Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận kinh tế chính trị quốc tế đụng độ huawei và tác động tới nền kinh tế chính trị quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.62 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 1: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ
1.1 Lịch sử chiến tranh thương mại
Khái niệm: chiến tranh thương mại là hiện tượng trong đó hai hay nhiều nước
tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các rào cản thương mại (gồm: giấy phép xuất nhập
khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội
địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào
nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhau
nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập. Chế độ bảo hộ tăng
cường làm cho sự sản xuất hàng hóa của cả hai nước tiến dần đến mức tự cung
tự cấp (để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng không được thỏa mãn bởi nhập
khẩu bị hạn chế).
Hai cuộc chiến thương mại nổi bật trong quá khứ:
Pháp và Italia: ngay sau khi thống nhất Italia năm 1872, Italia chuyển sang bảo
hộ để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp sơ khai, chấm dứt hiệp định thương
mại với Pháp năm 1886. Italia đã tăng mức thuế lên tới 60% để bảo vệ ngành
công nghiệp của mình. Pháp đáp trả bằng cách thông qua chính sách bảo hộ
mang tên Méline Tariff năm 1892. Điều này dẫn tới ảnh hưởng tới chính hai
nước Pháp – Italy, tiếp theo là sự xáo trộn ở các nước nơi mà họ có giao thương.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Canada: Mỹ đã bãi bỏ hiệp ước có đi có lại với
Canada năm 1866. Năm 1879, Canada đã ra chính sách bảo hộ của quốc gia
thông qua tăng thuế. Năm 1880, 65 nhà máy Mỹ phải chuyển sản xuất sang
Canada để tránh nộp thuế nhập khẩu cao. Căng thẳng đỉnh điểm vào năm 1890,
chính sách McKinley Tariff ra đời, dẫn đến xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ sang
Canada giảm một nửa từ năm 1889 đến năm 1892. Năm 1897, Mỹ thông qua
chính sách bảo hộ - Dingley Tariff, Canada đã đáp trả bằng cách tăng gấp đôi
các khoản thuế và thắt chặt quan hệ thương mại với Anh hơn thay vì Mỹ.
1


1.2. Tác động của chiến tranh thương mại


a.Kinh tế
Như chúng ta đã biết, thương mại quốc tế có rất nhiều tác động tích cực đến nền
kinh tế của quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Vì vậy, chiến tranh
thương mại sẽ gây ra nhiều mất mát đối với nền kinh tế của quốc gia và toàn thế
giới.
Thứ nhất là tác động tới người tiêu dùng, khi có thương mại quốc tế, nhờ vào
việc chuyên môn hóa sản xuất và lợi thế tuyệt đối, so sánh đến từ nhiều nguồn
lực khác nhau của quốc gia, giúp làm giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm
thì khi chiến tranh xảy ra người tiêu dùng sẽ phải dùng những sản phẩm với giá
thành cao hơn.
Thứ hai là tác động trực tiếp tới doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp bị giảm
thị trường, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Dẫn tới tình trạng thất nghiệp và
nhiều hệ lụy khác.
Thứ ba là tác động trực tiếp và gián tiếp đến phần còn lại của thế giới. Trong thế
giới hội nhập sâu rộng hiện nay, cuộc chiến thương mại giữa hai nước không chỉ
ảnh hưởng tới hai nước mà còn kéo theo cả mạng lưới toàn cầu.
b.Chính trị
Ngoài kinh tế, chiến tranh thương mại còn ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao
giữa hai quốc gia. Cuộc chiến sẽ khiến mối quan hệ giữa hai bên rạn nứt sau
nhiều năm xây dựng và bồi đắp.
1.3. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Kinh tế và chính trị luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
Hai nước có mối quan hệ tốt với nhau sẽ dẫn đến có nhiều liên kết về kinh tế.
Ngược lại, hai nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng có thể giúp củng cố mối

2


quan hệ giữa hai nước dựa trên sự hợp tác mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai
bên.


CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN HUAWEI GIỮA MỸ VÀ
TRUNG QUỐC
2.1. Bối cảnh
Ngay từ những ngày đầu tuyên thệ nhậm chức, tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald Trump đã có đề nghị các biện pháp để giảm tình trạng mất cân bằng
mậu dịch giữa Hòa Kỳ và Trung Quốc. Thậm chí, khi còn là ứng cử viên tổng
thống, Trump đã có những phát ngôn rất thẳng thừng về thương mại với Trung
như “chúng ta sẽ thương thuyết một thỏa thuận thương mại thật tốt đẹp và nếu
chúng ta không làm được thì đường ai nấy đi” thể hiện lập trường của Trump về
quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong khi đó, Huawei là doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Là doanh nghiệp đứng
top 3 trên thị trường Smartphone cùng với Samsung của Hàn Quốc và Apple
của Mỹ. Ngoài ra, Huawei còn là một trong số rất ít công ty sản xuất thiết bị
mạng 5G cho các hãng viễn thông. Năm 2018, Huawei đạt doanh thu lên đến
105 tỷ USD.

