Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tác động của hóa đơn điện tử tới chống gian lận thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.16 KB, 15 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TỚI CHỐNG GIAN LẬN THUẾ

Tóm tắt

Hóa đơn điện tử là giải pháp cho doanh nghiệp thời công nghệ, không chỉ mang
lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn cho cả các cơ quan quản lý. Việc
chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cầu
tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch. Theo quy định tại
Nghị định 119/2018/NĐ-CP tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Đến nay, hóa đơn điện tử đã cho thấy
nhiều lợi ích hơn so với hóa đơn giấy như: giảm tải chi phí, rút ngắn chu kỳ
thanh toán, ngăn ngừa lỗi, mất mát và gian lận, tăng cường tuân thủ thuế… Dựa
trên sự tìm hiểu về sự thành công và bài học từ ứng dụng hóa đơn điện tử
(HĐĐT) từ các nước phát triển đi trước,... bài báo sẽ tập trung vào việc khi hóa
đơn thuế điện tử được thực hiện tốt có thể tăng cường tuân thủ thuế so với hóa
đơn giấy như thế nào.

Từ khóa: hóa đơn điện tử, hóa đơn giấy, gian lận thuế

Abstract

Electronic invoicing and billing are solutions for enterprises in technology era,
which not only bring a lot of benefits to enterprises but also regulatory
authorities. Switching from using paper invoices to using electronic invoices has
become an indispensable requirement of a modern and transparent trading
system. According to the Decree No. 119/2018/ND-CP, organizations and
individuals that sell goods or provide services are required to use electronic
invoicing. Up to now, e-invoices have shown many benefits compared to paper
invoices such as: reducing cost, shortening payment cycles, prevent errors,



losses and frauds, enhance compliance... Inspired by the success and lessons
learned from the application of electronic invoicing from preceding developed
countries... the article will focus on how well an electronic invoicing can
enhance tax compliance compared to paper invoices.

Keyword: electronic invoicing, paper invoices, tax fraud

1.

Đặt vấn đề

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thực sự bắt đầu, thể hiện rõ nét
nhất sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin và
internet, sự tích hợp của nhiều công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh vực vật lý, hóa
học, sinh học với công nghệ thông tin giữ vai trò chi phối và là trung tâm kết nối,
HĐĐT đã ra đời và dần dần phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia thay thế hóa đơn
giấy truyền thống. Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng tất yếu đó. Với lợi ích
được thấy rõ từ HĐ ĐT cũng như chuẩn cơ sở dữ liệu đang được xây dựng và hoàn
thiện, Việt Nam sẽ chuyển mình từ một nền kinh tế hoạt động thương mại qua hóa
đơn giấy sang hóa đơn điện tử theo lộ trình của Nghị định 119/2018/NĐ - CP.

2.

Tổng quan về hóa đơn điện tử

Từ giữa những năm 1960, khi các công ty bắt đầu thiết lập liên kết dữ liệu với các đối
tác thương mại để trao đổi các tài liệu giao dịch, HĐĐT đã dần xuất hiện, được hiểu
là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin theo quy định bằng phương tiện điện tử.
Lấy cảm hứng từ ý tưởng về văn phòng không giấy và để tăng độ tin cậy trong trao

đổi dữ liệu, Ủy ban phối hợp dữ liệu giao thông vận tải (TDCC) đã phát triển hệ
thống Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) - được coi là phương pháp trao đổi HĐĐT đầu


