Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

TAI LIEU MO HINH CHILLER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 57 trang )

MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

TÀI LIỆU:
“MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRUNG TÂM WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC”

1


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM
WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC ................................................................... 8
I. MỤC ĐÍCH: ................................................................................................................ 8
II. CẤU TẠO VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT:................................................................. 9
III. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH: .............................................................................. 12
BÀI 1: KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC THIẾT BỊ
TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM WATER CHILLER
...................................................................................................................................... 13
I. Mục tiêu: ................................................................................................................... 13
II. Nội dung: ................................................................................................................. 13
1. Các thiết bị lạnh ........................................................................................................ 13
1.1. Máy nén: ................................................................................................................ 13
1.2. Thiết bị ngưng tụ: .................................................................................................. 15
1.3. Thiết bị tiết lưu: ..................................................................................................... 15
1.4. Thiết bị bay hơi:..................................................................................................... 16


1.5. Bình chứa cao áp: .................................................................................................. 17
1.6. Bình tách lỏng:....................................................................................................... 18
1.7. FCU: ...................................................................................................................... 20
1.8. Phin sấy, lọc:.......................................................................................................... 21
1.9. Mắt xem gas: ......................................................................................................... 22
1.10. Các loại van chặn:................................................................................................ 23
1.11. Van điện từ gas .................................................................................................... 23
1.12. Van điện từ nước ................................................................................................. 24
1.13. Bình giãn nở: ....................................................................................................... 24
1.14. Bơm nước lạnh .................................................................................................... 25
1.15. Tháp giải nhiệt ..................................................................................................... 25
2. Các thiết bị điện ........................................................................................................ 25
2.1. Nút nhấn: ............................................................................................................... 25
2


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

2.2. Contactor ............................................................................................................... 26
2.2.1. Chức năng: .......................................................................................................... 26
2.2.2. Kí hiệu ................................................................................................................ 26
2.2.3. Cách lựa chọn ..................................................................................................... 27
2.3. Aptomat (CB) ........................................................................................................ 27
2.3.1.Chức năng: ........................................................................................................... 27
2.3.2. Cách lựa chọn CB ............................................................................................... 28
2.4. Cầu dao: ................................................................................................................. 28
2.4.1. Chức năng: .......................................................................................................... 28
2.4.2. Kí hiệu: ............................................................................................................... 28

2.4.3. Cách lựa chọn: .................................................................................................... 28
2.5. Cầu chì: .................................................................................................................. 29
2.5.1. Chức năng: .......................................................................................................... 29
2.5.2. Kí hiệu: ............................................................................................................... 29
2.5.3. Cách lựa chọn: .................................................................................................... 29
2.6. Rơ le nhiệt.............................................................................................................. 29
2.6.1. Chức năng: .......................................................................................................... 29
2.6.2. Kí hiệu ................................................................................................................ 29
2.6.3. Cách lựa chọn ..................................................................................................... 29
2.7. Rơle trung gian: ..................................................................................................... 30
2.7.1. Chức năng: .......................................................................................................... 30
2.7.2. Kí hiệu ................................................................................................................ 30
2.8. Rơle thời gian: ....................................................................................................... 30
2.8.1. Chức năng: .......................................................................................................... 30
2.8.2. Kí hiệu: ............................................................................................................... 30
2.9. Rơle bảo vệ áp suất ................................................................................................ 31
2.10. Thermostat ........................................................................................................... 31
2.11. Thersmostat phòng .............................................................................................. 32

3


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

Bài 2: KHẢO SÁT NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRUNG TÂM WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC ....................................... 33
I. Mục tiêu: ................................................................................................................... 33
II. Nội dung: ................................................................................................................. 33

