Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận kỹ năng lãnh đạo phong cách lãnh đạo của winston churchill

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.22 KB, 27 trang )

I)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

1. Khái niệm lãnh đạo phục vụ
Lãnh đạo phục vụ - Servant Leadership: Theo quan điểm của Greenleaf thì nhà lãnh
đạo trước hết là người phục vụ, họ luôn vượt qua các lợi ích của bản thân để đáp ứng
mong muốn của những người khác bằng cách giúp họ phát triển tính chuyên nghiệp và
cảm xúc. Trong tác phẩm “The servant as leader”, Greenleaf viết “Nhà lãnh đạo phục vụ
trước tiên phải là người phục vụ, bắt đầu với cảm xúc đầu tiên rằng một người muốn được
phục vụ. Sau đó lựa chọn có nhận thức sẽ mang người đó đến với khát khao lãnh đạo” 1.
Do đó, các nhà lãnh đạo phục vụ luôn nghĩ về trách nhiệm đạo lý với những người khác,
coi lãnh đạo như cơ hội gánh vác trọng trách chứ không dẫn dắt từ trên cao.
Lãnh đạo phục vụ dựa trên bốn thành tố như sau:
Giúp đỡ người khác phát hiện tiềm năng: Lãnh đạo phục vụ có vai trò giúp cấp
dưới phát hiện điểm mạnh tiềm ẩn để tạo ra sự khác biệt. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo
có được sự đồng cảm với hoàn cảnh của người khác. Nhà lãnh đạo phục vụ không ngần
ngại bày tỏ cả những điểm yếu của mình.
Xây dựng và duy trì niềm tin của cấp dưới: Lãnh đạo phục vụ có được niềm tin
của cấp dưới bằng sự trung thực và đúng đắn trong lời nói. Họ không có gì phải che dấu,
và họ sẵn lòng từ bỏ quyền hành, tiền thưởng, sự ghi nhận hay quyền kiểm soát.
Phục vụ nhu cầu của người khác hơn bản thân: Đặc tính của lãnh đạo phục vụ là
mong muốn giúp đỡ, hơn là đạt được quyền hành và kiểm soát người khác. Họ làm những
gì tốt cho người khác, và quyết định vì tương lai của người khác hơn là của mình.
Lắng nghe hiệu quả: Lãnh đạo phục vụ không áp đặt ý chí của họ lên những người
khác, mà chuyên chú lắng nghe những vấn đề người khác đang gặp phải, rồi hướng nỗ lực
hành động của mọi người theo cách tốt nhất. Lãnh đạo phục vụ luôn bày tỏ sự tin tưởng
và cam kết với người khác hơn các kiểu lãnh đạo khác.
1 Nguồn: THE SERVANT AS LEADER, />
1



2. Những đặc điểm của phong cách lãnh đạo phục vụ
Trong lịch sử, rất nhiều học giả lỗi lạc về phong cách lãnh đạo phục vụ đã đưa ra
danh sách ngắn gọn và chính xác về các yếu tố chính làm nên phong cách lãnh đạo này,
đặc biệt phải nhắc tới Larry C. Spears. Ông chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo này bao gồm
ít nhất 10 yếu tố cơ bản. Mặc dù trong các bài nghiên cứu của mình, Larry Spears đã đưa
ra 1 danh sách các yếu tố rất đa dạng, nhưng ông nhấn mạnh rằng có thể vẫn tồn tại những
đặc điểm khác chưa được liệt kê đóng góp vào sự hình thành của phong cách lãnh đạo
phục vụ. So sánh công trình của Spears với những công trình khác của Robert Greenleaf,
Robert F. Russell và A. Gregory Stone, ta có thể rút ra 1 danh sách chọn lọc gồm 10 yếu
tố quan trọng nhất của 1 nhà lãnh đạo phục vụ (chủ yếu được lấy từ nghiên cứu của Larry
Spears) bao gồm: óc sáng kiến, sự lắng nghe, sự thấu cảm, nhận thức, tầm nhìn xa, sự
thuyết phục, phẩm chất quản lý, sự tín nhiệm, cam kết vì sự phát triển của người khác và
sự minh bạch. Trong đó, 4 nhân tố nên tảng hơn cả là sự tín nhiệm, tầm nhìn, sự thuyết
phục và phẩm chất quản lý.2
Có lẽ yếu tố cơ bản và dễ thấy nhất ở phong cách lãnh đạo phục vụ chính là sự tín
nhiệm. Nhà lãnh đạo nhất thiết phải có khả năng khơi gợi sự tin tưởng từ những người họ
phục vụ, và ngược lại, những nhân viên cần thực sự đặt niềm tin vào năng lực, sự chân
thành, liêm chính và tín nhiệm của lãnh đạo. Sự tin tưởng được thể khi các nhân viên yên
tâm giãi bày những khó khăn, khúc mắc với lãnh đạo của mình vì họ có niềm tin rằng
người lãnh đạo đó có khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra những hành động cụ thể. Một
khi nhà lãnh đạo duy trì được sự tin tưởng này ở nhân viên, kết hợp với năng lực, sự minh
bạch, biết lắng nghe và các phương thức khác, sự tín nhiệm sẽ được hình thành. Dĩ nhiên,
tất cả nỗ lực trên đều phải được thực hiện một cách có đạo đức chứ không phải bằng thủ
đoạn, nhà lãnh đạo phải cho nhân viên thấy rằng mình đang dẫn dắt học bằng cách phục
vụ những nhu cầu của họ theo cách chính đáng. Như vậy, sự tín nhiệm mà nhân viên đặt
vào người lãnh đạo bắt nguồn từ nhận thức của họ về hiệu quả làm việc hay động cơ tiềm
năng của nhà lãnh đạo đó.
2 Nguồn: Larry C. Spears, 2010, Character and Servant Leadership: Ten Characteristics of Effective, Caring
Leaders


2


Yếu tố thứ hai quan trọng không kém đó chính là tầm nhìn. Tầm nhìn là “khả năng
đoán biết trước kết quả có thể xảy ra của 1 tình huống nhất định, giúp nhà lãnh đạo phục
vụ hiểu được những bài học kinh nghiệm từ quá khứ, tính xác thực của hiện tại và kết quả
có thể xảy ra của 1 quyết định trong tương lai” (theo Spears). Tầm nhìn là 1 lợi thế lớn
của nhà lãnh đạo khi gặp phải những tình huống khó khăn, vì họ có thể xác định chính
xác đâu là những yếu tố cần phải giải quyết. Nếu không có tầm nhìn xa, bất kể khi nào
gặp khó khăn, nhà lãnh đạo chỉ đơn thuần là ứng biến dựa trên những lý thuyết dập khuôn
chứ không hề lường trước được những khả năng hệ quả. (Theo Greenleaf). Vì thế, tầm
nhìn sẽ cho phép nhà lãnh đạo phục vụ đưa ra quyết định để hỗ trợ nhân viên của mình
trong dài hạn.
Sự thuyết phục là 1 nhân tố không thể thiếu nữa của phong cách lãnh đạo phục vụ,
tuy nhiên nó lại rất dễ bị lãng quên. Khác với sự chấp thuận miễn cưỡng, nhà lãnh đạo
phục vụ luôn hướng tới mục tiêu thuyết phục để cấp dưới tự nguyện nghe theo. Rõ ràng,
việc sử dụng khả năng thuyết phục sẽ đặt ra khá nhiều câu hỏi về lợi ích – chi phí. Chi phí
rõ nhất có thể nhận thấy khi 1 nhà lãnh đạo sử dụng tính thuyết phục thay vì sự áp chế đối
với nhân viên chính là công sức và thời gian bỏ ra. Tuy nhiên, sự thuyết phục lại giúp
nuôi dưỡng sự đồng lòng nhất trí của cả tập thể, giữa các nhân viên và giữa nhân viên với
lãnh đạo. Điều này chắc chắn sẽ giúp các nhà lãnh đạo, đặc biệt là các nhà lãnh đạo phục
vụ dễ dàng dẫn dắt nhân viên một cách hiệu quả hơn. Nhà lãnh đạo phục vụ có rất nhiều
phương thức thuyết phục như truyền cảm hứng, thảo luận và nêu ra những lợi ích mà các
nhân viên quan tâm.
Phong cách lãnh đạo phục vụ cũng được hình thành bởi phẩm chất quản lý. Theo
MerriamWebster, phẩm chất quản lý là sự chỉ dẫn, giám sát hoặc theo dõi sắp xếp một
cách cẩn thận, có trách nhiệm một công việc nào đó đã được giao phó cho cấp dưới.
Spears cho rằng giống như phẩm chất quản lý, lãnh đạo phục vụ luôn đặt mục tiêu làm
thỏa mãn nhu cầu của những người mình dẫn dắt lên trên hết bằng sự cởi mở và sức

thuyết phục, trái ngược với sự kiểm soát dựa trên thẩm quyền.