tiên. Hệ thống này khá hiệu quả, nhưng cứng nhắc vì mỗi đối tác thương mại lại có
phương pháp trao đổi dữ liệu điện tử riêng, không có tiêu chuẩn mà bất kỳ đối tác nào
cũng có thể lựa chọn. Nhận thức được điều này, Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ
(ANSI) đã chuẩn hóa các quy trình EDI, cho ra đời tiêu chuẩn ANSI X12 EDI.
Đến những năm 1990, các công ty cung cấp các ứng dụng web giao diện người dùng
bắt đầu xuất hiện, có các chức năng phục vụ cho cả nhà cung cấp và khách hàng. Các
ứng dụng này cho phép nhà cung cấp xuất hoá đơn cho khách hàng cũng như các tệp
tin tải lên EDI (gồm định dạng CSV, PDF và XML) để giao dịch và thỏa thuận trong
một ứng dụng web.
Khi thế giới bước vào kỷ nguyên số, HĐĐT ngày càng hoàn thiện hơn về cả ứng
dụng cũng như tính pháp lý và được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Tại châu Âu,
Chỉ thị EU 1999/93/EC năm 1999 đã đặt khung pháp lý cho chữ ký điện tử và nền
tảng cho HĐĐT. Đến năm 2001, Chỉ thị 2001/115/EC thiết lập các quy tắc về HĐĐT
đã được thông qua. Sau đó, số lượng doanh nghiệp sử dụng HĐĐT ngày càng tăng.
Hãng tư vấn Billentis (Thụy Sỹ) ước tính tỷ lệ HĐĐT mà các doanh nghiệp và chính
phủ ở châu Âu nhận được tăng từ 8% trong năm 2008 lên 24% trong năm 2014.
Trong khi đó, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, việc áp dụng HĐĐT đang ở các
giai đoạn khác nhau, mục đích là tạo điều kiện cho việc tuân thủ pháp luật thuế và cải
thiện số thu thuế.
Tại Trung Quốc, HĐĐT áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Thông qua HĐĐT, cơ
quan thuế có thể kiểm tra được lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Theo lộ trình,
Trung Quốc đang thực hiện xây dựng Cục Thuế điện tử nhằm thực hiện chiến lược số
hóa quốc gia.
Còn ở Singapore, ngay từ năm 2003 đã áp dụng HĐĐT. Theo đó, doanh nghiệp có thể
phát hành HĐĐT mà không cần sự chấp thuận trước của cơ quan thu nội địa (IRAS),
nhưng phải tuân thủ hướng dẫn lưu giữ hồ sơ đăng ký. Doanh nghiệp cũng có thể thuê

bên thứ ba tạo HĐĐT và tín dụng điện tử.
Tại Việt Nam, HĐĐT bắt đầu được áp dụng từ năm 2011. Theo khoản 1 Điều 3 của
Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính, HĐĐT là tập hợp
các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập,
gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; HĐĐT được khởi tạo, lập, xử
lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch
vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch


điện tử.
Đến năm 2015, theo Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2015 của Bộ Tài
Chính, HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế bắt đầu được sử dụng. Đây là loại hóa
đơn có mã xác thực và số xác thực được cung cấp thông qua hệ thống cơ quan thuế;
áp dụng với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, chưa có đủ điều kiện sử dụng
HĐĐT tự lập, hoặc các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế theo nhận định của chi cục
thuế.

Hình 1: Số lượng hóa đơn được sử dụng giai đoạn 2012 - 2017
Nhận thấy được những lợi ích mà HĐĐT đem lại cho doanh nghiệp như: tiết kiệm chi
phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ và bảo quản hóa đơn; tăng độ tin cậy cho hóa đơn của
doanh nghiệp; người mua nhanh chóng nhận được hóa đơn, rút ngắn thời gian thu
nợ;... số lượng doanh nghiệp sử dụng HĐĐT ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục thuế (Hình 1), nếu năm 2012 mới chỉ có 30 doanh nghiệp sử dụng


HĐĐT, thì đến năm 2015 con số này đã là 331 và năm 2016 là 656 doanh nghiệp.
Năm 2011 số lượng HĐĐT được sử dụng mới chỉ là 9.014 hóa đơn thì năm 2016 đã
tăng lên hơn 277,98 triệu hóa đơn. Đến năm 2018, cả nước đã có khoảng 3000 doanh
nghiệp sử dụng HĐĐT. Ngày 12/9/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số
119/2018/NĐ-CP nêu rõ lộ trình chuyển đổi từ việc sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn

giấy sang HĐĐT. Theo đó, nghị định có hiệu lực từ ngày 01/11/2018, doanh nghiệp
mới thành lập bắt buộc dùng HĐĐT và doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy thì
được phép sử dụng cho tới ngày 01/11/2020.
3.

