Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tây nguyên trên thị trường khu vực châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.14 KB, 47 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
CÁC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA TÂY NGUYÊN.
1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh
* Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách
quan và không thể thiếu được của sản xuất hàng hóa. Hay cạnh tranh là sự ganh
đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh với
nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ
hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh
tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ
thể tham gia cạnh tranh. Cạnh tranh bao gồm việc cạnh tranh giành các nguồn lực
sản xuất, cạnh tranh về khoa học và công nghệ, cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường
tiêu thụ, cạnh tranh bằng giá cả và phi giá cả, bằng chất lượng hàng hóa, dịch vụ,
bằng phương thức thanh toán…
Theo Porter M. (1985) thì cạnh tranh là giành lấy thị phần, bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể
giảm đi
* Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để
“nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi
thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ
cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh
nghiệp, sản phẩm), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia).
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những ưu thế vượt trội hơn so với các đối
thủ cạnh tranh nhờ sở hữu các nguồn lực, các điều kiện thuận lợi hơn, ưu việt hơn
trong hoạt động kinh tế. Lợi thế cạnh tranh giúp cho DN có được “Quyền lực thị
trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Theo Michael Porter,



lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà
nhờ có chúng, các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một
số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và
sự đáp ứng khách hàng. Chúng tạo thành một khối thống nhất của lợi thế cạnh
tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng phải tuân
theo. Có thể nghiên cứu từng yếu tố tách biệt nhau như ở những phần dưới đây,
song cần lưu ý rằng, giữa chúng có sự tương tác lẫn nhau rất mạnh.
1.2. Đặc điểm của lợi thế cạnh tranh
Ma trận BCG mới

Ngành khối lượng lớn: là ngành trong đó các công ty chỉ có thể giành được một số
ít lợi thế, nhưng lãi lớn.
Ví dụ: ngành thiết bị xây dựng, trong đó công ty có thể phấn đấu giành được vị trí
chi phí thấp hay vị trí có sự khác biệt lớn mà nhờ nó mà thắng lớn. Ở đây có khả
năng lời có mối tương quan với quy mô thị phần của công ty.
Ngành bí thế: là ngành chỉ có một số ít lợi thế tiềm ẩn và lợi thế đều nhỏ.
Ví dụ: ngành luyện thép trong đó có thể tạo ra được đặc điểm khác biệt cho sản
phẩm hay chi phí sản xuất của nó. Các công ty có thể thuê những nhân viên bán
hàng giỏi hơn, tiếp đãi hào phóng hơn …. Ở đây khả năng lời không liên quan đến
thị phần của công ty.


Ngành vụn vặt: là ngành có rất nhiều cơ hội tạo ra sự khác biệt nhưng mỗi cơ hội
đều nhỏ.
Ví dụ: nhà hàng có thể tạo ra đặc điểm khác biệt theo nhiều cách, nhưng cũng
không giành được thị phần lớn. Khả năng sinh lời không lien quan với quy mô của
nhà hàng.
Ngành chuyên biệt: là ngành có rất nhiều cơ hội tạo ra điểm khác biệt và mỗi điểm
khác biệt có thể mang lại hiệu quả lớn.

Ví dụ: các công ty chế tạo máy chuyên dùng cho những phân khúc thị trường đã
lựa chọn, công ty nhỏ có thể có khả năng sinh lời như những công ty lớn.
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao lợi thế cạnh tranh
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, việc nâng cao lợi
thế cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp
trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Đối
với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ
đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị
trường. Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng
trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang
phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản
phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày
càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có " ngách thị
trường " đang chờ các nhà doanh nghiệp tìm ra và thoả mãn. Do vậy các doanh
nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của
khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong cuộc cạnh tranh này
doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công.
Việc tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh có vai trò quan trọng, góp phần
nâng cao giá trị thặng dư cho ngành, đồng thời khẳng định uy tín của quốc gia trên
thị trường thế giới. Ý nghĩa của việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
được thể hiện ở các khía cạnh sau:


Một là, để sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, đòi hỏi người sản
xuất kinh doanh phải thường xuyên nhạy bén, năng động trong cải tiến kỹ thuật, áp
dụng quy trình sản xuất an toàn, tổ chức quản lý có hiệu quả, hướng đến sản xuất
hiệu quả cao và bền vững.

Hai là, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị
trường, góp phần tạo giá trị gia tăng lớn, từ đó tăng lợi nhuận cho tất cả các đối
tượng tham gia.
Ba là, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm của Việt Nam đồng nghĩa với
việc tạo lập và nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Bốn là, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm là cơ sở để Việt Nam có thể
xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Tóm lại, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện
hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.


CHƯƠNG 2:

CÁC NGÀNH CHỦ LỰC Ở TÂY NGUYÊN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở Tây Nguyên
2.1.1: Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng đất badan thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đăc
biệt là cây cà phê. Khí hậu cận xích đạo thuân lợi cho cây công nghiệp dài ngày
nhiệt đới (cà phê, cao su, …); vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt
(chè). Tây Nguyên có diện tích và trữ lượng rừng lớn nhất cả nước.
Ngoài ra, vùng Tây Nguyên có những cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội
nhờ có tiềm năng thủy điện dồi dào (chỉ đứng sau Tây Bắc). Tài nguyên du lịch
hấp dẫn, phong cảnh đẹp nổi tiếng mang tầm quốc tế như Đà Lạt. Cộng đồng các
dân tộc với khoảng 30% số dân là dân tộc ít người, tạo ra bức tranh văn hóa các
dân tộc phong phú, có nhiều nét đặc thù, nổi tiếng là di sản văn hóa thế giới cồng
chiêng Tây Nguyên.
2.1.2: Những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở Tây Nguyên
Ở Tây Nguyên, mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước
nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến đất đai, hệ thống thủy điện. Đồng thời, nạn

chặt phá rừng để là nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang
dã đã ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái.
Tây Nguyên còn là vùng khó khăn của đất nước, dân số thưa thớt, dân trí
thấp, thiếu lao động lành nghề, thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp.
2.1.3: Tình hình sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực ở Tây
Nguyên
Với thế mạnh của vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp với nhiều loại
cây trồng, Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy
mô lớn, trong đó cà phê có trên 530.000 ha, cao su 259.000 ha và hồ tiêu hơn
85.000 ha… Đây là những loại cây trồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích
đất sản xuất nông nghiệp của cả vùng và trong tổng diện tích các loại cây cùng loại
của cả nước.
a. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê
Sản lượng cà phê Việt Nam dự báo tăng 600.000 bao đạt mức cao kỷ lục 29,9
triệu bao trong niên vụ 2018/19 do thời tiết mát dịu hơn và mưa trái mùa giúp kích