3


2.2. Nguyên nhân cuộc đụng độ Mỹ - Huawei
2.2.1 Trực tiếp
Hồi tháng 12/2018, Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt ở
Canada vì những cáo buộc công ty đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối
với Iran.
2.2.2 Gián tiếp
- Át chủ bài trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Chiến tranh thương mại
giữa Mỹ và Trung Quốc đã nổ ra một thời gian dài, đặc biệt là từ năm 2018 và
Huawei bị mắc kẹt trong cuộc giao tranh không tiếng súng này. Huawei chính là
“con bài” mà ông Trump sử dụng để gây sức ép lên chính quyền Bắc Kinh.

- Quan hệ mờ ám với chính phủ Trung Quốc: vào năm 2012, Ủy ban Tình báo
Hạ viện Mỹ công bố báo cáo khẳng định Huawei là mối đe dọa an ninh đối với
Mỹ. Báo cáo cho biết Huawei và công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc hoạt
động theo chỉ thị của chính phủ Trung Quốc, do đó Washington không thể cho
phép chúng tiếp cận hạ tầng quan trọng của Mỹ như mạng lưới không dây quốc
gia.
- Quan hệ với Iran: Washington cáo buộc Huawei lừa dối các tổ chức tài chính
và chính phủ Mỹ về hoạt động kinh doanh với Iran. Phía Mỹ khẳng định ông
Nhậm Chính Phi từng khai man với Cục Điều tra liên bang Mỹ hồi năm 2007
rằng Huawei không vi phạm luật xuất khẩu Mỹ và không có quan hệ làm ăn
trực tiếp với công ty nào của Iran.
- Cáo buộc xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ: Chính quyền ông Trump cũng
kiện Huawei tội ăn cắp bí mật thương mại hãng T-mobile. Theo đơn kiện, trong
nhiều năm Huawei lập mưu ăn cắp công nghệ kiểm tra điện thoại độc quyền của
T-Mobile có biệt danh là "Tappy". Huawei cung cấp điện thoại cho T-Mobile và
có khả năng tiếp cận một số thông tin về "Tappy". Phía Mỹ khẳng định các nhân
viên Huawei đã chuyển những thông tin nhạy cảm về "Tappy" như hình ảnh, số
4


series và số đo của nhiều loại linh kiện. Đổi lại, các nhân viên này sẽ nhận mức
thưởng cực lớn.
- Cuộc chiến vì công nghệ tương lai: Một số công nghệ Huawei sở hữu được
đánh giá là tương lai của 5G, công nghệ mà phía Mỹ rất muốn kiểm soát. Ở thời
điểm hiện tại, Huawei là nhà phát triển 5G hàng đầu thế giới, cung cấp công
nghệ hỗ trợ quá trình triển khai các mạng lưới không dây 5G.
Huawei chỉ có 2 đối thủ chính trên chiến trường này là Nokia và Ericsson.
Huawei là công ty lớn hơn nhiều so với Nokia và Ericsson, do đó có khả năng
cung cấp công nghệ 5G nhanh hơn, với mức giá rẻ hơn.
Phía Mỹ hạn chế sử dụng công nghệ mạng của Huawei, nhưng chúng vẫn được

áp dụng ở một số khu vực nông thôn nước này. Ngoài ra, công nghệ 5G của
công ty Trung Quốc đã xuất hiện phổ biến tại châu Âu, châu Á và một số khu
vực khác trên thế giới.
Mỹ rất muốn đảm bảo rằng các công ty viễn thông nước này dẫn đầu trong lĩnh
vực công nghệ 5G. Bởi 5G được đánh giá là sẽ tạo ra làn sóng công nghệ làm
thay đổi nền kinh tế mới, ví dụ như xe tự hành.
2.3. Diễn biến
Bảng tóm tắt diễn biến cuộc chiến Huawei giữa Mỹ - Trung
Thời gian

Động thái của các bên
Mỹ

Trung Quốc

5


…-2018

Mỹ nghi ngờ Huawei làm gián điệp cho
Trung Quốc, cấm các nhà mạng, doanh
nghiệp trong nước nhập thiết bị, sản
phẩm Huawei.

1/12/2018

Mỹ yêu cầu Canada bắt giữ Giám đốc
Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu với
các cáo buộc lừa đảo nhiều tổ chức tài

chính, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ với
Iran.

16/5/2019

Mỹ đưa tập đoàn viễn thông Huawei và
70 chi nhánh vào "Danh sách thực thể",
cấm các công ty Mỹ bán các sản phẩm
công nghệ cho các công ty viễn thông
Trung Quốc mà không có sự đồng ý của
chính phủ Mỹ.