1. Sơ đồ nguyên lý: ....................................................................................................... 33
2. Nguyên lý làm việc: .................................................................................................. 33
BÀI 3: THỬ KÍN, HÚT CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GAS CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC ............... 35
I. Mục tiêu: ................................................................................................................... 35
II. Nội dung: ................................................................................................................. 35
1. Thử kín...................................................................................................................... 35
2. Hút chân không ......................................................................................................... 37
3. Nạp gas ..................................................................................................................... 38
3.1. Nạp môi chất theo đường hút: (Nạp bên phía đồng hồ hạ áp) .............................. 38
3.2. Nạp môi chất theo đường cấp dịch: (Nạp bên phía đồng hồ cao áp) .................... 38
3.3. Dấu hiệu nhận biết kho lạnh đủ gas: ..................................................................... 39
BÀI 4: KHẢO SÁT TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ............................................................. 40
I. Mục tiêu: ................................................................................................................... 40
II. Nội dung: ................................................................................................................. 40
1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện. ..................................................................................... 40
2. Nguyên lý làm việc ................................................................................................... 40
BÀI 5: VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM WATER
CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC ................................................................................ 43
I. Mục tiêu: ................................................................................................................... 43
II. Nội dung: ................................................................................................................. 43
1. Vận hành hệ thống .................................................................................................... 43
1.1. Kiểm tra hệ thống water chiller ............................................................................. 43
1.2. Khởi động hệ thống: .............................................................................................. 43
1.3. Dừng hệ thống: ...................................................................................................... 44

4


MƠ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC


MODEL: TQĐHKKTT21

1.4. Theo dõi thơng số kỹ thuật - ghi nhật ký vận hành ............................................... 45
2. Cài đặt bộ Ewelly 181 .............................................................................................. 46
BÀI 6: TẠO PAN TRÊN MƠ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ TRUNG
TÂM WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC ....................................................... 48
I. Mục tiêu: ................................................................................................................... 48
II. Nội dung: ................................................................................................................. 48
1. Thực hành tìm và xử lý các pan về lạnh của mơ hình .............................................. 48
1.1. Máy nén bị tắc đầu hút: Khóa van V10 (hoặc V1) trên mơ hình .......................... 48
1.1.1.Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: .................................. 48
1.1.2. Triệu chứng, ngun nhân và biện pháp khắc phục khi máy nén bị tắc đầu hút 48
1.2. Máy nén bị tắc đầu đẩy: Khóa van V2 (hoặc V1) trên mơ hình............................ 48
1.2.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: ................................. 48
1.2.2. Triệu chứng, ngun nhân và biện pháp khắc phục khi máy nén bị tắc đầu đẩy49
1.3. Hệ thống bị nghẹt phin, nghẹt tiết lưu: Khóa van V6 tùy từng trường hợp vận hành
với nghẹt phin, sự cố nghẹt tiết lưu khóa van V9 (hoặc V7) trên mô hình ............... 49
1.3.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: ................................ 49
1.3.2. Triệu chứng, ngun nhân và biện pháp khắc phục khi máy lạnh bị nghẹt phin,
nghẹt tiết lưu ................................................................................................................. 49
2. Thực hành tìm và xử lý các pan về điện của mơ hình .............................................. 50
2.1. Hỏng rơle áp suất thấp ........................................................................................... 50
2.1.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: ................................. 50
2.1.2. Triệu chứng, ngun nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng rơle áp
suất thấp (bật cơng tắc pan 1) ....................................................................................... 50
2.2. Hỏng rơle áp suất cao ............................................................................................ 50
2.2.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: ................................. 50
2.2.2. Triệu chứng, ngun nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng rơle áp
suất cao ( bậc cơng tắc pan 2) ....................................................................................... 50

2.3. Hỏng van điện từ cấp dịch ..................................................................................... 51
2.3.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: ................................. 51
5


