Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận pháp luật KDQT bình luận hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế giữa công ty TNHH UJU vina thái nguyên và công ty TNHH UJU electronics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.47 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, trong thời đại của hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế toàn cầu mở
ra cơ hội to lớn để các doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới.
Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại
ngày càng đa dạng hơn. Giao dịch mua bán quốc tế diễn ra ngày càng thường xuyên và
đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế mỗi nước.
Trong hoạt động kinh doanh ngoại thương, việc thảo luận, trao đổi, ký kết và
thực hiện hợp đồng là một trong những việc quan trọng nhất. Tuy nhiên hiện nay nhiều
doanh nghiệp còn chưa đủ năng lực hiểu biết hoặc chưa chú trọng đến đảm bảo tính
pháp lý của hợp đồng, dẫn đến nhiều trường hợp rủi ro và phải chịu thiệt hại không
lường trước trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hợp đồng giao dịch thương
mại quốc tế cũng như tính pháp lý xoay quanh hợp đồng, nhóm chúng em quyết định
lựa chọn đề tài “Bình luận hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế giữa Công ty
TNHH UJU Vina Thái Nguyên và Công ty TNHH UJU Electronics” trên cơ sở nền
tảng kiến thức của môn Pháp luật kinh doanh quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra tính pháp lý của các điều khoản trong hợp đồng,
qua đó tìm ra những lỗ hổng pháp lý và đề xuất chỉnh sửa bổ sung.
3. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 mục
lớn:
I.

Tổng quan về hợp đồng

II.

Bình luận về hợp đồng


III.

Đề xuất bổ sung các điều khoản còn thiếu

1


PHẦN NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG
1.1 Chủ thể hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng gồm 2 bên công ty, có trụ sở đặt tại 2 quốc gia khác nhau là
Việt Nam và Hàn Quốc.
Bên A: Công ty TNHH Uju Vina Thái Nguyên. Địa chỉ tại Lô CN 2-5/6, khu công
nghiệp Điềm Thụy, xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Bên B: Công ty TNHH Uju Electronics. Địa chỉ tại 61, Chorok-Ro 532 Beon-gil,
Yanggam-Myeon, Hwaseong-si, Gyeonggi-Do, Korea.
1.2 Hình thức của hợp đồng
Hình thức của HĐ này là văn bản theo phương thức truyền thống, có dấu và chữ kí
của 2 bên.
Nhận xét:
Theo Điều 27 Luật thương mại Việt Nam 2005 đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải lập thành văn bản hoặc
các hình thức pháp lý có giá trị tương đương như văn bản: bản fax; điện tử, điện toán;
tài liệu mềm....Do đó hợp đồng trên đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với quy định của
pháp luật Việt Nam trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
1.3 Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng là “Viên gỗ nén”, tên tiếng Anh “Wood pellets” với các
tiêu chuẩn chất lượng được quy định cụ thể trong hợp đồng.
Nhận xét:
Theo Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân được kinh doanh xuất

khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào
ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất
khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Thương nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu về giấy
phép, điều kiện. Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được quy định
trong Điều 10


2


Luật Quản lý ngoại thương 2017. Theo thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ban hành đối
với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn thì “gỗ rừng trồng và các sản phẩm qua chế biến như gỗ
ván ép (gỗ dán), gỗ viên nén mùn cưa (wood pellet) được phép xuất khẩu”. HS code
của viên gỗ nén (Wood pellets) là 44013100. Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2018, mặt
hàng gỗ viên nén có thuế xuất khẩu bằng 0%. Vậy khi xuất khẩu gỗ viên nén, doanh
nghiệp sẽ không phải nộp thuế xuất khẩu.
1.4 Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng là việc thỏa thuận giữa 2 bên chủ thể về việc mua bán sản
phẩm viên gỗ nén (Wood pellets) thông qua các điều khoản quy định rõ ràng về nghĩa
vụ, quyền lợi giữa bên bán và bên mua liên quan đến giá cả, khối lượng, chất lượng
hàng hóa, quy cách đóng gói, phương thức địa điểm giao nhận hàng hóa, cách thức
thanh toán, phương tiện vận tải,...và các nghiệp vụ liên quan khác.
II. BÌNH LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG
2.1 Năng lực chủ thể của hợp đồng
2.1.1 Bên A (Bên bán)
 Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH UJU VINA THÁI NGUYÊN
 Tên doanh nghiệp bằng tiếng anh: UJU VINA THAI NGUYEN COMPANY
LIMITED