thích cây cà phê ngay trước giai đoạn ra hoa và kết trái. Mùa trước sản lượng cà
phê đạt mức cao bù cho giá cà phê yếu, cho phép người nông dân mua đủ phân bón
cho năm nay, hỗ trợ năng suất cà phê tăng. Diện tích canh tác dự báo tăng nhẹ so
với năm ngoái, với gần 95% tổng sản lượng là cà phê Robusta. Xuất khẩu, tiêu thụ
nội địa và tồn kho cà phê cuối vụ kỳ vọng tăng do nguồn cung cà phê sẵn có tăng.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam là nước sản xuất cà phê
lớn thứ 2 thế giới (cà phê Robusta đứng nhất thế giới), chỉ đứng sau Brazil. Đồng
thời, cà phê cũng là mặt hàng xuất khẩu đứng vị trí thứ hai trong nước, sau gạo
trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu. Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng
cà phê tại 4 tỉnh của khu vực Tây Nguyên chiếm hơn 90% sản lượng cà phê của
Việt Nam.
Năm 2018, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,882 triệu tấn trị giá 3,544 tỷ USD
tăng 20,1% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với năm 2017.

EU là thị trường lớn nhất tiêu thụ cà phê của Việt Nam, với 514.042 tấn, trị giá
944,16 triệu USD, chiếm 38,8% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước và
chiếm 37,2% trong tổng kim ngạch, tăng 15% về lượng nhưng giảm 4,3% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khối EU thì xuất sang Đức nhiều nhất
177.049 tấn, tương đương 319,31 triệu USD, tăng 12,3% về lượng nhưng giảm
7,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; xuất sang Italia 97.690 tấn, tương
đương 180,32 triệu USD, tăng 9,2% về lượng nhưng giảm 8,7% về kim ngạch; Tây
Ban Nha 84.645 tấn, tương đương 154,39 triệu USD, tăng 19,6% về lượng nhưng
giảm 0,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Cà phê xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á 8 tháng đầu năm nay tăng rất mạnh
140,4% về lượng và tăng 101% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Đông
Nam Á lên vị trí lớn thứ 2 về tiêu thụ cà phê của Việt Nam, với 185.769 tấn, trị giá
358 triệu USD, chiếm trên 14% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà
phê của cả nước.
Tiếp sau đó là thị trường Mỹ với 130.230 tấn, trị giá 247,65 triệu USD, chiếm gần
10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, giảm 6,7%
về lượng và giảm 21,8% về kim ngạch.
Xuất sang Nhật Bản 74.776 tấn, trị giá 149,32 triệu USD, tăng 15,1% về lượng
nhưng giảm 2,9% về kim ngạch; Nga 61.919 tấn, tương đương 130,69 triệu USD,
tăng 106,5% về lượng và tăng 66,6% về kim ngạch.
Các thị trường đáng chú ý về mức tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2018
so với cùng kỳ là: Indonesia tăng 993% về lượng và tăng 700% về kim ngạch, đạt


59.613 tấn, tương đương 117,39 triệu USD; Nam Phi tăng 363,9% về lượng và
tăng 286,5% về kim ngạch, đạt 7.423 tấn, tương đương 13,1 triệu USD; Hy Lạp
tăng 150,9% về lượng và tăng 103,3% về kim ngạch, đạt 8.907 tấn, tương đương
15,99 triệu USD; Campuchia tăng 25,9% về lượng và tăng 112,6% về kim ngạch,
đạt 258 tấn, tương đương 1,88 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu giảm mạnh ở các thị trường như: Singapore giảm 34% về

lượng và giảm 49% về kim ngạch; Thụy Sĩ giảm 42,2% về lượng và giảm 47,4%
về kim ngạch; Mexico giảm 13,3% về lượng và giảm 28,8% về kim ngạch;
Xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2018
8T/2018

+/- so với cùng kỳ (%)*

Thị
trường

Lượng
(tấn)

