Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Chương II Phân tích thực trạng thị trường lao động việt nam trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.92 KB, 29 trang )

Chương II Phân tích thực trạng thị trường lao động việt nam
trong thời gian qua
II.1. Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam
II.1.1.Đặc điểm về thị trường lao động.
a,áp lực lớn về việc làm:
Lực lượng lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăng với
tốc độ cao,một mặt tạo nguồn lực lớn cho phát triển đất nước nhưng mặt khác
cũng tạo ra áp lực lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Tác dụng cả tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đối với việc
thu hút , chuyển dịch cơ cấu lao động, nhưng hiện thực, tốc độ chuyển dịch cơ
cấu còn rất chậm , cụ thể :Trong vòng 10 năm kể từ năm 1990- 2000,khu vực
công nghiệp và dịch vụ lực lượng lao động tăng 14,2% trong khi đó lực lượng
lao động nông nghiệp chỉ giảm 4%(từ trên 72% năm 1990 xuống 68% năm
1999 ).
Những đặc điểm trên là luận chứng lý giải cho tình trạng : Thiếu việc làm và
dư thừa lao động càng trở lên bức xúc.Theo kết quả của cuộc điều tra về lao
động-việc làm cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở
khu vực thành thị trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng.Nếu năm
1986 là 5,8% thì năm 1997 là 6,01%;năm 1998 là 6,85% và năm 1999 là7,4%
(trong đó nữ chiếm 8,26%) .Đồng thời tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực
thành thị chủ yếu tập trung ở lực lượng lao động có độ tuổi từ 15-24.Lực lượng
lao động ở nhóm tuổi càng cao tỷ lệ thất nghiệp càng thất .Tỷ lệ sử dụng thời
gian thời gian lao động ở khu vực nông thôn chỉ đạt khoảng 65%-75% (thiếu
việc làm khoảng 30%-35%), càng chứng tỏ cho nhận định về tình trạng dư thừa
lao động nói trên .
b, Cơ cấu về lao động bất hợp lý:
Lực lượng lao động ở Việt Nam tăng nhanh, với mức cung về số lượng lao
động lớn, xong về trình độ chuyên môn tay nghề lại rất thấp dẫn đến tình trạng
vừa thừa lại vừa thiếu ,thừa lao động phổ thông thiếu lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật .
Chất lượng lao động nước ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.Theo


liệu điều tra,số lượng công nhân được đào tạo nghề giảm sút nghiêm trọng,chỉ
có 12% đội ngũ công nhân qua đào tạo , số công nhân không có tay nghề hoặc
thợ bậc thấp chiếm 56% và khoảng 20% lao động công nghiệp không có chuyên
môn.Số công nhân thay đổi nghề chiếm 22,7% ,nhưng chỉ có 6,31% trong số đó
được đào tạo lại.Đặc biệt là ở các tỉnh miền núi các Nông -Lâm trường trình độ
văn hoá và tay nghề của công nhân thấp hơn nhiều so với các nơi khác.Mặt
khác thể lực người lao động Việt Nam còn kém xa so với các nước trong khu
vực về cân nặng và chiều cao,sức bền, như chiều cao của người lao động Việt
Nam là 1,47m, cân nặng 34,4kg so sánh với một số nước như Philíppin là
1,53m; 45,5kg; người Nhật là 1,64m; 53,3kg.Số người không đủ tiêu chuẩn về
cân nặng ở Việt Nam chiếm 48,7%.Bên cạnh đó kỷ luật lao động còn chưa cao
còn mang tác phong sản xuất công nghiệp lạc hậu.
Cơ cấu phân công lao động bất hợp lý, năng suất lao động và thu nhập còn
thấp .Nếu năm 1991 lao động nông nghiệp là72,6% năm 1995 là 69,73% đến
năm 1999 là 67,7% và đến năm 2000 dự báo khoảng 62,27% trong tổng số lao
động được thu hút vào hoạt động trong nền kinh tế.
Lao động nước ngoài làm việc chủ yếu trong các nghành nghề mà lao động
Việt Nam không đáp ứng được .Việc xuất khẩu lao động tuy có tăng lên nhưng
vẫn còn thấp,,năm 1999 xuất khẩu được hơn 30000 lao động nhưng lại chủ yếu
là lao động giản đơn.
c,Tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động còn thấp.
ở Việt Nam, hiện nay thị trường lao động tập trung chủ yếu ở đô thị lớn:
Thành Phố Hồ Chí Minh,thủ đô Hà Nội , các Trung tâm công nghiệp mới.
Gần đây Tổng cục thống kê điều tra mức sống dân cư Việt Nam cho thấy
21,45% lao động so với tổng số lao động trong tuổi ở khu vực nông thôn tham
gia làm công ăn lương (quan hệ thuê mướn) trong số đó số làm công ăn lương
chuyên nghiệp là 4,29%.Con số này ở thành thị là 42,81%b và 32,75% .Lao
động làm công ăn lương ở nước ta từ 3 tháng trở lên trong năm nhìn chung còn
chiếm tỷ lệ nhỏ (17% tổng số lực lượng lao động của xã hội , trong khi đó ở
các nước có nền kinh tế phát triển tỷ lệ này thường chiếm 60-80%).