Thực trạng gian lận thuế ở Việt Nam hiện nay

Thuế được coi là nguồn thu quan trọng, chủ yếu của ngân sách vì nguồn thu này
mang tính chất ổn định, đảm bảo tự chủ và độc lập quốc gia. Ở Việt Nam, thuế đã
thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Điều này được thể
hiện qua tỷ trọng số thu thuế trong tổng thu ngân sách ngày càng tăng trong những
năm vừa qua. Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), những hành vi trốn
thuế, gian lận thuế ngày càng diễn biến phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô
ngày càng lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi.

“Qua kiểm toán cho thấy mức độ vi phạm pháp luật thuế còn cao, diễn ra ở hầu hết
các địa phương và các loại hình doanh nghiệp và các sắc thuế; chất lượng công tác
thanh kiểm tra thuế còn hạn chế, còn bỏ sót nhiều sai phạm của doanh nghiệp (DN)
như: Áp dụng không đúng thuế suất thuế GTGT, kê khai ưu đãi và miễn giảm thuế
thu nhập DN và thực hiện miễn giảm thuế sai quy định, áp đơn giá đất để tính tiền
sử dụng đất chưa đúng...” – ông Trần Khánh Hòa, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, KTNN
cho biết. (Theo Báo Đại đoàn kết)

Dẫn chứng ông Hòa đưa ra là, năm 2016, qua đối chiếu 1.563 người nộp thuế,
KTNN kiến nghị các khoản phải nộp tăng thêm là 2.060,6 tỷ đồng; năm 2017, đối
chiếu 2.497 người nộp thuế, phát hiện 2.344 trường hợp có sai phạm, kiến nghị
1.351 tỷ đồng; năm 2018, đối chiếu 2.605 người nộp thuế và kiến nghị 1.769,4 tỷ
đồng; chuyên đề về công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2017 tại Tổng
cục Thuế và 19 cục thuế tỉnh, thành phố, kiến nghị xử lý 1.396,2 tỷ đồng…



Chính sách hoàn thuế, xóa nợ và miễn giảm là chủ trương lớn của Đảng, Nhà
nước, là một trong những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, bảo đảm an
sinh xã hội. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Đạt – Phó Kiểm toán trưởng KTNN
chuyên ngành II, có tình trạng cho phép ưu đãi thuế không đúng quy định. Còn có
hiện tượng thiếu công bằng trong thực hiện chính sách, hoàn, miễn, giảm, xóa nợ
thuế cho một số trường hợp không đúng đối tượng, không đáp ứng đủ điều kiện.
(Theo báo Đại đoàn kết)

Theo đại diện KTNN, chính sách ưu đãi thuế suất của Việt Nam có phạm vi ưu đãi
khá rộng và dàn trải. Việc ưu đãi quá rộng đã làm mất tính hấp dẫn của các ưu đãi
đầu tư. Chưa kể, chính chính sách ưu đãi thuế đã góp phần tạo cơ hội cho các DN
chuyển giá để trốn thuế. Bằng chứng là nhiều DN thành lập thêm các công ty con,
công ty liên kết tại các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó
khăn. Sau đó, DN áp dụng các thủ đoạn chuyển giá để chuyển lợi nhuận sang các
công ty này nhằm hưởng mức ưu đãi thuế thấp.
Trong đó sử dụng hóa đơn bất hợp pháp có thể coi là cách trốn thuế, gian lận thuế phổ
biến ở Việt Nam. Thủ đoạn này có thể được thực hiên bằng cách bán hàng hóa không
có hóa đơn cho khách hàng sau đó dùng liên trống đem bán ra thị trường hoặc chợ
đen, doanh nghiệp mua hàng hóa khi muốn hợp thức hóa việc mua bán sẽ tìm cách
liên kết với một công ty không có thật được thành lập và phát hành hóa đơn giả để
bán cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp dùng hóa đơn không có giá trị sử dụng đó để
kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế
được miễn, giảm. Quy trình bán hóa đơn giả được biểu hiện qua sơ đồ sau:


