Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tác động của TCH đến sự đói nghèo của các QG đang phát triển từ 2007 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.14 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập sâu rộng, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của
quá trình lịch sử kinh tế Thế giới. Nó ngày càng có nhiều sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt đến đói nghèo của nhiều quốc gia.
Tuy nhiên nghiên cứu sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến đói nghèo vẫn là một đề tài gây
nhiều tranh cãi. Hơn hết, tai Việt Nam có rất ít các nghiên cứu liên quan.
Nhóm chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của toàn cầu hóa đến nghèo đói
của các quốc gia: Bằng chứng tại các quốc gia đang phát triển từ năm 2007 – 2017”.
Trong bài viết này, chúng tôi xem xét và mô tả bản chất của toàn cầu hóa nói chung và
các thành phần của toàn cầu hóa nói riêng và ảnh hưởng của chúng đến nghèo đói thông
qua nghiên cứu định lượng, sau đó đề xuất các khuyến nghị, giải pháp cho Việt Nam
cũng như các quốc gia đang phát triển để có chính sách áp dụng toàn cầu hóa một cách
hiệu quả.
Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi
là: nghiên cứu cụ thể tác động của toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa kinh tế, toàn
cầu hóa văn hóa, toàn cầu hóa chính trị nói riêng đến nghèo đói của các quốc gia (với
bằng chứng tại quốc gia đang phát triển từ năm 2007-2017) để thấy được xu hướng và
mức độ tác động, từ đó nêu ra một số giải pháp kiến nghị cho các quốc gia đang phát
triển.
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: các tác động đến nghèo đói của các quốc gia đang phát
triển
• Khách thể nghiên cứu: Toàn cầu hóa
• Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: 2007 - 2017
Tính mới, đóng góp của đề tài
Trong khi, phần lớn tài liệu nghiên cứu về đề tài chỉ tập trung vào thương mại và
nghèo đói, các khía cạnh khác của toàn cầu hóa đã nhận được tương đối ít chú ý. Nghiên
cứu này của chúng tôi nghiên cứu một các tổng quát ảnh hưởng của toàn cầu hóa cũng


như các thành phần của toàn cầu hóa (bao gồm: toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa văn
hóa, toàn cầu hóa chính trị) cũng như các yếu tố kinh tế đến nghèo đói thông qua nghiên
cứu định lượng 3 mô hình (trong chương 2) với nguồn dữ liệu này gồm 72 quốc gia đang
phát triển, trong giai đoạn 10 năm gần nhất từ năm 2007 – 2017.
Kết cấu đề tài
1


Bài nghiên cứu gồm .. trang và … hình … bảng. Ngoài phần mở đầu và kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có cấu trúc gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Thực trạng về toàn cầu hóa và đói nghèo tại các nước đang phát triển
Chương 2: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả ước lượng và bàn luận
Chương 5: Một số giải pháp kiến nghị

2


1. THỰC TRẠNG VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ NGHÈO ĐÓI TẠI CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN:
1.1. Toàn cầu hóa tại các nước đang phát triển:
- Toàn cầu hóa: Sự kết nối , tương tác, hội nhập giữa các quốc gia, các nền kinh tế, các
nền văn hóa, doanh nghiệp, cá nhân thông qua các dòng chảy xuyên biên giới về hàng
hóa- dịch vụ, lao động, tiền tệ, thông tin,…trên cơ sở những tiến bộ khoa học- công
nghệ, giao thông vận tải,…
- Toàn cầu hóa kinh tế: Sự hội nhập các nền kinh tế, các thị trường thông qua các
luồng hàng hóa và dịch vụ, tiền tệ, lao động và nguồn lực kinh tế khác di chuyển
xuyên biên giới.
Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

1.1.1. Thương mại thế giới phát triển mạnh:
- Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1995
đến nay đã có hơn 160 thành viên đã chi phối hơn 95% hoạt động thương mại của thế
giới và có vai trò vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại làm cho
nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. WTO được ra đời từ tổ chức tiền thân
Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), GATT đã tiến hành 8 vòng đám
phán chủ yếu về thuế quan, tuy nhiên từ thập kỷ 1970 đặc biệt là vòng đàm phán
Uruguay (1986-1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, GATT đã mở
rộng đàm phán, không chỉ về thuế quan mà còn tập trung vào các lĩnh vực khác: thuế
quan, tài nguyên thiên nhiên, thương mại- dịch vụ, sở hữu trí tuệ, dệt may, nông
nghiệp,…- những ngành nghề khá nhạy cảm với các nước đang phát triển. Trong khi
thương mại luôn được coi là một trong những động lực của phát triển kinh tế. Xu
hướng mở cửa, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại được hầu hết các nước trên thế
giới ủng hộ. Trong thế kỷ XX, thương mại thế giới tăng trưởng với tốc độ chưa từng
có. Từ năm 1960 đến trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, thương
mại toàn cầu về hàng hóa dịch vụ tăng trưởng thực ở mức trung bình khoảng 6%/năm,
khoảng 2 lần tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế. Nguyên nhân là do giảm chi phí
thương mại nhờ các thay đổi chính sách (thuế quan) và công nghệ (giao thông vận tải,
thông tin) thúc đẩy việc mở rộng các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).Toàn cầu hóa tạo ra
nhiều cơ hội cho các nước phát triển tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tỷ trọng của
thương mại hàng hoá giữa các nền kinh tế phát triển trong tổng thương mại thế giới đã
giảm từ 70% trong đầu thập kỷ 80 xuống dưới 40 % trong những năm 2010 do thương
mại giữa các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng lên nhanh chóng. Giá hàng
hoá tăng và các yếu tố khác đã góp phần củng cố tiến triển này.Trong vài thập niên trở
lại đây, những nước đang phát triển thành công với chiến lược tập trung phát triển các
ngành công nghiệp xuất khẩu có thế mạnh cạnh tranh đều đạt được tốc độ tăng trưởng
3


đáng kinh ngạc: Hàn Quốc và Đài Loan vào những năm 60, các nước Đông Nam Á

như Malaysia, Thái Lan và Singapore vào những năm 70, Trung Quốc vào những năm
80 và Ấn Độ vào những năm 90. Về cơ cấu mặt hàng, xuất khẩu hàng chế tạo tăng lên
ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Để làm rõ điều này, ta có thể xem xét trường hợp của Việt Nam. Việt Nam là một
quốc gia đang phát triển với xuất phát điểm thấp, cùng với sự hội nhập không ngừng
của nền kinh tế toàn cầu, nước ta cũng tích cực tham gia đàm phán ký kết các hiệp
định thương mại, tham gia các tổ chức kinh tế thế giới và trong khu vực. Điều này đã
mang lại những tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê, kết thúc 9 tháng tính từ đầu năm 2019, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 382,16 tỷ USD, tăng 8,4% (tương ứng tăng
29,55 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt
194,65 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 187,5 tỷ USD, tăng 8,4%.
Trong tháng 9/2019, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,61 tỷ USD. Kết quả này
đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong 9 tháng/2019
đạt thặng dư 7,15 tỷ USD.
Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 9
tháng đầu năm, giai đoạn 2011-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam với 10 đối tác chính đều đạt mức
tăng khá cao. Trong đó, thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc tăng 43% so
với cùng kỳ năm trước; Thị trường Trung Quốc tăng 25,2%; Hồng Kông tăng 23,7%;
Thái Lan tăng 22,7%; thị trường ASEAN đạt mức tăng 21,6%; EU (28 nước) tăng
14,3%…
Tổng trị giá xuất khẩu trong 9 tháng/2019 tăng 8,4%, tương ứng tăng 15,1 tỷ USD so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,85
tỷ USD, tương ứng tăng 17,7%; hàng dệt may tăng 2,17 tỷ USD, tương ứng tăng
4



9,6%; điện thoại các loại tăng 2,11 tỷ USD, tương ứng tăng 5,7%; giày dép các loại
tăng 1,51 tỷ USD, tương ứng tăng 12,9%; đá quý kim loại quý và sản phẩm tăng 1,37
tỷ USD, tương ứng tăng gấp 4 lần; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,14 tỷ USD, tương ứng
tăng 17,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 1,01 tỷ USD, tương ứng
tăng 8,4%…

