Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của hoa kì giai đoạn 2000 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300 KB, 46 trang )

1. Quy mô nền kinh tế và kim ngạch xuất nhập khẩu

1.1. Quy mô GDP
1.1.1. Quy mô kinh tế Hoa Kỳ

Năm

2000

2005

2008

2009

2010

2015

2016

2017

2018

GDP

1025 13037 14713 14449 14992 1821 18707 19485 20544
2
9
Tỷ trọng (%) 30.5


27.5
23.1
23.9
22.7
24.3
24.6
24
24.1
Một câu nói phổ biến của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả
thế giới đều bị cảm lạnh” để thấy được sức mạnh của nền kinh tế Mỹ lớn như thế nào.
Chào đón thế kỉ 21 là những cơn sóng gió với quốc gia cờ hoa: sự đổ vỡ của thị trường
chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh tại Irac và Afghanistan, các vụ
scandal từ các tập đoàn tài chính, sự vươn lên thần tốc của Trung Quốc, sự phá hủy tàn
khốc trên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt dốc thảm hại của bất
động sản. Tuy vậy, Mỹ đã thoát hiểm êm đềm mà vẫn giữ vị thế thế là một nền kinh tế có
quy mô và tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Bảng và biểu đồ dưới đây cho thấy GDP
của Hoa Kỳ và tỷ trọng trong GDP toàn cầu qua các năm.
(Đơn vị: tỷ USD)
Nguồn: Số liệu thống kê WorldBank1
Hình 1.1: Bảng thể hiện quy mô kinh tế Hoa Kỳ và tỷ trọng trong GDP toàn cầu

1 />

Object 3

Nguồn: Số liệu thống kê WorldBank
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện quy mô kinh tế Hoa Kỳ và tỷ trọng trong GDP toàn cầu

GDP của Hoa Kỳ tăng mạnh qua các năm trừ thời kỳ khủng hoảng kinh tế 20082009. Hậu khủng hoảng, kinh tế Hoa Kỳ bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển, thậm
chí còn mạnh mẽ hơn thời kì trước khủng hoảng. Năm 2016 tăng trưởng 2.6%, 2017 tăng

4%, đặc biệt năm 2018 tăng đến 5.15%. Trong đó, trước khủng hoảng, giai đoạn 20002005 tăng trưởng trung bình 4.27%/ năm, 2005-2008 là 3.8%/ năm. Tuy nền kinh tế Mỹ
đã tiến một bước dài gần đây nhưng tỷ trọng trong GDP toàn cầu của Mỹ đã giảm đáng kể
so với những năm 2000-2005. Mặc dù chiếm gần ¼ sản lượng thế giới vẫn là một con số
đáng mơ ước với nhiều quốc gia nhưng điều đó cũng thể hiện rằng sức ảnh hưởng kinh tế
của Mỹ đang suy yếu dần do sự vươn lên của những cường quốc mới nổi. Đó có thể là tín
hiệu đáng mừng cho thấy thế giới đang ngày càng giàu lên không chỉ riêng nước Mỹ.
1.1.2. Nguyên nhân tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ qua các năm trên
1.1.2.1. Kinh tế Mỹ là một nền kinh tế dịch vụ

Dưới đây là biểu đồ cơ cấu GDP nước Mỹ thể hiện dịch vụ luôn là mũi nhọn đầu
tư và phát triển.


Object 5

Nguồn: Số liệu thống kê Statista.com2
Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP nước Mỹ qua các năm

Ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP Hoa Kỳ và có xu hướng tăng
dần qua các năm. Trong đó đứng đầu bất động sản, dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo
hiểm và đầu tư. Một số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm
sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển,
khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ
uống. Đặc biệt xã hội con người ngày càng lệ thuộc vào dịch vụ. Mỹ đã đón đầu xu hướng
bằng cách xóa sổ các nhà máy ống khói với băng chuyền sản xuất hàng loạt để cung cấp
cho thế giới những hệ thống dịch vụ khổng lồ và trói chặt người tiêu dùng bằng các tiện
ích thậm chí là miễn phí như Facebook, Google, Amazon,..
1.1.2.2. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế Mỹ
Người Mỹ tin vào tầm quan trọng của sở hữu tư nhân và tự do cá nhân của nước
Mỹ. Từ khi giành được độc lập, người Mỹ đã luôn tìm cách hạn chế quyền lực của chính

phủ thông qua các cá nhân, kể cả vai trò của nó trong giải quyết các vấn đề kinh tế. Và đa
số người Mỹ vẫn cho rằng sở hữu tư nhân là hình thức ưu việt hơn so với sở hữu nhà
nước trong việc tạo ra sản lượng kinh tế cao nhất. Trong nền kinh tế tự do, Những người
mua, người bán hoàn toàn độc lập. Có lúc chỉ do một số ít người, có lúc do hàng triệu
2 />

