Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài làm Module2: Tổng quan về khoa học quản lý và quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.86 KB, 7 trang )

n lý, gồm :
- Yếu tố về kinh tế ;
- Yếu tố về chính trị, pháp luật ;
- Yếu tố về văn hóa.
2. Mối quan hệ giữa các yếu tố:
2.1 Yếu tố kinh tế:
- Trình độ của lực lượng sản xuất
- Tính chất của quan hệ sản xuất
- Cơ sở vật chất và tài chính
* Nhận xét và đánh giá:
+ Có mối quan hệ 2 chiều giữa yếu tố kinh tế tới quản lý
+ Yếu tố kinh tế có tác động trực tiếp đối với việc quản lý của các tổ chức
kinh tế.
2.1. Yếu tố chính trị, luật pháp:
- Quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cầm quyền, hệ
thống pháp luật của Nhà nước.
- Tính chất, đặc trưng của hệ thống thiết chế chính trị, nền hành chính
quốc gia.
Tính chất của cơ chế chính trị có tác động đến đến quản lý một cách trực
Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

2/7


[ TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC]

QLGD 2020

tiếp và gián tiếp. Yếu tố chính trị được thể hiện ra ở quan điểm, đường lối, về
chiến lược phát triển xã hội của giai cấp cầm quyền.
- Cơ chế điều chỉnh của các chủ thể quản lý cấp vĩ mô đối với các hoạt


động của các chủ thể khác.
* Nhận xét
- Có sự tác động 2 chiều của các yếu tố chính trị – luật pháp tới quản lý.
- Yếu tố chính trị – luật pháp có tác động trực tiếp đối với hoạt động quản
lý chính trị.
3.1. Yếu tố văn hoá:
- Trình độ dân trí;
- Chuẩn mực giá trị trong quan hệ ứng xử;
- Giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc;
- Văn hóa chính trị;
- Văn hóa quản lý.
* Nhận xét
- Có sự tác động 2 chiều của các yếu tố văn hoá đến quản lý;
- Yếu tố văn hoá có tác động trực tiếp đối với quản lý các tổ chức Văn hoá;
- Xã hội.

Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

3/7


[ TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC]

QLGD 2020

Câu 2. Hãy trình bày và phân tích các phương pháp quản lí truyền thống
cơ bản hiện nay (phương pháp hành chính-tổ chức, phương pháp kinh tế và
phương pháp tâm lí-giáo dục).
Trả lời:
1. Khái niệm phương pháp quản lý

1.1. Định nghĩa phương pháp quản lý:
Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức mà chủ thể quản lý sử
dụng những công cụ và phương tiện quản lý để tác động lên khách thể quản lý
nhằm điều chỉnh và phát huy cao nhất các nguồn lực để thực hiện mục tiêu
chung của tổ chức.
+ Phương pháp khác công cụ và phương tiện.
+ Phương pháp là tổng thể cách thức lựa chọn và sử dụng công cụ,
phương tiện phù hợp với chủ thể và khách thể quản lý, chứ không phải sử dụng
công cụ, phương tiện bất kỳ.
+ Phương pháp quản lý chính là sự kết hợp một cách tối ưu giữa chủ thể
quản lý, công cụ quản lý và khách thể quản lý để đạt tới hiệu qủ tối ưu.
+ Nếu như nguyên tắc quản lý ổn định thì phương pháp tương đối linh
hoạt thường xuyên biến đổi tuỳ thuộc vào yếu tố nội dung quản lý. Việc lựa
chọn phương pháp quản lý là xuất phát từ đặc điểm của chủ thể, khách thể và
nội dung quản lý.
Ví dụ:
KHỔNG TỬ

HÀN PHI TỬ

LÃO TỬ

Đức trị

Con người vốn không thiện,
không ác

Pháp trị

Con người vì tư lợi


Vô vi trị

Con người là tự nhiên

1.2 Đặc trưng của phương pháp quản lý:
- Phương pháp quản lý thể hiện tính linh hoạt, năng động, sáng tạo của
Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

4/7


[ TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC]

QLGD 2020

chủ thể quản lý.
- Không có phương pháp quản lý tối ưu cho mọi đối tượng, trong mọi
điều kiện hoàn cảnh.
- Phương pháp quản lý phải dựa vào nguyên tắc quản lý.
- Phương pháp quản lý là cơ sở cho việc hình thành phong cách, nghệ
thuật quản lý.
2. Những phương pháp quản lý cơ bản
2.1. Nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sử dụng quyền lực:
* Phương pháp quản lý chuyên quyền:
- Người quản lý sử dụng quyền lực một cách tối đa, dùng những hình
thức có tính đe doạ, cưỡng bức, thúc ép đối với người bị quản lý.
- Sử dụng nhiều hình phạt, hình thức kiểm tra gắt gao, dùng quyền để ra
quyết định.
- Chuyên quyền là sử dụng thông tin từ trên xuống không có chống lại.

