Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

tiểu luận phân tích chi phí lợi ích đánh giá ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4 0 trong ngành nông nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.4 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới điều đang hướng tới việc phát
triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Bên cạnh các quốc gia
vẫn giữ hướng phát triển nông nghiệp truyền thống, đã có không ít quốc gia bắt đầu
tiếp cận với nền nông nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu quả nông nghiệp.
Mỗi quốc gia luôn luôn xem nông nghiệp nông thôn là vấn đề trọng yếu, kể
cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Nó là một trong hai ngành sản xuất
chủ yếu, đảm bảo việc làm và đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn cung cấp
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế, là nguồn nhân lực và tích lũy cho
công nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước sản xuất chủ yếu về nông
nghiệp với trên 75% đân số cả nước sống tập trung ở các vùng nông thôn. Lao động
nông nghiệp chiếm trên 80% lao động nông thôn và trên 70% lao động trong toàn xã
hội.
Nông nghiệp 4.0 còn được coi là hàm số của nông nghiệp thông minh, công
nghệ thông minh, thiết kế thông minh,doanh nghiệp thông minh. Ở châu Á, Ấn Độ
khó áp dụng cách mạng nông nghiệp 4.0 đầy đủ. Tuy nhiên, Thái Lan đang phát
triển. Việt Nam chưa có mô hình hoàn chỉnh về nông nghiệp 4.0 , mới có một số mô
hình thông minh thông qua hợp tác quốc tế về công tác lúa , rau. Với những bước đi
đầu tiến vào cuộc cách mạng 4.0, nông nghiệp Việt Nam vừa có những tín hiệu lạc
quan, song vẫn còn những yếu điểm khó tháo gỡ. Đồng thời, khi nền nông nghiệp
phát triển trên đà công nghệ, việc tận dụng cơ hội, giải quyết những thách thức sẽ
giúp nông nghiệp nước nhà tiến xa hơn nữa. Chính vì vậy, chúng em xin đưa ra đề
tài “ Đánh giá ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành nông nghiệp
tại Việt Nam”.


I.

Sở lược về nông nghiệp thế giới và cách mạng công nghiệp 4.0
1.


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều quốc gia phát triển
với rất nhiều điều hứa hẹn. Tuy nhiên, nó cũng mang lại vô vàn những khó khăn và
thách thức.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới diễn ra vào thế kỷ 18,
khi những người công nhân sử dụng hơi nước và máy móc trong sản xuất để thay
cho sức người. Sau đó là điện ra đời, được sử dụng trong dây chuyên sản xuất và các
mô hình sản xuất quy mô lớn, là khởi nguồn của cuộc cách mạng thứ 2. Vào những
năm 1970 là khi máy tính ra đời, điều này tạo ra một loạt sự thay đổi trong cách con
người xử lý thông tin, tự động hoá bằng robot, đây chính là cuộc cách mạng thứ 3.
Hiện tại, chúng ta đang tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4, hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0). Cuộc cách mạng này
tạo ra môi trường mà máy tính, tự động hoá và con người sẽ làm việc cùng nhau
theo những cách thức hoàn toàn mới. Tại đây, robot và các loại máy móc sẽ được kết
nối vào những hệ thống máy tính, những hệ thống này sẽ sử dụng các thuật toán để
điều khiển mà không cần sự can thiệp của con người.
CMCN 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ
thuật số và Vật lý. Trong đó, những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân
tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, CMCN 4.0 tập trung nghiên cứu để
tạo ra những đột phá trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo
vệ môi trường, năng lượng hoá tái tạo, hoá học và vật liệu, cùng lĩnh vực vật lý với
robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano.
1


Hiện tại, CMCN 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu
Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, trong quá trình thực hiện CMCN
4.0, các quốc gia cũng phải đối mặt với không ít những rào cản.

2. Sự phát triển nông nghiệp trên nền tảng các cuộc cách mạng công nghiệp
4.0
Các cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang thay đổi phương thức quản lý
nông nghiệp. Ứng với mỗi thời kì, nông nghiệp thế giới nói chung lại có những bước
tiến mới.
Theo khái niệm của Hiệp hội Máy Nông nghiệp Châu Âu (European
Agricultural Machinery, 2017) :


Nông nghiệp 1.0 xuất hiện ở đầu thế kỷ 20, vận hành với hệ thống

tiêu tốn sức lao động, năng suất thấp. Nền nông nghiệp đó có khả năng nuôi sống
dân số nhưng đòi hỏi số lượng lớn các nông hộ nhỏ và một phần ba dân số tham gia
vào quá trình sản xuất nguyên liệu thô.


Nông nghiệp 2.0 đó là cách mạng xanh, bắt đầu vào những năm 1950,

khởi đầu là giống lúa mì lùn cải tiến, nhưng phải dựa nhiều vào bón thêm đạm, sử
dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học tổng hợp, cùng với máy móc chuyên dùng,
cho phép hạ giá thành và tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cho tất các các bên tham
gia.


Nông nghiệp 3.0, từ chỗ nâng cao hiệu quả đến nâng cao lợi nhuận

nhờ chủ động và sáng tạo hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đưa ra sản phẩm khác
biệt. Bắt đầu khi định vị toàn cầu (GPS) được ứng dụng đầu tiên để định vị và định
hướng. Thứ hai là điều khiển tự động và cảm biến (sensor) đối với nhiệt độ, ẩm độ,
ánh sáng, dinh dưỡng, từ những năm 1990, máy gặt đập liên hợp được gắn thêm

2


màn hình hiển thị năng suất dựa vào định vị GPS. Thứ ba là tiến bộ công nghệ sử
dụng các thiết bị không dây (Telematics).


Nông nghiệp 4.0, thuật ngữ được sử dụng đầu tiên tại Đức. Tương tự

với “Công nghiệp 4.0”, “Nông nghiệp 4.0” ở châu Âu được hiểu là các hoạt động
trồng trọt và chăn nuôi được kết nối mạng bên trong và bên ngoài đơn vị (có thể
hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp). Nghĩa là thông tin
ở dạng số hóa dành cho tất cả các đối tác và các quá trình SX, giao dịch với các đối
tác bên ngoài đơn vị như các nhà cung cấp và khách hàng tiêu thụ được truyền dữ
liệu, xử lý, phân tích dữ liệu phần lớn tự động qua mạng internet. Sử dụng các thiết
bị internet có thể tạo điều kiện quản lý lượng lớn dữ liệu và kết nối nội bộ với các
đối tác bên ngoài đơn vị. Một số thuật ngữ khác thường được sử dụng như “Nông
nghiệp thông minh” và “Canh tác số hóa”, dựa trên sự ra đời của các thiết bị thông
minh trong nông nghiệp. Các thiết bị thông minh bao gồm các cảm biến, các bộ điều
tiết tự động, công nghệ có thể tính toán như bộ não và giao tiếp kỹ thuật số. Nông
nghiệp 4.0 mở đường cho sự tiến hóa tiếp theo, bao gồm những hoạt động không
cần có mặt con người trực tiếp và dựa vào hệ thống thiết bị có thể đưa ra những
quyết định một cách tự động.
Theo tổng kết ở Mỹ đến nay các thành phần chủ yếu của nông nghiệp 4.0
thường được hiểu như sau:
1). Cảm biến kết nối vạn vật (IoT Sensors): Từ dinh dưỡng đất kết nối với
máy chủ và các máy kết nối khác là thành phần chủ yếu của nông nghiệp hiện đại.
2). Công nghệ đèn LED đang trở thành tiến bộ không thể thiếu để canh tác
trong nhà vì sự đáp ứng sinh trưởng và năng suất tối ưu.
3). Người máy (Robot) đang thay việc cho nông dân thường làm. Người máy

