Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sưu tầm, giới thiệu và đánh giá những phát minh tiêu biểu về khoa học tự nhiên và kĩ thuật của nền văn minh trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.27 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC…………………………………………………………………… 0
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 1
NỘI DUNG……………………………………………………………………. 1
I - Khái quát về cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa…………… 1
1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………… 1
2. Lịch sử………………………………………………………………… 1
3. Dân tộc………………………………………………………………… 2
II - Thành tựu khoa học tự nhiên – kĩ thuật của nền văn minh Trung
Quốc……………………………………………………………………………
2
1. Kĩ thuật làm giấy………………………………………………………. 2
2.Kĩ thuật in………………………………………………………………. 4
3.Kim chỉ nam……………………………………………………………. 5
4.Thuốc súng…………………………………………………………… 7
KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 9
MỞ ĐẦU
Trung Quốc là quốc gia có lịch sử lâu đời - một trong những phát minh lớn của nền
văn minh nhân loại. Trung Quốc là một nước do một dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa
(sau gọi là dân tộc Hán) lập nên và tồn tại liên tục lâu dài trong lịch sử. Kể từ khi dựng
nước về sau, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra một nền văn hóa vô cùng rực rỡ, như:
Chữ viết, văn học, sử học, nghệ thuật, trong đó nổi bật nhất là về lĩnh vực khoa học tự
nhiên và kĩ thuật. Vì vậy, em xin chọn đề bài số 14: “Sưu tầm, giới thiệu và đánh giá
những phát minh tiêu biểu về khoa học tự nhiên và kĩ thuật của nền văn minh
Trung Quốc”
NỘI DUNG
I - Khái quát về cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa
1. Điều kiện tự nhiên
Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Á. Địa hình Trung


Hoa đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các
bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp. Trung Hoa có rất
nhiều sông trong đó có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang
(hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây- đông. Những con
sông này chảy qua đồng bằng làm cho đất đai phì nhiêu, tạo cơ sở cho kinh tế nông
nghiệp sớm phát triển. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh
Trung Hoa.
Lịch sử cổ đại Trung Hoa kéo dài gần 2000 năm (từ khoảng thế kỉ XXI TCN đến
năm 221 TCN). Trong quá trình đó, địa bàn của Trung Hoa từ lưu vực Hoàng Hà đã
dần dần được mở rộng. Tuy vậy, cho đến thế kỉ III TCN, phía bắc cả biên giới Trung
Hoa chưa vượt qua dãy Vạn lí Trường Thành ngày nay, phía tây mới đến tỉnh đông nam
của tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn
Trường Giang.
2. Lịch sử
Con người đã sinh sống ở đất Trung Hoa cách đây hàng triệu năm. Dấu tích người
vượn ở hang Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn 500.000 năm.
Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Trung Hoa bước vào
giai đoạn tan rã, xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời. Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Hoa
chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải bằng truyền thuyết.
Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung Hoa là ở thời kì Tam Hoàng (Phục
Hy, Nữ Oa, Thần Nông) và Ngũ Đế (Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế,
2
Thuấn đế). Theo các nhà nghiên cứu, thực ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kì
công xã nguyên thuỷ.
3. Dân tộc
Trung Hoa có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày
nay tự cho tổ tiên họ gốc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ
thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Có 100 dân tộc ở Trung Hoa ngày nay, có 5 dân tộc đông
người nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.
Dưới thời quân chủ, ở Trung Hoa tên nước được gọi theo tên triều đại. Đồng thời

người Trung Hoa cổ đại cho rằng nước họ là một quốc gia văn minh ở giữa xung quanh
là các tộc người lạc hậu gọi là Man, Di, Nhung, Địch. Vì vậy, đất nước của họ còn được
gọi là Trung Hoa hoặc Trung Hoa. Điều đó chứng tỏ tinh thần tự hào dân tộc sớm hình
thành từ thời cổ đại.
II – Thành tựu khoa học tự nhiên – kĩ thuật của nền văn minh trung quốc
Trung Quốc cổ đại đã đạt được rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và
kỹ thuật. Trong số những thành tựu về khoa học của Trung Quốc cổ đại phải kể đến la
bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in ấn, được coi là tứ đại phát minh.
1. Kĩ thuật làm giấy
a. Sự ra đời và phát triển
Từ thời xa xưa, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng
thế kỉ II TCN, người Trung Quốc đã phát minh ra phương pháp dùng sơ gai để chế tạo
giấy. Tuy nhiên, giấy thời kì này còn xấu, mặt giấy không phẳng, khó viết, chủ yếu là
dùng để gói.
3
Năm 105, một viên quan tên là Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách …làm
nhiên liệu, và được cải tiến kỹ thuật, do đó đã làm được loại giấy có chất lượng, từ đó
giấy được thay thế các vật liệu khác và dùng phổ biến. Do công lao ấy, Thái Luân được
tôn làm tổ sư của nghề giấy.
Vào khoảng giữa thế kỷ III, kỹ thuật làm giấy lưu truyền qua Việt Nam, thế kỷ IV
truyền qua Triều Tiên, thế kỷ V truyền sang Nhật Bản, thế kỷ VIII truyền qua Ấn Độ.
Giữa thế kỉ VIII,kĩ thuật làm giấy truyền sang Ả Rập. Năm 1150, lại được truyền
sang Tây Ban Nha, sau đó là Ý (1276), Đức (1320)… và được truyền bá rộng rãi khắp
hơn nữa, thay thế các chất liệu trước kia.
b. Ý nghĩa
Đóng góp của Thái Luân được coi là một trong các sáng chế quan trọng nhất trong
lịch sử loài người. Nó đã cho phép Trung Quốc phát triển nền văn minh của mình
nhanh hơn trước đây khi còn dùng tre hay trúc để lưu chữ viết và nó cũng kích thích sự
phát triển của châu Âu khi kỹ thuật giấy đến đây vào khoảng thế kỷ XII hay thế kỷ
XIII. Với phát minh này, Thái Luân đã được xếp hạng thứ 7 trong danh sách 100 người