10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất về trị giá trong 9 tháng/ 2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Toàn cầu hóa có tác động quan trọng nhất là khai thác việc sử dụng một cách hiệu
quả lợi thế so sánh của các quốc gia. Mở cửa thị trường tác động ở các mức độ khác
nhau ở các nước phản ánh cơ cấu kinh tế, nhất là về mức độ chuyên môn hóa xuất
khẩu, đa dạng hóa sản xuất và chất lượng thể chế.
- Bên cạnh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ cũng ngày càng có vai trò quan
trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong năm 2017, tổng giá trị thương mại dịch vụ
đạt 5,1 nghìn tỷ đô la, một con số thấp hơn so với giá trị thương mại hàng hóa toàn
cầu 17,3 nghìn tỷ đô la. Nhưng thương mại dịch vụ đã tăng nhanh hơn 60% so với
thương mại hàng hóa trong suốt một thập kỷ qua. Một số tiểu ngành, bao gồm dịch vụ
viễn thông và CNTT, dịch vụ kinh doanh và phí sở hữu trí tuệ, đang tăng nhanh gấp
hai đến ba lần.. Thương mại dựa trên chênh lệch giá lao động giảm, thay vào đó, chuỗi
giá trị toàn cầu đang phát triển theo hướng kiến thức chuyên sâu. Chi tiêu vốn cho
R&D và các tài sản vô hình như thương hiệu, phần mềm và sở hữu trí tuệ (IP) đang
tăng lên, các công ty về máy móc và thiết bị dành 36% doanh thu cho R&D và tài sản
vô hình, trong khi các công ty dược phẩm và thiết bị y tế trung bình dành 80%. Sự
phát triển theo hướng kiến thức chuyên sâu và tài sản vô hình đã ủng hộ các quốc gia
5



có lực lượng lao động lành nghề, khả năng đổi mới và R&D mạnh mẽ cũng như bảo
vệ sở hữu trí tuệ.
1.1.2. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:
- Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển đổi tự do giữa các đồng tiền giúp các nước dễ
dàng thực hiện đầu tư lần nhau: các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát
triển, các nước đang phát triển đầu tư lẫn nhau. Theo báo cáo World Investment
Report 2018 của Diễn đàn Phát triển và Thương mại Liên hợp Quốc (UNCTAD), năm
2017, FDI trên toàn cầu đạt 1.430 tỷ USD. Trong đó, 50% đổ vào các nền kinh tế phát
triển, 47% vào nhóm đang phát triển, còn lại vào các nền kinh tế đang chuyển dịch.Về
vấn đề này, UNCTAD chỉ ra rằng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển
châu Á tăng 3,9%, lên 512 tỷ USD. Các quốc gia chính có dòng vốn đầu tư tăng là
Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Indonesia và các quốc gia thành
viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như Ấn Độ và Thổ
Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là điểm đến FDI được ưa chuộng nhất thế giới, với 275 tỷ
USD. Theo sau là Trung Quốc, với kỷ lục 136 tỷ USD và Hong Kong (Trung Quốc)
với 104 tỷ USD. Hiện nay, trong bối cảnh mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung xu thế mở
cửa đối ngoại của Trung Quốc đang được đẩy nhanh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào Trung Quốc duy trì đà tăng mạnh trong năm 2018, phản ánh kỳ vọng mạnh
mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Trung Quốc.Trong số các nước
đầu tư chính, FDI thực tế từ tháng 1 đến tháng 12/2018 của Singapore, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Anh, Đức và Mỹ lần lượt tăng 8,1%, 24,1%, 13,6%, 150,1%, 79,3% và
7,7% so với cùng kỳ. Năm 2018, FDI toàn cầu giảm khoảng 20% so với 2017, nhưng
FDI vào Trung Quốc lại vượt năm 2017, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.
- Việt Nam cũng tận dụng tốt những lợi ích toàn cầu hóa mang lại, tích cực mở cửa thị
trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài

6


1.1.3. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng:

- Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, một mạng lưới viễn thông điện tử liên kết
hàng vạn ngân hàng một mạng lưới tài chính toàn cầu đã và đang được rộng mở trên
toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như quỹ tiền tệ (IMF), ngân hàng thế giới (WB),…
ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng như trong
đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Quỹ tiền tệ thế giới IMF với 188 thành viên tạo
khuôn khổ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định hệ thống tài chính, cho vay ưu đãi đối với
các nước có thu nhập thấp đồng thời là diễn đàn trao đổi, hợp tác tiền tệ quốc tế.
1.1.4. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn:
- Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng phát triển, nắm trong tay nguồn của
cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Sức mạnh kinh tế của
TNCs cũng không ngừng gia tăng với việc chi phối khoảng 80% trao đổi thương mại
toàn cầu, thực hiện phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (khoảng 4/5). Ngoài ra, TNCs
còn có tác động đáng kể trong việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển
(R&D), chuyển giao công nghệ. Những hoạt động đầu tư, thương mại và chuyển giao
công nghệ góp phần tạo ra nhiều việc làm, phát triển nguồn nhân lực và đóng góp vào
quá trình hội nhập toàn cầu. Bởi vậy mà các TNCs hiện nay vẫn tiếp tục nằm trong
trung tâm của sự phát triển, làm gia tăng vai trò và vị thế của chúng trong các quan hệ
quốc tế.
1.2. Nghèo đói:
1.2.1. Định nghĩa về đói nghèo:
Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo nhưng phổ biến hơn cả là
“nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
7


* Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo khổ là một trạng thái mà các cá nhân thiếu những
nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại. Khái niệm này nhằm vào phúc lợi kinh tế tuyệt
đối của người nghèo, tách rời với phân phối phúc lợi của xã hội. Điều này có nghĩa là
mức tối thiểu được xác định bằng ranh giới nghèo khổ. Ranh giới nghèo khổ phản ánh
mức độ nghèo khổ của một tầng lớp dân cư nhất định trong thời gian nhất định. Nó

thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế và những chính sách điều chỉnh xã hội trong
các kế hoạch chung và dài hạn của quốc gia. Ranh giới nghèo khổ có thể được xếp
theo cách tiếp cận “ đáp ứng nhu cầu cơ bản”, trong đó chỉ rõ mức dinh dưỡng tối
thiểu và những nhu cầu thực phẩm khác. Ích lợi của việc sử dụng phương pháp tiếp
cận nghèo tuyệt đối là có thể theo dõi những thay đổi tình trạng phúc lợi của
* Theo nghĩa tương đối nghèo là tình trạng thiếu hụt các nguồn lực của các cá nhân
hoặc nhóm trong tương quan của các thành viên khác trong xã hội, tức là so với mức
sống tương đối của họ. Như vậy, nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân
cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương xem xét. Khái
niệm này thường được các nhà xã hội học ưa dùng vì nghèo tương đối liên quan đến
sự chênh lệch về những nguồn lực vật chất, nghĩa là về bất bình đẳng phân phối trong
xã hội . Phương pháp tiếp cận này cho thấy rằng nghèo khổ là khái niệm động thay đổi
theo không gian và thời gian, cũng như theo trình độ học vấn và truyền thống . Đây là
cách tiếp cận đói nghèo tập trung vào phúc lợi của tỷ lệ số dân nghèo nhất, có tính đến
mức phân phối phúc lợi của toàn xã hội. Từ cách hiểu như trên, có thể nhận thấy khái
niệm nghèo tương đối phát triển theo thời gian, tùy thuộc vào mức sống của xã hội.
Những định nghĩa về nghèo đói được thay đổi nhiều lần theo thời gian và không gian
khác nhau. Bởi ranh giới của nghèo đói là không được hưởng hoặc được hưởng rất ít
và không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người.
1.2.2. Tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển:
Ngày 15/7/2019, Liên hợp quốc công bố báo cáo cho thấy hơn 821 triệu người dân
trên toàn thế giới rơi vào cảnh thiếu ăn trong năm 2018, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp
con số này gia tăng. Sau nhiều thập kỷ liên tục giảm, số người rơi vào cảnh đói kém
tăng trở lại vào năm 2015, chủ yếu do biến đổi khí hậu và chiến tranh. Báo cáo của
LHQ cũng chỉ ra tình trạng suy dinh dưỡng diễn ra trên diện rộng tại Châu Phi, tác
động tới 20% dân số châu lục này và tại Châu Á, tác động tới 12% dân số. Trong khi
đó, tình trạng mất an ninh lương thực khiến tổng cộng hơn 2 tỷ người (với 8% tập
trung ở Bắc Mỹ và Châu Âu) thường xuyên không được tiếp nhận đủ dưỡng chất, thực
phẩm an toàn. Đặc biệt, tình trạng suy giảm an ninh lương thực tại Mỹ Latinh và
Caribe đã tác động tới 42,5 triệu người trong khu vực này.


