Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Luận văn: Một số chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.66 KB, 19 trang )


1




Luận văn

Một số chính sách kinh tế đối
ngoại của Hoa Kỳ

2
LỜI MỞ ĐẦU
Châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực năng động nhất thế giới
bởi có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều thập niên qua. Khu vực này
cũng là nơi tập trung nhiều nền kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Trung
Quốc, các nước công nghiệp mới NICs,…mà đặc biệt là Hoa Kỳ- nền kinh tế
lớn nhất khu vực và thế giới. Bài viết này xin đưa ra một vài nét chính trong
chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ trong bối cảnh thế giới đang
chuyển sang một cục diện đa cực như hiện nay. Bài viết bao gồm những phần
sau:
Phần 1: Chính sách đối với khu vực Châu Á-Thái Binh Dương.
Phần này trình bày về một số chính sách chung đối với khu vực Châu Á-Thái
Binh Dương và chính sách riêng đối với một số nước trong khu vực trong đó có
Việt Nam.
Phần 2: Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ
Phần này tập trung vào hai vấn đề là hệ thống pháp luật và hiệu lực pháp lý, một
số chính sách thương mại đối ngoại của Hoa Kỳ.
Phần 3: Một số chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ.
Phần này trình bày một số chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm mục
tiêu giữ vững vị trí nền kinh tế số một thế giới.



PHẦN 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á-
THÁI BÌNH DƯƠNG
Khu vực Châu Á-Thái Binh Dương được coi là quan trọng nhất trong chiến
lược của Hoa Kỳ nhằm hình thành một cộng đồng Thái Binh Dương trong thế kỉ
XXI. Đây là khu vực đông dân, tài nguyên phong phú và tập trung nhiều cường
quốc kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, một phần nước Nga và một loạt các

3
con rồng Châu Á, đồng thời cũng là một trong ba khu vực năng động nhất của
nền kinh tế thế giới. Trong chiến lược này, Hoa Kỳ lấy việc củng cố quan hệ với
Nhật là trọng tâm, tăng cường viện trợ quân sự cho Nhật để triển khai kế hoạch
NMD, lôi kéo Đài Loan tham gia NMD, cải thiện quan hệ với Triều Tiên, tiếp
tục hợp tác kinh tế với ASEAN, trong đó chú trọng Việt Nam và Inđônêxia. Hoa
Kỳ tăng cường đầu tư, viện trợ tài chính và triển khai các chương trình tài trợ tín
dụng cho các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đang hoạt động tại khu vực này. Thông qua
ưu đãi về giá rẻ và dịch vụ tốt khi đầu tư ra nước ngoài, Hoa Kỳ đã duy trì được
mối quan hệ hợp tác thương mại và sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Khi đầu tư, Hoa
Kỳ luôn luôn giành quyền kiểm soát về năng lượng, nguyên liệu, chi phối những
ngành quan trọng mà Hoa Kỳ có ưu thế về vốn và công nghệ.
Từ năm 1990 đến nay, Hoa Kỳ luôn là nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài và cũng là nước đứng đầu về tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên chính sách
đầu tư của Hoa Kỳ cũng khác nhau ở mỗi nước tuỳ theo mối quan hệ chính trị
với nước đó. Ngoài đầu tư trực tiếp, Hoa Kỳ cũng đặc biệt chú trọng hình thức
viện trợ kinh tế cho khu vực này nhằm nâng cao ảnh hưởng chính trị và kinh tế.
Quan hệ với Nga
Nga là nước lớn về quân sự và có tiềm năng phát triển kinh tế nhất là từ
khi tổng thống V.Putin lên cầm quyền. Đây là thách thức lớn đối với Hoa Kỳ và
tổng thống Mỹ Geoge.W.Bush đã tỏ ra khá cứng rắn trong quan hệ đối ngoại với
Nga. Sau nhiều vòng đàm phán đàm phán không thành công về hiệp ước ABM

không thành công, ngày 13-12-2001, Hoa Kỳ đã đơn phương huỷ bỏ hiệp ước
này để triển khai kế hoạch NMD. Nga hiện nay không còn được coi là đồng
minh chiến lược mà là đối thủ cạnh tranh chiến lược cả trên lĩnh vực quân sự và
kinh tế.
Đối với Trung Quốc

