Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Láng Hạ – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.98 KB, 11 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----* * *----

VŨ THỊ HẢO

HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ BẤT
ĐỘNG SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NƠNG THƠN CHI NHÁNH LÁNG HẠ

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2012


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian vừa qua thị trường tài chính Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chịu
ảnh hưởng khơng nhỏ từ mơi trường kinh tế thế giới. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng
bị ngừng trệ tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn. Đứng trước tình hình đó, các
Ngân hàng trong nước phải tăng cường kiểm tra chất lượng tín dụng để rà sốt và phịng
ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhất. Vì vậy hoạt động thẩm định dự án đầu tư trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết, qua công tác thẩm định ngân hàng sẽ có những quyết định tài
trợ đúng đắn, lựa chọn được những dự án đầu tư thực sự có hiệu quả, vừa mang lại lợi ích
cho nền kinh tế, vừa đảm bảo được lợi nhuận của Ngân hàng, đồng thời hạn chế thấp nhất
rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay có một sự gia tăng đáng kể các dự án
đầu tư bất động sản tại đô thị lớn như Hà Nội và một số đô thị lân cận, và số dự án này
xin vay vốn NHNNo&PTNT là rất nhiều. Để nghiên cứu rõ hơn về vai trị quan trọng của
cơng tác thẩm định dự án đầu tư, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Hồn thiện cơng tác thẩm
định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và


phát triển nông thôn – Chi nhánh Láng Hạ – Hà Nơi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học của công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong
hoạt động cho vay của ngân hàng
Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt
động cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ.Từ đó đưa ra các kiến nghị và giải
pháp nhằm hồn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt động cho
vay của Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến công tác thẩm định
dự án đầu tư bất động sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT
Chi nhánh Láng Hạ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu


4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Quy trình và nội dung thẩm định của Ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu của
công tác thẩm định dự án chưa?
Chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư BĐS trong Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn như thế nào?
Thông tin cho hoạt động thẩm định có đầy đủ, chi tiết không?
Hoạt động thẩm định dự án tại Ngân hàng đã đạt được những thành tưu gì? cịn
những hạn chế gì cần phải khắc phục?.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Khung phân tích
- Phương pháp thu thập thơng tin
- Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích thơng tin
5. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, danh mục bảo biểu, tóm tắt, và kết luận, Luận văn gồm 3

chương:
Chương 1: Cở sở khoa học về thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt
động cho vay tại NH NNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về công tác thẩm định dự án đầu tư bất động
sản trong hoạt động cho vay tại NH No&PTNT Chi nhánh Láng Hạ

CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG
Trong chương này có 4 nội dung sau:
1.1. Tổng quan hoạt động cho vay


Phần này tác giả nêu được tổng quan nhất về hoạt động cho vay của Ngân hàng từ
khái niện, vài trò, phân loại đến nguyên tắc trong cho vay.
1.2. Dự án đầu tƣ bất động sản
Phần này nêu được khái niệm của một dự án BĐS và phân loại các loại hình dự án
đầu tư hiện có từ đó đưa ra vai trò và đặc điểm của dự án đầu tư có ảnh hưởng tới cơng
tác thẩm định dự án bất động sản của Ngân hàng như thế nào?
1.3. Thẩm định dự án đầu tƣ bất động sản: Nêu được khái quát về thẩm định
cũng như vai trò của thẩm định dự án, căn cứ để thẩm định một dự án cần phải: dựa trên
những cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn, quy phạm và định mức gì?
Quy trình thẩm định dự án bất động sản gồm những bước gì? Xử lý dữ liệu, hướng
dẫn và yêu cầu đặt ra với tờ trình thẩm định để có thể đưa ra quyết định cho vay hay
khơng và có thơng báo kịp thời tới khách hàng.
Khi thẩm định cụ thể nội dung của một dự án BĐS ta còn phải sử dụng những
phương pháp gì? Ở đây tác giả đã nêu được: phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu,
phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo, triệt tiêu rủi ro, thẩm định theo

