Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.06 KB, 6 trang )

i

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý
Tên đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong các Công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên”

1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, kết hợp với thực trạng kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các công ty sản xuất gạch
trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên, luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Thứ hai, phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại các công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên.
Thứ ba, vận dụng những lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp để đánh giá những
mặt được và chưa được trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại các công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên. Đồng
thời xem xét nguyên nhân của thực trạng đó.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong các công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên.

2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạch tại các công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tế công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 tại hai
công ty sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An:
-



Công ty CP gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên


ii

-

Công ty CP sản xuất VLXD và xây lắp 22-12.

3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong thu thập và xử lý
thông tin. Tác giả thông qua cả nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp để
tổng hợp, so sánh, phân tích, hệ thống hóa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong các công ty sản xuất công nghiệp nói chung và các công
ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên nói riêng, từ đó đưa ra các nhận
định và các giải pháp hoàn thiện.
Nguồn dữ liệu thứ cấp: các luận cứ khoa học, các khái niệm, … từ các sách,
giáo trình, tài liệu, trang web, các công trình nghiên cứu trước đây. Đồng thời tác
giả thu thập số liệu cụ thể từ hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại hai công ty sản xuất gạch khảo sát.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: quan sát quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại hai công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên,
Tỉnh Nghệ An.
4. Nội dung luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, phân tích
thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các công ty sản
xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên, tác giả nhận thấy công tác kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được các công ty khảo sát thực hiện đúng

chế độ kế toán hiện hành, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, nhưng
cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
Dưới góc độ kế toán tài chính: Nhìn chung, các công ty đã chấp hành
nghiêm túc các chính sách, chế độ kế toán trong công tác hạch toán kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:
Về hệ thống chứng từ sổ sách kế toán: Việc lập, luân chuyển chứng từ, ghi
chép và theo dõi trên hệ thống sổ sách kế toán được các công ty thực hiện đúng quy
định của chế độ kế toán hiện hành. Song, một số mẫu biểu chứng từ, sổ sách chưa


iii

được lập đúng với mẫu biểu do Bộ tài chính quy định. Đặc biệt, cả hai công ty khảo
sát đều lập thiếu phần 2, phần 3 – nhật ký chứng từ số 7.
Về hệ thống tài khoản: Một số tài khoản kế toán được sử dụng chưa phù hợp
với chế độ kế toán cũng như yêu cầu quản lý: TK 3383, TK 154.
Về hình thức kế toán áp dụng: Hình thức nhật ký – chứng từ không phù hợp
với quy mô sản xuất và bộ máy kế toán của cả hai công ty, đặc biệt là Công ty CP
sản xuất VLXD và xây lắp 22-12.
Về tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất được tập hợp cho từng phân
xưởng sản xuất, là phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, đồng thời là cơ sở
để đánh giá tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí tại từng phân xưởng sản xuất.
Về hạch toán sản phẩm hỏng: các công ty mới chỉ dừng lại ở kiểm kê sản phẩm
hỏng, khi sản phẩm hỏng được bán thì khoản tận thu được ghi tăng thu nhập khác.
Về đánh giá sản phẩm dở dang: Công tác đánh giá sản phẩm hỏng chưa đảm
bảo tính chính xác.
Về tính giá thành sản phẩm: hai công ty khảo sát sử dụng phương pháp hệ số
và phương pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm là phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất gạch – quy trình sản xuất liên sản
phẩm. Song, kỳ tính giá thành là 6 tháng mặc dù giảm được khối lượng công việc

cho bộ máy kế toán, nhưng không đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin số liệu
về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời.
Dưới góc độ kế toán quản trị: Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm chưa thực sự được quan tâm, chưa trở thành công cụ hữu ích cho
các nhà quản lý.
Việc phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của chi phí có tác dụng cung
cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, là cơ sở để xây dựng định mức chi phí sản
xuất và kế hoạch giá thành cho kỳ sau. Tuy nhiên, chưa có sự phân loại chi phí
thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp phục vụ cho việc lựa chọn các phương
án kinh doanh.
Cả hai công ty khảo sát đều đã xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu


iv

và đơn giá tiền lương cho công nhân sản xuất, khuyến khích công nhân tiết kiện chi
phí sản xuất và nâng cao năng suất lao động, giúp cho việc quản lý và sử dụng chi
phí nguyên vật liệu có hiệu quả hơn cũng như khuyến khích công nhân. Song, các
công ty chưa xây dựng được hệ thống dự toán chi phí sản xuất.
Từ thực trạng trên, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
Dưới góc độ kế toán tài chính:
Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng: Đối với các khoản trích BHXH,
BHYT, BHTN cần phản ánh riêng lần lượt trên các TK3383, TK 3384, TK3389.
Đối với Công ty CP sản xuất VLXD và xây lắp 22-12 cần mở TK154 thành các tài
khoản chi tiết: TK1541 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK1542 “Chi phí nhân
công trực tiếp”, TK1543 “Chi phí sản xuất chung” để tiện theo dõi.
Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán: Cần lập thêm phần 2 và phần 3, nhật ký
chứng từ số 7.
Hoàn thiện hạch toán các khoản thiệt hại sản phẩm hỏng: cần xác định rõ sản

phẩm hỏng trong định mức hay ngoài định mức. Nếu sản phẩm hỏng trong định
mức, khoản thiệt hại sản phẩm hỏng được coi như nằm trong giá thành sản phẩm
hoàn thành, khi bán được thì khoản tận thu ghi giảm chi phí sản phẩm hoàn thành.
Nếu sản phẩm hỏng ngoài định mức, khoản thiệt hại sản phẩm hỏng được ghi giảm
chi phí trên TK154. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức cần xác định được
nguyên nhân hỏng để có biện pháp xử lý.
Hoàn thiện công tác đánh giá sản phẩm dở dang: Công ty CP sản xuất VLXD
và xây lắp 22-12 chỉ nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang bằng
60% sản phẩm hoàn thành cùng loại để tính chi phí chế biến, còn chi phí nguyên vật
liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm: Nên tính giá thành sản phẩm
theo tháng nhằm cung cấp thông tin về chi phí giá thành kịp thời cho các đối tượng
sử dụng thông tin.
Hoàn thiện hình thức kế toán: Nên áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung


v

với hệ thống mẫu sổ đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, phù hợp với quy mô sản xuất và bộ
máy kế toán tại công ty.
Dưới góc độ kế toán quản trị:
Thứ nhất, Xây dựng mô hình kế toán quản trị theo mô hình kết hợp với kế
toán tài chính.
Thứ hai, Cần phân loại chi phí sản xuất theo mức độ hoạt động thành chi phí
biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp.
Thứ ba, Trên cơ sở định mức chi phí sản xuất mà các công ty đã xây dựng để
xây dựng hệ thống dự toán chi phí sản xuất.

5. Kết quả đạt được và hạn chế của luận văn
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã thu được một số kết quả như sau:

Về mặt lý luận: nghiên cứu và khái quát một cách khoa học những vấn đề lý
luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp, kinh nghiệm hạch toán chi phí giá thành ở một số
nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: trên cơ sở khảo sát thực tế, luận văn đã phân tích thực trạng
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại hai công ty sản xuất gạch trên
địa bàn Huyện Hưng Nguyên. Qua đó, đánh giá những ưu nhược điểm trong công tác
hạch toán chi phí giá thành tại các công ty này. Trên cơ sở ưu nhược điểm đó, cùng
với yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện kế toán chi phí giá thành cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đồng
thời đề xuất một số giải pháp xây dựng mô hình kế toán quản trị tại công ty.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của
mình, luận văn vẫn có những hạn chế nhất định: luận văn mới chỉ nghiên cứu thực
trạng tại hai công ty sản xuất gạch trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên nên những giải
pháp mà luận văn đưa ra chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với các công ty sản xuất gạch
xây dựng. Luận văn chỉ đưa ra những giải pháp theo ý kiến chủ quan của tác giả.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu sau này có thể kế thừa những kết quả
đạt được của luận văn để phát triển lên đối với các doanh nghiệp sản xuất công


vi

nghiệp hay các doanh nghiệp sản xuất ngành nghề khác.



×