Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Thực trạng và định hướng phát triển bền vững sinh kế đô thị cổ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 262 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

TRỊNH THỊ HẠNH

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
SINH KẾ ĐÔ THỊ CỔ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

TRỊNH THỊ HẠNH

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
SINH KẾ ĐÔ THỊ CỔ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62 22 01 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. Phạm Hồng Tung


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này do chính tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Phạm Hồng Tung. Trong
luận án sử dụng các hình ảnh, số liệu, kết quả nghiên cứu
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn theo
đúng quy định của cơ sở đào tạo.

Tác giả luận án

Trịnh Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới
Ban Lãnh đạo, Quý Thày, Cô, chuyên viên các phòng của Viện Việt Nam học
và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện.
Từ đáy lòng mình, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến
GS.TS. Phạm Hồng Tung, Thầy hƣớng dẫn khoa học, đã luôn theo sát, chỉ bảo
tận tình và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND Quận Hoàn
Kiếm, UBND Phƣờng Hàng Đào, UBND Phƣờng Hàng Bạc, UBND Phƣờng
Hàng Buồm cùng các hộ gia đình, nhân dân trên địa bàn nghiên cứu đã sẵn sàng
tham gia khảo sát, trả lời phỏng vấn, tạo điều kiện để tôi có đƣợc những tƣ liệu
quý báu, những số liệu xác thực phục vụ cho quá trình hoàn thiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Công nghiệp

Hà Nội, Ban Lãnh đạo khoa Lý luận chính trị - Pháp luật, các đồng nghiệp đã
luôn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình công tác để tôi có thể yên
tâm học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin dành tất cả sự yêu thƣơng và lời cảm ơn tới gia đình:
chồng con, bố mẹ, các anh chị em, bạn bè và ngƣời thân đã luôn ở bên, động
viên, giúp tôi có động lực mạnh mẽ để hoàn thành Luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh

Trịnh Thị Hạnh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 8
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 8
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................. 10
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu............................................... 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................. 12
5. Phƣơng pháp, địa bàn, giả thuyết nghiên cứu và nguồn số liệu .................. 13
6. Mô tả khái quát địa bàn khảo sát cƣ dân ....................................................... 20
7. Tính mới của đề tài........................................................................................ 20
8. Kết cấu Luận án............................................................................................. 21
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. 22
1.1. Các nghiên cứu chung về Hà Nội .............................................................. 22
1.2. Các nghiên cứu chung về sinh kế............................................................... 30
1.3. Các nghiên cứu về sinh kế ở Hà Nội.......................................................... 49
1.4. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................. 54
Chƣơng 2. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ SINH KẾ VÀ SINH KẾ

ĐÔ THỊ ............................................................................................................. 57
2.1. Khái niệm sinh kế, sinh kế bền vững và lý thuyết khung sinh kế
bền vững DFID.................................................................................................. 57
2.1.1. Khái niệm sinh kế ............................................................................. 57
2.1.2. Sinh kế bền vững............................................................................... 59
2.1.3. Khung lý thuyết sinh kế bền vững DFID .......................................... 64
2.2. Sinh kế đô thị ............................................................................................. 71
2.2.1. Đô thị và đặc điểm của đô thị Hà Nội............................................... 72
2.2.2. Tính bền vững của sinh kế đô thị ...................................................... 75
2.2.3. Những nội dung cơ bản của khung sinh kế bền vững đô thị ............ 76

1


2.2.4. Một số cách tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu sinh kế bền
vững đô thị .................................................................................................. 80
Tiểu kết chƣơng 2.............................................................................................. 84
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG SINH KẾ Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ CỔ HÀ
NỘI .................................................................................................................... 86
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội khu
vực đô thị cổ Hà Nội ......................................................................................... 86
3.1.1. Những đặc điểm tự nhiên .................................................................. 86
3.1.2. Những đặc điểm kinh tế .................................................................... 90
3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng...................................................................... 92
3.1.4. Văn hóa-xãhội ................................................................................... 94
3.1.5. Về ba phƣờng của đô thị cổ Hà Nội tại Quận Hoàn Kiếm ............... 94
3.2. Thực trạng sinh kế khu vực đô thị cổ Hà Nội ............................................ 99
3.2.1. Nguồn lực sinh kế ............................................................................. 99
3.2.2. Các hoạt động sinh kế cơ bản ......................................................... 134
3.2.3. Các kết quả sinh kế ......................................................................... 153

Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 163
Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG MÔ HÌNH SINH KẾ,QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI
PHÁP ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO VÙNG ĐÔ THỊ CỔ HÀ
NỘI .................................................................................................................. 165
4.1. Những yếu tố tác động đến sinh kế khu vực đô thị cổ Hà Nội ................ 165
4.1.1. Trình độ nhận thức của ngƣời dân không đồng đều ....................... 165
4.1.2. Quá trình đô thị hóa nhanh.............................................................. 166
4.1.3. Tác động của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa........................... 168
4.1.4. Các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc, của thành phố .................... 170
4.2. Định hƣớng mô hình sinh kế cho vùng đô thị cổ Hà Nội ........................ 174
4.2.1. Các điều kiện xây dựng và triển khai mô hình sinh kế ................... 175
4.2.2. Đề xuất một số mô hình sinh kế...................................................... 176