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

2.3.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng van cấp
dịch (bậc công tắc pan 3) .............................................................................................. 51
2.4. Hỏng rơle dòng chảy bơm nước nóng ................................................................... 51
2.4.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: ................................. 51
2.4.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng rơle dòng
chảy bơm nước nóng ( bậc công tắc pan 4) .................................................................. 51
2.5. Hỏng van điện từ nước .......................................................................................... 52
2.5.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: ................................. 52
2.5.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng van cấp
dịch (bậc công tắc pan 5) .............................................................................................. 52
2.6. Hỏng bơm nước lạnh ............................................................................................. 52
2.6.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: ................................. 52
2.6.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng bơm nước
lạnh (bậc công tắc pan 6) .............................................................................................. 52
2.7. Hỏng bơm nước nóng ............................................................................................ 53
2.7.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường:................................. 53
2.7.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng bơm nước
nóng ( bậc công tắc pan 7) ............................................................................................ 53
2.8. Hỏng quạt FCU ...................................................................................................... 54
2.8.1. Vận hành hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ bình thường: ................................. 54
2.8.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi hệ thống bị hỏng quạt dàn

lạnh (bậc công tắc pan 8) .............................................................................................. 54
BÀI 7: BẢO TRÌ - BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG
TÂM LÀM LẠNH NƯỚC WATER CHILLER.......................................................... 55
I. Mục tiêu: ................................................................................................................... 55
II. Nội dung: ................................................................................................................. 55
1. Kiểm tra hệ thống lạnh: ............................................................................................ 55
1.1. Kiểm tra lượng gas trong máy: .............................................................................. 55
1.2. Kiểm tra thiết bị bảo vệ: ........................................................................................ 55

6


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

2. Bảo dưỡng các thiết bị chính: ................................................................................... 56
2.1. Bảo dưỡng máy nén: .............................................................................................. 56
2.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ: ................................................................................. 56
2.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi - FCU: ........................................................................ 57
2.4. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt: .................................................................................... 57
3. Bảo trì - Bảo dưỡng các thiết bị điện trong hệ thống: .............................................. 57
3.1 Bảo trì - Bảo dưỡng hệ thống điện động lực: ......................................................... 57
3.2 Bảo trì - Bảo dưỡng hệ thống điện điều khiển: ...................................................... 57

7


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC


MODEL: TQĐHKKTT21

GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRUNG TÂM WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC
I.

MỤC ĐÍCH:
Với mô hình hệ thống điều hòa không khí trung tâm water chiller - giải nhiệt

nước giúp cho học viên:
- Trình bày cấu tạo, sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí
trung tâm water chiller - giải nhiệt nước.
- Phân tích được cấu tạo, mục đích sử dụng của các trang, thiết bị phục vụ lắp đặt.
- Trình bày được mục đích và phương pháp lắp đặt các thiết bị chính, phụ trong hệ
thống điều hòa không khí trung tâm water chiller - giải nhiệt nước .
- Kiểm tra được thông số của thiết bị trước khi lắp.
- Lắp đặt các thiết bị chính, phụ trong hệ thống water chiller đúng quy trình và đảm
bảo an toàn.
- Phân tích được mục đích và phương pháp kiểm tra, vận hành hệ thống điều hòa
không khí trung tâm water chiller - giải nhiệt nước .
- Đọc bản vẽ ghi nhật ký hệ thống, bảng biểu.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo.
- Phân tích được mục đích và phương pháp kiểm tra hệ thống điều hòa không khí
trung tâm water chiller - giải nhiệt nước .
- Biết tra dầu, mỡ cho các thiết bị.
- Sửa chữa thay thế các thiết bị hỏng.
- Phân tích được phương pháp kiểm tra, xác định hư hỏng trong hệ thống điều hòa
không khí trung tâm water chiller - giải nhiệt nước .
- Biết quan sát, phán đoán, phân tích.
Mô hình hệ thống điều hòa không khí trung tâm water chiller - giải nhiệt nước nhằm

giúp cho giáo viên rút ngắn được thời gian giảng dạy, bên cạnh đó tạo được kỹ năng cho
nghề điện lạnh, cũng cố các kiến thức cơ bản và một số các kiến thức nâng cao về các hệ
thống điều hòa trung tâm làm lạnh nước water chiller trong thực tế hàng ngày.
8


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

II.

MODEL: TQĐHKKTT21

CẤU TẠO VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT:
Mô hình này lắp trên khung giá đỡ bằng sắt, sơn tĩnh điện, có bánh xe di chuyển.