Hình 2: Quy trình bán hóa đơn giả
4.

Tác động của hóa đơn điện tử tới chống gian lận thuế




Hóa đơn điện tử được vận hành như thế nào?

Đối với HĐ ĐT, người bán thực hiện
phát hành HĐĐT trên phần mền (1),
HĐĐT sau khi phát hành sẽ được gửi
đến người mua (2), người mua sẽ nhận
và tra cứu thông tin trên phần mền
HĐĐT mà người bán sử dụng(3).
Định kỳ người bán sẽ lập báo cáo sử
dụng hóa đơn và gửi đến Tổng Cục
Thuế (4), Tổng Cục Thuế sau đó sẽ
xác nhận báo cáo và gửi lại cho người
bán(5).


Đối với HĐĐT xác thực (HĐĐTXT)
người bán thực hiện phát hành
HĐĐTXT trên phần mền (1), hóa đơn
sau khi phát hành sẽ được gửi đến
ngay Tổng Cục Thuế để xác thực (2),
Tổng Cục Thuế sẽ kiểm tra các thông
tin trên hóa đơn, sau đó sẽ cấp mã xác
thực và gửi lại hóa đơn đã xác thực
cho các bên liên quan (3). Người mua
sau đó sẽ nhận và tra cứu thông tin hóa
đơn trên phần mền HĐĐT mà người
bán sử dụng(4).


HĐĐT được quản lý và bảo mật trên hệ thống phần mềm điện tử, doanh nghiệp chỉ
cần truy cập hệ thống để trích xuất và lưu trữ hóa đơn trực tiếp ngay trên phần mềm.
Đặc biệt, HĐĐTXT có độ chính xác cao và an toàn, khó có thể làm giả, làm sai lệch
hóa đơn do được xây dựng với quy trình khép kín cùng nhiều bước bảo mật. Ngoài ra,
trên HĐĐTXT còn có Mã QR là mã vạch hai chiều giúp người nhận hóa đơn có thể
đọc và kiểm tra nhanh các thông tin trên hoá đơn, tránh được hiện tượng làm sai, làm
giả hóa đơn. Loại hóa đơn điện tử có mã xác nhận này thì tính bảo mật của nó là rất
cao. Do đó, nếu muốn kiểm tra thông tin của hóa đơn thì người dùng cũng phải có
một tài khoản riêng được cấp bởi cơ quan thuế. Thêm nữa, HĐĐTXT được cấp mã
xác thực và số xác thực thông qua hệ thống cấp mã xác thực của cơ quan thuế trước
khi được chuyển cho người mua, qua đó không chỉ giảm thủ tục hành chính mà còn
bảo vệ doanh nghiệp trước tình trạng hoá đơn của doanh nghiệp có thể bị làm giả.
Còn đối với phần mềm HĐĐT, hiện nay đa số đều áp dụng những công nghệ bảo mật
tiên tiến, điển hình là công nghệ Blockchain - công nghệ lưu trữ và truyền tải thông
tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Blockchain được
thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời
gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Thông tin trong Blockchain chỉ
được điều chỉnh bổ sung khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay
cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp
tục hoạt động để bảo vệ thông tin. Khi áp dụng vào HĐĐT, công nghệ này sẽ giúp ghi
lại tất cả lịch sử giao dịch của HĐĐT, ngay cả các hoạt động xóa bỏ hay điều chỉnh,