3


Một nhân tố khác tạo nên phong cách lãnh đạo phục vụ xuất hiện trong 1 nghiên cứu
của Greenleaf “The Servant as Leader” chính là óc sáng kiến. Theo ông, “mọi thứ đều bắt
đầu từ những sáng kiến cá nhân” (“Servant Leadership: A Journey”). Trong lãnh đạo, sáng
kiến xuất phát từ cảm hứng, nó giúp nhân viên thấu hiểu, từ đó nghe theo và học hỏi từ
nhà lãnh đạo của mình. Thông thường, óc sáng kiến cũng được coi như yếu tố không thể
thiếu ở những người tiên phong. Bằng việc dùng trí óc nhạy bén và những sáng kiến của
mình để dẫn dắt mọi người giải quyết vấn đề, nhà lãnh đạo phục vụ đã thể hiện tố chất
của người tiên phong. Đặc biệt khi không có câu trả lời rõ ràng cho 1 tình huống cụ thể,
nhà lãnh đạo phục vụ sẽ buộc phải tìm ra phương thức mới để chứng tỏ với nhân viên
rằng họ hoàn toàn có khả năng giải quyết những khó khăn dù chưa từng gặp phải.
Bên cạnh đó, biết lắng nghe cũng là 1 yếu tố không thể bỏ sót. Để đưa ra được
những quyết định chính xác và mang lại sự cân bằng giữa các bên, nhà lãnh đạo phục vụ
cần phải lắng nghe mong muốn của những người mình dẫn dắt để thấu hiểu và tìm ra
hướng đi tốt nhất cho quyết định của mình, từ đó đạt được lợi cho cả tập thể, chứ không
phải riêng họ. Trong khi đó, những người theo phong cách lãnh đạo khác sẽ tùy thuộc vào
mục tiêu hay động cơ của riêng họ để dẫn dắt. Dễ thấy, lắng nghe chính là nền tảng của sự
thấu hiểu, hiểu về nguyên nhân của vấn đề, tình trạng của vấn đề đó hiện tại và đâu là
hướng giải quyết đúng đắn. Một lần nữa, bằng sự lắng nghe, nhà lãnh đạo phục vụ lại đặt
lợi ích của nhân viên lên trên nguyện vọng của bản thân và tìm cách để dẫn dắt họ đạt
được điều họ muốn.
Một nhà lãnh đạo phục vụ cũng không thể thiếu đi sự nhận thức đúng đắn và thức
thời. Nhận thức liên quan mật thiết đến tầm nhìn. Tố chất này giúp nhà lãnh đạo phục vụ
nhận ra các vấn đề và cho phép họ xác định cách tiếp cận vấn đề phù hợp nhất. Đây cũng
là yếu tố quan trọng để hình thành sự thấu hiểu từ bên trong chính nhà lãnh đạo thông qua
việc tự nhìn nhận lại bản thân trong những hoàn cảnh cụ thể, từ đó đưa ra được các quyết

định sáng suốt hơn. Khi nhà lãnh đạo phục vụ nhận biết được những tình huống xảy ra
xung quanh và tác động của chúng tới những người mình đang dẫn dắt, họ sẽ có thể đảm
nhận việc giải quyết khó khăn một cách tốt đẹp hơn.
4


Trong tất cả các yếu tố cấu thành, sự thấu cảm có lẽ là yếu tố dễ nhận biết nhất ở
nhà lãnh đạo phục vụ so với các nhà lãnh đạo khác. Những nhà lãnh đạo theo phong cách
này luôn cố gắng hiểu cảm nhận của không chỉ riêng họ, mà còn của các nhân viên, luôn
quan tâm đến những mối bận tâm và nguyện vọng của họ trong suốt quá trình đưa ra
quyết định. Song hành với sự thấu hiểu sẽ luôn là sự chấp nhận, nhà lãnh đạo phục vụ
không những hiểu được những mong muốn, ý tưởng, dự định của nhân viên mà còn chấp
nhận con người cũng như những thiếu sót của họ.
Một yếu tố quan trọng nữa để làm nên nhà lãnh đạo phục vụ chính là sự minh bạch.
Sự minh bạch giúp nhà lãnh đạo phục vụ tương tác với nhân viên của họ theo nhiều cách,
từ đó làm tăng thêm sự tin tưởng, bày tỏ sự cảm thông và cho phép nhà lãnh đạo lắng
nghe, từ đó nhận thức được nhu cầu của cả tập thể, đúc rút rà tầm nhìn và những phương
án khả thi.
Cuối cùng nhưng quan trọng không kém chính là cam kết vì sự phát triển của mọi
người. Spears cho rằng “Nhà lãnh đạo phục vụ tin rằng mỗi người đều mang trong mình
những giá trị nội tại vượt xa những đóng góp hữu hình của họ với vai trò của 1 nhân viên.
Vì vậy, nhà lãnh đạo phục vụ luôn làm hết sức mình để tạo cơ hội phát triển của từng
thành viên trong cơ quan, tổ chức mà mình đứng đầu.” Greenleaf cũng khẳng định những
nhân viên làm việc dưới trướng nhà lãnh đạo phục vụ luôn vì sự phát triển của họ sẽ “trở
nên khỏe mạnh hơn, khôn ngoan hơn, tự do hơn, khả năng tự làm việc tốt hơn và ngày
càng trung thành.”

5



II) PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA WINSTON CHURCHILL
1. Tiểu sử
1.1. Tổng quan
Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874 – 1965) là một nhà chính trị người
Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia. Churchill, nói
chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử
Anh và lịch sử thế giới. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là
người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ, được tặng thưởng rất nhiều
danh hiệu cao quý.
Vào năm 1895, ông Winston Churchill phục vụ quân đội Anh với cấp bậc Trung Uy
dưới thời đại của Nữ Hoàng Victoria, ông về hưu vào năm 1964 khi làm Dân Biểu trong
triều đại của Nữ Hoàng Elizabeth II, cháu 4 đời của Nữ Hoàng Victoria. Ít có người công
dân nào phục vụ Tổ Quốc Anh lâu như ông Churchill.
Hình ảnh của ông là một nhân vật bệ vệ, luôn luôn có điếu thuốc xì-gà trên miệng và
hai ngón tay giơ lên theo hình chữ V, tượng trưng cho chữ Victory là chiến thắng, đã
mang lại niềm tin cho dân chúng nước Anh, dù cho khi ông Churchill thăm viếng cảnh đổ
nát gây nên bởi oanh tạc cơ Đức Quốc Xã, hay khi ông ra nước ngoài, vận động vì chiến
thắng và hòa bình. Ông Churchill đã từng tuyên bố chỉ cống hiến cho dân tộc Anh “máu,
công sức khó nhọc, nước mắt và mồ hôi” để giúp cho người dân nước Anh bảo vệ được
Tự Do của họ.
1.2. Con đường chính tri
Tháng 12/1900: Winston Churchill gặp một người Mỹ là thiếu tá Pond. Churchill
được thiếu tá Pond giới thiệu là “một vị anh hùng trong 5 trận chiến, một tác giả của 6
cuốn sách và là thủ tướng tương lai của nước Anh”.

