Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Vai trò của tổ chức ngân hàng thế giới đối với các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.39 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm qua thế giới đã chứng kiến những sự thay đổi lớn trong nền kinh
tế, một phần là nhờ Tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) – tổ chức phát triển lớn
nhất thế giới đã làm việc không ngừng để giúp đỡ hơn 100 quốc gia đang phát triển và
các quốc gia đang chuyển đổi, điều chỉnh những thay đổi bằng cách trợ giúp về tài
chính, kỹ thuật, giúp con người phát huy hết khả năng của họ bằng việc cung cấp
những nguồn lực, chia sẻ kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng mối quan hệ
đối tác giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân. Với sự hợp tác của các cơ quan thành
viên, WB cung cấp những nguồn vốn vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp, những
khoản viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên với nhiều mục đích khác nhau
bao gồm đầu tư vào giáo dục, y tế, quản lý hành chính, cơ sở hạ tầng, phát triển tài
chính và con người, nông nghiệp, quản lý nguồn lực tự nhiên và môi trường. Có thể
nói, sự xuất hiện của WB thật sự đã mang lại những sự thay đổi hiệu quả và tích cực,
đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển.

Với những vai trò to lớn mà WB đóng góp cho các nước đang phát triển, nhóm
thực hiện tiểu luận mong muốn có thể mang lại một cái nhìn tổng quan về cách
thức hoạt động của WB, một số dự án mà WB đang thực hiện ở các quốc gia và kết
quả mà dự án đó mang lại thông qua tiểu luận với đề tài “Vai trò của Tổ chức
Ngân hàng Thế giới đối với các nước đang phát triển”.
Kết cấu của tiểu luận gồm:
I. Tổng quan về Tổ chức Ngân hàng Thế giới
II. Hành động thực tế của nhóm Ngân hàng Thế giới
1. Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD)
2. Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA)
3. Công ty tài chính quốc tế (IFC)

1


I.



Tổng quan về Tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB)
1. Hoàn cảnh ra đời
Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) xuất hiện từ Hội nghị Tài chính và Tiền tệ

của Liên Hợp Quốc (tháng 7 năm 1944) và chính thức ra đời vào ngày 27 tháng 12
năm 1946 sau khi các thỏa thuận Bretten Woods được phê chuẩn. WB là ngân hàng
phát triển lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới và là một quan sát viên của Nhóm
phát triển Liên Hợp Quốc.
Trụ sở chính của World Bank đặt tại Washington, D.C (Hoa Kỳ) và hiện có 189
quốc gia thành viên (gồm 188 quốc gia là thành viên Liên Hợp Quốc và Kosovo).
2. Nhiệm vụ
Ngân hàng Thế giới không giống với các ngân hàng ở bất kì một đất nước nào.
Nhiệm vụ chính của nhóm Ngân hàng thế giới là chấm dứt nghèo đói cùng cực và
thúc đẩy sự phát triển bền vững ở các nước đang phát triển, nói cách khác, Ngân
hàng Thế giới không hoạt động vì mục đích thương mại mà hướng đến an sinh xã
hội và nhu cầu sống của con người. Ngân hàng Thế giới thực hiện bằng các hoạt
động cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất, hoạt động bảo lãnh,
tư vấn và giải quyết các tranh chấp xảy ra.
Nhiệm vụ này được phân cho 5 tổ chức thành viên hoạt động tương đối độc lập
với nhau bao gồm: Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD); Hiệp hội
Phát triển Quốc tế; Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC); Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa
biên (MIGA); và Trung tâm Quốc tế xử lý tranh chấp đầu tư (ICSID).
 Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD - International Bank for
Reconstruction and Development) thành lập năm 1944 để giúp châu Âu xây dựng
lại sau Thế chiến II, ngày nay IBRD có 189 thành viên thực hiện vai trò của Nhóm
Ngân hàng Thế giới bằng cách cung cấp khoản vay, bảo lãnh, sản phẩm quản lý rủi
ro và dịch vụ tư vấn cho các nước đang phát triển có mức thu nhập

2



trung bình (nền kinh tế có GNI bình quân đầu người trong khoảng từ $1006 đến
$ 3955).
 Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA- International Development Association)
thành lập năm 1960, được biết đến như là một tổ chức đa vấn đề, hỗ trợ một
loạt các hoạt động phát triển để giảm thiểu các mối lo ngại về an ninh, môi
trường và sức khỏe và ngăn chặn các mối đe dọa này trở thành vấn đề toàn cầu.
 Công ty tài chính quốc tế (IFC-International Finance Corporation) là tổ chức tài
chính quốc tế hình thành từ năm 1956, là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất
tập trung vào khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển.
 Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA-Multilateral Investment Guarantee
Agency) là tổ chức mới nhất trong Nhóm Ngân hàng Thế giới, bắt đầu hoạt
động vào năm 1988, khi đầu tư trực tiếp tư nhân nước ngoài trở thành một
nguồn vốn đáng kể cho các nước đang phát triển. Sứ mệnh của MIGA là thúc
đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển để giúp hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và cải thiện cuộc sống của người dân, chủ yếu
bằng cách phát hành bảo lãnh.
 Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID-International Centre for
Settlement of Investment Disputes) thành lập năm 1966, là tổ chức hàng đầu thế
giới dành cho giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Các quốc gia đã đồng ý về
ICSID như một diễn đàn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước trong
hầu hết các hiệp ước đầu tư quốc tế và trong nhiều luật và hợp đồng đầu tư.
Nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng Thế giới để hoạt động và thực hiện mục tiêu là
từ các nước thành viên giàu có hơn, bên cạnh đó là từ thị trường tài chính thế giới và
sự hoàn vốn của các dự án đầu tư từ rất lâu trước đó. Thường kì ba năm một lần, các
nước thành viên sẽ gặp mặt để bổ sung quỹ và xem xét các chính sách. Gần đây nhất là
sự bổ sung quỹ IDA lần thứ 18 hoàn thành trong tháng 12/2016, nâng quy mô bổ sung
kỷ lục của Quyền rút vốn đặc biệt (SDR – Special Drawing Rights) đạt mực