 Tên doanh nghiệp viết tắt: UJU VINA THAI NGUYEN
 Mã số doanh nghiệp: 460 1165 074
 Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
 Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động
 Ngày thành lập: 06/03/2014
 Tên người đại diện theo pháp luật: RO YOUNGBAIK
 Địa chỉ thường trú: Lô CN2-5/6, khu công nghiệp Điềm Thụy, Xã Điềm Thụy,
Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

3


 Mã ngành, nghề kinh doanh: (1629) Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất
sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện (sản xuất viên gỗ nén, dăm gỗ
và mùn cưa để xuất khẩu).
(Nguồn: dangkykinhdoanh.gov.vn)
Nhận xét:
Những thông tin cơ bản về công ty TNHH UJU VINA THÁI NGUYÊN có
được dựa trên việc tra cứu mã số thuế chứng tỏ doanh nghiệp đã có giấy phép đăng ký
kinh doanh, có khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên điều này chỉ
chứng minh được doanh nghiệp có năng lực pháp lý, năng lực về tài chính hay về kỹ
thuật chưa chứng minh được chắc chắn, rõ ràng cụ thể.
2.1.2 Bên B
 Tên doanh nghiệp: UJU ELECTRONICS CO., LTD
 Ngày thành lập: 29/03/1993
 Địa chỉ: 61, Chorok-Ro 532 Beon-gil, Yanggam-Myeon, Hwaseong-si,
Gyeonggi-Do, Korea.
 Tên người đại diện theo pháp luật: RO YOUNGBAIK
 Lĩnh vực hoạt động: Tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực kết nối điện
tử.

 Báo cáo tài chính:
Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 của Công ty TNHH UJU
Electronics (Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ số tài chính

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Tổng doanh thu

45895.97

43566.32

50531.05

63281.43

Lợi nhuận gộp

9155.32

9407.38

8992.1


9413.88

Thu nhập ròng

1542.25

1695.31

2210.35

2734.87

(Nguồn: Investigate.com)

4


Nhận xét:
- Năng lực pháp lý
Bên B có những thông tin cơ bản và tương đối đầy đủ về chủ thể, có trụ sở kinh
doanh và người đại diện theo pháp luật, đảm bảo các thông tin chủ yếu để xác định rõ
chủ thể trước pháp luật.
- Năng lực tài chính
Doanh thu và thu nhập ròng của công ty trong năm hoạt động 2018 tính theo
quý liên tục tăng, thể hiện tình hình tăng trưởng kinh doanh ổn định.
Hệ số thanh toán nhanh (MRQ) hiện tại là 2.37. Hệ số này phản ánh tình trạng
tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Hệ số này đang lớn
hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh tương đối tốt, do đó phần
nào đảm bảo năng lực thanh toán khi mua hàng của công ty A.