Qua một số khái niệm và đặc điểm của dân số và thị trường lao động nêu
trên, ta có đủ cơ sở, lý luận thực tiễn, để đi nghiên cứu tiếp sang phần thực
trạng của vấn đề đó .Tuy nhiên để xem xét vấn đề được hoàn thiện ta phải đề
cập đến,vấn đề sự tác động của dân số đến thị trường lao động.
II.1.2. Thực trạng đội ngũ lao động ở nước ta Thời kỳ trước đổi mới
(trước năm 1986)
II.1.2.1. Về số lượng lao động:
Trước năm 1986 lực lượng lao động nước ta rất dồi dào do tốc độ tăng dân
số nhanh sau chiến tranh nhất là thời kỳ 1954-1984 do vậy nguồn lao động nước
ta đang trong thời kỳ tăng cao nhất mà các nhà kinh tế học thế giới đã kết luận
“có nguy cơ không sử dụng hết lao động”
Nhịp độ tăng bình quân hàng năm dân số - nguồn lao động trong các thời
kỳ 5 năm
Bảng 1:
Thời kỳ 1961-1975 1976-1980 1981-1990
- Tốc độ tăng dân số (%) 3,05 2,45 2,15
- Tốc độ tăng NLĐ (%) 3,2 3,37 3,05
Về mức tuyệt đối nếu 5 năm 1976-1980 bình quân mỗi năm tăng thêm 75-
80 vạn người trong độ tuổi lao động; 5 năm từ 1981-1985 là 85-90 vạn người
(1)

(1)
(1)
Th tr ng lao ng v gi i quy t vi c l m Vi t Nam (UBKH nh n c - Trung tâm thông tin) tr.28ị ườ độ à ả ế ệ à ở ệ à ướ
(*)
Năm 1975 tổng số lao động trong khu vực nhà nước có 1761 ngàn người
chiếm 8,2% tổng số lực lượng lao động. Sang năm 1976 đã tăng lên 2475,3
nghìn người chiếm 11,05 tổng số lao động (so với 1975 tăng thêm 714,3 nghìn
người chiếm 12,5% tổng số lao động xã hội (so với 1976 đã tăng thêm 840,2
nghìn người và chiếm tỷ trọng 13% tổng số lực lượng lao động xã hội (so với