người - chứ không phải do chính phủ hay do lợi ích cá nhân của những người cầm quyền.
Giá cả được định ra bằng cách này phản ánh tốt nhất giá trị của hàng hóa và dịch vụ; đồng
thời, là chỉ dẫn tốt nhất để các nhà sản xuất ra những sản phẩm đang có nhu cầu cao nhất
trên thị trường. Những năm gần đây, chỉ số tự do kinh tế của Mỹ đã tăng lên rõ rệt bằng
cải cách thuế, thúc đẩy đầu tư, cho phép lao động, vốn và hàng hóa di chuyển tự do.
1.1.2.3. Đầu tư nước ngoài
Theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu Quốc hội thì “Các dòng vốn đầu tư từ nước
ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế của
nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế
giới là do hệ thống tài chính Mỹ đã phát triển ở trình độ cao và do tính ổn định của nền
kinh tế Mỹ”. Các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng 10% tổng tài sản tài chính của
nước Mỹ, bao gồm cổ phiếu công ty, trái phiếu và cổ phiếu chính phủ. Họ cũng đầu tư
trực tiếp vào các công ty thiết bị và thị trường bất động sản của Mỹ. “Hoa Kỳ là quốc gia
có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới”, theo CRS. 3
1.1.2.4. Sức mạnh của đồng Dollar
Mặc dù cũng có lúc suy thoái về kinh tế, khủng hoảng, nhưng nền kinh tế Mỹ phục hồi
rất nhanh. Đồng Dollar là đồng tiền mạnh, có tính thanh khoản quốc tế, 3/4 những đồng
Dollar đang nằm ngoài nước Mỹ. Các nước trên thế giới hiện vẫn trữ USD. Kinh tế Mỹ
mang tính chỉ huy, nó có thể đánh sập bất kỳ nền kinh tế nào Mỹ muốn, điển hình như
việc FED (Cục dự trữ liên bang áp lãi xuất đối với Trung Quốc) Hay Mỹ và liên minh
Châu Âu hãm giá dầu trong 2 năm gần đây khiến nền kinh tế các nước phụ thuộc vào dầu
mỏ như Iran, Nga, Venezuela lao vào khủng hoảng và trên đường tan rã (Venezuela).
Ngoài ra, vẫn còn nhiều nguyên nhân đóng góp cho sự tăng trưởng GDP nước Mỹ

như môi trường kinh doanh thông thoáng, có tài sản dự trữ khổng lồ, các chính sách vĩ mô
hợp lý, dẫn đầu về công nghệ, thương hiệu, thượng tôn pháp luật,… Tuy rằng việc nước
Mỹ sẽ đóng một vai trò ít quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu là điều không thể
tránh khỏi nhưng với nền tảng vững chắc và mạnh mẽ thì không có lý do gì để nước Mỹ
không thể tiếp tục duy trì vị trí là quốc gia thịnh vượng nhất hành tinh.
3 />

1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Bảng và biểu đồ dưới đây cho thấy xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ và tỷ trọng
trong GDP qua các năm.
Năm

2005

2008

2009

2010

2015

2016

2017

Xuất khẩu

904


1300

1057

1278

1505

1455

1547

Tỷ trọng trong GDP(%)

6.9

8.8

7.3
8.5
8.3
7.8
7.9
Nguồn: Số liệu thống kê kê Statista.com4

2018
1664.
1
8.1


(Đơn vị: tỷ USD)
Hình 1.4: Bảng thể hiện quy mô xuất khẩu của Hoa Kỳ và tỷ trọng trong GDP

Object 7

Nguồn: Số liệu thống kê kê Statista.com
4 />

Hình 1.5: Bảng thể hiện quy mô xuất khẩu của Hoa Kỳ và tỷ trọng trong GDP

Quy mô xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ nhìn chung là tăng lên từ năm 2005 đến
2018. Giá trị xuất khẩu đã tăng lên 760.1 tỷ USD trong vòng 13 năm ( tương đương với
84% ), mỗi năm tăng trung bình khoảng 58.5 tỷ USD nhưng mức độ tăng còn chậm, trong
thời kì khủng hoảng còn sụt giảm mạnh, cụ thể giảm 18.7% so với năm 2008 trước đó.
Ngay sau đó có phục hồi lại nhưng không có tiến triển mạnh. Sau 9 năm chỉ tăng khoảng
30.2%, trong những năm 2015-2017 thì không có biến động gì nhiều.
Chiếm phần lớn trong xuất khẩu hàng hóa là tư liệu sản xuất ( thường chiếm 1/3)
bao gồm máy bay, máy móc công nghiệp, điện tử viễn thông, các thiết bị điện, y tế,...
Nguồn cung cấp công nghiệp cũng chiếm đến 1/3 xuất khẩu hàng hóa, điển hình là các
sản phẩm dầu đã qua chế biến, dầu thô, sau đó đến các loại hóa chất và nhựa. Phần còn lại
là hàng hóa tiêu dùng, ô tô, lương thực, thực phẩm,...
Năm 2008 xảy ra khủng hoảng toàn cầu làm sụt giảm xuất khẩu của Hoa Kỳ. Có
nhiều lý do có thể giải thích như các thị trường truyền thống của Mỹ như EU, Nhật Bản,
Hàn Quốc,… cũng bị khủng hoảng . Do mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, đòi hỏi
mọi người phải cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buột bụng, mức độ mua hàng giảm, nhu cầu
thanh toán yếu,...Hơn nữa, khi xảy ra khủng hoảng, các nước đều có xu hướng bảo hộ
mậu dịch bởi vì các ngành sản xuất nội địa cũng bị tổn thương do khủng hoảng. Ngoài ra,
khủng hoảng đánh một cú sốc vào tâm lý các nhà đầu tư khiến họ ngần ngại cho vay và
đầu tư. Điều đó khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn làm giảm khả năng

sản xuất ra các sản phẩm mới, mở rộng thị trường. Sẽ ít doanh nghiệp hơn có thể tiếp tục
xuất khẩu đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp nặng – những ngành cần nguồn tài chính
bên ngoài để đủ sức chi cho kỹ thuật tiên tiến, nhân công lành nghề, chuyên nghiệp. 5
Năm 2016, xuất khẩu của Mỹ có giảm nhẹ. Năm 2015 xuất khẩu đạt 1505 tỷ USD,
năm 2016 còn 1455 tỷ USD ( giảm 3.3% ). Điều này có liên quan đến việc xuất khẩu dầu
- một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Mỹ ứ trệ. Nhu cầu về dầu của thế giới
tăng chậm cùng với sự canh tranh giữa các nhà cung cấp ở các quốc gia khác là nguyên
nhân chính. Với chi phí khai thác thấp, chi phí vận chuyển rẻ, tỷ giá hối đoái có lợi tạo

5 />

nên lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia xuất khẩu chủ lực dầu mỏ khác như Australia,
Indonesia, Colombia, Nga, Nam Phi,…
Trong khi tỷ trọng xuất khẩu của Hoa Kỳ trong GDP khá ổn định và có xu hướng
tăng lên qua các năm thì Tung Quốc lại ngược lại.