3


75 tỷ USD để tài trợ cho các dự án trong giai đoạn 3 năm từ 01/07/2017 đến
30/06/2020.
II.

Hành động thực tế của nhóm Ngân hàng thế giới
Các tổ chức thành viên của Ngân hàng Thế giới có hoạt động tương đối độc lập

và có những đóng góp to lớn cho công cuộc giảm nghèo triệt để và phát triển bền
vững ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, để thấy rõ các hành động của Ngân
hàng Thế giới thì bài tiểu luận sẽ đi sâu vào phân tích các hoạt động của IBRD,
IDA và IFC. Đối với các hoạt động bảo lãnh của MIGA và các hoạt động giải quyết
xử lý tranh chấp đầu tư của ICSID thông qua các luật, điều lệ và hợp đồng đầu tư sẽ
không được đi sâu vào phân tích trong bài tiểu luận này.
1. Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD)
1.1. Tình hình cấp vốn của IBRD
Trong khoảng hơn một thập kỉ gần đây, tình hình cấp vốn của IBRD chia thành 2
giai đoạn:
 Giai đoạn 2008 – 2013 lượng vốn cam kết và giải ngân có sự biến động mạnh.
Lượng vốn cam kết tăng mạnh (30 tỷ USD) từ khoảng 13.5 tỷ USD năm 2008
lên đến 44.2 tỷ USD năm 2010 sau đó lại giảm còn khoảng 16 tỷ USD năm
2013; lượng vốn giải ngân năm 2008 là 10.5 tỷ USD tăng đạt mức cao nhất là
28.6 tỷ USD vào năm 2010 sau đó giảm xuống 15.8 tỷ USD ở cuối giai đoạn.
 Giai đoạn 2014 – 2019 lượng vốn tương đối ổn định, dao động quanh mức 20 tỷ
USD. Chỉ có năm tài chính 2016 có sự nhỉnh hơn các năm khác, đạt mức cao nhất
là 22.5 tỷ USD đối với giải ngân và 29.7 tỷ USD trong giai đoạn này. Trong năm
tài chính 2019, IBRD cam kết 23.2 tỷ USD và giải ngân 20.2 tỷ USD.


4


Đơn vị: Tỷ USD
50
40
30
20
10
0
FY08

FY09

FY10

FY11

Vốn cam kết

FY12

FY13

FY14

FY15

FY16


FY17

FY18

FY19

Vốn Giải ngân
Nguồn: World Bank Group

Hình 1: Sự biến động trong cung cấp vốn của IBRD
IBRD chủ yếu cung cấp vốn cho ba hoạt động chính là dự án đầu tư
(investment), chính sách phát triển (development policy) và chương trình cho kết
quả (Program-for-Results).
Hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng, phát triển con người, nông
nghiệp và lĩnh vực hành chính công; Chính sách phát triển hỗ trợ cho chương trình
hành động chính sách và thể chế như tăng cường quản lý tài chính công, cải thiện
môi trường đầu tư, giải quyết các nút thắt để cải thiện việc cung cấp dịch vụ và đa
dạng hóa nền kinh tế; Chương trình cho kết quả liên kết việc giải ngân trực tiếp vào
việc cung cấp kết quả đã xác định, giúp các quốc gia cải thiện thiết kế và thực hiện
chương trình phát triển của riêng mình để đạt được hiệu quả lâu dài, giúp thúc đẩy
mối quan hệ đối tác hướng đến các hiệu quả phát triển lớn hơn.