4
Hoa Kỳ không coi Trung Quốc là kẻ thù. Chính sách của Hoa Kỳ là tăng
cường quan hệ nhằm tác động vào quá trình phát triển chính trị và kinh tế của
Trung Quốc nhưng đồng thời lại tìm cách kiềm chế nhằm ngăn chặn ảnh hưởng
của quốc gia nàytại Châu Á và ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc trở thành thách
thức với Hoa Kỳ trong tương lai. Trung Quốc giờ đây trở thành “ đối thủ cạnh
tranh chiến lược” trong chiến lược của tổng thống Bush. Hoa Kỳ vẫn công nhận
“một nước Trung Hoa” thống nhất nhưng trên thực tế, vẫn tăng cường giúp đỡ
cho Đài Loan về vũ khí, thậm chí mời Đài Loan tham gia kế hoạch NMD của
Hoa Kỳ.
Đối với Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ có thể chia thành bốn giai đoạn chính:
- Giai đoạn trước năm 1954: Việt Nam là nước quá nhỏ bé so với Hoa Kỳ
nên hầu như chưa có quan hệ kinh tế, thương mại.
- Giai đoạn 1954-1975: Hoa Kỳ là chỗ dựa của chính quyền miền Nam về
quân sự và kinh tế và coi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là kẻ thù. Hoa Kỳ
luôn coi Việt Nam là vị trí chiến lược về quân sự trong việc ngăn chặn
ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đối với khu vực Đông Nam Á.
- Giai đoạn 1975-1990: Sau khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ đã thi hành
lệnh cấm vận kinh tế chống lại Việt Nam.
- Giai đoạn từ 1990 đến nay: Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ hình thành và phát triển. Sự phát triển này xuất phát từ hai
nguyên nhân chính:

+ Sự phát triển của Nhật Bản cùng với sự phát triển của các nước công
nghiệp mới của Châu Á và Trung Quốc đã làm cho Hoa Kỳ lo ngại và tìm
cách củng cố vai trò của mình tại khu vực.

5
+ Chính sách mở cửa và đổi mới của Việt Nam làm cho ích của cả hai
phía xích lại gần nhau hơn.
Việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước là nhu cầu từ cả hai phía và
được hình thành ngay từ đầu những năm 90 với những bước đi chậm chạp và
thận trọng từ cả hai phía. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (7-12-2001)
đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ hai nước.

6
PHẦN 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ
2.1. Hệ thống pháp luật và hiệu lực pháp lý
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ thuộc loại đồ sộ và phức tạp nhất thế giới. Ngoài
các pháp luật chung của liên bang, mỗi bang còn có hệ thống pháp luật riêng và
nhiều khi lại rất khác nhau. Mặc dù theo truyền thống thì các án lệ là cơ sở pháp
lí cho việc giải quyết các vụ án tại toà, nhưng trong suốt thế kỉ qua các văn bản
pháp luật do các cơ quan lập pháp ban hành vẫn không ngừng tăng lên – không
chỉ ở hệ thống luật liên bang mà cả các bang và các cấp địa phương, các văn bản
pháp luật đã tăng lên với một khối lượng khổng lồ. Vì vậy, một trong những
điểm quan trọng cần phân biệt là trật tự pháp lí, thứ bậc và hiệu lực pháp lí trong
hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, bởi lẽ toà án có thể từ chối áp dụng một đạo luật vì
lí do đạo luật này mâu thuẫn với văn bản pháp luật của các cơ quan lập pháp
khác. Hiệu lực pháp lí của các văn bản pháp luật Hoa Kỳ được sắp xếp theo trật
tự sau:
(1)Hiến pháp: Hiến pháp liên bang là văn bản pháp lí có hiệu lực cao nhất theo
đó tất cả các văn bản khác đều không được trái với quy luật của hiến pháp. Cơ
quan có thẩm quyền giải quyết các việc liên quan đến hiến pháp là Toà án tối

cao liên bang. Hiến pháp được sửa đổi khi có hai phần ba số phiếu thuận ở quốc
hội hai viện và phải được hội đồng lập pháp của ít nhất ba phần tư số bang hoặc
ba phần tư đại diện của các bang ở hội nghị toàn quốc phê chuẩn. Đến nay, hiến
pháp Hoa Kỳ đã qua 27 lần sửa đổi.
(2) Các hiệp ước quốc tế: Đây là hiệp ước được kí giữa nhà nước Hoa Kỳ với
các quốc gia khác. Các quy định trong hiệp ước chỉ phải tuân thủ Hiến pháp, và
do vậy các hiệp ước quốc tế có giá trị hiệu lực pháp lí cao hơn tất cả các văn bản
pháp lí khác. Hiệp ước quốc tế sẽ có hiệu lực khi được tổng thống phê chuẩn và
được hai phần ba số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Có hai loại hiệp ước,
một loại sẽ có hiệu lực ngay sau khi phê chuẩn mà không cần Quốc hội hai viện