17/5/2019

Google tuyên bố tuân thủ lệnh cấm, ngay
lập tức rút giấy phép sử dụng hệ điều
hành Android, có nghĩa các điện thoại
mới của Huawei sẽ không được sử dụng
các dịch vụ, sản phẩm của Google, bao
gồm cả Play Store phân phối ứng dụng
trên nền tảng Android.

6


18/5-

Một loạt công ty công nghệ Mỹ như

22/5/2019


Intel, Qualcomm, Broadcom ngưng làm
ăn với Huawei. Hãng thiết kế chip ARM
ngừng “mọi hợp đồng đang có hiệu lực,
các thoả thuận hỗ trợ và tất cả các cam
kết” với Huawei và các công ty con,
nhằm tuân thủ các lệnh cấm vận thương
mại mới được phía Mỹ ban hành. Thiết
kế của ARM là cơ sở cốt lõi của đa số
những bộ vi xử lý đang được dùng trong
các thiết di động trên toàn cầu, trong đó
có bộ xử lý Kirin của Huawei.

22/5/2019

Một loạt nhà mạng châu Á, châu Âu tuyên bố dừng phân phối điện
thoại Huawei mới do lo ngại lệnh cấm sẽ khiến điện thoại Huawei
không có Android.

31/5/2019

Trung Quốc lập danh
sách "thực thể nước
ngoài không đáng tin
cậy",

nhằm

trả


đũa

"danh sách thực thể" của
Mỹ.
29/6/2019

Mỹ và Trung Quốc tái khởi động đàm phán thương mại. Tổng thống
Trump thông báo nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu linh kiện công nghệ
cho Huawei

7


09/07/2019

Mỹ cấp phép cho các công ty Mỹ bán
linh kiện cho Huawei nếu không đe dọa
tới an ninh quốc gia.

05/09/2019

Mỹ và Trung Quốc đồng thuận tiến hành vòng đàm phán thương
mại thứ 13 vào đầu tháng 10/2019 tại Washington

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

8


CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN HUAWEI ĐẾN NỀN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TOÀN CẦU
3.1. Kinh tế
3.1.1 Mỹ
Mọi cuộc chiến tranh đều không đem lại kết quả tốt đẹp nào. Bất kể vì lý do an
ninh hay vì mục đích nào khác, chiến tranh thương mại đều có những tác động
không nhỏ tới nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc.
Đối với Mỹ, những căng thẳng thương mại với Trung Quốc, bạn hàng lớn nhất
của Mỹ, đang khiến kinh tế Mỹ phải trả giá. Theo số liệu công bố cuối tháng
7.2019, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng chậm lại trong quý II.2019 với Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng 2,1% trong khi cả xuất khẩu và đầu tư kinh
doanh đều sụt giảm.
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục cho rằng cuộc chiến
thương mại với Trung Quốc tạo ra nguy cơ đối với kinh tế Mỹ. Tại cuộc họp
chính sách ngày 31.7, FED đã phải cắt giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ
năm 2008 nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế.
Đối với các công ty công nghệ của hai bên: Huawei là một trong những khách
hàng tiềm năng tại thị trường đại lục, nên các biện pháp mới của Mỹ nhằm hạn
chế xuất khẩu các linh kiện điện tử có thể khiến cho các tập đoàn công nghệ của
Mỹ thiệt hại hàng tỉ USD. Sau khi ban hành lệnh cấm Huawei, hoạt động
thương mại của Mỹ với Trung Quốc giảm từ 30-70% trong dài hạn do lượng
xuất khẩu linh kiện điện tử như bán dẫn, chip sang Trung Quốc bị giảm mạnh.
Nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và tập đoàn điện thoại thông
minh đứng thứ hai tại thị trường này phụ thuộc phần nhiều vào hàng chục công
ty tại thị trường Mỹ. Theo thống kê, vào năm 2018, tập đoàn Huawei đã mua
lượng linh kiện trị giá 70 tỉ USD từ 13.000 nhà cung cấp. Trong đó có tới
9


khoảng 11 tỉ USD được chi trả cho các sản phẩm nhập khẩu từ hàng chục doanh
nghiệp điện tử tại Mỹ, bao gồm chíp máy tính từ Qualcomm (QCOM) và