Mô hình gồm có:
* Thiết bị lạnh:
- 02 dàn lạnh FCU công suất 2500 kcal/hr, có van điện từ 3 ngã đóng ngắt nước
lạnh.
- 01 bình ngưng công suất 3 HP .
- 01 máy nén bán kín công suất 3 HP/380V .
- 1 bộ làm lạnh nước công suất 3 HP.
- 01 Buồng dãn nỡ bằng inox + máy bơm nước, rơle bảo vệ bơm.
- 01 tháp giải nhiệt 8 RT + máy bơm nước, rơle bảo vệ bơm.
- Đồng hồ đo áp suất cao, thấp.
- Rơ le kiểm soát áp suất kép.
- Bộ điều khiển nhiệt độ.
- Nhiệt kế đo nhiệt độ không khí.
- Nhiệt kế đo nhiệt độ nước.
- Thiết bị đo lưu lượng nước.

- Bầu tách lỏng, phin lọc, mắt gas, bầu chứa gas, van điện từ cấp dịch, van tiết lưu,
van điều chỉnh gas đi, van điều chỉnh gas về, các loại van khoá, van chặn, ống đồng, thiết
bị phù hợp với hệ thống.
* Thiết bị phần điều khiển:
- Hệ thống điện khởi động, dừng máy: Cb, contactor 9-32A, rơle nhiệt, rơle có thể
đóng mở nước.
- Timer, rơle trung gian.
- 03 Đèn báo nguồn 3 pha. 01 Đèn báo hoạt động: 220V. các đèn báo hoạt động của
các thiết bị: 220V. 01 Bộ nguồn: 220VAC. 03 Đồng hồ đo dòng điện: 30A, 50Hz. 01 Đồng
hồ đo điện áp: 500V - 50Hz, các công tắc tạo pan, các đồng hồ đo nhiệt độ các điểm.
- Tủ điện bằng tole dầy 1.2mm sơn tĩnh điện dùng lắp các thiết bị.

9


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

Hình: Sơ đồ nguyên lý hệ thống Water Chiller

10


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

Hình: Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của hệ thống Water Chiller


11


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC
III.

MODEL: TQĐHKKTT21

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH:

Hệ thống các bài thực hành:
- Cấu tạo các thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm Water chiller giải nhiệt nước.
- Nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa không khí trung tâm Water chiller - giải
nhiệt nước.
- Thử kín hút chân không và nạp gas hệ thống điều hòa không khí trung tâm Water
chiller - giải nhiệt nước.
- Nguyên lý hoạt động tủ điện điều khiển hệ thống điều hòa không khí trung tâm
Water chiller - giải nhiệt nước.
- Vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm Water chiller - giải nhiệt nước.
- Thực hành tìm pan và xử lý các sự cố về phần lạnh trong hệ thống điều hòa không
khí trung tâm Water chiller - giải nhiệt nước.
- Thực hành tìm pan và xử lý các sự cố về phần điện hệ thống điều hòa không khí
trung tâm Water chiller - giải nhiệt nước.
- Bảo trì bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trung tâm Water chiller - giải nhiệt
nước.