đảm bảo thông tin hóa đơn được bảo mật, các giao dịch, lịch sử về hóa đơn sẽ không
thể bị giả mạo hay thay đổi.
HĐĐT ưu việt hơn hóa đơn giấy rất nhiều, mang lại rất nhiều lợi ích, tiện ích cho
doanh nghiệp, người bán hàng, người mua hàng, cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà
nước... So với hóa đơn giấy truyền thống, hóa đơn điện tử sẽ mang đến cho doanh
nghiệp nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí, dễ dàng quản lý và quan trọng

nhất là có thể chống và làm giảm tình trạng gian lận thuế, doanh nghiệp tránh phạm
phải án oan khi vô tình sử dụng hóa đơn giả.


Tính vượt trội của HĐ ĐT so với hóa đơn giấy trong việc chống, giảm gian
lận thuế

Xuất phát từ việc hợp thức hóa những hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra, nhiều
doanh nghiệp dù không muốn nhưng vẫn phải mua hóa đơn. Tình trạng mua bán hóa
đơn trong những dịp cuối năm diễn ra sôi động hơn cả. Càng trong những thời điểm
phải mua vào, bán ra nhiều hóa đơn việc kiểm soát hóa đơn càng khó khăn hơn do
khó kiểm soát được nguồn gốc hóa đơn. Mặc dù biết là vi phạm pháp luật nhưng
những doanh nghiệp này vẫn làm để hợp thức hóa chi phí. Tuy nhiên, khi sử dụng HĐ
ĐT mọi thông tin giao dịch giữa người mua và người bán phải được số hóa trên hệ
thống hóa đơn điện tử với thời gian thực tế giao dịch ngay cả trước khi kê khai thuế.
Vì vậy cả người mua và người bán đều không thể thực hiện hành vi gian lận thuế
bằng chứng từ hóa đơn giả.
Hơn nữa, khi sử dụng HĐ ĐT XT, doanh nghiệp sẽ không lo sử dụng phải hóa đơn
của những công ty “ma”, lập ra rồi bỏ trốn. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp chân
chính vô tình mắc án phạt lưu hành hóa đơn giấy bất hợp pháp với số tiền phạt từ 20 –
50 triệu đồng. Trong khi đó, với HĐ ĐT, mã xác thực giúp doanh nghiệp truy xuất
nguồn gốc hóa đơn để biết chắc chúng đang tồn tại hợp pháp. Ngay sau khi giao dịch
mua – bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bên bán xuất hóa đơn cho bên mua, thì hóa
đơn đã được thể hiện ngay trên hệ thống của cơ quan thuế. Cơ quan thuế xác định
được ngay giao dịch đã diễn ra và ngay lập tức phát hiện ra gian lận. Đối với doanh
nghiệp bỏ trốn, mất tích, ngay lập tức, cơ quan thuế dừng HĐĐT, nên không có cơ hội
gian lận thuế, trốn thuế.
Đặc biệt, vế phía cơ quan thuế, việc quản lý, lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu hóa đơn của
từng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử cũng dễ dàng, nhanh chóng do thông tin



đã nằm sẵn trên hệ thống mạng. Việc thanh tra kiểm tra hóa đơn bất hợp pháp cũng
đơn giản hơn nếu tất cả các doanh nghiệp đều dùng hóa đơn điện tử.