6


Tại thành phố New York, Winston còn gặp một người quen cũ, hiện nay là một

chính trị gia hàng đầu: ông Bourke Cochran. Ông là một luật sư thành công, một nhân vật
có uy tín và một diễn giả hữu hạng. Cochran đã giúp đỡ và đối xử với Winston Churchill
như một người con, đã chỉ dạy cho Churchill các bí quyết của tài hùng biện. Về chính trị,
ông Cochran là một nhà cấp tiến, chủ trương tự do mậu dịch giữa các quốc gia và chính
quyền phải giúp đỡ dân nghèo. Ông Cochran cũng cho rằng chính quyền Anh đối xử với
người Boers tại Nam Phi là sai nhầm và sắc dân Ái Nhĩ Lan đứng về phía các người
Boers. Tư tưởng của ông Bourke Cochran đã ảnh hưởng tới Winston Churchill về sau này.
Xuất thân từ giai cấp quý tộc của nước Anh nhưng ông lại lo lắng về các điều kiện
làm việc và gia cư của giới công nhân, của giới dân nghèo. Thời gian bị cầm tù ngắn hạn
tại Pretoria cũng làm cho Winston Churchill suy nghĩ về tình trạng nhà tù và ông tìm kiếm
các đạo luật cải thiện các nhà giam.
Tháng 3 năm 1904, Winston Churchill chỉ trích chính quyền Anh, cho rằng họ phí
phạm ngân quỹ khi đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn về Lục Quân và để phản đối bài diễn văn
của ông, Thủ Tướng Anh thời đó và vài nhân vật đã bước ra khỏi phòng họp của Quốc
Hội. Một tháng sau, ông lại ủng hộ quyền của công nhân được thành lập nghiệp đoàn,
khiến cho các báo chí của phe bảo thủ gọi ông là “cấp tiến” (radical). Winston Churchill
luôn luôn lên tiếng bênh vực cho những gì ông tin là có lợi cho đất nước Anh.
Năm 1905, Winston Churchill được thăng chức lên làm Bộ Trưởng Thương Mại. Tới
lúc này, bởi vì Winston Churchill đã thay đổi từ đảng Bảo Thủ sang đảng Cấp Tiến, nên
theo nội quy, ông phải tranh cử lại và kỳ này, ông đã đắc cử dễ dàng tại thành phố
Dundee, thuộc xứ Tô Cách Lan.
Kể từ năm 1908 tới khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, Winston Churchill đã nắm giữ
nhiều chức vụ cao trong chính quyền Anh: ông luôn luôn tìm các đạo luật tăng lương cho
công nhân và giảm thời gian làm việc, nhưng đây là giai đoạn căng thẳng tại châu Âu.

7


Tới năm 1913, khi ông Herbert Asquith trở thành Thủ Tướng, Winston Churchill
được mời giữ Bộ Trưởng Hải Quân. Từ nay, ông Churchill có cơ hội thi hành các quyền

lực dành cho mình.
1.3. Cương vi Thủ tướng
Ngày 10 tháng 5 năm 1940, Winston Churchill được mời nhận chức vụ Thủ Tướng.
Bài diễn văn đầu tiên của Thủ Tướng Churchill nói trước Quốc Hội Anh là một văn
bản mạnh, đầy ý nghĩa của ngôn ngữ Anh. Ông Churchill đã nói: “Tôi không có gì để
cống hiến ngoài máu, công sức khó nhọc, nước mắt và mồ hôi…” và ông kêu gọi phải
thực hiện “Vinh Quang bằng mọi giá, bởi vì không có Vinh Quang, sẽ không có Sống
Còn”. Các lời nói của Thủ Tướng Churchill là các vũ khí, và sức mạnh của các bài phát
biểu của ông đã được chứng tỏ trong các năm sắp đến. Lời kêu gọi của ông Winston
Churchill đã làm gia tăng tinh thần chiến đấu của dân tộc Anh, giúp họ có thêm cam đảm
trong cuộc chiến đầy gian nan trước lực lượng quân sự Quốc Xã.
Sau cuộc rút lui Dunkirk, Thủ Tướng Churchill lại nói với nhân dân nước Anh:
“Chúng ta sẽ bảo vệ hòn đảo của chúng ta bằng mọi giá … Chúng ta sẽ chiến đấu trên bờ
biển, chúng ta sẽ chiến đấu trên các mảnh đất đổ bộ, chúng ta sẽ chiến đấu trên các cánh
đồng, chúng ta sẽ chiến đấu trên các ngọn đồi …, chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng”.
Trong cảnh đổ nát do công cuộc oanh tạc dữ dội của không quân Quốc Xã, Thủ
Tướng Churchill đã đi an ủi người dân Anh. Ông Churchill thường chào đám đông dân
chúng bằng cách giơ hai ngón tay thành hình chữ V, tượng trưng cho chữ “Victory” hay
“Chiến Thắng”. Dấu hiệu này của Winston Churchill đã được mọi người Anh dùng đến để
biểu lộ niềm tin vào thắng lợi của ngày mai.
Ông Winston Churchill đã hô hào dân chúng Anh kháng chiến vì sự sống còn và nền
tự do của nước Anh. Ông cũng vận động chính quyền Hoa Kỳ tham gia vào các công tác
trợ giúp cũng như tham chiến để mang lại chiến thắng. Trong các giờ phút hiểm nguy và
khó khăn, ông Winston Churchill đã đi khắp nơi và theo ước lượng của người phụ tá của
ông, vị Thủ Tướng 70 tuồi này đã “thực hiện hơn 125,000 dặm trong các công tác chiến
8


tranh, trải qua hơn 800 giờ trên biển và hơn 350 giờ trên không”. Ông Churchill đã gặp
Tổng Thống Roosevelt 9 lần và đã trao đổi với vị Tổng Thống này hơn 1,700 điện tín.

Ngoài ra, sự đóng góp của ông Winston Churchill vào chiến thắng còn được Tướng Omar
Bradley diễn tả bằng câu nói “Mỗi bài diễn văn của ông Winston Churchill tương đương
với một sư đoàn”.
1.4. Từ sau khi hết nhiệm ky
Người dân nước Anh vào thời điểm này đã quan tâm nhiều hơn về các vấn đề thực tế
như công ăn việc làm, trợ cấp an sinh và y tế, trợ cấp gia cư … Việc rời khỏi chính quyền
là một điều thất bại đối với ông Winston Churchill nhưng lại là một niềm vui đối với bà
Clementine, bà coi đó là một thứ ân phước được che dấu khi nghĩ về tuổi cao và các công
sức lớn lao mà ông Winston Churchill đã đóng góp trong thời chiến.
Đầu năm 1946, trong bài diễn văn tại Fulton, ông Winston Churchill đã chứng tỏ là
một nhà hùng biện đáng ghi nhớ. Ông đã nói về Thế Chiến Thứ Hai, về Liên Xô và cách
bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản, và ông Churchill cảnh giác mọi người.
Sau khi rời khỏi chính trường, Winston Churchill trở về với cuộc sống gia đình, với
4 người con đã trưởng thành. Ông cũng dành thời giờ cho bộ môn Hội Họa, đã qua các
nước Pháp, Ý và châu Phi để vẽ phong cảnh. Winston Churchill bắt đầu một dự án lớn, đó
là biên soạn bộ Lịch Sử Thế Chiến II gồm 6 cuốn, và bộ sách nói về các năm ông làm Thủ
Tướng.
Winston Churchill cũng nhận được nhiều danh dự. Ngày 3 tháng 1 năm 1950, Tạp
Chí Time đã đưa hình ông lên bìa báo lần thứ 7, không những ông Churchill được gọi là
“Nhân Vật Trong Năm” mà còn là “Nhân Vật của Thế Kỷ” (Man of the Century).
Vào tháng 10-1951, đảng Bảo Thủ thắng thế trong cuộc bầu cử và vào tuổi 77,
Winston Churchill lại trở lại làm Thủ Tướng. Lúc này ông Churchill nhận thấy các kinh
nghiệm của ông trong thời chiến đã không thích hợp với thời đại mới, nên ông đã phân
quyền cho các nhân viên Nội Các là những người có nhiều khả năng, kể cả ông Anthony
Eden. Winston Churchill chỉ lo tập trung năng lực vào các vấn đề ngoại vụ.
9