1980 tăng thêm 551,4 nghìn người).
Còn nước ta ở tình trạng phân công lao động thấp nhất lao động nông
nghiệp không những tăng tuyệt đối từ 15,11 triệu người năm 1980 lên 18,81
triệu người năm 1985, mà tăng cả tỷ trọng từ 69,84% năm 1980 lên 72,26%
năm 1985. Lao động công nghiệp tỷ trọng tăng không đáng kể (từ 10,39% lên
10,76%), lao động các ngành khác tỷ trọng rất thấp và giảm (19,77% xuống
16,98%).
Bảng 2 cho thấy hiện trạng phân bổ lao động theo ngành nước ta từ năm
1976-1988.
Trong cả thời kỳ tốc độ tăng nguồn lao động bình quân năm là 3,15%,
riêng lao động nông nghiệp tăng 3,29%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp tăng từ
7,1% xuống 6,9%. Nếu tính cả thời kỳ 1976-1988 thì đó là bước thụt lùi đáng kể
về phân công lao động xã hội ở nước ta (riêng 3 năm 1986-1988, thời kỳ bắt đầu
đổi mới, các quan hệ tỷ lệ phân bố lao động, đã có chuyển biến tốt lên, mặc dù
còn chậm. Trong đó tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm từ 72,3% năm 1985
xuống 72,2% năm 1988)
Nhìn chung lao động phân bố giữa các ngành kinh tế mất cân đối.
II.1.2.2. Về chất lượng lao động:
- Thứ nhất là về chất lượng lao động quản lý:
Trong một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, mọi việc đều được thực
hiện theo kế hoạch đã được nhà nước giao đều được thực hiện theo kế hoạch đã
được nhà nước giao từ mặt hàng sản xuất, ngân sách, biên chế và lương, lực
(*)
(*)
nt tr.48
lượng lao động, vật tư, các điều kiện sản xuất ... cho đến việc tiêu thụ sản phẩm.
Trong một cơ chế như vậy, người quản lý trở nên thụ động, máy móc, thiếu sáng
tạo. Việc quản lý chỉ xoay quanh mọi biện pháp để thực hiện kế hoạch nhà nước
giao.
Mặt khác đội ngũ cán bộ quản lý của nước ta trước thời kỳ đổi mới chưa

được qua các trường lớp đào tạo về quản lý mà từ đội ngũ cán bộ chủ yếu đảm
đương nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc sang đội ngũ cán bộ chủ yếu làm
nhiệm vụ quản lý.
- Thứ hai là chất lượng của lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề không
những không được nâng cao mà còn bị mai một đi do cơ chế quản lý tập trung
sản phẩm làm ra theo chỉ tiêu dù tốt hay xấu đều được phân công hết. Từ đó ta
thấy kỹ năng của công nhân không được phát huy, tay nghề bị mai một đi và
công nhân không có tính sáng tạo. Mặt khác chế độ đào tạo công nhân theo chế
độ tuyển dụng suốt đời sẽ không tạo ra động lực để công nhân tự nâng cao trình
độ tay nghề của mình. Công tác tuyển dụng và công tác đào tạo không theo
đúng yêu cầu. Chỉ cần học qua các trường là được nhận vào công tác không kể
đó là nghề đào tạo là gì. Chính vì vậy chất lượng lao động không cao (do làm
không phù hợp với ngành nghề đào tạo).
Thêm vào đó là thông tin về mọi mặt phục vụ sản xuất kinh doanh quản lý
kinh tế không được mở rộng, không đáp ứng được nhu cầu mà chịu sự bưng bít
của kế hoạch hóa tập trung. Do vậy không có sự học hỏi từ các nước đi trước.
Đấy chính là sự thể hiện mặt hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
II.1.2.3. Về chính sách bồi dưỡng đào tạo các loại hình lao động:
Trước đổi mới, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến 90% dân số
mù chữ sau khi dành được chính quyền, Đảng và Bác Hồ đã ra quốc sách là diệt
giặc đói, giặc dốt. Các lớp bình dân học vụ và các lớp bồi dưỡng văn hóa lần
lượt được mở và phổ cập trong dân, nâng cao trình độ dân trí nói chung, trình
độ cán bộ công nhân lao động nói riêng. Hình thức này được duy trì khá lâu cho
mãi tới những năm 1970. Đặc biệt trong những năm 50 hình thành trường bổ túc
công nông, tuyển chọn những người đã có kinh nghiệm chiến đấu, bồi dưỡng
cấp tốc trình độ văn hóa cần thiết cử đi đào tạo hoặc đào tạo lại nghề phục vụ
cho nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Hầu hết cán bộ, công nhân kỹ
thuật khoảng tuổi 50,60 hiện nay là những lớp người được đào tạo lại, bồi
dưỡng trong thời kỳ đó.
Năm 1958-1975, đây là thời kỳ bao cấp các chính sách được áp dụng chủ