2


4.2.3. Xây dựng lộ trình triển khai thực hiện các mô hình sinh kế........... 180
4.3. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với khu vực đô thị
cổ Hà Nội giai đoạn 2018 - 2030 .................................................................... 181
4.3.1. Đối với gia đình làm nghề truyền thống ......................................... 181
4.3.2. Đối với dự án giãn dân ra khỏi khu vực đô thị cổ Hà Nội.............. 182
4.3.3. Đối với việc bảo tồn, giữ gìn văn hóa, giá trị truyền thống ............ 185
4.4. Quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững
cho vùng đô thị cổ Hà Nội .............................................................................. 186
4.4.1. Quan điểm đảm bảo sinh kế bền vững cho vùng đô thị cổ Hà Nội ... 186
4.4.2. Cơ sở của việc đề xuất các giải pháp .............................................. 190
4.5. Các giải pháp để phát triển sinh kế bền vững vùng đô thị cổ Hà
Nội nhằm cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế ........................ 192
4.5.1. Các giải pháp để cải thiện nguồn lực sinh kế ................................. 193
4.5.2. Tạo môi trƣờng thuận lợi về thể chế chính sách ............................. 201

4.5.3. Về tôn giáo, tín ngƣỡng .................................................................. 202
4.5.4. Thực hiện xây dựng và quản lý đô thị thông minh ......................... 203
Tiểu kết chƣơng 4............................................................................................ 204
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 206
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 209
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 210

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐHQG

: Đại học Quốc gia

HĐND

: Hội đồng nhân dân

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

KHXH

: Khoa học xã hội

NXB


: Nhà xuất bản

PVS

: Phỏng vấn sâu

TP

: Thành phố

UBND

: Ủy ban Nhân dân

VNH & KHPT

: Việt Nam học và Khoa học phát triển

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị tổn thƣơng ................................... 78
Bảng 3.1. Tƣơng quan nhóm tuổi theo Phƣờng sinh sống.............................. 102
Bảng 3.2. Mức độ hài lòng với cuộc sống ở khu vực phố cổ hiện nay theo
giới tính ................................................................................................. 105
Bảng 3.3. Tƣơng quan nguồn vốn kinh doanh theo nhóm tuổi ...................... 116
Bảng 3.4. Số học sinh, giáo viên, trƣờng, lớp trong Quận Hoàn Kiếm năm

2016 ....................................................................................................... 128
Bảng 3.5. Độ tuổi của ngƣời dân trên địa bàn ................................................ 129
Bảng 3.6. Tƣơng quan nghề nghiệp theo khu vực sống ................................. 129
Bảng 4.1. Đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống ở khu vực đô thị cổ
hiện nay theo nhóm tuổi ........................................................................ 165

5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Phân tích khung sinh kế của hộ gia đình............................................. 64
Hình 2.2. Tài sản sinh kế ..................................................................................... 77
Hình 3.1. Thời gian sinh sống của các hộ gia đình khu vực đô thị cổ Hà Nội ..... 102
Hình 3.2. Lý do ngƣời dân sống ở khu vực đô thị cổ Hà Nội........................... 104
Hình 3.3. Tình hình giao thông ở các tuyến phố............................................... 107
Hình 3.4. Mức độ ủng hộ chủ trƣơng dọn dẹp vỉa hè của thành phố................ 109
Hình 3.5. Tình hình nguồn nƣớc của các hộ gia đình kinh doanh trong
khu vực đô thị cổ Hà Nội hiện nay ..................................................... 111
Hình 3.6. Thu nhập bình quân đầu ngƣời trong hộ gia đình ............................. 114
Hình 3.7. Nguồn vốn kinh doanh của các hộ gia đình ...................................... 116
Hình 3.8. Những khó khăn trong việc vay vốn của các hộ gia đình kinh
doanh ................................................................................................... 117
Hình 3.9. Mức độ tạo điều kiện, hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng về
hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình ........................... 118
Hình 3.10. Tình hình thu nhập của các hộ dân chợ đêm trên phố Hàng
Đào hiện nay ....................................................................................... 120
Hình 3.11. Tình hình khách mua hàng ở chợ đêm trên phố Hàng Đào
hiện nay ............................................................................................... 122
Hình 3.12: Tình hình các mặt hàng ở chợ đêm trên phố Hàng Đào hiện

nay ....................................................................................................... 122
Hình 3.13. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về trƣờng học ở khu vực đô
thị cổ .................................................................................................... 125
Hình 3.14. Tình hình trạm y tế phƣờng hiện nay .............................................. 126
Hình 3.15.Mối quan hệ giữa các hộ sản xuất kinh doanhtrong khu vực .......... 131
Hình 3.16. Lý do lựa chọn thuê mƣớn lao động của các hộ gia đình ............... 132

6


Hình 3.17. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
ngành nghề truyền thống của các hộ gia đình..................................... 138
Hình 3.18. Lý do duy trì nghề truyền thống của gia đình ................................. 141
Hình 3.19. Đánh giá tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động sản xuất
của ngành nghề truyền thống hiện nay ............................................... 143
Hình 3.20. Vai trò của việc duy trì các ngành nghề truyền thống .................... 144
Hình 3.21. Cách thức bán sản phẩm hiện nay của các hộ gia đình................... 147
Hình 3.22. Ngành nghề mang lại thu nhập lớn nhất cho phƣờng ..................... 151
Hình 4.1. Nghề nghiệp của ngƣời dân trên địa bàn .......................................... 169
Hình 4.2. Mức độ hài lòng với chủ trƣơng giãn dân ra khỏi khu vực phố
cổ của thành phố Hà Nội ra khu đô thị Việt Hƣng ............................ 183
Hình 4.3. Tỷ lệ dân không muốn di dời khỏi khu vực phố cổ .......................... 184
Hình 4.4. Mức độ hài lòng với cuộc sống ở khu vực phố cổ ............................ 184

