Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư từ trung quốc vào việt nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại mỹ trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.59 KB, 29 trang )

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm đầu tư
- Kinh tế học: đầu tư có nghĩa là chi tiêu cho những hàng hóa vốn mới từ đó tạo việc làm
và tăng trưởng kinh tế.
- Tài chính: đầu tư là mua hoặc sở hữu một tài sản tài chính với kỳ vọng thu được lợi ích
tương lai dưới dạng thu nhập hay lợi nhuận có được từ các khoản đầu tư.
- Pháp luật đầu tư: tập trung vào vấn đề sở hữu/tài sản không kể tới bản chất sản xuất
hay tài chính của đầu tư, từ đó xác định phạm vi tài sản được điều chỉnh bởi công cụ pháp
lý.
- “An investment is the current commitment of money or other resources in the
expectation of reaping future benefits.” (Z. Bodie, A. Kane and A. J. Marcus,
Investments, 8th edition, Mc Graw-Hill Irwin, 2009)
- “A sum of money or other resources (including e.g. knowledge or time) spent with the
expectation of getting a future return from it.” (UNCTAD, Virtual institute teaching
Material on Economic and legal aspects of Foreign Direct Investment, United Nations:
New York and Geneva, 2010)
- Samuelson và Nordhaus: hy sinh tiêu dùng hiện tại nhằm tăng tiêu dùng trong tương
lai
- Từ điển Econterms: đầu tư là việc sử dụng nguồn lực với mong muốn tăng năng lực
sản xuất hoặc tăng thu nhập trong tương lai
- Luật Đầu tư của Việt Nam 2005 (điều 3): Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các
loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư –
kinh doanh theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan theo quy định của Việt
Nam.
 Kết luận: Đầu tư là sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định nhằm thu lại lợi
nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế - xã hội
+ Đầu tư quốc tế: Là hình thức di chuyển vốn từ nước này sang nước khác để tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích thu lợi
nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế, xã hội.



1


+ Đầu tư nước ngoài: Là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào nước tiếp nhận
đầu tư để thực hiện một hoạt động nào đó nhằm thu lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế-xã
hội.
1.1.2. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment)
- FDI as “an investment that is made to acquire a lasting interest in an enterprise
operating in an economy other than that of the investor, the investor’s purpose being to
have an effective voice in the management of the enterprise’ Balance of Payments
Manual: 5th Edition(BPM5) (Washington, D.C., IMF, 1993)
- IMF(Cán cân thanh toán 1993)
FDI là đầu tư để đạt lợi ích/lợi nhuận lâu dài dựa trên hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư
có tiếng nói trọng lượng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp.
- Detailed Benchmark Definition of FDI: 3rd Edition (BD3) (Paris, OECD, 1996)
Foreign direct investment reflects the objective of obtaining a lasting interest by a
resident entity in one economy (‘‘direct investor’’) in an entity resident in an economy
other than that of the investor (‘‘direct investment enterprise’’)
- OECD
FDI nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt
là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh
nghiệp nói trên bằng
- Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản
lý của chủ đầu tư.
- Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có
- Tham gia vào một doanh nghiệp mới
- Cấp tín dụng dài hạn > 5 năm
- FDI as ‘an investment involving a long-term relationship and reflecting a lasting interest

and control of a resident entity in one economy (foreign direct investor or parent
enterprise) in an enterprise resident in an economy other than that of the foreign direct
investor (FDI enterprise, affiliate enterprise or foreign affiliate)’ (The United Nations
1999 World Investment Report (UNCTAD, 1999)
- FPI as an investment characterized by being short-term in nature and involving a high
turnover of securities
- UNCTAD (WIR 1999)
FDI là đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài và sự kiểm
soát của chủ thể trong nền kinh tế
- Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam (điều 3):
2


“Đầu tư trực tiếp” là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý
hoạt động đầu tư – kinh doanh;
“Đầu tư nước ngoài” là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào Việt Nam vốn bằng tiền,
tài sản hợp pháp để tiến hành hoạt động đầu tư.