Object 9

Nguồn: Số liệu thống kê kê Statista.com6
Hình 1.6: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc và Hoa Kỳ so với GDP

Tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong GDP giảm rõ rệt từ 31.1% năm 2005
xuống còn 18.6% năm 2017. Mỗi khi có biến động về kinh tế toàn cầu thì bị ảnh hưởng
nặng nề. Tỷ trọng xuất khẩu năm 2009 giảm đến 7,5% so với 2008. TRong khi Hoa Kỳ
chỉ giảm 1.5%. Việc kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đồng nhân dân
tệ liên tục bị phá giá là yếu tố chính cho sự bất ổn. Ngoài ra khu kinh tế nhà nước vẫn
chiếm số lượng lớn ở Trung Quốc nên thiếu sự linh hoạt trong việc đối phó với khủng
hoảng. Năm 2010 có chút phục hôi nhưng lại lao dốc trong những năm tiếp theo. Nguyên
nhân chủ yếu là do kinh tế của Trung Quốc suy thoái sau nhiều năm phát triển mạnh mẽ.
Nhu cầu của Hoa Kỳ và châu Âu về hàng hóa Trung Quốc cũng suy giảm bởi các các

chính sách bảo hộ.

1.3. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

6 /> />

Bảng và biểu đồ dưới đây cho thấy nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ và tỷ trọng
trong GDP qua các năm.

Năm

2005

2008

2009

2010

2015

2016

2017

2018

Nhập khẩu hàng hóa

1673.5


2103.6

1559.6

1913.9

2248.8

2186.8

2339.9

2540.8

Tỷ trọng trong GDP (%)

12.8

14.3

10.8

12.8
12.3
11.7
12
Nguồn: Số liệu thống kê Statista.com7
(Đơn vị: tỷ USD)


Hình 1.7: Bảng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ và tỷ trọng trong GDP qua
các năm

Object 11

Nguồn: Số liệu thống kê kê Statista.com
Hình 1.8: Biểu đồ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ và tỷ trọng trong GDP
qua các năm

7 />
12.4


Quy mô nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ nhìn chung là tăng lên từ năm 2005 đến
2018, cụ thể là 867.3 tỷ USD ( tương đương với 51.8%). Trung bình mỗi năm Hoa Kỳ
tăng 66.7 tỷ USD giá trị nhập khẩu. Tuy vậy, mức độ tăng còn chậm, trong thời kì khủng
hoảng còn sụt giảm mạnh, cụ thể giảm 25.9% so với năm 2008 trước đó. Ngay sau đó có
phục hồi lại nhưng không có tiến triển mạnh. Sau 9 năm chỉ tăng khoảng 32.76%. Hoa Kỳ
nhập khẩu năm nào cũng lớn hơn xuất khẩu, là nước nhập siêu. Những năm gần đây, cán
cân thương mại của Mỹ đã cải thiện hơn nhưng không mấy đáng kể. 8
Tư liệu sản xuất gồm máy tính, điện tử viễn thông,…thường chiếm lớn nhất trong
giá trị nhập khẩu ( khoảng 1/3 ). Tiếp theo là hàng hóa tiêu dùng như điện thoại, TV, dược
phẩm,… Tiêu dùng của người Mỹ phụ thuộc vào những hàng nhập khẩu giá rẻ này. Còn
lại là các loại máy móc công nghiệp và thiết bị, linh kiện, lương thực, thực phẩm,…
Mặc dù Hoa Kỳ đã xuất khẩu hàng tỷ giá trị dầu mỏ, hàng hóa tiêu dùng và tự
động nhưng nhập khẩu thậm chí còn nhiều hơn. Cho dù Hoa Kỳ có thể tự sản xuất ra tất
cả những gì người Mỹ cần nhưng Trung Quốc, Mexico, hay các quốc gia trên thế giới
khác có thể sản xuất với chi phí thấp hơn. Chi phí sinh hoạt ở các nước đó thấp hơn khiến
việc thuê nhân công trở nên rẻ mạt. Những nước này đã có lợi thế so sánh so với Mỹ.
Cuộc khủng hoảng năm 2008 cũng có tác động mạnh mẽ đến nhập khẩu. Đứng

trên khía cạnh của người mua, lý do cũng tương tự với việc sụt giảm của nhập khẩu. Đây
là cuộc khủng hoảng toàn cầu, tât cả các thị trường cả bên mua và bên bán đều khủng
hoảng. Cuộc sống người dân các nước đều bị đảo lộn và phải thắt chặt chi tiêu, từ đó giảm
nhu cầu cho hàng hóa. Các doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ cũng ngần ngại đầu tư
để sản xuất ra các sản phẩm mới và mở rộng kinh doanh.
Năm 2016, nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng giảm nhẹ. Năm 2015 giá trị nhập khẩu là
2248.8 tỷ USD. Đến năm 2016 còn 2186.8 tỷ USD, tức đã giảm 62 tỷ USD ( tương đương
2,76% ). Điều này là do giá dầu thô và các sản phẩm từ dầu giảm kéo theo giá hàng hóa
nhập khẩu giảm theo và sức ép của đồng Dollar lên giá cả các loại mặt hàng khác.