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh kế, hiểu theo nghĩa chung nhất là “kế sinh nhai” của con ngƣời,

tức là cách thức con ngƣời (ở cả cấp độ cá nhân và cộng đồng) phát huy tất cả
những gì họ có (vật chất và phi vật chất) để tạo ra các phƣơng tiện sống cho
bản thân mình. Nghiên cứu sinh kế hiện nay không còn là vấn đề mới mà trên
thực tế đã trở thành một hƣớng nghiên cứu rộng mở của khoa học liên ngành.
Bởi lẽ, để tồn tại và phát triển, con ngƣời sống ở bất kỳ một xã hội hay thời
đại nào cũng sống dựa trên những sinh kế nhất định. Khảo sát, nghiên cứu các
mô hình sinh kế chính là vấn đề cốt lõi để hiểu về cách sống của con ngƣời
trong thời đại đó. Vì vậy, nghiên cứu về sinh kế trở nên phổ biến và phát triển
cả trên thế giới và ở Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các nghiên cứu sinh kế hiện nay ở Việt
Nam hầu hết đều tập trung vào nghiên cứu sinh kế ở vùng nông thôn, những
nơi có sự “khủng hoảng sinh kế” nhƣ: nghiên cứu sinh kế dƣới sự tác động
của biến đổi môi trƣờng, của đô thị hóa, của biến đổi khí hậu, giao thông, hay
nghiên cứu sinh kế dƣới góc nhìn của xóa đói giảm nghèo... Trong khi đó,
nghiên cứu sinh kế của cƣ dân đô thị đã bắt đầu đƣợc quan tâm nhƣng vẫn
còn khá khiêm tốn. Vì vậy, việc tìm hiểu sinh kế đô thị đang đặt ra nhiều vấn
đề hết sức mới mẻ và cần có sự vào cuộc của cả các nhà nghiên cứu và các
nhà quy hoạch, lãnh đạo, quản lý... để phát triển sinh kế đô thị bền vững, hiệu
quả và hội nhập.
Hà Nội là thành phố có lịch sử lâu đời, đồng thời, là trung tâm kinh tế,
văn hóa, khoa học, công nghệ và giáo dục quan trọng nhất của cả nƣớc. Hà
Nội là một đô thị luôn giữ vị trí trọng yếu đối với sự phát triển của cộng đồng
- quốc gia dân tộc Việt Nam. Vì vậy, vấn đề sinh kế đô thị phải là một trong
những vấn đề luôn đƣợc quan tâm đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển bền vững của Thủ đô. Đặc biệt, khu vực đô thị cổ Hà Nội với 36 phố

8


phƣờng, có lịch sử phát triển lâu đời, luôn đƣợc các nhà quản lý lãnh đạo và

cả các nhà nghiên cứu tìm hiểu, tác động thúc đẩy nhằm đảm bảo nơi đây là
đầu tàu phát triển kinh tế của Thủ đô và là nơi mọi ngƣời dân đều có đƣợc
sinh kế bền vững cũng nhƣ mở ra những mô hình sinh kế mới. Bên cạnh đó,
một loạt các vấn đề đang đặt ra đầy thách thức cho Thủ đô, đặc biệt là khu
vực đô thị cổ nhƣ mật độ dân số quá cao lại phân bố không hợp lý, ô nhiễm
môi trƣờng, hệ thống cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trƣờng học và các cơ sở dịch
vụ công, vui chơi giải trí đều quá tải, mức sống của ngƣời dân chƣa cao...
Nhiều chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền đƣợc đƣa ra để
giải quyết những vấn đề cấp bách trên, nhằm cải thiện môi trƣờng sống của
ngƣời dân, nhƣng sự thay đổi diễn ra còn rất chậm chạp, chƣa mang lại hiệu
quả cao. Tất cả những yếu tố trên vừa tạo ra những thuận lợi, vừa có những
thách thức, tác động trực tiếp đến vấn đề sinh kế của ngƣời dân Hà Nội, đặc
biệt là tính bền vững và hiệu quả của sinh kế.
Với tính cách là một giải pháp giảm nghèo, sinh kế bền vững đƣợc tiếp
cận dựa trên sự lựa chọn chiến lƣợc sinh kế trong phát triển bền vững, cách
thức con ngƣời duy trì cuộc sống và tầm quan trọng của các vấn đề thể chế.
Trong nghiên cứu về sinh kế bền vững, luôn đặt con ngƣời vào vị trí trung
tâm của sự phát triển, cách tiếp cận này tập trung vào các hoạt động giảm
nghèo bằng cách để ngƣời nghèo tự xây dựng cuộc sống dựa trên các cơ hội
của họ, hỗ trợ họ tiếp cận các nguồn lực và tạo dựng môi trƣờng thuận lợi về
thể chế và chính sách để giúp họ hiện thực hóa các cơ hội. Điều này khác với
những nỗ lực giảm nghèo trƣớc đây thƣờng có xu hƣớng tập trung vào tăng
cƣờng các nguồn lực hoặc cung cấp các dịch vụ cho ngƣời dân hơn là tập
trung vào phát triển con ngƣời, nguồn lực quan trọng của sự phát triển.
Đối với những ngƣời dân ở Hà Nội, nhất là khu vực đô thị cổ, nơi có
mức sống cao hơn so với nhiều tỉnh thành của cả nƣớc, thì vấn đề sinh kế
trƣớc hết là vƣơn lên làm giàu. Tức là vƣợt lên trên cách tiếp cận truyền