quan trọng nhất lịch sử của Michael H. Hart.
Thế kỷ thứ II, văn minh Trung Quốc tiến triển thua các nước phương Tây. Trong
một ngàn năm kế tiếp kỹ thuật của Trung quốc vượt qua các nước Tây Âu và trong một
khoảng 7-8 thế kỷ, văn minh Trung hoa được xem như tiêu chuẩn đối với các nước tân
tiến trên thế giới. Bởi vì chắc chắn là các cuộn papyrus của phương Tây hơn hẳn là sách
làm bằng thanh tre hay gỗ ở Trung Quốc. Chính sự việc này đã chướng ngại cho sự
phát triển nền văn minh Trung quốc trước khi có sự phát minh ra giấy. Bởi vậy mà sau
khi phát minh ra giấy, văn minh Trung quốc tiến bộ nhanh chóng, chỉ trong năm thế kỷ
đã vượt qua các nước Tây Âu. Chính Marco Polo cũng đã xác nhận rằng ngay cả ở thế
kỷ thứ 13, Trung quốc phồn thịnh hơn châu Âu nhiều. Từ đó cho thấy rằng giấy viết ra
đời đã đưa nền văn minh Trung Quốc vượt xa hơn các nền văn minh khác trên thế giới.
Thành tựu lớn về kỹ thuật này đã được các nước học hỏi và tiếp nhận từ đó có những
bước cải tiến ngày càng hoàn chỉnh hơn. Nhu cầu của xã hội thúc đẩy sản xuất, sự tích
4
lũy không ngừng của thực tiễn sản xuất lại khiến kỹ thuật và trình độ làm giấy không
ngừng được nâng cao.
Như vậy giấy viết ra đời đóng góp rất lớn vào việc phát triển văn hóa, tạo điều kiện
cho nghề in ra đời.
2. Kĩ thuật in
a. Sự ra đời và phát triển
Tiếp theo nghề làm giấy, nghề in được xem là một cuộc cách mạng lớn lao của
nhân dân Trung Quốc. Trước đó, họ đã có nghề truyền thống là khắc vào đá. Khoảng
thời Tùy, nghề in khắc bản xuất hiện, lúc đầu là khắc và in tượng Phật, sau đó mới khắc
in các loại sách khác. Cách in bàn bản khắc mất nhiều công sức và thời gian nên nên
người ta nghĩ ra cách in cải tiến . Đầu thế kỷ XI, một người bình dân tên Tất Thăng đã
phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung, Thẩm Quát cũng thử in chữ rời bằng gỗ
nhưng không thành, nhưng sau đó, Vương Trinh đã thành công. Ngoài cách in chữ rời
bằng đất nung và gỗ, người ta tiếp tục cải tiến đúc chữ rời bằng thiếc ( thời Nguyên),
bằng đồng, chì ( thời Minh).
Từ đời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên,

