Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề cương HK2 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - THPT Xuân Đỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.21 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH

NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN VẬT LÍ - KHỐI 11

A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC
I. Ôn tập kiến thức các chƣơng
+ Chương IV: Từ trường.
+ Chương V: Cảm ứng điện từ.
+ Chương VI: Khúc xạ ánh sáng.
+ Chương VII: Mắt - Các dụng cụ quang.
II. Các nội dung sau KHÔNG kiểm tra
+ Từ trường Trái Đất.
+ Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm.
+ Năng suất phân li của mắt. Các tật của mắt và cách khắc phục.
+ Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi và kính thiên văn.
+ Các bài: Lực Lo-ren-xơ; Giải bài toán về hệ thấu kính.
B. HƢỚNG DẪN ÔN TẬP
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.1. Chƣơng IV: TỪ TRƢỜNG
1. Nam châm, từ tính của dây dẫn có dòng điện, định nghĩa từ trường và đường sức từ.
2. Định nghĩa từ trường đều; nội dung và biểu thức tính lực từ, cảm ứng từ.
3. Các công thức tính cảm ứng từ của từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt,
nguyên lí chồng chất từ trường.
I.2. Chƣơng V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
1. Định nghĩa, công thức, đơn vị của từ thông; Nội dung hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Lenxo về
chiều dòng điện cảm ứng; Khái niệm, tính chất và ứng dụng của dòng điện Fuco.
2. Định nghĩa suất điện động cảm ứng trong mạch kín, nội dung và biểu thức của định luật Faraday; Quan hệ
giữa suất điện động cảm ứng và định luật Lenxo; Chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ.
3. Công thức tính từ thông riêng và độ tự cảm của một mạch kín; Định nghĩa, ví dụ và ứng dụng của hiện
tượng tự cảm; Định nghĩa và công thức tính suất điện động tự cảm.


I.3. Chƣơng VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1. Hiện tượng và định luật khúc xạ ánh sáng; Chiết suất của môi trường; Tính thuận nghịch của sự truyền
ánh sáng.
2. Định nghĩa, điều kiện và ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
I.4. Chƣơng VII: MẮT - CÁC DỤNG CỤ QUANG
1. Cấu tạo, công dụng và đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
2. Khái niệm, phân loại, sự tạo ảnh, các công thức và công dụng của thấu kính mỏng; Khảo sát thấu kính hội
tụ và thấu kính phân kì.
3. Cấu tạo quang học, sự điều tiết và sự lưu ảnh của mắt. Điểm cực viễn và điểm cực cận.
1


TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH
5. Công thức tính số bội giác của dụng cụ quang bổ trợ cho mắt; Công dụng, cấu tạo, sự tạo ảnh, số bội giác
của kính lúp.
6. Công dụng, cấu tạo, sự tạo ảnh, công thức tính số bội giác của kính hiển vi và kính thiên văn.
II. BÀI TẬP
1. SGK: Tất cả bài tập trong SGK trong phạm vi kiến thức nêu ở mục B.I.
2. SBT: 19.1, 19.2; 20.3 đến 21.7, 22.10; 23.1 đến 23.5; 24.1 đến 24.4; 25.1 đến 25.6; 26.1 đến 26.7; 27.1
đến 27.6; VI.1 đến VI.6; 28.1 đến 28.6; 29.1 đến 29.11; 31.1 đến 31.4, 31.6 đến 31.9; 32.1; 33.1 đến 33.4;
34.1.
C. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
I.1. CHƢƠNG IV: TỪ TRƢỜNG
Câu 1. Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ. Khi chiều của dòng điện
ngược chiều với chiều của đường sức từ thì
A. lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.
B. lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.
C. lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.
D. lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.