9



thống, nghiên cứu sinh kế đô thị bền vững đặt lên ƣu tiên hàng đầu sự phân
tích các mô hình sinh kế hiệu quả, bền vững, chỉ ra các giải pháp, các “chiến
lƣợc sinh kế” để phát huy các mô hình sinh kế đó. Đƣơng nhiên, ngƣời ta
cũng không loại trừ việc nghiên cứu các mô hình, các chiến lƣợc sinh kế phù
hợp với các nhóm cƣ dân đô thị yếu thế để hƣớng tới mục tiêu xóa đói giảm
nghèo bền vững.
Nhƣ vậy, câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính
sách là làm thế nào để tạo đƣợc cơ chế, môi trƣờng, cơ hội, nguồn lực để thúc
đẩy ngƣời dân ở khu vực đô thị cổ Hà Nội đảm bảo đƣợc cuộc sống và vƣơn
lên làm giàu, phát triển kinh tế bền vững. Điều này đòi hỏi cần có sự khảo sát,
phân tích đánh giá các mô hình sinh kế ở Hà Nội để tìm ra mô hình sinh kế
bền vững, hiệu quả và phù hợp nhất. Đây là một khoảng trống lớn để tác giả
chọn đề tài: “Thực trạng và định hướng phát triển bền vững sinh kế đô thị cổ
Hà Nội:” làm đề tài cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Việt Nam học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu
Khảo sát, đánh giá thực trạng sinh kế của cƣ dân thuộc khu vực đô thị
cổ Hà Nội ở ba phƣờng thuộc quận Hoàn Kiếm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng
Buồm.
Phân tích các yếu tố tác động tới mô hình sinh kế của cƣ dân tại ba
phƣờng thuộc quận Hoàn Kiếm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm.
Làm rõ định hƣớng phát triển sinh kế của ngƣời dân trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển bền
vững các mô hình sinh kế đô thị phù hợp, hiệu quả đối với đô thị Hà Nội
trong quá trình hội nhập.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận án sẽ đi sâu giải quyết những nhiệm vụ sau:

10



- Một là, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về sinh kế, sinh kế
bền vững và sinh kế đô thị Hà Nội.
- Hai là, khảo sát, phân tích thực trạng và định hƣớng sinh kế đô thị của
vùng nội thành ở ba phƣờng thuộc quận Hoàn Kiếm: Hàng Đào, Hàng Bạc,
Hàng Buồm của Thủ đô Hà Nội.
- Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm duy trì, phát triển những mô hình
sinh kế hiệu quả, bền vững và phù hợp khác.
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc thành tựu nghiên cứu về sinh kế của
ngƣời đi trƣớc, luận án hƣớng tới trả lời các câu hỏi sau:
- Hƣớng tiếp cận nào phù hợp với nghiên cứu sinh kế đô thị bền vững
nói chung và sinh kế ở vùng đô thị cổ Hà Nội nói riêng?
- Thực trạng sinh kế hiện nay ở ba phƣờng thuộc quận Hoàn Kiếm: Hàng
Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm vùng nội thành Hà Nội có những đặc điểm gì?
Những vấn đề gì đang đặt ra cơ bản và cấp bách nhất trong quá trình hội nhập?
Yếu tố nào tác động chủ yếu tới mô hình sinh kế hiện nay?
- Định hƣớng sinh kế nào là bền vững, hiệu quả và phù hợp hiện nay
cho ba phƣờng thuộc quận Hoàn Kiếm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm?
- Các giải pháp để phát triển bền vững mô hình sinh kế phù hợp cho ba
phƣờng thuộc quận Hoàn Kiếm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm?
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Nguồn lực sinh kế (bao gồm nguồn lực tự nhiên, vật chất, tài chính,

con ngƣời và xã hội) đóng vai trò then chốt đối với sinh kế hộ gia đình, bởi vì nó
quyết định các hoạt động sinh kế đƣợc thực hiện và các kết quả sinh kế đạt đƣợc.
Các giả thuyết nghiên cứu về sinh kế đô thị đƣợc đặt ra là:
1) Số lƣợng dân nhập cƣ càng nhiều thì hoạt động sinh kế bị ảnh hƣởng

càng lớn. Các cơ chế, chính sách phù hợp và ngƣợc lại có tác động không nhỏ

11


đến hoạt động sinh kế đô thị.
2) Tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa sẽ ảnh hƣởng khá nhiều
tới hoạt động sinh kế từng khu vực đồng thời, tạo ra sự chênh lệch thu nhập
giữa các hộ gia đình.
3) Khi các nguồn lực phát triển sinh kế bị ảnh hƣởng, bị tác động bởi
các yếu tố trên, ngƣời dân thƣờng có những điều chỉnh phù hợp đối với các
hoạt động sinh kế phụ thuộc vào năng lực thích ứng của họ và có thể đƣợc
phân chia thành hai cấp độ: thích ứng bị động và thích ứng chủ động trong
quá trình phát triển sinh kế.
4) Để tăng cƣờng năng lực thích ứng về sinh kế của ngƣời dân trƣớc tác
động của các vấn đề nêu trên trong dài hạn, bên cạnh nỗ lực của ngƣời dân,
rất cần các biện pháp hỗ trợ của nhà nƣớc nhằm giúp họ chuyển từ thích ứng
bị động sang thích ứng chủ động.
Trên cơ sở đó, luận án đƣợc thực hiện dựa trên việc sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành của khu vực học hiện đại, phối hợp với
phƣơng pháp so sánh, phân tích tổng hợp, khái quát hóa và ở mức độ nhất
định là phƣơng pháp khảo sát liên ngành. .
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các loại hình sinh kế của cƣ dân ở ba
phƣờng thuộc quận Hoàn Kiếm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm của đô thị
cổ Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát và phân tích đặc điểm,
thực trạng sinh kế trong giai đoạn hiện nay (từ năm 1986 đến nay) so với giai