cũng có cả các bộ phân tích nhờ các phần mềm trợ giúp phân tích và đưa ra xu
hướng trong các trang trại.
3


4). Tế bào quang điện (Solar cells). Phần lớn các thiết bị trong trang trại được
cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời trở nên quan trọng.
5). Thiết bị bay không người lái (Drones) và các vệ tinh (satellites) được sử
dụng để thu thập dữ liệu của các trang trại.
6). Canh tác trong nhà/hệ thống trồng cây – nuôi cá tích hợp/Thủy canh (khí
canh): Hiện nhiều giải pháp đã được hoàn thiện.
7). Công nghệ tài chính phục vụ trang trại (Farm Fintech): Fintech nghĩa là
kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ. Fintech được sử dụng
chung cho tất cả các công ty tài chính sử dụng internet, điện thoại di động, công
nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao
hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Farm Fintech bao gồm dịch vụ cho
vay, thanh toán, bảo hiểm. Bên cạnh đó, nhiều sự kiện khác đang diễn ra như: Các
sản phẩm vật chất được nâng cao giá trị gia tăng nhờ các dịch vụ với những thuật
toán dùng để biến đổi dữ liệu thành thông tin gia tăng giá trị, tối ưu hóa sản phẩm,
các quá trình nông học, giảm thiểu rủi ro và hạn chế những nguy hiểm do tác động
của máy móc cơ giới hư hỏng, thời tiết hoặc dịch bệnh gây ra. Hay nông nghiệp sinh
thái (tương tự mô hình VAC ở Việt Nam), với những hệ điều hành kết hợp được
nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, từ các bộ cảm biến (có thể cảm nhận nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng đất để phát tín hiệu cho người sản xuất), thiết bị, từ nguồn
dữ liệu thu thập từ đồng ruộng hay trang trại. Nông dân/chủ trang trại điều hành
thông qua bảng điều khiển có thông tin thời gian thực và gần thực, và đưa ra các
quyết định dựa trên các giả thiết định lượng để tăng hiệu quả tài chính.
3. Thực tiễn áp dụng công nghệ vào nông nghiệp trên thế giới - Isarel đón
đầu nông nghiệp 4.0
Nông nghiệp 4.0 đã và đang được phát triển ở nhiều nước, vùng lãnh thổ như

Israel, Mỹ, Hà Lan, Đức, Isarel, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc. Ở Mỹ, nông
4


nghiệp sa mạc được phát triển với những khu nông nghiệp khép kín, giá trị mỗi ha
lên tới 120.000 - 150.000 USD/năm. Thái Lan đã có chương trình hành động về
nông nghiệp 4.0 để hình thành trung tâm cho 4 vùng nông nghiệp với các nông trại
thông minh để sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trung Quốc có tầm nhìn
phát triển nông nghiệp 4.0 với các tiêu chí nền nông nghiệp mới, nông dân mới,
ruộng vườn nông thôn mới hài hòa với thành thị. Nhật Bản, Đài Loan là trung tâm
cung cấp các công nghệ cho nông nghiệp 4.0 như cảm biến, kết nối vạn vật, người
máy, tế bào năng lượng mặt trời, thiết bị không người lái và đèn LED. Tiêu biểu
nhất phải nhắc đến Isarel, một quốc gia ‘màu mỡ’ trên sa mạc hóa.
Là một đất nước nhỏ với diện tích trên 20.000 km2, trong đó 70% diện tích
lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, sự tìm tòi
nghiên cứu, sáng tạo của con người Israel cũng như việc áp dụng hiệu quả các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là lời giải đáp cho “phép màu trên hoang mạc”
của người Israel.
Nền tảng từ những người đi trước
Cách đây hơn 2000 năm, vùng đất Israel nằm giữa trung tâm sa mạc Negev
chủ yếu là người Nabateans sinh sống, họ đã mất nhiều năm tìm ra cách để tồn tại và
phát triển trong điều kiện khắc nghiệt như vậy. Người Nabateans phát triển nên hệ
thống thu gom nước lũ chuyển tới những khu vực quanh đê hoặc những hố và rãnh
lớn được đào thủ công để trồng những loại cây nhỏ đến lớn.
Từ đó, hệ thống dần được phát triển khi con người biết sử dụng những cây
giống họ đậu có khả năng hấp thụ nitơ trong khí quyển qua rễ, nhằm duy trì đất màu
mỡ, không mất nhiều chi phí, đảm bảo sự bền vững lâu dài của hệ thống.
Áp dụng công nghệ kỹ thuật thân thiện với môi trường và tiên tiến nhất

5



Vào những năm 1960, công ty Israel Netafim đã phát minh ra công nghệ tưới
nhỏ giọt hiện đại, các nguồn nước quý và khan hiếm trên sa mạc chỉ được sử dụng
để trồng cây. Trong số những cây trồng đáng chú ý phát triển nhất ở Negev được
trồng ở sa mạc Israel là cà chua anh đào – có thể tìm thấy trong các cửa hàng tạp hoá
trên khắp thế giới. Cà chua anh đào trồng ở Negev có độ ngọt cao gấp 2-3 lần so với
những nơi khác do nước sử dụng trồng cây vô cùng chất lượng, lượng khoáng chất
tìm thấy trong nước là cao hơn hẳn. Ngày nay, nông dân Israel đang phát triển
những giống cà chua mới hơn để tăng năng suất trong khi Negev đã tăng sản lượng
cà chua gấp 3-4 lần so với các nơi khác trên thế giới.
Cũng như cà chua anh đào, Negev là nơi có vườn ô liu, đồn điền nhiều loại
trái cây, rau quả và nhiều loại cây trồng khác có khả năng thích ứng với điều kiện
trên sa mạc. Một trạm nghiên cứu nông nghiệp ở vùng Ramat Negev đang làm việc
với nông dân nơi đây để phát triển các giống cây phù hợp nhất với khí hậu, nguồn
nước và điều kiện đất đai của Negev, cũng như thử nghiệm các kỹ thuật để tăng
trưởng cây trồng.
Ở sa mạc Judean, gần phía Bắc vùng Biển Chết (thuộc Megilot), nông nghiệp
sa mạc còn phát triển hơn rất nhiều. Tại đây, nông dân sử dụng các khoáng chất từ
Biển Chết, loại khoáng chất hay được tìm thấy trong đất và cát, tạo ra các loại cây
ăn quả phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu đi khắp các nước và được coi là có chất lượng
tốt nhất thế giới như hành và húng quế.
Khiến cá “bơi trong sa mạc”
Cá là nguồn chính cung cấp protein cho hàng trăm triệu người trên thế giới.
Rất nhiều quốc gia đang đau đầu vì muốn phát triển nguồn cung cấp cá trong nước,
nhưng điều kiện về diện tích nuôi trồng lại bị giới hạn bởi điều kiện tự nhiên và
nguồn nước. Trong khi đó, đất sa mạc rộng lớn không chỉ được sử dụng để trồng cây
thông thường mà còn được người dân Israel tận dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phát
6