8


Một số nước đang phát triển rơi vào tình trạng đói nghèo:
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

Tên nước

Bình quân thu nhập đầu người
(USD/người/năm)
Burundi
727
Niger
1.280
Mozambique 1.331
Guinea-Bisau 2.025

Uganda
2.622
The Gambia
2.903
Nepal
3.115
Senegal
3.864
Kenya
3.863
Cameroon
3.965
Sudan
4.089
Cote D’Ivoire 4.454
Cambodia
4.643

Hiện nay, Burundi chính là quốc gia nghèo nhất thế giới với mức GDP bình quân đẩu
người là 727 USU/người/năm trong năm 2018. Nguyên nhân là do đất nước Burundi
bị hủy hoại bởi cuộc xung đột sắc tộc và nội chiến của người dân tộc Hutu-Tutsi.Theo
khảo sát mới nhất của UNDP Burundi, 82,1% dân số sống với mức 1,25 đô la một
ngày hoặc ít hơn và 90% dân số Burundia sống dựa vào nông nghiệp. Xung đột kéo
dài đã khiến người nông dân không thể tiếp tục trồng trọt trên mảnh đất của mình,
ngay cả ở các khu vực đất đai mầu mỡ trước đây. Trải qua nhiều năm sản lượng cây
trồng và chăn nuôi giảm mạnh, người dân phải phụ thuộc các nguồn cung cấp lương
thực, thực phẩm từ bên ngoài. Trong khi đó, lạm phát tăng vọt khiến giá lương thực,
thực phẩm cơ bản lại càng leo thang. Vừa không có nguồn thu, không có công ăn việc
làm ổn định, vừa phải bỏ tiền ra mua nhu yếu phẩm, phần lớn người dân đã rơi vào
tình trạng nghèo đói cùng cực. Do đó, dân số cực kỳ dễ bị tổn thương trước biến động

giá cả, hạn chế xuất khẩu và khan hiếm lương thực. Có thể thấy tình trạng đói nghèo
vẫn tiếp tục diễn ra ở rất nhiều quốc gia đang phát triển ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sự phát triển kinh tế toàn cầu.
1.2.3. Hệ lụy của đói nghèo:
Ta có thể thấy, các vấn đề toàn cầu không bao giờ tồn tại một mình nó, mà luôn có
liên quan mật thiết với nhau, một vấn đề này chưa giải quyết được sẽ dẫn đến nhiều hệ
lụy:
Đói nghèo và chiến tranh: Khi đói nghèo xảy ra, điều con người quan tâm nhất là
miếng ăn, từ đó nảy sinh việc tranh chấp quyền lợi, các cuộc xung đột đẫm máu liên
tiếp xảy ra tại các quốc gia đói nghèo nhất là khu vực Châu Phi. Đói nghèo gây mất ổn

9


định chính trị trong quốc gia, là cơ hội cho các nước lớn lấy lý do đe dọa các nước nhỏ
để chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường và giết hại người vô tội.
Đói nghèo gây mất ổn định xã hội: Nghèo đói dẫn đến trộm cắp, giết người, tham gia
vào các hoạt động tội phạm như cướp của giết người, cờ bạc, buôn bán ma túy, gây
mất an ninh xã hội ở các quốc gia đang và kém phát triển. Theo nghiên cứu trên thế
giới hiện nay, hơn 80% các vụ giết người có động cơ là vì tiền, tài sản. Bên cạnh đó,
đói nghèo còn gây ra một vấn đề xã hội rất nhức nhối hiện nay, đó là bạo lực gia đình.
Tại làng Kouk Trach ( Campuchia), có đến 90% gia đình trong làng xuất hiện tệ nạn
này
Đói nghèo và vấn đề môi trường: Những hộ nghèo thì nguồn tiếp cận của họ rất hạn
chế. Chính vì vậy người nông dân chỉ biết phá rừng làm nương rẫy, săn bắt những
động vật quý hiếm, đánh bắt hải sản bằng bom mìn, chặt gỗ quý để bán, phát triển tiểu
thủ công nghiệp, các làng nghề và cơ sở chế biến ở một số vùng do công nghệ sản
xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong các khu dân cư và hầu như
không có thiết bị thu gom và xử lý chất thải,… đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.

Đói nghèo và vấn đề an sinh xã hội:
- Sức khỏe và y tế: Họ thờ ơ với sức khỏe của mình, đặc biệt là sức khỏe của phụ nữ
và trẻ em gắn liền với sự thiếu thông tin và hiểu biết, thiếu nguồn lực và khả năng tiếp
cận dịch vụ y tế hữu hiệu. Điều này đã tạo điều kiện cho bệnh dịch dễ dàng bùng phát
và lây lan. Hiện có 3 loại bệnh dịch chủ yếu của sự nghèo đói, thiếu điều kiện chăm
sóc y tế là HIV/AIDS, sốt rét và lao. Các quốc gia đang phát triển chiếm 95% bệnh
nhân AIDS toàn cầu, 98% trường hợp lây nhiễm lao chủ động và 90% trường hợp tử
vong vì sốt rét xảy ra tại Châu Phi và Sahara. Tổng cộng, 3 bệnh dịch này chiếm tới
10% tỷ lệ tử vong trên toàn cầu.
Những loại bệnh dịch khác như sởi, viêm phổi, tiêu chảy... cũng liên quan tới nghèo
đói. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ tại các nước đang phát triển
chiếm tới 98%. Tính ra, các bệnh dịch vì sự nghèo đói giết hại xấp xỉ 14 triệu người
mỗi năm trên thế giới.
- Giáo dục: Tỷ lệ nữ biết chữ ít hơn nam (82% so với 91%). Số năm đi học của họ
cũng ít hơn (4.95% so với 5.89%). Trong số trẻ em chưa một lần đến lớp có đến
92.6% sống ở các nước đói nghèo.
*Chính sách của một số nước đang phát triển:
Trước tình trạng đó, rất nhiều quốc gia đã áp dụng những biện pháp chính sách nhằm
xóa đói giảm nghèo đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội.
10


Hầu hết các nước Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan đều đã xây dựng chiến
lược phát triển đất nước dài hạn và trung hạn. Đây chính là cơ sở quan trọng để xác
định chiến lược, chính sách, thể chế và tổ chức hệ thống thực hiện quản lý xã hội.
Chẳng hạn, năm 2004, chính phủ Indonesia đã đưa ra chiến lược phát triển dài hạn
cho thời kỳ 2005-2025 với các sứ mệnh nhằm hiện thực hóa xã hội Indonesia tự
cường, tiên tiến, công bằng và thịnh vượng thông qua 4 kế hoạch phát triển trung hạn,
mỗi kế hoạch sẽ hoàn thành các mục tiêu cho từng thời kỳ bao gồm: kế hoạch 20042009, thực hiện cải cách và phát triển trên tất cả các lĩnh vực; kế hoạch 2010-2014,
củng cố hơn nữa những cải cách của Indonesia trên tất cả các lĩnh vực; kế hoạch