Đầu năm 1952, Winston Churchill qua Hoa Kỳ, hội đàm với Tổng Thống Truman về
các vấn đề quốc tế như cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, các vấn đề Trung Đông, các khó

khăn với Liên Xô, các nhu cầu trong quan hệ đồng minh Anh-Mỹ.
Tháng 4 năm 1953, Winston Churchill chấp nhận đề nghị của Nữ Hoàng Elizabeth II
phong cho ông chức Hiệp Sĩ (the Knight of the Garter). Đây là một trong các vinh dự lâu
đời nhất của nước Anh và chỉ được trao tặng cho các nhà quý tộc, nhưng lần này lại thuộc
về một người dân thường. Danh dự này khiến cho ông được gọi bằng Sir Winston
Churchill, giống như Sir Winston đệ nhất, người cha của Hầu Tước Marlborough.
Ngày 10-10-1953, Winston Churchill rất vui mừng khi hay tin ông được trao tặng
Giải Thưởng Nobel về Văn Chương. Winston Churchill thường suy nghĩ về sự căng thẳng
trong cuộc chiến tranh lạnh, giữa các quốc gia tây phương và khối Cộng Sản sau Thế
Chiến II. Sau khi rời khỏi chức vụ Thủ Tướng, Winston Churchill còn được bầu lại vào
Quốc Hội.
Ngày 9-4-1963, Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đã tôn vinh Winston
Churchill là Công Dân Danh Dự của Hoa Kỳ và ca tụng ông Churchill bằng câu “Trong
các ngày đen tối khi nước Anh đứng cô đơn … ông Winston Churchill đã vận động Ngôn
Ngữ Anh rồi gửi ra mặt trận”.
Tháng 1 năm 1965, Winston Churchill bị tai biến mạch máu. Ông qua đời vào sáng
ngày 24-1-1965 ở tuổi 90.
Ngày 30-1-1965, nước Anh đã cử hành lễ Quốc Táng cho Cựu Thủ Tướng Winston
Churchill để ghi công và kính trọng một vị Anh Hùng của đất nước.
Winston Churchill là một chiến sĩ, một chính khách, một sử gia, một nghệ sĩ và cũng
là một bậc Vĩ Nhân xuất sắc trong Lịch Sử của nước Anh với các đức tính cương quyết
trong Chiến Tranh, cao thượng khi Chiến Thắng và đầy thiện chí trong Hòa Bình.

10


11


2. Phân tích phong cách lãnh đạo của Winston Churchill

2.1. Tố chất lãnh đạo của Winston Churchill
Trước khi trở thành vị thủ tướng vĩ đại của nước Anh, trong chính quá trình trưởng
thành Winston Churchill đã cho thấy những tố chất để trở thành một người vĩ đại trong
tương lai:
Thứ nhất, Churchill có động lực trở thành nhà lãnh đạo, trờ thành người có ảnh
hưởng từ rất sớm. Sinh ra trong một gia đình làm chính trị cha mẹ đều là những người có
ảnh hưởng trong xã hội, ông bị gửi vào trường nội trú từ rất sớm. Tuổi thơ cô đơn một
mình đã ghi dấu ấn lên cả cuộc đời ông. Ông không gần gũi với cha mình và luôn khao
khát tình thương của mẹ. Tại trường trung học, khi Churchill có kết quả học tập kém và
thường xuyên bị phạt, ông từng bị cha ông coi là nỗi thất vong, “đứa trẻ không có khả
năng học tập” Có lẽ chính những điều này đã tạo động lực cho ước mơ trở nên vĩ đại hơn
cha mình của Churchill. Năm 1886, một lần ông bị thuật lại là đã tuyên bố "Cha tôi là Bộ
trưởng bộ tài chính và một ngày nào đó tôi cũng sẽ nắm chức vụ đó."
Thứ hai, Churchill là một người rất độc lập. Từ tuổi thơ của ông có thể thấy ông là
một người hướng nội. Không hề có dấu ấn nào về một tình bạn sâu sắc trong tuổi trẻ của
ông. Sự độc lập còn thể hiện ở việc ông không hề dựa vào cha mẹ hay gia tộc của mình
trên con đường tìm kiếm quyền lực.
Thứ ba, Churchill sẵn sàng trải nghiệm và luôn tìm kiếm cơ hội. Năm 20 tuổi, ngay
sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst., ông gia nhập quân đội với
quân hàm Trung uý thuộc trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ. Bị trật khớp tay khi đóng quân ở
Ấn Độ và phải nhận một công việc nhàm chán - một hoàn cảnh không có sức lôi cuốn đối
với chàng trai trẻ, đang muốn lao vào hành động quân sự. Ông bắt đầu tìm kiếm các cuộc
chiến tranh.. Từ năm 1895 ông bắt đầu ra các chiến trường, tham gia vào các cuộc chiến
đẫm máu, trải qua các hoàn cảnh nguy hiểm của bom đạn nhưng điều đó vẫn không ngăn
ông tiếp tục ghi danh vào các đội quân tham chiến dù trên danh nghĩa ông đang được nghỉ
phép dài hạn ở Ấn Độ. Năm 1899, Churchill được cử làm phóng viên chiến tranh cho
12


tờ Morning Post, Một lần ở Nam Phi ông đã chấp nhận đi nhờ trên một chuyến tàu hoả vũ

trang của Quân đội Anh để được ra chiến trường. Đoàn tàu này bị mìn phục kích
của người Boer làm trật đường ray. Dù không chính thức là một chiến binh, Churchill vẫn
nhận lãnh trách nhiệm trong những công việc sửa chữa và khôi phục để đầu tàu và nửa số
toa còn lại chở theo thương binh có thể tiếp tục lên đường.
Thứ tư, Churchill là một người rất kiên định và luôn kiên trì với lập trường của
mình. Năm 1901, khi lần đầu tiên tham gia vào Nghị viên Anh ông đã bị nhiều người chỉ
trích vì quá ưa tranh cãi. Những phản đối với những người cùng Đảng bảo thủ, khiến ông
dần dần bị cô lập hoàn toàn nhưng vẫn không làm Churchill nhượng bộ, thậm chí sau đó
ông đã sẵn sảng đổi sang Đảng tư do để thể hiện sự kiên định của mình.
Thứ năm, Churchill rất tận tâm với nhiệm vụ của mình. Trong quá trình làm thủ
tướng, Churchill đã suýt mất mạng, nhưng không phải bởi những kẻ thù của mình, mà bởi
ông đã làm việc quá mức khi sức khỏe kém. Ông đã bị một cơn đau tim nhẹ tháng 12 năm
1941 tại Nhà Trắng và một lần nữa vào tháng 12 năm 1943 vì viêm phổi. Đã có những lời
đồn thổi rằng thực tế tim của Churchill đã ngừng đập nhưng nhờ các vệ sĩ của ông hành
động đúng đắn và kịp thời nên đã cứu được ông; tuy nhiên, điều này chưa bao giờ được
xác nhận.
Sử dụng mô hình Big Five Traits Model của Digman (1990), với các đặc điểm tính
Tiêu chí

Mức độ

Openness to Experience (Sẵn sàng trải
nghiệm)

Cao

Conscientiousness (Tận tâm)

Cao


Extroversion (Hướng ngoại)

Thấp

Agreeableness (Dễ chịu)

Thấp

Neuroticism (Tâm lý bất ổn)
Chưa xác định
cách trên, ta có thể điền vào bảng dưới đây các kết quả sau:
13