đoạn trƣớc 1986 và định hƣớng phát triển sinh kế trong giai đoạn tiếp theo.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu vấn đề sinh kế ở đô thị cổ Hà Nội,
thông qua ba phƣờng ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là Hàng Đào, Hàng Bạc,

12


Hàng Buồm. Đây đƣợc coi là ba trƣờng hợp điển hình có tính đại diện cao cho
toàn bộ khu vực đô thị cổ Hà Nội, dƣới góc nhìn sinh kế. Đây là ba phƣờng có
những điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử hình thành và cƣ dân, hoạt động nghề
nghiệp, hoạt động thƣơng mại, dịch vụ có thể đại diện cho hầu hết các phƣờng
nội thành Hà Nội. Qua đó cho phép tác giả thực hiện so sánh đối chiếu với các
phƣờng khác ở Hà Nội cũng nhƣ ở các thành phố khác để thấy rõ sự khác biệt
trong quá trình định hƣớng phát triển, bền vững đô thị Hà Nội.
5. Phƣơng pháp, địa bàn, giả thuyết nghiên cứu và nguồn số liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã phối hợp
sử dụng hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành của Khu vực học và
Nghiên cứu sinh kế. Trong đó, một số phƣơng pháp quan trọng nhất đã
đƣợc sử dụng là:
- Khảo sát thực tế liên ngành: Nghiên cứu sinh đã tiến hành nhiều
đợt khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, nhằm quan sát, khám phá về địa bàn
ba phƣờng Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm với tính cách là một không
gian phát triển, không gian sinh kế; phỏng vấn ngƣời dân và du khách,
chính quyền sở tại, thu thập và kiểm chứng thông tin…
- Phương pháp phân tích - thống kê: đƣợc sử dụng để xem xét ảnh
hƣởng của (1) các yếu tố tác động đến nguồn lực sinh kế, (2) nguồn lực
sinh kế ảnh hƣởng đến hoạt động sinh kế, và (3) hoạt động sinh kế ảnh
hƣởng đến kết quả sinh kế bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất OLS
và nguồn số liệu điều tra hộ gia đình tại ba phƣờng của quận Hoàn Kiếm,

Hà Nội.
- Phương pháp chọn mẫu:Sau khi xác định đƣợc kích cỡ mẫu điều
tra, các hộ gia đình đƣợc lựa chọn bằng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên có phân tổ (dựa vào ngành sản xuất chính của hộ). Quy trình chọn
mẫu sinh kế bền vững đƣợc thực hiện nhƣ sau:

13


- Bƣớc 1: Ở từng phƣờng, lập danh sách các hộ gia đình đƣợc điều tra

phân theo các sinh kế chính: sản xuất, dịch vụ, du lịch
- Bƣớc 2: Chọn hộ gia đình đƣợc điều tra về phát triển sinh kế theo

phƣơng pháp chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách hộ đã đƣợc phân tổ theo
lĩnh vực chính.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Nghiên cứu sinh đã tiến
hành điều tra bẳng bảng hỏi ngƣời dân tại địa bàn ba phƣờng Hàng Đào,
Hàng Bạc, Hàng Buồm với tính cách là một không gian phát triển, không
gian sinh kế.
 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu:phỏng vấn cá nhân (là chủ hộ hoặc một

thành viên của hộ gia đình) để tìm hiểu sâu và thu thập ở mức tối đa thông tin
ban đầu về chủ đề nghiên cứu. Tại mỗi phƣờng, 05 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân
đã đƣợc thực hiện đại diện cho 3 nhóm sinh kế chính ở địa phƣơng (sản xuất,
du lịch, dịch vụ). Nhƣ vậy, đối với ba phƣờng, đã có 15 cuộc phỏng vấn sâu cá
nhân đƣợc thực hiện vào tháng 10-2017.
 Thảo luận nhóm tập trung: là phƣơngpháp thảo luận của một nhóm

các hộ gia đình có chung chủ đề và một số đặc điểm kinh tế-xã hội nhất định

phù hợp với chủ đề của cuộc thảo luận nhằm thu thập thông tin từ những cuộc
thảo luận với một nhóm từ 6-8 ngƣời có chung một số đặc điểm kinh tế-xã hội
nhất định phù hợp với chủ đề của cuộc thảo luận. Luận án đã áp dụng phƣơng
pháp thảo luận nhóm với hai nhóm đối tƣợng: (1) cán bộ lãnh đạo phƣờng và
(2) các hộ gia đình đại diện cho 03 nhóm sinh kế chính. Tại mỗi phƣờng, 02
cuộc thảo luận nhóm đã đƣợc thực hiện với 02 nhóm đối tƣợng trên. Nhƣ vậy,
06 cuộc thảo luận nhóm đã đƣợc thực hiện vào tháng 10/2017.
Các cuộc thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện
dựa trên các câu hỏi đóng hoặc mở để tìm hiểu những thông tin chung về: (1)
nhận thức của ngƣời dân về thực trạng địa phƣơng, (2) khả năng bị tổn
thƣơng về sinh kế của cƣ dân trƣớc tác động của các yếu tố đô thị hóa, toàn