2015-2019, nhằm mục tiêu phát triển theo cách thức toàn diện và kế hoạch 2021-2025
hiện thực hóa mục tiêu của cả thời kỳ như đã nêu trên. Trong kế hoạch trung hạn đầu
tiên (2004-2009), Chính phủ Indonesia đã xác định rõ hai mục tiêu:là đáp ứng các
quyền cơ bản của người dân và tạo ra nền tảng cho quá trình phát triển vững chắc.
Trong đó, người dân có các quyền cơ bản như quyền có việc làm, thoát khỏi nghèo
đói, lạc hậu, quyền được pháp luật bảo vệ, được đảm bảo an ninh, công bằng, tiếp cận
với các nhu cầu, điều kiện sống cơ bản, quyền được thụ hưởng hệ thống giáo dục, y tế,
tham gia hoạt động chính trị, tôn giáo… Nền tảng để đạt được sự phát triển bền vững
đòi hỏi phải có nền kinh tế ổn định, tự cường, tỉ lệ tăng trưởng cao, có sự đảm bảo và
kiên định của luật pháp, nâng cao năng lực quốc gia và chất lượng sống của người
dân.
Với Malaysia năm 2010, Chính phủ đưa ra Tầm nhìn Quốc gia 2020 (NV
2020) và Chính sách Chuyển đổi Quốc gia (NTP). Mục tiêu đặt ra cho chính sách này
là đưa Malaysia trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2020.
Malaysia ngay từ khi mới độc lập, các lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn như
khuyến nông, giảm nghèo và cung cấp các dịch vụ xã hội v.v. đã được nhà nước dành
nhiều sự quan tâm. Trong bối cảnh hiện nay, các thể chế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ
đạo trong việc thực hiện các biện pháp phát triển xã hội, nhưng các tổ chức xã hội dân
sự (CSO) hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển xã hội là những đối
tác được nhà nước khuyến khích và phối hợp hoạt động cả về tổ chức lẫn tài chính.
Trong giai đoạn 2001 đến nay, các chính sách, chương trình và sáng kiến phúc lợi xã
hội đã giúp giảm nghèo đáng kể. Để tăng cường bảo trợ xã hội, Chính phủ Malaysia
tiếp tục thực hiện Chính sách Quốc gia về phụ nữ (1985) và Chính sách Quốc gia vì
người già và v.v. cũng như những chính sách mới được xây dựng, như Chính sách về
người khuyết tật (2007) và Chương trình hành động quốc gia cho người khuyết tật giai
đoạn 2007-2012, Chính sách Quốc gia về trẻ em, Chính sách Quốc gia bảo vệ trẻ
em. Cùng với các chương trình hành động khác đã đặt khuôn khổ cho việc chăm sóc
bảo vệ trẻ em một cách toàn diện và hiệu quả, đảm bảo công bằng xã hội cho các
nhóm thực sự cần giúp đỡ và không ai cảm thấy bị thiệt thòi.


11


Ở Thái Lan, việc kết hợp chính sách xóa đói giảm nghèo cùng với các chương trình
về y tế…cũng là kinh nghiệm nổi bật của nước này.Trong các chính sách chống đói
nghèo từ trước đến nay của Thái Lan, có thể kể đến 3 chương trình giảm nghèo nổi bật
mà chính phủ Thái Lan áp dụng và thu được nhiều thành tựu nhất, đó là: Chương trình
chăm sóc sức khỏe 30 Baht (30 Baht - Health Care scheme), Qũy làng (Village Fund
program) và mỗi làng một sản phẩm (One Tambon One Product program – OTOP).
Các chương trình này đại diện cho 3 kênh thúc đẩy mà Thái Lan hy vọng là sẽ giúp
người nghèo bớt khó khăn, giảm chi phí khám bệnh, các dịch vụ y tế. Chính sách thứ
hai giúp người nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với các khoản tín dụng; và chính sách cuối
cùng được thực hiện với mục tiêu tăng thu nhập cho người dân.
1.3. Tác động của toàn cầu hóa đến đói nghèo:
Những người theo chủ nghĩa hoài nghi không đồng ý về cả hai điểm: toàn cầu hóa
thúc đẩy tự do và dân chủ. Theo họ, trong khi nó làm cho một số người đã giàu có trở
nên giàu hơn, thì lại khiến người nghèo không thể thoát khỏi nghèo đói. Tóm lại, toàn
cầu hóa chỉ là chủ nghĩa tư bản. Theo họ, toàn cầu hóa làm hại một số người nghèo.
Thương mại tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể lấy đi việc làm từ người lao
động (kể cả lao động có thu nhập thấp) vào các nền kinh tế công nghiệp tiên tiến và
cho họ những công nhân rẻ hơn ở các nước nghèo. Ví dụ, nhờ Hiệp định Thương mại
Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), không có thuế quan hoặc hạn chế đầu tư để ngăn chặn việc
một nhà sản xuất Mỹ đóng cửa một nhà máy cũ ở Hoa Kỳ và mở tại Mexico. Trong
khi đó, các công nhân ở các nước nghèo bị lôi kéo vào các công việc bóc lột. Bởi vì
họ đang được trả lương ít hơn, thưởng ít hơn, so với các công nhân trong nước giàu có
trước khi mở cửa thương mại - và có khả năng họ phải làm việc nhiều giờ hơn trong
các cơ sở tồi tàn. Một báo cáo của Liên hợp quốc mới công bố cho thấy, kinh tế thế
giới tăng trưởng nhanh chưa từng có nhờ toàn cầu hóa nhưng bất bình đẳng cũng ngày
càng sâu sắc. Người giàu thì ngày càng giàu hơn và người nghèo lại trở nên nghèo
hơn. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng phụ nữ phải chịu vất vả hơn nam giới trong mọi

tầng lớp xã hội. Ở Châu Á - Thái Bình Dương hiện có tới nửa tỷ người bị bán thất
nghiệp hoặc thất nghiệp trong tổng số 1,7 tỷ lao động của khu vực.
Ở Châu Mỹ Latin, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ gần 7% trong năm 1995 đến 9% năm 2002.
Nhiều công nhân rơi vào diện lao động không chính thức, ở đó các điều kiện làm việc
“thường không xứng với con người và lương thấp”. Ở các nước như Brazil,
Guatemala và Bolivia, vấn đề chủng tộc và sắc tộc tiếp tục là yếu tố quyết định đến
các cơ hội kinh tế. Theo báo cáo, người bản địa và người gốc da đen có thu nhập trung
bình thấp hơn người da trắng từ 35-65%, và ít có cơ hội được học tập và có được nơi
ăn chốn ở.

12


2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
2.1. Các nghiên cứu đi trước:
Có nhiều nghiên cứu đây đã nghiên cứu về tác động của toàn cầu hóa đến sự nghèo
đói của các quốc gia, dưới đây là một số bài nghiên cứu tiêu biểu được chúng tôi tổng
hợp và sắp xếp theo thời gian nghiên cứu
*Sebastian Edwards (1995) với bài nghiên cứu “Trade orientation, distortions
and growth in developing countries” đã nghiên cứu mối quan hệ giữa định hướng
thương mại – phát triển và việc không ủng hộ thương mại. Tác giả sử dụng mô
hình tăng trưởng nội sinh đơn giản để làm rõ kết quả của quá trình áp dụng các
công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến của các nước đang phát triển. Thông qua mô
hình, tác giả nhận thấy rằng các nước càng mở rộng thương mại quốc tế và sẵn
sàng tiếp thu những tiến bộ của nhân loại có xu hướng phát triển nhanh hơn các
nước phản đối thương mại. Tuy nhiên, điểm hạn chế của bài nghiên cứu này là
thời gian nghiên cứu là 1995 nên danh sách các nước đang phát triển thực tế chưa
được hoàn thiện, các biến đưa vào mô hình chưa đủ để đưa ra kết luận sự tăng
trưởng này là bên vững hay lâu dài vì còn rất nhiều các thông số quan trọng khác
tác động đến nghèo đói của các quốc gia đang phát triển.