12


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC


MODEL: TQĐHKKTT21

BÀI 1: KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
CỦA CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRUNG TÂM WATER CHILLER
I. Mục tiêu:
- Phân tích được cấu tạo các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí trung tâm
Water chiller - giải nhiệt nước.
- Trình bày cấu tạo hệ thống điều hòa không khí trung tâm Water chiller - giải nhiệt
nước.
II. Nội dung:
1. Các thiết bị lạnh
Cụm máy lạnh chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều hoà kiểu làm lạnh
bằng nước. Nó được sử dụng để làm lạnh chất lỏng, trong điều hoà không khí sử dụng để
làm lạnh nước. Ở đây nước đóng vai trò là chất tải lạnh. Cụm chiller là một hệ thống lạnh
được lắp đặt hoàn chỉnh tại nhà máy nhà chế tạo, với các thiết bị sau:
1.1. Máy nén:
Máy nén hút hơi môi chất sinh ra từ thiết bị bay hơi nhằm duy trì áp suất không đổi
trong thiết bị bay hơi sau đó nén hơi đến áp suất ngưng tụ và đẩy vào thiết bị ngưng tụ. Máy
nén là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống lạnh, quyết định năng suất, hiệu quả và tuổi
thọ của hệ thống và thường được ví như trái tim của hệ thống lạnh.
Máy nén trục vít: Sử dụng cho các Chiller có năng suất lạnh lớn
Máy nén pít tông: Sử dụng với chiller có năng suất lạnh nhỏ và vừa
Máy nén ly tâm: Dùng cho chiller có năng suất lạnh rất lớn
Máy nén xoắn ốc: thường sử dụng cho hệ thống Chiller nhỏ và trung bình

13



MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

Hình: Máy nén lạnh trục vít và piston

Hình: Máy nén lạnh ly tâm và xoắn ốc

Hình: Máy nén piston
14

MODEL: TQĐHKKTT21


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

1.2. Thiết bị ngưng tụ:
Chức năng: Là thiết bị trao đổi nhiệt, thải nhiệt nóng của gas lạnh ra môi trường để
ngưng tụ hơi môi chất thành lỏng.
+ Phân loại:
Gồm hai loại chính: - Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt gió
- Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt nuớc
- Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt hổn hợp nuớc và không khí
Để tăng cuờng khả năng giải nhiệt có thể bố trí thêm quạt gió.
+ Nguyên lý làm việc:
Hơi môi chất được máy nén nén lên thiết bị ngưng tụ, tại đây hơi môi chất trao đổi
nhiệt với môi trường làm mát là nước thải nhiệt ra môi truờng đạt đến áp suất và nhiệt độ
ngưng tụ, ngưng tụ thành lỏng hoàn toàn. Kết thúc quá trình ngưng tụ.

Hình: Bình ngưng tụ

1.3. Thiết bị tiết lưu:
Tiết lưu hay còn gọi là thiết bị giản nở, vì khi đi qua thiết bị này áp suất gas lỏng
giảm từ áp suất ngưng tụ xuống áp suất bốc hơi. Có nhiều loại thiết bị tiết lưu như:
- Thiết bị tiết lưu cố định: Ống mao, ống tiết lưu.
- Thiết bị tiết lưu tự động: Van tiết lưu nhiệt, van tiết lưu tự động và van tiết lưu điện
tử, van phao cao áp, hạ áp…

15


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

Hình: Van tiết lưu nhiệt
1.4. Thiết bị bay hơi:
Dùng để làm lạnh nước có các loại sau:
Nước chảy trong ống: Làm bằng ống đồng có cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống,
nước chuyển động trong ống. Bình bay hơi được bọc cách nhiệt và duy trì nhiệt độ không
được quá dưới 70C nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ vỡ bình. Để làm rối dòng chảy
của nước chảy trong ống với mục đích làm tăng hệ số truyền nhiệt, người ta sử dụng bình
bay hơi với 1 hay nhiều pass nước nhưng sẽ làm tăng cột áp của bơm

Hình: Bình bay hơi nước chảy trong ống
Nước chảy ngoài ống: Ưu điểm là hạn chế được sự cố nổ ống do nước đóng băng
nhưng việc vệ sinh khá phức tạp.