14


cầu hóa, (3) các hoạt động thích ứng về sinh kế của các cƣ dân trƣớc tác động
của các yếu tố kể trên và (4) các hình thức hỗ trợ sinh kế của nhà nƣớc do
ngƣời dân đề xuất. Các nội dung cụ thể của phỏng vấn sâu cá nhân và thảo
luận nhóm đƣợc trình bày ở Phụ lục.
5.2 . Quy trình thu thập, xử lý thông tin
Quá trình thu thập, xử lý thông tin sơ cấp vê phát triển sinh kế đƣợc
thực hiện qua 2 bƣớc:
* Bƣớc 1: Thu thập thông tin định tính về sinh kế đô thị. Nghiên cứu
định tính thƣờng đƣợc sử dụng để khám phá những vấn đề kinh tế-xã hội
chƣa nhiều ngƣời biết đến, tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về một vấn đề
kinh tế-xã hội nào đó và phát hiện những biện pháp can thiệp phù hợp cũng
nhƣ phát hiện những vấn đề mới phát sinh. Có ba phƣơng pháp thu thập thông
tin chủ yếu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu định tính là: (1) phỏng vấn sâu
(không cấu trúc và bán cấu trúc), (2) thảo luận nhóm (tập trung và không tập
trung), và (3) quan sát, ghi nhận (hình ảnh, mô tả).

Đối với Luận án này, trƣớc hết, nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện vì
cho đến nay, chƣa có nhiều nghiên cứu về sinh kế đô thị ở ba phƣờng Hàng
Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm nên việc thu thập những thông tin mang tính
khám phá là rất cần thiết trƣớc khi tìm hiểu những thông tin cụ thể hơn về vấn
đề này.
* Bƣớc 2: Thu thập thông tin định lƣợng: Trong quá trình phân tích
thông tin định lƣợng liên quan đến đề tài Luận án, dựa trên các thông tin định
tính thu thập đƣợc, bảng hỏi hộ gia đình của 3 phƣờng đã đƣợc xây dựng
nhằm thu thập các thông tin định lƣợng ở cấp hộ gia đình. Một cuộc khảo sát
hộ gia đình tại ba phƣờng Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm đã đƣợc thực
hiện vào tháng 12/2017 để lấy số liệu phân tích trong luậnán.
* Kích cỡ của mẫu phiếu điều tra về sinh kế đô thị: Tổng số hộ điều tra
là 300, trong đó 100 hộ sản xuất, 110 hộ làm dịch vụ và 90 hộ làm du lịch.
* Phƣơng pháp tiến hành chọn mẫu điều tra: Sau khi xác định đƣợc
kích cỡ mẫu điều tra, các hộ gia đình đƣợc lựa chọn bằng phƣơng pháp chọn

15


mẫu ngẫu nhiên có phân tổ (dựa vào ngành sản xuất chính của hộ). Quy trình
chọn mẫu điều tra về sinh kế đô thị đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Ở từng phƣờng, lập danh sách các hộ gia đình đƣợc điều tra
phân theo các sinh kế chính: sản xuất, dịch vụ, du lịch.
- Bƣớc 2: Chọn hộ gia đình ở ba phƣờng: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng
Buồm đƣợc điều tra theo phƣơng pháp chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách hộ
đã đƣợc phân tổ theo lĩnh vực ngành, nghề chính.
* Cách thức thu thập, xử lý thông tin về sinh kế: Nghiên cứu sinh trực
tiếp phỏng vấn các thành viên, chủ hộ gia đình thông qua việc trao đổi, mua
hàng. Cách thức thu thập thông tin này cũng gặp phải hạn chế trong việc có
đƣợc những thông tin trung thực và đầy đủ nhất. Chính vì vậy, số lƣợng phiếu

điều tra hợp lệ chỉ còn 300 phiếu so với 360 phiếu đƣợc phát ra. Số liệu trong
luận án đã đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
* Thông tin chính đƣợc thu thập và xửlý:Các thông tin định lƣợng đƣợc
thu thập bao gồm 8 phần chính: (1) thông tin chung về hộ gia đình; (2) tình hình
tại địa phƣơng; (3) các nguồn lực sinh kế; (4) các hoạt động sinh kế; (5) các kết
quả sinh kế, (6) các hoạt động ứng phó về sinh kế trƣớc các yếu tố tác động; (7)
nhu cầu của hộ gia đình đối với các hình thức hỗ trợ của nhà nƣớc; và (8) sinh kế
khả thi hiện nay.
Các nguồn lực sinh kế cơ bản của ba phƣờng liên quan đến sinh kế
các hộ gia đình
• Nguồn lực tự nhiên: vị trí địa lý, diện tích đất ở và sinh hoạt của các
hộ gia đình
• Nguồn lực vật chất: đƣờng giao thông, phƣơng tiện sản xuất, kinh
doanh, tiếp cận điện, sử dụng nƣớc sạch, chợ .
• Nguồn lực tài chính: tiền tiết kiệm, thu nhập hàng tháng của các hộ
gia đình, chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc, chính phủ, tiền vay ngân hàng.
• Nguồn nhân lực: số lao động đang làm việc, trình độ của lực lƣợng
lao động góp phần phát triển sinh kế ba phƣờng.