2.2. Phong cách lãnh đạo phục vụ của Winston Churchill
2.2.1. Sự tin cậy
Sự tin cậy là một thuộc tính quan trọng của sự lãnh đạo người phục vụ, vì nó là một
phẩm chất cần thiết cho bất cứ ai đang cố gắng dẫn dắt người khác. Để giữ cho những
người đi theo vui vẻ và sẵn sàng hỗ trợ, một nhà lãnh đạo phải duy trì sự tự tin và sự tin
tưởng của những người đi theo họ. Churchill đã thành công trong việc duy trì sự tự tin của
những người theo ông trong thời gian ông làm Thủ tướng trong Thế chiến II. Bằng cách
luôn luôn thành thật và cởi mở, Churchill chắc chắn vẫn giữ được lòng tin của người dân
khi ông buộc họ phải chiến đấu để bảo vệ Anh Quốc trong Thế chiến II. Chắc chắn, người
Anh tin tưởng ông do sự chủ động lãnh đạo của ông và do sự đảm bảo của ông rằng họ sẽ
giành được thắng lợi từ Thế chiến II.
Có thể thấy rằng sự tự tin và sự đảm bảo Churchill cung cấp cho người dân Anh là
công cụ chính mà ông đã sử dụng để duy trì sự tin tưởng của họ. Về cơ bản, bằng cách
nhận diện mình là một người Anh, làm việc vì lợi ích của những người dân Anh,
Churchill đã thành công trong việc tạo ra sự tin tưởng và tự tin. Người dân đã có thể nhìn
thấy tầm nhìn của ông và quyết định dựa vào ông để làm theo với mục đích của ông. Thật

vậy, Sir Arthur Salter nhận ra rằng Churchill đã kêu gọi sự tự tin của người Anh bởi vì
"khi ông ta phải đối mặt với nhiệm vụ vĩ đại nhất của mình, ông ta đã làm như vậy, như
không có người đàn ông nào khác có thể làm được - và như chính ông ta đã không thể làm
trước đó - như hiện thân của lịch sử và truyền thống Anh. Ông ta là người Anh thiết yếu người Anh 'Everyman', theo nghĩa của mỗi người mà mọi người muốn trở thành "(Gilbert,
Churchill 125). Bằng cách xuất hiện thường xuyên và tự tin vào vai trò lãnh đạo của
mình, Churchill đã có thể lãnh đạo với tư cách là một người lãnh đạo chân chính, với sự
tin tưởng của những người đi theo ông đến với ông một cách tự nguyện.
2.2.2. Tầm nhìn xa
Là một người lãnh đạo phục vụ, người ta nhận ra rằng họ phải tìm ra nhu cầu của
người khác trên chính họ, đó là lý do tại sao tầm nhìn xa tỏ ra là một thuộc tính cần có để
sử dụng. Bằng cách nhìn về quá khứ, các nhà lãnh đạo phục vụ có thể phát triển một cách
14


có trách nhiệm các giải pháp cho những vấn đề họ và những người đi theo họ phải đối
mặt trong hiện tại và tương lai. Trong suốt thời gian ông làm Thủ tướng trong Thế chiến
II, thay vì dẫn dắt một cách mù quáng, Churchill đã nhìn thấy lỗi lầm và thành công trong
việc lãnh đạo những người khác phát triển các chiến lược mà ông có thể sử dụng để dẫn
dắt nước Anh chiến thắng trong Thế chiến II. Martin Gilbert, người đã xuất bản nhiều
cuốn sách về cuộc đời của nhà lãnh đạo vĩ đại này đã từng viết rằng ông tin rằng
Churchill là một "chính khách với tầm nhìn và khả năng" (Gilbert "Churchill"). Ông chắc
chắn đã thể hiện tầm nhìn xa khi ông đưa người dân Anh vào cải cách xã hội rất cần thiết
vào đầu thế kỷ XX sau đó khi ông dẫn dắt họ vượt qua Thế chiến II. Churchill đã một lần
khôn ngoan chỉ ra rằng "đôi khi, con người mặc dù không phải lúc nào cũng khôn ngoan
sau sự việc, nhưng có thể khôn ngoan trước sự việc" (Langworth, "Churchill bởi chính
mình Ngài"). Điều này cho thấy rõ ràng rằng Churchill tin tưởng vào giá trị tầm nhìn xa
như là phương tiện để lãnh đạo thành công.
2.2.3. Sự thuyết phục
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Churchill luôn được tôn trọng bởi sự kiểm
soát xuất sắc và việc sử dụng tiếng Anh của mình. Churchill thường sử dụng lời lẽ ấn

tượng của mình để thu hút sự chú ý của mọi người, những người quan trọng, thậm chí cả
một quốc gia. Thật vậy, sự thuyết phục của Churchill trong thời của ông là Thủ tướng
trong Thế chiến II đã cho phép ông thuyết phục người khác thực hiện và đi theo con
đường dẫn của ông chứ không phải là phi đạo đức buộc tuân theo sự cưỡng chế. Như đã
đề cập trước đó, bằng cách sử dụng thuyết phục để tạo ra sự tuân theo, một nhà lãnh đạo
hiệu quả hơn trong việc xây dựng niềm tin và sự đồng thuận giữa những người đi theo
mình; có rất nhiều kỹ thuật thuyết phục mà người ta có thể sử dụng như một phương tiện
để đạt được kết quả mong muốn. Trong trường hợp của Churchill, người ta có thể tranh
luận rằng ông đã sử dụng thành công ngôn ngữ sống động của mình trong cách lãnh đạo
đầy tớ đầy thuyết phục để thuyết phục người Anh và các đồng minh trong Thế chiến II
rằng họ có thể giành chiến thắng, ngay cả khi dường như họ sẽ không thành công.
Churchill đã sử dụng ngôn ngữ của ông như một phương tiện thuyết phục, một thuộc tính
cần thiết của lãnh đạo của người phục vụ, nhưng lại trái ngược với ép buộc.
15


Trong thời điểm khó khăn, điều dễ dàng nhất là bỏ cuộc và hy vọng rằng những rắc
rối biến mất mà bạn không bị tổn thương. Ngay trước khi Hitler và Đức quốc xã đưa ra
một mối đe dọa rõ ràng đối với người dân Anh, Churchill nhận ra rằng đất nước của ông
là một mục tiêu không thể tránh khỏi. Một khi mối đe dọa đã được nhận thấy bởi các nhân
vật chính trị nổi bật khác trong Chính phủ Anh, dẫn đầu bởi Neville Chamberlain, nó đã
gần như là quá muộn. Qua hơn một thập niên hoài nghi trong những năm 1920, nước Anh
đã không chuẩn bị sẵn sàng để bị cuốn vào một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Một khi sự
sợ hãi của cuộc xâm lược cuối cùng đã bắt đầu lan rộng và các máy bay ném bom Đức bắt
đầu tấn công các thành phố của Anh, có vẻ như mọi hy vọng đều bị mất, rằng một người
Anh không được chuẩn bị sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chịu đựng sự tấn
công của Hitler. Tuy nhiên, khi Churchill lên chức Thủ tướng vào ngày mùng 5 tháng 5
năm 1940, ông không cho phép người Anh đầu hàng. Thật vậy, như Louis Fischer đã chỉ
ra, "khi chiến tranh Churchill được đưa vào chính phủ. Ngay sau đó Churchill đứng đầu
chính phủ và nói chuyện với nước Anh."(Gilbert," Churchill "). Tiếng Anh của Churchill

có sức mạnh đơn giản của ngôn ngữ Kinh thánh. Danh từ của ông là hình ảnh và động từ
của ông đều hiệu quả "(Gilbert," Churchill "). Không thể phủ nhận, người ta có thể thấy
rằng Churchill sử dụng ngôn ngữ để thuyết phục. Churchill không bao giờ ép buộc người
dân đi theo ông. Thay vào đó, ông thuyết phục họ rằng ông có thể dẫn họ khỏi chiến tranh
thế giới thứ II nếu họ đoàn kết như một quốc gia và đặt niềm tin vào sự chỉ đạo của ông.
Chắc chắn, bằng cách thuyết phục qua lời nói của mình, Churchill đã có thể gợi lên
một cảm giác mạnh mẽ về lòng yêu nước và hứng thú trong lòng người Anh. Nhà chính
trị học người Anh Harold Wilson đã từng nói rằng Churchill đã có: Sức mạnh để gợi lên
một phản ứng không thể phủ nhận. Winston Churchill đã thông qua quyền lực của mình
đối với các từ ngữ, nhưng nhiều hơn là qua quyền lực, rằng khả năng hiếm có để kêu gọi
những người nghe ông ý thức rằng họ là một phần cần thiết của một cái gì đó lớn hơn
chính họ; khả năng làm cho mỗi người cảm thấy lớn hơn nhiều; khả năng hoạt động như
một chuỗi vàng thông qua lịch sử quốc gia để truyền cảm hứng cho một quốc gia đang
ngủ gật để nó có thể kêu gọi những nỗ lực và những đặc điểm mà họ chưa bao giờ thất bại
khi sự sống còn của họ bị đe dọa. Thật vậy, Churchill đã tạo cảm hứng cho một quốc gia
16