2.2 Thẩm quyền ký kết
Bên A là Công ty TNHH UJU Vina Thái Nguyên, được đại diện ký kết hợp
đồng bởi Giám đốc nhà máy Kim Seon Gu. Tuy nhiên, theo thông tin được cung cấp
trên website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, công ty này là pháp
nhân hợp pháp và có người đại diện theo pháp luật là ông Ro Young Baik. Vậy ông
Kim Seon Gu không ký hợp đồng với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Xét tiếp trường hợp ông Kim Seon Gu ký hợp đồng theo ủy quyền từ ông Ro
Young Baik, người đại diện theo pháp luật của công ty, Khoản 1 Điều 140 BLDS VN
2015 có quy định: “Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định
của pháp luật.” Kèm theo hợp đồng trên không có giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền,
quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc thông báo về điều lệ riêng của công ty cho
phép ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa của ông Kim Seon Gu. Vậy thẩm quyền ký
kết của người đại diện bên A trong hợp đồng này đã không được đảm bảo.
Bên B là UJU ELECTRONICS CO., LTD, có người đại diện ký kết hợp đồng là
ông Ro Young Baik, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của pháp nhân này (theo
website chính thức UJU ELECTRONICS). Theo Điều 80 Luật Doanh nghiệp Việt
Nam 2015,


5


thông tin trên đảm bảo chúng minh ông Ro Young Baik là người đại diện theo pháp
luật của công ty và có thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho bên
B.
Về tổng quan, hiệu lực của hợp đồng không được đảm bảo vì bên A không có
đủ căn cứ chứng minh được thẩm quyền hợp pháp của người đã ký kết hợp đồng cho
pháp nhân này, theo Điều 117 BLDS VN 2015 “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch”.
Xét tiếp Điều 131 của Bộ luật trên, khi đó giao kết hợp đồng đã xác lập có thể dẫn đến

những hậu quả pháp lý như sau:
 Hợp đồng ký kết không đúng thầm quyền có thể sẽ bị tuyên là vô hiệu toàn bộ,
hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;
 Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được
bằng tiền thì hoàn trả bằng hiện vật trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
 Một bên có quyền đòi bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu trong trường
hợp người ký hợp đồng của bên còn lại không đủ thẩm quyền.
Trên nguyên tắc là vậy, tuy nhiên trong thực tế, hợp đồng này vẫn có thể được
chứng minh là có hiệu lực nếu bên A đưa ra được chứng cứ cho thấy người đại diện
theo pháp luật của họ chấp thuận việc giao kết hợp đồng. Khi này quyền và nghĩa vụ
của các bên đối với hợp đồng được quy định tại Điều 142 BLDS VN 2015 “Hậu quả
của giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện”. Theo đó, hợp
đồng do người không có quyền đại diện ký kết không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
đối với người được đại diện, trừ trường hợp:
 Người được đại diện đã công nhận hợp đồng đó;
 Người được đại diện biết mà không phản đối về việc ký hợp đồng sai thẩm
quyền trong một thời hạn hợp lý;
 Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc
không thể biết được việc mình ký kết hợp đồng là không đúng thẩm quyền.
Theo đó, nếu có căn cứ chứng minh người đại diện cho bên A, ông Ro Young
Baik có hành vi rơi vào một trong số các trường hợp trên, thì người này có quyền và
nghĩa vụ như bình thường đối với hợp đồng đã ký kết của công ty.

6


Nếu không phải ba trường hợp trên xảy ra, thì người ký kết hợp đồng không
đúng thẩm quyền là ông Kim Seon Gu vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với
bên B, trừ khi người ký kết bên B biết hoặc phải biết về việc không có thẩm quyền đại
diện mà vẫn thực hiện giao kết hợp đồng.