16


• Nguồn lực xã hội: các mạng lƣới xã hội, tổ chức xã hội, cách thức
tiếp cận thông tin (loa, phƣờng, bƣu điện, nhà văn hóa, hoạt động công tác tổ
trƣởng tổ dân phố)
Các hoạt động sinh kế cơ bản của ba phƣờng:
• Sản xuất: đo bằng giá trị sản xuất bình quân hộ một năm.
• Dịch vụ: giá trị dịch vụ bình quân hộ một năm của ba phƣờng
• Du lịch:
Các kết quả sinh kế

• Về kinh tế: thu nhập bình quân hộ một tháng của ba phƣờng.
• Về xã hội: cơ hội việc làm của mỗi ngƣời dân
• Về môi trƣờng: sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề về ô
nhiễm hoặc suy thoái môi trƣờng
Thể chế và chính sách phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến sinh kế
ở phƣờng:
• Cấp trung ƣơng
• Cấp thành phố
• Cấp phƣờng
Bối cảnh bên ngoài
• Xu thế toàn cầu hóa
• Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
5.3. Nguồn số liệu
5.3.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu sử dụng trong luận án đƣợc thu thập từ 5 nguồn chính sau:
*Niên giám thống kê: Đây là ẩn phẩm đƣợc Tổng cục Thống kê xuất
bản hàng năm, bao gồm các số liệu thống kê cơ bản phản ánh khái quát thực
trạng phát triển kinh tế-xã hội của cả nƣớc, các vùng, các địa phƣơng và một
số vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm cung cấp thêm tƣ liệu tham khảo phục vụ
nhu cầu nghiên cứu và so sánh quốc tế.
Luận án sử dụng số liệu đƣợc công bố trong Niên giám thống kê ở 2 cấp:
 Niên giám thống kê cấp thành phố (Hà Nội).

17


 Niên giám thống kê cấp huyện (quận Hoàn Kiếm).
* Khảo sát mức sống của dân cư Việt Nam (VHLSS) trong quá trình

phát triển sinh kế: Để đánh giá mức sống dân cƣ phục vụ công tác hoạch định

chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Tổng cục Thống kê tiến
hành các cuộc điều tra mức sống dân cƣ với chu kỳ 2 năm một lần (bắt đầu từ
năm 2002). Tính đến nay (không kể cuộc điều tra đời sống, kinh tế hộ gia
đình năm 1999), đã có 7 cuộc điều tra mức sống dân cƣ đƣợc thực hiện vào
các năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014. Các thông tin, số liệu thu
thập qua khảo sát các năm về sinh kế bền vững phục vụ cho mục tiêu theo dõi
và giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cƣ Việt Nam;
qua các năm; giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lƣợc toàn diện về tăng
trƣởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển sinh kế; góp phần
đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Các số liệu đƣợc khai thác từ bộ số liệu phục vụ cho các phân tích của
Luận án bao gồm:
 Các nguồn lực sinh kế cơ bản: (1) nguồn lực tự nhiên; (2) nguồn lực

vật chất (đƣờng giao thông, tiếp cận điện, sử dụng nƣớc sạch, chợ); (3) nguồn
lực tài chính (tiền tiết kiệm, tiền vay ngân hàng); (4) nguồn lực xã hội (tiếp
cận thông tin).
 Các hoạt động sinh kế cơ bản: sản xuất, du lịch, dịch vụ.
 Các kết quả sinh kế: thu nhập bình quân hộ một tháng, tình trạng

nghèo đói.
 Bối cảnh bên ngoài nhƣ toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế…
*Điều tra về lao động và việc làm tham gia vào phát triển sinh kế: Từ

năm 2007 đến nay, Tổng cục Thống kê hàng năm tiến hành điều tra về lực
lƣợng lao động nhằm đƣa ra các đánh giá về thị trƣờng lao động phục vụ sự
phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc. Luận án đã khai thác số liệu từ các

18



cuộc điều tra trong 5 năm gần đây để thu thập thông tin về tình hình lao động
và việc làm ở quận Hoàn Kiếm với ba phƣờng: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng
Buồm của thủ đô Hà Nội.
*Các báo cáo, điều tra, nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân về phát

triển sinh kế đƣợc sử dụng để có góc nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu:
Nhìn chung, báo cáo của các sở, ngành, quận, huyện Thành phố Hà Nội và
của Bộ Nội vụ và Tổng cục Thống kê có độ tin cậy khá cao. Báo cáo Tình
hình kinh tế - xã hội năm 2018; Kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2019 của quận
Hoàn Kiếm
Bên cạnh đó, nguồn tài liệu thứ cấp đƣợc tham khảo và sử dụng ở đây
còn bao gồm hàng trăm công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố về Hà Nội nói
chung và về khu vực đô thị cổ Hà Nội nói riêng. Ngoài ra còn có những tài
liệu nghiên cứu về sinh kế ở các khu vực khác đƣợc sử dụng nhƣ những
nguồn thông tin tham khảo, đối sánh, kiểm chứng.
5.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp
Ba phƣờng Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm đƣợc chọn để nghiên
cứu điển hình về sinh kế ở vùng lõi của Hà Nội vì các lý do chính sau:
Thứ nhất, ba phƣờng trên nằm trong khu vực phố cổ lâu đời và nổi
tiếng nhất của không gian lịch sử - văn hóa, không gian phát triển Thăng
Long – Hà Nội. Các hoạt động sinh kế của ngƣời dân ở đây có thể đƣợc xem
là rất tiêu biểu cho một số hoạt động sinh kế điển hình của vùng lõi của Hà
Nội là sản xuất, buôn bán, dịch vụ, du lịch…
Thứ hai, dân cƣ ba phƣờng trên đóng góp lực lƣợng lao động dồi dào
và với kinh nghiệm làm nghề truyền thống hằng nămba phƣờng đã đóng góp
khoảng 6.000 tỷ đồng vào giá trị GDP của toàn thành phố Hà Nội. Ba phƣờng
trên có ảnh hƣởng quan trọng, nổi bật đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.