5


Trong năm tài chính 2019, vốn cấp
cho hoạt động đầu tư chiếm 50%,
chính sách phát triển 39% và chương

Tỷ lệ phân chia vốn của IBRD

FY19
11%

Đầu tư

trình cho kết quả là 11%.
50%
39%

Chính sách phát
triển

Nguồn: World Bank Group
Các nước đang phát triển trên thế giới vay vốn từ IBRD được chia thành 6 khu
vực: Châu Phi, Đông Á và Thái Bình Dương, Châu Âu và Trung Á, Mỹ Latin và
Ca-ri-bê, Trung Đông và Bắc Phi, Nam Á.
Châu Phi

Angola, Botswana, Cabo Verde, Cameroon, Congo,
Equatotial Guinea, Eswatini, Keney, Mauritius, Nambia,
Nigeria, Seychelles, Bắc Phi, Zimbabwe

Đông Á và Thái

Trung Quốc, Fiji, Indonesia, Malaysia, Mongolia, Nauru,

Bình Dương

Palau, Papua New Guinea, Phi-lip-pin, Thái Lan, Đông Timo, Việt Nam


Châu Âu và Trung

Albania, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia and

Á

Herzegovia, Georgia, Kazakhstan, North Macedonia,
Moldova, Poland, Romania, Russian Federation, Serbia,
Turkey, Ukraine, Uzbekistan

Mỹ Latinh và Ca-

Argentina, Belize, Bolivia, Brazil, Chi-lê, Colombia,

ri-bê

Dominica, Ecuador, Grenada, Guatemala, Mexico,
Dominican Republic, Antigua and Barbuda, Jamaica,
6


Panama, Paraguay, Peru, St. Kitts and Nevis, St. Lucia, St.
Vincent and the Grenadines, Suriname, Trinidad and Tobago,
Uruguay, Venezuela
Trung Đông và Bắc Algeria, Arab Republic of Egypt, Islamic Republic of Iran,
Phi

Iraq, Jordan, Lebanon, Libya, Morocco, Tunisia

Nam Á


Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka

Tỷ trọng vốn IBRD phân bổ ra các khu vực: Trong 2 năm tài chính 2018 và 2019, số
vốn cam kết của IBRD chỉ chênh lệch 0.2 tỷ USD, sự phân bố sang các khu vực cũng
không biến động nhiều, khu vực Mỹ Latin và Ca-ri-bê tăng 8%, Trung Đông và Bắc
Phi giảm 5%, Nam Á giảm 3%, các khu vực khác gần như không đổi. Khu vực châu
Phi luôn giữ một con số rất nhỏ (dưới 5%) vì đây là khu vực dân cư rất nghèo, nền
kinh tế kém phát triển, không đủ tiêu chuẩn vay vốn từ IBRD.

Vốn cam kết FY19
4%

17%
21%

Vốn cam kết FY18

17%

5%

20%
16%

15%

26%
25%


Châu Phi
Đông Á và Thái Bình Dương
Châu Âu và Trung Á
Mỹ Latin và Ca-ri-bê
Trung Đông và Bắc Phi
Nam Á

17%

17%

Châu Phi
Đông Á và Thái Bình Dương
Châu Âu và Trung Á
Mỹ Latin và Ca-ri-bê
Trung Đông và Bắc Phi
Nam Á

Nguồn: World Bank Group

7


Đối với việc giải ngân cho các khu vực, khu vực Châu Âu và Trung Á giảm
mạnh (13%) từ 24% xuống còn 11%, Trung Đông và Bắc Phi, Đông Á và Thái
Bình Dương tăng 5%, Nam Á tăng 3%, các khu vực khác biến động không nhiều.
Châu Phi không có nhiều dự án cam kết từ các năm nên luôn nhận số tiền giải ngân
ít ỏi (nhỏ hơn 5%).

Vốn giải ngân 2019


Vốn giải ngân 2018

3%
13%

4%
10%
25%

19%

20%

24%
11%

24%

23%

24%

Châu Phi

Châu Phi

Đông Á và Thái Bình Dương

Đông Á và Thái Bình Dương


Châu Âu và Trung Á

Châu Âu và Trung Á

Mỹ Latin và Ca-ri-bê

Mỹ Latin và Ca-ri-bê

Trung Đông và Bắc Phi

Trung Đông và Bắc Phi

Nam Á

Nam Á

Nguồn: World Bank Group
1.2. IBRD cung cấp vốn cho Ấn Độ
Ấn Độ là một nước được đánh giá cao về sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh
tế Ấn Độ phát triển nhanh và được IBRD cam kết cấp vốn vay là 3023,98 triệu
USD trong 8 tháng đầu năm 2019, do đó tổng giá trị gốc của vốn vay từ IBRD lên
đến 63809,90 triệu USD. Các dự án IBRD đầu tư vào Ấn Độ rất đa dạng, trên mọi
lĩnh vực đời sống như nguồn nước, năng lượng điện, đường xá, tài chính,...
Năm 2019, IBRD phê duyệt cam kết cấp vốn cho một số dự án:

8


Mã dự án


Tên dự án

Ngày phê duyệt

Số tiền

P167581

Dự án tăng cường

15/05/2019

328.000.000

Chương trình phát 29/03/2019

250.000.000

hệ thống y tế
Andhra Pradesh
P157141

triển đường

cao

tốctiểubang
Rajasthan II
P160379


Đổi mới trong
năng lượng

150.000.000

mặt

trời và công nghệ
lai
P147864

Dự án phát triển

400.000.000

mạng lưới đường
lõi Uttar Pradesh
P167523

Chương

trình

400.000.000

hướng tới loại trừ
bệnh lao
P166373


Chương trình cải 19/03/2019

287.000.000

cách hệ thống y tế
Tamil Nadu
P166923

Dự án tăng cường

07/03/2019

31.580.000

28/02/2019

137,000,000

quản lý tài chính
công Uttarakhand
P089985

Dự án cải tạo và
cải tạo đập IN

9


a) Dự án phát triển hệ thống điện lần thứ năm – POWERGRID V
POWERGRID V là một trong những dự án kết thúc năm 2019 trên lĩnh vực năng

lượng điện. Tiếp nối thành công của bốn dự án đã thực hiện, dự án phát triển hệ
thống điện lần thứ 5 tiếp tục với mục tiêu là tăng cường hệ thống truyền tải điện của
Ấn Độ để tăng cường trao đổi năng lượng đảm bảo giữa vùng và tiểu bang.
Thông tin cơ bản về dự án:
ID dự án