 Kết luận: FDI là hoạt động đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư bỏ toàn bộ hay
một phần vốn đủ lớn để giành quyền kiểm soát và tham gia kiểm soát hoạt động
đầu tư ở nước khác nền kinh tế nước chủ đầu tư.
1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đầu tư tư nhân
- Tỷ lệ vốn góp
- Quyền kiểm soát
- Thu nhập không ổn định
- Chuyển giao công nghệ
1.3. Phân loại FDI
 Theo cách thức xâm nhập
+ Đầu tư mới (greenfield investment): Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng một

cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư. Hình thức này thường được các
nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm và giá
trị gia tăng cho nước này.
+ Mua lại và sáp nhập (merger & acquisition): chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp
nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư.
 Theo hình thức pháp lý
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC):là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư
nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập
pháp nhân.
+ Liên doanh: là DN được thành lập tại VN trên cơ sở HĐ liên doanh ký giữa 2 hoặc
nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại VN.
+ 100% vốn nước ngoài: DN thuộc sở hữu của nhà ĐTNN, do NĐTNN thành lập tại VN,
tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
+ Hình thức khác: BOT, BTO, BT
 Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận
đầu tư
3


+ Đầu tư theo chiều dọc (vertical investment)
• Backward vertical investment
• Forward vertical investment
+ Đầu tư theo chiều ngang (horizontal investment)
+ Đầu tư hỗn hợp (conglomerate investment)
 Theo định hướng của nước nhận đầu tư
+ FDI thay thế nhập khẩu
+ FDI tăng cường xuất khẩu
+ FDI theo các định hướng khác của Chính phủ
 Theo định hướng của chủ đầu tư
+ Đầu tư phát triển (expansionary investment)

+ Đầu tư phòng ngự (defensive investment)
2. Môi trường đầu tư
2.1. Khái niệm
Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá xã
hội và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có liên
quan, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và
ngoài nước khi đầu tư vào quốc gia đó.
2.2. Các yếu tố cấu thành
2.2.1. Khung chính sách liên quan đến FDI
+ Ổn định về chính trị - xã hội.
+ Khung chính sách vòng trong.
+ Khung chính sách vòng ngoài.
2.2.2. Các yếu tố kinh tế
+ Định hướng thị trường.
+ Định hướng nguồn lực.
+ Định hướng hiệu quả.
4


+ Định hướng tài sản chiến lược.
2.3. Các yêu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
+ Xúc tiến đầu tư.
+ Ưu đãi đầu tư.
+ Phụ phí.
+ Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
3. Tổng quan chiến tranh thương mại
3.1. Khái niệm
Chiến tranh thương mại hay còn gọi là chiến tranh mậu dịch là hiện tượng trong đó hai
hay nhiều quốc gia tăng hoặc tạo ra thuế hoặc rào cản thương mại gồm giấy phép xuất
khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với ngành sản xuất trong nước/ nội địa, hạn chế

xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn
chế thương mại, và sự mất giá tiền tệ... nhằm đáp trả những rào cản thương mại của các
nước đối lập.
3.2. Đặc điểm của chiến tranh thương mại
- Đối tượng: Thường là Mỹ và các đồng minh của Mỹ (Nhật Bản, Châu Âu, Canada,…)
- Nguyên nhân: Do bất đồng về lợi ích kinh tế bắt nguồn từ hiệu ứng phân phối không
đồng đều trong quan hệ thương mại hai nước.
- Kết quả: Mục tiêu là lợi ích kinh tế nên Chiến tranh thương mại chỉ kết thúc khi đạt
được thỏa thuận giữa hai bên.
4. Khái niệm xu hướng
“Xu thế hay xu hướng (trend) là thành tố dài hạn, cơ bản trong số liệu về dãy số thời
gian, biểu thị hướng thay đổi dài hạn của một biến số. Có nhiều phương pháp để xác định
xu thế, chẳng hạn phương pháp phân tích hồi quy, số bình quân trượt”. (Nguyễn Văn
Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

5


PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
MỸ - TRUNG
1. Bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
1.1. Nội dung chính
Mỹ và Trung Quốc là những đối tác thương mại và đầu tư rất lớn của nhau. Vấn đề
thâm hụt thương mại Mỹ-Trung không đơn thuần chỉ là con số tuyệt đối đang tăng dần
theo thời gian.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang
lên mức cao. Trong đó, nguyên nhân sâu xa và cốt lõi theo nhiều chuyên gia có thể xuất
phát từ việc Chính quyền Mỹ muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc cả về mặt kinh
tế lẫn địa chính trị. Có rất ít khả năng Trung Quốc sẽ từ bỏ kế hoạch “Made in China
2025” nên việc Chính quyền Mỹ có thể làm chỉ là ngăn chặn cách thức thực thi kế hoạch