Thành công của Hàn Quốc trong việc áp dụng HĐĐT:

Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu với việc ứng dụng HĐ ĐT một cách tùy chọn vào các
doanh nghiệp tự nguyện vào năm 1997 và tiến hành bắt buộc trong năm 2008. Trong
suốt quá trình, chính phủ Hàn Quốc đã nói rõ rằng mục đích của HĐ ĐT bắt buộc là
để giảm bớt thuế chi phí tuân thủ thuế cho người nộp thuế (tax payer) và Nâng cao
tính minh bạch của các giao dịch kinh doanh. Để đạt được mục tiêu song hành này,
Bộ Chiến lược và Tài chính cùng Dịch vụ thuế Nhà nước (National Tax Service) đã
thực hiện nhiều biện pháp để tạo điều kiện phát hành HĐ ĐT và giảm bớt chi phí
không chỉ cho HĐ ĐT mà còn cho ngành thuế nói chung. Đồng thời, Dịch vụ thuế
Nhà nước đã làm việc để tăng cường khả năng chống gian lận thuế bằng cách lợi
dụng quyền truy cập thời gian thực (real-time access) vào thông tin thuế từ HĐ ĐT.
Số liệu được thu thập từ Dịch vụ thuế Nhà nước ở Hàn Quốc năm 2012 đã chứng
minh rằng, Early Warning System (EWS) được xây dựng trên cơ sở HĐ ĐT đã kích
hoạt tổng cộng 6.822 cảnh báo sớm và xác minh sớm về trốn thuế và gian lận thuế
trong năm 2011. Trong số đó, 1.922 trường hợp (28,2%) của tổng số đó đã được điều
tra. Tính đến cuối nửa đầu năm 2014, tổng cộng 1.643 trường hợp thuế điều tra đã
được hoàn thành, và nguồn thu thuế năm đó đạt 1.187 tỷ won.
Số lượng người bán hóa đơn gian lận trước và sau khi ứng dụng HĐ ĐT được hiển thị
trong Hình 3.


Hình 3: Biểu đồ về số trường hợp bán hóa đơn giả trước và sau khi ứng dụng
HĐĐT
Số trường hợp gian lận của người bán hóa đơn đã giảm từ những nỗ lực của cơ quan

thuế chống gian lận kể từ năm 2007, tuy nhiên, so sánh 2 đường phi tuyến tính “trước
khi ứng dụng HĐ ĐT” (pre- EI) và “sau khi ứng dung HĐ ĐT” (post- EI) cho thấy độ
dốc của đường post - EI trở nên dốc hơn so với đường pre - EI như trong Hình 3.
Điều này cho thấy sự ra đời của HĐ ĐT đã giảm bớt ảnh hưởng đến gian lận thuế hơn
trước. Gian lận người bán hóa đơn trước khi ứng dụng HĐĐT được dự đoán sẽ giảm
khoảng 52 trường hợp hàng năm, nhưng số liệu của đường post - EI thực tế cho thấy
sự sụt giảm 85 trường hợp mỗi năm. Điều đó có nghĩa rằng, nếu HĐ ĐT không được
áp dụng, số vụ người bán hóa đơn giả đã lên tới 706 vào năm 2013. Con số thực tế là
592. Một lần nữa, đây chỉ là một trong những dẫn chứng (trong khoảng thời gian
ngắn) tốt nhất về việc giảm trừ gian lận hóa đơn nhờ áp dụng HĐ ĐT.
5.

Kết luận


Đối với doanh nghiệp, hóa đơn điện tử có thể được xem là bước đột phá trong thời
đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, là công cụ góp phần nâng cao hình ảnh thương
hiệu, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Đối với nganh Thuế, HĐ ĐT chính là một trong những công cụ giúp cơ quan Thuế
dễ dàng quản lý việc phát hành HĐ ĐT, phục vụ công tác đối chiếu, xác minh hóa
đơn hiệu quả hơn để từ đó phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hóa đơn
bất hợp pháp. Không những thế, HĐ ĐT còn giúp cơ quan Thuế xây dựng cơ sở dữ
liệu hóa đơn tập trung và thống nhất phục vụ công tác quản lý thuế của nhà nước,
trong đó có việc thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế. Từ đó, cơ quan thuế có thể giảm
thiểu rủi ro về thuế đồng thời giúp doanh nghiệp có môi trường kinh doanh lành
mạnh, minh bạch hơn.
Dù vậy, các doanh nghiệp vẫn còn tâm lý lo lắng và băn khoăn khi tiến hành
chuyển đổi. Do vậy hiện giờ vẫn còn số lượng lớn các doanh nghiệp chưa tiến hành
chuyển đổi mà chỉ nghe ngóng thông tin từ cơ quan Thuế.
Đầu tiên, hóa đơn điện tử là loại hình mới triển khai phải áp dụng công nghệ cao do