P115566

Tên dự án

Fifth

Ngày ký kết

Power

System

Development Project (Dự

Ngày

13/10/2009

phê 22/09/2009

duyệt

án phát triển hệ thống
điện thứ năm)

Thực hiện

Công

ty

TNHH

Ngày có hiệu

08/01/2010

Powergrid

lực

Quốc gia

Ấn Độ

Ngày kết thúc 31/05/2019

Trạng thái

Đã hoàn thành

Ngày hoàn trả 15/01/2015
đầu tiên

Tổng chi phí dự 1572 triệu USD


Ngày hoàn trả 15/01/2039

án

cuối cùng

IBRD cam kết

1 tỷ USD

Ngày

giải 02/05/2019

ngân

cuối

cùng
Số tiền đã hoàn 152,626,992.06 USD

Trạng

trả

giải ngân

Số tiền còn lại


thái 100%

847,373,007.94 USD

10


Dự án do Công ty TNHH Powergrid Ấn Độ thực hiện, theo dự định sẽ kết thúc
ngày 30/6/2015 nhưng sau đó vì nhiều lý do nên đã được thống nhất sửa đổi thành
31/5/2019. Dự án vừa mới hoàn thành, Ấn Độ cũng đã tiến hành hoàn trả hơn 150
triệu USD, số tiền còn lại sẽ được tiến hành hoàn trả trong 20 năm nữa (ngày hoàn
trả cuối cùng là 15/01/2039). Nhìn chung, tiến độ và kết quả đạt được đạt yêu cầu
đề ra ban đầu, mức rủi ro ở mức thấp. Tính đến ngày 31/03/2018, tất cả các chỉ số
(kết quả cũng như chỉ số kết quả) đều vượt trội so với các mục tiêu trong dự án.
Các chỉ số:
Chỉ số

31/03/2009

31/03/2018

Tăng trưởng trao
đổi điện giữa các
các khu vực (triệu
kWh)
Công suất truyền
tích lũy trên mỗi
mét (MW/m)
Đường truyền
được xây dựng

hoặc cải tạo theo
dự án (Km)
Thực hiện ESPPXã hội ( phần
trăm các PAP
được phục hồi)
Tăng cường khả
năng chuyển đổi
(MVA)
Tăng cường công
suất truyền tải

46027

150046

31/05/2019
(Mục tiêu cuối cùng)
150000

18.6

25.11

25.2

0

2976

3628


0

100

100

79522

331163

320000

71447

148149

150000

(circuit km )
11


Từ bảng trên, có thể thấy rằng mức tăng trưởng trao đổi điện giữa các khu vực,
chỉ số thực hiện ESPP – Xã hội, khả năng trao đổi chuyển đổi điện đã đạt, thậm chí
vượt chỉ tiêu đề ra. Còn hơn một năm, các chỉ số khác cũng đã gần đạt mục tiêu
cuối cùng của dự án.
Kết quả: Sáu trong số mười chương trình đã được đưa vào hoạt động cho đến nay.

- Tăng cường hệ thống khu vực phía Bắc Đề án 26 (NRSS 26) được đưa vào hoạt

động vào tháng 5 năm 2015
- Tăng cường hệ thống ở khu vực phía Nam Đề án 17 (SRSS 17) đã được đưa
vào hoạt động vào tháng 12 năm 2015
- Tăng cường hệ thống ở khu vực miền Nam và miền Tây cho Krishnapatnam
UMPP đã được đưa vào tháng 4 năm 2016
- Hệ thống khu vực phía Bắc tăng cường Đề án 25 (NRSS 25) đã được đưa vào
tháng 10 năm 2016
- Tăng cường hệ thống ở khu vực phía Bắc cho Sasan và Mundra UMPP đã được
đưa vào hoạt động vào tháng 1 năm 2017
- Tăng cường hệ thống khu vực phía Bắc Đề án 24 (NRSS 24) vào tháng 3 năm
2018
Có thể thấy đây là một dự án hiệu quả. Do đó, IBRD tiếp đã cam kết cấp vốn
ngày càng nhiều cho các dự án ở Ấn Độ.
b) Andhra Pradesh Health Systems Strengthening Project - Dự án tăng cường hệ
thống y tế Andhra Pradesh
Mục tiêu: Dự án hướng đến việc cải thiện chất lượng và khả năng cung cấp các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Trung tâm Y tế Cộng đồng và Trung tâm
Y tế Tiểu học trên tất cả 13 quận thuộc bang Andhra Pradesh. Ngoài ra, dự án cũng
giúp sàng lọc và quản lý các bệnh không lây nhiễm và tăng cường các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các trung tâm này.
12