*David Dollar and Aart Kraay (2001) với bài nghiên cứu “Trade, Growth and
Poverty” đã nghiên cứu sự thay đổi của một nhóm nước đang phát triển tiêu biểu
trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ khi tham gia vào quá trình toàn cầu từ những
năm 1970 đến nay, sau đó tác giả sử dụng các mô hình hồi quy tăng trưởng xuyên
quốc gia để khai thác và làm rõ sự thay đổi của các nước trong thương mại và
tăng trưởng kinh tế thông qua việc tham gia vào toàn cầu hóa, và cuối cùng tác giả
đo lường sự ảnh hưởng của thương mại lên các nước nghèo. Sau quá trình nghiên
cứu, tác giả nhận thấy tác động tích cực mạnh mẽ của thương mai lên tăng trưởng
sau khi chính phủ kiểm soát những thay đổi trong các chính sách phát triển và giải
quyết vấn đề nội sinh của từng nước, và nhất là sự thay đổi trong thu nhập của bộ
phận người nghèo nhờ sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng kết hợp với thương mại
mở rộng. Tuy nhiên điểm hạn chế trong bài nghiên cứu này là chưa đi sâu vào sự
biến động trong khối lượng thương mại và các biện phát toàn cầu của các nước.
*Ann Harrison (2006) với tác phẩm “Globalization and poverty” đã khảo sát
những chứng cứ đi trước nghiên cứu về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và sự
13


nghèo đói. Tác giả nhận thấy rằng các nhà nghiên cứu trong quá khứ đã lập luận
rằng hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các nước đang phát
triển bởi các nước đó có lợi thế so sánh trong việc sở hữu một lượng lớn lao động
phổ thông giá rẻ thông qua việc áp dụng mô hình Heckscher-Ohlin (H-O) trong
kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, lập luận này quá đơn giản và không nhất quán khi đưa
vào trong thực tế vì mối quan hệ này không chỉ phụ thuộc vào toàn cầu hóa
thương mại hay tài chính mà còn phụ thuộc vào sự tương tác của toàn cầu hóa với
phần còn lại của môi trường kinh tế thế giới như đầu tư vào chất lượng nguồn
nhân lực, cơ sở hạ tầng, các chính sách giúp ổn định kinh tế vĩ mô.
*Marcel Neutel và Almas Heshmati (2006) nghiên cứu đề tài “Globalization,
Inequality and Poverty Relationships: A Cross Country Evidence” để xác định mối
quan hệ giữa toàn cầu hóa với nghèo đói và bất bình đẳng thông qua việc phân tích

hồi quy cắt ngang và phân tích phi tuyến tính. Mô hình dựa trên dữ liệu bao gồm
65 quốc gia đang phát triển, nghiên cứu chỉ số toàn cầu hóa đựa đề xuất bởi AT
Kearney / Tạp chí Chính sách đối ngoại, chỉ số này bao gồm bốn chỉ số, cụ thể là:
hội nhập kinh tế, liên hệ cá nhân, kết nối công nghệ và tham gia chính trị. Kết quả
cho thấy có một mối quan hệ đáng kể giữa toàn cầu hóa và nghèo đói và bất bình
đẳng thu nhập.Toàn cầu hóa dẫn đến giảm nghèo và nó làm giảm bất bình đẳng thu
nhập. Phân tích phi tuyến tính cho thấy nghèo đói đang làm giảm lợi nhuận từ toàn
cầu hóa. Bài nghiên cứu này đã mở rộng chỉ số toàn cầu hóa, nghiên cứu nhiều
thành phần của yếu tố toàn cầu hóa và tìm thấy một mối quan hệ có ý nghĩa tuy
nhiên, bài viết còn một số hạn chế như: dữ liệu ít và không đồng nhất, dữ liệu toàn
cầu hóa là năm 2001, tuy nhiên các phép đo nghèo đói là từ các năm khác nhau,
điều này ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả của phân tích; đồng thời so với các
nghiên cứu khác thì nghiên cứu này lại đưa ra một kết quả trái chiều là toàn cầu
hóa làm giảm bất bình đẳng thu nhập, kết quả này cần được kiểm nghiệm them.
*Andreas Bergh và Therese Nilsson (2011) nghiên cứu đề tài “Globalization and
Absolute Poverty – A Panel Data Study”. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng từ hơn 100
quốc gia trên thế giới từ năm 1988 đến 2007 để xem xét mối quan hệ giữa toàn cầu
hóa kinh tế và xã hội với tình trạng nghèo thu nhập tuyệt đối. Bài viết có sử dụng
bảng hiệu ứng cố định dựa trên mức trung bình năm năm và sử dụng hồi quy
chênh lệch đầu tiên chạy dài. Sau đó, tác giả tiếp tục kiểm tra các cơ chế bằng cách
14


phân tích riêng các tác động của các thành phần kinh tế (dòng chảy thương mại và
chính sách thương mại) và toàn cầu hóa xã hội (luồng thông tin, liên hệ cá nhân và
sự gần gũi về văn hóa) tương ứng, kiểm soát tăng trưởng, giáo dục, lạm phát, đô
thị hóa và tiêu dùng của chính phủ. Kết quả đề xuất có một mối tương quan nghịch
mạnh mẽ giữa toàn cầu hóa và nghèo đói. So với nghiên cứu của Marcel Neutel và
Almas Heshmati, bài viết của Andreas Bergh và Therese Nilsson được nghiên cứu
trên cơ sở dữ liệu chuẩn hóa với số lượng mẫu nhiều hơn đồng thời cũng nghiên

cứu sâu hơn các thành phần toàn cầu hóa và kinh tế. Tuy vậy, bài nghiên cứu này
vẫn có một số hạn chế như, tác giả nghiên cứu cùng một lúc dữ liệu của nhóm
nước phát triển và đang phát triển trong khi đặc điểm kinh tế của hai nhóm là khác
nhau do đó, ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các yếu tố kinh tế, đặc biệt là đói
nghèo có thể rất khác nhau.
*Kang-Kook Lee (2014) với đề tài “Globalization, Income Inequality and
Poverty: Theory and Empirics” đã nghiên cứu các tác động của toàn cầu hóa bao
gồm thương mại quốc tế và hội nhập tài chính đối với phân phối thu nhập và
nghèo đói. Tác giả đã xem xét các nghiên cứ hiện tại và sử dụng phương pháp hồi
quy xuyên quốc gia cho ra kết quả là toàn cầu hóa tài chính làm tăng bất bình đẳng
thu nhập và nghèo đói nói chung, trong đó những tác động của toàn cầu hóa đối
với nghèo đói là khác nhau giữa thương mại quốc tế và toàn cầu hóa tài chính.
Thương mại có thể làm giảm nghèo thậm chí ảnh hưởng đến tăng trưởng, trong khi
mở thêm tài chính và đầu tư nước ngoài làm tăng nghèo. So với những nghiên cứu
trước đó, tác giả đã nghiên cứu them một yếu tố khác của toàn cầu hóa là toàn cầu
hóa tài chính, điểm mới này có đóng góp quan trọng trong công tác nghiên cứu và
thực nghiệm sau này. Tuy nhiên, cũng giống với nghiên cứu của Andreas Bergh và
Therese Nilsson, nghiên cứu này còn tồn tại hạn chế là chưa xét riêng tác động đối
của toàn cầu hóa lên nghèo đói của các nhóm nước khác nhau.
2.2. Lỗ hổng nghiên cứu:
Từ những nghiên cứu đã xem xét và tổng hợp, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu
đi trước vẫn còn một số lỗ hổng và hạn chế sau đây:
Thứ nhất, về các nghiên cứu định tính, các tác giả chỉ lập luận dựa trên kết quả của
các nghiên cứu đi trước và diễn giả bằng các thực nghiệm thực tế để chứng minh cho
15


quan điểm của mình thì điều này chưa thực sự thuyết phục vì vấn đề nghiên cứu về tác
động của toàn cầu hóa đến nghèo đói vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng toàn cầu hóa làm tăng nghèo đói, số khác lại khẳng định ngược