7
thông qua và một loại có hiệu lực sau khi ban hành một đạo luật liên bang
hướng dẫn.
(3) Các đạo luật liên bang: ngoài quyền lập pháp đã được qui định cụ thể,
Hiến pháp còn qui định Quốc hội còn có quyền ban hành tất cả các văn bản pháp
luật khi thấy cần thiết để tạo điều kiện cho việc hành pháp. Cũng giống như các
hiệp ước, các đạo luật khi đã ban hành thì chỉ phải tuân thủ hiến pháp, tức là các
đạo luật này không được vi hiến. Một đạo luật khi ban hành ra có thể hợp hiến,
cũng cóthể vi hiến, và nhiệm vụ của tào án tối cao là phải xác định đạo luật nào
hợp hiến để thông qua.
(4)Các mệnh lệnh, qui tắc sử dụng và quy phạm hành chính: Các mệnh lệnh
mà tổng thống đưa ra phải phù hợp với pháp luật. Các cơ quan hành chính liên
quan cũng có quyền ban hành các quy tắc xử sự cũng như các quy phạm hành
chính nhưng phải phù hợp với những văn bản pháp luật, và nếu các quy tắc, các
quy phạm này đóng vai trò như những quy định của luật liên bang thì đương
nhiên chúng có giá trị cao hơn luật của tiểu bang.
(5) Hiến pháp bang: Hiến pháp bang không được trái với Hiến pháp và các
đạo luật liên bang và thường sửa đổi, bổ sung nhiều hơn.
(6) Luật của các bang: Luật liên bang không thể bao quát hết tất cả các lĩnh

vực mà nhiều lĩnh vực cụ thể vẫn phải do từng bang quy định. Tu chính án thứ
10 của Hiến pháp quy định: “Những quyền lực không được hiến pháp trao cho
liên bang và không bị ngăn cấm với các bang thì thuộc về các bang cụ thể hoặc
nhân dân”. Theo Hiến pháp, quyền lực của Quốc hội là không tuyệt đối, quyền
lực của chính quyền bang cũng vậy.
(7) Các quy tắc xử sự và quy phạm hành chính của bang: Về hình thức và mục
đích, các quy tắc xử sự và quy phạm hành chính của cơ quan hành chính tiểu
bang tương tự như ở liên bang.

8
(8) Các sắc lệnh, quy tắc xử sự và các quy phạm cấp thành phố: Bộ máy hành
pháp của các bang được chia thành các hạt, mỗi hạt cũng có thẩm quyền làm
luật và được chia thành các quận, đứng đầu quận là một thị trưởng hoặc một
hội đồng. Các văn bản pháp lí do quận ban hành được gọi là sắc lệnh và thường
việc ban hành chỉ vì lợi ích của địa phương.
Toàn bộ văn bản pháp lý của liên bang được tập hợp và hệ thống hoá trong
Bộ luật của Hoa Kỳ gọi là United States Code (USC).
Mặc dù luật pháp Hoa Kỳ rất phức tạp nhưng do ảnh hưởng của Hoa Kỳ đến
nền kinh tế thế giới rất lớn nên hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế liên quan
đến kinh tế và thương mại đều chịu ảnh hưởng của luật pháp Hoa Kỳ.
2.2. Một số quy định pháp luật về thương mại
2.2.1 Luật thuế quan và hải quan
Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan
của tổ chức hợp tác hải quan quốc tế và được hầu hết các nước có quan hệ
thương mại với Hoa Kỳ áp dụng. Mọi hàng hoá khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ
đều phải chịu thuế hải quan. Mức thuế được quy định từng loại hàng hoá: đánh
vào tổng giá trị hàng nhập khẩu, theo số lượng hay theo hạn ngạch. Theo quy
định của luật pháp Hoa Kỳ, mức thuế hải quan còn tuỳ thuộc vào quy chế
thương mại đối với từng loại đối tác. Hai quy chế cơ bản là quy chế tối huệ quốc
(MFN) và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP):

 Quy chế tối huệ quốc (MFN)
Hiện nay quy chế này đã giành cho tất cả các thành viên WTO và hầu hết
các quốc gia khác. Các quốc gia muốn được hưởng MFN phải thoả mãn hai yêu
cầu: Tuân thủ các điều khoản Jackson- Vanick và đã kí hiệp định thương mại
song phương với Hoa Kỳ. Kể từ ngày10-12-2001, khi hiệp định thương mại
song phương Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực thì hàng Việt Nam cũng được
hưởng mức thuế MFN.

