Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

tiểu luận tài chính công nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.52 KB, 40 trang )

Lời mở đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ và có nhiều chuyển
biến khó lường, điển hình là khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008,
đầu năm 2009, khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đang lan sang một số nước châu âu,
nợ công và quản lý nợ công trở thành vấn đề nóng được các nhà lãnh đạo các quốc
gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Ở các nước đang phát triển, trong điều kiện khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ,
không đủ năng lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thì kinh tế nhà nước có vai trò
đặc biệt quan trọng. Để đạt được tốc độ phát triển nhanh, chính phủ các nước đang
phát triển thường sử dụng chính sách tài khoá mở rộng, tăng chi tiêu chính phủ,
giảm thuế sẽ kích thích tổng cầu tăng, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên, thực hiện chính sách tài khoá mở rộng đồng nghĩa với việc gia
tăng thâm hụt ngân sách, chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt. Việc sử dụng
chính sách tài khoá mở rộng trong thời gian dài sẽ làm gánh nặng nợ lớn dần lên.
Trong trường hợp tốc độ tăng thu ngân sách không theo kịp với tốc độ tăng của các
nghĩa vụ trả nợ, chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp vay mới để trả nợ cũ. Tình
trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng trả nợ của chính phủ, nếu tổng
số nghĩa vụ nợ phải trả vượt quá khả năng thu của ngân sách.
Chính vì vậy, tập tiểu luận này có mục đích giúp người đọc có cái nhìn sâu
sắc hơn về nợ công và tình hình quản lý nợ công tại Việt Nam để họ có thể hiểu
được 1 số chính sách hiện tại mà nhà nước ban hành. Chúng tôi cũng xin đưa ra 1
số khuyến nghị giúp tình hình quản lý nợ công nước ta hoàn thiện hơn
Do yếu tố thời gian và kiến thức có hạn, mong cô và bạn đọc có chút thông
cảm nếu có sai sót nào về nội dung. Rất mong nhận được sự phản ảnh cũng như ý
kiến từ bạn đọc.
1


Chương 1: Tổng quan về nợ công.
I. Nợ quốc gia và nợ chính phủ.
1.Nợ quốc gia.


Nợ quốc gia là tổng các khoản nợ mà một quốc gia có nghĩa vụ, trách nhiệm
phải thanh toán cho các quốc gia khác hoặc cho các cá nhân, tổ chức quốc tế, bao
gồm các khoản vay của Chính phủ và các khoản vay nợ nước ngoài của doanh
nghiệp (có hay không có sự bảo lãnh của chính phủ, bao gồm cả vay thương mại…)
a) Các chỉ tiêu đánh giá mực độ nợ của một quốc gia.
• Số dư nợ so với tổng thu nhập quốc nội (GDP):
= D/GDP x 100%
• Số dư nợ so với kim ngạch xuất khẩu:
= D/EX x 100%
• Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu:
= DS/EX x 100%
Lãi đến hạn trả so với kim ngạch XK:
= CL/EX x 100%



b) Đánh giá mức độ nợ theo theo chuẩn của WB:
Mức độ
Nợ nghiêm trọng
Nợ vừa phải
Nợ ít


>50%

>275%

30% - 50%
<30%


165% - 275%
<165%

>30%

>20%

18% - 30% 12% – 20%
<18%
<12%

Theo ông Habib Rab, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB),
một số nước có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhưng vẫn được coi là bền vững, ngược
lại một số nước có tỷ lệ nợ công thấp nhưng bị coi là không bền vững. Như vậy,
đánh giá tính bền vững cũng như khả năng trả nợ của một quốc gia không chỉ
dựa vào quy mô nợ công mà còn chịu tác động của một số nhân tố mang tính
quyết định, đặc biệt là chất lượng của những chính sách cũng như thể chế của
quốc gia để quản lý ngân sách. Những chính sách và thể chế này bao quát rất
2


nhiều vấn đề như bảo đảm chất lượng đầu tư công, xác định ưu tiên cho những
dự án xây dựng cơ bản hay đầu tư phát triển, chất lượng của quá trình lập ngân
sách, thực thi ngân sách, chất lượng của quá trình huy động Ngân sách Nhà
nước cũng như những thể chế chính sách để đảm bảo kỷ luật tài khóa, hay như
thâm hụt ngân sách ở mức kiểm soát được. Những chính sách này sẽ tác động
đến triển vọng kính tế của quốc gia, điều này lại quyết định mức nợ công có bền
vững hay không.
2. Nợ chính phủ.



