Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tìm hiểu và phân tích thực trạng thị trường cổ phiếu việt nam kiệt phùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.59 KB, 12 trang )

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Cổ phiếu
1.1.1 Khái niệm
Cổ phiếu là một chứng thư hay bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư
đối với một phần thu nhập và tài sản ròng của công ty cổ phần. Người nắm giữ cổ phiếu trở
thành cổ đông, đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. Cổ phiếu là bằng chứng và là
chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ
đông trong công ty cổ phần tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì thế, cổ
phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn..

1.1.2 Phân loại
Cổ phiếu, căn cứ theo quyền lợi có hai loại: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu thường (hay cổ phiếu phổ thông) là chứng chỉ thể hiện quyền sở hữu của cổ
đông trong doanh nghiệp, cho phép cổ đông được hưởng những quyền lợi thông thường của
doanh nghiệp cổ phần. Người nắm giữ cổ phiếu thường là cổ đông của doanh nghiệp, và được
nhận các quyền lợi sau:



Quyền trong quản lý và kiểm soát doanh nghiệp: Cổ đông có quyền tham gia bỏ
phiếu, ứng cử vào Hội đồng quản trị, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng đối
với hoạt động của doanh nghiệp.



Quyền đối với tài sản của doanh nghiệp: Cổ đông được quyền nhận phần lợi nhuận
của doanh nghiệp chia cho cổ đông hàng năm dưới hình thức cổ tức. Trong trường


hợp, doanh nghiệp phá sản hay giải thể, cổ đông được quyền nhận một phần giá trị


còn lại của doanh nghiệp (sau khi đã thanh toán các khoản nợ, các chi phí và thanh
toán cho cổ đông ưu đãi).


Quyền chuyển nhượng cổ phần sở hữu: Cổ đông có quyền chuyển nhượng quyền sở
hữu cổ phần cho người khác bằng cách bán lại trên thị trường chứng khoán.



Ngoài các quyền lợi nêu trên, cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường còn có thể hưởng
những quyền khác như: quyền được ưu tiên mua cổ phiếu mới do doanh nghiệp phát
hành…

Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng thời
cho phép người nắm giữ cố phiếu ưu đãi được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ
phiếu thường.



Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý doanh nghiệp: Người nắm giữ
cổ phiếu ưu đãi được hưởng 1 mức cổ tức cố định, xác định trước, không phụ thuộc
vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ đông ưu đãi còn được nhận cổ tức trước
cổ đông thường. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể, cổ
đông ưu đãi được nhận những gì còn lại của doanh nghiệp trước các cổ đông thường.



Không được hưởng quyền bỏ phiếu: Cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền bỏ
phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, cũng như thông qua các vấn đề quan trọng trong
quản lý doanh nghiệp





Cổ phiếu ưu đãi có thể được phép chuyển đổi thành cổ phiếu thường, nhưng cổ
phiếu thường thì không được phép chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi.

1.1.3 Đặc điểm
- Không có kỳ hạn và không hoàn vốn.
- Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Chỉ có chiều góp vào,
không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khi công ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ
không còn tồn tại cổ phiếu).
- Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả SXKD của doanh nghiệp.
- Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và vì kết quả kinh
doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì
cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định.
Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức.
- Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý.
- Giá cổ phiếu biến động rất mạnh.
- Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố,
và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty.

1.2 Thị trường cổ phiếu
1.2.1 Khái niệm


Thị trường cổ phiếu là một bộ phận cở bản của thị trường chứng khoán. Vì cổ phiếu là
loại chứng khoán có lãi suất thường phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty do
đó những nhân tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình hoạt động của công ty như
khủng hoảng giá dầu, giá USD, đình công, lạm phát, thất nghiệp, chiến tranh đều ảnh hưởng đến

giá cả của thị trường cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán là hình thức vận động điển hình của thị trường vốn với
khối lượng giao dịch và sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư, thị trường
này luôn giữ vị trí chủ yếu trong kết cấu của thị trường vốn các nước