đó các doanh nghiệp phải lựa chọn tổ chức cung cấp hợp pháp, đáng tin cậy. Đặc
biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều lo lắng về cơ sở hạ tầng của đơn vị mình có
đáp ứng đủ điều kiện hay không khi tiến hành chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn
điện tử. Khi chuyển đổi sang hóa đơn điện tử nhiều doanh nghiệp băn khoăn khả
năng tích hợp với phần mềm sẵn có của doanh nghiệp cũng như đáp ứng các yêu
cầu nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiệp hay không.
Thứ 2, làm quen với một phương thức mới, một sản phẩm công nghệ mới ít nhiều
đều gây ra những hoài nghi trong giai đoạn đầu sử dụng nhất là khi hóa đơn điện tử
tham gia trực tiếp, hàng ngày vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
gây nhiều hoài nghi về tính bảo mật vá sựthuận tiện khi sử dụng phần mềm.
Chỉ 2 nguyên nhân cơ bản trên nhưng đó cũng chính là những lí do lớn khiến nhiều
doanh nghiệp, dù đã được phổ biến về Nghị định nhưng vẫn còn lần lữ trong việc
chuyển đổi để kịp thời hạn. Chúng tôi đưa ra 3 giải pháp cho việc này: (1), cơ quan
chức năng sẽ cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền về lợi
ích của hóa đơn điện tử, để doanh nghiệp nói riêng và người nộp thuế nói chung
hiểu và hưởng ứng, (2) cơ quan Thuế tổ chức những đợt tập huấn, hội thảo và giải
đáp thắc mắc của các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, (3)
Chuyên viên trong cơ quan Thuế nên tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp và
hướng dẫn cụ thể về sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của Tổng cục thuế cũng
như chỉ dẫn về một số lỗi thường gặp khi vận hành hóa đơn.



Tài liệu tham khảo
1. Nghị định 119/2018/NĐ-CP: QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHI BÁN HÀNG
HÓA, CUNG CẤP DỊCH VỤ
2. Thông tư 32/2011/TT-BTC: HƯỚNG DẪN VỀ KHỞI TẠO, PHÁT HÀNH VÀ SỬ
DỤNG HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ
3. Can Electronic Tax invoicing can improve tax compliance? A Case Study of the
Republic of Korea’s Electronic Tax Invoicing for Value-Added Tax, Hyung Chul Lee

(2016), Worldbank Group
/>4. Deployment of e-Invoice in Croatia, Zvonimir Vanjak, Vedran Mornar and Ivan
Magdalenić (2013)
/>5. Nhận diện hành vi gian lận thuế, PGS, TS. Lê Xuân Trường và TS. Nguyễn Đình
Chiến, XB 30/09/2013, Tạp chí Tài chính
/>mobile=true&fbclid=IwAR3r1kKHz0LV5m5DkonWzSObGZx9yIFnux_ncCUhmhJ
BXUR4j0BUvfrd2Xg
6. Ngành thuế bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học về hóa đơn điện tử, Báo
Pháp luật, 8/11/2018
khoa-hoc-ve-hoa-don-dien-tu-422479.html
7. Toward a smart government: An experience of e-invoice development in Taiwan,
Sheng- Chi Chen, Scott Miau, Cheng-Chieh Wu
/>8. Một số tin tức, bài báo điện tử liên quan tới hóa đơn điện tử
/>%C4%91i% E1%BB%87n_t%E1%BB%AD


don-thuong/



×