Ngoài ra, pháp nhân đã ký kết hợp đồng với người ký không đúng thẩm quyền
có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã xác lập và yêu cầu bồi thường
thiệt hại, trừ trường hợp pháp nhân này đã biết hoặc buộc phải biết về việc không có
quyền đại diện nhưng vẫn ký kết hợp đồng.
Do đó với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên, rủi ro là nếu xảy ra tranh
chấp, UJU ELECTRONICS CO., LTD có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và
yêu cầu Công ty TNHH UJU Vina Thái Nguyên bồi thường thiệt hạ nếu có. Việc xác
định trách nhiệm cho công ty, người đại diện hay người ký kết thì còn phụ thuộc vào
các vấn đề như đã phân tích và bình luận trên.
Đề xuất:
Trong trường hợp bên A muốn đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng thì ông Ro
Young Baik cần làm giấy ủy quyền đại diện cho Giám đốc nhà máy Kim Seon Gu. Lúc
đó, ông Kim hoàn toàn có đầy đủ căn cứ pháp luật để ký kết và chịu trách nhiệm về
nghĩa vụ trong hợp đồng.
2.3 Nguồn luật điều chỉnh
Hợp đồng trích dẫn nguồn luật điều chỉnh như sau:
 Căn cứ bộ luật dân sự số 3/2005/AH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
 Căn cứ luật thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006
Nhận xét:
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế,
các bên có quyền tự do thỏa thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của
mình.
7


Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán

thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Trong hợp đồng này, 2
bên đã lựa chọn luật nước người bán, tức là lựa chọn Luật Việt Nam, cụ thể là Bộ Luật
Dân sự 2005 và Luật Thương Mại 2005 làm nguồn luật điều chỉnh. Đây được xem là
Hợp Đồng có nguồn luật điều chỉnh rõ ràng.
Theo hợp đồng trên, hai bên trong giao kết hợp đồng có trụ sở làm việc đặt tại
Việt Nam và Hàn Quốc. Hai quốc gia này đều đã là thành viên của Công ước viên
1980 (CISG) vào thời điểm ký kết hợp đồng, trong hợp đồng không có thỏa thuận về
việc không áp dụng CISG hoặc áp dụng luật của quốc gia khác không phải thành viên
CISG căn cứ điều chỉnh, vậy ta mặc nhiên áp dụng CISG như nguồn luật điều chỉnh
đầu tiên.
Tuy nhiên quy định về nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng này còn có nhiều
vấn đề:
- Thứ nhất, luật điều chỉnh này có lợi thế nghiêng hẳn về bên bán - doanh nghiệp Việt
Nam. Bởi doanh nghiệp Việt Nam sẽ là bên nắm rõ luật nhất. Với doanh nghiệp nước
ngoài nếu không nắm rõ luật, các quy định của Luật sẽ rất dễ phát sinh mâu thuẫn và
tranh chấp không đáng có.
- Thứ hai, theo Điều 689 Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13
ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 thì Bộ luật dân
sự số 33/2005/QH11 đã hết hiệu lực thi hành. Vì thế việc lấy Bộ luật dân sự 2005 làm
nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng này không có ý nghĩa về mặt pháp lý.
- Thứ ba, trong trường hợp luật Việt Nam được áp dụng thì Luật Thương mại mặc
nhiên được áp dụng nếu giao dịch bị tranh chấp là giao dịch thương mại. Vì vậy, đây là
hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nên đương nhiên chịu sự điều chỉnh của Luật
Thương mại, còn các quy định của Bộ luật Dân sự với tư cách là luật chung chỉ được
áp dụng đối với các vấn đề pháp lý mà Luật Thương mại không điều chỉnh. Trong Hợp
đồng, 2 bên đã đưa ra căn cứ Luật Dân sự trước Luật Thương mại, dù không nói rõ thứ
tự ưu tiên tuy nhiên việc đưa ra Luật Dân sự trước Luật Thương mại về nguyên tắc áp
dụng là không hợp lý, dễ gây ra hiểu lầm.