1.2.2 Phân loại
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức thị trường chứng khoán bao gồm:
Thị trường sơ cấp: là nơi mua bán các loại chứng khoán chưa phát hành. Thị trường sơ
cấp tạo điều kiện tăng quy mô vốn đầu tư và là nơi cung ứng chứng khoán vào lưu thông.
Thị trường thứ cấp: là nơi chuyển nhượng quyền sở hữu các loại chứng khoán đã phát
hành và đang lưu thông trên thị trường. Thị trường thứ cấp không làm thay đổi quy mô vốn đầu
tư trong nền kinh tế. Thị trường thứ cấp thường được tổ chức theo hai cách đó là thị trường tập
trung và thị trường phi tập trung
Thị trường tập trung là nơi mà các hoạt động giao dịch được thực hiện tại các sở giao
dịch, chứng khoán được mua bán tại đây thỏa mãn các điều kiện được niêm yết, hay các loại
hàng hóa được đưa vào thị trường tập trung phải nằm trong danh mục thị trường như thị giao
dịch lúa mì, cà phê, sữa bò…
Thị trường phi tập trung được thực hiện ở mọi nơi, việc mua bán được thông qua đường
dây viễn thông hoặc hệ thông máy tính, tại đây thực hiện phương thức mua bán thẳng cho những


ai

chấp

nhận

giá

được


đưa

ra

nên

còn

được

gọi



thị

trường

trao

tay.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU VIỆT NAM

2.1. Các thị trường chứng khoán
Tình hình kinh tế, chính trị thế giới đầu năm diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới tăng
trưởng chậm lại và tiềm ẩn yếu tố khó lường. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ tích cực từ thông tin kinh
tế vĩ mô trong nước, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng khích

lệ.
Theo đó, trên thị trường cổ phiếu, mức tăng điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam
vẫn khá tích cực, được đánh giá là điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại. Kết thúc phiên giao
dịch cuối cùng của năm 2019, chỉ số VN-Index đạt 960,99 điểm, tăng 7,7% so với cuối năm
2018, cao hơn các nước trong khu vực như Singapore (5,0%), Malaysia (-6%), Thái Lan (+1%),
Indonesia (+1,7%). Quy mô vốn hóa thị trường tăng khá mạnh và đạt 4.384 nghìn tỷ đồng, tăng
10,7% so với cuối năm 2018, tương đương 79,2%% GDP năm 2018 và 72,6% GDP năm 2019.

2.1.1. Sàn VN-Index
Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 2 (28/2), chỉ số VN-Index dừng tại 882,19 điểm,
giảm 5,81% so với tháng trước đó. Mức giảm trong tháng 2 vừa qua được ghi nhận là mạnh nhất
của chỉ số VN-Index kể từ tháng 10/2018 tới nay (VN-Index giảm 10,06% trong tháng 10/2018).

Với tháng giảm điểm vừa qua, VN-Index cũng ghi nhận chuỗi 4 tháng giảm liên tiếp, kéo
dài từ tháng 11/2019 tới nay. Lần gần nhất VN-Index giảm 4 tháng liên tiếp là từ tháng 4/2018
tới tháng 7/2018 khi chỉ số này "rơi" từ vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm xuống vùng 890 điểm.
Không những vậy, việc VN-Index giảm sâu trong tháng 2 vừa qua cũng đánh dấu một kỷ lục


buồn khi chỉ số này giảm liên tiếp trong 2 tháng đầu năm. Lần gần nhất VN-Index giảm điểm
trong 2 tháng đầu năm đã diễn ra vào năm 2009. Thống kê cho thấy xác suất chứng khoán Việt
Nam tăng điểm trong 2 tháng đầu năm rất cao. Do đó, việc VN-Index giảm sâu 2 tháng đầu năm
là điều có phần bất ngờ với đa số nhà đầu tư.