Theo World Bank (2002), nợ của Chính phủ (nợ công) bao gồm nợ của Chính



phủ Trung ương và nợ của chính quyền địa phương.
Theo IMF (2010), thì nợ chính phủ được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực



công.
Theo Việt Nam (Luật quản lý nợ công 2009), nợ Chính phủ là khoản nợ phát
sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh
Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký




kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật.
a) Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ
Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài của khu vực công so với GDP:
(PV PD/GDP)
Nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước:
(DS GD/GR)



Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nướcvới thu
ngân sách nhà nước:
(DSExt/GR)


II. Thực trạng nợ công thế giới.
Theo The economist năm 2015, nợ công toàn cầu đã vượt ngưỡng 55,784
tỷ USD và đang gia tăng ở nhiều nước. Năm 2015 có 14 quốc gia đang có tỷ lệ nợ
3


công so với GDP ở mức nguy hiểm (>100%), sang năm 2016, con số này lên tới 17
quốc gia. Nợ công tập trung nhiều nhất ở khu vực Châu Mỹ, Liên minh Châu Âu và
Nhật Bản. Trong đó, Nhật Bản hiện là nước có nợ công lớn nhất thế giới. Nợ công
của Nhật Bản là hơn 12.22 tỷ USD, khoảng 248.8% GDP( năm 2015). Một số nền
kinh tế lớn trên thế giới cũng đang phải đối mặt với nợ công như Mỹ,Trung
Quốc,...Với mức nợ công năm 2015 lên tới 14,5 tỷ USD, khoảng 87,2% GDP, Mỹ
sẽ phải tiếp tục đối mặt với vấn đề nợ dài hạn nghiêm trọng và nợ công của Mỹ dự
báo có thể lên tới mức 200% GDP vào năm 2040 ( theo Peter G. Peterson). Trong
đó nợ công Trung Quốc năm 2015 là 1.7 tỷ USD, khoảng 17.1% GDP.

(Nguồn: Số liệu lấy từ IMF)

(Nguồn: />
Bản đồ nợ công thế giới 2016
4


III. Nguyên nhân gây ra nợ công.
Có thể khái quát các nguyên nhân cơ bản dẫn đến nợ công bao gồm:
Thứ nhất, do bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở thành nguồn
lực chính để bù đắp vào thâm hụt ngân sách. Xét về bản chất kinh tế, nợ công xuất
phát từ thâm hụt ngân sách. Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân
sách của nhà nước. Để làm giảm mức thâm hụt ngân sách, chính phủ phải cắt giảm

chi tiêu hoặc tăng nguồn thu ngân sách bằng cách tăng thuế hoặc vay nợ. Chính
phủ gặp khó khăn trong việc cắt giảm chi tiêu trong khi việc tăng thuế gặp phản
ứng mạnh của người dần, vay nợ trở thành nguồn lực chính để bù đắp vào thâm hụt
ngân sách Bên cạnh đó việc dễ dàng của vay nợ làm gia tăng thêm nợ công. Một tỷ
lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ
(qua ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế) ngày càng lớn.
Thứ hai,do tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới vay nợ nước ngoài cho chi tiêu
công tăng. Khi tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp và giảm dần đến không, nhất là khi
kếp hợp với bội chi ngân sách cao dẫn đến đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều
vào vốn nước ngoài,dẫn đến thăm hụt ngân sách và tăng nợ công.
Thứ ba, chi tiêu kích cầu kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng
thêm vấn đề nợ công. Chính sách kích cầu kinh tế của Chính phủ các quốc gia,
hiệu quả trong ngắn hạn thì có, nhưng xét về dài hạn lại đang tạo ra nguy cơ tiềm
ẩn của một cuộc khủng hoảng nợ hết sức nghiêm trọng. Nguy cơ khủng hoảng nợ
công hiện tập trung vào những nước có tỷ lệ nợ công lớn, đồng thời cơ cấu nợ thiên
lệch về những khoản nợ ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng) và nợ nước ngoài cũng
như do hạn chế về khả năng quản trị nợ. Nợ công của Nhật Bản là kết quả của quá
trình chi tiêu một số lượng tiền khổng lồ để kích thích kinh tế. Trong suốt thập kỷ
90 và thậm chí cả trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Nhật Bản đã bơm
khối lượng tiền lớn vào nền kinh tế. Nhật Bản là quốc gia có những gói kích cầu
lớn nhất cả về tổng giá trị cũng như tỷ lệ trên GDP (tổng giá trị là 774 tỷ USD,
chiếm 16,4% GDP). Để cứu nền kinh tế, Nhật Bản rót vốn vào thị trường, đưa tiền
cho người dân tiêu dùng cùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác làm cho cung tiền tệ trên
5


thị trường tăng. Do đó, giá đồng yên có xu hướng tăng. Đồng yên mạnh càng khiến
cho dòng vốn đầu tư chảy ra khỏi Nhật Bản, xuất khẩu giảm dẫn đến tốc độ phục
hồi kinh tế của Nhật bản đuối dần. Việc chi tiêu thiếu hiệu quả nguồn vốn lớn trong
suốt hơn 2 thập kỷ qua cùng với nguồn thu ngân sách sụt giảm làm cho nợ công của