8 />

Tỷ trọng nhập khẩu trong GDP giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có điểm khác biệt.

Object 13

Nguồn: Số liệu thống kê Statista.com9
Hình 1.9: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nhập khẩu trong GDP giữa Mỹ và Trung Quốc
Tỷ trong nhập khẩu trong GDP của Trung Quốc giảm mạnh từ năm 2008. Những
năm 2015-2017 thì ổn định ở mức xấp xỉ 15% giống Hoa Kỳ. Trung quốc đã cắt giảm
nhập khẩu các nguyên liệu cần thiết cho đầu tư công nghiệp. Điều này bắt nguồn từ tham
vọng chiến lược của Trung Quốc: bắt đầu tái cân bằng lại và chuyển dịch từ đầu tư và
xuất khẩu hàng hóa sang tiêu thụ và dịch vụ. Điều đó làm giảm nhập khẩu nguyên liệu
thô, thiết bị công nghiệp cần thiết cho xây dựng nhà máy, đường xá, nhà cửa. Theo IMF
thì chúng chiếm khoảng 40% tổng nhập khẩu. Một nguyên nhân khác là do nhu cầu của
9 />

thế giới giảm đi. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đang cố gắng để giảm thiểu nhập khẩu
và khuyến khích xuất khẩu để có cán cân thương mại thặng dư. Trung Quốc cũng vậy. 10


2. Vốn đầu tư quốc tế

2.1. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hoa Kỳ
Trong gần 2 thập kỉ qua (2000 – 2018), nguồn vốn đầu tư FDI từ nước ngoài vào Hoa Kỳ
luôn biến động không ngừng, xong Hoa Kỳ ngày càng trở thành một trong những thị trường
thu hút vốn đầu tư nước ngoài hấp dẫn nhất toàn cầu.

Object 15

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hoa Kỳ từ 2000201811

Hình 2.1 thể hiện nguồn vốn đầu tư rót vào Hoa Kỳ có thể thay đổi đáng kể qua các năm,
phản ánh những thay đổi trong điều kiện kinh tế rộng lớn.

10 />11 />

Có thể thấy FDI giảm mạnh năm 2002 (~109 tỷ USD) và vẫn không thể khá hơn cho đến
2005 (~142 tỉ USD) bởi ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế chung 2001 và cuộc khủng bố kinh
hoàng ngày 11/09/2001 làm chấn động nước Mỹ.
Dòng vốn FDI tăng trưởng trở lại chạm ngưỡng ~ 350 tỷ USD năm 2007, đưa tỉ trọng FDI
trong đóng góp GDP lên 2.398 % .
Tiếp sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến dòng vốn FDI tụt dốc
trở về mức 161 tỷ USD như đợt suy thoái kinh tế trước đây.
Nhìn chung, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm của Hoa Kỳ và toàn cầu sau
đó đã không lấy lại được số tiền ghi nhận như trong năm 2007 (trước cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu) nhưng trong năm 2015 và 2016, dòng vốn này đã tăng vọt vượt qua về mặt
danh nghĩa số tiền đầu tư trong năm 2007, đạt giá trị cao nhất từ trước tới nay (> 500 tỷ USD),
tăng 50% so với năm 2014.
Dòng vốn FDI năm 2018 lên tới 251,8 tỷ USD, giảm 9% so với năm 2017. Sự sụt giảm
này chủ yếu là do sự sụt giảm của một phần ba doanh số M & A xuyên biên giới. Cổ phiếu

FDI của Mỹ năm 2018 giảm 4% so với năm trước, đạt 7,464 tỷ USD (Theo Báo cáo đầu tư thế
giới năm 2019 của UNCTAD)
Các cuộc khủng hoảng kinh tế cuối cùng đã tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI trong
năm 2008 và 2009 và mở ra một thời kỳ bất ổn lớn. Hiệu quả của các phản ứng chính sách của
chính phủ ở cả cấp quốc gia và quốc tế trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính và
hậu quả kinh tế của nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho
sự gia tăng mới trong FDI. Chính sách công rõ ràng sẽ đóng một vai trò lớn trong việc thực
hiện các điều kiện thuận lợi để phục hồi nhanh chóng dòng vốn FDI. Cải cách cơ cấu nhằm
đảm bảo sự ổn định hơn trong hệ thống tài chính thế giới, đổi mới cam kết về môi trường mở
cho FDI, việc thực hiện các chính sách nhằm ủng hộ đầu tư và đổi mới là những vấn đề chính
trong khía cạnh này
Phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh về đầu tư ưu tiên SelectUSA 2013, tổ chức ở
Washington, với sự tham dự của khoảng 1.200 đại diện doanh nghiệp đến từ gần 60 quốc gia
và vùng lãnh thổ cùng với các Giám đốc điều hành (CEO) của các tập đoàn lớn tại Mỹ, Tổng
thống Obama lần đầu tiên chính thức công bố kế hoạch mới về thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài vào Mỹ, nhất là các doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường lao động, tạo thêm
việc làm mới cho nước Mỹ.
Kế hoạch SelectUSA này đã được chính quyền Obama đưa ra như một phần trong sáng
kiến quy mô lớn nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ. Tuy nhiên, sự phục
hồi kinh tế yếu và chậm cộng với sự bế tắc của nền chính trị, sự bất ổn định trong chính sách
công và nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng tài khóa đã khiến các công ty nước ngoài dần rút
khỏi thị trường Mỹ.
Theo báo cáo của Nhà Trắng công bố ngày 31/10, luồng vốn FDI đổ vào Mỹ trong năm
2012 đã giảm xuống còn 250 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.
Để đảo ngược xu hướng FDI giảm sút này, Tổng thống Obama đã phác thảo một loạt các