này của Trung Quốc cũng như luôn giữ lợi thế chủ động cho các doanh nghiệp công nghệ
Mỹ;
Cả Mỹ và Trung Quốc sẽ đều chịu thiệt hại khi chiến tranh thương mại leo thang
lên mức cao. Theo thời gian, khi doanh nghiệp và người dân Mỹ bắt đầu chịu tác động
tiêu cực từ cuộc chiến thương mại, mức độ ủng hộ về chính trị đối với chính quyền
Trump trong các quyết sách liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại sẽ giảm xuống.
Nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang lên quy mô toàn diện, cơ
hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai
thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Ở các ngành hàng như lắp ráp đồ điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, hàng may
mặc, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, đồ gỗ nội thất..., Việt Nam có cơ
hội rất lớn trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ cũng như thu
hút thêm vốn FDI vào các ngành hàng này, qua đó tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải
thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam là cần quản lý chặt, tránh
hiện tượng hàng Trung Quốc “mượn” Việt Nam như một nước trung chuyển để tìm
đường xuất khẩu sang Mỹ.

6


1.2. Tóm tắt diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Tham khảo chi tiết tại link: (Diễn biến cập nhật đến tháng 6/2019)

7


8


Nguồn: BVSC tổng hợp


9


2. Tác động của chiến tranh thương mại tới hoạt động FDI của Trung Quốc
- Năm 2018, FDI của Trung Quốc vào Mỹ giảm xuống chỉ còn 4,8 tỷ USD - mức giảm
đáng kể so với 29 tỷ USD vào năm 2017 và 46 tỷ USD vào năm 2018. Đầu tư FDI của
Trung Quốc vào Bắc Mỹ và châu Âu đã giảm 73%, mức thấp nhất trong 6 năm, kéo theo
xuất khẩu giảm kỉ lục và tăng trưởng kinh tế năm 2108 chỉ là 6,6%, mức thấp nhất trong
28 năm qua.
- Tăng trưởng FDI của Trung Quốc tăng nhẹ lên mức 54,61 tỷ USD trong 5 tháng đầu
năm 2019, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 5/2019, tổng vốn FDI vào Trung
Quốc tăng 4,6% lên 9,47 tỷ USD. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung
Quốc giảm 1%, xuống còn 44,54 tỷ USD.
- Theo UNCTAD, địa chính trị và căng thẳng thương mại còn có nguy cơ tiếp tục đè nặng
lên FDI trong năm 2019, báo cáo mới nhất cho thấy dòng vốn FDI toàn cầu giảm 13%
trong năm ngoái, xuống còn 1,3 nghìn tỷ USD từ 1,5 tỷ USD của năm 2018 và đây là
mức giảm liên tục trong năm thứ 3 liên tiếp.

PHẦN III: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH DÒNG VỐN ĐẦU TƯ
TỪ TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM
1. Thực trạng dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2010 – 2019
Trên thực tế, sự chuyển dịch dòng vốn từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực
Đông Nam Á đã diễn ra từ những năm qua, nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lần
này có thể coi là “cú hích” để sự dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn, trong đó vốn FDI
Trung Quốc chảy mạnh vào Việt Nam.
- Trước 2010, dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam khá khiêm tốn.
- 2011 - 2014, dòng vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi đáng kể (năm
2012 giảm mạnh xuống 312 triệu USD, năm 2013 tăng đột biến lên 2,3 tỷ USD)
- 2015 - 2018, Trung Quốc thường nằm trong tốp 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt

Nam (năm 2017 gần 2,17 tỷ USD và năm 2018 hơn 2,46 tỷ USD với 390 dự án mới, 90
dự án tăng vốn và gần 1.030 số lượt góp vốn - mua cổ phần doanh nghiệp trong nước)
- Năm 2019: Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 5 tháng đầu năm
2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 16,74 tỷ USD, tăng gần
70% so với cùng kỳ 2018. Đáng chú ý, vốn đầu tư từ Trung Quốc cũng tăng mạnh, đạt 2
10


tỷ USD ở tất cả hợp phần, trong đó, riêng phần đăng ký cấp mới là 1,56 tỷ USD với 233
dự án, tăng 450% so với con số 280 triệu USD của cùng kỳ 2018.
- Trung Quốc “đổ” gần 7,1 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam, vượt qua số vốn của Hàn
Quốc, Nhật Bản hay Singapore. Cụ thể, các nhà đầu tư đến từ lãnh thổ Hồng Kông (thuộc
Trung Quốc) đầu tư hơn 5,08 tỷ USD vào Việt Nam với hơn 113 dự án cấp mới, 31 dự án
tăng vốn thêm và 57 dự án góp vốn mua cổ phần. Các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đại
lục cũng đầu tư hơn 2,02 tỷ USD vào Việt Nam.
- Trong 7 tháng năm 2019, Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, với
1.785,6 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Hàn Quốc
1.473,4 triệu USD, chiếm 17,8%; Nhật Bản 1.123,7 triệu USD, chiếm 13,6%; Đặc khu
Hành chính Hongkong (Trung Quốc) 991,6 triệu USD, chiếm 12%; Singapore 942,9 triệu
USD, chiếm 11,4%; Đài Loan (Trung Quốc) 359,1 triệu USD, chiếm 4,34%... Vốn FDI
đổ nhiều nhất vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký của các dự án
được cấp phép mới đạt 6.059 triệu USD, chiếm 73,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn FDI từ Trung Quốc và các đối tác lớn khác trong 5 tháng đầu
năm 2019. Đơn vị: Triệu USD.
2. Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trước làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư
từ Trung Quốc
11