Nhật Bản, Việt nam, Philippin, Arập rồi truyền dần sang châu Phi, châu Âu. Cuối thế
kỷ XIV, ở Đức đã biết dùng phương pháp in bằng ván khắc để in tranh ảnh tôn giáo,
kinh thánh và sách ngữ pháp. Năm 1448, Gutenbe người Đức dùng chữ rời bằng hợp
kim và dùng mực dầu để in kinh thánh. Việc đó đã đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng
kim loại ngày nay.
b. Ý nghĩa
Nghề in ra đời đã hỗ trợ cho việc phát triển ngôn ngữ và văn học dân tộc, tăng
cường ý thức dân tộc, dân chủ hóa việc giáo dục học hành, xóa nạn mù chữ và các hàng
rào xã hội.
5
Việc in ấn hàng loạt đã tăng cường khả năng bảo tồn lâu dài các văn bản, lưu
truyền cho các thế hệ đời sau, giảm bớt nguy cơ mất mát tiêu vong bởi sự thờ ơ quên
lãng hoặc do các sưu tập riêng lẻ bị phát tán. Nhưng không chỉ có thế. Việc phổ cập các
ấn phẩm và diện quần chúng độc giả thế tục được mở rộng – các thương gia, người
buôn bán nhỏ, luật sư, thợ thủ công đã là những người tiêu thụ sách quan trọng – đã là
sự tuyên chiến độc quyền về tri thức của giới giáo sĩ. Đồng thời, văn chương tôn giáo
cho tới tới lúc đó vẫn chiếm vị trí ưu thế, đã dần dần bị thay bởi sách của các tác giả
mang tư tưởng nhân văn trước sự hoan nghênh của các đọc giả mới mẻ. Độc giả mới,
đề tài mới, tất cả những cái đó đã thúc đẩy người có học dễ dàng phát hiện ra những
chỗ mâu thuẫn trái ngược với các văn bản tôn giáo, từ đó nảy sinh sự thẩm duyệt lại các
quan điểm cũ, mở đường cho những tiến bộ mới trong tri thức.
Với việc phổ cập giáo dục và thanh toán nạn mù chữ đã gắn bó rất chặt chẽ với sự
tiến bộ của nghề in. Sách bán giá rẻ và dễ kiếm sẽ cho phép đông đảo người đọc tìm
đến với những kiến thức đã được in ra, và điều này cũng sẽ tác động nhân sinh quan
của họ đối với thế giới xung quanh và vị trí của họ trong xã hội. Và lẽ tự nhiên, ấn
phẩm đẽ kiếm sẽ làm tăng thêm số người biết chữ, và ngược lại nhu cầu đối với sách vở
cũng từ đó mà tăng thêm lên.
Cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ VXI, nghề in tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản
xuất và lưu hành sách với số lượng giá rẻ, do đó đã gây được ảnh hưởng đáng kể đối
với tư tưởng và đời sống xã hội ở châu Âu. Nó góp phần phổ biến và cổ vũ tinh thần

“Phục hưng” và “Cải cách” và qua đó cũng đẩy mạnh việc sản xuất giấy và các nguyên
vật liệu cho ngành in, cuối cùng đưa tới sự phồn thịnh của nghệ thuật ấn loát.
Nhìn chung thấy rằng, nghề in đã phát triển rầm rộ vào đầu thế kỷ XVI ở tất cả các
nước châu Âu, đã hỗ trợ cho nhiều đổi thay mạnh mẽ và căn bản trong lĩnh vực tư
tưởng và xã hội.
3.Kim chỉ nam
a. Sự ra đời và phát triển
Có từ rất sớm, khoảng vào thời Tây Chu. Thời này người Trung Quốc đã biết được
từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm. Lúc bấy giờ Trung Quốc phát minh ra một
dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”. Tư nam làm bằng đá thiên nhiên, mài thành hình
cái thìa để trên một cái đĩa có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng nam. Như
vậy tư nam chính là tổ tiên của kim chỉ nam. Tuy nhiên, tư nam còn có nhiều hạn chế
như khó mài, nặng, lực ma sát lớn, chuyển động không nhạy, chỉ hướng không được
chính xác nên chưa được áp dụng rộng rãi.
6
Thời chiến quốc (cuối thời Đông Chu), người Trung Quốc đã tìm ra nam châm (từ
thạch), dùng nam châm thiên nhiên mài giũa mà thành và được đặt trên một địa bàn
hình vuông. Bốn mặt xung quanh địa bàn có 24 hướng, tức là 8 căn Giáp, Ất, Bính,
Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân,
Dậu, Tuất, Hợi. Thềm có 4 duy: Càn, Khôn, Tốn, Cấn. Kim chỉ nam được gọi là la bàn
từ thời đó. Lúc cân bằng mũi kim sẽ chỉ về phương Nam. La bàn lúc đầu đơn giản, qua
một quá trình cải tiến thành la bàn ngày nay.
Thời Nguyên: la bàn đã hoàn chỉnh (được Crixtop Colomb sử dụng) sau đó truyền
sang châu Âu.
La bàn được các thầy phong thủy sử dụng đầu tiên để xem hướng đất. Khoảng nửa
sau thế kỷ XII, la bàn do đường biển truyền sang Arập rồi truyền sang châu Âu. Người
châu Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế
kỷ XVI la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc.
b. Ý nghĩa
Những vùng đại dương bao la dần dần được con người chinh phục và làm chủ. Và