Hình: Bình bay hơi nước chảy ngoài ống
16



MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

Dàn lạnh kiểu tấm bản (alfalaval): gồm các tấm trao đổi nhiệt dạng phẳng có dập
sóng được ghép với nhau bằng đệm kín. Hai đầu là các tấm khung dày, chắc chắn được giữ
nhờ thanh giằng và bulông. Đường chuyển động của môi chất và chất tải lạnh ngược chiều
và xen kẻ nhau. Tổng diện tích trao đổi nhiệt rất lớn. Quá trình trao đổi nhiệt giữa hai môi
chất thực hiện qua vách tương đối mỏng nên hiệu quả trao đổi nhiệt cao. Các lớp chất tải
lạnh khá mỏng nên quá trình trao đổi nhiệt diễn ra nhanh chóng.
+ Ưu điểm:
- Mật độ dòng nhiệt tương đối lớn nên tiêu hao ít kim loại, thiết bị chắc chắn gọn
nhẹ.
- Thời gian làm lạnh rất nhanh.
+ Nhược điểm:
- Khó vệ sinh về phía chất tải lạnh.
- Khó chế tạo, giá thành cao.
- Khi hư hỏng, không có vật tư thay thế, sửa chữa khó khăn.
Có khả năng nứt ống trao đổi nhiệt do chất lỏng đóng băng cho nên cần khống chế
nghiêm ngặt nhiệt độ chất lỏng cần làm lạnh.

Hình: Bình bay hơi làm lạnh nước và Alfalaval
1.5. Bình chứa cao áp:


Mục đích:

17



MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

Bình chứa cao áp có chức năng chứa lỏng nhằm cấp dịch ổn định cho hệ thống, đồng
thời giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bi ngưng tụ. Khi sửa chữa bảo dưỡng bình
chứa cao áp có khả năng chứa toàn bộ lượng môi chất của hệ thống.
 Theo chức năng bình chứa, dung tích bình chứa cao áp phải đáp ứng yêu cầu:
Khi hệ thống đang vận hành, lượng lỏng còn lại trong bình ít nhất là 20% dung tích
bình.
Khi sửa chửa bảo dưỡng, bình có khả năng chứa hết toàn bộ môi chất sử dụng trong
hệ thống và chỉ chiếm khoảng 80% dung tích bình.
Kết hợp hai điều kiện trên, dung tích bình chứa cao áp khoảng 1,25 ÷ 1,5 thể tích
môi chất lạnh của toàn hệ thống là đạt yêu cầu.
Bình chứa cao áp mục đích để cấp lỏng ổn định cho van tiết lưu. Chỉ có trong hệ
thống lạnh trung bình và lớn.
Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ chứa lỏng từ các thiết bị khác về khi sửa chữa hệ thống.
Vị trí: nằm sau thiết bị ngưng tụ và trước van tiết lưu.

Hình: Bình chứa cao áp
1.6. Bình tách lỏng:

18


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21


Để ngăn ngừa hiện tượng ngập lỏng gây hư hỏng máy nén, trên đường hơi hút về
máy nén, người ta dùng bình tách lỏng.
 Nhiệm vụ bình tách lỏng:
Tách các giọt hơi ẩm còn lại trong dòng hơi trước khi về máy nén.
 Nguyên tắc làm việc của bình tách lỏng:
- Giảm đột ngột tốc độ dòng hơi từ tốc độ cao xuống độ tốc độ thấp vào khoảng 0,5
m/s đến 1 m/s. Khi giảm tốc đột ngột, các giọt lỏng mất động năng và rơi xuống đáy bình.
- Thay đổi hướng chuyển động của dòng môi chất một cách đột ngột. Dòng môi chất
đưa vào bình không theo phương thẳng mà thường đưa ngoặc theo những góc nhất định.
- Dùng các tấm chắn để ngăn các giọt lỏng. Khi dòng môi chất chuyển động va vào
các vách chắn, các giọt lỏng bị mất động năng và rơi xuống.
- Kết hợp tách lỏng hồi nhiệt, hơi môi khi trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi hoàn toàn.
 Phạm vi sử dụng:
- Hầu hết các hệ thống lạnh đều sử dụng bình tách lỏng. Trường hợp hệ thống có
những thiết bị có khả năng tách lỏng thì không sử dụng bình tách lỏng. Ví dụ: Bình chứa
hạ áp, bình giữ mức. Các bình này có cấu tạo để có thể tách lỏng được nên có thể không sử
dụng bình tách lỏng.
 Vị trí lắp đặt bình tách lỏng:
- Bình tách lỏng làm việc ở nhiệt độ thấp nên phải bọc cách nhiệt. Thường lắp trên
cao ngoài gian máy, ngay trên phòng lạnh.