- Sử dụng hình phạt nhiều hơn khen thưởng.
Có thể sử dụng phương pháp quản lý chuyên quyền khi khách thể quản lý
thuộc về thuyết X hoặc trong hoàn cảnh khẩn cấp. Phương pháp này phù hợp với
những công việc có tinh chất khẩn cấp, đòi hỏi phải chấp hành mệnh lệnh tuyệt
đối,...
* Phương pháp quản lý dân chủ:
- Phương pháp quản lý dân chủ sử dụng quyền lực một cách phù hợp đúng
với quyền hạn. Người quản lý ít khi dùng quyền lực để đe doạ cưỡng bức, cưỡng
ép đối với người bị quản lý.
- Luôn luôn phát huy sáng tạo, khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc
xây dựng chính sách, các quy chế và quy định tổ chức đề ra phương án tối ưu
thực hiện quyết định.
- Phương pháp quản lý dân chủ sử dụng thông tin đa chiều từ trên xuống,
từ dưới lên, thông tinh theo chiều ngang dọc một cách rộng rãi.
Phương pháp quản lý dân chủ thường sử dụng đối với những người theo
thuyết Y (có trách nhiệm, sáng tạo, chăm chỉ, có tính tiến thủ) và trong những
công việc có thời gian rộng rãi và cần sự sáng tạo và tranh thủ ý kiến nhân viên.
Phương pháp này thể hiện sự bình đẳng nhằm phát huy khả năng sáng tạo
Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

5/7


[ TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC]

QLGD 2020

của mọi người.
* Phương pháp quản lý tuỳ ý, thả cương:
- Quyền lực người quản lý hầu như không sử dụng, dành cho cấp dưới tính

độc lập cao.
- Người quản lý tham gia công việc như một thành viên của tổ chức.
Phương pháp này áp dụng đối với những người năng động, sáng tạo, có
trình độ năng lực, có trách nhiệm, phù hợp với hoàn cảnh đặc thù như tình báo,
trinh sát...Tuy nhiên, cần phải sử dụng phương pháp quản lý tuỳ ý khoa học,
đúng lúc đúng nơi, phù hợp với trình độ của khách thể quản lý.
2.2. Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có
tính vật chất:
* Phương pháp quản lý bằng kinh tế:
- Là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý
thông qua những lợi ích kinh tế, thông qua hệ thống các đòn bẩy thưởng – phạt
vật chất.
- Lấy lợi ích vật chất làm động cơ thúc đẩy. Điều tiết các quan hệ thông
qua việc tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế chứ không thông qua mệnh lệnh.
- Ưu điểm: Tạo ra sự tự giác, tích cực, nhiệt tình, ít có sự đối phó của
nhân viên, mỗi người tự mình quyết định cách làm việc sao cho có thu nhập vật
chất cao nhất.
- Nhược điểm của phương pháp: lệ thuộc vào vật chất, tạo ra tâm lý thực
dụng, ích kỉ, coi nhẹ các giá trị tinh thần, đạo đức, truyền thống văn hóa, hủy
hoại môi trờng sống...
* Phương pháp tổ chức – hành chính:
- Là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý
thông qua các quy phạm pháp luật, các chỉ thị, nguyên tắc, điều lệ, nội quy
thông qua việc quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ
cấu tổ chức, buộc khách thể quản lý phải tuân theo.
- Chủ thể quản lý điều tiết các quan hệ quản lý thông qua quyền hànj được
giao, bắt buộc mọi khách thể quản lý phải có nghĩa vụ chấp hành. Sự điều tiết
này được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của chủ thể quản lý.
- Cùng với phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính luật pháp xuất
Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội


6/7


[ TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC]

QLGD 2020

hiện sớm trong lịch sử quản lý của nhân loại.
- Ưu điểm:
+ Tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ hoạt động của khách thể quản lý. Rất
phù hợp với những tổ chức có tầm quản lý rộng, nội dung quản lý đa dạng,
phong phú.
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của cả chủ thể quản lý và khách thể quản
lý trong tất cả các hoạt động.
+ Nâng cao ý thức kỉ luật lao động.
- Hạn chế:
+ Không tạo ra được sự tự giác, nhiệt tình.
+ Nếu không có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ tạo ra sự đối phó, chống
đối và gian lận.
2.3. Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có
tính phi vật chất:
* Phương pháp chính trị – tư tưởng:
Sử dụng các hình thức và biện pháp tuyên truyền giáo dục để các thành
viên nhận thức được sứ mệnh của tổ chức và bổn phận của cá nhân.
* Phương pháp tâm lý – xã hội:
- Là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý
thông qua yếu tố tâm lý, tình cảm để tạo nên bầu không khí hữu ích của tổ chức
- Dùng uy tín của chủ thể quản lý, sử dụng quan hệ con ngời tác động đến
nhân viên, để lôi cuốn mọi người trong tổ chức tích cực làm việc.

- Vận dụng các quy luật tâm lý và giáo dục để nắm được tâm tư, nguyện
vọng, nhu cầu của nhân viên để có biện pháp gợi niềm say mê, hứng thú, sáng
tạo của họ trong công việc.
- Chủ thể quản lý phải biết điều chỉnh được động cơ làm việc của nhân
viên.

Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

7/7



×