biện pháp ở tầm cỡ quốc gia nhằm lôi kéo các công ty nước ngoài đầu tư, tạo việc làm tại Mỹ.
Theo Cơ quan quản lý, mục tiêu của chương trình là làm cho việc thu hút đầu tư nước ngoài
trở thành một thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ như thúc đẩy xuất

khẩu.
Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở thành một nhiệm vụ ưu tiên của các sứ
quán và các nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài. Lâu nay, các sứ mạng thu hút đầu tư nước ngoài
vẫn thường dành cho các thống đốc bang và các thị trường thành phố lớn của Mỹ. Nhà Trắng
cho biết trọng điểm đầu tiên sẽ là 32 thị trường khu vực chủ chốt vốn đã chiếm 90% đầu tư
nước ngoài ở Mỹ.
Thứ hai, nếu như trước đây các quan chức chính phủ vẫn thường nhấn mạnh đến các công
ty nước ngoài riêng lẻ, kế hoạch mới này đề nghị một sự phối hợp của các giới chức cấp cao
gồm cả Tổng thống.
Thứ ba, các công ty muốn đầu tư vào Mỹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ quan liên bang nhằm
giảm bớt thủ tục hành chính và chi phí trung gian. Cuối cùng, chính quyền sẽ giúp các bang,
các thành phố và các vùng trên khắp nước Mỹ kết nối trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài
tiềm năng.
Mặc dù mức độ đầu tư đã giảm liên tục kể từ đợt suy thoái 2008-2009, nhưng với những
biện pháp trên cũng đã góp phần khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi dần trở lại. Cho
đến nay, nguồn đầu tư nước ngoài đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế Mỹ với
mức đóng góp hàng trăm tỷ USD/năm.


Object 17

Hình 2.2. Top 20 nước có dòng vốn FDI lớn nhất năm 2017-201812

Từ đồ thị trên có thể thấy đất nước này vẫn là điểm đến hàng đầu của FDI trong năm 2017
do cơ sở tiêu dùng lớn, hệ thống tư pháp minh bạch và có thể dự đoán được, lực lượng lao
động sản xuất, cơ sở hạ tầng phát triển cao và môi trường kinh doanh thúc đẩy đổi mới.
Năm 2018, Hoa Kỳ khẳng định vị thế là nhà đầu tư lớn nhất thế giới với số vốn đầu tư
nước ngoài đạt tỷ USD.
12 UNCTAD, FDI/MNE database ( />


Hầu hết các khoản đầu tư này là trong sản xuất, hoạt động tài chính và bảo hiểm, thương
mại và bảo trì, và thông tin và truyền thông. Theo khảo sát của UNCTAD về các doanh nghiệp
đa quốc gia (MNEs), Hoa Kỳ được coi là nền kinh tế chủ nhà tiềm năng đầu tiên về vốn đầu tư
trong giai đoạn 2017-2019, trước Trung Quốc và Ấn Độ. .

Object 20

Hình 3.3. Top những quốc gia đầu tư vào Hoa Kỳ nhiều nhất (đơn vị: tỉ USD)13

Theo thống kê, Anh vẫn là quốc gia đầu tư hàng đầu với vị trí trị giá 560,9 tỷ USD.
Canada (511,2 tỷ đô la) đã tăng một vị trí từ năm 2017 để trở thành quốc gia đầu tư lớn thứ
hai, chuyển Nhật Bản (484,4 tỷ đô la) lên vị trí thứ ba, trong khi Hà Lan (479,0 tỷ đô la) và
Luxembourg (356,0 tỷ đô la) chuyển đổi thành vị trí đầu tư lớn thứ tư và thứ năm các quốc gia
13 />

cuối năm 2018.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hoa Kỳ tập trung vào lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ, cụ
thể hơn là sản xuất hóa chất, chiếm phần lớn lợi nhuận đầu tư chiếm 40,8% vị trí này. Ngoài ra
còn có khoản đầu tư lớn vào tài chính và bảo hiểm (12,1%).
Theo báo cáo kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, Hoa Kỳ đứng thứ 6 trong số 190 quốc
gia về chất lượng môi trường kinh doanh, điểu này cũng hết sức dễ hiểu khi Hoa Kỳ có nhiều
lợi thế, tiềm năng đáng để đầu tư.

2.2. Vốn đầu tư ra nước ngoài ODI bởi Hoa Kỳ

Object 23

Hình 2.4: Top những quốc gia nhận được vốn FDI nhiều nhất từ Hoa Kỳ năm 201814

Trong khi Hoa Kỳ nhận được lượng vốn FDI khổng lồ mỗi năm, thì nước này cũng đầu tư

số tiền thậm chí còn lớn hơn ở các quốc gia khác. Các doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ
(MNEs) gần như đầu tư vào mọi quốc gia, nhưng đầu tư của họ vào các chi nhánh tại 5 quốc
gia chiếm hơn một nửa tổng số vốn đầu tư cuối năm 2018. Vị trí đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ ở
nước ngoài vẫn lớn nhất ở Hà Lan với 883,2 tỷ đô la , tiếp theo là Vương quốc Anh (757,8 tỷ
14 />

đô la), Luxembourg (713,8 tỷ đô la), Ireland (438,2 tỷ đô la) và Canada (401,9 tỷ đô la).