Broadcom (AVGO), cũng như Microsoft (MSFT) và Google (GOOGL) Andro.
Hơn nữa, mất 1 đối tác làm ăn như Huawei, đồng nghĩa với việc các công ty
công nghệ của Mỹ phải cắt giảm sản xuất và khiến 74.000 người mất việc.
Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến công việc của những người đang làm trong
các lĩnh vực khác.
Thị trường chứng khoán và tài chính của Mỹ cũng chịu những ảnh hưởng không
nhỏ khi lệnh cấm của chính quyền Tổng thống Donald Trump với tập đoàn
Huawei có hiệu lực. Ngay khi Nhà Trắng quyết định tạm hoãn lệnh cấm đối với
“ông lớn công nghệ” của thị trường đại lục, chứng khoán Mỹ lập tức có dấu
hiệu tăng trở lại nhờ lợi nhuận trong lĩnh vực công nghệ.
3.1.2 Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, chiến tranh Huawei với Mỹ đã khiến cho nền kinh tế nước
này nhận nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo thống kê, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Trung Quốc trong quý II.2019 chỉ đạt 6,2%, mức thấp nhất trong 3
thập kỷ qua, tổn thất GDP thực tế hàng năm ước chừng khoảng 0.3%.Tình hình
đang tiếp tục xấu đi khi sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu hiện nay cũng
nghiêm trọng không kém so với thời điểm năm 2015, khi nền kinh tế Trung
Quốc bị tác động bởi sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán. Kim ngạch xuất
khẩu của Trung Quốc đã giảm 1,3% trong tháng 6-2019 so với mức tăng 1,1%
trong tháng 5-2019.
Xu hướng các công ty đa quốc gia rời bỏ Trung Quốc, một phần do chi phí nhân
công ngày càng gia tăng ở Trung Quốc, có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng
của quốc gia được mệnh danh là công xưởng của thế giới này.
Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong 4 thập kỷ qua đóng vai trò quan trọng
trong việc mang lại cho nước này những công nghệ và kỹ năng quản lý mới.
10


Thế nhưng, chi phí nhân công cao thời gian qua đang khiến Trung Quốc mất đi
lợi thế cạnh tranh trong những ngành không đòi hỏi kỹ thuật cao.

Đối với riêng Huawei, tập đoàn này tự đưa ra dự đoán doanh số smartphone trên
toàn cầu trong năm 2019 sẽ giảm từ 40-60% bởi danh sách đen của chính phủ
Mỹ. Hãng công nghệ Trung Quốc cũng đang tính toán nhiều chiến lược khác
nhau nhằm ứng phó với tình hình khó khăn hiện tại; trong đó có cả phương án
ngừng bán một số mẫu smartphone mới được giới thiệu tại thị trường quốc tế.
Để bù đắp sự sụt giảm doanh số ở nước ngoài, Huawei đã đặt mục tiêu chiếm
tới 1 nửa thị trường smartphone Trung Quốc trong năm 2019.
Các ngành sản xuất hàng điện tử, các ngành chế tạo khác của Trung Quốc nư
vận tải, máy ảnh, an ninh,... bị ảnh hưởng nặng nề do Huawei còn phụ thuộc vào
linh kiện, bán dẫn của Mỹ.
3.1.3 Thế giới
- Mạng di động
Mạng di động ở Châu Á và Châu Âu đang tạm ngừng các đơn đặt hàng điện
thoại thông minh Huawei sau lệnh cấm của Tổng thống Trump.
+ Vodafone (VOD), nhà khai thác di động lớn thứ hai thế giới hôm 23-5 cũng
tuyên bố tạm dừng các đơn đặt hàng tại Anh cho điện thoại thông minh Huawei
Mate 20X (5G). Nhà mạng lớn nhất của Anh, EE, cũng đang trì hoãn việc giới
thiệu điện thoại thông minh mới của Huawei. Đối tác thiết kế vi mạch của
Huawei là tập đoàn ARM cũng quyết định đình chỉ hợp tác với hãng này.
- Các công ty sản xuất thiết bị viễn thông khác
+ Apple
Trung Quốc sẽ bảo vệ Huawei bằng việc kêu gọi người dân tẩy chay sản phẩm
Mỹ, hoặc kiểm duyệt, gây khó khăn cho các công ty Mỹ. Từ đó, làn sóng tẩy
chay iPhone đã diễn ra mạnh mẽ tại các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó các
11


nhân viên được trợ giá nếu mua smartphone Huawei nhưng bị phạt tiền, thậm
chí bị sa thải nếu chọn sản phẩm Apple.
Theo Adam Segal, Giám đốc kỹ thuật số và an ninh mạng tại Hội đồng Quan hệ