Nhật Bản ngày càng tăng.
Thứ tư, sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ kém, không chặt chẽ, thậm chí bị
buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu,
cùng với tệ tham nhũng phát triển. Chi tiêu quá nhiều do tăng chi tiêu từ ngân sách
nhà nước, chi lương và cho các hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp có xu
hướng ngày càng phình to, chi cho các chương trình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo
dục, y tế, an ninh, quốc phòng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không ngừng tăng…
Trong khi vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là nguồn thu từ thuế gặp không ít khó
khăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không
chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức năng. Thậm chí một số loại thuế
chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau (như thuế quan và phí
hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ cho phù hợp với các quy
định của WTO và các thỏa thuận thương mại).
Mức thu không đủ để bù đắp mức chi tiêu quá nhiều buộc Chính phủ phải đi vay
tiền thông qua nhiều hình thức (như phát hành công trái, trái phiếu, tín dụng…) để
bù chi, từ đó dẫn đến thâm hụt ngân sách và tình trạng nợ công. Khi mức thâm hụt
ngân sách kéo dài dẫn tới nợ công ngày càng gia tăng.
III. Tác động của nợ công.


Tác động tích cực: Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, Chính Phú có thể vay nợ để
gia tăng chi tiêu, đầu tư vào các công trình công cộng, nhằm kích thích tăng
trưởng kinh tế. Vay vốn nước ngoài cũng là phương thức hiệu quả để tài trợ
thâm hụt ngân sách của Chính Phủ, huy động nguồn lực, tận dụng nguồn tài
chính nhàn rỗi, sự hộ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế để phục
vụ cho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội.
6





Tác động tiêu cực
Gia tăng lãi suất: Khi chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nước, lúc
này mức tích lũy vốn tư nhân sẽ được thay thế bởi tích lũy nợ chính phủ. Thay
vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng, dân
chúng lại sở hữu trái phiếu chính phủ làm cho cung về vốn giảm trong khi cầu
tín dụng của chính phủ lại tăng lên, từ đó đẩy lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng
và có thể dẫn đến hiện tượng “thoái lui đầu tư” khu vực tư nhân
Gia tăng lạm phát: Lạm phát được tạo ra do hai nguyên nhân chính: Do tổng
cầu tăng lên hoặc do chi phí đẩy. Chính phủ tăng vay nợ bằng phát hành trái
phiếu, một mặt làm tiêu dùng của chính phủ tăng lên, một mặt sẽ tạo áp lực đẩy
lãi suất lên cao. Khi tăng vay nợ trong nước, lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu
tư, tăng giá thành và giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó lãi suất tăng, người nắm
giữ trái phiếu chính phủ cảm thấy mình trở nên giàu có hơn và có thể tiêu dùng
nhiều hơn. Tiêu dùng tư nhân tăng, chi tiêu công của chính phủ tăng dẫn ñến
cầu hàng hóa, dịch vụ tăng, tạo áp lực lạm phát trong ngắn hạn, từ đó tác động
tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế (bằng tốc độ tăng trưởng
danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát). Khi chính phủ tăng vay nợ nước ngoài, một dòng
ngoại tệ lớn sẽ chảy vào trong nước có thể giảm sức ép cầu ngoại tệ trong ngắn
hạn. Về mặt dài hạn, áp lực trả nợ cả gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại
tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm giá làm tăng chi phí đầu vào khi nhập khẩu
nguyên liệu, máy móc, thiết bị... dẫn tới nguy cơ lạm phát.
Tăng tỷ giá đồng nội tệ, thâm hụt thương mại tăng: Khi Chính phủ tăng vay
vốn nước ngoài, dòng tiền ngoại tệ chảy vào trong nước sẽ dẫn đến cung ngoại
tệ tăng,ngoại tệ tăng,nội tệ giảm,dẫn đến chèn ép hoạt động xuất khẩu, thâm hụt
thương mại tăng. Tỷ giá tăng làm chi phí thanh toán nợ nước ngoài trở nên đắt
đỏ hơn, nếu vượt quá sức chịu đựng của ngân sách sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.
Ngoài ra, nợ công còn gây bất ổn chính trị, làm giảm sự độc lập về chính trị,
hoặc gây mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo của Chính phủ: Khi nợ công quá
lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" để giảm

7


thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết
từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới
những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị,
xã hội, bởi những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những
người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu
của chính phủ. Bên cạnh đó,các quốc gia phải chịu sức ép từ phía chủ nợ và các
tổ chức tài chính quốc tế đứng trước nguy cơ phải chịu những yêu cầu về cải
cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế... Ngoài
ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm
vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ song phương, đa phương với các đối
tác là các nước chủ nợ.
IV. Các công cụ của Nhà nước để quản lý và duy trì nợ công.
1.Các công cụ quản lý nợ công.
Theo Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công mà Chính phủ ban hành, Chính phủ
thống nhất quản lý toàn diện nợ công thông qua 5 công cụ. Cụ thể, các công cụ đó
là:
Thứ nhất, chiến lược dài hạn về nợ công gồm các nội dung như đánh giá
thực trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện Chiến
lược trước đó; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ
công,...
Thứ hai, chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ chức quản
lý nợ trong giai đoạn 3 năm và 5 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ
đã được Quốc hội xác định trong mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay
và quản lý nợ công.
Thứ ba, kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ có nội dung
gồm: Kế hoạch vay trong nước (gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà

nước và kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển); Kế hoạch vay nước ngoài,
8