Đề xuất:



8


Nên đưa nguồn luật điều chỉnh thành một điều khoản riêng của hợp đồng với
nội dung như sau: “Các vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này được
giải quyết theo Luật Thương Mại 2005 và Luật Dân sự 2015 do Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành”
2.4 Điều khoản quy cách đóng gói, địa điểm và thời gian giao hàng
Hợp đồng quy định:
1. Quy cách đóng gói: Đóng gói trọng lượng là 800 ~ 850kg/bao (± 0.5%)
2. Đóng hàng lên container ngày 10 tháng 04 năm 2019, tại Công ty TNHH UJU
Vina Thái Nguyên, Lô CN 2-5/6, KCN Điềm Thụy, xã Điềm Thụy, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3. Cảng giao hàng: Cảng Hải Phòng - Việt Nam
4. Cảng dỡ hàng : Cảng KWANG YANG - Hàn Quốc
Nhận xét:
Hợp đồng đã có các thông tin cơ bản phục vụ cho việc chuyển giao hàng hóa.
Trong điều khoản đóng gói đã ghi rõ trọng lượng cùng mức khấu hao chênh lệch.
Hàng hóa ghi rõ số lô tại địa điểm đóng gói rõ ràng.
Tuy nhiên 4 điều khoản trên là chưa đủ để đảm bảo tiến trình giao nhận hàng
đồng thời chưa tạo ra vòng an toàn pháp lý cho cả bên giao hàng và bên nhận hàng. Cụ
thể:
 Về mặt thời gian: Trong hợp đồng chưa ghi thời gian dự kiến nhận hàng và
khoảng chênh lệch thời gian nhận hàng, thời hạn chuyển giao trách nhiệm rủi
ro.
 Về loại hình chuyên chở: Hợp đồng chưa thỏa thuận về hình thức vận chuyển
 Về trách nhiệm giữa các bên: Hợp đồng chưa thỏa thuận các điều kiện có liên
quan khác trong quá trình giao nhận hàng: cước phí vận tải, thủ tục hải quan,

tổn thất hàng hóa,…

Đề xuất:

9


Hai bên nên đồng ý sử dụng một quy tắc trong những quy tắc được quy định tại
Incoterms 2010 và đưa vào trong bản hợp đồng mua bán ( nhóm 4 điều kiện áp dụng
cho vận tải biển: FAS, FOB, CFR, CIF). Điều này giải quyết hầu hết các vấn đề phát
sinh liên quan đến quá trình trước trong và sau khi vận chuyển hàng hóa.
Quy định chi tiết về thời gian giao hàng cụ thể, sự chênh lệch thời gian dự kiến
giao hàng cũng như nhận hàng đặc biệt trong các trường hợp:ngày nghỉ lễ, ngày mưa
bão,…
Bên cạnh đó, hợp đồng còn cần thêm một số điều khoản đưa ra mức phạt rõ
ràng khi xảy ra sai sót phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên: giao thiếu hàng, sai số
lượng, sai quy cách đóng gói,…
2.5 Điều khoản chất lượng hàng hóa và tiêu chuẩn kỹ thuật
Hợp đồng quy định:
Chất lượng viên gỗ nén 8mm
 Đường kính

: 8mm

 Chiều dài

: 10mm - 30mm

 Độ ẩm


:≤10%

 Đơn vị năng lượng : ≥ 4.300Kcal/Kg(≥18.0MJ/Kg)
 Tro

: ≤ 1.5%wt

Nhận xét:
Trong hợp đồng đã có điều khoản về chất lượng hàng hóa và tiêu chuẩn kỹ
thuật. Các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như thông số kỹ thuật đều đáp ứng được Tiêu
chuẩn EN19461 -2 (tiêu chuẩn cho sản phẩm nén gỗ do Hội đồng Viên nén châu Âu
phát hành dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau về viên nén)
Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể tồn tại các tiêu chuẩn khác nhau về viên gỗ nén.
Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên không ghi rõ tiêu chuẩn đó là tiêu chuẩn
theo quốc gia nào. Điều này có thể làm xảy ra tranh chấp giữa hai bên trong quá trình
thực hiện hợp đồng.