triển những trang trại cá lớn–ngành nông nghiệp mang lại nhiều thu nhập cho nước
này.
Hệ thống nuôi cá trên sa mạc của Israel có nước lợ chất lượng thấp, loại nước
này có hàm lượng muối cao và rất cần thiết để nuôi cá biển, họ bơm nó qua đất vào
các bể nuôi cá. Đặc biệt, hệ thống sử dụng các vi khuẩn được phát triển làm sạch bể
nuôi cũng như mầm bệnh ở cá khiến cho hầu như không có chất thải trong ao nuôi
và không cần thay nước. Israel bắt đầu tăng thêm thu thập từ cá biển xuất khẩu sang
các nước trên thế giới, chủ yếu là khu vực châu Âu.
Khoa học được đầu tư, nhà khoa học gần gũi với nhà nông
Điều đặc biệt ở Israel mà không phải quốc gia nào cũng có được đó là sự gần
gũi, kết hợp và phát triển giữa những nhà khoa học kỹ thuật và người làm nông nơi
đây. Một trong những lợi thế của sự phối hợp giữa khoa học và nhà nông tại Israel là
tính cộng đồng rất cao. Nhà khoa học rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều trong số
họ cũng chính là nông dân hoặc giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho nông dân.
Các trung tâm nông nghiệp lớn, thậm chí cả các “làng nông nghiệp” (theo tên
gọi của người Israel là Kibbutz) đều có sự xuất hiện của các phòng nghiên cứu hoặc
đại diện của các viện khoa học. Những giống cây mới hay các nghiên cứu mới về hệ
thống nhà kính trước hết được thí nghiệm, kế đó sẽ áp dụng thử nghiệm với một số
nhỏ hộ nông dân bằng nguồn vốn hỗ trợ của hệ thống tài chính vi mô hoặc từ chính
quỹ của viện thí nghiệm, trước khi triển khai thương mại đại trà.
Israel cũng là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu thuộc loại lớn nhất thế giới
với gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp
quốc gia. Các nhà khoa học thuộc các trung tâm không chỉ nghiên cứu sức đề kháng
hạn hán trong thực vật mà còn tạo ra các giống rau và cây trồng mới với năng suất
cao, cũng như các phương pháp kiểm soát sinh học và chống sâu bệnh sử dụng ít
hóa chất hơn.
7



Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng
3,5 tỷ USD nông sản và là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Ngoài trồng trọt, nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với chăn nuôi bò sữa cho năng
suất cao nhất thế giới. Chất lượng sữa cũng vào loại tốt nhất, lượng đạm và lượng
mỡ cao hơn hẳn các loại sữa khác. Những nghiên cứu, đổi mới, thành tựu và giáo
dục của Israel về nông nghiệp trên hoang mạc giờ đây đã được toàn cầu biết đến,
góp phần giải quyết vấn đề đối với tất cả cư dân sa mạc trên thế giới. Đó chính là lý
do Israel là một đất nước nằm giữa những sa mạc khô cằn nhưng lại vươn lên trở
thành cường quốc công nghiệp, khiến cho ngay cả những quốc gia lớn cũng phải
thán phục.

8


II. Đánh giá ảnh hưởng Cách mạng công nghiệp 4.0 vào nền nông nghiệp Việt
Nam
1. Thực trạng ở Việt Nam
Năm 2017 khép lại với nhiều thành tựu đáng khích lệ của nền nông nghiệp Việt
Nam, đặc biệt là con số 36 tỉ USD xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm nghiệp và thủy
sản. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn băn khoăn là bao nhiêu phần trăm đó được phân
phối cho người nông dân. Nói khác đi, người nông dân được chia bao nhiêu phần từ
chiếc bánh xuất khẩu mà ngành nông nghiệp đang tự hào? Đây là câu hỏi mà Chính
phủ cần phải tìm câu trả lời một cách nghiêm túc.

Tăng trưởng và cơ cấu đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế 2015-2017 (%). Nguồn:
Tổng cục Thống kê.
Qua kết quả thống kê, có thể tóm lược một số đặc điểm chính của ngành nông
nghiệp Việt Nam trong năm 2017 như sau:
Thứ nhất, công cuộc tái cấu trúc toàn ngành nông nghiệp đang diễn ra theo hướng
tích cực và theo cách vừa tiệm tiến vừa đột phá. Một số mô hình sản xuất nông

nghiệp mới ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và
được đầu tư vốn lớn đang làm thay đổi mạnh mẽ năng suất và giá trị sản phẩm. Tuy
nhiên, các mô hình sản xuất theo kiểu quán tính kinh nghiệm vẫn là chủ đạo.

9


Kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2010 – 2017
(tỉ USD). Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Đối với Việt Nam, áp dụng thành tựu nông nghiệp 4.0 (NN 4.0) là ứng dụng
các thành tựu của công nghiệp 4.0 (Internet, công nghệ sinh học, công nghệ nano,
công nghệ chiếu sáng, công nghệ robot…) vào nông nghiệp sao cho giảm thiểu công
lao động, giảm thất thoát do thiên tai, sâu bệnh, an toàn môi trường, tiết kiệm chi phí
trong từng khâu hay toàn bộ quy trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ.
Hiện thời Việt Nam còn chưa thực hiện được hệ thống NN 4.0 đầy đủ như
các nước phát triển. Chúng ta có một số mô hình đang ứng dụng giải pháp thông
minh [7], một số mô hình áp dụng cả giải pháp và thiết bị thông minh. Một số mô
hình còn đơn độc, chưa kết nối xuyên suốt chuỗi giá trị nông sản, mới chỉ là những
điển hình về nông nghiệp công nghệ cao chứ chưa phải là nền nông nghiệp số.
“Nông nghiệp số 4.0” phải là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, mở đường
cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt
trực tiếp.
Đến nay đã có 28 doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận ứng dụng công
nghệ cao theo hướng NN 4.0. Công ty cổ phần Cầu Đất Đà Lạt (Cầu Đất Farm) khởi
đầu từ sản xuất nông sản sạch bằng phương pháp thủy canh. Đến nay, công ty đã sở
hữu nông trại có quy mô lớn, kết nối hệ thống phát triển rau sạch bằng các giải pháp
10