2.1. Cơ hội
- Thứ nhất, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp nhận dòng FDI dịch chuyển từ Trung
Quốc. Trước khi xảy ra tranh chấp thương mại, xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi
Trung Quốc đã diễn ra do chi phí nhân công, bảo hiểm và giá thuê mặt bằng của Trung
Quốc ngày càng tăng, quy định về kiểm soát môi trường chặt chẽ hơn cùng với nhu cầu
tiếp cận các thị trường mới. Khi tranh chấp Mỹ - Trung diễn ra, xu hướng này ngày càng
phát triển và Việt Nam có thể tận dụng để thu hút dòng FDI trên thế giới.
- Thứ hai, xu hướng dịch chuyển FDI khỏi Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh nền
tảng kinh tế vĩ mô và các yếu tố địa chính trị khác của Việt Nam đang thuận lợi cho
thu hút FDI. Các yếu tố thu hút nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: môi trường địa chính trị
thuận lợi; nền kinh tế tăng trưởng tốt, lạm phát được giữ ở mức thấp; nguồn lao động dồi
dào, chi phí nhân công thấp so với các quốc gia trong khu vực, thị trường nội địa tiềm
năng.
- Thứ ba, triển vọng gia tăng dòng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường
Mỹ, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Một số mặt hàng như may mặc,
hàng điện tử gia dụng, đồ nội thất và các mặt hàng chế biến chế tạo khác (đồ chơi trẻ em,
đồ dùng thể thao, …) có cơ hội tăng thêm đơn hàng tại thị trường Mỹ, từ đó khuyến
khích các doanh nghiệp mở rộng hoạt động đầu tư của mình.
- Thứ tư, trong ngắn hạn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản
xuất từ nguồn cung hàng hóa trung gian giá thấp của Trung Quốc. Bởi các doanh
nghiệp FDI Việt Nam hiện nay vẫn đang phụ thuộc rất lớn từ nguồn nhập khẩu Trung
Quốc. Năm 2018, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu hơn 38,3 tỷ USD máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện, 14,2 tỷ USD điện thoại các loại và linh kiện, trong đó khoảng
40% là nhập khẩu từ Trung Quốc
- Thứ năm, trong trường hợp tranh chấp thương mại Mỹ - Trung leo thang mạnh và
dòng vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam có khả năng tăng cao sẽ tạo điều kiện để
Việt Nam thu hút FDI có chọn lọc. Các dự án FDI gần đây tuy có đóng góp quan trọng
cho nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: các dự án chủ yếu có
quy mô nhỏ, công nghệ thấp, lạc hậu, ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động; mối liên
kết, tương tác giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước thiếu chặt chẽ,… Vậy

nên chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ là cơ hội để Việt Nam khắc phục những hạn
chế đang tồn tại của dòng vốn FDI tại nước ta.
2.2. Thách thức
12


- Thứ nhất, dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào có thể khiến Việt Nam trở thành cứ điểm
hàng hoá để các DN nhập khẩu hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ,
châu Âu, khiến Việt Nam vi phạm cam kết xuất xứ hàng hoá. Từ đó các quốc gia này có
thể kiện Việt Nam về trợ giá, bán phá giá.
- Thứ hai, làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào sẽ tạo áp lực với DN trong nước. Thời gian
qua chúng ta đạt được nhiều thoả thuận thương mại với các quốc gia, nếu DN nội không
chuẩn bị tốt và cạnh tranh tốt thì các DN nước ngoài vô hình trung được hưởng lợi.
- Thứ ba, dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra và ngày càng
phức tạp và khó đoán định, thời gian tới có thể Trung Quốc sẽ tiếp tục phá giá đồng NDT
để bảo hộ hàng sản xuất trong nước, vì vậy Việt Nam cần theo dõi và can thiệp chính
sách khi cần thiết.