10


Trong điều khoản về chất lượng, hai bên không hề đề cập đến quy định về việc
kiểm tra phẩm chất ở bến đi và bến đỗ; giá trị các giấy chứng nhận kiểm tra chất
lượng. Đây chính là điểm mấu chốt cầm chú ý khi soạn thảo điều khoản về chất lượng.
Đề xuất:
Trong hợp đồng, hai bên cần thống nhất và quy định rõ tiêu chuẩn chất lượng và
kỹ thuật theo tiêu chuẩn của quốc gia nào, số tiêu chuẩn, ngày tháng ban hành, năm
ban hành
Điều khoản này cũng cần phải có thêm thỏa thuận của hai bên về việc kiểm tra
chất lượng sản phẩm, quy định rõ sự hao hụt, biến đổi chất lượng ( nếu có) trong quá
trình vận chuyển.

2.6 Điều khoản phương thức thanh toán và chứng từ
Hợp đồng quy định:
1. Phương thức thanh toán: Điện chuyển tiền vào tài khoản của bên A
2. Thời gian thanh toán: Thời gian thanh toán là khoảng thời gian cuối tháng của
tháng thứ 2, kể từ tháng mà bên B nhận được hàng hóa của bên A.
3. Chứng từ kèm theo :
 Hợp đồng bán hàng đã ký tên, đóng dấu
 Hoá đơn thương mại (02 bản gốc + 01 bản copy)
 Phiếu đóng hàng (02 bản gốc + 01 bản copy)
 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
 CO mẫu AK.
 Vận đơn hãng tàu
Nhận xét:
Hợp đồng sử dụng phương thức thanh toán không kèm chứng từ. Đây là
phương thức tách giao hàng và thanh toán tiền hàng, ngân hàng chỉ đóng vai trò người
thu hộ tiền nên rủi ro rất lớn vì nó chỉ được áp dụng khi mua bán giữa các bên quen
thân nhau hoặc các công ty mẹ – con. Phương thức chuyển tiền (transter) là phương
thức người mua khi nhận được thông tin giao hàng hay khi nhận được hàng người mua
sẽ lệnh cho ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người bán.
11


Trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo
quyền lợi cho người xuất khẩu thu được đúng, đủ tiền hàng hóa hoặc dịch vụ và đảm
bảo cho người nhập chỉ phải thanh toán khi người bán đã giao hàng, lập hoàn chỉnh bộ
chứng từ thanh toán. Tuy nhiên bản hợp đồng lựa chọn phương thức thanh toán không
kèm chứng từ, nên quá trình thanh toán phải thông qua chuyển tiền qua ngân hàng.
Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có độ tin cậy cao, có tên tuổi và có khả năng chịu
trách nhiệm trước pháp lý.
Bộ chứng từ thanh toán là vấn đề quan trọng nhất trong phương thức thanh toán

tín dụng chứng từ. Tuy nhiên trong bản hợp đồng, bộ chứng từ không được bổ sung
đầy đủ vì phương thức thanh toán ở đây là phương thức thanh toán không kèm chứng
từ. Trong thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường sử dụng
thuật ngữ “mua bán bộ chứng từ” để chỉ cho quá trình chuyển giao bộ chứng từ và
thanh toán chính là quá trình xác lập quyền sở hữu hàng hóa hay dịch vụ đối với người
nhập khẩu và tiền hàng đối với người xuất khẩu. Vì thế trong bản hợp đồng này, rủi ro
rất lớn có thể xảy ra nếu hai bên phát sinh vấn đề trong quá trình thanh toán.
Đề xuất:
Hai bên nên thỏa thuận phương thức thanh toán theo thư tín dụng LC để tránh
rủi ro không thanh toán hoặc không nhận hàng.
2.7 Điều khoản chung
Hợp đồng quy định:
 Hợp đồng được lập thành 02 bản gồm Tiếng Anh và Tiếng Việt, mỗi bên giữ 01
bản có giá trị pháp lý như nhau.
 Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Sau khi kết thúc các điều khoản trong hợp
đồng nếu hai bên không có ý kiến gì khác thì hợp đồng coi như được thanh lý.
Nhận xét:
Hợp đồng có quy định giá trị pháp lý ngang nhau của cả 2 bản Tiếng Anh và
Tiếng Việt. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, đối với hợp đồng sử dụng cả 2 ngôn
ngữ thì việc có sự khác biệt giữa 2 ngôn ngữ là không thể tránh khỏi. Trong hợp đồng
không quy định thứ tự ưu tiên sử dụng bản Hợp đồng với ngôn ngữ nào trong trường
12


