SƠ BỘ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT NGẬP NƯỚC CỬA SÔNG Ô LÂU, TỈNH THỪA THIÊN- HUẾ
TS.Lê Thu Hoa, Nguyễn Diệu Hằng
ĐH Kinh tế Quốc dân
Dự án thí điểm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô
Lâu của tỉnh Thừa Thiên Huế được hình thành trên cơ sở dự tính vùng
cửa sông này sẽ đem lại lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường lớn hơn hiện
tại nếu được khôi phục thành nơi sinh sản của cá, tôm và các loài sinh vật
thủy sinh khác. Nghiên cứu đánh giá và phân tích chi phí - lợi ích cung cấp
thêm những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định thực hiện dự
án.
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN THÍ ĐIỂM KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC CỬA SÔNG Ô LÂU
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô Lâu (KBT) nằm ở
phía Tây Bắc phá Tam Giang, cách cửa biển Thuận An 22 km về phía Tây Bắc,
cách trung tâm thành phố Huế 40km về phía Bắc, thuộc địa phận 5 xã: Điền
Hoà, Điền Lộc, Phong Chương (huyện Phong Điền) và Quảng Thái, Quảng Lợi
(huyện Quảng Điền). Vùng cửa sông Ô Lâu là nơi có hệ động thực vật đất ngập
nước đa dạng. Nguồn gen ở vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai rất phong phú.
Hiện tại ở đây có 661 loài động và thực vật, phân bố thành 8 nhóm.
Năm xã trong vùng dự án có 6.206 hộ dân với tổng dân số là 30.313
người. Tỷ lệ nghèo đói ở các xã còn khá cao, đặc biệt là các xã Quảng Thái,
Quảng Lợi, Phong Chương được xếp trong 45 xã nghèo của tỉnh. Một bộ phận
dân cư đang còn sống dưới ngưỡng nghèo, chưa đáp ứng cho mình những nhu
cầu tối thiểu như ăn, ở, học hành và các dịch vụ thiết yếu. Nghèo đói chính là
nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên vùng đầm
phá, sử dụng lãng phí và không hợp lý các nguồn tài nguyên.
Trong vùng dự án, tỷ trọng diện tích trồng lúa chiếm ưu thế, nhưng năng
suất lúa không ổn định, chênh lệch giữa hai vụ (đông xuân và hè thu) khá lớn do
địa hình thấp trũng, thiếu nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nên thường bị úng
vào đầu vụ đông xuân và hạn mặn cuối vụ hè thu, thời tiết thất thường, nạn hạn
hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên, đầu tư thâm canh hạn chế, canh tác không
đúng quy trình kỹ thuật, lạm dụng phân hoá học… làm giảm chất lượng đất.
Các hoạt động khai thác thuỷ sản chiếm diện tích 93 ha mặt nước trong
vùng dự án, góp phần cản trở lưu thông đường thuỷ, hạn chế sự di cư sinh sản
và sinh trưởng của các loài động vật thuỷ sản, ngăn cản dòng chảy và sự trao
đổi nước. Ngoài ra, những hoạt động khai thác thủy sản bằng các loại ngư cụ di
động, thô sơ nhằm tận thu nguồn tôm, cá giống; góp phần tàn phá hệ sinh thái
và các bãi cỏ nước, nơi sinh sản và cư trú của con non. Trong vùng cũng có 450
lồng nuôi cá đang hoạt động chiếm diện tích 3,6 ha mặt nước. Lượng rong cỏ
trong vùng đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu của cá và chưa thể gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước. Nhưng do chưa được sắp xếp hợp lý, chưa được
quy hoạch cụ thể và chưa có phương pháp nuôi ghép nhiều loài cá để tận dụng
nguồn thức ăn nên dễ dẫn đến ô nhiễm cục bộ từng nguồn nước, dễ phát sinh
và lây lan bệnh cho cá nuôi.
Trong vùng dự án có nhiều bãi biển đẹp, danh lam thắng cảnh, vùng sinh
thái độc đáo, vùng biển và đầm phá có thế mạnh để phát triển du lịch, nhưng
hiện tại việc khai thác các nguồn lực này còn rất hạn chế.
