi
động chứng tỏ rơle cũ đã bị hỏng hóc. Nếu không có rơle khác, phải khởi động thử
blốc bằng tay, dùng Ampe kế hoặc Ampe kìm xác định tình trạng động cơ. Nếu động
cơ hoạt động bình thường thì chứng tỏ rơle bị hỏng. Tất nhiên cũng có thể lấy rơ le đó
lắp thử vào blốc khác cùng loại còn tốt để có thể kết luận trước khi đi vào sửa chữa cụ
thể.
 Các hỏng hóc thường gặp:
Lá tiếp điểm bị méo, cháy xém, rỗ, lõi thép bị kẹt, rơ le không đóng được tiếp
điểm cho cuộn khởi động, khi đó động cơ không khởi động được, rơ le bảo vệ sẽ tác
động liên tục.
Rơ le đặt không đúng tư thế (đối với các rơ le dùng trọng lực của lõi sắt để
đóng ngắt tiếp điểm) cũng sẽ dẫn đến hiện tượng trên vì rơle không đóng được mạch
cuộn khởi động.
Cuộn dây điện từ bị đứt hoặc cháy: rơ le dòng điện không làm việc, động cơ
không làm việc.


19


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

Cần lưu ý rằng, khi thay thế rơ le kiểu dòng điện phải thay thế rơ le đúng đặc
tính dòng. Nếu dùng rơle có dòng quá lớn thì không thể đóng được tiếp điểm khởi
động, nếu dùng rơ le dòng nhỏ quá thì đóng được nhưng không ngắt được tiếp điểm.
1.1.2. Cấu tạo, hoạt động tụ điện:
 Nhiệm vụ:
Trong mạch điện xoay chiều tụ điện khởi động làm nhiệm vụ tạo moment khởi
động và tăng mô men khởi động cho động cơ máy nén
 Cấu tạo:

Hình: Cấu tạo tụ điện
 Nguyên lý hoạt động:
Khi cấp nguồn vào tụ thì tụ sẽ tích và phóng điện để tăng momen quay kết thúc
nhanh quá trình khởi động.

Hình: Tụ điện
 Sửa chữa, thay thế:
20


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01


- Một số phương pháp kiểm tra tụ điện:
+ Dùng đồng hồ vạn năng: bật ở thang x100Ω, đặt 2 que đo vào 2 cực của tụ
điện, quan sát kim đồng hồ.
Nếu kim nhảy về 1 vị trí nào đó rồi từ từ trở về ∞ thì tụ còn tốt.
Nếu nhảy về không thì tụ đã bị chập.
Nếu đứng im ở ∞ thì tụ đã hỏng.
+ Dùng ngay nguồn điện xoay chiều của lưới điện để thử, điện áp lưới phải nhỏ
hơn điện thế chỉ định của tụ: cắm 2 đầu tụ vào nguồn sau đó rút ra chập 2 cực vào
nhau:
Nếu tụ tốt sẽ phóng tia lửa điện kèm theo tiếng nổ gọn: tách.
Nếu không có sự phóng điện thì tụ bị hỏng.
Nếu tụ bị chập cắm tụ vào nguồn sẽ bị đoản mạch cháy cầu chì nguồn. Do đó
nên kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng.
1.1.3. Cấu tạo, hoạt động rơle bảo vệ (thermic):
 Cấu tạo:

1 - Dây nối, 2 - Chụp nối; 3 - Chốt tiếp điểm; 4 - Đầu cực
5 - Tiếp điểm; 6 - Cơ cấu lưỡng kim; 7 - Điện trở; 8 - Thân; 9 – Vít
Hình: Rơle bảo vệ
 Nguyên lý hoạt động:

21


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

Ở điều kiện động cơ và máy nén làm việc bình thường, dòng đi qua dây điện trở
vừa phải, nhiệt sinh ra ở dây điện trở không đủ uốn thanh lưỡng kim nên tiếp điểm ở

trạng thái đóng. Khi động cơ bị quá tải hay khi động cơ không khởi động được, dòng
cao hơn bình thường, nhiệt sinh ra nhiều và nung nóng làm thanh lưỡng kim bị uốn
cong, mở tiếp điểm, ngắt nguồn điện cung cấp cho động cơ, kịp thời bảo vệ động cơ
khỏi bị cháy.
Để đảm bảo độ lạnh cho buồng bảo quản, một vài phút sau thanh lưỡng kim
phải đủ nguội để đóng mạch lại cho động cơ máy nén. Thời gian ngắt tiếp điểm khi
quá tải và thời gian giữ tiếp điểm ở trạng thái ngắt được coi là đặc tính của rơle. Mỗi
một kiểu động cơ phải có một rơle bảo vệ có đặc tính phù hợp.
 Một số hư hỏng thường gặp:
- Hiện tượng:
Rơle bảo vệ tác động liên tục, máy đang chạy hoặc mới chạy nghe tiếng “tách”,
máy ngừng. Sau một vài phút rơle nguội đi, tiếp điểm tự đóng lại, máy lại hoạt động
và rơle lại tác động.
Tùy theo các hư hỏng mà rơle tác động liên tục hoặc ngắt quãng. Khi thấy rơle
tác động nhất thiết phải ngắt mạch điện để tiến hành kiểm tra blốc và rơle.
 Nguyên nhân, sữa chữa, thay thế:
Dùng ampe kế để đo dòng khởi động và làm việc của động cơ. Nếu thấy dòng
làm việc bình thường thì chính rơle bảo vệ đã hỏng. Nên thay rơle mới cùng đặc tính
là tốt nhất vì khi tiến hành sửa chữa một số đặc tính của rơle sẽ bị biến đổi. Các hỏng
hóc của rơle có thể là tiếp điểm bị cháy, rỗ (phải sửa lại) gây tỏa nhiệt lớn hoặc thanh
lưỡng kim bị hỏng, lão hóa hoặc nhũng (phải thay mới).
Nếu dòng lớn hơn bình thường thì tác động của rơle là đúng và khi đó ta phải
kiểm tra nguyên nhân dòng cao của máy nén như:
Máy nén quá nóng.
Điện thế quá thấp hoặc quá cao.
Rơle khởi động đóng rồi không mở (cả hai cuộn có điện).
Do cuộn dây khởi động hoặc làm việc trục trặc (chập dây).
Do động cơ bị sát cốt, máy nén thiếu dầu bôi trơn.

22



MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

Hình: Sơ đồ khởi động của máy nén
1.2. Khởi động máy nén bằng phương pháp kích từ
- Lấy 3 sợi dây điện có đầu rắc ghim vào 3 chân C.S.R
- Cắm trực tiếp 2 dây C.R ra nguồn.
- Một tay bật CB đồng thời một tay cầm dây S quẹt nhanh vào chân R, trong
khoảng thời ngắn cuộn CS và CR có điện tạo độ lệch pha khởi động động cơ block.
2. Thử nghiệm máy nén
 Phần cơ cần đạt các yêu cầu sau:
-

Máy chạy êm, không ồn, không rung, không có tiếng động lạ.

-

Có khả năng hút chân không cao, Có khả năng nén lên áp suất cao.

-

Các clapê hút và đẩy phải kín, không đóng muội.

-

Khởi động dễ dàng.


 Phần điện cần đạt các yêu cầu:
-

Các cuộn dây làm việc bình thường, an toàn.

-

Thông mạch các cuộn dây: Đảm bảo các chỉ số điện trở của các cuộn dây

-

Đảm bảo độ cách điện giữa vỏ và các cuộn dây, kiểm tra bằng megaôm, độ
cách điện phải đạt 5MΩ trở lên.

2.1. Kiểm tra phần cơ:
 Kiểm tra áp lực đẩy và độ kín của clape đẩy:

23


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

Chọn áp kế đến 40bar, lắp áp kế vào blốc như hình dưới. Triệt tiêu các chỗ xì
hở. Cho blốc chạy, kim áp kế xuất phát từ 0, lúc đầu quay nhanh sau chậm dần và cuối
cùng dừng hẳn tại A. Giá trị A càng lớn tình trạng phần cơ của blốc càng tốt:
-

Nếu A > 32bar: còn rất tốt.