hợp có sự sai khác về ý nghĩa giữa 2 ngôn ngữ, điều này có thể dẫn đến rủi ro cho một
trong hai bên trong trường hợp xảy ra xung đột ngôn ngữ.
Đề xuất:
Thêm thứ tự ưu tiên sử dụng bản hợp đồng với ngôn ngữ nào trong trường hợp
xảy ra sai khác về mặt ngôn ngữ. Ví dụ: “Hợp đồng được lập thành 02 bản gồm Tiếng
Anh và Tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau. Ưu tiên sử dụng

bản Tiếng Anh trong trường hợp xảy ra sự sai khác về mặt ngôn ngữ trong hợp đồng.”
III. ĐỀ XUẤT BỔ SUNG CÁC ĐIỀU KHOẢN CÒN THIẾU
3.1 Điều khoản bất khả kháng
Theo Điều Điều 294 và Điều 295 Luật thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng
được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng và có nghĩa vụ
thông báo với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách.
Do đó, hai bên nên thêm điều khoản về bất khả kháng vào hợp đồng. Vì trường
hợp mua bán trên có hàng hoá là gỗ nén được vận chuyển bằng tàu trên đường biển.
Như vậy sẽ không lường trước được các sự kiện do thiên tai hay các sự kiện khách
quan khác làm ảnh hưởng đến chất lượng của khúc gỗ nén. Ví dụ: mưa bão, gió giật,...
làm ảnh hưởng đến khúc gỗ hoặc có thể xảy ra mất mát không đáng có. Nếu như các
trường hợp bất khả kháng xảy ra gây ra hậu quả như vậy thì nếu trong hợp đồng có
quy định thì tất nhiên bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm.
3.2 Điều khoản giải quyết tranh chấp
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
thương mại quốc tế đó là Tòa án và Trọng tài thương mại. Trọng tài chỉ giải quyết các
vụ việc mà trước đó hai bên có thỏa thuận và được quy định trong hợp đồng. Thỏa
thuận trọng tài có thể được xác lập trước và ngay sau khi xảy ra tranh chấp, nếu một
bên khởi kiện tại Tòa án khi đã có thỏa thuận này thì Tòa án sẽ từ chối xử lý. Nếu
không thỏa thuận trọng tài, hai bên có quyền đưa vụ việc ra Tòa án có thẩm quyền giải
quyết vụ việc. Hai bên cũng có thể lựa chọn Tòa án và quy định cụ thể trong hợp đồng.
Do đó để giải quyết tranh chấp sau này nếu có, hai bên nên lựa chọn Tòa án hoặc
Trọng tài và quy định ngay


13


từ đầu trong hợp đồng để thuận lợi và tránh rủi ro trong việc có xảy ra tranh chấp sau
này.