"ngủ gật" như Wilson đưa ra, đứng lên và chiến đấu để giành chiến thắng trong Thế chiến
II.
Thông qua các bài phát biểu sôi nổi của mình tới Quốc hội và nhân dân Anh,
Churchill đã tạo ra sự đồng thuận, tiếp tục cho phép ông thành công dẫn dắt đất nước của
ông tiến lên trong một trong những khoảnh khắc đen tối nhất. Chắc chắn, Churchill đã sử
dụng thành công tài năng tiếng Anh để thuyết phục thuyết phục mọi người đi theo con
đường của mình, trái ngược với việc ép buộc sự tuân thủ của họ. Bằng cách thuyết phục
những người theo ông ủng hộ ông và tin vào sự lãnh đạo của ông, Churchill đã có thể thể
hiện một trong những phẩm chất quan trọng nhất của lãnh đạo người phục vụ. Để thuyết
phục mọi người đi theo ông, Churchill đã làm cho họ hiểu được mục đích của ông, điều
mà ông có thể hoàn thành một cách thành thạo thông qua việc đưa ra các từ ngữ. Trong
bài phát biểu đầu tiên của ông với người Anh và Hạ viện dưới tư cách Thủ tướng vào

ngày 13 tháng 5, Churchill đã sử dụng sự thành thạo của mình để xây dựng sự đồng thuận
trong quốc gia của mình để thuyết phục mọi người đi theo con đường của ông. Ông tuyên
bố mạnh mẽ:
“Tôi sẽ nói với Hạ viện, như tôi đã nói với những người đã tham gia Chính phủ này,
tôi không có gì để cống hiến ngoài máu, nước mắt, và mồ hôi. Chúng ta đang một thử
thách đau đớn nhất. Trước đây chúng ta đã có nhiều tháng khổ sở và cuộc đấu tranh ...
Bạn hỏi chính sách của chúng ta là gì. Tôi sẽ nói, đó là chiến tranh với tất cả sức mạnh
của chúng ta, với tất cả sức mạnh mà Đức Chúa Trời có thể ban cho chúng ta, để chiến
đấu chống lại một chế độ bạo ngược khổng lồ chưa bao giờ vượt qua trong danh mục đen
tối của tội phạm con người .... Bạn hỏi những gì là mục tiêu của chúng tôi? Tôi có thể trả
lời bằng một từ: Chiến thắng. Chiến thắng bằng mọi giá. Chiến thắng bất chấp tất cả sự
đáng sợ. Chiến thắng tuy đường có thể dài và khó khăn. Vì không có chiến thắng, không
có sự sống còn.”
Không nghi ngờ gì nữa, khả năng thuyết phục một cách hiệu quả của Churchill là
một trong những đặc điểm quan trọng nhất của sự lãnh đạo của ông.

17


2.2.4. Phẩm chất quản lý
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét Churchill như một người quản lý mang lại sự tự do
và hy vọng cho người dân Anh. Điều này có thể được làm rõ trong thời đại của Churchill
như là nhà lãnh đạo trong thời chiến. Mặc dù một số người cho rằng Churchill đã thể hiện
những phẩm chất mang tính tư lợi trong thời gian này, nhiều học giả rất không đồng ý.
Vào thời điểm những người khác không biết hướng đi nào để chiến thắng, Churchill đã
dũng cảm hướng dẫn và thuyết phục người dân Anh rằng họ có xứng đáng phải chiến đấu
và sử dụng thuyết phục trước đây của mình để đạt được sự tin tưởng của người dân Anh.
Chắc chắn, ông muốn nước Anh đi ra chiến thắng, đảm bảo không chỉ sự an toàn của
chính mình, mà còn cả sự an toàn của đất nước ông; một nhà lãnh đạo độc nhất duy nhất
không quan tâm đến những người đi theo ông. Do đó, người ta có thể tranh cãi rằng khi

Churchill vượt lên trên thuyết phục người Anh chiến đấu đến cùng với chính họ và cho
đất nước của họ, ông đã thể hiện phẩm chất quản lý của mình.
2.2.5. Óc sáng kiến
Churchill luôn là người mang mong muốn dẫn dắt người khác, vậy nên việc ông sở
hữu phẩm chất “óc sáng kiến” của một nhà lãnh đạo phục vụ là điều không bất ngờ. Óc
sáng kiến chính là phẩm chất của một người tiên phong. Thật vậy, ta có thể thấy rằng
Churchill quan tâm đến cải cách xã hội và sự sẵn sàng dẫn dắt của ông trong Thế chiến II
đã cho thấy điều này. Ông luôn biết rằng ông sẽ được kêu gọi để lãnh đạo vào một thời
điểm quan trọng, nhưng ông không hề có bất cứ ý nghĩ nào về một tương lai không như
mong đợi. Nói như vậy không có nghĩa là Churrchill không chuẩn bị cho một viễn cảnh
xấu có thể xảy ra, trong vai trò là thủ tướng trong thế chiến II Churchill từng phát biểu:
“Tôi cảm thấy như thể mình đang đi trong thời khắc định mệnh và những điều trong quá
khứ chính là để chuẩn bị cho giờ phút này”. “Là một nhà lãnh đạo phục vụ, ngay cả khi
hoàn cảnh khó khăn, thì điều đầu tiên chính là mong muốn phục vụ, làm một người đầy
tớ, và nó phải xuất phát một cách tự nhiên từ chính ý nghĩ” (Greenleaf, “Servant
Leadership” 13), theo như quan điểm này thì Churchill chính là một nhà lãnh đạo phục vụ
vì ông luôn có mong muốn phục vụ qua sự lãnh đạo của mình. Điều này có thể thấy được
18


sau buổi bổ nhiệm Thủ tướng khi ông rời cung điện Hoàng gia, lúc đó, người vệ sĩ được
cho là người đầu tiên chúc mừng cương vị mới của ông đã nói rằng:” Tôi chỉ ước điều này
đến với ngài trong một thời điểm nào đó tốt đẹp hơn bây giờ vì nhiệm vụ của ngài lúc này
thật sự là nặng nề”. Khi nghe những lời này ông vô cùng xúc động và đã đáp lại rằng:
“Chỉ có Chúa mới biết được điều này vĩ đại đến nhường nào… Tôi hy vọng là nó không
quá muộn và tôi thật sự lo lắng… Chúng ta chỉ có thể làm những gì mình giỏi nhất”.
Điều này chứng minh rằng Churchill muốn lãnh đạo mọi người để tạo ra sự khác biệt và
cố gắng thay đổi tình hình. Mặc dù ông sợ thất bại nhưng Churchill không bao giờ từ bỏ
bất kỳ khả năng nào để đưa thế chiến II đi đến thắng lợi.
2.2.6. Lắng nghe