Trị giá
(USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

1.326.49
8

2.538.551.62
0

29,48


8,61

Đức

177.049

319.305.902

12,34

-7,26

Mỹ

130.230

247.652.776

-6,68

-21,79

Italia

97.960

180.322.324

9,18


-8,66

Tây Ban
Nha

84.645

154.393.725

19,63

-0,26

Nhật Bản

74.776

149.320.065

15,12

-2,92

Nga

61.919

130.688.030

106,52


66,62

Indonesia

59.613

117.392.781

993,42

700,04

Philippines 57.176

107.783.431

67,6

46,63

Algeria

50.350

92.382.833

30,21

9,57


Bỉ

49.869

89.131.576

2,43

-15,38

Thái Lan

43.710

80.790.561

94,26

55,21


Ấn Độ

40.576

68.997.989

37,32


14,64

Trung
Quốc

27.900

68.177.965

44,65

21,95

Anh

34.300

62.340.714

55,87

22,45

Malaysia

23.951

47.297.442

78,85


51,71

Hàn Quốc

22.018

47.253.488

-9,61

-18,64

Pháp

26.012

46.647.285

8,48

-7,93

Mexico

24.128

41.348.313

-13,34


-28,84

Australia

15.655

29.935.990

87,89

50,2

Ba Lan

10.354

24.991.192

6,65

-2,48

Bồ
Nha

11.875

21.644.547


40,58

15,89

Ai Cập

10.381

18.095.285

83,77

55,2

Hà Lan

8.240

17.067.779

-0,82

-15,44

Hy Lạp

8.907

15.992.743


150,9

103,3

Israel

5.361

14.515.789

20,88

-8,18

Nam Phi

7.423

13.097.446

363,94

286,48

Romania

2.925

8.858.325


-7,35

-3,15

Canada

3.754

7.430.663

-10,34

-23,98

Đan Mạch

1.906

3.465.023

110,84

77,17

New
Zealand

1.735

3.172.034


84,18

45,47

Đào


Singapore

1.061

2.860.191

-33,98

-48,97

Campuchia 258

1.877.692

25,85

112,58

Thụy Sỹ

456.041


-42,16

-47,37

225

Theo thống kê của tổ chức Vicofa thì Công ty TNHH Cà phê Ngon Việt
Nam là doanh nghiệp sản xuất và có nhà máy sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất việt
nam. Công suất mà công ty xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam này đạt được
trong năm vừa qua là 32.000 tấn/năm, lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, 10 ông trùm
lớn nhất trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê phải kể đến:
1. Tổng Công ty cà phê Việt Nam
2. Công ty CP XNK Intimex
3. Tập đoàn Thái Hòa
4. Công ty XNK 2-9 Daklak
5. Công ty TNHH Trường Ngân
6. Công ty XNK Inexim Daklak
7. Trung tâm TM XNK
8. Công ty Thanh Hà
9. Công ty CP XNK Đức Nguyên
10. Công ty CP cà phê PETEC
b. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su
Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), Việt Nam hiện
đang là một trong những nước dẫn đầu về năng suất ở châu Á, là nước đứng thứ ba
về cung cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới,
đứng sau Thái Lan và Indonesia.
Vifores cho biết, nguyên liệu cao su thiên nhiên (cao su thiên nhiên), sản phẩm cao
su, gỗ cao su và đồ gỗ được làm từ gỗ cao su được xác định là 3 nhóm sản phẩm
xuất khẩu chủ lực của ngành Cao su hiện nay. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất
khẩu của 3 nhóm mặt hàng này đạt trên 6,4 tỷ USD, đóng góp 5,4% vào tổng kim

ngạch xuất khẩu của cả nước.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam ra thị
trường nước ngoài trong năm 2018 tăng 13,3% về lượng nhưng giảm 7% về kim
ngạch so với năm 2017, đạt 1,56 triệu tấn, tương đương 2,09 tỷ USD.


Riêng tháng 12/2018 lượng xuất khẩu giảm 3,8% so với tháng 11/2018, đạt
172.809 tấn, kim ngạch cũng giảm 5,8%, trị giá 210,53 triệu USD.
Giá xuất khẩu cao su trong tháng 12/2018 đạt trung bình 1.218,3 USD/tấn giảm
2,% so với tháng liền kề trước đó. Tính trung bình cả năm 2018, giá xuất khẩu đạt
1.337,5 USD/tấn, giảm 17,9% so với năm 2017.
Cao su xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc đạt 1,04 triệu tấn, thu về
1,37 triệu USD, chiếm 66,6% trong tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước và
chiếm 65,6% trong tổng kim ngạch, tăng 16,3% về lượng và nhưng giảm 5,1% về
kim ngạch so với năm 2017. Giá xuất khẩu giảm 18,4%, đạt trung bình 1.316,2
USD/tấn.
Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là một số thị trường cũng đạt kim ngạch
tương đối cao như: Ấn Độ; Malaysia; EU; trong đó, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng
mạnh nhất 85,5% về lượng và tăng 60,5% về kim ngạch, đạt 102.921 tấn, tương
đương 145,39 triệu USD; xuất sang EU đạt 93.524 tấn, tương đương 128,36 triệu
USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 25,6% về kim ngạch; sang Malaysia đạt 59.551
tấn, tương đương 76,18 triệu USD, giảm 23,4% về lượng và giảm 36% về kim
ngạch.
Trong năm 2018 xuất khẩu cao su sang phần lớn các thị trường bị sụt giảm kim
ngạch so với năm 2017; trong đó giảm mạnh ở các thị trường như: Séc giảm 80,8%
về lượng và giảm 83% về kim ngạch, đạt 403 tấn, tương đương 623.650 USD;
Singapore giảm 51,8% về lượng và giảm 55,7% về kim ngạch, đạt 121 tấn, tương
đương 175.648 USD; Bỉ giảm 42,8% về lượng và giảm 54,5% về kim ngạch, đạt
5.280 tấn, tương đương 5,78 triệu USD; Malaysia giảm 23,4 % về lượng và giảm
36% về kim ngạch, đạt 59.551 tấn, tương đương 76,18 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường sau: Phần Lan tăng 70,3% về
lượng và tăng 25,5% về kim ngạch, đạt 1.855 tấn, tương đương 2,84 triệu USD;
Anh tăng 70,5% về lượng và tăng 21,8% về kim ngạch, đạt 2.624tấn, tương đương
3,47 triệu USD; Mexico tăng 61,8% về lượng và tăng 21,2% về kim ngạch, đạt
2.984 tấn, tương đương 3,84 triệu USD.
Xuất khẩu cao su năm 2018
ĐVT: USD
+/- so với năm 2017
(%)*

Năm 2018
Thị trường
Tổng cộng

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng
1.564.124

2.092.020.24
1

13,32

Trị giá
-6,96


Trung Quốc
đại lục
1.042.165


1.371.662.641 16,28

-5,1

Ấn Độ

102.921

145.392.197

85,53

60,49

Malaysia

59.551

76.177.795

-23,41

-35,97

Đức

37.300

55.280.963


-5,76

-21,12

Hàn Quốc

36.638

53.225.172

-15,5

-32,87

Mỹ

37.038

48.493.942

2,71

-12,62

32.200

47.296.500

11,18


-7,59

Thổ Nhĩ Kỳ

27.380

37.072.277

9,14

-9,86

Indonesia

16.488

23.818.938

6,71

-3,8

Nhật Bản

12.470

19.557.972

4,83


-15,41

Italia

14.007

18.834.262

-11,34

-27,55

Tây Ban Nha

12.556

17.021.900

-3,21

-21,88

Hà Lan

13.405

15.664.877

-8,89


-34,01

Brazil

11.608

13.904.614

18,7

-7,22

Nga

8.863

12.103.221

28,79

4,04

Canada

6.053

8.741.692

21,86


0,15

Pakistan

5.408

7.397.201

23,55

7,02

Pháp

3.957

5.860.212

8,23

-15,01

Bỉ

5.280

5.776.283

-42,83


-54,43

Đài
(TQ)

Loan


Mexico

2.984

3.836.769

61,82

21,17

Anh

2.624

3.469.488

70,5

21,82

Thụy Điển


2.137

2.989.795

29,12

12,12

Hồng
(TQ)