3.3 Điều khoản khiếu nại
Trong hợp đồng chưa có mục điều khoản khiếu nại, hai bên nên bổ sung điều
khoản khiếu nại như sau:
- Thời hạn khiếu nại
Dựa theo Điều 318, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: thời hạn khiếu nại về số
lượng là 3 tháng, về chất lượng là 6 tháng kể từ ngày giao hàng.
- Thể thức khiếu nại
Để khiếu nại thành công, bên đi khiếu nại phải tuân thủ một thể thức chặt chẽ sau:
 Người đi khiếu nại phải viết đơn khiếu nại bao gồm 2 vấn đề chính: Lý do đi
khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại.
 Gửi đơn khiếu nại kèm với các tài liệu chứng minh: Biên bản giám định, chứng
từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải,…Tài liệu chứng minh, tính
toán mức độ tổn thất.
- Cách thức giải quyết khiếu nại
Khi bị khiếu nại bên bán có thể chọn một trong các cách sau đây để giải quyết:
 Giao tiếp hàng hóa bị thiếu hụt
 Giảm giá hàng hoặc khấu trừ tiền hàng một mức tương ứng với tổn thất của
hàng bị khiếu nại.
3.4 Điều kiện hủy hợp đồng
Theo quy định của Điều 312 Luật Thương mại 2005 để được áp dụng chế tài
hủy bỏ hợp đồng, phải đáp ứng một trong hai điều kiện:
- Thứ nhất, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận trước trong Hợp đồng là
điều kiện để hủy bỏ Hợp đồng.
- Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ Hợp đồng
Việc xác định thế nào là vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng trên thực tế rất
phức tạp và khó khăn, do đó để tránh phiền toái, hai nên quy định cụ thể các trường
hợp
14



có thể hủy hợp đồng khi soạn thảo và đàm phán hợp đồng. Theo đó, khi xảy ra vi
phạm, hai bên chỉ cần đối chiếu các điều kiện hủy đã được quy định trong hợp đồng để
xác định hợp đồng này có được hủy hay không.
Trong trường hợp hai bên không quy định điều khoản hủy hợp đồng thì khi
soạn thảo hợp đồng, hai bên nên thêm tính mục đích sử dụng vào ngay sau tên hàng
hóa. Vi phạm cơ bản được hiểu là vi phạm mà làm cho một bên không đạt được mục
đích khi giao kết hợp đồng, do đó cần chỉ ra tính mục đích sử dụng hàng hóa ngay từ
đầu để việc xác định thế nào là vi phạm cơ bản sau này sẽ trở nên dễ dàng hơn.

15


PHẦN KẾT LUẬN
Nhìn chung trong những năm qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán
ngoại thương đã được chú trọng hơn trước, đã có nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm nâng
cao hiệu quả ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, tạo ra sự chắc chắn về mặt pháp lý, hạn
chế những rủi ro về tài chính và những tác động xấu cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu Hợp đồng thương mại quốc tế
giữa Công ty TNHH UJU Vina Thái Nguyên và Công ty TNHH UJU Electronics,
nhóm nhận thấy còn nhiều điều hạn chế trong khâu soạn thảo hợp đồng, để lại sơ hở và
gây khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng sau kí kết. Nhiều điều khoản còn chung
chung, mơ hồ, chưa quy định rõ ràng, do đó nhóm đã phân tích, nhận xét, bổ sung và
đưa ra đề xuất bổ sung một số điều khoản nhằm đảm bảo tính pháp lý, tính chặt chẽ
cho hợp đồng.
Đề tài có phạm vi rộng và còn rất nhiều vấn đề đặt ra, tuy nhiên trong giới hạn
môn học, nguồn lực và thời gian cho phép, nhóm mới chỉ nghiên cứu được những nét
khái quát chung nhất về vấn đề đặt ra, và những đề xuất chỉnh sửa thì mới dừng lại ở
tính quan điểm. Vì thế rất mong nhận được những đóng góp, phát hiện mới mẻ để đề
tài hoàn thiện hơn!



16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS,TS Nguyễn Minh Hằng (2012), Giáo trình Pháp luật kinh doanh quốc tế, Nxb
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2. PGS, TS Phạm Duy Liên (2012), Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
3. Công ước Viên năm 1980
4. Incoterms 2010 (2013), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
5. Luật Dân sự 2015, Nxb Tư pháp
6. Luật Thương mại 2005, Nxb Tư pháp
7. Kira Nguyen, (2015). Phương thức thanh toán chuyển tiền [online]
(Truy cập ngày 20/05/2019)

17



×