các tài nguyên hải sản được người dân Trung Quốc phát hiện và đánh bắt, từ đó cải
thiện đời sống hằng ngày.
Chính nhờ hệ thống la bàn này mà người châu Âu mới thực hiện được những cuộc
phát kiến địa lý, tìm ra được các vùng đất mới, mở rộng lãnh thổ.
7
4.Thuốc súng
a. Sự ra đời và phát triển
Vào khoảng thế kỷ thứ VI, các nhà Giả Kim thuật (còn gọi là nhà Luyện đan, kiêm
đạo sĩ, chiêm tinh, chuyên tìm tòi, pha chế các dược liệu, hoá chất… mong tìm ra
phương thuốc “Trường sinh bất tử” dâng lên Hoàng đế) trong khi mày mò, vô tình tạo
ra thuốc nổ từ diêm tiêu và lưu huỳnh.
Bấy giờ, thuốc nổ chỉ ứng dụng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội vui
chơi ở cung đình, sản xuất từ các công xưởng thuộc triều đình.
Năm 682, nhà Giả Kim thuật Tôn Tư Mạc đã đưa ra công thức thuốc nổ trộn từ lưu
huỳnh, diêm tiêu (Kali Nitrat) và bột gỗ.
Năm 808, nhà Giả Kim thuật Xin Xui Sử lại chế thuốc súng từ lưu huỳnh, diêm
tiêu, than gỗ, và thuốc súng được sử dụng cho quân sự từ đó
Mãi đến đời nhà Tống (thế kỷ XII) họ mới chế ra hoả khí bằng ống tre hoặc quả
cầu bằng giấy bồi, nhồi thuốc súng với đá, mảnh sành, mảnh gang, bịt sắt, gắn ngòi nổ,
châm cháy rồi ném vào địch quân hoặc chôn ở chiến trường, đó chính là loại mìn, lựu
đạn, súng sơ khai có tên gọi là “Hoả Thương” và “Chấn Thiên lôi”.
Thế kỷ XIII, giặc Nguyên – Mông tấn công Trung Quốc, học được thuật chế thuốc
súng. Rồi họ viễn chinh sang Tây Á, kỹ thuật này lan truyền dần từ Ả Rập sang Hy
Lạp, Tây Ban Nha và khắp châu Âu, cuối cùng phổ biến khắp toàn cầu
8
b. Ý nghĩa
Sự phát triển không ngừng của thuốc súng đã giúp Trung Quốc giữ vững được lãnh
thổ, bảo tồn và phát huy được những giá trị dân tộc. Và với sự ra đời này, những cuộc
xâm lược lãnh thổ để mở rộng bờ cõi ngày càng được tiến hành, kéo theo đó là sự thay
đổi lớn về trật tự xã hội.

Từ đó người dân Trung Quốc ngày càng hãnh diện và tự hào về nên chủ quyền của
dân tộc. Đặc biệt họ đã đẩy lùi những cuộc xâm lược của các nước lớn, bảo toàn trọn
vẹn lãnh thổ.
Thứ vũ khí này đã góp phần phá vỡ nền tảng phong kiến ở châu Âu, đẩy nhanh
quan hệ tư bản chủ nghĩa vì có dùng thuốc nổ mới phá được lâu đài của phong kiến.
Bốn phát minh trên có giá trị to lớn về mặt lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật của
thế giới. Fraincis Bacon đã chỉ rõ: nghề in, thuốc súng, kim chỉ nam – “ ba loại này đã
thay đổi bộ mặt thế giới, loại thứ nhất trên bình diện văn học, loại thứ hai trên bình
diện chiến tranh, loại thứ ba trên bình diện hàng hải ” K.Marx cũng nhấn mạnh tầm
quan trọng của những phát minh đó đối với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
KẾT LUẬN
Những thành tựu rực rỡ trên không chỉ cho thấy sức sáng tạo, tài năng , sức mạnh
của dân tộc Trung Hoa, đồng thời nó đã trở thành một bộ phận của nền văn minh nhân
loại. Có ảnh hưởng sâu sắc, to lớn đến nền văn minh của các dân tộc khác trên thế giới,
đặc biệt là Việt Nam và các nước Đông Á.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dương Ninh (chủ biên): Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, 2003.
2. Đồ Đình Hãng: Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập II; Văn minh Trung
Quốc, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 1993.
3. Lương Ninh (chủ biên): Lịch sử Văn hóa thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội,
2003.
4. Mai Ngọc Chừ (chủ biên): Giới thiệu văn hóa Phương Đông, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2007.
5. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý: Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà
Nội 2001.
6. Nguyễn Đình Vỳ (chủ biên): Lịch sử thế giới cổ trung đại, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2003.
7. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Vân Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La: Lịch sử thế
giới trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1998.

8. />%91c
9. />Quoc
10. />10

×