2.090

2.976.467

7,79

-15,15

Phần Lan

1.855

2.843.166

70,34

25,53

Argentina


1.961

2.832.619

-6,26

-24,71

Séc

403

623.650

-80,83

-83,04

Ukraine

385

622.810

6,35

-3,79

Singapore


121

175.648

-51,79

-55,65

Kông

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Một số Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk
c. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu
Theo Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên - WASI, toàn vùng Tây
Nguyên hiện có hơn 92.992 ha hồ tiêu tập trung chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk
Lắk và Đắk Nông, trong đó diện tích tiêu đã đi vào kinh doanh cho thu hoạch
50.099 ha.
Tính chung cả năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 232.000 tấn, trị giá 758 triệu
USD, tang 8,1% về lượng, nhưng giảm 32,2% về giá trị so với năm 2017. Cũng
trong năm này, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 3.261 USD/tấn, giảm
37,3% so với năm 2017.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA): Trên phạm vi thế giới, trong vòng 5 - 7
năm qua, diện tích hồ tiêu tăng 3 lần (đạt 480.000 ha) nhưng giá trị hạ thấp 4 lần.
Giá tiêu khô từ mức 250.000 đồng/kg giảm xuống còn 58.000 đồng/kg.
Tại các thị trường, do giá xuất khẩu hồ tiêu giảm liên tục nên giá trị xuất khẩu tiêu
sang hầu hết các thị trường trong 9 tháng năm 2018 đều giảm so với cùng kỳ năm



2017. Đặc biệt, giá giảm mạnh nhất ở thị trường Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống
Nhất (giảm tới 34 triệu USD, tương đương giảm 57,7%).
Xuất khẩu hạt tiêu trong 9 tháng đầu năm nay sang gần như toàn bộ các thị trường
bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ. Trong đó, xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ
sụt giảm mạnh nhất 38,6% về lượng và giảm 61,5% về kim ngạch, đạt 2.401 tấn,
tương đương 6,65 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu còn giảm mạnh ở các thị trường
như: U.A.E giảm 33,4% về lượng và giảm 59,3% về kim ngạch, đạt 8.048 tấn,
tương đương 23,56 triệu USD; Bỉ giảm 23,2% về lượng và giảm 57,9% về kim
ngạch, đạt 378 tấn, tương đương 1,58 triệu USD; Tây Ban Nha giảm 24,7% về
lượng và giảm 53,3% về kim ngạch, đạt 2.057 tấn, tương đương 7,06 triệu USD.
Chỉ có 2 thị trường vẫn đạt được mức tăng cả về lượng và kim ngạch đó là:
Singapore tăng 116% về lượng và tăng 22% kim ngạch, đạt 1.685 tấn, tương đương
5,52 triệu USD; Ba Lan tăng 96,9% về lượng và tăng 24,7% kim ngạch, đạt 1.534
tấn, tương đương 5,22 triệu USD.
Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, đạt 34.179 tấn,
trị giá 120,86 triệu USD, chiếm 17,7% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả
nước và chiếm 19% trong tổng kim ngạch, tăng 7,2% về lượng nhưng giảm 35,2%
về kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2017. Giá hạt tiêu xuất sang thị trường này
giảm mạnh 39,6%, chỉ đạt 3.536,2 USD/tấn.
Ấn Độ - thị trường lớn thứ 2 chiếm gần 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch
xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, đạt 16.968 tấn, tương đương 53,69 triệu USD, tăng
trưởng 30,6% về lượng nhưng kim ngạch giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá
xuất khẩu giảm mạnh trên 37%, chỉ đạt 3,164 USD/tấn. Hạt tiêu xuất sang thị
trường Pakistan chiếm trên 4% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt
tiêu của cả nước, đạt 8.828 tấn, trị giá 27,86 triệu USD, tăng 17,7% về lượng
nhưng giảm 29,5% về kim ngạch. Giá xuất khẩu giảm mạnh trên 40% so với cùng
kỳ, đạt 3.156,4 USD/tấn. Xuất khẩu sang Đức đạt 6.466 tấn, trị giá 24,54 triệu
USD, tăng 2,8% về lượng nhưng giảm 37,2% về kim ngạch. Xuất khẩu sang U.A.E
giảm mạnh 33,4% về lượng và giảm 59,3% về kim ngạch, đạt 8.048 tấn, tương
đương 23,56 triệu USD..

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hạt tiêu toàn cầu có thể tăng nhẹ trở lại vào năm
2019.
Theo Tổ chức Hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2018 ước
đạt 445.150 tấn, thấp hơn 15.349 tấn so với năm 2017.
Trong đó, sản lượng hạt tiêu của Ấn Độ ước đạt 64.000 tấn. Theo số liệu từ Công
ty Hemanand Spices có trụ sở tại Kochi, hiện Ấn Độ chỉ còn khoảng 45.000 tấn hạt
tiêu sau thu hoạch, thấp hơn nhiều so với con số dự báo trước đó của Công ty là
70.000 tấn và thấp hơn so với con số ước tính của Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế


Xuất khẩu hạt tiêu 9 tháng đầu năm 2018
Thị
trường

9T/2018

+/-so với cùng kỳ (%)*

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng

Trị giá

Tổng
cộng

192.902

634.677.344

6,42


-34,43

Mỹ

34.179

120.863.014

7,22

-35,18

Ấn Độ

16.968

53.686.987

30,59

-17,99

Pakistan

8.828

27.864.399

17,71


-29,52

Đức

6.466

24.535.548

2,75

-37,22

U.A.E

8.048

23.563.697

-33,38

-59,31

Hà Lan

5.373

22.954.525

6,8


-29,46

Ai Cập

6.994

18.940.500

-3,45

-41,66

Thái Lan

4.284

17.411.520

18,05

-27,24

Anh

3.597

14.954.000

7,63


-34,34

Hàn Quốc

3.829

13.455.030

-8,79

-46,12

Nhật Bản

2.268

11.004.776

27,34

-26,54

Philippines 3.902

10.331.894

16,44

-26,19


Nga

3.548

9.920.544

-7,17

-47,39

Canada

2.056

7.861.590

-0,24

-35,31

Pháp

2.232

7.670.012

29,47

-26,1



Nam Phi

2.066

7.661.547

5,19

-33,69

Australia

1.742

7.290.870

11,74

-23,71

Tây
Nha

Ban
2.057

7.060.716


-24,65

-53,28

Thổ
Kỳ

Nhĩ
2.401

6.650.168

-38,62

-61,5

Singapore

1.685

5.519.133

116,03

22,04

Ba Lan

1.534


5.215.292

96,92

24,7

Ukraine

1.701

4.966.402

60,93

-0,14

Malaysia

957

3.607.311

-5,43

-40,11

Italia

790


2.900.046

-7,06

-44,39

Kuwait

457

1.603.687

10,39

-31,46

Bỉ

378

1.575.400

-23,17

-57,86

(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu
Intimex Group, công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu 2/9 Daklak , công Ty
Cổ Phần Foodinco Tây Nguyên.