Object 25

Hình 2.5: Dòng vốn ODI Hoa Kỳ đầu tư ra ngoài năm 2000-2018 (đơn vị: tỉ USD)15

Từ biểu đồ, ta thấy nguồn vốn FDI rót ra ngoài giảm mạnh còn 15 tỉ USD năm 2005 do
Hoa Kỳ giai đoạn này tập trung đầu tư trong nước sau khủng hoảng kinh tế 2001.
Cực điểm vào những năm gần đây 2017-2018, FDI thậm chí mang giá trị âm (-78 tỉ USD).
Nguyên nhân là do các tổng công ty của Mỹ thu hồi vốn từ các chi nhánh ở nước ngoài, sau
khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tiến hành cải cách thuế thu nhập doan nghiệp cuối
năm 2017.
Theo thống kê trên, dòng FDI đổ vào Liên minh châu ÂU (EU) giảm 93%, vào Bắc Mỹ
giảm 63% và nhóm các nền kinh tế mới nổi giảm 18%.
Bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cải cách thuế là các nước phát triển, nơi dòng chảy giảm
một phần tư xuống còn 557 tỷ đô la - mức nhìn thấy lần cuối năm 2004.
FDI tiếp tục bị mắc kẹt, giới hạn ở mức thấp sau khủng hoảng. Điều này không ảnh hưởng
tốt đến lời hứa của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu cấp bách,
như xóa đói giảm nghèo và khủng hoảng khí hậu, Tổng thư ký của UN UNADAD ông
Mukhisa Kituyi cảnh báo : “Địa chính trị và căng thẳng thương mại có nguy cơ tiếp tục đè
nặng lên FDI trong năm 2019 và hơn thế nữa ”
Vốn đầu tư nước ngoài giảm thuế, xảy ra trong hai quý đầu năm, được hỗ trợ bởi hoạt
15 />


động giao dịch gia tăng trong nửa cuối năm 2018. Giá trị của sáp nhập và mua lại xuyên biên
giới (M & As) tăng 18%, do Hoa Kỳ thúc đẩy MNEs sử dụng thanh khoản trong các chi nhánh
nước ngoài của họ.
Dòng chảy của các nước đang phát triển đã cố gắng giữ ổn định (tăng 2%), điều này giúp
đẩy dòng chảy đến thế giới đang phát triển lên hơn một nửa (54%) dòng chảy toàn cầu, từ
46% trong năm 2017 và chỉ hơn một phần ba trước cuộc khủng hoảng tài chính.
Một nửa trong số 20 nền kinh tế chủ nhà trên thế giới đang phát triển và chuyển đổi nền
kinh tế.
Bất chấp sự suy giảm của FDI, Hoa Kỳ vẫn là nước nhận vốn đầu tư lớn nhất, tiếp theo là
Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore.
Xét về các nhà đầu tư hướng ngoại, Nhật Bản trở thành nước lớn nhất theo sau là Trung
Quốc và Pháp. Hoa Kỳ nằm ngoài danh sách top 20, do sự thu hồi vốn lớn của MNEs đối với
thu nhập đầu tư.
Năm 2019, FDI dự kiến sẽ phục hồi ở các nền kinh tế phát triển khi hiệu ứng cải cách thuế
của Mỹ giảm dần.
Thông báo dự án Greenfield - cho thấy kế hoạch chi tiêu trong tương lai - cũng chỉ ra sự
gia tăng, vì chúng đã tăng 41% trong năm 2018 từ mức thấp trong năm 2017.
Tuy nhiên, xu hướng FDI cơ bản yếu cho thấy rằng sự gia tăng của FDI có thể tương đối
khiêm tốn và có thể bị chi phối thêm bởi các yếu tố khác, như rủi ro địa chính trị, căng thẳng
thương mại leo thang và sự thay đổi toàn cầu đối với các chính sách bảo hộ hơn.
Xu hướng tăng trưởng FDI cơ bản đã bị thiếu máu kể từ năm 2008. Nếu các yếu tố một
lần như cải cách thuế, megadeals và dòng tài chính biến động bị loại bỏ, FDI trong thập kỷ
qua trung bình chỉ tăng 1% mỗi năm, so với 8% giữa năm 2000 và 2007, và hơn 20% trước
năm 2000.
“Xu hướng đình trệ của thập kỷ được gán cho một loạt các yếu tố bao gồm tỷ lệ hoàn vốn
đầu tư nước ngoài giảm, hình thức đầu tư ngày càng nhẹ và môi trường chính sách đầu tư ít
thuận lợi hơn” James Zhan cho biết .
“Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là do chính sách thúc đẩy hơn là theo chu kỳ kinh tế” ông
nhấn mạnh.


2.3. Vốn viện trợ ODA


Object 27

Hình 2.6: Những nước có vốn viện trợ lớn nhất từ 2000-201816

Từ năm 2000-2018, Hoa Kỳ luôn là nước với khoản hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) lớn nhất thế giới bỏ xa những nước xếp sau đó.
Năm 2018, khoản viện trợ ODA từ Mỹ là 33 tỷ USD trong khi ở vị trí thứ 2 là Đức
với 24,3 tỷ USD, Anh xếp thứ 3 với 18,4 tỷ USA, cuối cùng trong top 5 là Pháp và Nhật
với vốn ODA 11,8 tỷ USA và 9,9 tỷ USD.
Tuy nhiên, khi xét đến quy mô kinh tế, vốn ODA Hoa Kỳ bỏ ra chỉ ở mức 0,17% tổng
thu nhập quốc dân (GNI). Điều này khiến Hoa Kỳ xếp thứ 22 trong số 29 thành viên quốc
gia tài trợ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

16 />

Object 30

Hình 2.7. Vốn ODA tài trợ song phương và đa phương của Hoa Kỳ 2015-201717

Hoa Kỳ cung cấp vốn ODA chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ song phương cho các nước
đối tác. Theo dữ liệu của OECD, các kênh của Hoa Kỳ sử dụng song song 30,7 tỷ USD
ODA, chiếm 87% tổng số ODA trong năm 2017. Con số này vượt xa mức trung bình của
Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD (DAC) là 60%.
Theo dữ liệu của OECD, phần lớn ODA song phương của Hoa Kỳ tập trung vào hỗ
trợ sức khỏe toàn cầu (9.0 tỷ USD, tương đương 29% ODA song phương trong năm 2017.
Các ưu tiên tài trợ khác bao gồm hỗ trợ nhân đạo (7 tỷ USD, 23%), chính phủ và xã hội
dân sự (2,9 tỷ USD, 9%) và giáo dục (1,6 tỷ USD, 5%).