2.1.2. Sàn HNX
Tháng 2/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có 1 mã cổ phiếu niêm yết mới
và không có mã hủy niêm yết. Tổng số chứng khoán niêm yết tại ngày giao dịch cuối cùng của
tháng là 367 mã, tổng khối lượng niêm yết hơn 13,7 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số HNX-Index đạt 109,58 điểm kết phiên cuối cùng tháng 2/2020, tăng 7,05% so với
cuối tháng 1. HNX-Index đạt mức cao nhất ngày 18/2 với 110,07 điểm và thấp nhất vào 3/2 với

101,31 điểm. Giá trị vốn hóa thị trường hơn 195,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với cuối tháng
1/2020.
Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu niêm yết đạt 878 triệu cổ phiếu, tăng 51% và giá trị
giao dịch đạt hơn 10,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với tháng 2/2019. Giao dịch bình quân tháng
2 năm nay giảm 2% nhưng khối lượng giao dịch trung bình tăng 13% so với cùng kì năm 2019.
So với tháng trước, mức tăng về khối lượng và giá trị giao dịch lần lượt là 77% và 87%.
Bình quân giá trị giao dịch hơn 507 tỷ đồng/phiên, tăng 58,9%. Khối lượng giao dịch đạt hơn
43,9 triệu đơn vị/phiên, tăng 51,3%.
Chỉ số ngành Tài chính tăng 22,65 điểm, tương ứng 13,02 % so với tháng trước, đạt mức
196,63 điểm. Ngược lại, ngành Công nghiệp giảm 3,26 điểm, tương ứng giảm 1,85% về mức
172,79 điểm. Chỉ số ngành Xây dựng giảm 0,48 điểm, tương ứng giảm 0,41% xuống 117,81
điểm.


Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài đạt 47,2 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt
hơn 578 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị giao dịch mua vào đạt hơn 229,7 tỷ đồng, tổng giá trị bán
ra đạt hơn 472,3 tỷ đồng. Ghi nhận mức bán ròng 242,6 tỷ đồng.
Tổng giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu HNX30 đạt hơn 7,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng
với khối lượng giao dịch đạt hơn 586 triệu cổ phiếu, tăng 58% so với tháng 1. Nhóm HNX30 ghi
nhận chiếm tỉ trọng 78,41% giá trị giao dịch và 66,76% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

2.1.3. Sàn UPCOM
Tháng 2/2020, trên thị trường UPCoM có thêm 9 doanh nghiệp đăng ký giao dịch
(ĐKGD) và 2 doanh nghiệp hủy ĐKGD. Tổng số doanh nghiệp ĐKGD tính đến hết ngày 29/2 là
879 doanh nghiệp với tổng khối lượng đạt hơn 41,8 tỷ cổ phiếu.

Thị trường diễn biến theo chiều hướng tăng giảm đan xen. Đóng cửa phiên giao dịch cuối
tháng 2, UPCoM-Index đạt 55,73 điểm, giảm 0,59% so với cuối tháng trước. Giá trị vốn hóa thị
trường UPCoM đạt xấp xỉ 868 nghìn tỷ đồng, giảm 4,82% so với tháng trước. Toàn thị trường có
hơn 216,4 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương ứng với giá trị giao dịch đạt gần 3.700 tỷ

đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 12,7 triệu cổ phiếu/phiên (giảm 7,28% so với
tháng trước), giá trị giao dịch đạt hơn 217 tỷ đồng/phiên (giảm 10,26%).
Tháng này, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch tổng cộng 31,7 triệu cổ phiếu, tương ứng
792,6 tỷ đồng, trong đó giá trị mua vào đạt 419,4 tỷ đồng, giá trị bán ra đạt 373,3 tỷ đồng. Như
vậy, khối ngoại mua ròng xấp xỉ 46 tỷ đồng trên thị trường UPCoM.