được thực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay
thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài; Kế hoạch trả nợ, được chi tiết
theo chủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi, trả nợ trong nước và trả nợ nước
ngoài.
Thứ tư, là quản lý các chỉ tiêu an toàn, quản lý rủi ro đối với danh mục nợ
công :Các chỉ tiêu giá sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: nợ công
so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP), nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP,
nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nợ
chính phủ so với GDP...
Thứ năm, là giám sát, phân tích, đánh giá bền vững nợ công. Theo bộ tài
chính, nội dung giám sát, phân tích, đánh giá bền vững nợ công là công cụ mới,
được bổ sung nhằm tăng cường công tác giám sát, trách nhiệm của các cơ quan
trong cung cấp thông tin phục vụ công tác giám sát và các nội dung cơ bản của
công tác giám sát và phân tích bền vững nợ và tần suất thực hiện công cụ quản lý
giám sát. Công cụ này có tính chất vĩ mô, đánh giá và rà soát định kỳ đối với các
chỉ số kinh tế vĩ mô dài hạn để xác định ảnh hưởng của chúng đến quản lý nợ công
và an toàn nợ công trong trung và dài hạn. Đây cũng là một trong những nội dung
tiếp cận với thông lệ tốt của quốc tế trong quản lý nợ công, được các cơ quan quản
lý nợ ở các nước thực hiện và các tổ chức tài chính khuyến nghị.
2. Các công cụ duy trì và tài trợ cho các khoản nợ công.
Phát hành trái phiếu chính phủ
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân.
Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì
Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi
đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ
mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì

chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán,ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá
hối đoái.
9


Vay trực tiếp
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế
siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)... Hình thức này thường được Chính phủ
của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng
hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
Quỹ tích lũy trả nợ
Năm 2013, chính phủ Việt nam đã quyết định thành lập “Quỹ tích lũy trả nợ”.
Nguồn thu của Quỹ tích lũy trả nợ bao gồm:
a) Các khoản thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ;
b) Phí bảo lãnh chính phủ;
c) Thu hồi các khoản tạm ứng vốn từ Quỹ này theo quy định của Chính phủ;
d) Lãi tạm ứng vốn và lãi từ hoạt động cơ cấu lại nợ chính phủ;
đ) Lãi tiền gửi hoặc uỷ thác quản lý nguồn vốn của Quỹ tích lũy trả nợ; e) Các
khoản thu hợp pháp khác.
Nguồn vốn của quỹ được sử dụng cho các mục đích về quản lý nợ công.

10


Chương 2: Kinh nghiệm về quản lý nợ công từ các quốc gia
trên thế giới

I. Nhật Bản
1. Thực trạng nợ công của Nhật Bản
Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, tuy nhiên tỷ lệ nợ công của

nước này lại đang đứng đầu thế giới. Cũng giống như phần lớn các nước, thành
phần nợ công Nhật Bản bao gồm trái phiếu chính phủ do Nhà nước phát hành, các
khoản vay và chứng khoán ngắn hạn nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân
sách
Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2016, Nhật Bản ghi nhận
mức nợ chính phủ là 250,4% trên tổng GDP cả nước,được xem là mức nợ cao nhất
trong lịch sử Nhật Bản. Nợ công Nhật Bản trung bình là 134,28% từ năm 1980 cho
tới năm 2016, và thấp nhất là 50,6% vào năm 1980. Nợ công Nhật Bản tăng cao
như vậy, khi Chính phủ cố gắng gia tăng chi tiêu công, kích thích tiêu dùng nhằm
đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ sau khi nền kinh tế “bong bóng” bị vỡ.

11


Tuy nhiên, những nỗ lực đó không đưa lại những kết quả như mong muốn và Nhật
Bản phải đối mặt với một giai đoạn giảm phát triền miên, chi phí phúc lợi xã hội
không ngừng gia tăng làm xói mòn nguồn thu từ thuế vốn ngày càng thiếu hụt do
liên tục bị cắt giảm dẫn tới hậu quả tất yếu là tỷ lệ nợ công ngày càng cao. Thâm
hụt ngân sách hàng năm của Nhật Bản là gần 10% GDP, cao hơn so với bất kỳ quốc
gia nào thuộc khu vực đồng Euro. Điều này cộng với tình trạng kinh tế trì trệ tạo
nên tỷ lệ nợ/GDP tăng 10% hàng năm. Ngày 23/7, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh
báo nợ của Nhật Bản là không bền vững, trừ phi chính phủ có biện pháp mạnh mẽ
hơn, nếu không sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt 290% GDP vào năm 2030.
2. Giải pháp giảm bớt nợ công của Nhật Bản
Mặc dù tỷ lệ nợ công Nhật Bản đứng đầu thế giới, tuy nhiên tình huống của
Nhật Bản có sự khác biệt so với các nước khu vực Eurozone. Phần lớn nợ công của
Nhật Bản (khoảng 95%) nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa nên tránh được tác
động bất lợi từ những biến động thất thường của thị trường tài chính thế giới. Tỷ lệ
nợ công/ GDP cao, tuy nhiên chỉ số hiệu quả vốn đầu tư ICOR (hệ số sinh lời từ
đồng vốn đầu tư) của Nhật Bản chỉ vào khoảng 3,0 do vậy khả năng trả nợ không

quá khó khăn.