2.2 Khái quát diễn biến của các mặt hàng xuất khẩu nói chung trên thị trường
châu Á
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá
năm 2018 của Việt Nam ước chừng đạt 482 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2017.
Nghĩa là vượt khoảng 60 tỷ USD so với năm ngoái.
Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 244 tỷ USD, tăng 13,8%; tổng trị giá nhập
khẩu ước đạt 238 tỷ USD, tăng 11,5%.
Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á trong năm 2018 đạt
321,4 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2017 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất
(66,9%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.


Trong 9 tháng/2018, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ tăng cao (trên 20%) so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
Trung Quốc là 28,81 tỷ USD, tăng 29,9%; Hàn Quốc là 13,45 tỷ USD, tăng 26,1%
và Ấn Độ là 5,18 tỷ USD, tăng mạnh 88,6% so với cùng kỳ năm trước.
2.2.1 Khái quát diễn biến mặt hàng Cà phê trên một số thị trường châu A
Khí hậu và vị trí địa lý của Đông Nam Á là điều kiện lý tưởng cho canh tác
cà phê. Hơn nữa, văn hóa cà phê khu vực và chuyên môn trong sản xuất cà phê đã
góp phần tạo nên một ngành công nghiệp cà phê phát triển mạnh trong ASEAN.
Một số nước Đông Nam Á đã trở thành “ông lớn” trong xuất khẩu cà phê như Việt
Nam, Indonesia và Lào.
Trong khi đó, Thái Lan cũng tiếp tục thu hút kinh doanh và đầu tư do nhu cầu cà
phê ngày càng tăng.
Ngoài ra, Philippines quyết tâm hồi sinh ngành công nghiệp cà phê của mình để
nhắm vào các thị trường thích hợp và phục vụ nhu cầu nội địa ngày càng tăng đối
với cà phê đặc sản.
Indonesia nổi tiếng với loại cà phê đắt nhất thế giới có tên là Kopi Luwak, có
nguồn gốc từ quả cà phê Cherry do loài cầy hương châu Á ăn và thải ra. Kopi
Luwak có thể có giá khoảng 700 USD/kg và được sản xuất chủ yếu trên các đảo

Sumatra, Java, Bali và Sulawesi.
Indonesia dự kiến sẽ xuất khẩu 7,2 triệu bao cà phê trong niên vụ 2018 - 2019.
Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu trong niên vụ 2017 - 2018 đã giảm từ 8,72 triệu
bao (niên vụ 2016 – 2017) xuống còn 5,64 triệu bao do điều kiện thời tiết xấu ảnh
hưởng đến sản xuất cà phê Robusta và Arabica.
Ở châu Á, những năm gần đây, Hàn Quốc đang có xu hướng tăng mạnh tiêu
thụ cà phê. Ước tính, tổng giá trị thị trường cà phê tại nước này hiện nay đạt đến
11.000 tỷ won (tương đương 10,8 tỷ USD). Và Hàn Quốc trở thành quốc gia có
mật độ cửa hàng cà phê cao nhất trên thế giới. Hiện Việt Nam là nguồn cung cà
phê lớn thứ hai cho nước này sau Brazil.
Sau Việt Nam và Indonesia, Lào cũng là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng
đầu ở Đông Nam Á, đặc biệt là sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao. Chính phủ
Lào có kế hoạch mở rộng các đồn điền cà phê Arabica để cân bằng với sản xuất cà
phê Robusta.


2.2.2 Khái quát diễn biến mặt hàng Cao su trên một số thị trường châu A
Thái Lan dự kiến sẽ tăng khoảng 200.000 ha trong năm 2019. Diện tích cao su đến
thời điểm cho sản lượng mủ cao nhất ở Bờ Biển Ngà, Mianma, Campuchia, Lào và
Brazil cũng tăng. Trong khi, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ
sản lượng ước chỉ tăng nhẹ.
Bangkok Post cho biết, Thái Lan hiện có khoảng 2,9 triệu – 3,34 triệu ha diện tích
trồng cao su tự nhiên.
Trước tình hình giá cao su giảm liên tục, ba nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất
thế giới – Thái Lan, Indonesia và Malaysia – đã quyết định cắt giảm nguồn cung để
giúp tăng giá cao su trên thị trường quốc tế. Trong buổi họp giữa các bộ trưởng các
nước trên tại Bangkok, ba nước đã quyết định giảm 300.000 tấn trong nguồn cung
cao su tự nhiên ra thế giới. Ba nước này chiếm gần 90% tổng sản lượng cao su tự
nhiên thế giới, phần lớn trong số đó xuất khẩu sang nhiều nước, bao gồm Ấn Độ.
Dữ liệu do Hội đồng Cao su Ấn Độ cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu cao su tự

nhiên của nước này từ tháng 4 – 8/2018 đạt 220.000 tấn Trong năm tài chính 2017
– 18, tổng kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ dự kiến đạt 470.000
tấn, so với mức 426.000 tấn trogn năm tài khóa trước, chủ yếu từ 3 nước sản xuất
cao su lớn nhất nói trên.
2.2.3 Khái quát diễn biến mặt hàng Hồ tiêu trên một số thị trường châu A
Các nhà phân tích cho rằng với mức tăng trưởng hàng năm ước tính 6,1% thì
thị trường hồ tiêu thế giới có thể đạt giá trị hơn 5,7 tỷ USD vào cuối năm 2024.
Ấn Độ, quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai sau Việt Nam, là quốc gia tiêu
thụ tiêu lớn nhất thế giới. Trong khi tiêu thụ toàn cầu là khoảng 450.000 tấn, xuất
khẩu của Ấn Độ đạt khoảng 10.000 tấn mỗi năm trong 5 năm qua. Hạt tiêu được
trồng chủ yếu ở phía Tây Ghats Karnataka và Kerala. Giai đoạn tháng 11 - tháng 3
là mùa thu hoạch hồ tiêu trong nước. Về sản xuất nội địa, theo Hội đồng Gia vị Ấn
Độ, tổng sản lượng tiêu trong nước trong năm tài chính trước là 55.000 tấn. Trong
đó, 20.000 tấn đến từ Kerala và 10.000 tấn từ Tamil Nadu. Theo các dự báo được
đưa ra tại hội nghị Hiệp hội Gia vị Mỹ và hội nghị Hiệp hội Gia vị Châu Âu, sản
lượng hồ tiêu của Ấn Độ có thể lên đến 92.000 tấn trong niên vụ 2018 - 2019.
Ở Indonesia, hồ tiêu được trồng chủ yếu ở 5 tỉnh, gồm Bangka Belitung, Lampung,
Nam Sumatra, Đông Kalimantan và Nam Sulawesi. Trong đó, Bangka Belitung và
Lampung là hai tỉnh trồng hồ tiêu chính, đóng góp tới 58,32% sản lượng hồ tiêu cả
nước. Sản lượng hồ tiêu của ba tỉnh còn lại chỉ chiếm 41,68%.