Thông tin dự án:
Andhra Pradesh Health Systems Strengthening Project
Tên dự án

( Dự án tăng cường hệ thống y tế Andhra Pradesh )

ID dự án


P167581

Ngày ký kết

27/01/2019

Quốc gia

Ấn Độ

Ngày phê duyệt

15/05/2019

Khu vực

Nam Á

Ngày có hiệu lực

25/09/2019

Trạng thái

Hoạt động

Ngày kết thúc

30/09/2024


Tổng chi phí dự án 3440.98 triệu USD

Ngày hoàn trả đầu tiên

15/11/2025

Số tiền cam kết

328 triệu USD

Ngày hoàn trả cuối cùng

15/11/2048

Trưởng nhóm

Mohini Kak

Dự án này được phê duyệt 15/05/2019 và kết thúc vào ngày 30/09/2024, sau đó
được hoàn trả trong 23 năm. Đây là một dự án rất lớn ở Ấn Độ có sự cấp vốn của
IBRD, hứa hẹn đây là một trong những dự án rất được mong chờ ở Ấn Độ vì nó
hướng đến sức khỏe của cộng đồng, mang lại lợi ích trực tiếp cho 53 triệu người
dân Ấn Độ.

13


2. Hiệp hội Phát triển quốc tế
(IDA) 2.1 IDA là gì?

Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) là một tổ chức hoạt động vì người nghèo và
thay đổi cuộc sống của những người nghèo ở những nước nghèo nhất thế giới bằng
cách cung cấp các nguồn tài chính quan trọng.
2.2 Mục tiêu
Trong 6 thập kỉ qua IDA đã cung cấp 369 tỷ đô la đầu tư vào 113 quốc gia.
Nhưng IDA không chỉ là tài chính mà IDA đã giúp biến đổi thế giới bằng cách
mang lại cơ hội, sinh kế và hi vọng.
IDA đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh phát triển toàn cầu, tạo cơ hội, điều
kiện thuận lợi cho người dân ở các nước nghèo. Các quốc gia tham gia, hợp tác với
IDA và có cổ phần trong sự phát triển của thế giới, nhận hỗ trợ từ IDA về các nhu
cầu thiết yếu, hiệu suất công việc, kế hoạch phát triển và quản lý bền vững tài
chính. Qua đó, các quốc gia tài trợ mở rộng tầm ảnh hưởng về nguồn lực, kiến thức
và khả năng phát triển của họ bằng cách đầu tư vào con người, vượt qua các rào cản
để phát triển kinh tế. Đồng thời, IDA hỗ trợ kết nối giữa khu vực công và tư; kết nối
nhà tài trợ, tài chính và phân bổ các nguồn lực ưu tiên với các ưu tiên toàn cầu; kết
nối các đối tác từ xã hội dân sự và tổ chức đa phương đến các bên liên quan phát
triển địa phương.
Hơn nữa, IDA tập trung vào hoàn cảnh và nhu cầu của toàn cầu để đưa ra sự chỉ
đạo tài chính, những giải pháp cho các vấn đề phát triển cấp bách. Ví dụ như, việc
bắt đầu một quan hệ đối tác quốc tế để đẩy lùi dịch tả ở Châu Phi 40 năm trước và
cứu hàng triệu người khỏi bệnh suy dinh dưỡng hay gần đây là kêu gọi toàn cầu và
thực hiện đầu tư 1.7 tỷ USD để hồi phục Ebola ở châu Phi năm 2015.

14


Không chỉ vậy, IDA còn không ngừng đổi mới và vươn xa hơn nữa bằng cách hợp
tác với xã hội dân sự, các tổ chức đa phương, các diễn viên nhân đạo và những người
khác, đồng thời huy động khu vực tư nhân đầu tư vào những thị trường khó tính nhất.


2.3 Các hoạt động của IDA
IDA dẫn đầu và giải quyết năm vấn đề cấp bách nhất trên toàn cầu ảnh hưởng đến
tất cả chúng ta như thay đổi khí hậu, giới tính, công việc, hệ thống quản lý, xung đột
và các vấn đề nhạy cảm ở những khu vực nghèo nhất trên thế giới và giải quyết nhu
cầu của các nước nghèo nhất. Với IDA18, cứ 1 đô la trong tổng số đóng góp của nhà
tài trợ được chuyển thành khoảng 3 đô la hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển.



Công việc & chuyển đổi kinh tế: Theo thống kê của World Bank, 600 triệu

người sẽ phải tìm kiếm việc làm trong thập kỷ tới. Đây là một thách thức vô cùng to
lớn đối với các nước nghèo. Để tạo việc làm hiệu quả và có ý nghĩa cho lực lượng lao
động đang phát triển này đòi hỏi phải chuyển đổi kinh tế. IDA đang tích cực giúp các
nước kết nối với thị trường thông qua cơ sở hạ tầng và chuỗi giá trị, tạo điều kiện cho
đầu tư tư nhân và cải thiện môi trường khu vực tư nhân, xây dựng kỹ năng của công
nhân và năng lực của các công ty, đồng thời hỗ trợ các dự án “nguồn nhân lực”.

DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG THEO NĂM TÀI CHÍNH
60

6000

40

4000

20

2000


0

0
2008

2009

2010

2011

2012
Projects

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Commitments

Nguồn: World bank


15




Giới tính: IDA hướng đến cải thiện sức khỏe và giáo dục trẻ em gái và phụ

nữ, giúp phụ nữ tiếp cận và sở hữu tài sản, đồng thời khuyến khích phụ nữ tìm việc
làm chất lượng và bắt đầu hoạt động kinh doanh vì mục tiêu bình đẳng nam nữ.

DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG THEO NĂM TÀI CHÍNH
60

6000

40

4000

20

2000

0

0
2008

2009


2010

2011

2012
Projects

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Commitments

Nguồn: World bank


Hệ thống quản lý: Các quốc gia phát triển luôn có một thể chế mạnh và hiệu

quả bằng cách tạo điều kiện phát triển cho khu vực tư nhân, cung cấp cá dịch vụ có
giá trị và có được sự tự tin của công dân. Do đó, IDA cam kết thiết lập quản trị có
khả năng, có trách nhiệm và toàn diện thông qua xây dựng thể chế, huy động các

nguồn lực cần thiết để cung cấp dịch vụ, đặc biệt là cho người nghèo và thúc đẩy
tính minh bạch và trách nhiệm ở các nước đang phát triển.


Xung đột, bạo lực và các vấn đề nhạy cảm: Đây là một vấn đề quan trọng

trong quá trình phát triển của một quốc gia. Do đó, IDA đã tăng cường tập trung để
giúp bảo đảm các cấu trúc mà mọi người cần để tiếp tục cuộc sống hòa bình và hữu
ích. Đồng thời, IDA đã cam kết cung cấp các nguồn lực lớn và tăng sự hiện diện
của nhân viên ở những nơi có nguy cơ xảy ra xung đột. IDA cũng nhấn mạnh
phòng ngừa và hành động sớm với việc di dời, di cư và tị nạn bắt buộc.

16


DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG THEO NĂM TÀI CHÍNH
60

6000

40

4000

20

2000

0


0
2008

2009

2010

2011

2012

2013

Projects

2014

2015

2016

2017

2018

Commitments

Nguồn: World bank



Biến đổi khí hậu: Theo thống kê của WorlaBank tác động của biến đổi khí hậu

có thể đẩy thêm 100 triệu người vào tình trạng nghèo đói vào năm 2030. Khi đó,
những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
nên IDA đang giúp các quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động
của nó bằng cách tích hợp khí hậu vào cải cách chính sách và lập kế hoạch phát triển
để giảm lượng khí thải carbon và thích ứng hơn trước các tác động của khí hậu.

DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG THEO NĂM TÀI CHÍNH
60

6000

50

5000

40

4000

30

3000

20

2000

10


1000

0

0
2008

2009

2010

2011

2012
Projects

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Commitments


Nguồn: World bank
2.4 Thành quả đạt được:
IDA đã tăng gấp đôi hỗ trợ tài chính cho các quốc gia phải đối mặt với các vấn
đề nhạy cảm lên tới 14 tỷ đô la, bao gồm khoản phân bổ đặc biệt 400 triệu đô la cho
17


Yemen , cùng với hơn 2 tỷ đô la tài trợ bổ sung cho người tị nạn và cộng đồng chủ
nhà của họ.
Các dự án IDA đang giúp mọi người trở nên thông minh về khí hậu trong nông
nghiệp và sử dụng đất. Tại Burundi , IDA đang cho phép nông dân bảo vệ lớp đất
mặt, phục hồi độ phì nhiêu của đất và bắt đầu sản xuất thực phẩm giàu dinh dưỡng
quanh năm. Tại khu vực Ethiopia Or Oria, IDA đang giúp phụ nữ trở thành nông
dân trồng cà phê đồng thời giới thiệu các thực hành thông minh về khí hậu giúp
tăng năng suất.
Tại Chad: IDA đang giúp cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội
cơ bản và cải thiện sinh kế cho người tị nạn và cộng đồng chủ nhà, hy vọng sẽ
mang lại lợi ích cho 1,1 triệu người.
Tại Mauritania: Một dự án chuyển tiền mặt hỗ trợ phụ nữ và trẻ em đã tiếp cận
hơn 22.000 hộ gia đình với chương trình về dinh dưỡng, vệ sinh và phát triển tuổi
thơ. Đến năm 2020 sẽ đạt 100.000 hộ.
Tại Campuchia: Bằng cách tận dụng PSW của IDA18, IFC đã giúp phát hành trái
phiếu bằng nội tệ để hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông
thôn, tạo điều kiện thuận lợi hơn 60% cho các doanh nghiệp vi mô.
Tại Honduras: Khoảng 90.000 hộ gia đình đã được đăng ký trong một hệ thống
dựa trên bưu kiện và hơn 50.000 quyền sở hữu đất mới đã được trao từ 2011-17,
48% trong số đó thuộc về một nữ chủ hộ. Cải thiện hệ thống đăng ký đất đai đã
mang lại cho người dân nông thôn và người bản địa các quyền pháp lý lớn hơn, bảo
vệ họ khỏi sự tranh chấp đất đai và cung cấp sự bảo vệ pháp lý lớn hơn.