12


Dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), và là
nước có chủ nợ lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Nhật Bản cũng là nước có tỷ lệ tiết
kiệm của người dân rất lớn trong số các nước phát triển. Như vậy, khả năng xảy ra
khủng hoảng nợ công tại Nhật Bản là không quá cao. Có thể đánh giá tính hiệu quả
của một số biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành để giải quyết vấn đề nợ,
cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng thuế: Từ năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu lộ trình
tăng một số loại thuế cơ bản như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp... Tuy nhiên, việc tăng thuế doanh thu sẽ dẫn đến một loạt hệ lụy kèm theo
khi Chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần hứa rằng sẽ không tăng thuế cho đến năm
2013. Bên cạnh tăng thuế, việc cắt giảm thêm 10% chi tiêu chính sách trong tài
khóa năm 2012 giúp Chính phủ Nhật Bản có thêm 1.200 tỷ Yen nhằm bảo đảm tài
chính để trang trải các chi phí phúc lợi. Điều này sẽ tạo ra những điều chỉnh cần
thiết để giúp giảm bớt nợ công.
Các cơ quan xếp hạng tín dụng đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau sau quyết
định của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tháng 5/2016 để trì hoãn việc tăng
thuế tiêu dùng đến năm 2019, một động thái giúp bảo đảm thắng lợi bầu cử khác
cho Đảng Dân chủ Tự do của ông. Tuy nhiên, chính quyền của Abe đã chỉ ra rằng
tiến trình cắt giảm tỷ lệ thâm hụt chính xuống GDP từ 6,6% GDP năm 2010 xuống
còn 3,1% trong năm 2016 với mục tiêu đạt được "thặng dư chính" vào năm 2020.
Thứ hai, giảm bớt gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội: Nhật Bản hiện
là nước có tuổi thọ cao nhất thế giới (83 tuổi) với gần 22,9% trong tổng số 126 triệu
dân (theo số liệu cuối cùng được United Nations đánh giá ngày 10/4/2017) ở độ
tuổi trên 65, con số này đã có xu hướng giảm so với các năm trước. Tỷ lệ dân số già
cao đang đặt Chính phủ Nhật Bản vào tình thế khó khăn trong việc bảo đảm lương

hưu và chăm sóc y tế cho đội ngũ đông đảo những người nghỉ hưu.
13


Japan age structure
13.1

64

22.9

p
er
ce
nt
a
g
e
of
p
o
p
ul
at
io
n
u
n
d
er

1
5
14


p
er
ce
nt
a
g
e
of
p
o
p
ul
at
io
n
b
et
w
ee
n
1
5
a
n
d

6
4
y
15


ea
rs
ol
d
p
er
ce
nt
a
g
e
of
p
o
p
ul
at
io
n
6
5
+

Với tỷ lệ người già cao như hiện nay Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc

nâng độ tuổi nghỉ hưu để giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội. Các nhà làm luật Nhật
16


Bản dự tính sẽ nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động nước này lên 61 tuổi vào
năm 2013 và 65 tuổi vào năm 2025. Tuy nhiên, ngoài việc nâng độ tuổi nhận tiền
trợ cấp, Chính phủ Nhật Bản vẫn cần xem xét cắt giảm các mức trợ cấp trong tương
lai, tăng mức đóng tiền phí bảo hiểm y tế nhà nước... cũng như tiến hành cải cách
toàn diện hệ thống an sinh xã hội để giảm bớt mức chi, cải thiện tình trạng nợ công.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản sẽ phải khuyến khích thực hiện các chương trình tái
tuyển dụng nhân viên nghỉ hưu để có thể khắc phục vấn đề thiếu hụt nhân lực ở
tuổi lao động.
Thứ ba, ổn định tài chính, giảm bớt thâm hụt ngân sách: Mục tiêu bình ổn
tài chính được Chính phủ Nhật Bản đưa ra nhằm ổn định tỷ trọng tăng trưởng nợ.
Chiến lược “ổn định tài chính” sẽ được trợ giúp với cơ chế chia sẻ thâm hụt ngân
sách giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương từ năm 2013. Kế hoạch
đặt ra là cắt giảm một nửa thâm hụt ngân sách vào năm 2015 và đạt được mức
thặng dư ngân sách từ năm 2019. Về dài hạn, cán cân ngân sách của cả chính quyền
trung ương và địa phương của Nhật Bản sẽ trở lại trạng thái thặng dư vào năm tài
khóa 2020
Tuy nhiên, mục tiêu này có thể sẽ khó đạt được trong bối cảnh các chính
sách phục hồi kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe. Theo đó, Thủ tướng Nhật muốn
tăng chi tiêu Chính phủ vào công trình, cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng và đề
xuất BOJ trực tiếp mua trái phiếu chính phủ để giúp tài trợ cho chi tiêu gia tăng.
Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thì có nghĩa là trong tương lai Chính phủ có thể chi
tiêu nhiều như họ muốn và sẽ dẫn tới sự gia tăng mạnh chi phí vay của Chính phủ.
Để bù đắp việc chi phí đi vay tăng sẽ dẫn tới việc Chính phủ Nhật Bản phải phát
hành trái phiếu nhiều hơn và như vậy sẽ lại tiếp tục tăng thêm gánh nặng nợ công.