trình tự trong phần cơ sở khoa học của mình.
Nội dung thẩm định dự án đầu tư là phần quan trọng nhất của hoạt động thẩm định
dự án đầu tư của Ngân hàng. Nội dung thẩm định gồm hai nội dụng chính là thẩm định về
khách hàng vay vốn và thẩm định về dự án đầu tư. Trong đó:
- Thẩm định khách hàng vay vốn: trước tiền cần thẩm định về năng lực pháp lí, tư
cách và uy tín của khách hàng để xem khách hàng có đủ tư cách để quan hệ với Ngân
hàng không? Tiếp đó là thẩm định năng lực tài chính của khách hàng để đánh giá chính
xác sức mạnh tài chính, khả năng tự chủ tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng từ đó
loại được những khách hàng yếu khơng có khả năng trả nợ sau này. Để phần tích tài
chính của khách hàng phải dựa vào các chỉ tiêu tài chính: tỷ lệ thanh tốn nhanh, khả
năng trả nợ, khả năng sinh lời, các hệ số an toàn vốn chủ sở hữu.
- Thẩm định dự án đầu tư: Thứ nhất, Phải thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư vì
vai trị của đầu tư là rất to lớn trong phát triển kinh tế nhưng khi xét riêng từng dự án thì
có dự án đạt được mục tiêu nà nhưng không đạt được mục tiêu khác. Do đo khi xem xét
thẩm định dự án phải xem xét mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng những nhu cầu
đặt ra của ngành, địa phương và của cả nước không? Thứ hai thẩm định về mặt kỹ thuật


của dự án đầu tư để đảm bảo được tính khả thi của dự án. Thứ ba là thẩm định về mặt tài
chính của dự án đầu tư, đây là nội dung quan trọng nhất trong phần thẩm định định dự án
vì nó đánh giá được dự án này có hiệu quả và tổng vốn đầu tư, chi phí có hợp lý không?
Đầu tiên phải đánh giá về tổng vốn đầu tư vì tổng vốn đầu tư là tồn bộ chi phí cần thiết
để xây dựng cơng trình dự án, nên việc đánh giá chính xác tổng vốn đầu tư là rất cần
thiết, đây là điều kiện quyết định tính hiệu quả của dự án. Tổng vốn đầu tư là chi phí
hồn thiện xây dựng cơng trình thường gồm: Chi phí xây dựng, chi phí trước khi đưa dự
án vào hoạt động, chi phí tài sản cố định, chi phí đầu tư cho tài sản lưu động. Tiếp sau khi
thẩm định tổng nguồn vốn thì ta thẩm định về nguồn vốn đầu tư từ những nguồn nào: vốn
tự có chiếm bao nhiêu? Nguồn vốn tài trợ chiếm bao nhiêu. Để đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Giá trị hiện tại ròng, tỷ suất nội hồn, phân tích độ
nhạy, thời gian thu hồi vốn, điểm hòa vốn. Tác giả đã đưa ra được đầy đủ công thức, tiêu

thức đánh giá chỉ tiêu trên và còn được minh họa bằng cả đồ thị. Sau khi phân tích hiệu
quả sử dụng vốn phải phân tích những rủi ro có thể xảy ra với dự án có thể gặp phải và
đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Thứ tư là thẩm định về kinh tế xã hội. Thứ năm
thẩm định về môi trường sinh thái. Cuối cùng thẩm định về khả năng trả nợ và tài sản
đảm bảo: Khả năng trả nợ căn cứ vào kế hoạch sản xuất – kinh doanh, tài chính của
khách hàng, từ đó lập bảng cân đối thu và chi để đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng. Về tài sản đảm bảo tiền vay: phải thẩm định xem tài sản có dễ bán, giá trị thu hồi
thực tế có đủ để bù đắp được nợ gốc, lãi và các loại thuế hay khơng? Tài sản đảm bảo có
đầy đủ giấy tờ theo quy định không?
1.4. Kinh nghiệm hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ bất động sản của một số
ngân hàng trong nƣớc
Tác giả đã nêu được kinh nghiệm thẩm định của hai ngân hàng đó là Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam một Ngân hàng lớn và có kinh nghiệm trọng lĩnh
vực đầu tư dự án, thứ hai là Ngân hàng TMCP Quân đội một Ngân hàng cổ phần nhưng
cũng cá mạnh trong việc tài trợ các dự án lớn để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và
khả năng vận dụng cho NHNNo & PTNT VN chi nhánh Láng Hạ trong quá trình thẩm
định nên chú ý tới những điều gì. Từ đó giúp cho Ngân hàng nâng cao được chất lượng
thẩm định dự án của mình.


CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NH
NNo&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ
2.1. Đặc điểm của NH NNo & PTNT Viêṭ nam Chi nhánh Láng Hạ có ảnh
hƣởng tới công tác thẩm định dự án đầu tƣ bất động sản
Tác giả đã nêu ra được sự hình thành, phát triển, những kết quả hoạt động kinh
doanh đạt được và những dự án đã tài trợ của chi nhánh trong thời gian qua. Ta thấy rằng
mặc rù kinh tế kho khăn trong thời gian qua nhưng số lượng dự án của CN vẫn tăng lên
cả về giá trị và số lượng, đặc biệt đến năm 2011 Nguồn vốn kinh doanh của CN đã tăng
lên được 10.002 tỷ đồng. Số lượng dự án BĐS cũng tăng lên cho thấy rằng chất lượng

thẩm định của CN cũng dần được nâng cao. Từ đó đưa ra những thuận lợi và khó khăn
của Ngân hàng như thế nào? Ngoài ra, tác giả cũng nêu được những quy định của Ngân
hàng về công tác thẩm định dự án.
2.2.Thực trạng thẩm định dự án đầu tƣ bất động sản trong hoạt động cho vay
của NHNNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ
Trong phần thực trạng này đã nêu được quy trình thẩm định và nội dung thẩm định
của CN căn cứ vào văn bản hướng dẫn thẩm định các dự án đầu tư trong nước và quốc tế
năm 2009 do chính NHNNo&PTNT VN ban hành. Trong đó quy trình nêu rõ được các
bước của quy trình thẩm định, thời hạn và phân cấp trong quết định cho vay ở CN. Còn
phần nội dung cũng nêu được nên tập trung vào phân tích vào khách hàng vay vốn, khả
năng tài chính của khách xem khách hàng có khả năng tài chính để trả nợ Ngân Hàng
khơng? Đối với phần phân tích dự án thì tập trung vào phần thẩm định tài chính dự án,
xem dự án này có hiệu quả hay khơng? Đưa ra các chỉ tiêu tài chính phân tích, đánh giá
tổng vốn đầu tư của dự án xem có hợp lý khơng? từ đó NH tính tốn mức vốn khách
hàng còn thiếu để đề xuất nên cho vay bao nhiêu? Ngoài ra cũng nên tập trung vào thẩm
định tài sản đảm bảo của khách hàng vì nó là nguồn trả nợ khi khách hàng khơng có khả
năng trả nợ.
Ở phần này tác giả đã minh họa nội dung và quy trình thẩm định của CN qua ví dụ:
“ Thẩm định dự án Xây dựng chung cư CT6 Xa la”. Dự án được thẩm định khá chi tiết
đầy đủ, theo đúng quy trình và nội dung thẩm định của CN, số liệu được phân tích khá kỹ
lưỡng, thơng tin thu thập cẩn thận. Kết quả thẩm định có tính khả dụng cao, CN đã căn cứ


vào đó và quyết định nên tài trợ vốn cho dự án với số tiền: 90.841.025.000đ trong thời
hạn là 15 tháng. Qua đó ta đánh giá chung được về cơng tác thẩm định dự án đầu tư bất
động sản ở Ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ như dưới
đây.
2.3.Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tƣ bất động sản ở Ngân
hàng nông nghệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ
Trong thời gian qua, công tác thẩm định dự án tại CN đã không ngừng phát triển cả