yếu cho khu vực nhà nước, khu vực quốc doanh. Tư tưởng chỉ đạo cho việc xây
dựng các chính sách này là tập trung phục vụ cho việc xây dựng đội ngũ công
nhân lao động cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý... đáp ứng yêu cầu xây
dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
Năm 1964 Thủ tướng chính phủ có thông tư số 2/TTg qui định về chế độ
bổ túc tại chức ngoài giờ là chính, theo nguyên tắc làm ngành nào học ngành ấy
kém lý thuyết thì bổ túc thêm lý thuyết, yếu tay nghề thì bổ túc tay nghề. Đến
1973 Bộ Lao động cũng ra thông tư số 1844 LĐ-TL “hướng dẫn công tác bổ túc
kỹ thuật nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân”.
Đối với việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, Ban Bí thư trung ương Đảng đã
quy định các trường Đảng cao cấp cần tăng nhanh thành phần công nhân để đào
tạo thành cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý. Các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo
cán bộ quản lý, chiêu sinh các trường Đảng cấp tỉnh bảo đảm từ 5-10%, trường
Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc từ 25-30% thành phần công nhân cán bộ quản lý
các ngành như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất, xây dựng, bảo dảm tỷ lệ
40-50% cán bộ thành phần công nhân. Những Bộ, Tổng cục tập trung công
nhân cần có kế hoạch đào tạo và đề bạt, đồng thời cung cấp cho trung ương một
số cán bộ thành phần công nhân.
Tuy nhiên chính sách bồi dưỡng đào tạo lao động vẫn còn những tồn tại:
- Vấn đề bồi dưỡng đào tạo lại chưa thực sự được coi là một chính sách
quốc gia quan trọng, không có một kế hoạch tổng thể, chưa có những chính sách
mang ý nghĩa chiến lược mà còn manh mún thiếu đồng bộ.
- Việc thực hiện ở các ngành, các địa phương, các cơ quan xí nghiệp còn
tùy tiện, do đó chất lượng chưa cao.
- Mặt khác chưa có những chính sách chế độ phù hợp để khuyến khích
người dậy, người học do đó việc bồi dưỡng đào tạo lại kém hiệu quả.
II.1.2.4. Về việc tuyển dụng lao động qua đào tạo
Chính sách tuyển dụng dựa trên quan điểm là “sử dụng hết nguồn lao động
đã qua đào tạo” vào khu vực nhà nước, đã đào tạo là được phân công công tác,
càng làm cho số lượng lao động kỹ thuật được tuyển dụng vào làm việc tại các

cơ quan xí nghiệp nhà nước, nhà nước tăng lên nhanh chóng.
Bảng 3: Số lượng lao động có đào tạo tuyển dụng vào khu vực nhà nước từ
1975-1985
STT Lao động kỹ thuật tuyển 1975 1985
1 Trên đại học 2.179 5.000
2 Đại học và tương đương 136.000 400.000
3 Trung học chuyên nghiệp 325.000 760.000
4 Công nhân kỹ thuật 1.000.000 1.500.000
(Nguồn: Niên giám thống kê 1975, 1985 của TCTK)
Thực hiện chính sách tuyển dụng theo nghị định 24/CP ở giai đoạn trước
1986, mặc dù đã đạt được yêu cầu về mặt số lượng, nghĩa là đã tuyển dụng được
một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo cung cấp cho các ngành nhưng
nhìn chung việc phân bổ sử dụng ở giai đoạn này chưa đều, mất cân đối giữa
các ngành, các cấp giữa địa phương và thành phố lớn và vùng xa xôi hẻo lánh.
Bảng 4: Phân bố không đều lao động khoa học kỹ thuật giữa các ngành (số
liệu 1982)
TT Ngành LĐ có trình độ TNCN
sơ học và nghiệp vụ
LĐ có trình độ đại học
và trên
Toàn bộ nền KTQD khu vực 697 254
1 Các ngành sản xuất vật chất 209 67
- Công nghiệp 69 24
- Xây dựng 43 15
- Nông, lâm, ngư 33 8
- Vận tải, bưu điện 19 7
- Thương nghiệp, vật tư 42 11
2 Phi sản xuất vật chất 488 187
- Nghiên cứu khoa học 22 13
- Giáo dục - đào tạo 316 117