Hình: Bình tách lỏng
19


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

1.7. FCU:

FCU được viết tắt từ chữ tiếng Anh: Fan Coil Unit thực chất là dàn trao đổi nhiệt để
xử lý nhiệt ẩm không khí.
Các bộ phận chính của FCU là dàn ống nước lạnh và quạt để thổi cưỡng bức không
khí trong phòng từ phía sau qua dàn ống trao đổi nhiệt. Dưới dàn bố trí máng nước ngưng.
Để đảm bảo áp suất gió phân phối qua ống gió và miệng thổi, các FCU thường được trang
bị quạt ly tâm lồng sóc dẫn động trực tiếp.
FCU có ưu điểm là gọn nhẹ dễ bố trí.
Nhược điểm là không có cửa lấy gió tươi nếu cần phải bố trí hệ thống gió tươi riêng.

Hình: Dàn lạnh FCU

Hình: Cấu tạo FCU

20


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

Bảng: Thông số kỹ thuật của FCU
Model

KF-03NAC

Công suất điện

52 W

Công suất lạnh


2500 Kcal/hr

Lưu lượng gió

300 CFM

Nguồn điện

1PH - 220V - 50Hz

Dòng điện

0,24A

Khối lượng

13kg

Số seri

KF184400550E

1.8. Phin sấy, lọc:
Trong quá trình chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, vận hành thiết bị lạnh, dù rất cẩn thận vẫn
có cặn bẩn như đất, cát, gỉ sắt,vẩy hàn, xỉ, muội… lọt vào hệ thống lạnh. Nó có thể tồn tại
trong hệ thống do chưa vệ sinh, làm sạch đầy đủ hoặc qua đường nạp dầu, nạp môi chất,
ngoài ra cặn bẩn cũng có thể tạo thành trong hệ thống phân hủy dầu bôi trơn, môi chất hoặc
do các chi tiết máy nén bị mài mòn, do han gỉ phía trong hệ thống. Để đảm bảo hệ thống
lạnh làm việc an toàn có độ tin cậy cao, không bị trục trặc, cần phải có phin lọc cặn bẩn

trong hệ thống. Cặn bẩn trong hệ thống lạnh có thể làm tắt ống dẫn nhất là van tiết lưu, làm
cho các chi tiết chuyển động của máy nén mau mòn và dễ gây sự cố.

Hình: Phin sấy lọc
Để loại trừ cặn bẩn cơ học khi máy lạnh hoạt động người ta bố trí phin lọc cặn bẩn
trên đường hơi và đường lỏng của hệ thống lạnh.

21


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

Phin sấy có kết cấu gần giống như phin lọc, có vỏ hình trụ, đường vào và ra cho môi
chất lỏng, nắp có thể tháo và thay thế chất hút ẩm. khi vào và ra khỏi phin sấy, môi chất
phải đi qua 2 lớp lưới lọc dệt bằng dây thép tráng kẽm.
1.9. Mắt xem gas:
Trên các đường ống cấp dịch của các hệ thống nhỏ và trung bình, thường có lắp đặt
kính xem gas, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và môi chất của nó một cách định tính,
cụ thể như sau:
Báo hiệu lượng gas chảy trong đường ống có đủ không. Trong trường hợp lỏng chảy
điền đầy đường ống, hầu như không nhìn thấy sự chuyển động của lỏng, ngược lại nếu thiếu
lỏng, trên mặt kính sẽ thấy sủi bọt. Khi thiếu gas trầm trọng trên mắt kính sẽ có vết dầu
chảy qua.
Để tiện so sánh trên vòng chu vi của mắt kính người ta có in sẵn các vòng màu đặt
trưng để có thể kiểm tra và so sánh. Biện pháp xử lý ẩm là cần thay lọc ẩm mới hoặc thay
silicagel trong các bộ lọc.
Ngoài ra khi trong lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết qua mắt kính. Ví
dụ trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống.