17



Theo báo cáo của Martin Schulz thuộc Viện nghiên cứu Fujitsu, Ngân hàng
Trung ương Nhật đã giúp hạn chế nợ công bằng việc mua trái phiếu từ các nhà đầu
tư tư nhân, mức thâm hụt có thể giảm xuống 100% GDP trong vòng 2-3 năm tới.
Như vậy, mặc dù tỷ lệ nợ công của Nhật Bản là cao nhất thế giới song cho tới thời
điểm hiện nay vẫn chưa thành hiểm họa do những ưu thế của nền kinh tế Nhật Bản
như tỷ lệ dữ trữ ngoại tệ và tỷ lệ tiết kiệm cao của người dân. Tuy nhiên, nếu Chính
phủ Nhật Bản không nhanh chóng thực hiện những biện pháp điều chỉnh chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng hiệu quả hơn thì vấn đề nợ công sẽ trở
thành trở ngại lớn trong việc khôi phục nền kinh tế Nhật Bản trong dài hạn.
II. Mỹ
1. Thực trạng nợ công tại Mỹ
Trang Daily Signal cho biết, chi tiêu vượt tầm kiểm soát đã khiến nợ công
của Mỹ rơi vào ngưỡng không ổn định, khiến gánh nặng nợ công đè nặng lên người
dân nước Mỹ.
Cách đây hơn 15 năm, thặng dư ngân sách của Mỹ là 128,2 tỷ USD với tỷ lệ
nợ công nằm trong giới hạn là 35% GDP. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt ngân sách
ngày càng xấu đi. Trong giai đoạn 2000-2007, hàng năm tỷ lệ nợ công của Mỹ tăng
thêm khoảng 50%. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm trầm trọng thêm
tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của nền kinh tế số một thế giới.
Nợ chính phủ của Mỹ trung bình là 61,94% từ năm 1940 đến năm 2015,
mức nợ cao nhất là 121,7% GDP vào năm 1946 và thấp nhất xuống tới 31,7% GDP
vào năm 1974. Bloomberg ngày 17.5 dẫn số liệu chính thức từ Bộ Tài chính Mỹ cho
biết tính đến ngày 31.3.2016, nợ công nước này là 19.160 tỉ USD

18


Lược đồ về nợ công Mỹ tính đến tháng 3/2016


Biểu đồ dự đoán nợ công của Mỹ (Nguồn: Heritage.org)
Dựa trên bản đồ có thể thấy, một đứa trẻ sinh trong năm 2016 sẽ phải gánh
khoản nợ công lên tới 42.000USD. Đến năm 18 tuổi, độ tuổi bắt đầu được đi bỏ
19


phiếu, góp tiếng nói thay đổi các chính sách thì khoản nợ mà đứa bé phải gánh đã
lên tới 68.454 USD.
2. Giải pháp của Mỹ
Để đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, từ đó giảm nợ công, Chính
phủ Mỹ đã áp dụng những giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, cắt giảm chi tiêu. Giải pháp cấp bách hiện tại để giảm mức thâm
hụt ngân sách Mỹ là cắt giảm chi tiêu. Mức chi tiêu phải cắt giảm khoảng 20% –
30%, trong đó cắt giảm một số chỉ tiêu bắt buộc (chi phí phúc lợi xã hội…) với
mức 917 tỷ USD trong giai đoạn 2013 – 2023; Giảm 400 tỷ USD trong các kế
hoạch chi tiêu quân sự quan trọng hiện tại và tương lai.
Thứ hai, tăng doanh thu thông qua việc tăng thuế. Cùng với việc cắt giảm
chi tiêu, giải pháp tiếp theo để giảm mức nợ công là thực hiện tăng thuế. Đề xuất
ngừng chương trình giảm thuế cho người giàu (thu nhập trên 250.000 USD/năm) và
xóa bỏ một số ưu đãi thuế khác. Mục tiêu thu ngân sách phải tăng thu thuế lên 20%
– 30%. Thực tế, có 45% số hộ gia đình tại Mỹ không phải đóng thuế và có 3% số
người thu nhập cao đóng góp tới 52% tổng số các loại thuế. Do đó, một cuộc “cải
cách cơ cấu” về chính sách thuế là cần thiết. Tuy nhiên, cải cách chính sách thuế sẽ
là một phương án không dễ khi các chính trị gia đang ra sức lấy lòng cử tri.
Dự tính, kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế sẽ hạ mức thâm hụt ngân
sách của Chính phủ Mỹ xuống gần 2% GDP (năm 2020), so với tỷ lệ 10,9% GDP
(năm 2010).
Thứ ba, tái cấu trúc khu vực công. Mỹ cần những cải cách tài chính mạnh
mẽ để tái cấu trúc khu vực công. Các chính sách tái cơ cấu do Ủy ban Bowles –