- Quản lý nhà nước 80 38
(Nguồn: từ niên giám thống kê 1982 và báo cáo của Bộ xây dựng)
Qua số liệu trên cho thấy mặc dù tỷ lệ giữa số lượng cán bộ khoa học kỹ
thuật nghiệp vụ có trình độ cao nhất là cán bộ nghiên cứu khoa học trên một vạn
dân nước ta so với các nước phát triển là quá thấp nhưng về cơ cấu phân bố thì
bất hợp lý . Tỷ lệ loại cán bộ này ở khu vực nhà nước còn quá cao so với ngành,
lĩnh vực khác . Mặt khác theo kết quả điều tra của chúng tôi thì tỷ lệ lao động
khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề sử dụng không phù hợp với đào tạo
là 14,2% đây là tỷ lệ khá lớn, nói lên việc sử dụng loại lao động này còn tùy
tiện, làm cho cán bộ công nhân viên không phát huy được năng lực, trình độ
kinh nghiệm công tác
II.1.3.Thực trạng lao động sau đổi mới (sau 1986) đến nay.
II.1.3.1. Những điều kiện mới đòi hỏi người lao động
Thứ nhất là khi bước sang cơ chế thị trường , nó đã tác động mạnh mẽ đến
mọi người lao động. Sức lao động trở thành hàng hóa đã dẫn đến việc chấp nhận
sự cạnh tranh trong thị trường lao động, và bởi vậy người lao động muốn có
việc làm phải không ngừng học tập nâng cao trình độ để khỏi tụt hậu,đấu tranh
để luôn là “món hàng “ có chất lượng hàng đầu . Sự cạnh tranh gay gắt trong
mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều thành phần kinh
tế trong cơ chế thị trường đòi hỏi lao động phải hết sức năng động và phải
không ngừng hoàn thiện kiến thức và kỹ năng lao động của mình để đáp ứng
được với nhu cầu của thị trường đang không ngừng biến đổi. Trong cơ chế thị
trường không chỉ cần có kiến thức và kỹ năng lao động nghề nghiệp cón phải có
tư duy kinh tế phải biết “cách làm ăn” và phải biết tự tìm lấy công ăn việc làm .
Cơ chế thị trường đòi hỏi người quản lý tìm hiểu thị trường tìm đầu vào,
tìm đầu ra, tìm kiếm và bố trí các nguồn lực để hoạt động, phải luôn thay đổi
mẫu mã, mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu thị trường . Bởi vậy, đòi hỏi nhà
quản lý phải luôn năng động sáng tạo
Chủ trương “mở cửa” của nhà nước, đây là điều thuận lợi cung cấp thông
tin phục vụ sản xuất kinh doanh, và có thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại

thông qua các hình thức chuyển giao công nghệ, Trong khi đó đội ngũ lao động
hiện nay của chúng ta hầu như chưa đủ trình độ và phong cách để giao lưu, làm
ăn với các công ty của các nước cũng như để xây dựng một nền sản xuất, dịch
vụ hiện đại của nhà nước trong cơ chế thị trường. Do vậy, việc bồi dưỡng, đào
tạo đội ngũ lao động hiện có đang là một vấn đề cấp bách và nóng hổi hiện nay.
Đòi hỏi của sản xuất kinh doanh trong những năm tới (đến năm 2000 và
2010) đối với đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp nước ta là: đạt tỷ lệ cân đối
hơn về số lượng giữa các loại lao động kỹ thuật và nâng cao chất lượng để có
thể vận hành sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Như vậy yêu cầu đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật có hiểu biết kỹ thuật,
và kỹ năng cao, có sức khỏe để vận hành được các máy móc và phương tiện tiên
tiến có đạo đức lao động tốt. Còn yêu cầu đối với đội ngũ lao động quản lý là:
có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức quản lý hiện đại, có ngoại ngữ
đủ để giao tiếp bình thường trong công việc, thành thạo các kỹ năng quản lý
hiện đại, có đạo đức lao động và đạo đức kinh doanh tốt.
II.1.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực.
Hiện nay giữa thực trạng nguồn nhân lực so với yêu cầu đặt ra ở nước ta
cồn một khoảng cách quá xa0, có thể nêu thực trạng nguồn lao động trong các
doanh nghiệp hiện nay như sau:
Một là, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề còn rất thiếu so
với nhu cầu ( hiện nay chỉ có 13% so với tổng số lao động) và đang tồn tại mất
cân đối nghiêm trọng về tỷ lệ giữa các loại lao động kỹ thuật (tỷ lệ thực tế là
một kỹ sư/1,6 trung cấp và 3 công nhân, trong đó ở các nước phát triển, tỷ lệ
này là một kỹ sư / 3 trung cấp và 10 công nhân. Việc hình thành các khu công
nghiệp khu chế xuất ngày càng tăng thêm tình trạng đó .
Về nguồn lao động theo kết quả điều tra của Bộ lao động - thương binh và
xã hội năm 1996, số người trong độ tuổi lao động và là nhân khẩu thường trú từ
15-60 tuổi có 48,4 triệu người trong đó nhóm tuổi từ 15-24 có 13,7 triệu và
nhóm từ 25-34 có 11.6 triệu . Xét về lực lượng lao động về chuyên môn kỹ
thuật và công nghệ trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, thì trong tổng số