9
 Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)
GSP là hệ thống ưu đãi thuế quan đơn phương không kèm theo các điều
kiện ràng buộc có đi có lại mà Hoa Kỳ áp dụng với các nước đang phát triển
nhằm giúp các nước này nâng cao tính cạnh tranh về giá (do được hưởng thuế
xuất nhập khẩu thấp, thông thường bằng 50% so với mức thuế qui định với
MFN) khi đưa hàng hoá vào các nước công nghiệp phát triển. Chế độ này đang
được áp dụng cho trên 4450 sản phẩm từ trên 150 nước và vùng lãnh thổ đang
phát triển. Luật thương mại năm 1984 cũng qui định rõ danh sách các nước
không được hưởng chế độ GSP. Việt Nam chưa được hưởng GSP của Hoa Kỳ.
Trong hiệp định Việt Nam-Hoa Kỳ chỉ mới đề cập đến qui chế MFN, Hoa Kỳ
cũng khẳng định sẽ xem xét việc dành cho Việt Nam chế độ GSP.
2.2.2 Luật bồi thường thương mại
Luật này được áp dụng khi hàng hóa nước ngoài được hưởng lợi thế
không công bằng trên thị trường Hoa Kỳ hoặc hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ bị
phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài. Bao gồm hai luật cơ bản:
* Luật thuế chống bán phá giá
Luật này nhằm ngăn chặn việc bán phá giá hàng hoá. Bán phá giá hàng hoá xảy
ra khi “hàng hoá là đối tượng” nhập khẩu vào Mỹ được bán với giá thấp hơn giá
thịnh hành trên thị trường nội địa và thấp hơn giá cần thiết để thu hồi chi phí sản
xuất (bán dưới giá thành). Việc bán phá giá như vậy được xác định là nguyên
nhân hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành kinh doanh Hoa Kỳ hoặc

làm chậm trễ việc thiết lập một ngành kinh doanh như vậy. Mặt hàng có liên
quan đến việc bán phá giá ngoài việc phải chịu mức thuế suất cao hơn còn phải
chịu một khoản thu thêm hay còn gọi khoản thu chống bán phá giá. Hàng năm,
các toà án bang và liên bang xử rất nhiều vụ kiện bán phá giá nhằm vào các
công ty ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ,…
* Luật thuế bù giá

10
Luật này quy định một khoản bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu
nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của việc chính phủ nước xuất khẩu trợ giá đối với
hàng xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ làm cho giá bị
kéo thấp hơn so với giá trị thực trên thị trường, làm kiệt quệ ngành sản xuất
hàng hoá đó trên thị trường nội địa.
Việc áp dụng luật thuế bù giá và chống phá giá được thực hiện khi có đơn
khiếu kiện của ngành sản xuất hoặc bộ thương mại Hoa Kỳ và đã được điều tra
xác minh là đúng sự thật. Mỗi luật về bồi thường thương mại đều liên quan đến
một thủ tục hành chính tốn kém. Nếu có sự không công bằng trong hồ sơ đơn
thuần của vụ khiếu kiện về thương mại thì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến bầu
không khí tốt đẹp của việc nhập khẩu trong tương lai những sản phẩm bị tác
động do sự can thiệp của các nhà nhập khẩu đến việc cung cấp hàng hoá.
Trường hợp chưa xác định được cụ thể giá trị bồi thường là bao nhiêu trong các
vụ bán phá giá hay trách nhiệm bồi thường thì có thể có hiệu lực hồi tố.
* Luật chống trợ giá và trách nhiệm bồi thường.
Luật pháp Hoa Kỳ quy định trách nhiệm “bồi thường” đặc biệt được áp dụng
đối với hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ được chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân
nước ngoài bảo trợ. Luật chống trợ giá của Hoa Kỳ quy định chỉ cần chứng
minh rằng có một sự trợ giá giành cho chủng loại hàng nào đó tại một nước nhất
định thì chính quyền có quyền ấn định một khoản thu ngang bằng với mức “trợ
cấp” trực tiếp hay gián tiếp dành cho mặt hàng đó. Quy định này nhằm trực tiếp
chống lại chính phủ bảo trợ nước ngoài và cả công ty được hưởng lợi từ việc

này.
2.2.3. Các luật hạn chế nhập khẩu.
* Hạn nghạch thuế quan (Quota)
Để hạn chế việc nhập khẩu quá mức cần thiết, Hoa Kỳ áp dụng các mức hạn
ngạch nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu là khối lượng hoặc giá trị hàng hoá tối