Dự án thí điểm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô
Lâu
Dự án được thực hiện trên cơ sở phân chia các khu vực như sau:
- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Vùng lõi có diện tích 400 ha, được
xác định là vùng mặt nước và 4 hòn đảo tthuộc hai xã Quảng Thái và Điền
Hoà. Chức năng chủ yếu của vùng này là bảo vệ đàn chim nước; bảo vệ
nguồn gen, nguồn giống và nguồn lợi thuỷ sản đặc trưng cho các nhóm
sinh thái nước ngọt và nước lợ; bảo vệ và phục hồi cảnh quan sinh thái cửa
sông và sinh cảnh đầm lầy cỏ.
- Khu vực sử dụng hạn chế: vùng đệm là vùng lân cận vùng lõi có
mối quan hệ mật thiết với vùng lõi thuộc 5 xã: Phong Chương, Điền Lộc,
Điền Hoà, Quảng Thái và Quảng Lợi. Ở vùng đệm có thể tiến hành các
hoạt động kinh tế dân sinh nhưng nghiêm cấm các hình thức khai thác
mang tính huỷ diệt, huỷ hoại sinh cảnh, gây ô nhiễm môi trường, ngăn cấm
việc săn bắn chim. Việc khai thác phải tuân theo quy định về loại hình, quy
cách và thời vụ.
- Khu hành chính, dịch vụ nằm trên địa bàn xã Quảng Thái, kề bên
vùng lõi.
Các hoạt động sẽ được tiến hành trong phạm vi dự án bao gồm: Chương
trình bảo tồn, Chương trình phục hồi hệ sinh thái (khoanh vùng và phục hồi
khu vực bốn cồn đảo và mặt nước vùng cửa sông Ô Lâu; chấm dứt và chuyển
toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp của 344 hộ ra khỏi 75,3 ha diện tích
bốn cồn đảo, trả lại vùng sinh sống của các loại chim và thuỷ sinh vật trên diện
tích 400 ha đất ngập nước, phục hồi các thảm cỏ nước…), etc. Chương trình
nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng. Với những chương trình
hoạt động như vậy, dự án sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội và môi
trường cho cả khu vực thực hiện dự án và các khu vực lân cận.
II. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH- CHI PHÍ
2.1. Dữ liệu và phương pháp đánh giá
Nghiên cứu này sử dụng các số liệu về môi trường và kinh tế - xã hội của
vùng dự án do các cơ quan quản lý nhà nước địa phương, chuyên gia địa
phương, văn phòng ICZM/ CCP Thừa Thiên Huế cung cấp cũng như số liệu từ
các nghiên cứu khác đã được thực hiện trước đây. Khi dự báo những thay đổi
do dự án tạo ra (ví dụ thay đổi chất lượng môi trường, thay đổi diện tích đất
nông nghiệp…), nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các năm trước để dự báo
xu thế thay đổi trong tương lai. Việc thu thập dữ liệu và tính toán được sự hỗ trợ,
tư vấn của các chuyên gia địa phương. Nghiên cứu này quan tâm đến các lợi
ích/ chi phí thị trường và cả các lợi ích/ chi phí phi thị trường (nghĩa là không có
thị trường cho chúng), ví dụ: giá trị giải trí, giá trị đa dạng sinh học... Các lợi ích/
chi phí có giá thị trường, ví dụ như chi phí trực tiếp của dự án hay thu nhập tăng
do tăng sản xuất nông nghiệp… được đánh giá bằng phương pháp giá thị
trường. Ngoài ra, nghiên cứu còn áp dụng các phương pháp khác như phương
pháp thay đổi năng suất (khi đánh giá thiệt hại do mất đất nông nghiệp) hoặc
phương pháp chi phí phục hồi (khi đánh giá lợi ích thu được khi tránh được rủi ro
lũ lụt).
Đối với các giá trị phi thị trường, về mặt lý thuyết, chúng có thể được tính
bằng mức sẵn lòng trả của người dân thông qua việc thực hiện các cuộc điều
tra. Tuy nhiên, những điều tra này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí cao. Do đó,
trong điều kiện hiện tại, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp chuyển giao
giá trị (Benefit/ Value Transfer) từ các nghiên cứu trước đó khi cần thiết.
2.2. Xác định lợi ích và chi phí
Các lợi ích và chi phí của dự án được xác định như trong bảng 1. Có thể
thấy toàn bộ các lợi ích và chi phí của dự án cũng như phạm vi ảnh hưởng của
chúng. Các chi phí/ lợi ích này có thể chỉ phát sinh ở vùng lõi, cũng có thể phát
sinh ở cả vùng đệm của dự án.