Simpson đề xuất có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, nhưng
lại không nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Barack Obama. Trong khi thế giới
20


đang chú ý tới cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, nhưng tình trạng nợ nần của
Mỹ lớn và nguy hiểm hơn đối với nền kinh tế thế giới.
Tăng thuế, giảm chi tiêu là những giải pháp duy nhất để Mỹ cải thiện tình
hình tài chính công hiện nay. Thuế nên được chuyển đổi chứ không chỉ tăng và nên
đánh thuế tiêu dùng liên bang. Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đòi cắt giảm mạnh chi
tiêu, trong khi các nghị sĩ Đảng Dân chủ kêu gọi tăng thuế hơn nữa đối với tầng lớp
giàu. Cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều không thể giải quyết vấn đề nợ một
cách hiệu quả. Đảng Cộng hòa không muốn tăng thuế mặc dù sự trầm trọng của
vấn đề tài chính đã lớn đến mức cần phải có những nguồn thu nhập mới. Đảng Dân
chủ thì xem xét việc tăng thuế thu nhập mà không sửa chữa một hệ thống thuế phức
tạp và bị bóp méo đang cản trở tăng trưởng. Ngay cả những đề xuất về chính sách y
tế cũng không giải quyết được chi phí chăm sóc y tế, khoản nợ lớn nhất tại Mỹ.
Tóm lại, các giải pháp giảm nợ công của Chính phủ Mỹ chủ yếu tập trung giải
quyết vấn đề trước mặt để tránh nguy cơ vỡ nợ và Mỹ còn thiếu các giải pháp lâu
dài để đưa nợ công trở về mức nợ bền vững.
III. Ấn Độ
1. Thực trạng nợ công Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia thuộc khu vực châu Á, cấu trúc danh mục nợ của Ấn
Độ là ổn định và hợp lý (mức nợ công trung bình từ năm 1991 đến nay là 73,52%
GDP) do chiến lược nợ của nước này tập trung vào các công cụ nợ có thời hạn dài,
tỷ lệ nợ nước ngoài và mức độ rủi ro thấp. Tỷ lệ nợ công/GDP của Ấn Độ trong 10
năm qua có xu hướng giảm, ít chịu tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài. Năm
2015, nợ công của chính phủ Ấn Độ là 69% GDP.
Theo OECD, Ấn Độ nổi lên là một điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu với
tốc độ tăng GDP 7,6% và dự báo sẽ tăng lên 7,9% trong năm tài khóa 2016-2017.

Citigroup và Deutsche Bank cũng dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm 2016
21


có thể đạt 7,5–7,6%, năm 2017 có thể đạt 7,8%. Trong báo cáo ngày 21/7 vừa qua,
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng của Ấn Độ (giảm 0,1% so với
trước), nhưng vẫn đạt mức 7,4% cho năm 2016.
Chính phủ Ấn Độ đã kiểm soát tốt sự ổn định kinh tế vĩ mô: thâm hụt ngân
sách giảm từ 4,4% xuống còn 3,9% GDP và có thể đạt mục tiêu của năm nay là
3,5% GDP; chỉ số lạm phát giảm từ 2 con số xuống còn 5,39% (tháng 4/2016).
Năm 2015, Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục về dự trữ ngoại tệ (trên 360 tỷ USD) và giá
trị thu hút FDI (trên 63 tỷ USD), vượt qua Trung Quốc trở thành điểm đến thu hút
FDI nhiều nhất thế giới.

2. Giải pháp từ phía Ấn Độ
Chiến lược quản lý nợ của Ấn Độ tập trung vào ba vấn đề cốt lõi:
(i)
(ii)
(iii)

Giảm thiểu chi phí;
Giảm thiểu rủi ro;
Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ.