2.2. Khó khăn và cơ hội
Virus corona đang là nguyên nhân chính và lớn nhất dẫn đến việc cổ phiếu Việt Nam sau
1 tháng giao dịch gặp nhiều khó khăn. Sự bùng phát của virus mới đang tác động xấu đến nhiều
ngành nghề như ngành hàng không, bất động sản, du lịch và khách sạn, dịch vụ thực phẩm.
Trong lĩnh vực hàng không, theo ước tính của tổ chức Hiệp hội Hàng không Vận tải hàng
không Quốc tế (IATA), ngành hàng không thế giới có thể tổn thất 29 tỷ USD. Trong khi đó, tại
Việt Nam, Vietnam Airlines cho biết mỗi tuần hãng hàng không này thiệt hại khoảng 250 tỷ đồng
doanh thu.
Tuy nhiên, hàng không không phải là ngành bị tác động nhất mà là ngành thực phẩm và
dịch vụ ăn uống, điển hình là Sabeco. Vừa “choáng váng” trước nghị định 100 về quy định uống
rượu bia, nay Sabeco lại hứng chịu thêm cú sốc từ dịch Covid-19. Việc bị ép chặt giữa hai gọng
kìm này khiến doanh thu và cổ phiếu Sabeco lao dốc mạnh trong thời gian vừa qua.
Tác động tới nền kinh tế Việt Nam cũng khá rõ ràng, nhất là lên lĩnh vực du lịch, hàng
không, rồi đầu vào cho sản xuất tiêu dùng… Tuy nhiên, nỗ lực kiểm soát của chính phủ Việt
Nam được đánh giá là sẽ mang lại tác động tích cực về dài hạn.
Không chỉ du lịch Việt Nam sẽ được hưởng lợi mà còn nhiều ngành kinh tế khác.
Gần đây, khối ngoại có bán ròng trên TTCK nhưng không có dấu hiệu tháo chạy vào Việt Nam,
mà chỉ là hoạt động tái cơ cấu.
Nhìn xa hơn Việt Nam có nhiều cơ hội hơn là thiệt hại từ Coronavirus, nhất là cơ hội đầu
tư xuất hiện tại những ngành, những doanh nghiệp có triển vọng phục hồi.
Nhiều dự báo cho rằng, Việt Nam cũng sẽ sử dụng tới công cụ chính sách tài khóa để đầu
tư vào những ngành cần vốn lớn, cần năng lực điều tiết của Chính phủ và thường những ngành



được đầu tư nhiều nhất là cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, nếu kiểm soát dịch bệnh tốt như hiện tại,
Việt Nam có thể nhân cơ hội này để trở thành trung tâm du lịch ở Đông Nam Á.
Không những thế, trong bối cảnh tình trạng sản xuất tại Trung Quốc ngưng trệ vì dịch
Covid-19, Việt Nam sẽ là địa điểm đến tin cậy của các dòng vốn tìm kiếm nơi sản xuất thay thế.
Ngành được hưởng lợi sẽ là bất động sản khu công nghiệp và bất động văn phòng cho thuê.
Nỗi lo về một Trung Quốc bất ổn nhiều khả năng sẽ khiến các tập đoàn, giống như
Samsung, sẽ chọn một thêm các điểm đến để đa dạng hóa các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt
Nam được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu, bên cạnh Ấn Độ, Mexico…
Một điểm thuận lợi mà Việt Nam đang có được, vượt trội so với nhiều điểm đến khác
trong khu vực chính là quan hệ thương mại mở rộng với nhiều đối tác lớn thông qua những hiệp
định thương mại tư do lớn như: EVFTA với châu Âu, CPTTP. Vì thế, những diễn biến hiện nay
chỉ là những thử thách, nhà đầu tư kiên tâm sẽ đón được cơ hội lớn từ Việt Nam sau dịch bệnh.


KẾT LUẬN

Năm 2020 được dự báo sẽ là một năm sôi động với các sự kiện quan trọng của ngành
chứng khoán mặc dù gặp phải nhiều khó khăn ban đầu. Luật chứng khoán sửa đổi đã được Quốc
hội thông qua và có hiệu lực vào 1/1/2021 là bước ngoặt trong việc hoàn thiện các khung khổ
pháp lý góp phần nâng cao chất lượng thị trường. Hệ thống công nghệ thông tin thế hệ mới, đồng
bộ, tích hợp cho toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam HoSE làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ
hoàn thành và vận hành nhằm góp phần hiện đại hóa nền tảng hạ tầng công nghệ, đưa thị trường
chứng khoán Việt Nam tiệm cận hơn với các chuẩn mực thế giới.
Năm 2020 cũng là năm bản lề tổng kết, đánh giá kết quả của chiến lược phát triển mười
năm 2010-2020, kết quả của công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán, chuẩn bị xây dựng tầm
nhìn, định hướng phát triển cho các giai đoạn sắp tới.
Đề tài đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu về thị trường cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay, các
sàn chứng khoán và những bất cập đầu năm. Bài viết cũng đã đề xuất những cơ hội cho thị
trường cổ phiếu ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Em rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của cô để đề tài nghiên cứu được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ (Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài)
2. />3.

/>
319597
4. />5. />


×