nông nghiệp thông minh, ứng dụng IoT trong nhiều khâu của quy trình trồng trọt và
tiêu thụ. Hệ thống giám sát và điều khiển qua internet có thể tự động kiểm soát độ
ẩm, tưới nước, bón phân, giúp chủ nông trại giám sát canh tác từ xa.
Chỉ trong vài năm gần đây đã có nhiều nông hộ ứng dụng tốt các hợp phần
của NN 4.0. Nông hộ Vương Đình Phi (ấp Thành Mâu, TP.Đà Lạt làm vườn bằng...
smartphone; ông Phạm Văn Hát gieo hạt bằng robot tự động; ông Đoàn Huỳnh
Thông (Giám đốc Cty Chánh Phong) xử lý hạt giống bằng chiếc máy bọc hạt giống
của Hà Lan.
Một số mô hình ứng dụng khá hoàn chỉnh về các thiết bị thông minh như
chăn nuôi bò sữa ở TH True Milk, Trung tâm Giống vật nuôi TP.HCM, hay các mô
hình rau sạch của Tập đoàn Vingroup. Tại Trường CĐ nghề kỹ thuật công nghiệp
Việt Nam – Hàn Quốc (tại Nghệ An), đang có mô hình ứng dụng hệ thống giám sát
và điều khiển canh tác rau thông minh có chức năng giám sát và điều khiển nhiệt độ,
độ ẩm, ánh sáng, thông gió và tưới nước cho cây, giúp cây phát triển tốt hơn, an toàn
hơn, năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Công ty cổ phần Đại Thành triển khai áp dụng, kinh doanh drone để kiểm
soát dịch bệnh đối với sản xuất lúa tại Bắc Ninh. Các hoạt động tiếp cận NN 4.0
khác rất đáng khích lệ như ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất
lúa, ngô, rau quả, bò sữa, lợn giống, thủy sản.
Về công nghệ phần mềm SmartChick của Công ty Microsoft Việt Nam là sản
phẩm phục vụ nuôi gà thông minh, giúp người dùng chăm sóc gà theo đúng quy
trình an toàn sinh học. Người dùng không cần nhiều kiến thức và kinh nghiệm vẫn
có thể thu được những con gà chất lượng nhất sau thời gian nuôi. SmartChick hoạt
động tự động hoặc bán tự động thông qua công nghệ IoT, giúp người dùng chăm sóc
gà ở bất kỳ lúc nào và bất cứ nơi đâu thông qua internet.
2. Ảnh hưởng cách mạng nông nghiệp 4.0 vào nền nông nghiệp Việt Nam
Với CMCN 4.0, Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến
bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ
số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất trong sản xuất đến
phân phối và tiêu thụ hàng nông sản.


2.1. Cơ hội và ảnh hưởng tích cực
a. Phát triển cách thức sản xuất
11


Nông nghiệp 4.0 quan tâm đến độ bền vững và các giải pháp an toàn. Canh
tác 4.0 (Farming 4.0) xuất hiện vào những năm 2010 là các canh tác năng động và
hiệu quả trong mọi công đoạn (như làm đất, gieo cấy, tỉa cành, luân canh, chăm sóc,
thu hoạch,…) với mục tiêu đạt năng suất cao hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn, được
thực hiện dựa vào tiến bộ công nghệ kỹ thuật số.
Canh tác Thông minh được hiểu là ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
(ICT) vào nông nghiệp ở cuối Cách mạng Xanh lần thứ ba. Hệ thống ICT cung ứng
các thiết bị chính xác, kết nối vạn vật (IoT), cảm biến, định vị toàn cầu, quản lý dữ
liệu lớn (big data), thiết bị bay (drone), người máy (robot)…, tạo điều kiện cho nông
dân tăng thêm giá trị dưới dạng đưa ra được những quyết định khai thác, quản lý
hiệu quả hơn.
Các giải pháp trên đáp ứng các nhu cầu cho các hệ thống thông tin quản lý,
thu thập, xử lý và lưu giữ dữ liệu nhằm tối ưu hóa chức năng của trang trại. Hoạt
động nông nghiệp tăng độ chính xác, thông qua các hệ thống có thể quản lý độ biến
động theo không gian và thời gian nhờ vậy có thể cải thiện hiệu quả kinh tế đầu tư
và giảm thiểu tác hại của môi trường. Nông nghiệp chính xác (tức là sử dụng cảm
biến và các thuật toán thông minh để phân phối nước, phân bón và thuốc trừ sâu,
đáp ứng cho cây khi cây thực sự cần) có thể đảm bảo tính sinh lời, tính bền vững và
thân thiện môi trường. Nông dân có thể quyết định tưới tiêu khi thực sự cần thiết và
tránh việc lạm dụng phân và thuốc, sẽ có thể tiết kiệm được chi phí và nâng cao sản
lượng và đa dạng hóa chất lượng.
Ví dụ, tại Đồng Tháp, mô hình “Canh tác lúa tốt nhất” của HTX Mỹ Đông
[1], phối hợp với công ty Rynan Smart Fertilizers, trồng giống Jasmine ứng dụng
Canh tác thông minh (bón phân tan chậm và phun chế phẩm sinh học một lần, sử

dụng thiết bị cảm ứng năng lượng mặt trời điều tiết mực nước) đã giúp đạt năng suất
7 tấn lúa/ha, trong khi giảm giống từ 20 kg/công, còn 6 – 8 kg, giảm phân bón, giảm
số lần phun từ 5 lần còn 3 lần, sâu bệnh giảm hẳn và tiết kiệm được công lao động.
MimosaTEK là công ty chuyên cung cấp giải pháp tưới chính xác cho nhiều tập
đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp như Vingroup, Thành Công…; áp dụng “công nghệ
tưới chính xác” của MimosaTEK đã giúp khách hàng tiết kiệm lượng nước tưới 30 –
50%, giảm tiêu thụ năng lượng, giải phóng toàn bộ công lao động vận hành hệ thống
tưới thủ công.
Qua đó có thể thấy rằng nhờ áp dụng tích hợp nhiều công nghệ, thiết bị thế hệ
mới, lưu trữ nhanh lại dễ tra cứu, nông nghiệp 4.0 có khả năng giúp nông dân quản
lý toàn diện đến từng cá thể, từng thửa ruộng theo không gian và thời gian.
b. Phát triển phân phối và chế biến sản phẩm