35,8 triệu ngươì ( trong độ tuổi lao động) số có trình độ trên đại học là 11.561
người , cao đẳng và đại học 816.098 người công nhân có trình độ sơ cấp
636,246 người và số không có trình độ chuyên ôn kỹ thuật , là lao động giản
đơn gồm 31.452198 người. Xét về phân bố số lao động này cho thấy , ở khu vực
đô thị, trên đại học có 9176 người , ở nông thôn chỉ có 2.393 người ( đô thị gấp
4 lần so với nông thôn). Số cao học và đại học ở đô thị có 560.097 người. còn ở
nông thôn chỉ có 256.008 người ( đô thị gấp 2 lần nông thôn) . Số công nhân kỹ
thuật có bằng cấp ở đô thị là 444.692 người ( số này chênh lệch không lớn giữa
2 khu vực ). Trong khi đó số người có trình độ chuyên môn sơ cấp ở đô thị chỉ
có 183.418, còn ở nông thôn lại tới 452.831 người . Tổng số lao động giản đơn
ở nông thôn có tới 26.771.862 người , trong khi ở đô thị chỉ là 4680333 người
( nông thôn gần gấp 6 lần đô thị)
Từ thực tế trên ta có nhận xét sau:
- So với trước đây , số lao động kỹ thuật có tay nghề chuyên môn cao trong
phạm vi cả nước đã tăng nhiều về số lượng và chất lượng , đặc biệt là số công
nhân kỹ thuật trong nhóm tuổi trẻ từ 20-34 tuổi.
- Có sự phân bố không đều hoặc mất cân đối giữa nông thôn và đô thị
- Số có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học tuy đã tăng lên nhiều về
số lượng nhưng thực tế chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho CNH,HĐH.
- Riêng số công nhân kỹ thuật hoặc số cán bộ kỹ thuật trung cấp đã tăng
lên về số lượng nhưng cũng còn qúa ít so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế
quốc dân, đặc biệt có sự mất cân đối giữa cán bộ đại học, cán bộ trung học dvà
công nhân kỹ thuật.
Hai là, trình độ tay nghề của công nhân nói chung còn thấp, chưa đáp ứng
được yêu cầu vận hành máy móc kỹ thuật hiện đại để có thể cho ra sản phẩm có
khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới ( số công nhân bậc 1 bậc 2 chiếm
51% so với tổng số công nhân , số công nhân bậc cao cũng chưa có tay nghề
thực tế tương xứng với cấp bậc)
Ba là,thái độ chấp hành kỷ luật lao động của công nhân còn kém, công
nhân chưa quen với tác phong công nghiệp và đặc biệt, ở nhiều doanh nghiệp

công nhân có tâm lý không muốn nâng bậc( vì nếu nâng bậc phải làm công việc
bậc cao hơn sẽ không đảm bảo năng suất, thu nhập sẽ bị giảm)
Bốn là, đội ngũ lao động quản lý tuy không thấp về trình độ sản xuất
nhưng năng lực thực tế cũng chưa tương xứng, chưa đáp ứng được nhu cầu của
công việc hiện tại; chưa được trang bị kiến thức quản lý kinh tế, quản trị kinh
doanh trong điều kiện kinh tế thị trường; chưa được đào tạo để có được những
kỹ năng quản lý hiện đại; tác phong làm việc về cơ bản là chưa thay đổi.

×