Quốc tế của Mỹ, Apple sẽ là mục tiêu cao nhất cho đòn phản công của Trung
Quốc, bởi sản phẩm của họ được bán trực tiếp tới người dân nước này. Đồng
quan điểm, Dan Ives, Giám đốc điều hành tại công ty quản lý đầu tư Wedbush,
đánh giá Apple sẽ là công ty hứng chịu nguy cơ bị trả đũa cao nhất, dù Trung
Quốc có thể sẽ không quá mạnh tay bởi Apple đang mang lại việc làm cho 1,4
triệu người Trung Quốc. Mặt khác, phần lớn các sản phẩm phần cứng của Apple
như iPhone, iPad, Watch và Mac được lắp ráp, nhập khẩu từ Trung Quốc, rủi ro
chịu thuế nhập khẩu khá lớn, do vậy dự đoán Apple có thể trở thành "con tin" để
Trung Quốc gây sức ép đối với Mỹ.
+ Samsung
Khi hai đối thủ lớn nhất là Huawei và Apple đều chịu tác động bởi chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, Samsung trở thành "ngư ông đắc lợi". Huawei từng
nhiều lần tuyên bố sẽ vượt qua Samsung trên thị trường smartphone trong vài
năm tới, do đó việc hãng Trung Quốc gặp hạn là cơ hội để Samsung gia tăng
cách biệt, giữ chắc ngôi đầu. Trong khi đó, iPhone có nguy cơ bị áp mức thuế
cao cũng khiến hãng Hàn Quốc hưởng lợi.
Theo chuyên gia Greengart phân tích, doanh số các dòng điện thoại cao cấp của
Samsung có thể tăng nhẹ, nhất là khi các mẫu smartphone gặp Galaxy Fold và
phiên bản Galaxy Note thế hệ mới ra mắt vào cuối hè này, trong khi số phận của
điện thoại Huawei còn chưa rõ ràng.
Các công ty Trung Quốc
Google mới chỉ ngừng cấp phép Android đối với Huawei. Tuy nhiên, thời gian
tới, bất kỳ một công ty điện thoại Trung Quốc nào dùng Android cũng có thể bị
ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nếu bị đưa vào danh sách
12


"mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm năng" của Mỹ. Do đó, Oppo hay Xiaomi vẫn
có nguy cơ bị loại khỏi hệ sinh thái Android bất cứ lúc nào.
3.2. An ninh chính trị

3.2.1 Quan hệ Mỹ Trung
Từ cuối 2017 đầu 2018, Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh
chiến lược (với Chiến lược An ninh Quốc gia và Chiến lược Quốc phòng Quốc
gia), thậm chí gần đây, còn coi Trung Quốc là người thách thức Mỹ vì những
toan tính địa chiến lược toàn cầu. Quan hệ Mỹ-Trung chuyển trọng tâm sang
cạnh tranh chiến lược, cả về địa chính trị và địa kinh tế, chứ không chỉ về
thương mại.
Năm 2012, sau cuộc điều tra kéo dài 1 năm, Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ đã
công bố báo cáo cho thấy Huawei đặt ra mối đe dọa an ninh cho Mỹ.
Báo cáo kết luận Huawei và công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc đã hành
động thay mặt chính phủ Trung Quốc, và do đó không nên được phép vận hành
các hạ tầng quan trọng vốn kiểm soát mạng không dây của Mỹ.
Trước mối lo ngại này, chính quyền ông Trump còn yêu cầu các đồng minh của
Washington dừng mua thiết bị viễn thông từ Huawei. Theo đó, ở góc độ địachính trị, Mỹ cũng đã có một loạt các động thái: hủy bỏ Hiệp ước kiểm soát vũ
khí tầm trung (INF), trong đó có yêu cầu phải đưa kho vũ khí của Trung Quốc
vào tầm kiểm soát; tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan; chủ động nắm tiến trình
giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên; hạ bệ sáng kiến thế kỷ của Trung Quốc về
Vành đai con đường (là can thiệp, bẫy nợ, làm phụ thuộc); đưa sáng kiến Chiến
lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do rộng mở; đẩy mạnh an ninh tự do
hàng hải ở Biển Đông; tìm cách lấy lại ảnh hưởng ở châu Phi, Mỹ Latinh, Nam
Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng… và gần đây là
Thượng viện Mỹ đã thông qua đạo luật nhân quyền Hồng Kông.

13


Trong sự cạnh tranh đó, Trump sử dụng kinh tế – thương mại – công nghệ, là
cái Mỹ có thế mạnh, làm đòn chủ yếu và tiên phong. Tuy nhiên, hai bên, kể cả
Mỹ, leo thang không phải để triệt tiêu nhau, mà chủ yếu để giành lợi thế, về một
thỏa thuận thương mại cũng như về địa chiến lược.

3.2.2 Quan hệ Trung Quốc-Canada
Vụ bà Mạnh Vãn Chu -CFO của tập đoàn công nghệ Huawei - bị bắt giữ tại
Canada đã làm tan vỡ chính sách Trung Quốc của Chính phủ Trudeau, đồng thời
nhấn chìm chính sách đối với Canada của Bắc Kinh.
Theo bài viết trên tờ Globe and Mail, mối quan hệ Canada-Trung Quốc trong
vài tuần qua khá căng thẳng. Trung Quốc đã trả đòn Canada vì đã bắt giám đốc
tài chính Huawei bằng cách bắt hai công dân Canada là cựu nhân viên ngoại
giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor với các cáo buộc liên quan
đến "an ninh quốc gia".
Cuộc khủng hoảng ngoại giao này đã xua tan mọi ảo tưởng ở hai bờ Thái Bình
Dương. Theo giới chuyên gia Canada, vấn đề bây giờ không phải là từ chối giao
thương với Trung Quốc, đóng cửa biên giới với du khách, sinh viên và người
nhập cư, hay coi Trung Quốc là kẻ thù. Vấn đề bây giờ là duy trì các mối quan
hệ cùng có lợi với Trung Quốc.
3.2.3 Quan hệ các nước đồng minh Mỹ và Trung Quốc
- Các quốc gia cấm vận Huawei đang đối mặt nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa. Kể
từ khi cấm Huawei tham gia vào các kế hoạch 5G của mình vào năm ngoái,
Australia đã gặp muôn vàn rào cản trong xuất khẩu than sang Trung Quốc, bao
gồm cả sự trễ nải của hải quan từ phía nước này.
- Căng thẳng với Huawei cũng đang gây chia rẽ trong nhóm Five Eyes (Nhóm
chia sẻ thông tin "Five Eyes" gồm Anh, Canada, Australia và New Zealand) vốn
là một trong những nền tảng của an ninh phương Tây sau Thế chiến thứ hai.