17 />

Object 32

Hình 2.8. Những nước nhập viện trợ trung bình ODA nhiều nhất từ Hoa Kỳ18

Hoa Kỳ chủ yếu tập trung ODA vào các nước nghèo nhất thế giới, đặc biệt các nước
Châu Phi cận SaharA. Từ năm 2015 đến 2017, Hoa Kỳ đã cung cấp trung bình 10,4 tỷ đô
la Mỹ (35% ODA song phương) cho khu vực này mỗi năm, tiếp theo là châu Á (4,2 tỷ đô
la Mỹ, 14%) và Trung Đông và Bắc Phi (MENA; 3,2 đô la Mỹ tỷ, 11%).
Từ năm 2015 đến 2017, Afghanistan là nước nhận chi tiêu song phương lớn nhất của
Hoa Kỳ, nhận trung bình 1,4 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, tài trợ cho Afghanistan đã
giảm đáng kể giữa năm 2016 và 2017 (-14%). Ethiopia là người nhận lớn thứ hai, nhận
trung bình 898 triệu đô la Mỹ mỗi năm, tiếp theo là Jordan (881 triệu đô la Mỹ) và Kenya
(808 triệu đô la Mỹ).

3. Sự phát triển du lịch quốc tế của Hoa Kỳ

3.1. Thu hút khách du lịch quốc tế của Hoa Kỳ (Inbound Tourism)
3.1.1. Số lượt khách du lịch quốc tế tới Hoa Kỳ

Số lượt khách du lịch quốc tế tới Hoa Kỳ (Inbound Tourism) được đo bằng số lượt khách
quốc tế tới với Hoa Kỳ nhằm mục đích du lịch trong 1 năm. Theo Ngân hàng Thế Giới (WB), dữ
liệu về lượt khách du lịch quốc tế được đo bằng số lượt đi thay vì số người đi, cho nên giả sử một

18 />

người đi du lịch rất nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định thì mỗi lần ấy được tính là
một lượt đi mới.

Sau đây là bảng và biểu đồ về số lượt khách quốc tế tới Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ
2008 đến 2018

Object 34

Hình 3.1:10 điểm đến du lịch quốc tế hàng đầu thế giới (2018)19 Theo UNWTO)
Qua việc phân tích dữ liệu biểu đồ trên ta thấy:
-

Từ năm 2008 đến năm 2018, số lượt khách du lịch đến với Hoa Kỳ tăng hơn 21,1
triệu người (tương đương với 37,4%).

-

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, lượng khách du lịch quốc
tế tới Hoa Kỳ giảm mạnh từ 58 triệu lượt khách năm 2008 xuống 55,1 triệu lượt
khách năm 2019, tương đương với mức giảm 5% (2,9 triệu lượt khách). Đây là con
số thấp kỷ lục trong vòng hơn 10 năm trở lại đây của lượt khách du lịch quốc tế tới
Hoa Kỳ.

-

Số lượng khách du lịch quốc tế tới Hoa Kỳ tăng đều từ năm 2010 đến năm 2015.
Sau đó, từ năm 2015 đến 2018, lượng khách du lịch tới Hoa Kỳ có nhiều biến
động. Số lượng khách du lịch tới Hoa Kỳ giảm vào năm 2016 (1,36 triệu lượt
khách, tương đương 1,7% so với năm trước), sau đó tăng nhẹ trong giai đoạn 2016
– 2017 (0,53 triệu lượt khách, tương đương 0,69%). Từ năm 2017 đến 2018, lượng

19 />


khách du lịch đến Hoa Kỳ tiếp tục tăng. (2,68 triệu lượt khách, tương đương
3,4%).
-

Năm 2016 là năm đầu tiên sau cuộc khủng hoảng tài chính 2009 lượt khách du lịch
quốc tế tới Hoa Kỳ giảm. Theo bảng số liệu sau, có thể thấy lượt khách du lịch từ
các quốc gia đến Mỹ đều giảm, trừ Trung Quốc, Mexico và Hàn Quốc có sự tăng
trưởng nhẹ.

Nước có khách
du lịch tới Mỹ

Tổng lượng khách du
lịch tới Mỹ năm 2016
(triệu lượt khách)

Phần trăm thay đổi của tháng
12/2016 so với cùng kỳ 2015

Phần trăm thay đổi
của năm 2016 so với
2017

Canada

19,3

0.5%

-7%


Mexico

19,0

-10%

2%

Anh

4,6

-6%

-7%

Nhật

3,6

-4%

-5%

Trung Quốc

3,0

14%


15%

Đức

2,0

-5%

-10%

Hàn Quốc

2,0

10%

12%

Brazil

1,7

-24%

-24%

Pháp

1,6


5%

-7%

Úc

1,6

-6%

-7%

Hình 3.2: 10 nước hàng đầu có khách du lịch quốc tế tới Hoa Kỳ năm 201620 Theo NTTO)

-

Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ giá đô la Mỹ có nhiều biến động trong năm 2016,
đồng Đô la mạnh hơn khiến các chuyến du lịch tới Mỹ trở nên đắt đỏ với nhiều du
khách. Thêm vào đó, tình hình chính trị năm 2016 đến năm 2017 của Hoa Kỳ có
nhiều biến động. Cụ thể, vào những tháng cuối năm 2016 diễn ra cuộc tổng tuyển
cử bầu Tổng thống Mỹ, sự thay đổi trong bộ máy công quyền của nước Mỹ cũng