Indonesia đã sản xuất được 82,17 nghìn tấn hồ tiêu trong năm 2016, tăng 0,82% so
với năm trước đó, giám đốc trung tâm dữ liệu của các bộ ngành Indonesia, ông
Suwandi cho hay. Sản lượng hồ tiêu năm 2017 dự báo sẽ tăng 0,97% so với năm
ngoái lên 82,96 nghìn tấn.
2.3: Khung phân tích lợi thế cạnh tranh
2.3.1: Mô hình 5 động lực của Micheal Porter
2.3.1.1: Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức trong nước hay ngoài nước

chuyên cung cấp vật tư thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính…để một doanh nghiệp
có thể hoạt động. Việc nhà cung cấp đẩy mức giá lên cao sẽ đẩy giá sản phẩm tăng
lên làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời nhà cung cấp là một
trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, để
giảm áp lực từ phía nhà cung cấp đồng thời để tránh rủi ro thì các doanh nghiệp
cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau. Đây là một
yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
2.3.1.2: Khách hàng
Khách hàng được xem như là sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá
cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi
phí sản phẩm tăng lên. Ngược lại, nếu người mua có những yếu thế sẽ tạo cơ hội để
tăng giá sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định
trực tiếp việc sản phẩm có năng lực cạnh tranh lớn hay không.
2.3.1.3: Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng sản
xuất cùng một loại sản phẩm và có khả năng tham gia hoạt động kinh doanh trong
ngành đó. Khi có đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm năng
lực cạnh tranh của sản phẩm hiện đang trong ngành từ đó làm giảm lợi nhuận của
của doanh nghiệp do họ dựa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong
muốn giành được một phần thị phần. Do đó, để bảo vệ cho vị trí cạnh tranh của sản
phẩm doanh nghiệp thường quan tâm đến việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn sự
xâm nhập từ bên ngoài.
Khả năng thâm nhập ngành của các đối thú tiềm ẩn cao hay thấp phụ thuộc
vào rào cản gia nhập ngành. Rào cản gia nhập ngành là những nghiệp tố mà các đối
thủ phải vượt qua đế tham gia hoạt dộng trong một ngành. Nếucác rào cản gia nhập
ngành cao thì khả năng thâm nhập của các đổi thủ tiềm ân sẽ thấp và ngược lại.


Các rào cán có thể tiếp cận theo đặc tính của chúng như rào cản kỳ thuật, rào càn
tài chính, rào cản thương mại, rào cản về nguồn lực quý hiếm:

Rào cản kỹ thuật: Trường hợp các doanh nghiệp hiện tại trong ngành đang
sử dụng các công nghệ hiện đại, các đối thủ tiềm ẩn sẽ phải tiếp cận hoặc trang bị
cho mình công nghệ sản xuất tương đương hoặc hiện đại hơn đê có thẻ cạnh tranh
thành công. Trường hợp có sự độc quyền về công nghệ hoặc nếu các đối thủ tiềm
ấn không có trong tay quyền sử dụng những sáng chế, bí quyết công nghệ thì việc
họ tham gia hoạt động trong ngành sẽ khó khăn hơn, đôi khi là không thể thâm
nhập được vào ngành.
2.3.1.4: Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra
cơ hội hoặc đe dọa cho các doanh nghiệp. Nếu sự cạnh tranh là yếu thì sẽ là cơ hội
để nâng giá sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. còn ngược lại, nếu sự cạnh
tranh là gay gắt thì các doanh nghiệp sẽ hạ giá sản phẩm để cạnh tranh về giá do đó
có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sản phẩm cạnh tranh là những sản phẩm cùng loại, có cùng tính năng tác
dụng của các đối thủ cạnh tranh và cùng được tiêu thụ trên một thị trường. Nếu
trên thị trường có càng nhiều sản phẩm cạnh tranh và các sản phẩm có sức cạnh
tranh thực sự thì càng gây sức ép cho sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm có thể
cạnh tranh bằng giá hoặc bằng các yếu tố như chất lượng, mẫu mã, thương hiệu…
Mà hiện nay khi đời sống ngày càng được nâng cao thì sự cạnh tranh bằng các yếu
tố chất lượng, mẫu mã, thương hiệu càng mạnh mẽ hơn so với cạnh tranh bằng giá.
Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì các doanh nghiệp phải
thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ.
2.3.1.5: Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có thể thỏa mãn cùng một nhu cầu so
với sản phẩm hiện tại, đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương
đương như sản phẩm của doanh nghiệp.
Vì vậy, sản phẩm thay thế được coi là mối đe dọa đối với hoạt động của
doanh nghiệp trong ngành. Những sản phẩm thay thế có tính năng, công dụng đa
dạng hơn, chất lượng tốt hơn nhưng giá thấp hơn là những sản phẩm thay thế nguy
hiểm. Chúng có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán, giảm số lượng sản phẩm

tiêu thụ và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí xóa bỏ hoàn toàn các sản
phẩm hiện tại. Những sản phẩm thay thế thường là kết quả của việc cải tiến công
nghệ hoặc công nghệ mới. Doanh nghiệp cần phải theo dõi xu hướng phát triển của
các sản phẩm thay thế để nhận diện hết nguy cơ do sản phẩm thay thế gây ra.