12


Việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất
lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin
vào nông nghiệp còn tăng năng suất sản lượng đáng kể so với cách trồng nông
nghiệp kiểu cũ.
Như vậy, điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa
sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản
phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng
mở rộng khi cần thiết.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng quá trình vận chuyển và xuất khẩu
nông sản thường làm hư hại khoảng 40% sản phẩm nông sản, gây thiệt hại lớn đến
nền kinh tế.
Hàng hóa nông sản, thủy sản của Việt Nam khi vận chuyển sang nước ngoài
bị trả về, do quá trình vận chuyển qua đường biển, kéo dài hàng tháng, do đó bị va
đập hay nhiệt độ trong thùng cao và cuối cùng không bán được đã gây thiệt hại lớn

cho các DN trong nước.
Do vậy, việc áp dụng điện toán đám mây trong vận chuyển nông sản là rất
cần thiết, giúp kiểm soát được nhiệt độ trong xe, tránh cho rau quả, thủy sản bị hư
hỏng trong quá trình vận chuyển.
Ví dụ, vùng nguyên liệu của Công ty Mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa
(Lasuco) [10] có khoảng 30.000 hộ nông dân trồng mía trên diện tích khoảng 32.000
ha (75% diện tích là đồi núi), trong đó, gần 60% là người dân tộc thiểu số, nên việc
tiếp cận công nghệ mới là một điều không dễ dàng. Để giải quyết bài toán thu
hoạch, vận chuyển với 1.000 xe, Công ty Minerva đã gắn thiết bị giám sát hành trình
và đưa lên hệ thống chung. Nhờ vậy, Lasuco biết được hoạt động của từng xe, hệ
thống trí tuệ nhân tạo tự động điều phối này thay thế cho 40 kế toán thống kê. Hơn
thế còn dự báo tránh thời tiết bất thuận, áp dụng canh tác thông minh, tăng năng suất
từ 45 tấn/ha lên 70 tấn/ha, cá biệt đạt 120 – 130 tấn/ha; góp phần gia tăng lợi nhuận
cho nông hộ.
c) Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Thông tin người tiêu dùng và nhà sản xuất được liên kết, công khai từ đó làm
tiền đề để hai bên có sự lựa chọn tốt nhất. Công nghệ 4IR cũng sẽ cung cấp chính
xác thông tin về lịch sử sản xuất thông qua thiết bị thông minh. AI chứa lượng dữ
liệu lớn sẽ có thể ổn định giao dịch bằng cách kết nối thông tin sản xuất và thông tin
giao dịch.

13


Ví dụ, ứng dụng truy suất nguồn gốc thực phẩm Agricheck, Agricheck là một
hệ thống dựa trên icloud để đảm bảo và kiểm soát nguồn gốc của sản phẩm và tính
xác thực của chúng. Nó có thể chạy trên PC, máy tính bảng và điện thoại thông
minh sử dụng cả Android, IOS và Windows.
Agricheck tạo ra lợi ích đáng kể cho người dùng / người dùng cuối, các bên
liên quan, nhà phân phối và nhà cung cấp bằng cách cung cấp tính xác thực và

nguồn gốc của các sản phẩm họ sử dụng, cung cấp và tiêu thụ; giúp nhà cung cấp và
nhà sản xuất / nhà sản xuất bảo vệ tên thương mại.
Agricheck còn được gọi là hệ thống xác thực và truy nguyên nguồn gốc,
theo đó nhà cung cấp sẽ cần phải đăng ký và sau đó được kiểm toán để sản phẩm
của họ đạt tiêu chuẩn trên toàn thế giới, do đó cho phép người mua mua với sự tin
tưởng rằng nhà cung cấp đã đáp ứng tất cả các yêu cầu tiêu chuẩn để đảm bảo sản
phẩm không bị ô nhiễm, không theo tiêu chuẩn trên toàn thế giới và có hại cho các
hệ sinh thái và con người khác.
Agricheck có thể tạo các báo cáo có thể được sử dụng để kiểm tra các đơn đặt hàng
trước khi hàng hóa được phép nhập vào khu vực tiếp tân. Người quản lý chất lượng
có thể sử dụng để báo cáo quyền truy cập vào kiểm tra hàng hóa, thủ kho cũng có
thể sử dụng để báo cáo quyền truy cập vào kiểm tra hàng hóa
Agricheck là một cách thông minh nhất trong hệ thống truy tìm nguồn gốc và tính
xác thực của Agricheck là một hệ thống dựa trên icloud để đảm bảo và kiểm soát
nguồn gốc của sản phẩm và tính xác thực của chúng. Nó có thể chạy trên PC, máy
tính bảng và điện thoại thông minh sử dụng cả Android, IOS và Windows.
Agricheck tạo ra lợi ích đáng kể cho người dùng / người dùng cuối, các bên liên
quan, nhà phân phối và nhà cung cấp bằng cách cung cấp tính xác thực và nguồn
gốc của các sản phẩm họ sử dụng, cung cấp và tiêu thụ; giúp nhà cung cấp và nhà
sản xuất / nhà sản xuất bảo vệ tên thương mại.
Agricheck là một cách thông minh nhất của hệ thống truy tìm nguồn gốc và xác thực
cho nông nghiệp thông minh.
2.2. Thách thức và ảnh hưởng tiêu cực khi Việt Nam bước vào nền Nông
nghiệp 4.0
Thứ nhất, cũng như các lĩnh vực khác, nông nghiệp cũng đối diện với những
thách thức như: dư thừa nguồn lao động nông nghiệp, bất bình đẳng giữa nông dân
công nghệ thấp với nông dân công nghệ cao… Các nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và
Andrew McAfee đã chỉ ra, CMCN 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc
biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động.
14



Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động
sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng
vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an
toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần con
người.
Thứ hai, CMCN 4.0 cũng giúp các nước phát triển có thể tự sản xuất lương
thực, thực phẩm bằng diện tích đất chỉ bằng 1/100 hay 1/1000 các nước đang phát
triển làm, với năng suất cao hơn nhiều lần, dẫn đến hiện tượng các nước phát triển
sẽ không sử dụng sản phẩm từ các nước đang phát triển như Việt Nam.
Điều này có thể làm cho khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sẽ
giảm, tác động đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tiềm năng phát triển của Việt
Nam còn rất lớn, song thách thức đặt ra là làm sao tranh thủ phát huy tối đa và hiệu
quả CMCN 4.0, đặc biệt là tận dụng được tiềm năng cơ cấu dân số trẻ.
Tuy nhiên, dự báo cho thấy, Việt Nam chỉ có thể duy trì cơ cấu dân số này
trong khoảng thời gian từ 20 - 25 năm. Nếu không có chiến lược phù hợp, chậm đổi
mới, Việt Nam không chỉ bỏ lỡ thời cơ “vàng” của CMCN 4.0 mà có thể sẽ gánh
chịu hệ quả tiêu cực của cuộc cách mạng này.
Thứ ba, trước những lợi ích to lớn của điện toán đám mây, thời gian qua,
Chính phủ cũng như các DN tại Việt Nam đã dành một nguồn lực lớn trong việc ứng
dụng công nghệ này.
Theo khảo sát về Ứng dụng Điện toán Đám mây tại 500 DN, tổ chức của Việt
Nam cho thấy, trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước có tốc độ tăng chi tiêu cho
điện toán đám mây trong giai đoạn 2010 - 2016 là cao nhất (64,4%/năm), cao hơn
hẳn mức bình quân của ASEAN (49,5%) và thế giới (42,5%).
Tuy nhiên, về con số tuyệt đối, mức chi tiêu cho điện toán đám mây của Việt
Nam còn rất thấp, thấp hơn 107 lần so với Singapore; 6,5 lần so với Malaysia; 2,4
lần so với Thái Lan và 1,3 lần so với Philippines.
Đây là những con số vừa được Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ

thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang
Diệu công bố tại Hội nghị Điện toán Đám mây Việt Nam năm 2017, với chủ đề
“Việt Nam và CMCN 4.0: Thúc đẩy chuyển đổi số với điện toán đám mây”.
Những con số trên phản ánh đúng thực trạng về mảng/lĩnh vực điện toán đám
mây tại Việt Nam và hiện vẫn đang tồn tại khá nhiều rào cản trong việc thúc đẩy
điện toán đám mây phát triển. Trở ngại trong việc thúc đẩy dịch vụ điện toán đám
15


mây tại Việt Nam không phải là chi phí đầu tư. Rào cản lớn nhất chính là việc dùng
phần mềm không bản quyền còn phổ biến.
Sự thiếu hiểu biết về lợi ích của điện toán đám mây, lo ngại về vấn đề bảo
mật thông tin và chất lượng dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam chưa thực sự
đảm bảo. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc áp
dụng hiệu quả nhất điện toán đám mây tại Việt Nam.
Thứ tư, khả năng tiếp thu công nghệ của nông dân và DN kinh doanh nông
nghiệp hiện đang là một khâu yếu trong hệ thống đổi mới sáng tạo nông nghiệp của
Việt Nam.
Do DN còn thiếu năng động trong nắm vững các quy trình, công cụ mới nên
dẫn đến những khiếm khuyết trong hệ thống đổi mới sáng tạo, theo đó việc phát
triển các công nghệ mới hay cách làm mới bị tách rời khỏi hoạt động của DN, hoặc
DN chỉ tham gia hạn chế trong các quy trình đổi mới sáng tạo.
Đây chính là kết quả của quá trình tiếp thu công nghệ còn tách rời khỏi đổi
mới sáng tạo, làm cho DN có năng lực thấp trong tiếp thu và phát triển công nghệ.

16


III. Đề xuất và đưa ra giải pháp
Như vậy, câu hỏi lớn đặt ra là làm sao phát triển nông nghiệp 4.0 toàn diện

và bền vững? Thực tế đặt ra, khu vực nông thôn, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hạ
tầng công nghệ thông tin chưa thật tốt, trình độ nguồn lực chênh lệch, chúng ta cần
có tư duy tiếp cận nền NN 4.0 từng bước, từng ngành hàng, hài hòa với cả công
nghệ của giai đoạn Nông nghiệp 3.0 (tự động hóa), thậm chí cả công nghệ của nền
nông nghiệp 2.0 (cơ giới hóa). Nông nghiệp 4.0" sẽ là một quy trình khép kín bằng
công nghệ như giống chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo
dược; canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà kính; tự động
hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến; ứng dụng điện toán đám mây
để truy xuất nguồn gốc. Nông nghiệp 4.0 là xu thế toàn cầu, song chúng ta với đa
dạng sản phẩm, hạ tầng vật chất cũng như cho thông tin phát triển chưa hoàn chỉnh,
trình độ lao động phân hóa cao thì việc lựa chọn đúng quy mô, ngành hang, thị
trường và hiệu quả cần kỹ càng.
1. Đối với Chính Phủ
a. Nâng cao cơ sở hạ tầng
Hạ tầng ứng dụng công nghệ và quản trị doanh nghiệp IoT bước đầu được
xây dựng là cơ sở quan trọng để tiếp tục phát triển nông nghiệp thông minh trong
những năm tới, tận dụng lợi thế là Việt Nam có 53% dân số tiếp cận được internet
(năm 2016), công nghệ số, nhất là công nghệ internet. Để có thể phát triển nhiều mô
hình nông nghiệp 4.0, Việt Nam sẽ cần tiếp tục đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT để ứng
dụng IoT trong nông nghiệp hiện đại.
b. Cần có những chính sách hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp khởi
nghiệp

17




Cần bổ sung chính sách hỗ trợ vốn và bảo hiểm cho nông dân đầu tư


thiết bị thông minh để phân tích đất để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thông minh
cho cây trồng, hoặc thiết bị thu thập dữ liệu môi trường canh tác.


Để xây dựng 1 nền nông nghiệp thông minh, phải ưu tiên nhữtong

nông hộ nằm trong mô hình NN 4.0 hoàn chỉnh, không nên chỉ giới hạn trong phân
khúc sản xuất ra sản phẩm sạch hay xanh. Nếu không tiêu thụ được thì rủi ro cực
lớn. Chẳng hạn, xây dựng một trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo mô hình CNC
cần khoảng 140-150 tỉ đồng, cao gấp 4-5 lần so với chăn nuôi thường; đầu tư 1 ha
nhà kính hoàn chỉnh với hệ thống tưới, bón phân tự động theo công nghệ của Israel
cần ít nhất từ 10-15 tỉ đồng [8]. Nếu không có lãi thì phá sản biết trước. Tuy vậy,
thủ tục vay vốn quá rườm rà, phức tạp, vướng mắc: Kinh phí đầu tư cho Nông
nghiệp 4.0 rất lớn trong khi vay vốn ngân hàng chỉ định giá bằng 20-25% giá trị
thực tài sản... đã khiến người nông dân khó tiếp cận vốn, nhiều nông dân phải chịu
cảnh “lực bất tòng tâm”.