14


- Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng sẽ dễ bị Mỹ và các đồng minh
tấn công. Năm 2015, Bắc Kinh đã phàn nàn họ là nạn nhân của gián điệp mạng,
mà không xác định được nghi phạm. Các tài liệu từ Cơ quan an ninh Quốc gia
bị tuồn ra bởi Edward Snowden cho thấy Mỹ đã xâm nhập vào các hệ thống

máy chủ của Huawei. Dù vậy, những thông tin này chưa thể kiểm chứng.
3.2.4 Chính trị các quốc gia khác
- Mỹ lôi kéo đồng minh tẩy chay Huawei
Nhiều quốc gia khác đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng phải chọn lựa
giữa các nhà cung cấp Trung Quốc và Mỹ cho công nghệ không dây 5G.
Washington kêu gọi các nước không mua thiết bị từ Huawei với lời cảnh báo,
họ có thể trở thành nạn nhân của gián điệp Trung Quốc.
Priscilla Moriuchi, một chuyên gia về Đông Á tại Cơ quan An ninh Quốc gia
cảnh báo, cả ZTE và Huawei đều có quan hệ thân cận với giới quân sự và chính
trị Trung Quốc. "Nguy cơ từ những công ty như vậy nằm ở sự tiếp cận của họ
với các hạ tầng cơ sở internet trọng yếu", bà Moriuchi nói.
Theo Wall Street Journal, các quan chức Chính phủ Mỹ dường như đang liên hệ
với người đồng cấp ở các nước đồng minh chủ chốt như Đức, Italia, Nhật Bản
để thảo luận về mối đe dọa an ninh mạng liên quan đến các thiết bị Trung Quốc.
Theo đó, Mỹ được cho là đang kêu gọi các đồng minh thuyết phục các công ty
của các quốc gia này ngừng sử dụng các thiết bị do Huawei sản xuất. Bởi theo
các quan chức Mỹ, sự xuất hiện của các thiết bị viễn thông do Trung Quốc sản
xuất tại các quốc gia mà Mỹ đặt căn cứ quân sự như Đức, Nhật Bản và Italia có
thể gây ra mối đe dọa an ninh. Để gia tăng sức nặng cho lời kêu gọi này, Mỹ có
thể chi ngân sách hỗ trợ phát triển viễn thông cho các quốc gia "tẩy chay" thiết
bị của Huawei. Cụ thể, Mỹ khẳng định sẵn sàng viện trợ tài chính cho các quốc

15


gia khác để mua thiết bị viễn thông từ các nhà cung cấp khác như Nokia,
Ericsson hoặc Samsung.
- Quan hệ chính trị giữa các nước đồng minh Mỹ với Trung Quốc
Cùng với Mỹ, Australia đã ban lệnh cấm Huawei cung cấp các thiết bị không
dây thế hệ thứ 5 tại quốc gia này.

Anh cũng tiến hành theo dõi chặt chẽ hoạt động của Huawei. Những động thái
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất Trung
Quốc. Vì thế, giới phân tích cho rằng: Nếu các đồng minh Đức, Italia và Nhật
Bản hưởng ứng lời kêu gọi này, thì khó khăn mà Huawei phải đối mặt càng
thêm chồng chất.

Người Phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May cho biết Chính phủ nước này
sẽ xem xét chính sách đối với mạng không dây 5G và sẽ có thông báo chính
thức. Người Phát ngôn của Thủ tướng May khẳng định Chính phủ Anh sẽ đánh
giá những rủi ro nếu phát sinh bất cứ quan ngại nào trước khi thông báo liệu có
cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại Anh hay không. Quan chức
này cho rằng, London xác định rõ sẽ không “bật đèn xanh” cho những nhà cung
cấp gây rủi ro cao cho những hạng mục của mạng 5G có vai trò an ninh trọng
yếu.
Không những vậy, tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Anh, BT Group cũng đưa
quyết định tháo bỏ thiết bị truyền tin cốt lõi do Tập đoàn viễn thông Trung Quốc
Huawei sản xuất ra khỏi hệ thống truyền tin qua mạng Internet.
Theo thông cáo của BT, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Anh và cũng là một
trong những đối tác phương Tây lớn, lâu đời nhất của Huawei, hãng này cũng
đang trong tiến trình gỡ bỏ thiết bị của tập đoàn Huawei ra khỏi mạng cung cấp

16


dịch vụ 3G và 4G và sẽ áp dụng nguyên tắc này đối với cơ sở hạ tầng viễn
thông 5G của họ.

CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC ĐỤNG ĐỘ HUAWEI ĐẾN VIỆT
NAM VÀ HƯỚNG ĐI CỦA VIỆT NAM
4.1 Ảnh hưởng của đụng độ Huawei đến Việt Nam và người tiêu dùng Việt

Nam
Ngày 15/5/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty
Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại nước này coi là rủi ro với an
ninh quốc gia, trong đó có Huawei. Cùng ngày, Bộ thương mại Mỹ đưa doanh
nghiệp này và khoảng 68 chi nhánh vào danh sách những bên bị cấm mua các
bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ, nếu không có sự chấp thuận của chính phủ
Mỹ.
Vài ngày sau, Google cũng ngừng cấp phép Android với Huawei. Theo Reuters,
các mẫu điện thoại Huawei tương lai sẽ không thể truy cập Google Play và các
dịch vụ khác của Google.
Điều này khiến không ít người tiêu dùng đặt câu hỏi: những chính sách mới trên
thế giới đối với Huawei sẽ tác động như thế nào đến thị trường Việt Nam?
Theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4.2013,
có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của

17


Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các
nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc này.
Riêng trong năm 2009, đã có hơn 5 triệu thiết bị như USB, modem, router của
Huawei và ZTE đã được bán ra trên thị trường Việt Nam. Ông Trịnh Ngọc
Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA) từng nhận xét rằng đây
là mối lo về an ninh, an toàn cho viễn thông trong nước.
Tuy nhiên theo báo cáo chiến lược thị trường mới nhất của Công ty Chứng
khoán VNDirect cho thấy, Huawei chiếm 4% thị phần điện thoại thông minh tại
Việt Nam với tổng giá trị đạt 2,650 tỷ đồng tương đương khoảng 114 triệu USD
vào năm 2018.
Theo nguồn tin trên báo Lao Động, hiện tại, thị phần smartphone Huawei tại
Việt Nam chưa tới 10%. Vì thế, lệnh cấm Huawei từ phía Mỹ sẽ ảnh hưởng đến

người dùng smartphone Huawei tại Việt Nam là có nhưng không phải là quá
trầm trọng.
Dù vậy, trên một số diễn đàn công nghệ, nhiều người dùng điện thoại Huawei
vẫn bày tỏ sự lo lắng khi không còn kho ứng dụng.Thậm chí, có khách hàng còn
đề nghị bán hoặc đổi trả smartphone Huawei đã mua.
Tại thị trường Việt Nam, VNDirect kỳ vọng rằng, việc Mỹ đưa Huawei vào
“danh sách đen” thương mại sẽ không làm ảnh hưởng lớn đến các kênh phân
phối bán lẻ đang phân phối chính thức sản phẩm của hãng này đó là FPT Retail
và Thế giới di động.
Mặc dù hiện nay, doanh số bán điện thoại thông minh của Huawei tại hai nhà
phân phối này chỉ giao động từ 4-6%. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với họ đó
là hàng sẽ bị tồn kho và các hợp đồng bán máy trả góp sẽ bị ảnh hưởng.

18


4.2 Hướng đi của Việt Nam
a.Về phía Huawei Việt Nam
Trước những diễn biến này, VNDirect đã dự báo rằng, Huawei có thể đưa ra hai
giải pháp để tránh cho trường hợp tồn kho sản phẩm xảy ra.
Trường hợp đầu tiên, đó là Huawei và các đối tác sẽ chia sẻ chi phí và thanh lý
hàng tồn kho bằng cách giảm giá, khuyến mãi, để kích cầu.
Trường hợp thứ 2, Huawei sẽ mua lại cổ phiếu từ các đối tác như cách mà
Samsung đã làm khi xảy ra sự cố về pin của sản phẩm Galaxy Note 7.
Được biết, cả FPT Retail và Thế giới di động đang trong quá trình đàm phán với
Huawei để có thể đưa ra được giải pháp tối ưu.
Trong trường hợp, nếu Huawei không hỗ trợ các đối tác của mình thì VNDirect
cho rằng, sau này Huawei sẽ phải trích lập dự phòng cho các sản phẩm của
hãng.
Theo đó, khoản dự phòng này dự kiến là 110 tỷ đồng cho Thế giới di động và