Tại Afghanistan: Hơn 39.000 người được hưởng lợi từ một dự án phát triển kỹ
năng nghề nghiệp và tăng thu nhập cho sinh viên tốt nghiệp các trường kỹ thuật và
dạy nghề từ 2013-2018
18


Tại Bangladesh: Hơn 42% người hưởng lợi từ chương trình sinh kế nông thôn từ
2015-18 đã tăng thu nhập lên 30%, trong khi hơn 29.000 việc làm được tạo ra cho
những người trẻ tuổi sau khi được đào tạo phát triển kỹ năng chuyên nghiệp.
Tại Moldova: Hơn 850 cơ sở - 404 trường học, 278 trường mẫu giáo, 191 dự án
quản lý nước đã được nâng cấp từ 2000-17, mang lại lợi ích cho 1,2 triệu người,
một phần ba dân số.
Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018, IDA đã giúp 1.9 triệu nông dân áp
dụng công nghệ nông nghiệp cải tiến; 12.1 triệu người được bảo hiểm bởi các
chương trình mạng xã hội; 530000 giáo viên được tuyển dụng và đào tạo; 9 triệu
người được hưởng lợi từ các can thiệp tập trung và công việc; 8.5 triệu người nhận
được quyền truy cập vào các cơ sở vệ sinh tốt hơn; 8.9 triệu người được cung cấp
dịch vụ điện mới hoặc cải tiến nguồn điện đang sử dụng; 18.1 triệu trẻ em được
tiêm chủng; 5931km đường dây được xây dựng; 13.2 triệu người được sử dụng
nguồn nước tốt hơn; 6.24 tỷ đô la được đầu tư vào khu vực tư nhân và 36.8 triệu
người tiếp cận với các dịch vụ y tế, dinh dưỡng thiết yếu.
2.5. Dự án AFR RI-GLR: Người di cư và Cộng đồng Biên giới
Mục tiêu phát triển của Dự án Cộng đồng Người di cư và Biên giới cho Châu Phi
là cải thiện khả năng tiếp cận sinh kế và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho người dân
di dời và cộng đồng chủ nhà trong các khu vực mục tiêu của lãnh thổ người nhận.\
Dự án bao gồm:


Đầu tư kinh tế xã hội, có các tiểu dự án cho cơ sở hạ tầng liên kết và đầu tư


kinh tế xã hội, cũng như hỗ trợ cho huyện và các tỉnh để thực hiện và giám sát người
đăng ký. Nó có hai thành phần phụ: tiểu dự án cơ sở hạ tầng kết nối đầu tiên, sẽ tập
trung vào cơ sở hạ tầng lớn hơn được thiết kế để kết nối các khu tái định cư với các
phường và quận xung quanh. Và tiểu hợp phần thứ hai, tiểu dự án đầu tư kinh tế xã
hội, trợ cấp phụ sẽ được cung cấp ở ba cấp, cụ thể là cấp huyện, cấp trợ cấp.

19




Dự gắn kết xã hội và phòng ngừa xung đột, bao gồm: (a) Các phiên nhạy cảm

về sự cùng tồn tại và giảm thiểu xung đột, trong các cuộc thảo luận có sự tham gia ở

cấp cộng đồng, phường và cấp huyện; (b) hỗ trợ cho các hoạt động hội nhập cộng
đồng, bao gồm cả người Zambia và người tị nạn cũ.


Quản lý dự án, sẽ chi trả chi phí quản lý dự án, thực hiện và giám sát các hoạt

động của dự án, quản lý mua sắm và quản lý tài chính, giám sát và đánh giá và bảo
vệ giám sát tuân thủ. trong các cuộc thảo luận có sự tham gia ở cấp cộng đồng,
phường và cấp huyện; và hỗ trợ cho các hoạt động hội nhập cộng đồng, bao gồm cả
người Zambia và người tị nạn cũ.
Thông tin cơ bản:
ID dự án

P152821


Trạng thái

Đã đóng

Ngày phê duyệt

27 tháng 5 năm 2016

Ngày đóng cửa

Ngày 31 tháng 12 năm 2021

Quốc gia

Châu phi

Khu vực

Châu phi

Cơ quan thực hiện

Hội nghị quốc tế Ngũ Đại Hồ, Cộng hòa
Zambia, Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc
gia; Ban Thư ký Thay đổi Khí hậu Tạm
thời của Zambia;

Tổng chi phí dự án

20,00 triệu USD

20


Kết quả:
Chỉ số

Cơ sở đánh
giá

Đã thực hiện

Mục tiêu

Số lượng các sự
kiện giáo dục
trong khu vực
được tổ chức để
trao đổi kiến thức
về việc ứng phó
với di cư cưỡng
chế
Tỉ lệ số người

Giá trị

Thời gian

0.00

1.00


12.00

September 1,

May 21,

December

2017

2019

31, 2021

tham gia cho rằng
các sự kiện giáo

Giá trị

0.00

100.00

80.00

dục địa phương là
có ích
Tỉ lệ số người


Thời gian

September 1,
2017

May 21,
2019

December
31, 2021

tham gia đã sử
dụng những kiến
thức đã học trong

Giá trị

0.00

0.00

70.00

sự kiện

Thời gian

September 1,
2017


May 21,
2019

December
31, 2021

3. Công ty tài chính quốc tế
(IFC) 3.1 Khái niệm
IFC (International Finance Corporation) là tổ chức tài chính quốc tế hình thành
từ năm 1956, là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới và là tổ chức phát triển
toàn cầu lớn nhất tập trung vào khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển. Kể từ
năm 1956, IFC đã tận dụng 2,6 tỷ dollar để cung cấp hơn 285 tỷ dollar tài chính cho
các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển.

