SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐÔNG MỸ
(Đề gồm có 01 trang)
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 20192020
Môn: Ngữ văn
Dành cho lớp 12
Thời giam làm bài: 90 phút (không kể phát đề)
Họ và tên thí sinh: ...............................................................
Lớp: ..............................
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau :
Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng
có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả
Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu
hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thương, vươn lên trên tất cả
những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy,
phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế Đây là mơ ước, là nguyện
vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm.
( Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn
Thạc.)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3: Anh/chị cảm phục phẩm chất nào ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ
đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 20 tuổi, trong đoạn trích trên ?
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách
nhiệm của tuổi trẻ ngày nay trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
II. LÀM VĂN (6 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta ?
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, Tr.111)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 2020
Môn: Ngữ văn – Đề số 1
PHẦN I
Nội dung
ĐỌC HIỂU
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Điểm
4.0
Phong cách ngôn
ngữ: sinh hoạt
Nội dung: Những
trăn trở của người
thanh niên Nguyễn
Văn Thạc về lẽ
sống của cuộc đời
mình: sống cống
hiến, sống cao
thượng. Đó là
những lẽ sống cao
đẹp của người liệt
sỹ Nguyễn Văn
Thạc hi sinh trong
thời kì kháng chiến
chống Mỹ.
Học sinh có thể
nêu một số phẩm
chất cao đẹp ở
người liệt sỹ
Nguyễn Văn Thạc
như:
+ Tâm hồn chính
trực và cao cả;
+ Lẽ sống cao
đẹp: sống cống
hiến, sống cao
thượng,...
=> Biểu tượng cho
vẻ đẹp người
thanh niên thời đại
chống Mỹ.
Về hình thức:
+ Số đoạn: 1 đoạn.
+ Số câu: 7 – 10
câu.
Về nội dung, học
sinh có thể triển
khai một số ý sau:
+ Bảo vệ và xây
dựng đất nước
0.5
1.0
1.0
1.5
PHẦN II
LÀM VĂN
a. Yêu cầu chung:
Biết cách làm bài
văn nghị luận văn
học.
Diễn đạt rõ ràng,
mạch lạc.
Mở bài: Giới
thiệu tác giả, tác
phẩm, đoạn trích
và vấn đề nghị
luận – bức tranh tứ
bình trong bài thơ
Việt Bắc.
Thân bài:
1. Khái quát:
– Việt Bắc là khu
căn cứ địa kháng
chiến được thành
lập từ năm 1940,
vừa là trách nhiệm,
vừa là nghĩa vụ
thiêng liêng của
tuổi trẻ ngày nay.
+ Đặt trong bối
cảnh 4.0, để đất
nước có thể phát
triển, thiết yếu
phải có sự đóng
góp của tuổi trẻ.
+ Để xây dựng và
phát triển đất
nước trong hoàn
cảnh hiện nay,
tuổi trẻ cần:
* Xây dựng lí
tưởng sống cao
đẹp: sống cống
hiến, sống cao
thượng, vì cộng
đồng chung.
* Có hành động
thiết thực: học
tập, rèn luyện đạo
đức, xây dựng lối
sống lành mạnh,...
6.0
0.5
0,5
0,5
gồm sáu tỉnh viết
tắt là “Cao – Bắc –
Lạng – Thái –
Tuyên – Hà”. Nơi
đây, cán bộ chiến
sĩ và nhân dân Việt
Bắc đã có mười
lăm năm gắn bó
keo sơn, nghĩa tình
(1940 – 1954).
– Hoàn cảnh sáng
tác: Sau hiệp định
Giơnevơ, tháng
10.1954, Trung
ương Đảng và cán
bộ rời Việt Bắc.
Buổi chia tay lịch
sử ấy đã trở thành
niềm cảm hứng
cho Tố Hữu sáng
tác bài thơ “Việt
Bắc”. Trải dài
khắp bài thơ là
niềm thương nỗi
nhớ về những kỷ
niệm kháng chiến
gian khổ nhưng
nghĩa tình.
2. Phân tích bức
tranh tứ bình
a. Bức tranh mùa
đông
“Rừng xanh hoa
chuối đỏ tươi”: sử
dụng bút pháp
chấm phá: nổi bật
trên nền xanh rộng
lớn của núi rừng là
màu đỏ của hoa
chuối (màu đỏ hoa
chuối gợi liên
tưởng đến hình
ảnh ngọn đuốc xua
đi cái lạnh của của
núi rừng mùa
đông) và màu vàng
0,75
của những đốm
nắng.
“Đèo cao nắng
ánh dao gài thắt
lưng”: hình ảnh tia
nắng ánh lên từ
con dao gài thắt
lưng gợi dáng vẻ
khỏe khoắn, lớn
lao của người lao
động, với tâm thế
làm chủ thiên
nhiên, cuộc sống.
b. Bức tranh mùa
xuân
“Ngày xuân mơ
nở trắng rừng”:
màu trắng tinh
khôi của hoa mơ
tràn ngập không
gian núi rừng, thiên
nhiên tràn đầy
nhựa sống khi
xuân về.
Người lao động
hiện lên với vẻ
đẹp tài hoa, khéo
léo và cần mẫn:
“Nhớ người đan
nón chuốt từng sợi
giang”, “chuốt
từng sợi giang”:
hành động chăm
chút, tỉ mỉ với từng
thành quả lao động
của mình.
c. Bức tranh mùa
hạ
“Ve kêu rừng
phách đổ vàng”:
toàn bộ khung
cảnh thiên nhiên
như đột ngột
chuyển sang sắc
vàng qua động từ
“đổ”
0,75
0,75
+ Có thể liên
tưởng màu vàng
hòa quyện với
tiếng ve kêu tưng
bừng, đầy sức
sống
+ Cũng có thể
chính tiếng ve đã
đánh thức rừng
phách nở hoa.
“Nhớ cô em gái
hái măng một
mình”: “cô em gái”
cách gọi thể hiện
sự trân trọng, yêu
thương của tác giả
với con người Việt
Bắc, hình ảnh cô
gái hái măng một
mình thể hiện sự
chăm chỉ, chịu
thương chịu khó
của con người
Việt Bắc.
d. Bức tranh mùa
thu
“Rừng thu trăng
rọi hòa bình”: ánh
trăng nhẹ nhàng
chiếu sáng núi
rừng Việt Bắc, đó
là ánh sáng của
“hòa bình”, niềm
vui và tự do.
Con người say
sưa cất tiếng hát,
mộc mạc, chân
thành, có tấm lòng
thủy chung, nặng
ân tình.
3. Đánh giá chung
Nêu cảm nhận
chung về bức tranh
tứ bình: Nghệ
thuật tứ bình tạo
sự cân đối hài hòa
0,75
1.0
và có tác dụng
khắc họa toàn diện
vẻ đẹp của đối
tượng, bốn bức
tranh trên tôn lên
giá trị của nhau,
không thể tách
riêng. Đó là bức
tranh tuyệt sắc có
sự hòa quyện giữa
con người và thiên
nhiên.
Kết bài:
Khẳng định giá
trị nội dung, nghệ
thuật của đoạn thơ
và ý nghĩa của
đoạn thơ đối với
toàn bộ bài thơ
“Việt Bắc”.
TỔNG ĐIỂM
0.5
10.0