về số lượng lẫn chất lượng. Biểu hiện rõ ràng là số lượng dự án được thẩm định ngày
càng tăng, tổng dư nợ của ngân hàng tăng đều hàng năm tuy nhiên số lượng các khoản nợ
xấu, nợ quá hạn thì vẫn ln đảm bảo ở mức độ an tồn. Đó chính là nhờ, hoạt động thẩm
định dự án đã giúp CN lựa chọn được những dự án khả thi và hiệu quả, mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng cũng như lợi ích cho doanh nghiệp và tồn xã hội.
Để có được những kết quả đó, ta phải kể đến những thành quả của cơng tác thẩm
định của CN trong những khía cạnh: có quy tình thẩm định hợp lý; phương pháp thẩm
định được phối hợp với nhau một cách linh hoạt và đa dạng; nội dung thẩm định trung
thực, khách quan và chi tiết từng khía cạnh của dự án; thời gian thẩm định được tiến hành
kịp thời.
Trong phần này tác giả đã nêu ra được những hạn chế còn tồn tại như: quy trình
thẩm định cịn chung chung, đơi khi là nguyên nhân gây kéo dài thời gian thẩm định; cịn
một số thiếu sót khi áp dụng phương pháp thẩm định vào dự án cụ thể; Nội dung thẩm
định vẫn gặp phải một số khó khăn như: thẩm định kỹ thuật do thiếu chun mơn với
kiến thức nên gặp khó khăn trong q trình thẩm định, khía cạnh tài chính vẫn chủ yếu
dựa vào thông tin từ chủ đầu tư; Thu thập thơng tin cịn gặp nhiều khó khăn do các nguồn
thông tin chủ yêu do khách hàng cung cấp...Từ đó đưa ra được những nguyên nhân gây ra
những hạn chế gồm có nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Vậy, vấn đề đặt ra cho công tác thẩm định dự án là: trong quá trình thẩm định cần
chú trọng thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư và kế hoạch sử dụng vốn của dự
án, khi thẩm định cần xem xét kỹ các rủi ro dự án có thể gặp phải, khi thẩm định cần
nghiên cứu kỹ chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương. Cuối cùng dự
án chịu sự chi phối của pháp luật và chính sách liên quan nên khi thẩm định cần thường
xuyên xem xét và cập nhật chính sách liên quan tới BĐS.


CHƢƠNG III: CÁC PHƢƠNG PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ BĐS TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NH No&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ
3.1. Định hƣớng phát triển của chi nhánh

Tác giả đã nêu được những mục tiêu chính của chi nhánh sẽ đạt được về nguồn vốn
là bao nhiêu? dư nợ bảo nhiêu? tỷ lệ nợ xấu của NH để NH có thể duy trì được sự tăng
trưởng trong thời gian khó khăn này. Định hướng cũng như nhiệm vụ của chi nhánh trong
thời gian tới. Từ đó đề ra phương hướng hoạt động của Ngân hàng liên quan tới hoạt
động thẩm định dự án đầu tư BĐS.
3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tƣ bất động sản của
Chi nhánh Agribank Láng Hạ
Công tác thẩm định dự án đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có các
yếu tố như: Nội dung, phương pháp và quy trình thẩm định, trình độ chun mơn của các
cán bộ thẩm định, cơng tác thu thập tổng hợp xử lý thông tin, các công nghệ, khoa học kỹ
thuật phục vụ hoạt động thẩm định…Vì vậy để hồn thiện và nâng cao hiệu quả của cơng
tác thẩm định dự án nói chung, cũng như dự án BĐS nói riêng, cần phải tập trung hồn
thiện các yếu tố này: Thứ nhất, Nâng cao nhận thức và trình độ của cán bộ thẩm định của
chi nhánh về năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp; Thứ hai hồn thiện quy
trình thẩm định và phương pháp thẩm định; Thứ ba là hoàn thiện nội dung thẩm định về
thẩm định khách hàng và thẩm định dự án đầu tư; Thứ tư là xây dựng hệ thống thông tin
về khách hàng như đa dạng hóa các nguồn thơng tin, nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị
phục vụ thẩm định; Thứ năm là hồn thiện cơng tác tổ chức điều hành một cách khoa học
và theo trình tự công việc giữa các bộ phận để không bị chồng chéo, mâu thuẫn lên nhau;
Cuối cùng là một số giải pháp khác như: lập quỹ hỗ trợ, tăng kinh phí cho thẩm định,
tăng cường quan hệ với tổ chức tín dụng khác để để thu được thông tin về khách hàng,
tăng uy tín Ngân hàng, rút ngắn thời gian thẩm định.
3.3. Kiến nghị
Kiến nghị với ba cơ quan chính: nhà nước, Ngân hàng nhà nước và với chính Ngân
hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn
KẾT LUẬN