Trên hình giới thiệu cấu tạo bên ngoài của một kính xem gas. Kính xem gas loại này
được lắp đặt bằng ren. Có cấu tạo rất đơn giản, phần than có hình trụ tròn, phía trên có lắp
đặt một kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát lỏng. Kính được áp
chặt lên phía trên nhờ một lò xo đặt bên trong.

Hình: Mắt xem gas
Mắt gas là kính quan sát lấp trên đường lỏng để quan sát dòng chảy của môi chất
lạnh, ngoài việc chỉ thị dòng chảy mắt gas còn có nhiệm vụ:
Báo hiệu đủ gas khi dòng gas không bị sủi bọt.

22


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

Báo hiệu thiếu gas khi dòng gas bị sủi bọt mạnh.
Báo hết gas khi thấy xuất hiện các vệt dầu trên kính.
1.10. Các loại van chặn:

Hình: Van chặn
Van chặn và van khóa lắp trước và sau các thiết bị có thể tháo ráp ra vệ sinh, thay
thế khi sửa chữa, bảo dưỡng.
1.11. Van điện từ gas
 Chức năng:

Trước khi bắt đầu một chu trình lạnh thì motor của máy nén cần phải được khởi
động từ trạng thái nghỉ. Khi đó độ chênh áp suất giữa đầu hút và đầu đẩy tăng lên, đặc biệt
là trường hợp máy nén ngừng làm việc lâu ngày, nên khi khởi động lại máy nén rất dễ bị

quá tải. Đó là nguyên nhân cần phải giảm tải máy nén khi khởi động để tránh cháy máy
nén.

23


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

1. Thân van

2. Đường vào

3. Đường ra

4. Vỏ

5. Cuộn dây

6. Đầu nối dây điện

7. Lõi sắt

8. Lò xo

Hình: Van điện từ gas
Để tránh trường hợp van tiết lưu nhiệt bị rò rĩ thì người ta cũng thường lắp đặt các
van điện từ.
 Vị trí lắp đặt

Được lắp trên đường bybass từ đầu đẩy về đầu hút máy nén, lắp trước thiết bị tiết
lưu
1.12. Van điện từ nước
Dùng để đóng, cắt dòng nước lạnh vào các FCU trong hệ thống điều hòa trung tâm
water chiller. Có 2 loại: van điện từ 2 ngã và loại 3 ngã.

Hình: Van điện từ 2 ngã

Hình: Van điện từ 3 ngã

1.13. Bình giãn nở:
Trong các hệ thống ống dẫn nước kín thường trang bị bình giãn nở. mục đích là tạo
một thể tích dự trữ nhằm điều hòa những ảnh hưởng do giản nở nhiệt của nước trên toàn hệ
thống gây ra, ngoài ra bình còn có chức năng bổ sung nước cho hệ thống trong trường hợp
cần thiết.
Độ cao của bình giãn nở phải đảm bảo tạo ra cột áp thủy tĩnh lớn hơn tổn thất thủy
lực từ vị trí nối thông bình giãn nở tới đầu hút của bơm. Thường đặt ở vị trí cao nhất ở
đường ống hồi về.

24


MÔ HÌNH HT ĐHKKTT WATER CHILLER - GIẢI NHIỆT NƯỚC

MODEL: TQĐHKKTT21

1.14. Bơm nước lạnh
Bơm sử dụng trong hệ thống điều hòa bơm ly tâm được sử dụng để bơm nước lạnh
cho các hộ tiêu thụ do đường ống dẫn đến các hộ tiêu thụ khá xa, trở lực khá lớn


Hình: Các loại bơm
1.15. Tháp giải nhiệt
Có công dụng làm mát nước sau khi ra khỏi bình ngưng để tuần hoàn trở lại giải
nhiệt cho bình ngưng.

Hình: Tháp giải nhiệt
2. Các thiết bị điện
2.1. Nút nhấn:

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×