Lắng nghe là cần thiết với một nhà lãnh đạo phục vụ và trong suốt thế chiến II,
Churchill đã không ngừng lắng nghe từ ý kiến của người dân tới những sự đe dọa của phe
phát xít. Vì vậy, ông có thể lãnh đạo mọi người đi đến thành công bởi qua nhận thức từ
việc lắng nghe giúp ông hiểu mong muốn của họ ngay cả khi không trực tiếp hỏi xem họ
muốn gì. Thay vì lắng nghe lời nói thì Churchill lại lắng nghe qua chính sự quan sát tính
tế của mình. Bằng việc quan sát nhu cầu của mọi người, những việc mà Churchill làm đều
xuất phát từ chính nhu cầu người dân của mình từ việc bảo vệ sự an toàn cho tới cải cách
văn hóa, tất cả đều nhận được sự ủng hộ. Churchill luôn coi trọng sự lắng nghe người dân
và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp, ông hiểu rằng người dân lúc này cần một
nhà lãnh đạo mạnh mẽ, tự tin và ông đã trở thành người như vậy để tạo nên niềm tin vững
chắc của nhân dân. Là một người lãnh đạo trong thời chiến, ông luôn tâm niệm rằng công
việc của mình là phục vụ nhân dân bằng cách lãnh đọa họ đi đến lợi ích tốt nhất, vì vậy,
ông đã lấy điểm này để giành lấy sự tin cậy và ủng hộ từ mọi người. Có một câu chuyện
về Winston Churchill, trước khi nội các của ông chuẩn bị một cuộc thương thảo hòa bình
với Phát xít Đức, Churchill đã một mình đi tới trạm tàu điện ngầm, đi vào một khoang
hành khách phổ thông và nói chuyện với những người trong khoang tàu đó. Ông đã hỏi
từng người một răng liệu nước Anh nên đàm phán nhân nhượng Phát xít Đức hay tiếp tục
cuộc chiến mà nước Anh đang ở tình thế bất lợi. Kết quả là gần như tất cả những người
trên khoang tàu đó đều cho rằng nước Anh không thể nhân nhượng Phát xít Đức và cần
19


tiếp tục cuộc chiến. Đó có lẽ cũng là một động lực lớn lao để Winston Churchill có thể
thuyết phục được Nghị viện Anh tiếp tục cuộc chiến.
2.2.7. Sự nhận thức
Một khía cạnh khác ở người lãnh đạo phục vụ mà Churchill đã thể hiện khi còn làm
thủ tướng là sự nhận thức. Là một lãnh đạo trong thời chiến, ông đã luôn ý thức được mối
đe dọa tới đất nước và người dân của mình, ông ý thức được những vấn đề phát sinh và từ
đó cho ông những cách giải quyết thích hợp khi từng tình huống xảy ra. Có lẽ nhận thức
tuyệt vời nhất của Churchill là trước chiến tranh thế giới thứ II khi mà ông biết được

Hitler đang phát triển những kho vũ khí và thuyết phục nước Anh rằng cần phải tái thiết
vũ trang để chuẩn bị cho một cuộc chiến mới, phản đối mạnh mẽ quan điểm của Neville
Chamberlain. Thật vậy, trong khoảng thời gian từ 1930 tới 1939, Churchill đã bị chỉ trích
nặng nề về vấn đề ủng hộ việc tái thiết quân đội tại Anh, ông luôn lo lắng rằng nếu như
Anh Quốc không có sự phòng bị thì sẽ dễ dàng rơi vào tay các nước phát xít. Quan điểm
này của Churchill đã bị người ta phớt lờ trong một thời gian dài cho tới tận trước thềm thế
chiến II khi mà mối đe dọa từ các nước phát xít đã quá rõ ràng họ mới hiểu sự lo lắng của
ông và nhận ra rằng việc tái thiết quân đội lúc này đã quá muộn. Tuy vậy, trong vai trò là
thủ tướng, với những nhận thức của mình về chiến tranh, Churchill đã thành công khi
lãnh đọa nước Anh cùng phe đồng minh đi tới chiến thắng.
2.2.8. Sự đồng cảm
Về khía cạnh đồng cảm của một nhà lãnh đạo phục vụ, có thể người ta cho rằng đây
chính là điểm thiếu lớn nhất của Churchill, tuy nhiên có thể thấy Churchill không thiếu sự
đồng cảm chỉ là ông không thể hiện một cách công khai cảm xúc của mình như người
bình thường mà thôi. Đối với những người gần gũi ông, thì người đàn ông lạnh lùng này
luôn quan tâm chăm sóc họ khi cần thiết, còn với cái nhìn của một công dân nước Anh,
Churchill thấu hiểu được nỗi sợ hãi và nghi ngờ bao trùm khắp đất nước khi chiến tranh
thế giới II mới bắt đầu, chắc chắn ông nhận ra được điều này đặc biệt là khi phát xít Đức
đang giành ưu thế trên các mặt trận. Với Churchill, ông không phân biệt người giàu hay

20


nghèo, địa vị cao quý hay thấp kém, mọi công dân đều như nhau và đều nên chiến đấu vì
một mục đích chung: đưa nước Anh tới chiến thắng.
Ngoài ra người ta còn có thể thấy rõ được những cảm xúc của Churchill qua những
bài phát biểu rất thuyết phục trước đây của ông với giọng điệu giục giã nhanh dần khiến
người nghe ý thức được sự cấp bách và sự chân thành của ông.
Harold Wilson đã từng nói rằng Churchill sở hữu một phẩm chất tiêu biểu , đó
chính là sự đồng cảm. Nó cho thấy lòng tốt, từ bi, thông cảm và thấu hiểu người khác .

Trong nhận xét về Churchill, Wilson nói rằng "Người đàn ông có thể di chuyển quân
đội và hải quân và điều khiển những cuộc chiến lược nhưng cũng có những lúc rơi những
giọt nước mắt không kiểm soát được và rung động khi nhìn thấy sự vui vẻ của một linh
hồn già trong một nơi trú ẩn.”.
Bằng cách đứng lên dẫn đầu thế giới tự do trong chiến thắng của WWII, Churchill
cho thấy ông luôn quan tâm đến người khác và sẵn sàng đưa danh tiếng của ông, thậm chí
cả cuộc đời của ông để đảm bảo sự an toàn và tương lai phát triển của người Anh
Ông đã thể hiện sự đồng cảm của mình bằng nhiều cách, có lẽ là rõ ràng nhất thông
qua khả năng xuất hiện của mình trong thời gian lãnh đạo thời chiến, một đặc điểm khác
của lãnh đạo phục vụ. Ông can đảm và dũng cảm trực tiếp quan sát các cuộc tấn công ác
liệt như là trèo lên mái nhà theo dõi Luân đôn lúc bị máy bay đức tấn công. Sự dũng cảm
và sự can đảm của Churchill khi trực tiếp quan sát được xem là một phần của phương
pháp tìm hiểu những sự kiện đầu tiên. Khả năng hiển thị cho phép người lãnh đạo cấp trên
nhìn thấy tương tác với nhưng người khác, đồng thời tạo sự gắn bó với những người đi
theo , để họ luôn có cảm giác đồng hành, thêm tự tin và gắn kết .
Trong tất cả các yếu tố cấu thành, sự thấu cảm có lẽ là yếu tố dễ nhận biết nhất ở nhà
lãnh đạo phục vụ so với các nhà lãnh đạo khác. Những nhà lãnh đạo theo phong cách này
luôn cố gắng hiểu cảm nhận của không chỉ riêng họ, mà còn của các nhân viên, luôn quan
tâm đến những mối bận tâm và nguyện vọng của họ trong suốt quá trình đưa ra quyết
định. Song hành với sự thấu hiểu sẽ luôn là sự chấp nhận, nhà lãnh đạo phục vụ không
21


những hiểu được những mong muốn, ý tưởng, dự định của nhân viên mà còn chấp nhận
con người cũng như những thiếu sót của họ.
2.2.9. Cam kết chú trọng đến lợi ích của tất cả mọi người :
Khi ở vị trí của Thủ tướng, Churchill chứng minh rằng ông đã cam kết phát triển
con người và ông sẽ làm được điều đó. Khi thảo luận vấn đề này, điều quan trọng là phải
thảo luận rằng thực tế là một nhà lãnh đạo thực sự phục vụ là khi nhìn ra sự tốt đẹp đến
với những người theo ông theo và đáp ứng được những nhu cầu, kì vọng của họ. Thực tế,