11
đa cho phép được nhập khẩu vào một quốc gia trong một thời hạn nhất định.
Mức hạn ngạch do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu quy định. Hiện
nay, khoảng 200 mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu sự chi phối của hạn
ngạch thuế quan, nghĩa là chỉ được hưởng mức thuế suất thấp trong phạm vi hạn
ngạch cho phép, còn lượng hàng hoá trên hạn ngạch phải chịu thuế suất cao hơn,
lượng hàng hoá trên mức hạn ngạch càng nhiều thì thuế càng cao. Trong thực tế,
thuế suất MFN trung bình đối với các sản phẩm trong hạn ngạch là 9,5%, trong
khi thuế suất trung bình ngoài hạn ngạch là 55,8%. Có hai loại hạn ngạch quy
định đối với hàng nhập khẩu: hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch theo thuế quan.
Hạn ngạch tuyệt đối quy định một lượng hàng hoá nhất định được nhập khẩu
vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian quy định trên hạn ngạch. Hàng hoá nhập
khẩu quá số lượng hạn ngạch cho phép sẽ bị hải quan giữ lại cho đến khi công
bố thời gian hạn ngạch tiếp theo. Trong khi chờ gia hạn hạn ngạch, hàng hoá
vượt quá số lượng cho phép có thể được bảo quản tại một trong những địa điểm
như: khu vực ngoại thương, kho hải quan….hoặc có thể xuất khẩu trở lại nước
xuất khẩu và đôi khi có thể bị huỷ dưới sự giám sát của hải quan nếu thực hiện
biện pháp trên quá tốn kém.
Hạn ngạch theo thuế quan quy định hàng hoá áp dụng hạn ngạch thuế quan
không bị giới hạn về số lượng nhập khẩu nhưng lượng hàng hoá vượt qua hạn
ngạch cho phép sẽ phải chịu thuế suất cao hơn. Trong hầu hết các trường hợp,
sản phẩm của các khu vực, các nước do Đảng Cộng Sản lãnh đạo không được
hưởng hạn ngạch thuế quan của Hoa Kỳ.
* Hạn chế nhập khẩu theo luật môi trường

Luật Hoa Kỳ cấm nhập khẩu một số một số loài hoặc họ động vật có nguy
cơ tuyệt chủng hoặc bị đe doạ. Tổng thống Hoa Kỳ có quyền cấm nhập khẩu
bất kì sản phẩm nào của bất kì quốc gia nào tham gia đánh bắt, buôn bán hải sản
vi phạm công ước quốc tế về bảo tồn hải sản hoặc các chương trình quốc tế về

12
bảo động vật bị đe doạ, hay lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc về đánh bắt một số
loài cá bằng lưới nổi…
* Hạn chế nhập khẩu vì mục tiêu an ninh chính trị và kinh tế
Một số đạo luật của Hoa Kỳ ngăn chặn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh
vực có liên quan đến quốc phòng. Tổng thống có quyền đình chỉ, cấm bất cứ vụ
mua lại, sáp nhập, hoặc thôn tính các công ty của Hoa Kỳ nếu xét thấy hoạt
động đó có thể đe doạ an ninh quốc gia. Hoặc có thể cấm nhập khẩu từ những
nước tổ chức hoặc tiếp tay cho hoạt động khủng bố.
2.2.4 Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Có thể nói, Hoa Kỳ là nước đi đẩu trong việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ.
Bảo hộ không chỉ ở trong nước họ mà họ còn quan tâm đến cả bảo hộ ở nước
ngoài đặc biệt là vấn đề sao chép bất hợp pháp hoặc làm giả các phần mềm máy
tính, băng ghi âm, video,…. Một số hình thức cụ thể của quyền sở hữu trí tuệ
theo pháp luật Hoa Kỳ:
* Bằng độc quyền sáng chế
Bằng độc quyền được cấp cho những sản phẩm hoặc các phương pháp chế
tạo, bao gồm những loại chính sau:
- Bằng độc quyền sáng chế sản phẩm và sáng chế hữu ích
- Bằng độc quyền sáng chế giống cây trồng
- Bằng độc quyền sáng chế kiểu dáng
- Bằng độc quyền sáng chế phần mềm máy tính
Cơ quan có thẩm quyền cấp bằng sáng chế là Cơ quan bằng sáng chế và
nhãn hiệu thương mại PTO. Một điểm đặc biệt trong việc cấp bằng sáng chế của
Hoa Kỳ, đó là không như những nước khác cấp bằng sáng chế cho “người nộp

đơn đầu tiên” (first- to- file), Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế cho “người phát minh
đầu tiên” (first- to- invent). Khi có người đăng kí cấp bằng sáng chế, sáng chế