21


3.2 Mục tiêu
Thực hiện vai trò của Ngân hàng Thế giới, IFC tận dụng các sản phẩm và dịch vụ
của tổ chức, cũng như các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức khác trong Tập
đoàn Ngân hàng Thế giới để tạo ra các thị trường giải quyết những thách thức phát
triển lớn nhất trong thời đại. Đồng thời áp dụng các nguồn tài chính, chuyên môn
kỹ thuật, kinh nghiệm toàn cầu và tư duy đổi mới để giúp đối tác vượt qua các
thách thức tài chính, hoạt động và các thách thức khác.
IFC hợp tác cùng hơn 2000 doanh nghiệp tư nhân trên khắp thế giới, sử dụng
năng lực tài chính, chuyên môn và tầm ảnh hưởng của mình để kiến tạo các thị
trường mới cùng những cơ hội phát triển ở những khu vực thách thức nhất trên thế
giới. Trong năm tài chính 2018, tổng đầu tư dài hạn của IFC tại các nước đang phát
triển đạt 23 tỷ USD giúp khu vực tư nhân đóng góp vai trò quan trọng trong nỗ lực
toàn cầu về xóa bỏ đói nghèo cùng cực và thúc đẩy thịnh vượng chung.


Nguồn: World Bank

22


Từ năm 2015 – 2019, thu nhập ròng của IFC có sự biến động mạnh, tăng cao trên
1200 triệu USD vào năm 2017 và 2018 sau khi có lỗ nhẹ vào năm 2016. Sau đó lại
giảm mạnh trong năm 2019, còn khoảng 100 triệu USD.

7137

2019

Hoạt động đầu tư của IFC được phân chia đều trên các khu vực và tập trung nhiều ở
khu vực Mỹ Latinh và Caribe và khu vực
Hoạt động đầu tư IFC năm
Nguồn: World Bank
23


Châu Phi (27.3%). Việc bất bình đẳng thu

2018 tại các nước đang phát
triển

nhập ở Mỹ Latinh và Caribê vẫn cao, mặc
dù đã có những tiến bộ đáng kể trong khu
vực trong việc giảm nghèo trong vài năm


18.60%
27.30%
15.80%

qua và IFC hoạt động để thúc đẩy tăng

11%

trưởng bao trùm, thúc đẩy đổi mới và tăng

27.30%

cường hội nhập khu vực. Đồng thời IFC đã
thiết lập một vị trí hàng đầu thúc đẩy đầu tư

3.3 Các sản phẩm đầu tư của IFC
a) Các khoản cho vay (Loans)
Hoạt động cho vay của IFC giai đoạn 2014-2019:
Loans

12000
10000
8000
6000

9643

7327

9804


8097

7019

4000
2000
0
2014

2015

2016

Châu Á và Trung Á
Mỹ Latinh và Caribe
Trung Đông và Bắc
Phi
Châu Phi

Nguồn: World Bank

khu vực tư nhân ở châu Phi.

Triệu USD

Đông Á và Thái Bình
Dương

2017


2018


IFC tài trợ cho các dự án và công ty thông qua các khoản vay, thường là từ bảy
đến mười hai năm. IFC cũng cho vay trung gian ngân hàng, công ty cho thuê và các
tổ chức tài chính khác cho vay. Nhìn chung, các khoản cho vay của IFC phân bổ
tương đối đồng đều từ năm 2014 đến 2019, trong đó cao nhất là 9804 triệu USD
(2018) và thấp nhất là 7019 triệu USD (2015).
Dự án ngân hàng TNHH


Công ty: Ngân hàng MERCANTILE LIMITED



Khu vực: Châu Phi cận Sahara



Ngày phê duyệt: 18/12/2017



Ngày đầu tư: 26/3/2018



Vốn đầu tư: 60 triệu USD (sẽ được giải ngân trong ZAR)




Mục đích: tài trợ cho hoạt động cho vay của Ngân hàng cho các doanh nghiệp
nhỏ.



Kết quả:

 Tăng khả năng tiếp cận tài chính: cung cấp nguồn vốn rất cần thiết cho khu vực
doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua một ngân hàng tập trung hoàn toàn vào
phân khúc này, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển và ổn định doanh
nghiệp của họ, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp hiệu quả hơn để thúc đẩy hoạt
động kinh tế sản xuất.
 Khả năng cạnh tranh: hỗ trợ cho sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng, đảm
bảo thúc đẩy cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực ngân hàng Nam
Phi.
Dự án trái phiếu xanh PCH


Công ty ProCredit
24


×