Câu 2. Hãy tìm và khoanh vào phát biểu không đúng dưới đây.
Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
Câu 3. Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như
hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có
A. phương ngang hướng sang trái.
B. phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.
D. phương thẳng đứng hướng xuống.
Câu 4. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật đặt trong nó.
B. tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.
C. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
Câu 5. Hãy tìm và khoanh vào phát biểu không đúng dưới đây.
Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau.
B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
D. các đặc điểm bao gồm cả A và B.
Câu 6. Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với
đường cảm ứng từ như hình vẽ. Thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây
A. bằng không.
B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây.
C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung.
D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung.
Câu 7. Một dây dẫn mang dòng điện không tác dụng lực từ với

A. một đoạn dây dẫn kim loại song song, đặt gần nó.
B. một nam châm nhỏ, đứng yên đặt gần nó.
C. một nam châm nhỏ, chuyển động đặt gần nó.
D. một hạt mang điện chuyển động song song với nó.
2


TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH
Câu 8. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Nam châm tác dụng lực từ lên dòng điện, nhưng dòng điện không tác dụng lực từ lên nam châm.
B. Hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, và hai dòng điện song song cùng chiều đẩy nhau.
C. Xung quanh một nam châm thẳng, đứng yên hoặc chuyển động đều có từ trường.
D. Nam châm đặt gần dây dẫn sẽ chịu tác dụng của lực từ do từ trường của nó gây ra.
Câu 9. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ trường đều
A. không phụ thuộc vào độ dài đoạn dây.
B. tỉ lệ thuận với điện trở của đoạn dây.
C. không phụ thuộc vào độ lớn cảm ứng từ.
D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây.
Câu 10. Hãy tìm và khoanh vào câu không đúng dưới đây.
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện chạy qua có phương
A. vuông góc với đoạn dây dẫn.
B. vuông góc với đường sức từ.
C. vuông góc với đoạn dây dẫn và đường sức từ.
D. tiếp tuyến với đường sức từ.
I.2. CHƢƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Câu 1. Trong hình bên, MN là dây dẫn thẳng, dài có dòng điện I đi qua. Khung dây kim loại ABCD không
biến dạng được treo bằng sợi dây mảnh nằm đồng phẳng với MN. Khi dòng điện I bắt đầu
giảm xuống thì khung dây ABCD
A. bắt đầu di chuyển ra xa MN.
B. bắt đầu di chuyển lại gần MN.

C. vẫn đứng yên.
D. bắt đầu quay quanh sợi dây treo.
Câu 2. Định luật Len-xơ được dùng để xác định
A. độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín.
B. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
C. cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
D. sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng.
Câu 3. Khung dây kim loại hình vuông ABCD đặt trong từ trường. Trong trường hợp nào
sau đây dòng điện cảm ứng trong khung sẽ có chiều từ A đến D:
A. Nam châm chuyển động ra xa khung dây.
B. Khung dây chuyển động ra xa nam châm.
C. Nam châm di chuyển song song với mặt phẳng khung dây.
D. Nam châm chuyển động lại gần khung dây.
Câu 4. Từ thông
A. luôn có giá trị lớn hơn hoặc bằng không.
B. luôn có giá trị âm.
C. là một đại lượng vô hướng.
D. là một đại lượng vectơ.
Câu 5. Khi cho một thanh nam châm chui qua một cuộn dây dẫn kín thì dòng điện cảm ứng lớn nhất khi
A. thanh nam châm chuyển động nhanh qua cuộn dây. B. thanh nam châm chuyển động chậm qua cuộn dây.
C. cực Bắc của nam châm chui vào cuộn dây trước.
D. cực Nam của nam châm chui vào cuộn dây trước.
I.3. CHƢƠNG VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1. Tia sáng từ không khí vào chất lỏng với góc tới i = 450 thì góc khúc xạ r = 300. Góc khúc xạ giới hạn
giữa hai môi trường này là:
A. 300.
B. 600.
C. 450.
D. 48,50.
Câu 2. Một tia sáng truyền từ môi trường 1 đến môi trường 2 dưới góc tới 300, góc khúc xạ bằng 250. Vận

tốc của ánh sáng trong môi trường 2
A. nhỏ hơn vận tốc trong môi trường 1. B. bằng vận tốc trong môi trường 1.
C. lớn hơn vận tốc trong môi trường 1. D. có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng vận tốc trong môi trường 1.
3


TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH
Câu 3. Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2, với n2 > n1 thì
A. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.
B. luôn có tia khúc xạ đi vào môi trường n2.
C. sẽ có phản xạ toàn phần khi i > igh.
D. chỉ có tia khúc xạ khi góc tới i > 0.
Câu 4. Ba môi trường trong suốt có chiết suất n1 > n2 > n3. Sẽ không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
nếu tia sáng truyền theo chiều từ:
A. n1 sang n2 .
B. n2 sang n1 .
C. n1 sang n3 .
D. n2 sang n3.
Câu 5. Hãy tìm và khoanh vào phát biểu không đúng khi nói về định luật khúc xạ ánh sáng:
A. Tia khúc xạ và tia tới đều nằm trong mặt phẳng tới.
B. Tia khúc xạ và tia tới ở khác phía so với pháp tuyến tại điểm tới.
C. Với 2 môi trường trong suốt nhất định thì sin góc khúc xạ luôn tỉ lệ với sin góc tới.
D. Tia khúc xạ luôn lệch gần pháp tuyến so với tia tới.
I.4. CHƢƠNG VII: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là sai?
Chiếu một chùm tia sáng vào một mặt bên của lăng kính ở trong không khí
A. góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.
B. góc tới r’tại mặt bên thứ hai nhỏ hơn góc ló i’.
C. luôn có chùm tia ló ra ở mặt bên thứ hai.
D. chùm tia sáng bị lệch đi khi qua lăng kính.

Câu 2. Hãy tìm và khoanh vào phát biểu không đúng khi nói đến lăng kính:
A. Đối với một lăng kính nhất định, góc lệch D phụ thuộc vào góc tới i.
B. Cạnh của lăng kính là giao tuyến của mặt đáy và mặt bên.
C. Góc lệch D của tia sáng qua lăng kính là góc hợp bởi phương của tia tới và tia ló.
D. Góc ló i’ bằng góc tới i khi xảy ra góc lệch cực tiểu.
Câu 3. Trong điều kiện có tia ló và nếu lăng kính chiết quang hơn môi trường ngoài. Chiếu một tia sáng đến
mặt bên của lăng kính thì
A. hướng tia ló lệch về đỉnh lăng kính so với hướng của tia tới.
B. hướng tia ló lệch về đáy lăng kính so với hướng của tia tới.
C. tùy tia tới hướng lên đỉnh hay hướng xuống đáy mà A, B đều có thể đúng.
D. tia ló và tia tới đối xứng nhau qua mặt phân giác của góc chiết quang A.
Câu 4. Hãy tìm và khoanh vào phát biểu không đúng.
Cho một chùm tia tới song song, đơn sắc đi qua một lăng kính bằng thủy tinh thì
A. chùm tia ló là chùm tia song song.
B. chùm tia ló lệch về phía đáy của lăng kính.
C. góc lệch D của chùm tia tùy thuộc vào góc tới i.
D. chùm tia ló là chùm tia phân kỳ.
Câu 5. Đối với thấu kính hội tụ, khi vật thật đặt
A. trong khoảng tiêu cự sẽ cho chùm tia ló là một chùm tia hội tụ.
B. trên tiêu diện vật sẽ cho chùm tia ló là một chùm tia song song.
C. trong khoảng tiêu cự sẽ cho một ảnh lớn hơn vật, hứng được ở trên màn.
D. trong khoảng tiêu cự sẽ cho một ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Câu 6. Với một thấu kính hội tụ, ảnh ngược chiều với vật
A. khi vật thật ở ngoài khoảng tiêu cự.
B. khi vật là vật thật.
C. khi ảnh là ảnh ảo.
D. chỉ có thể trả lời đúng khi biết vị trí cụ thể của vật.
Câu 7. Thấu kính hội tụ cho ảnh ngược chiều, bằng vật khi vật thật đặt cách thấu kính một đoạn
A. 0 < d < f.
B. d = f.