13
này sẽ được công bố, nếu trong một khoảng thời gian, không có người khởi kiện
thì họ người đăng kí sẽ được cấp bằng sáng chế. Thời hạn bảo hộ sáng chế là 20
năm, phù hợp với hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO.
* Nhãn hiệu hàng hoá
Nhãn hiệu hàng hoá gồm chữ hoặc biểu tượng, hoặc có thể là sự biểu hiện
của nhiều yếu tố khác thể hiện nguốn gốc sản phẩm hoặc dịch vụ.
Việc đăng kí nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ không bắt buộc. Thương hiệu có
thời hạn bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn. Tương tự như sáng chế, người có
quyền đăng kí nhãn hiệu thương mại với PTO là người sử dụng nhãn hiệu đầu
tiên trong thương mại, nhưng cũng có thể là người đầu tiên nộp đơn đăng kí.
Người nước ngoài đăng kí nhãn hiệu thương mại với PTO nếu không do một
luật sư Hoa Kỳ làm đại diện thì phải chỉ định một người Hoa Kỳ làm đại diện.
Để đăng kí tại PTO, người nước ngoài không cần xuất trình giấy chứng nhận đã
đăng kí nhãn hiệu thương mại đó tại một nước khác. Nhãn hiệu đã đăng kí có
thể bị PTO huỷ bỏ bất cứ lúc nào nếu có bằng chứng là nhãn hiệu đó không
được sử dụng trên thực tế. Các hàng hoá khi nhập khẩu phải đăng kí nhãn hiệu
tại cục hải quan Hoa Kỳ. Nếu nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Hàng hóa
mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng kí bản
quyền của một công ty Hoa Kỳ hay một công ty nước ngoài đã đăng kí bản
quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
* Quyền tác giả
Quyền tác giả bảo vệ cho các tác phẩm, công trình nghệ thuật như công
trình điêu khắc, tác phẩm văn học, bức vẽ, bức tranh,…
* Bí mật thương mại
Đây là việc bảo hộ các bí mật trong kinh doanh. Thường bảo hộ bí mật
thương mại được áp dụng cho những hoạt động nội bộ (như thuật toán, mật mã).


14
Tóm lại, hệ thống luật pháp Hoa Kỳ rất đồ sộ về khối lượng và phức tạp về
nội dung. nhất là rất khác biệt với hệ thống luật pháp Việt Nam. Bởi vậy khi
xâm nhập vào thị trường và làm việc với giới kinh doanh Hoa Kỳ, các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ không dễ dàng trong việc vận dụng luật pháp Hoa Kỳ. Điều
mà các doanh nghiệp nên làm là sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của công ty
luật Hoa Kỳ tại những bang mà mình tiến hành kinh doanh. Cũng có thể thông
qua các công ty luật Hoa Kỳ đang có mặt tại Việt Nam hoặc các công ty tư vấn
luật có uy tín của Việt Nam để họ nghiên cứu từng trường hợp cụ thể và đưa ra
những lời tư vấn phù hợp trước khi đàm phán hoặc kí kết hợp đồng nhằm đảm
bảo quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam, tránh những tổn thất do sự thiếu
hiểu biết về thủ tục pháp lý gây ra.


15
PHẦN 3: CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ

Về các chính sách kinh tế, như đã đề cập ở trên, Mỹ duy trì chế độ thương
mại và đầu tư tự do, các chính sách, hoạt động và biện pháp liên quan đến
thương mại và đầu tư nhìn chung là minh bạch. Những mục tiêu, biện pháp
chính sách đều được chính phủ Mỹ công bố và được một số cơ quan độc lập
như Uỷ Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ và văn phòng Kiểm toán Tổng hợp
đánh giá hiệu quả kinh tế và những ảnh hưởng về phúc lợi của các biện pháp đó.
Phần dưới đây sẽ xem xét các biện pháp chính sách liên quan đến thương
mại và đầu tư quốc tế của Mỹ trong những năm qua, từ đó đánh giá các chính
sách này có thực sự “tạo ra một thế giới của những thị trường mở cửa theo
nguyên tắc luật pháp… những hiệp định thương mại đẩy lùi thuế quan hay
những phụ thu đánh vào hàng hoá và phân bổ nguồn lực, làm cho những nguyên
tắc xác định thuế quan trở nên công bằng và hiệu quả” hay chính sách :“mở cửa

công bằng” chỉ nhằm gây sức ép đòi hỏi mở cửa của Mỹ trong giai đoạn này
khiến cho nhiều nước phản ứng và tạo dựng liên minh thương mại mới, như mô
tả”…. Ngày nay, Mỹ lại đối mặt với khả năng đụng độ kinh tế trên cả hai lĩnh
vực tài chính và thương mại với cả hai mặt trận Châu Âu và Đông Á. Vì vậy thế
đứng của Mỹ trên thế giới ngày càng trở lên lu mờ khi có sự phát triển của các
quốc gia khác. Mỹ không thể một tay thâu tóm cả thế giới.
Vậy Mỹ đã phải làm gì trước những tác động có thể làm thay đổi cục diện
thế giới?
3.1 Các rào cản thuế quan và phi thuế quan.
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ hoặc không chịu thuế hoặc phải
chịu mức thuế rất thấp. Việc miễn thuế được áp dụng cho gần 1/3 biểu thuế quốc
gia và mức trung bình đơn giản áp dụng cho thuế đối với các nước được hưởng
quy chế tối huệ quốc (MFN). Theo WB, thuế bình quân gia quyền của Mỹ đối