lại. Vì vậy, việc lập luận bằng các nghiên cứu đi trước là cơ sở chưa xác đáng. Ngoài
ra, việc xem xét thực nghiệm thực tế bằng lý thuyết chưa thể khẳng định và đưa ra kế
luận chắc chắn về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa về nghèo đói vì cả hai nhân tố này
đều phức tạp, chính vì những lý do này nhóm chúng tôi cho rằng cần áp dụng mô hình
kinh tế lượng để có thể rút ra kết luận chính xác hơn.
Thứ hai, với các nghiên cứu định lượng trước đây, chúng tôi nhận thấy những lỗ
hổng như sau: về số liệu, nhiều nhà nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê với số lượng
mẫu bé, số liệu không thống nhất về năm, những hạn chế này có thể ảnh hưởng nhiều
đến kết quả ước lượng; về biến trong mô hình, các nhiều nhà nghiên cứu chỉ nghiên
cứu một phần của toàn cầu hóa nên chưa đưa ra được kết luận khách quan và tổng
quát nhất về ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến nghèo đói.
Thứ ba, nhìn chung toàn bộ các nghiên cứu trước đây thì các nghiên cứu trước đây
chỉ tập trung vào một yếu tố của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa về thương mại, những
yếu tố khác ít hoặc thậm chí không được đề cập đến. Ngoài ra, hầu như các tác giả
xem xét ảnh hưởng lên toàn bộ các quốc gia mà chưa có chia nhóm các quốc gia để
xem xét chính xác hoặc chỉ đề cập đến đói nghèo của một số quốc gia để làm bằng
chứng thực nghiệm, điều này kiến tính chính xác của kết luận kém.
Chính vì những lỗ hổng nghiên cứu trên, nhóm chúng tôi đã quyết định thực hiện
bài nghiên cứu này nhằm khắc phục hạn chế và đưa ra một kết luận chính xác nhất về
ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến nghèo đói của các quốc gia: bằng chứng tại các nước
đang phát triển.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
*Toàn cầu hóa đối với sự đói nghèo:
Một trong những kênh tác động chính của toàn cầu hóa đến sự nghèo đói của người
dân là kinh tế. Khi một quốc gia mở cửa nền kinh tế của mình, nền kinh tế tăng trưởng
nhanh hơn và mức sống sẽ được cải thiện. Đặc biệt, các nước đang phát triển, được
hưởng lợi từ việc xuất khẩu hàng hóa mà họ có lợi thế so sánh và nhận được đầu tư từ
các nước phát triển, sẽ có thể cải thiện nền kinh tế và tình trạng đói nghèo. Ở một khía
16



cạnh khác, khi một quốc gia tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, việc tự do giao
thương và tăng vốn đầu tư nước ngoài sẽ đòi hỏi chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao
hơn, từ đó tạo nên sự đến chênh lệch trong mức thu nhập giữa các người dân do
chênh lệch giữa trình độ tay nghề và tri thức giữa các lao động. Sự bất bình đẳng trong
thu nhập này làm cho tình trạng đói nghèo ở các quốc gia trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo Lopez (2004), nếu toàn cầu hóa khiến cho bất bình đẳng trong thu nhập tăng lên
ở mức lớn hơn so với sự tăng trưởng của nền kinh tế, vậy nó sẽ khiến cho sự đói
nghèo ở một quốc gia tăng lên. Thêm vào đó, sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến nền
kinh tế của một nước còn phụ thuộc vào điều kiện sẵn có của nước đó như tình hình
chính trị, xã hội, môi trường… nên có những quốc gia với điều kiện phù hợp sẽ nhận
được những kết quả tích cực từ toàn cầu hóa, có những nước lại bị bỏ lại phía sau
trong thời kì hội nhập của thế giới (những nước rất nghèo). Tuy nhiên, nhìn chung, tại
các nước đang phát triển, các mặt hàng được sản xuất và xuất khẩu chủ yếu là mặt
hàng gia công, không yêu cầu tay nghề cao hay trình độ kĩ thuật uyên bác. Thêm vào
đó, sự mở rộng về kiến thức, phân phối nguồn lao động, tăng năng suất và tiếp cận với
vốn đầu tư nước ngoài – những hệ quả từ toàn cầu hóa, đã tạo công ăn việc làm, khiến
cho phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân ở rất nhiều nước đang phát triển được cải
thiện, giảm tỷ lệ đói nghèo (theo Kohler, 2002).
Từ những nghiên cứu đi trên, nhóm đưa ra giả thuyết nghiên cứu:
H1: Toàn cầu hóa có ảnh hưởng âm đến đói nghèo, mức độ toàn cầu hóa càng lớn thì
đói nghèo càng giảm.
*Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo:
Một trong những lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế là lý thuyết lợi thế so sánh
đã cho thấy, khi một quốc gia kém phát triển hơn mở cửa nền kinh tế, họ cũng có thể
có được lợi ích cùng với các quốc gia phát triển bằng cách xuất khẩu mặt hàng mà họ
có lợi thế so sánh. Như vậy, dưới tác động của thương mại, các quốc gia đang phát
triển không chỉ có thể tăng trưởng kinh tế mà cũng có thể tạo công ăn việc làm cho
người dân nước mình, những người sẽ tham gia vào sản xuất mặt hàng xuất khẩu, từ

đó làm giảm đói nghèo. Trong mẫu nghiên cứu bao gồm 92 nước của mình, Dollar và
Kraay (2001) đã chỉ ra rằng, thương mại là một trong những nguyên nhân cơ bản làm
nên tăng trưởng và giảm đói nghèo.
Giả thuyết mà nhóm đặt ra là:
H2: Toàn cầu hóa thương mại có tác động âm đến đói nghèo, mức độ tham gia vào
thương mại quốc tế càng lớn thì đói nghèo càng giảm.
*Toàn cầu hóa tài chính và đói nghèo:

17


Đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có thu
nhập thấp, dòng vốn nước ngoài đổ vào nền kinh tế sẽ bổ sung cho sự thiếu hụt nguồn
tài chính nội địa, hỗ trợ tích cực cho việc đáp ứng các yêu cầu về vốn phục vụ cho
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế. Khi nền kinh tế được phục
hồi, phúc lợi xã hội sẽ cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức sống người dân được cải
thiện. Dollar và Kraay (2001) khẳng định rằng toàn cầu hóa tài chính là một trong
những yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển, và
tăng trưởng kinh tế sẽ trực tiếp làm giảm đói nghèo.
Giả thuyết nghiên cứu mà nhóm đưa ra là:
H3: Toàn cầu hóa tài chính có tác động âm đến sự đói nghèo, toàn cầu hóa tài chính
càng lớn thì tỷ lệ đói nghèo càng thấp.
Các biến kiểm soát:
*Lạm phát và đói nghèo:
Lạm phát là sự gia tăng của giá cả trong nền kinh tế. Khi mức giá tăng lên, trong khi
mức lương danh nghĩa không thay đổi hoặc tăng ít hơn sẽ khiến cho mức lương thực
tế giảm, lượng hàng hóa, dịch vụ mua được ít hơn, mức sống giảm xuống, gia tăng số
người nghèo. Theo Braumann (2004), có một sự tương quan dương giữa lạm phát và
nghèo đói.
Giả thuyết mà nhóm đưa ra là:

H4: Lạm phát có tác động dương đến nghèo đói, khi lạm phát tăng, nghèo đói cũng
tăng.
*Đô thị hóa và đói nghèo:
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số
lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành
phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Đô thị hóa
mang đến những cơ hội mới cho cư dân nông thôn, giúp họ tiếp cận với công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, cải thiện mức sống. Trong nghiên cứu của mình tại các quốc gia
đang phát triển, Ravallion, Chen and Sangraula (2007) đã chỉ ra mối tương quan
dương giữa đô thị hóa và xóa đói giảm nghèo.
Giả thuyết nghiên cứu mà nhóm đưa ra là:
H5: Đô thị hóa có tác động âm đến nghèo đói, đô thị hóa càng tăng thì nghèo đói càng
giảm.
*Chi tiêu chính phủ cho giáo dục và nghèo đói:
18


Giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người. Một
công dân với trình độ học vấn cao sẽ có khả năng có được một công việc tốt hơn, mức
lương cao hơn, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến mức sống của họ. Chi tiêu chính phủ là một
nhân tố vô cùng quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của một quốc gia. Chi tiêu
chính phủ cho giáo dục càng lớn thì chất lượng lao động sẽ càng tốt và số lượng người
được tiếp cận với tri thức càng cao, từ đó dẫn đến cơ hội việc làm cao hơn, giảm đói
nghèo. Chi tiêu công cho giáo dục giúp xóa đói giảm nghèo ở một quốc gia do làm
tăng hiệu suất làm việc và tiền lương kiếm được cho các hộ gia đình (theo McKay,
2004).
Giả thuyết nghiên cứu mà nhóm đưa ra là:
H6: Chi tiêu chính phủ cho giáo dục có ảnh hưởng âm đến nghèo đói, chi tiêu này
càng tăng thì nghèo đói càng giảm.
*Bất bình đẳng giới và nghèo đói:

Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội
bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ
sự phát triển của gia đình, của đất nước. Bất bình đẳng giới khiến cho quyền lợi của
phụ nữ kém hơn nam giới, nhu cầu lao động nam giới cao hơn, mức lương của nam
giới cũng cao hơn, và nữ giới thường phải gánh những áp lực từ công việc không
lương là việc nhà. Vì vậy, bất bình đẳng giới làm tăng nghèo đói ở phụ nữ. Sự thay đổi
trong bất bình đẳng giới cũng ảnh hưởng đến tác động của tăng trưởng tới đói nghèo.
Một khi phân biệt giới trở nên rộng rãi hơn, sự tăng trưởng nhanh hơn sẽ có tác động
ngầm đến đói nghèo, khiến cho tình hình đói nghèo trở nên tồi tệ hơn (theo UN,
2005).
Giả thuyết nghiên cứu mà nhóm đưa ra là:
H7: Bất bình đẳng giới tác động dương đến nghèo đói, bất bình đẳng giới càng cao thì
đói nghèo càng cao.
*Nợ công và đói nghèo:
Nợ công là toàn bộ số nợ của một quốc gia mà nghĩa vụ trả nợ thuộc về chính phủ của
quốc gia đó. Nợ công trong ngắn hạn có thể cải thiện tình trạng đói nghèo bởi chi tiêu
chính phủ tăng lên, chi cho dịch vụ an sinh xã hội sẽ tăng, tuy nhiên, trong dài hạn, nợ
công tác động xấu đến tăng trưởng, khiến nền kinh tế trì trệ do giảm đầu tư từ các
dòng vốn nước ngoài vì lo ngại nợ nần của quốc gia, điều này sẽ dẫn đến thu nhập
giảm, mức sống giảm, đói nghèo tăng. Thêm vào đó, nếu bị đè nặng áp lực trả nợ,
chính phủ lại phải thắt chặt chi tiêu, điều này lại càng làm cho tổng cầu giảm, thất
nghiệp tăng, nghèo đói tăng. Sự vay mượn của chính phủ có thể tiêu hao đầu tư, dẫn
19


đến giảm sản lượng và thu nhập. Khi sản lượng và thu nhập bị ảnh hưởng, mức sống
của người dân cũng bị tác động theo (theo Stiglitz, 2000).
Giả thuyết mà nhóm đặt ra là:
H8: Nợ công tác động dương đến đói nghèo, khi nợ công tăng, đói nghèo cũng tăng.
Dân số và đói nghèo

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của một quốc gia,
nếu không có người dân, một đất nước sẽ không còn là một đất nước nữa. Tầm quan
trọng của dân số là không thể phủ định. Tuy nhiên, khi một quốc gia có dân số tăng
nhanh hoặc quá lớn so với điều kiện của đất nước, điều đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến
mức sống của người dân. Dân số tăng khiến cho gánh nặng của đất nước trở nên trầm
trọng, thiếu hụt cơ sở vật chất, nơi ở, nhu cầu chi tiêu chính phủ cho các dịch vụ công
cộng tăng, ảnh hưởng đến tăng trưởng. Không chỉ vậy, gia đình có nhiều thành viên
hơn, có nhiều việc phải trang trải hơn, dẫn đến khả năng đói nghèo lớn. Theo
Eastwood và Lipton (1997), các quốc gia có tỷ lệ sinh cao có xu hướng đói nghèo cao
hơn các quốc gia khác.
Giả thuyết mà nhóm đặt ra là:
H9: Dân số tác động dương đến đói nghèo, số dân càng cao thì đói nghèo càng cao.
3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Từ những giả thuyết trên, nhóm nghiên cứu đề xuất 3 mô hình như sau:
*Mô hình 1: Mô hình xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến Poverty

*Mô hình 2: Mô hình thay thế Composite Globalization bằng các chỉ tiêu thành phần
Financial Globalization:

*Mô hình 3: Mô hình thay thế Composite Globalization bằng các chỉ tiêu thành phần
Trade Globalization:

i: Quốc gia nghiên cứu; t: Năm nghiên cứu
: Chỉ số biểu thị mức độ bất bình đẳng trong thu nhập của nước i vào năm t.
: Nợ công của quốc gia i thời điểm t (có thể lấy số tuyệt đối hoặc cơ cấu trên GDP)
: Tỉ lệ lạm phát của quốc gia i tại thời điểm t
20


: Dân số của quốc gia i tại thời điểm t

: Chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục của quốc gia i tại thời điểm t (phần trăm chi tiêu
chính phủ trong tổng chi tiêu)
: Chỉ số toàn cầu hoá của quốc gia i vào năm t (nghiên cứu các chỉ số thành phần trên
KoF, bao gồm
, : Chỉ số toàn cầu hóa thương mại, tài chính của quốc gia i vào năm t.
: Tỉ lệ đô thị hoá của quốc gia i vào năm t (Phần trăm dân số đô thị trong tổng dân số)
: Chỉ số bất bình đẳng giới của quốc gia i vào năm t
ci: đại diện cho các nhân tố riêng biệt không quan sát được của từng quốc gia
uit: sai số ngẫu nhiên
3.3. Dữ liệu và biến số:
3.3.1. Mô tả nguồn dữ liệu:
Bộ số liệu tổng hợp quan sát của 72 quốc gia đang phát triển trong thời gian 11
năm từ 2007-2017, dựa trên các nguồn dữ liệu khác nhau, cụ thể như sau:

Tên
biến
Ngưỡng
nghèo
của
quốc gia

Lạm
phát

Dân số

Đơn
vị đo

Mô tả cách đo lường

Mức đói nghèo của một quốc gia
dựa trên phần trăm của người dân
có mức sống dưới đường nghèo
đói (về thu nhập) của quốc gia đó,
đường nghèo đói này được ước
lượng dựa trên quy mô dân số và
một số các yếu tố khác.
Tỷ lệ lạm phát được đo lường dựa
trên phần trăm thay đổi của CPI –
chỉ số giá tiêu dùng qua các thời
kỳ.
Đo lường dân số dựa trên các cuộc
tổng điều tra dân số của các quốc
gia. Ước tính cho các năm trước và
sau của cuộc điều tra dùng phương
pháp nội suy hoặc ngoại suy dựa
trên mô hình nhân khẩu học. Các
giá trị được đưa ra là ước tính vào
giữa năm.
21

Kí hiệu trong
mô hình

World
Bank

%

%


Người

Nguồn
dữ liệu

Inflation rateit

IMF

World
Bank


Chi tiêu chính phủ là tất cả những
khoản chi hiện tại của chính phủ
cho hàng hóa, dịch vụ (bao gồm
Chi tiêu
lương giáo viên và những nhân
Chính
công trong ngành giáo dục). Tổng
phủ cho
chi tiêu quốc dân hình thành từ
giáo dục
tiêu dùng hộ gia đình, chi tiêu
chính phủ, tổng nguồn vốn, và
xuất khẩu ròng hàng hóa dịch vụ.
Chỉ số toàn cầu hóa có thang đo từ
1 đến 100, các con số đại diện cho
biến cấu thành được thể hiện dưới

dạng phần trăm. Chỉ số toàn cầu
Toàn
hóa đo lường Toàn cầu hóa kinh tế
cầu hóa
gồm toàn cầu hóa thương mại
kinh tế
(hàng hóa, dịch vụ, thuế, …) và
toàn cầu hóa tài chính (đầu tư nước
ngoài, hạn chế về đầu tư, mở tài
khoản vốn, …)

Đô thị
hóa

Chỉ số
đổi mới
toàn cầu

Tỷ lệ đô thị hóa của quốc gia được
tính bằng phần trăm dân số đô thị
trong tổng dân số, là số người dân
cư trú trong khu vực được xác định
là “đô thị” trên 100 dân số.