40 tỷ đồng cho FPT Retail, tương đương 3,8% và 11,5% lợi nhuận ròng của các
hãng này trong năm 2018, theo ước tính của VNDirect.
b.Về phía cơ quan nhà nước
- Phải đa phương hóa tối đa các quan hệ kinh tế, ngoài việc ký kết hiệp định
CPTPP là bước tiến rất tốt nhưng ta cần đi xa hơn nữa để bổ sung những thị
trường đã không còn tồn tại. Mặt khác, ta phải ngăn chặn sự chi phối, dưới mọi
hình thức của một quốc gia hay khối kinh tế, lên nền kinh tế Việt Nam.
- Đánh giá, thanh tra, rà soát, kiểm soát chặt chẽ những tình huống, những rủi ro
nếu phát sinh đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh mạng.
- Chính phủ phải khuyến khích về đầu tư trong những lĩnh vực sản xuất hiện
nay, và ưu tiên cho các nhà máy dùng những máy móc tối tân, đầu tư vào các
19


ngành công nghệ và trí tuệ cao, và nhất là phải tạo cơ hội để huấn luyện công
nhân Việt Nam có thể hấp thụ công nghiệp mới.

20


KẾT LUẬN
Việt Nam đang là nước hội nhập sâu rộng trong một hệ thống thương mại toàn
cầu có tính phụ thuộc lẫn nhau rất cao. Nước ta cũng có quan hệ thương mại
chặt chẽ với cả hai cường quốc Mỹ, Trung. Một cuộc chiến thương mại giữa hai
nền kinh tế lớn nhất thế giới chắc chắn không phải là tin tốt cho Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế rằng trong trường hợp chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung gia tăng ở quy mô toàn diện, cơ hội sẽ đến với nhiều
quốc gia khác với vai trò là nước cung cấp thay thế hàng hoá cho 2 thị trường
này. Như vậy, Việt Nam cũng dành cho mình một cơ hội.
Dù chiến tranh thương mại không phải là một điểm tốt cho tương lai, Việt Nam

vẫn sẽ kiểm soát được tình hình và tiếp tục cải tổ nền kinh tế trên lộ trình tự do
hóa thương mại của mình lịch sử đã cho thấy về mặt chính trị, Việt Nam đã ứng
phó rất tốt trước tranh chấp của các ông lớn. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng
điều tương tự cũng sẽ xảy ra về mặt kinh tế.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nghiên cứu quốc tế, 2019, Thương chiến Mỹ - Trung nhìn từ góc độ chính trị
đối ngoại và vận hội đất nước, truy cập ngày 03 tháng 12 năm 2019
/>2. Bnews, 2018, nhìn nhận lại hiện trạng mối quan hệ giữa Canada và Trung
Quốc, truy cập ngày 03 tháng 12 năm 2019
/>3. Kiến thức, 2019, Lệnh cấm của ông Trump ảnh hưởng như thế nào tới
Huawei ở Việt Nam, truy cập ngày 03 tháng 12 năm 2019
/>4. Diễn đàn doanh nghiệp, 2019, Mỹ hạn chế Huawei có ảnh hưởng đến thị
trường smartphone Việt Nam, truy cập ngày 03 tháng 12 năm 2019
/>5. Baoquocte, 2018, những cuộc chiến thương mại trong quá khứ, truy cập ngày
05 tháng 12 năm 2019
/>6. Vnexpress, 2019, chuyên gia Mỹ các nước mắc kẹt giữa thương chiến Mỹ Trung, truy cập ngày 04 tháng 12 năm 2019
/>22


7. Wikipedia, 2019, chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc 2018 – 2019,
truy cập ngày 04 tháng 12 2019
/>%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_Hoa_K%E1%BB%B3_
%E2%80%93_Trung_Qu%E1%BB%91c_2018%EF%BC%8D2019
8. Vneconomy, 2018, vụ bắt giám đốc Huawei hé lộ một cuộc chiến thương mại
Mỹ - Trung khác, truy cập ngày 05 tháng 12 năm 2019
/>9. VOA, 2017, quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau khi ông Trump tuyên thệ

nhậm chức, truy cập ngày 04 tháng 12 năm 2019
/>10. Zingvn, 2019, Huawei đã làm gì khiến tổng thống Donald Trump ra lệnh
trừng trị, truy cập ngày 04 tháng 12 năm 2019
/>11. VCCI, 2019, Bảng tóm tắt những mốc sự kiện chính trong cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung, truy cập ngày 5/12/2019
/>fbclid=IwAR3XcWrmiMT42eNMIGIOFy3pouewoid4gocrM4Ts1IaZmcPLIC2
emS4WRPE
12. Mai Hà, 2019, Hơn thiệt từ lệnh cấm Huawei, truy cập ngày 5/12/2019
23


/>13. Reference.vn, 2019, Tại sao Mỹ đánh trực tiếp Huawei?, truy cập ngày
5/12/2019
/>fbclid=IwAR11dnJYnILdo9xvGUtLZCgw0o9Jq5VpZr_OpmXJT9McRoo9Fw
1WxhhCkL4
14. TTXVN, 2019, Mỹ tiếp tục siết chặt lệnh cấm với Tập đoàn Huawei, truy
cập ngày 5/12/2019
/>
24



×