Churchill đã cam kết tăng trưởng và phúc lợi của người dân Anh. Martin Gilbert nói rằng
"Vai trò chủ yếu của Churchill đối với nhân loại là để giữ ngọn đuốc của dân chủ chống
lại sự tàn bạo của chế độ độc tài, và để đứng một mình cho thế giới không bị thống trị
trong khi những các nền dân chủ lơ đãng hoặc đứng sang một bên, xem sự thành công của
chế độ độc tài mà không tìm cách ngăn chặn nó".
Thường được gọi là người ấm áp, vì sự quan tâm ấn tượng và hiểu biết về chiến
tranh và chiến đấu, Churchill luôn muốn hướng đến hòa bình cho quốc gia của mình.
Trong thực tế, như là một biểu hiện của cam kết sự phát triển của con người, người ta có
thể nhìn vào câu nói của Max Hastings rằng :"Churchill không bao giờ lúng túng khỏi sự
cần thiết phải trả tiền máu cho sự thất bại của Nazi bạo ngược. Nhưng mục đích duy nhất
của ông là để cho phép các khẩu súng được im lặng, các dân tộc của thế giới phục hồi cho
cuộc sống hòa bình của họ. Churchill được coi biểu hiện hòa bình và sự an ủi xã hội là
mục đích cuối cùng của những người tự do. Ông bác bỏ mọi quan điểm chính trị và các hệ
thống hạn chế quyền tự do của con người, hoặc không cho phép tự do ngôn luận và tự do.
Đây là tất cả các ví dụ thự tế của lời cam kết phát triển con người, thể hiện niềm tin vào
việc làm cho cuộc sống của những người đi theo bằng cách lãnh đạo như một người phục
vụ, do đó thể hiện sự lãnh đạo của người phục vụ.

22


III) ĐÁNH GIÁ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA WINSTON
CHURCHILL VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ.
1. Đánh giá phong cách lãnh đạo của Winston Churchill
Winstor Churchill là nhà lãnh đạo đáng tin cậy. Ông đã thật sự thành công trong việc
gây dựng và duy trì được niềm tin vững chắc cho toàn dân suốt trong khoảng thời gian
ông nắm giữ chức vụ Thủ tướng khi Chiến tranh Thế giới thứ II diễn ra. Bằng tài năng và
sự chân thành, cởi mở của mình, ông đã hoàn toàn nắm giữ niềm tin của toàn thể người
dân Anh và lãnh đạo họ tiến lên đấu tranh bảo vệ Anh quốc trong Chiến tranh Thế giới
thứ II. Có thể thấy rằng, người dân Anh tin tưởng Winston Churchill bởi sự tiên phong

lãnh đạo toàn dân và quả quyết về việc làm nên chiến thắng.
Winston Churchill là người có tầm nhìn tương lai. Khi Chiến tranh Thế giới thứ II
xảy ra, với cương vị Thủ tướng, ông không lãnh đạo đất nước một cách mù quáng, không
có phương hướng mà luôn tìm kiếm, theo dõi, phân tích lại cả những thất bại và thành
công trong các quyết định, hướng đi của bản thân cũng như của những nhà lãnh đạo tài ba
khác. Từ đó, ông tự mình xây dựng, phát triển các chiến lược phù hợp có thể áp dụng để
lãnh đạo, dẫn dắt nước Anh đi đến thắng lợi trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Winston Churchill có sức ảnh hưởng to lớn đối với người dân. Suốt cuộc đời gắn với
sự nghiệp chính trị, ông luôn được mọi người ngưỡng mộ và tôn kính bởi khả năng đặc
biệt trong việc kiểm soát và sử dụng ngôn ngữ. Cách sử dụng câu từ độc đáo, cuốn hút và
ấn tượng của ông luôn gây được sự chú ý của mọi người, cả những người có vị trí quan
trọng, và thậm chí là toàn bộ người dân trong nước. Điều này đã giúp ông trong việc
thuyết phục người dân tin tưởng và nghe theo sự lãnh đạo của mình trên cương vị Thủ
tướng trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II, thay vì ép buộc sự đồng thuận một cách
cưỡng chế.
Winston Churchill như một người quản gia, nắm giữ sự tự do và niềm tin của người
dân Anh. Vào thời điểm khi mọi người đều chưa tìm được hướng đi, con đường đến chiến
thắng, ông đã tự tin, dũng cảm đứng lên dẫn dắt, lãnh đạo và thuyết phục người dân tin
23


tưởng rằng sự đấu tranh này thật sự đáng bỏ ra. Rõ ràng, ông mong muốn chiến thắng sẽ
đến với nước Anh, không chỉ để bảo vệ cho tính mạng của bản thân ông mà còn là sự an
toàn của cả đất nước.
Winston Churchill có sự đồng cảm, sẻ chia, cảm thông với mọi người. Đối với ông,
đảng phái, giàu nghèo hay địa vị xã hội không có gì khác biệt nhau, đặc biệt là trong hoàn
cảnh chiến tranh. Ông cho rằng, toàn thể người dân Anh cần phải làm việc, cống hiến vì
một mục đích chung đó là chiến thắng độc lập của đất nước.
2. Bài học kinh nghiệm – Hướng đi cho các nhà lãnh đạo
2.1. Xây dựng mục tiêu khả thi

Các chiến dịch sẽ chuyển mục tiêu thành hành động, tập trung các nỗ lực của mọi
người lên những gì cần được thực hiện và biến nỗ lực đó thành các kết quả; đó là bản chất
của công việc lãnh đạo. Các chiến dịch còn là sự nối tiếp của những hành động - chứ
không phải là một quyết định hay dự án đơn lẻ - được thiết kế để xác định rõ các mục tiêu
trong một khung thời gian cụ thể với các nguồn lực cụ thể. Những mục tiêu này là khả thi,
chi tiết và có giới hạn nhưng có ý nghĩa quan trọng chiến lược.
2.2. Tập hợp nhân lực
Nhiệm vụ thứ hai của nhà quản lý đó là để mọi người hiểu được và trợ giúp cho mục
tiêu chung của công ty. Các nhà quản lý không nên hướng tới một số đối tượng nhân viên
nào đó, mà thay vào đó nên tạo dựng một tình cảm được chia sẻ chung cho mục tiêu.
Công việc thứ ba của nhà quản lý là tuyển dụng và phát triển nhân lực cho chiến
dịch, cũng như bố trí họ tại những vị trí thích hợp. Theo nghiên cứu của hãng tư vấn nhân
lực Towers Perrin, ba phần tư các nhà tuyển dụng lớn phải thừa nhận rằng họ thường
không thành công trong việc tuyển dụng những nhân viên tài năng hay nhận ra một cách
hiệu quả những nhân viên tốt nhất và nhân viên yếu kém nhất.

24


Vấn đề thực sự luôn là bao nhiêu sự gắn kết và sức lực mà một cá nhân đem lại cho
công việc của mình và sự hợp tác, phối kết hợp công việc giữa mọi người tốt ở mức độ
nào. Đây là phần "huy động" trong quản lý.
2.3. Trang bi cho tập thể
Cuối cùng, công việc của một nhà quản lý là trang bị cho mọi người những gì cần
thiết để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của họ trong một chiến dịch. Điều đó thường bao hàm
việc hàn gắn một vài khiếm khuyết nào đó, từ trách nhiệm giải trình không rõ ràng cho tới
thiết kế thông tin nghèo nàn. Mục tiêu luôn là đưa cho mọi người tất cả các nguồn lực và
tài sản cần thiết để chiến thắng.
Một chiến dịch hành động nên ngắn hợp lý, thường là từ ba đến sáu tháng, tối đa là
một năm. Các nhà quản lý kinh doanh sẽ muốn đảm bảo rằng mục tiêu của chiến dịch

không trở nên lỗi thời và rằng tất cả các thành viên tham gia có thể tập trung cho toàn bộ
thời gian của chiến dịch.
Như Churchill đã từng nói, "Chúng ta luôn có trước mặt một cơ hội lớn, một cơ hội
vàng, lấp lánh ánh sáng nhưng rất ngắn ngủi. Cơ hội chúng ta là trong tầm tay vào thời
điểm này. Cơ hội ở đó; động cơ ở đó, mọi người ở đó". Các nhà quản lý hãy nhắc nhở tập
thể nhân viên của mình rằng họ có một cơ hội để nắm lấy cho dù cơ hội là thế nào trước
mặt họ.

25


×