Với vai trò là cơ quan đầu mối thực hiện các nghiệp vụ theo ủy quyền của
NHNo&PTNT Việt Nam và kinh doanh trực tiếp như mọi chi nhánh của ngân hàng trên

địa bàn thành phố Hà Nội, NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ đã từng bước
hoàn thiện và hiện đại hố cơ sở vật chất, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ để đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành Ngân hàng và đạt được rất nhiều thành tựu trong
hoạt động kinh doanh, ln hồn thành những mục tiêu đề ra. Để góp vào thành cơng ấy,
không thể không kể đến những thành tựu trong công tác thẩm định dự án tại CN, thẩm
định dự án đầu tư là hoạt động có vai trị quan trọng đối với CN. Đó là cơ sở để CN ra
quyết định cho vay, cũng chính yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Sau khi xem xét, ta thấy luận văn đã đưa ra được cơ sở khoa học của việc thẩm định
dự án bất động sản trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nêu rõ được quy trình,
phương pháp và nội dung chi tiết thẩm định dự án bất động sản để từ đó đánh giá được
thực trạng thẩm định dự án đầu tư BĐS tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ. CNLH
đã áp dụng quy trình, phương pháp và nội dung vào trong hoạt động thẩm định của CN
tuy rằng cũng có một số thay đổi để phù hợp với điều kiện của Ngân hàng. Thực trạng
thẩm định của CN được minh họa cụ thể qua việc thẩm định dự án: Chung cư CT6 XaLa,
ví dụ được phân tích khá rõ ràng, mơ tả được quy trình, phương pháp và nội dung của
cơng tác thẩm định dự án tại CN. Từ đó đưa ra được giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm
định dự án tại CNLH.
Trong thời gian làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt
Nam và q trình nghiên cứu tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em đã tập trung tìm
hiểu, nghiên cứu về cơng tác thẩm định dự án đầu tư BĐS, em xin đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư BĐS tại SGD. Tuy
nhiên, do thời gian nghiên cứu chưa nhiều và kiến thức có hạn nên chuyên đề thực tập
của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các thầy cơ để chun đề được hồn thiện hơn nữa.
Nếu như cịn thời gian nghiên cứu nhiều hơn, Luận văn nên tập trung vào nghiên
cứu chi tiết hơn phần nội dung nghiên cứu của cơng tác thẩm định, đặc biệt là phần phân
tích tài chính của dự án để đánh giá chính xác nhất hiệu quả của một dự án đầu tư, giảm
thiểu được rủi ro nhất cho việc tài trợ dự án. Điều này rất quan trọng vì nó liên quan tới
tỉnh rủi ro nên ảnh hưởng tới nợ xấu của Ngân hàng làm giảm lợi nhuận cho Ngân hàng.
Ngồi ra, thì phần tài sản đảm bảo là phần không thể thiếu được cho việc tài trợ vốn, do



đó cần phải xem xét kỹ lưỡng về mặt pháp lý cũng như về giá trị của tài sản, khi đánh giá
tài sản đảm bảo phải phân tích được xu hướng của thị trường, chính sách pháp luật ảnh
hưởng tới giá trị của tài, để đảm bảo khi phát mại cũng có thể thu hồi được hết nợ cho
Ngân hàng. Trên đây là một số kiến nghị của em về công tác thẩm định dự án bất động
sản trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn của Thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Thế Phán
và các thầy cô trong khoa Quản trị Kinh doanh Bất Động Sản đã giúp em hoàn thiền đề
tài này.




×