16
với tất cả các loại hàng hoá là 2,5% ( 3,1% với hàng hoá sơ chế và 2,4% đối với
hàng chế tạo). Tuy nhiên, các nhà sản xuất ở Mỹ thường kêu ca rằng họ phải đối
mặt với các mức thuế cao ở các nước đang phát triển. (VD: Mức thuế bình quân
của Brazil đối với hàng hoã Mỹ là 13,7%; Thái Lan là 17% và Ấn Độ là 35%).
Còn các như Canada và Mêhicô, nhờ có khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
(NAFTA) đã được hưởng chế độ thuế còn thấp hơn nữa. Ngoài ra, hơn 150 nước
đang phát triển được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập áp dụng cho hầu
hết sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Vì vậy ngoài thuế quan, Mỹ còn áp dụng một số biện pháp phi thuế quan,
như các lệnh cấm hoặc phải xin giấy phép hay hạn chế số lượng đối với một số
mặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, một số mặt hàng tiêu dùng như các mặt hàng
dệt may phải chịu Quota nhập khẩu hoặc các hạn chế theo hiệp định và thoả
thuận song phương.
Những thoả thuận trong khuôn khổ vòng đàm phán Urugoay đã loại trừ rất
nhiều các biện pháp trên nên Mỹ đã sử dụng một số biện pháp khác như thuế

chống bán phá giá như đã đề cập ở trên, coi phá giá là hành động thương mại
không công bằng. Biện pháp này được đặt ra nhằm chống lại các hoạt động như
trợ cấp xuất khẩu.
3.2. Các biện pháp, chính sách quốc tế
Chính phủ Mỹ rất chú trọng đến các biện pháp quốc tế mà tập trung nhất là
thông qua các đàm phán đa phương, khu vực và song phương để đạt được các
hiệp định thương mại. Các hiệp định này không chỉ đơn thuần là tạo ra các cơ sở
pháp lí để điều chỉnh quan hệ thương mại và đầu tư giữa Mỹ và các bên tham
gia, mà còn là thoả thuận về những điều kiện có đi có lại, nhân nhượng lẫn nhau
nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích các bên.
3.2.1. Thúc đẩy đàm phán đa phương.

17
Theo các nhà kinh tế, thương mại tự do là cách tốt nhất để thị trường hoạt
động có hiệu quả. Một hệ thống thương mại toàn cầu có thể tạo ra khả năng
tránh được những hạn chế mà một quốc gia không thể giải quyết, đồng thời
tránh được rủi ro kinh tế, chính trị liên quan đến sự phân biệt đối xử giữa các
bạn hàng. Là một nền kinh tế lớn với độ mở kinh tế ngày càng tăng, Mỹ có
nhiều lợi ích trong việc tham gia vào một hệ thống thương mại tự do toàn cầu.
Vì vậy Mỹ luôn là thành viên chủ chốt trong các tổ chức quốc tế: GATT, WTO,
IMF, WB,….
3.2.2. Đẩy mạnh tự do hoá khu vực
Tiếp nối nỗ lực của các thời kì trước đó, chính quyền Mỹ trong những năm
qua đã tích cực sử dụng các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế trong khu vực.
Kết quả thành công của nhiều nước trong việc tham gia vào các tổ chức thương
mại khu vực như thị trường chung Châu Âu đã làm cho chính phủ Mỹ tích cực
tham gia đàm phán, chính là bước đánh dấu cho sự ra đời của khu vực mậu dịch
tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm: Mỹ, Canada, Mêxico đồng thời với các cuộc
đàm phán, xúc tiến thành lập FTAA ở Tây bán cầu. Mỹ đã thúc đẩy sớm thực
hiện Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ vì mong muốn phát huy những lợi thế

của hai khu vực mậu dịch tự do ở Châu Mỹ là NAFTA và MECOSUR. FTAA
sẽ là khu vực mà Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả với Châu Âu và Nhật Bản, biến
tây bán cầu từ sân sau về chính trị thành khu vực sân sau về cả kinh tế.
Bên cạnh đó, Mỹ đã vươn sang Châu Á, tích cực tham gia vào các hoạt động
của khu vực này. Cụ thể là Mỹ đã tích cực tham gia vào APEC, coi đây là thành
phần cốt lõi trong chính sách Châu Á-Thái Binh Dương của mình.
Theo bộ ngoại giao Hoa Kỳ, “đối với Mỹ, sự tham gia trong APEC là biện
pháp thành đạt một số mục tiêu đối ngoại: trước hết và quan trọng nhất là APEC
sẽ giúp Mỹ duy trì được vai trò lãnh đạo của mình ở khu vực CÁ-TBD. Mỹ còn
có những nỗ lực nhằm sử dụng APEC ngăn chặn một khối kinh tế Châu Á riêng