-

Nếu A đạt 21 ÷ 32bar (300 ÷ 450psi): còn tốt.

-

Nếu A < 17bar (250psi) là máy đã quá yếu.

Hình: Kiểm tra áp lực đẩy và clape đẩy
-

Nếu kim đứng yên tại A thí clapê đẩy kín.

-

Nếu kim quay về 0 thì clapê đẩy hở.

-

Nếu kim quay về B (một giá trị nào đó) rồi quay về 0 thì chứng tỏ clapê đẩy
bị cong vênh.

 Kiểm tra áp lực hút và độ kín của clape hút:

Hình: Kiểm tra phần cơ block đầu hút
Để kiểm tra áp suất hút và độ kín van hút ta có thể dùng chân không kế và lắp
vào phần hút của blốc, trong khi đường đẩy để tự do trong không khí. Độ chân không
đạt được càng cao máy nén càng tốt. Khi dừng máy, nếu kim áp kế đứng yên thì clapê
hút kín, còn nếu kim quay càng nhanh về 0 thì clapê càng bị hở.

 Kiểm tra sự hoàn thiện của động cơ:
24


MH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH CĂN BẢN

MODEL:TQLCB01

Cho máy nén chạy thật nóng, sau đó tăng áp suất đầu đẩy lên 14bar (200psi),
cho dừng máy nén, giữ nguyên áp suất và cho khởi động lại ngay. Máy nén phải khởi
động lại được ngay. Nếu không khởi động lại được, có thể do trục trặc về điện hoặc
cơ. Riêng về cơ, gối trục có thể bị mòn hoặc trục cơ bị vênh, chỉ bổ blốc ra mới xác
định được chính xác.
2.2. Kiểm tra phần điện:
 Kiểm tra các cuộn dây:
Dùng đồng hồ VOM lần lượt đo điện trở của các cặp chân, nếu lần đo nào:
+ Kim VOM chỉ số 0: cuộn dây bị chạm.
+ Kim VOM đứng im (): cuộn dây bị đứt.
+ Kim VOM chỉ một giá trị nào đó: cuộn dây còn tốt.
 Kiểm tra chạm vỏ:
Dùng Mêgaôm để đo chạm vỏ: một que cố định tại một trong 3 cực của lốc, que
còn lại đo với vỏ ngoài của lốc giá trị > 5M
3. Nạp dầu cho máy nén
- Dầu bôi trơn trong máy nén có hai nhiệm vụ chính:
+ Bôi trơn các bề mặt ma sát giữa các chi tiết chuyển động.
+ Làm mát máy nén và động cơ bằng cách tải nhiệt bên trong từ các bề mặt ma
sát truyền ra vỏ maý nén để thải ra không khí.
-

Yêu cầu nạp dầu cho máy nén phải:


Đúng chủng loại dầu, dầu có độ nhớt thích hợp.
Dầu phải tinh khiết không lẫn cặn bẩn và hơi nước.
Lượng dầu phải vừa đủ, nếu thiếu ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn, nếu thừa
dầu dễ sủi bọt và bị hút vào xilanh làm máy nén làm việc nặng nề, các dàn trao đổi
nhiệt dễ bị ngập dầu.
Không pha trộn dầu khác loại nhất là khi nạp bổ sung vì như vạy dầu dễ bị biến
chất, tạo cặn, hóa bùn.
Lượng dầu nạp máy nén có thể tra theo bảng hoặc có thể lấy theo kinh nghiệm.
Đối với các máy nén mới bổ ra lần đầu đo lượng dầu khi đổ ra. Nạp lại lượng dầu đúng
bằng lượng dầu đã đổ ra cộng thêm 1/5 số đó, sau đó chạy thử một số lần, lấy tay bịt
chặt dầu xả và thỉnh thoảng xì hơi nén lên một tấm kính. Nếu thấy các bụi dầu nhỏ
bám lên tấm kính thì cần phải đổ bớt dầu ra.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×