Cần có sự phối hợp rà soát, đánh giá, cảnh báo về nhu cầu thị trường

đối với sản phẩm nông nghiệp CNC, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các DN tìm kiếm
thị trường tiêu thụ... của các bộ, ngành liên quan. Theo thống kê ban đầu, tổng dư
nợ cho vay trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng CNC đạt
gần 32.339 tỉ đồng với 4.125 khách hàng còn dư nợ (3.957 khách hàng cá nhân, 168
DN). Trong đó, cho vay ứng dụng CNC là 27.737 tỉ đồng, chiếm gần 86% tổng dư
nợ. Tuy vậy, thủ tục vay vốn quá rườm rà, phức tạp, vướng mắc: Kinh phí đầu tư
cho nông nghiệp CNC rất lớn trong khi vay vốn ngân hàng chỉ định giá bằng 2025% giá trị thực tài sản... đã khiến người nông dân khó tiếp cận vốn, nhiều nông
dân phải chịu cảnh “lực bất tòng tâm”.
c. Cần đổi mới đào tạo nguồn nhân lực


18


Khả năng tiếp thu công nghệ của nông dân và doanh hiện đang là một khâu
yếu trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị
tăng cường hiệu quả tiếp thu công nghệ, không chỉ của nông dân mà của cả khối
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ mô hình “Canh tác lúa tốt nhất” của HTX Mỹ Đông
(Đồng Tháp), ông Michael Battaglia của Tổ chức Khoa học - Công nghiệp Úc
(CSIRO) cho rằng cách giúp người nông dân tiếp cận nông nghiệp 4.0 là tạo điều
kiện để họ tiếp cận được tri thức, thông tin và để họ tự quyết định mức độ tiếp thu
theo khả năng của mình. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay,
khi 70% cư dân vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu thì việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng là yêu cầu cần
thiết.


Đổi mới đào tạo nguồn nhân lực tương lai: Khuyến khích khởi nghiệp

và đổi mới, tích hợp các xu hướng và thành tựu của CMCN 4.0 vào nội dung
chương trình giáo dục, đào tạo và hướng nghiệp để có lực lượng lao động có khả
năng tiếp cận, phát triển và ứng dụng được các thành quả nền nông nghiệp 4.0.


Chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối với đội ngũ lao động

nông nghiệp hiện hành để đáp ứng được yêu cầu áp dụng các thành quả của nông
nghiệp 4.0 và hoặc chuyển sang làm các ngành nghề khác. Bộ KH-CN, Bộ NNPTNT và Báo Nông thôn ngày nay tổ chức cuộc thi ‘Tôi là nông dân 4.0’. Sau 6
tháng phát động, cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0" nhận được gần 1.000 dự án của
nông dân gửi về tham dự. Song, cần nhiều các cuộc thi với hình thức đa dạng hơn
để nông dân địa phương dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nông nghiệp 4.0. Tổ chức

các buổi tọa đàm, hội thảo nâng cao khả năng chuyên môn…
d. Áp dụng nông nghiệp 4.0 phù hợp với thực tiễn của từng địa phương
Cần nhìn thẳng vào sự thật là: Việt Nam chưa có mô hình hoàn chỉnh về
nông nghiệp 4.0, mới có một số mô hình thông minh thông qua hợp tác quốc tế về
19


canh tác lúa, rau. Đến nay chỉ mới áp dụng một số thành phần như giải pháp thông
minh; một số ứng dụng thiết bị cảm biến điều khiển ẩm độ, nhiệt độ, tưới tự động,
đèn LED; một số nhỏ áp dụng thiết bị bay (drone).
Ưu tiên phát triển nông nghiệp 4.0 ở các nơi có điều kiện nhưng không loại
trừ các hình thái sản xuất nông nghiệp truyền thống. Cần lựa chọn các công nghệ
phù hợp với trình độ dân trí và trình độ kinh tế - xã hội của từng vùng miền gắn với
thị trường. Điểm chung nhất mà các chuyên gia lưu ý là: không nên du nhập kinh
nghiệm nước ngoài theo kiểu phong trào, cũng như không nhất thiết phải áp dụng
tất cả công nghệ của cách mạng NN 4.0, mà phải chọn lựa, hài hòa và phù hợp đặc
thù riêng của Việt Nam. Cần phải theo các tiêu chí:
(i) Có hành lang pháp lý minh bạch để cho người sản xuất, kinh doanh và dễ
dàng tiếp cận;
(ii) Có cơ sở hạ tầng tương thích với trình độ người sản xuất;
(iii) Có đầy đủ cơ sở dữ liệu phù hợp với ngành hàng và thị trường.
Tuy nhiên, việc đánh giá đúng tiềm năng phát triển (gắn với khả năng đáp
ứng về nguồn lực và thị trường) là điều kiện tiên quyết và tính hiệu quả là trên hết.
Việc ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp sẽ phải
cân nhắc sao cho nông dân Việt Nam không bị đe dọa bởi nguy cơ mất dần việc làm
và nguồn tiêu thụ vào tay nông dân các nước có công nghệ cao. Chính vì vậy, ứng
dụng KHCN vào nông nghiệp, tạo ra nền nông nghiệp 4.0 là việc không thể chậm
trễ, khi tác động trực tiếp và mạnh mẽ của công nghệ đối với lĩnh vực nông nghiệp
đang và sẽ diễn ra trong thời gian tới trên quy mô toàn cầu.
2. Đối với cá nhân và doanh nghiệp


20


Xây dựng trau dồi nền tảng kiến thức vững chắc về nông nghiệp
4.0, sẵn sàng bắt kịp công nghệ mới trên thế giới.


Xác lập nhận thức đúng. Nông nghiệp số là sự kết hợp đồng bộ giữa

các công nghệ về giống; nuôi trồng, chăm sóc, chăn nuôi; tưới tiêu; thu hoạch, sau
thu hoạch,bảo quản; công nghệ chế biến; công nghệ tự động hóa; công nghệ quản
lý... Tất cả các công đoạn nêu trên được tích hợp và điều khiển bởi công nghệ thông
tin dùng Internet... Cần được hiểu là kết nối toàn chuỗi, qua mạng bên trong và bên
ngoài đơn vị, trong và ngoài nước. Thông tin số hóa kết nối tất cả các đối tác và mọi
quá trình sản xuất, giao dịch với các nhà cung cấp và khách hàng tiêu thụ. Tiếp theo,
cần đặt ra từng nội dung cụ thể với đối tượng và công nghệ cụ thể chứ không thể hô
hào như đã từng nói nhiều về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hay nông
nghiệp hữu cơ mấy năm gần đây.


Sẵn sàng tiếp thu và học hỏi những kiến thức mới. Nông dân Việt

Nam thường cố hữu chỉ tin tưởng vào kinh nghiệm của bản thân. Song, tư tưởng
không thể bỏ trong một sớm một chiều, cần sự vào cuộc những người xung quanh.
Họ là những người trẻ, cán bộ địa phương từng bước cho họ thấy những tiềm năng
dồi dào mà nông nghiệp 4.0 đang và sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của họ.


Cần thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng, đào tạo lao động tại đơn vị,


đặc biệt về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học… để giải quyết nhu cầu nguồn nhân lực
chất lượng cao.