Bảng 1: Chi phí và lợi ích của dự án KBT vùng cửa sông Ô Lâu
Phạm vi
Nội dung
Vùng lõi Vùng đệm
Chi phí
- Chi phí trực tiếp của dự án
- Chi phí quản lý và vận hành
- Thiệt hại do giảm diện tích đất nông
nghiệp
- Thiệt hại do giảm sản lượng thuỷ sản
- Giảm sản lượng thuỷ cầm
- Giảm thu nhập từ khai thác rong
- Giảm các hoạt động giao thông thuỷ
9
9
9
9
9
9
9
9
Lợi ích
- Tăng thu nhập từ trồng trọt
- Tăng thu nhập từ thủy sản vùng đầm phá
- Giảm chi phí tưới tiêu
- Giảm thiệt hại do lũ lụt
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Tăng giá trị giải trí
- Tăng giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh
học
9
9
9
9
9
9
9
9
9
9
9
9
2.3. Đánh giá và ước tính các chi phí
2.3.1. Chi phí trực tiếp của dự án
Các chi phí trực tiếp của dự án bao gồm: quy hoạch vùng lõi; xây dựng cơ
sở hạ tầng; xây dựng quy chế bảo tồn khu đất ngập nước; phục hồi hệ sinh thái;
quan trắc môi trường; di chuyển các hoạt động nông nghiệp, thuỷ sản; tạo luồng
lạch mới cho phương tiện đi lại qua vùng cửa sông; nâng cao nhận thức cộng
đồng và trình độ quản lý dự án; tuyên truyền, vận động; quảng cáo; điều tra kinh
tế xã hội và hợp tác quốc tế. Tổng chi phí trực tiếp đầu tư cho dự án là 6.650
triệu đồng. Một số chi phí (như chi phí di chuyển nông nghiệp, chi phí quan
trắc…) trong một giai đoạn, ví dụ từ năm 2006 đến năm 2008, sẽ được phân bổ
đều qua các năm (giả thiết). Các chi phí còn lại được tính chính xác cho từng
năm, căn cứ vào Văn bản đề xuất dự án.
2.3.2. Chi phí quản lý và vận hành dự án
Các chi phí này bao gồm tiền lương, chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí
văn phòng phẩm…, chiếm 2% tổng đầu tư, tương đương 133 triệu đồng/ năm,
tính từ năm 2006.
2.3.3. Thiệt hại do giảm diện tích đất nông nghiệp
Dự án sẽ chấm dứt hoạt động sản xuất nông nghiệp của 344 hộ trên 75,3
ha diện tích 4 cồn đảo trong vùng lõi, làm giảm phần thu nhập từ sản xuất nông
nghiệp của các hộ gia đình này. Phần thu nhập bị suy giảm này được coi như
một loại chi phí của dự án bảo tồn cửa sông Ô Lâu. Sử dụng phương pháp thay
đổi năng suất trên cơ sở số liệu do chuyên gia địa phương cung cấp, xác đinh
được thiệt hại do giảm diện tích đất nông nghiệp sẽ là 1.069 triệu đồng/ năm,
tính từ năm 2007.
2.3.4. Thiệt hại do giảm sản lượng ngành thuỷ sản
Khi dự án được thực hiện, kể từ năm 2008 hoạt động đánh bắt ở dưới
đập Cửa Lác sẽ bị cấm. Phần thu nhập mất đi từ hoạt động đánh bắt do đó là
135,5 triệu đồng/ năm tính từ năm 2008. Các lồng cá phía trên và dưới đập Cửa
Lác cũng sẽ phải di dời lần lượt vào năm 2006 và 2007. Hiện tại trên đập Cửa
Lác có 120 lồng cá, đem lại thu nhập 530 triệu một năm. Dưới đập có 330 lồng,
đem lại thu nhập 1.688,6 triệu đồng/ năm. Ngoài ra, dự án cũng gây ảnh hưởng
lên hồ cá ở xã Quảng Thái.
Tổng thiệt hại do giảm sản lượng thuỷ sản do đó là tổng của thiệt hại từ
hoạt động đánh bắt, lồng cá và hồ cá, được tính toán trong bảng sau:
Bảng 2: Thiệt hại của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
Đơn vị: triệu đồng
Thiệt hại của các lồng cá
Năm
Trên đập Cửa Lác Dưới đập Cửa Lác
Thiệt hại của
hồ nuôi cá
Tổng
2006 530 0 140 670
2007 530 0 -120 410