2.3.2. Mô hình kim cương của Michael Porter:
Mô hình kim cương chỉ ra 4 yếu tố chính tác động và quyết định lợi thế
cạnh tranh của một quốc gia, bao gồm: Điều kiện đầu vào sẵn có, chiến lược cơ
cấu và sự cạnh tranh của công ty, các điều kiện về nhu cầu, các ngành hỗ trợ và có
liên quan.
2.3.2.1. Điều kiện sẵn có
Điều kiện đầu vào sẵn có của một môi trường kinh doanh bao gồm tính hiệu
quả, chất lượng và sự chuyên môn hóa của các điều kiện sẵn có cho doanh nghiệp.
Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động, bao
gồm: vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính,
công nghệ thông tin. Các yếu tố này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo sơ sở
hình thành lợi thế cạnh tranh.
2.3.2.2. Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty:
Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty là những chính sách thúc
đẩy năng suất lao động, cơ chế khuyến khích lao động nhằm tạo ra giá trị, tăng khả
năng cạnh tranh cho công ty. Chiến lược quản lý và cơ cấu tổ chức hiệu quả cũng
sẽ tác động đến khả năng cạnh tranh. Bộ phận quản lý phải luôn giám sát quá trình
thực hiện kế hoạch và nỗ lực đạt được mục tiêu đã đề ra.
2.3.2.3. Các điều kiện về nhu cầu:
Nhu cầu thị trường, quy mô tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và ngành
công nghiệp nói riêng cũng ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp và mức cầu của khách hàng. Người mua ngày càng có hành vi tiêu dùng
phức tạp và tinh vi, đồi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới và cho ra thị
trường các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao mới có thể đứng vững trên thị

trường và tăng tính cạnh tranh
2.3.2.4 Các ngành hỗ trợ và có liên quan:
Để có được sự thành công của môi trường kinh doanh vi mô cần có được số
lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và thay vì từng ngành công
nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu:


- Khu vực các tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm
Đồng
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin:
Thu thập số liệu thứ cấp:
Là những tài liệu sẵn có liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài, thông qua
báo cáo luận văn, tài liệu tham khảo, các sách báo tạp chí, các kết quả nghiên cứu
trước đây…trong các thư viện, internet, tư liệu khoa bằng cách sao chụp, in chụp
những phần có liên quan đến đề tài.
2.4.3. Phương pháp phân tích:
2.4.4.1. Phương pháp thống kê mô tả:
Sử dụng số bình quân để phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của xã cũng như
tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trong xã.
2.4.4.2 Phương pháp thống kê kinh tế
+ Thống kê mô tả: phân tích hiện trạng sản xuất, chế biến, chất lượng sản
phẩm, công nghệ và tiêu thụ cà phê ở các nông hộ, các hộ tiểu thương và doanh
nghiệp.
+ Thống kê so sánh: so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và không gian. Cụ
thể diễn biến giá cả, diện tích, sản lượng cà phê theo qua các năm; so sánh giá cả,
quy mô thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, năng lực, khả năng đáp ứng cầu...
giữa các địa bàn trong tỉnh hoặc so với các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê
trên thế giới.

2.4.4. Phương pháp ma trận phân tích SWOT
Phân tích có sự tham gia điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ
hội (opportunities) và thách thức (threats) đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh
sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk. Những người tham gia bao gồm nhóm PRA và
nhóm KIP (Key informant panel - những người có kiến thức về chủ đề riêng biệt
như đại diện chính quyền địa phương, đại diện nông dân, các chuyên gia).
Kết quả phân tích SWOT được sử dụng để xây dựng và phát triển chiến lược
nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê (Bảng 2.7).
Bảng 2.7 Mô hình ma trận SWOT


S

O

T

Chiến lược S-O

Chiến lược S-T

W Chiến lược W-O Chiến lược W-T
Nguồn: Mesopartner [79]
(1) Chiến lược S-Ố sử dụng điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên
ngoài.
(2) Chiến lược W-O cải thiện điểm yếu bên trong để tận dụng cơ hội bên
ngoài.
(3) Chiến lược S-T sử dụng điểm mạnh bên trong để tránh khỏi hay giảm bớt
ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.
(4) Chiến lược W-T cải thiện điểm yếu bên trong để tránh khỏi hay giảm bớt

ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ
SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA TÂY NGUYÊN TRÊN MỘT SỐ
THỊ TRƯỜNG KHU VỰC CHÂU Á
3.1. Thực trạng lợi thế cạnh tranh của 1 số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Tây
Nguyên trên thị trường Châu Á:
3.1.1: Nhà cung cấp
- Thứ nhất là nguồn trồng các loại cây cà phê, cao su và hồ tiêu.
+ Đối với cà phê:
Hiện, các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê gần 583.000ha; trong đó,
diện tích cà phê cho thu hoạch 548.533ha, diện tích cà phê còn lại đang trong thời
kỳ kiến thiết cơ bản. Trong đó, Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất,
với trên 202.000ha; kế đến là Lâm Đồng với gần 161.000ha, diện tích cà phê kinh
doanh cho thu hoạch gần 150.000 ha…. Theo thường niên, mùa thu hoạch cà phê
chính của nông dân các tỉnh Tây Nguyên là từ giữa tháng 11.
Trong năm 2017 - 2018, USDA điều chỉnh ước tính xuất khẩu của Việt nam lên
27,9 triệu bao từ con số chính thức 27,7 triệu bao. Nguyên nhân của sự gia tăng là
giá xuất khẩu thấp.
Tại Đắk Lắk, một trong những vùng trọng điểm trồng cà phê của Việt Nam, sản
lượng niên vụ 2017 – 2018 ước đạt 459.785 tấn, tăng 11.975 tấn so với niên vụ
2016 – 2017, theo số liệu Cục Thống kê tỉnh. Diện tích cà phê toàn tỉnh là 204.808
ha, tăng 1.071 ha so với niên vụ trước. Tính đến hết niên vụ, các địa phương thực
hiện tái canh cà phê được 26.818 ha, đạt 64,48% kế hoạch, riêng năm 2018 thực
hiện tái canh được 4.862 ha, đạt 71% kế hoạch. Về hoạt động chế biến và xuất
khẩu, niên vụ 2017 - 2018 Đắk Lắk có 301 cơ sở chế biến cà phê, tăng 41 cơ sở so
với niên vụ 2016 - 2017.
Tuy nhiên, nhiều vùng trồng cà phê khác ở Tây Nguyên đang phải đối diện
với thách thức mất mùa trong khi giá giảm. Theo báo Thanh Niên, vùng chuyên

canh cà phê lớn nhất Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như cà phê già
cỗi, giá giảm và mất mùa trong niên vụ này. Theo nhiều nông dân trồng cà phê,