20 />

như những chính sách trong tương lai khiến khách du lịch quốc tế ngần ngại trong
thời gian này.
-

Trong năm 2017, số lượt khách du lịch tới Mỹ tăng với tỷ lệ thấp. Theo những số

liệu được Bộ Thương mại Hoa Kỳ cung cấp, những tháng đầu năm 2017, lượng
khách du lịch quốc tế tới Hoa Kỳ tiếp tục giảm gần 700.000 trong quý đầu tiên của
năm 2017. Nguyên nhân là do sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Donald
Trump, sắc lệnh này yêu cầu ngưng cho người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày,
cấm người tị nạn từ Syria vào Mỹ vô thời hạn, và cấm công dân từ Iran, Iraq,
Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày. Điều
này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của khách du lịch tới Mỹ. Nửa cuối
năm 2017, lượng khách du lịch đến Mỹ có sự tăng trưởng trở lại. Theo báo cáo của
U.S. National Travel and Tourism Office, tổng số khách quốc tế đạt 76,9 triệu, tăng
0,7% so với 76,4 triệu trong năm 2016. Sự gia tăng mạnh mẽ của du khách đến từ
Hàn Quốc (+ 17,8%), Brazil (+ 10,8%) và Ireland (+ 9,2%) bù đắp cho sự sụt giảm
đáng kể ở du khách đến từ Mexico (-6,1%) và Trung Đông (-12%). Nguyên nhân
đến từ việc mở rộng danh sách miễn thị thực khiến việc đến Mỹ trở nên dễ dàng
hơn ở một số nước như Brazil, Hàn Quốc. Công dân của những quốc gia này chỉ
cần một tấm hộ chiếu là có thể tới Mỹ một cách dễ dàng.

-

Năm 2018 có thể coi là sự bứt phá trở lại của du lịch quốc tế tới Hoa Kỳ. Lượng
khách du lịch trong năm này tăng 2,68 triệu lượt khách, tương đương gần 4%, cao
hơn mức trung bình tăng trưởng khách du lịch trong 10 năm (3,2%). Lượng khách
du lịch tới Mỹ trong thời gian này chủ yếu đến từ các quốc gia châu Mỹ như
Canada (21,5 triệu lượt khách), Mexico (18,4 triệu lượt khách), Brazil (2,2 triệu
lượt khách),… chiếm hơn 61,4% tổng lượt khách du lịch tới Mỹ, tiếp theo là các
nước châu Âu như Anh (4,7 triệu lượt khách), Đức ( 2,1 triệu lượt khách), Pháp
(1,8 triệu lượt khách),… chiếu khoảng 20,17%. Năm 2018 đánh dấu sự sụt giảm
của lượng khách du lịch tới tù Trung Quốc, từ 3,2 triệu lượt khách năm 2017
xuống 3 triệu lượt khách năm 201821. Nguyên nhân chủ yếu là do những tác động
tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung khiến khách du lịch Trung
Quốc không tới Hoa Kỳ. Điều này có thể xem là một dấu hiệu không tốt với nền


21 />

du lịch Mỹ, vì những du khách Trung Quốc sẵn sàng chi tiêu cho khách du lịch và
chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu du lịch quốc tế của Hoa Kỳ.
Trong nửa đầu năm 2019, theo số liệu từ U.S. National Travel and Tourism Office, 37
triệu du khách nước ngoài đến Hoa Kỳ, giảm gần 1,7% so với cùng kỳ năm 2018.

22

Theo

một báo cáo hàng tháng của U.S. Travel Association, các chuyến thăm quốc tế đến Hoa
Kỳ đã giảm 0,8% trong tháng 6 năm 2019 so với cùng thời điểm năm ngoái, kết quả tồi tệ
nhất kể từ tháng 4 năm 2016 và nó đang phát triển như một xu hướng dài hạn. Nguyên
nhân có thể kể đến là do những bất ổn kinh tế toàn cầu diễn ra trong năm 2019, bao gồm
cả Brexit ở Anh làm lượng khách du lịch từ Anh giảm mạnh, trong khi đây là quốc gia có
lượng du khách quốc tế tới Mỹ nhiều nhất trong năm 2018. Tiếp theo là do những căng
thẳng thương mại đến từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, khiến
lượng khách du lịch tới từ Trung Quốc giảm liên tục, 4% trong năm 2017 và không cải
thiện trong năm 2018. Năm 2019, lượng khách du lịch Trung Quốc tới Mỹ tiếp tục giảm
3,7% so với năm ngoái. Ngoài ra còn một số nguyên nhân đến từ các chính sách của chính
quyền tổng thống Donald Trump, nhận thức về rủi ro an toàn do bạo lực súng đạn gia tăng
ở Mỹ, cùng với việc đồng USD mạnh khiến du lịch trở nên đắt đỏ khiến lượng khách
quốc tế tới Mỹ tiếp tục giảm.
Theo những báo cáo của Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ, sự giảm sút của lượng khách du
lịch quốc tế tới Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm cho tới năm 2022 do những căng thẳng trong
cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng như các khó
khăn về vấn đề thị thực tới Mỹ,… Điều này buộc chính phủ Mỹ phải có những thay đổi để
phát triển lại ngành du lịch trong xu thế phát triển trên toàn thế giới.

Tiếp theo, khi so sánh với các quốc gia khác trên thế giới, có thể thấy Mỹ vẫn là điểm
đến lý tưởng cho khách du lịch.

22 />

×