Chỉ số đổi mới toàn cầu được đưa
ra và đánh giá bởi tổ chức
INSEAD và Tổ chức Sở hữu Trí
tuệ Thế giới (WIPO) và được tính
toán dựa trên 5 tiêu chí được đưa
ra. Chỉ số GII của quốc gia càng

lớn thì mức đổi mới toàn cầu của
quốc gia đó càng cao

Nợ công của quốc gia được tính
bằng phần trăm của mức nợ nước
ngoài của quốc gia đó trên GDP
Nợ
của quốc gia đó, thể hiện quy mô
công
nợ của quốc gia so với mức tài sản
quốc gia
quốc gia đó sở hữu, qua đó đánh
giá khả năng chi trả nợ của toàn bộ
quốc gia

22

%

World
Bank

%

KOF

World
Bank

World

Bank

World
Bank


3.4. Thống kê mô tả và phân tích tương quan:
3.4.1. Thống kê mô tả dữ liệu :
Sau khi thu thập số liệu từ khoảng 207 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế
giới trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2017, nhóm cho ra một bộ
dữ liệu gồm 792 quan sát hợp lý. Bảng … sau đây là bảng thống kê chung cho các biến
thành phần.
Đối với biến phụ thuộc và biến độc lập là các biến định lượng, nhóm đưa ra các
bảng mô tả sau:
Biến số

Số quan
sát

Trung bình

Độ lệch
chuẩn

Giá trị nhỏ
nhất

Giá trị lớn
nhất


HCR

293

26.48055

14.22031

.4

66.5

lpop

792

16.1586

2.07758

11.16754

21.04997

Urbanization

792

55.01765


19.66325

15.781

100

Inflationrate

792

5.580556

5.946349

-3.1

55.5

GovExponEducation

466

4.361698

1.513298

1.09972

10.24036


Globalization

790

59.81759

10.66471

24.61832

87.25473

GII

670

.4314925

.129913

.132

.73

PublicDebt

698

40.95039


24.77011

.488413

177.2054

Dựa vào bảng từ quá trình thống kê mô tả, nhóm có số quan sát của biến HCR là
293, với trung bình là 26.48055, với giá trị lớn nhất đạt được bằng 66.5 của Honduras
vào năm 2012 và giá trị nhỏ nhất là 0.4 của Malaysia vào năm 2015. Độ lệch chuẩn của
biến là 14.22031, nhóm đánh giá đây là một con số khá lớn, từ đó cho thấy khoảng cách
rất lớn về ngưỡng nghèo giữa các quốc gia.
Đối với các biến phụ thuộc, nhóm đưa ra bảng thống kê giá trị min và max của các
biến theo năm và theo quốc gia:

23


Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất

Quốc gia

Năm

Quốc gia

Năm

lpop


Trung Quốc

2017

Dominica

2007

Urbanization

Kuwait

2017

Nepal

2007

Inflationrate

Sudan

2016

Sri Lanka

2016

GovExponEducation


Grenada

2016

Zambia

2008

Globalization

Hungary

2009

Guinea Xích đạo

2007

GII

Niger

2009

Poland

2017

PublicDebt


Guinea-Bissau

2007

Guinea Xích đạo

2008

Đối với biến thể hiện dân số, Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất và có sự
tăng trưởng hàng năm, do đó quan sát của biến có giá trị lớn nhất là của Trung Quốc,
trong khi đó giá trị nhỏ nhất thuộc về quốc gia Dominica vào năm 2007.
Đối với biến thể hiện mức độ đô thị hóa của các quốc gia, do sự đô thị hóa của các
quốc gia có xu hướng tăng lên theo thời gian nên quan sát có giá trị lớn nhất của biến sẽ
nằm ở năm 2017 và nhỏ nhất sẽ nằm ở năm 2007, cụ thể hơn quốc gia có đô thị hóa mạnh
nhất là Kuwait, đặc biệt hơn là quốc gia này có chỉ số đô thị hóa luôn nằm ở mức 100
trong thời kì nhóm chọn để nghiên cứu. Trong khi đó quốc gia có đô thị hóa thấp nhất là
Nepal tại thời điểm năm 2007.
Đối với biến thể hiện lạm phát, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biến đều xuất hiện
trong năm 2016, với tỉ lệ lạm phát lớn nhất là của quốc gia Sudan và nhỏ nhất là quốc gia
Sri Lanka. Số liệu còn cho thấy rằng trong thời kì này Sri Lanka và nhiều quốc gia đều
xảy ra hiện tượng giảm phát, tức là tỉ lệ lạm phát bằng 0.
Đối với biến thể hiện mức đầu tư của chính phủ cho giáo dục, giá trị lớn nhất thuộc
về quốc gia Grenada vào năm 2016 và giá trị nhỏ nhất thuộc vè quốc gia Zambia vào năm
2008.
Đối với biến thể hiện mức độ toàn cầu hóa về khía cạnh kinh tế, biến này thể hiện
việc quốc gia đó tham gia nhiều hay ít các FTA, các diễn đàn kinh tế thế giới, tham gia
24



giao thương với thế giới,.. Giá trị lớn nhất thuộc về quốc gia Hungary vào năm 2009 và
giá trị nhỏ nhất thuộc về quốc gia Guinea Xích đạo vào năm 2007.
Đối với biến thể hiện mức độ đổi mới toàn cầu, giá trị lớn nhất thuộc về quốc gia
Niger vào năm 2009 và giá trị nhỏ nhất thuộc về quốc gia Phần Lan vào năm 2017.
Đối với biến thể hiện mức nợ công, đây là biến số thể hiện tỉ lệ giữa mức nợ nước
ngoài trên GDP của quốc gia trong năm đó. giá trị lớn nhất thuộc về quốc gia GuineaBissau vào năm 2007 và giá trị nhỏ nhất thuộc về quốc gia Guinea Xích đạo vào năm
2008.
3.4.2. Phân tích tương quan:
(1)HCR
(2)lpop
(3)Urbanization
(4)Inflationrate
(5)GovExponEduc
(6)Globalization
(7)GII
(8)PublicDebt

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)


1
-0.3767
-0.2029
0.0607
-0.0294
-0.4894
0.6492
0.0693

1
0.0099
0.1472
-0.0559
0.1998
-0.0259
-0.1956

1
-0.1528
0.1806
0.4095
-0.3759
-0.3744

1
0.0224
-0.2116
0.192
-0.0157


1
0.2016
-0.2447
0.0228

1
-0.6628
-0.0464

1
0.0352

Dựa vào bảng ma trận tương quan giữa các biến ở trên, nhóm có những nhận định
về tương quan các biến theo các tiêu chí: mức độ tương quan và hướng tương quan. Đối
với mức độ tương quan, do mức độ tương quan lớn hơn 0.5 được coi là mức độ tương
quan mạnh nên nhóm nhận định rằng biến phụ thuộc HCR tương quan mạnh với biến GII
đo lường mức độ đổi mới toàn cầu với mức tương quan là 0.6492, ngoài ra biến phụ
thuộc HCR không tương quan mạnh với biến độc lập nào khác. Với các biến độc lập, chỉ
xuất hiện duy nhất một cặp biến có tương quan mạnh là cặp biến GII và Globalization.
Tuy nhiên tất cả các cặp biến đã chỉ ra ở trên không có cặp nào có mức tương quan vượt
quá 0.8 do đó ta không tính đến hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.. Đối với hướng
tương quan, biến phụ thuộc HCR tương quan âm với các biến lpop, Urbanization,
GovExponEduc và Globalization và tương quan dương với các biến Inflationrate, GII và
PublicDebt. Đối với các biến độc lập, nhóm nhận định rằng các biến độc lập đều có
tương quan âm với ít nhất hai biến độc lập khác.

25



×