năng suất niên vụ này ở nhiều nơi có thể giảm đến 1/3. Trung bình mỗi héc ta cà
phê có năng suất từ 3 - 4 tấn nhân/ha.
Ông Nguyễn Minh Đường, Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu nông sản Tây
nguyên, cho biết: “Năng suất cà phê có thể giảm đến hơn 20% do mưa kéo dài
trong nhiều tháng liền. Khí hậu thay đổi đã ảnh hưởng đến năng suất cà phê. Ngoài
ra, dự báo trong niên vụ này năng suất cà phê của Brazil sẽ cao mức kỷ lục. Vì vậy,
giá sẽ khó tăng mạnh. Đây là sức ép không nhỏ đối với người trồng cà phê Việt
Nam”.
+ Đối với cao su:
5 tỉnh Tây Nguyên hiện có khoảng 220.000 ha cao su, trong đó Gia Lai là
tỉnh có diện tích lớn nhất, với trên 120.000 ha. Thông thường cao su bắt đầu khai
thác giữa tháng 4 năm trước đến hết tháng 2 năm sau. Ngay từ tháng 1-2014, giá
cao su vẫn còn ở mức 56 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, từ tháng 2 trở đi thì giá xuống
liên tục và lúc này tuy cao su đã bước vào khai thác chính vụ nhưng giá thu mua ở
các đại lý mủ nước vào thời điểm cuối tháng 5 dao động ở mức khoảng 40 triệu
đồng/tấn. Giá mủ cao su sơ chế tại các công ty cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã
giảm tới phân nửa so với đỉnh điểm cách đây gần 2 năm. Năm nay, nhiều công ty
cao su trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum thông báo doanh thu chủ yếu là từ
mủ sơ chế nhưng đã giảm khoảng 50% so với năm 2012.
Khó khăn đang “bủa vây” người trồng cao su tiểu điền tại khu vực Tây Nguyên.
Nhiều người vay tiền ngân hàng để trồng mới hay mở rộng diện tích cây cao su
trong vài năm gần đây đều trở nên “sống dở chết dở”. Hộ vay trồng mới hay để
chăm sóc cũng đều ở trong thế “tiến thoái lưỡng nan”. Giá mủ cao su xuống thấp,
tương lai cây cao su chưa biết về đâu, trong khi vốn, lãi ngân hàng cứ phải đều đặn
thực hiện nghĩa vụ. Bỏ mặc hoặc phá bỏ, chuyển đổi cây trồng khác đều là những
phương án được người nông dân đang tính tới. Ông Lê Văn Dương, một người

trồng cao su tiểu điền ở xã Kon Đào, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) cho biết:
"Nông dân chúng tôi trồng nhỏ lẻ 1 – 2 ha cao su, thu về 20kg mủ/ha/ngày và bán
ra được 200.000 đồng, đủ trả tiền công cạo. Giá xuống thấp như lúc này, thôi thì
gia đình tôi chủ trương ngưng cạo để dưỡng cây, lúc nào giá lên mới tính”. Tại xã
này, có khoảng 50% số hộ ngưng cạo trên tổng diện tích cao su khai thác là 730 ha.
Báo cáo của Cao su Chư Prông cho biết riêng tháng 6/2018 toàn công ty có 13
ngày không thu mủ được hoàn chỉnh, trong tháng 7 này công ty trên chục ngày
không thu được mủ, sản lượng giảm đáng kể so với cùng kỳ. TGĐ Công ty TNHH
MTV Cao su Ea H’leo, ông Nguyễn Toàn Nhân thông tin: “Tháng 7 này công ty
chúng tôi đã mất trắng 7 ngày không lấy được mủ”.


Cao su Mang Yang trong nhiều ngày cũng không thu được mủ do mưa lớn kéo dài
khiến mặt cạo ẩm ướt. Một số đơn vị khác như Chư Păh, Chư Sê hay Chư Mom
Ray và Cao su Sa Thầy vẫn thu mủ được nhưng chỉ đạt khoảng 1/3 – 1/2 sản lượng
so với những ngày thường. GĐ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray, ông
Trương Ly cho biết: “Do công ty tập trung lấy mủ đông tại lô và cây được che chắn
cẩn thận với máng chắn mưa và màng phủ chén nên vẫn thu được mủ”.
Còn bà Huỳnh Thị Nga – Phó TGĐ Cao su Chư Păh cung cấp: “Từ ngày 8/7 đến
nay (ngày 19/7 – PV), mỗi ngày công ty chỉ thu được khoảng trên 15 tấn, ngày ít
được khoảng 3 tấn. Còn trong tháng 6 thì chỉ thu được khoảng 50 – 70% so với
ngày bình thường. Nhìn chung so với cùng kỳ năm ngoái thì thấp hơn”.
Với trên 1.200 ha đang khai thác, Cao su Krông Buk cũng trong tình hình chung
với các đơn vị bạn. Trưởng phòng kỹ thuật Võ Thị Hồng Huệ chia sẻ: “So với cùng
kỳ năm trước, hiện công ty đang thấp hơn 10%, lượng mủ lấy được trong những
ngày qua chủ yếu là mủ đông tạp, mủ dây và mủ chén”.
Nhìn chung, các đơn vị Tây Nguyên đều bị hụt sản lượng từ 30 – 70% so với
những ngày bình thường và so với cùng kỳ năm trước do mưa bão kéo dài.
+ Về hồ tiêu:
Cũng như hầu hết các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu ở Châu Á và Việt

Nam, hộ nông dân trồng tiêu ở Tây Nguyên thường không bán thẳng sản phẩm hồ
tiêu cho đại lý thu mua, nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu mà phần
lớn bán cho thương lái (hộ thu gom). Có bốn thành phần chính tham gia trong kênh
thương mại sản phẩm hồ tiêu từ sau khi thu hoạch cho đến khi xuống tàu tại cảng
xuất, gồm hộ thu gom (thương lái), đại lý thu mua, nhà máy chế biến và doanh
nghiệp xuất khẩu.
Năm 2017, diện tích hồ tiêu trên cả nước đạt 152.000ha, sản lượng đạt 240.000
tấn chiếm 48% sản lượng hồ tiêu thế giới. Trong năm 2017, Việt Nam xuất khẩu
được hơn 215.000 tấn hồ tiêu, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,2 tỷ USD. Châu Á
vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất (51%) trong tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu


×