Các trường đại học cần đổi mới phương pháp đào tạo nghề, tập trung

vào đào tạo năng lực thực hành, kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi và các kỹ năng mềm cho
học viên để thích ứng, phát huy trong môi trường công nghệ hiện đại. Đồng thời cần
nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; các doanh
nghiệp cần liên kết chặt chẽ với cơ sở đào tạo, các trường đại học... nhằm chủ động
nguồn nhân lực trong tương lai.
21


Như vậy, cách tiếp cận hợp lý nên là:

i) Sản phẩm chủ lực áp dụng NN 4.0 cần có quy mô sản xuất hàng hóa; có
thị trường hiện tại cũng như tiềm năng. Có đủ điều kiện phát triển như đất đai, phù
hợp về khí hậu thời tiết. Sản phẩm có công nghệ ở mức độ sản xuất, không phải chỉ
trong phòng thí nghiệm.
ii) Do việc ứng dụng CNC, công nghệ tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối tạo
ra các mô hình nông nghiệp CNC, nông nghiệp thông minh còn rất ít, nên nông
nghiệp như hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp, hiệu
quả sự dụng đất đai và tài nguyên chưa cao. Vì thế rất cần có doanh nghiệp sẵn sàng
đầu tư sản xuất sản phẩm được lựa chọn. Chúng ta thất bại tại nhiều mô hình nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao chính là chưa quán triệt đúng và đủ vai trò của
doanh nghiệp. Cần hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ đất đai, với điều kiện nông dân
không mất đất (góp vốn bằng quyền sử dụng đất). Cũng như các nước đang phát
triển, chúng ta không nên vội vã dấy lên phong trào toàn bộ diện tích được sản xuất

theo NN 4.0.
Xét theo các tiêu chí trên thì các luận đến nay đều nhất trí rằng những ngành
hàng sau có thể sớm ứng dụng NN 4.0:
1) Chăn nuôi bò sữa, lợn, gà; nuôi tôm, cá da trơn quy mô công nghiệp. Các
ngành hàng này đòi hỏi quy mô diện tích không lớn, đang có những mô hình ứng
dụng CNC theo chuỗi từ sản xuất đến xuất khẩu, nên thuận lợi cho tự động hóa, sử
dụng robot. Trong thủy sản có thể ứng dụng hệ thống canh tác kết hợp thủy sản và
rau/hoa (Aquaponic).
2) Sản xuất hoa và quả thuận tiện cho tự động hóa sản xuất cây giống, cơ
giới hóa làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch; bón phân và tưới nước kết hợp
22


(fertigaton); chế phẩm giúp sản xuất trái vụ; công nghệ bảo quản tiên tiến (khí hậu
điều khiển, sấy lạnh…). Với hoa cần thêm công nghệ giữ hoa tươi lâu. Ưu tiên lựa
chọn những cây trái quy mô tập trung, có công nghệ và thị trường như thanh long,
cam, dứa.
3) Nấm ăn, nấm/cây dược liệu: có thể sản xuất quy mô công nghiệp với giá
trị gia tăng cao trong các hệ thống sản xuất được điều khiển cả về khí hậu và kỹ
thuật canh tác, chiếm diện tích đất không lớn. Ưu tiên công nghệ chiết tách các hoạt
chất mang dược tính cao như nano cucumin hoặc tinh dầu gấc, nhân sâm… tiến tới
tìm kiếm hoạt chất có chức năng chữa bệnh và làm đẹp.
4) Trong sản xuất lúa gạo, có thể áp dụng các công nghệ đã được kiểm chứng
ở nước ngoài như ứng dụng viễn thám trong quản lý sản xuất và sâu bệnh, công cụ
quản lý cây trồng trên điện thoại thông minh.
5) Sản xuất cà phê, hồ tiêu: Ưu tiên cho tự động hóa trong sản xuất cây
giống, cơ giới hóa làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch; bón phân và tưới nước kết
hợp có điều khiển (fertigaton); sử dụng chế phẩm giữ ẩm, chế phẩm quản lý bệnh
phát sinh từ đất, chế phẩm giúp quả chín đồng loạt; công nghệ chế biến sâu.
3. Giải pháp công nghệ ứng dụng vào nền Nông nghiệp 4.0 Việt Nam

Có thể nói rằng, hai tảng đá lớn mà Việt Nam phải đối mặt với những bước
đầu áp dụng nông nghiệp 4.0 là vốn và nhân lực có tri thức cao. Như đã nói ở phần
trước, nhưng không có nghĩa nông nghiệp Việt Nam không thể đổi mới, điều quan
trọng là áp dụng công nghệ cần phù hợp và đạt hiệu quả. Do đó, nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao chưa hẳn là nông nghiệp thông minh, nhưng nông nghiệp thông
minh phải là trên cơ sở nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là vấn đề cốt lõi
để nhận diện nông nghiệp thông minh, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả.

23


Trên cơ sở phát triển nông nghiệp ứng dụng cao, trong những năm gần đây
các doanh nghiệp/trang trại ở Lâm Đồng đã tiếp cận ứng dụng công nghệ IoT trong
sản xuất nông nghiệp, song chủ yếu ứng dụng ở các trang trại trồng rau, hoa, dâu tây
đã cho doanh thu từ 5 - 8 tỷ đồng/ha/năm...
Rất nhiều thành phần cấu thành nông nghiệp thông minh 4.0 được phân tích,
song thực tế sản xuất ở Việt Nam tùy thuộc vào vùng sinh thái; loại cây trồng, vật
nuôi; quy mô sản xuất, do đó chủ trang trại không nhất thiết phải ứng dụng tất cả
các thành phần công nghệ mà có thể sử dụng 4 - 5 thành phần công nghệ phù hợp
với mục tiêu, yêu cầu sản xuất của trang trại; phải hướng đến mục tiêu hiệu quả
kinh doanh là chính, song việc ứng dụngthiết bị cảm biến kết nối internet (IoT) là
công nghệ cốt lõi cần và đủ phải sử dụng ở tất cả các trang trạng nông nghiệp thông
minh 4.0.
Tiếp cận công nghệ phù hợp
Qua nghiên cứu thực tế các mô hình trong và ngoài nước và kinh nghiệm
nghiên cứu khoa học và chỉ đạo thực tiễn sản xuất, chúng tôi đưa ra khái niệm:
Nông nghiệp thông minh là nông nghiệp mà trong suốt quá trình sản xuất ứng dụng
các công nghệ tiên tiến, hiện đại; sử dụng các thiết bị được kết nối mạng bên trong
và bên ngoài của trang trại/doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để
quản lý.

Với khái niệm này nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa hẳn là nông
nghiệp thông minh, nhưng nông nghiệp thông minh phải là trên cơ sở nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, đây là vấn đề cốt lõi để nhận diện nông nghiệp thông
minh từ đó có cách tiếp cận khoa học và hiệu quả phù hợp với yêu cầu phát triển
nông nghiệp Việt Nam trong quá trình biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Trước
yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chúng ta không thể đứng ngoài cuộc mà
phải tiếp cận nhanh song không nóng vội chạy theo phong trào, theo phương châm:
24


×