19


Thứ ba, đây là ba phƣờng nội đô của Hà Nội với nhiều hoạt động sản
xuất kinh doanh đã và đang là những điển hình tốt về phát triển sinh kế đô thị
bền vững và hiệu quả của Thủ đô Hà Nội.
Tài liệu sơ cấp đƣợc sử dụng trong luận án là những nguồn thông tin và
số liệu thu thập đƣợc qua khảo sát ở địa bàn nghiên cứu. Thông tin thu đƣợc
từ phỏng vấn sâu một số lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành; thành phố;
quận; phƣờng; các tổ chức và công dân có liên quan đến địa bàn nghiên cứu.
6. Mô tả khái quát địa bàn khảo sát cƣ dân
Điều tra khảo sát đã đƣợc thực hiện tại khu đô thị cổ Hà Nội, đặc biệt
ba phƣờng Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sở
dĩ tác giả lựa chọn ba phƣờng này làm địa điểm khảo sát bởi vì đây là ba
phƣờng nằm ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội, dân số tập trung đông đúc, sầm
uất, làm nên đặc trƣng riêng của khu vực đô thị cổ Hà Nội, đại diện cho ba
nhóm ngành sinh kế nổi bật (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ). Hàng Đào là
phƣờng kinh doanh buôn bán lụa, vải đã nổi tiếng từ lâu và hiện nay là buôn
bán các mặt hàng quần áo sầm uất. Hàng Buồm là một phố nghề luôn luôn tấp
nập với các dịch vụ du lịch, ẩm thực nổi tiếng ở phố cổ hiện nay. Hàng Bạc là
một trong số ít phƣờng còn giữ đƣợc ngành nghề kim hoàn truyền thống với
những nghệ nhân nổi tiếng với đôi tay khéo léo, tài hoa, cẩn thận, tỉ mỉ làm ra
những sản phẩm tinh xảo, độc đáo làm nên nét đặc trƣng nổi bật của khu đô
thị cổ Hà Nội. Đến trung tâm thủ đô Hà Nội, không ai không đến thăm phố
cổ, đến phố cổ du khách không thể bỏ qua những con phố đã đi cùng năm
tháng lịch sử của ngƣời dân Hà thành. Ba phƣờng nói trên, vì vậy, chia sẻ đặc
điểm chung cùng là nơi thu hút đông đảo khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.
7. Tính mới của đề tài
7.1. Về khoa học

- Luận án là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống trên cơ sở
tiếp cận phƣơng pháp liên ngành và về sinh kế đô thị cổ Hà Nội. Nghiên cứu
tiếp cận trên nhiều chiều cạnh, trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện
đại, dƣới góc nhìn lịch đại và đồng đại; Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận

20


chung về sinh kế, sinh kế đô thị và đề xuất cách tiếp cận mới cho nghiên cứu
sinh kế đô thị bền vững.
- Luận án chỉ rõ đặc điểm quá trình phát triển sinh kế đô thị của ba phƣờng.
Luận án chỉ ra các vấn đề đặt ra trong phát triển sinh kế trong giai đoạn hiện
nay và dự báo xu hƣớng phát triển sinh kế đô thị Hà Nội trong tƣơng lai.
Đồng thời luận án đã đề xuất đƣợc nhóm giải pháp thực tế, có tính khả thi
nhằm bảo tồn và phát huy các mô hình sinh kế truyền thống và phát triển cho
phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của đất nƣớc.
7.2. Về thực tiễn
- Luận án là nguồn tƣ liệu quan trọng giúp các nhà lãnh đạo, các nhà
quản lý, các nhà kinh doanh tham khảo để hoạch định các chính sách, các mô
hình sinh kế bền vững để hoạch định các chính sách xây dựng, phát triển kinh
tế, văn hóa – xã hội ở đô thị Hà Nội nói riêng và cả nƣớc nói chung.
- Luận án tiến hành khảo sát các mô hình sinh kế hiện tại ở ba phƣờng của
quận Hoàn Kiếm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm thuộc đô thị cổ Hà Nội. Đề
xuất, lựa chọn mô hình sinh kế bền vững, hiệu quả và phù hợp cho ba phƣờng
ở quận Hoàn Kiếm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm.
8. Kết cấu Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
luận án đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án;

Chƣơng 2. Những vấn đề lý luận chung về sinh kế và sinh kế đô thị;
Chƣơng 3. Thực trạng sinh kế ở khu vực đô thị cổ Hà Nội;
Chƣơng 4. Định hƣớng mô hình sinh kế, quan điểm và giải pháp đảm
bảo sinh kế bền vững cho vùng đô thị cổ Hà Nội.

21


×