18
biệt của các nước Đông Á, cụ thể là liên kết kinh tế Đông Á (EAEG). Cũng như
việc Nhật Bản cố gắng mở rộng ảnh hưởng tại khu vực này.
Song song với các hoạt động ở Châu Á, Mỹ cũng là nước đưa ra sáng kiến
thành lập khu vực mậu dịch tự do xuyên Đại Tây Dương, gắn EU với NAFTA.
Như vậy trong những năm qua, nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu, chính
phủ Mỹ đã tích cực chủ động đưa ra những sáng kiến thúc đẩy tự do hoá thương
mại và đầu tư khu vực. Thực chất Mỹ muốn dựa vào việc xây dựng các khu vực
kinh tế không mâu thuẫn với tự do hoá thương mại đa phương và từ đó tác động
tới các đàm phán tự do hoá thương mại toàn cầu.
3.2.3. Tăng cường các hiệp định song phương.
Trên thực tế mặc dù đã có những hiệp định đa phương và khu vực song dào
cản đối với các hoạt động kinh tế quốc tế vẫn còn tồn tại khá nhiều giữa các
quốc gia.
Do đó, để nhanh chóng tiến hành việc dỡ bỏ rào cản này , trong những năm
qua chính phủ Mỹ đã tích cực sử dụng các bịên pháp kinh tế song phương. Lí
do chủ yếu là việc mở cửa thị trường, dỡ bỏ các rào cản thương mại thông qua
đàm phán song phương thường diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn so với các cuộc
đàm phán song phương trong khuôn khổ GATT hay WTO. Trong đó các đối

tác của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, các nước Đông Âu,
Liên Xô cũ và các nước nghèo nhất.
3.2.4. Sử dụng các khoản viện trợ ràng buộc
Viện trợ không phải là chính sách chủ yếu để thực hiện mục tiêu của chính
sách thương mại, song nó cũng được sử dụng để mở rộng thương mại và đầu tư
của Mỹ, đặc biệt thông qua các viện trợ ràng buộc.
Chính phủ Mỹ đã có hàng loạt các biện pháp hỗ trợ việc xây dựng khả năng
thương mại, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Các chương trình viện
trợ của Mỹ được thực hiện theo tinh thần rằng việc tự do hoá thương mại có

19
nguyên tắc phải đi đôi với các biện pháp xây dựng các khả năng thương mại.
Nói một cách dễ hiểu nhất là: một quốc gia muốn được Mỹ viện trợ về kinh tế-
quân sự thì phải có một bộ máy chính trị “tốt” (theo đánh giá của Mỹ) và phải
mở cửa để cho hàng hoá của Mỹ tràn vào…Như vậy viện trợ không thuần tuý
mang tinh nhân đạo mà nó đã được chính trị và kinh tế hoá.
3.2.5. Trả đũa khi cần thiết
Để chống lại các hoạt động buôn bán không công bằng theo cách nhìn của Mỹ
như bán phá giá, chính phủ trợ cấp xuất khẩu,…Chính phủ Mỹ đã đặt ra nhiều
quy định để đối phó. Đến tháng 6-2000, Mỹ đã có tới 336 biện pháp chống phá
giá có hiệu lực đối với các nước khác. Trong thiết chế bảo hộ trực tiếp, Mỹ có
điều khoản 301 ( sau đó thêm điều khoản 301 đặc biệt và siêu điều khoản 301)
trong Luật thương mại, cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa đối với những
hành động mà Mỹ cho là không trung thực. Để tăng cường áp dụng điều luật
này, hàng năm Mỹ lập ra một danh sách các đối tượng vi phạm gửi cho GATT,
yêu cầu tiến hành đàm phán. Trường hợp đàm phán không theo mong muốn của
Mỹ, những trừng phạt sẽ được áp dụng trong vòng 18 tháng. Tỉêu biểu như việc
Mỹ đe doạ sẽ áp dụng điều khoản 301 và siêu điều khoản 301 nhằm trừng phạt
Nhật Bản nếu nước này không chịu mở cửa cho thị trường Mỹ để làm giảm
thâm hụt thương mại Mỹ với Nhật Bản.

Như vậy, dựa trên cơ sở thế và lực của mình, Mỹ đã đưa ra nhiều chính
sách kinh tế đối ngoại nhằm củng cố hơn nữa vai trò đầu tàu kinh tế của mình
trên phạm vi toàn thế giới.



×