C. f < d < 2f.
D. d = 2f.
Câu 8. Đối với thấu kính, khi vật và ảnh nằm cùng phía trục chính thì
A. ảnh và vật cùng tính chất, cùng chiều.
B. ảnh và vật cùng tính chất, cùng độ lớn.
C. ảnh và vật trái tính chất, cùng chiều.
D. không thể xác định được tính chất của ảnh và vật.
Câu 9. Vật sáng S nằm trên trục chính thấu kính sẽ cho ảnh S’. Nếu S và S’ nằm ở hai bên quang tâm O thì
A. S’ là ảnh ảo.
B. S’ là ảnh ảo khi S’ nằm xa O hơn S.
C. S’ là ảnh thật.
D. không đủ dữ kiện để xác định tính chất ảnh.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
B. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
4


TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Biết chiều dòng điện chạy trong dây dẫn có chiều như các hình vẽ dưới đây. Xác định véctơ cảm ứng
từ tác dụng lên điểm M và điểm N trên mỗi hình vẽ?
I

M
I

N


M

I

M

I1

M



I2


ʘ
N

a)

b)

c)

d)

Câu 2. Biết chiều vecto cảm ứng từ như các hình vẽ dưới đây. Xác định chiều dòng điện chạy trong dây dẫn
trên mỗi hình vẽ?
I


I





?

I
b)

c)

 hay  ?

a)

Câu 3. Xác định chiều dòng điện cảm ứng chạy trong các khung dây và vòng dây kín trên mỗi hình vẽ?

I tăng

I

a)

b)

c)


d)

Câu 4. Cho dòng điện I = 1 A chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Tính cảm ứng từ tại điểm
M nằm cách dây dẫn 10 cm?
Đáp số: 2.10–6 T.
Câu 5. Một dòng điện có cường độ I = 5 A chạy trong một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Muốn
cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10–5 T thì điểm M phải nằm cách dây một
khoảng là bao nhiêu?
Đáp số: 2,5 cm.
Câu 6. Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 A và I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài, song song cách
nhau 10 cm trong chân không mang dòng điện ngược chiều nhau. Hãy xác định véc tơ cảm ứng từ do hai
dòng điện trên cùng gây ra tại điểm M nằm cách I1 là 6cm và cách I2 là 8 cm?
Đáp số: 3,0.10–5 T.
Câu 7. Một khung dây phẳng kín gồm 200 vòng có diện tích S = 100 cm2 đặt trong từ trường đều có cảm
ứng từ B = 0,2 T. Biết vectơ cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng khung dây. Tính từ thông  gởi qua
diện tích S?
Đáp số: Ф = 0,4 Wb.
Câu 8. Khi từ thông Ф qua một khung dây biến đổi thì trong khoảng thời gian 0,2 s người ta thấy từ thông
giảm từ 1,2 Wb xuống còn 0,4 Wb. Hãy xác định độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây
lúc đó?
Đáp số: 4 V.
Câu 9. Chiếu tia sáng từ không khí vào nước có chiết suất n = 4/3, góc khúc xạ đo được bằng 450. Giữ
nguyên tia tới và cho đường vào nước thì góc khúc xạ là 350. Biết sin350 = 0,5735. Tính chiết suất của nước
đường?
Đáp số: 1,643.
Câu 10. Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc
với nhau, biết nước có chiết suất là 4/3. Góc tới của tia sáng xấp xỉ bằng bao nhiêu?
Đáp số: 370.
5




×