Cụ thể:
22


- Để giảm thiểu chi phí trong trung và dài hạn, Ấn Độ tập trung xây dựng
chiến lược phát hành thích hợp và phát triển thị trường tài chính. Lịch phát hành

các khoản vay trên thị trường được thông báo trước một năm với chi tiết về khối
lượng phát hành mỗi tuần, kỳ hạn… Một tuần trước khi thực hiện đấu giá, các
chứng khoán riêng lẻ và quy mô phát hành cũng sẽ được công bố công khai. Hoạt
động này nhằm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động quản lý nợ.
- Giảm thiểu rủi ro: Các loại rủi ro cần phải tăng cường quản lý trong danh
mục nợ bao gồm: rủi ro tái đầu tư, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất… Đối với rủi ro tỷ
giá, việc duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài trong danh
mục đầu tư là cần thiết bởi với lượng nợ nước ngoài lớn có thể đạt được hiệu quả
về chi phí nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và xếp hạng tín
nhiệm trên thị trường tài chính quốc tế.
- Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ: Thị trường trái phiếu Chính phủ
(TPCP) Ấn Độ đã có sự chuyển biến đáng kể về quy mô, sự mở rộng của các nhà
đầu tư, các công cụ mới thành lập, các nhà bảo lãnh phát hành và cải thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng phục vụ cho các giao dịch điện tử. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tập trung
vào việc cải thiện tính thanh khoản trên thị trường nợ từ việc tăng cường kiểm tra,
theo dõi tình hình thị trường.
IV. Indonesia
1. Thực trạng nợ công tại Indonesia
Indonesia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, được đánh giá là nền
kinh tế năng động nhất ASEAN. Giống như các quốc gia khác trong khu vực,
Indonesia cũng phải đối mặt với nợ công nhưng nhờ có chính sách phù hợp, nợ
công của nước này vẫn duy trì ở mức thấp. Theo cách tính của IMF – Triển vọng
kinh tế thế giới (WEO), năm 2015, thâm hụt ngân sách nhà nước của Indonesia là
2,3% GDP;
23


(
Nguồn: IMF)
2. Giải pháp từ phía Indonesia

Từ những năm 1960, Indonesia giành độc lập, việc đầu tiên cần làm là tái
thiết đất nước. Với nền kinh tế lạc hậu và gặp nhiều thương tổn do chiến tranh,
Indonesia không còn cách nào khác là phải vay nợ nước ngoài để phát triển đất
nước. Cho đến năm 1990, nợ nước ngoài còn được chính phủ sử dụng để tài trợ
thâm hụt ngân sách. Khoản nợ mà nước này phải gánh ngày càng chồng chất đòi
hỏi Indonesia phải có một chính sách nhằm đưa đất nước tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Trước bối cảnh đó, chính phủ Indonesia đã có những chính sách phù hợp nhằm
cứu vớt nền kinh tế có nguy cơ chìm trong nợ nần.


Thứ nhất, giải quyết gánh nặng nợ trong ngắn hạn để ngừng áp lực lên
thâm hụt ngân sách trong suốt giai đoạn khủng hoảng (1998) và điều



chỉnh cơ cấu thông qua câu lạc bộ Paris và London
Thứ hai, thực hiện hoán đổi nợ qua hỗ trợ của câu lạc bộ Paris
24




Thứ ba, trong trung và dài hạn, tiến tới giảm bớt sự phụ thuộc của
quốc gia vài các nguồn bên ngoài và đạt được mức độ an toàn trong tỷ




lệ nợ công/GDP
Thứ tư, phát hành trái phiếu toàn cầu

Thứ năm, phát triển thị trường vốn nội địa

Ngoài ra, để duy trì tính bền vững của nợ công, Chính phủ Indonesia cũng
phân chia thực hiện quản lý nợ nước ngoài theo 6 bước sau: lập kế hoạch, đàm
phán, ký kết, giải ngân, hoàn trả, báo cáo và giám sát.
Lập kế hoạch: Chính phủ dự kiến những nhu cầu vốn bên ngoài để tài trợ
cho khoảng trống trong ngân sách Chính phủ. Giai đoạn này bao gồm: số lượng,
nguồn, dự án cần tài trợ là gì? Vấn đề này do Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu
tư đảm nhiệm.
Đàm phán: do Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung Ương thực hiện toàn bộ
quy trình đàm phán
Ký kết: đại diện cho Chính phủ Indonesia, Bộ tài chính sẽ thực hiện cùng
Ngân hang Trung Ương
Giải ngân: thông thường bao gồm 4 dạng: thư tín dụng, chi trả trực tiếp,
hoàn trả thông qua một tài khoản đặc biệt. Quy trình này tham gia bởi Bộ tài Chính,
Ngân hàng Trung Ương, và các Bộ ngành khác có liên quan
Hoàn trả: do Ngân Hàng Trung Ương thực hiện theo bản thảo kế hoạch hoàn
rả đã được soạn thảo sẵn và theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính.
Hệ thống báo cáo và giám sát: Ngân Hàng Trung Ương và Bộ Tài Chính san
sẻ trách nhiệm và công việc cùng nhau
Ngoài những công việc này, trong thực tế, Ngân Hàng Trung Ương còn đảm
nhận nhiều trọng trách khác trong việc quản lý nợ ngoài gồm có cho lời khuyên
25


×