PHẦN IV: PHÂN TÍCH CASE MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
TRUNG QUỐC ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
1. Một số doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vốn vào Việt Nam
Trung Quốc rót 1,3 tỷ USD đầu tư các dự án mới vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm
2019.
Hiện Trung Quốc đang đầu tư nhiều nhất vào Tây Ninh với 13 dự án, vốn đăng ký 514
triệu USD. Địa phương đứng thứ 2 là Tiền Giang với gần 360 triệu USD. Tiếp đến là
Bắc Giang, TP. HCM và Hà Nội. Hầu hết các dự án đổ vào ngành công nghiệp chế
biến chế tạo.
● Dự án nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam (tổng vốn
đầu tư 220 triệu USD) đươc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh.
+ Nhà máy Billion nằm ở KCN Phước Đông, Gò Dầu, Tây Ninh. Diện tích 32 ha,

sản xuất sản phẩm chính là sợi polyester và hạt polyester, tổng sản lượng hàng
năm đạt 700.000 tấn.Tất cả các thiết bị sản xuất chính đều được nhập khẩu từ nước
ngoài, khả năng tự động hóa cao, dẫn đầu về khả năng phân phối, kho bãi hiện đại,
có giá trị bảo vệ môi trường.
+ Ricons là Tổng thầu thi công của dự án quy mô 184.000 m² trong thời gian 7
tháng.
+ Sau khi đi vào sản xuất, ước tính số lượng công nhân viên lên đến hơn 3.000
người, trong tương lai sẽ trở thành nhà cung cấp sợi polyester và hạt polyester có
quy mô lớn nhất ở Việt Nam.

13


● Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Lan Sơn và nhà máy nhựa Khải
Hồng Việt (tổng vốn đầu tư 150 triệu USD) do Công ty Wenzhou Hendy
Mechanism and Plastics Co., Ltd (Trung Quốc) đầu tư tại Bắc Giang.
● Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư
đăng ký 280 triệu USD đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn
thép TBR.
● Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4
triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,ltd (Trung Quốc) đầu tư với
mục tiêu sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang.
2. Lý do Việt Nam được chọn làm nơi dịch chuyển của các nhà đầu tư tại Trung
Quốc
Lý do lớn nhất để các doanh nghiệp chuyển dịch nhà máy sản xuất của mình từ Trung
Quốc sang Việt Nam đó chính là tránh những tác động tiêu cực của chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung đến hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty, đặc biệt là tránh việc áp
dụng thuế quan của Mỹ đối với một số mặt hàng từ Trung Quốc. Vậy một câu hỏi đặt ra
là tại sao các doanh nghiệp lại chọn lựa Việt Nam mà không phải các quốc gia khác trong
khu vực hay trên thế giới? Dưới đây là một số điểm nổi bật của môi trường đầu tư Việt

Nam so với các nước khác để thu hút doanh nghiệp FDI đẩy mạnh dây chuyền sản xuất
tại Việt Nam.
2.1. Khung chính sách liên quan đến FDI
* Quy định liên quan trực tiếp:
-

Chính sách về đầu tư kinh doanh (Điều 5 Luật Đầu tư 2014)
Luật và các quy định điều chỉnh thâm nhập và hoạt động (Điều 15, 16 Luật Đầu tư
2014)
- Luật Chuyển giao công nghệ ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài (2017)
- Tiêu chuẩn đối xử: NT, MFN
- Các hiệp định đầu tư quốc tế: CPTPP (TPP11), ASEAN – Trung Quốc (ACFTA),
EVFTA
* Quy định liên quan gián tiếp:
- Chính sách thuế:
+ Hiệp định CPTPP có nhiều ưu đãi về thuế trong các nước ký kết hiệp định và có
nhiều loại thuế được xóa bỏ: thuế nhập khẩu trong các quốc giá ký kết CPTPP, xóa
bỏ thuế theo lộ trình 3-7 năm, đặt hạn ngạch thuế quan.
14


+ Việt Nam ký kết nhiều hiệp định FTA đồng nghĩa với việc chính sách về thuế sẽ
ưu đãi hơn, thậm chí thuế giảm về 0%
- Chính sách thương mại
- Chính sách tác động đến ổn định kinh tế-chính trị-xã hội: chính sách tiền tệ, chính sách
tỷ giá, chính sách lao động, đất đai, tăng cường năng lực tài chính và khoa học công
nghệ…
2.2. Các yếu tố kinh tế
* Định hướng thị trường:
-


Quy mô dân số: 96,2 triệu người, là quốc gia đông dân thứ 15 thế giới, thứ 3 ĐNA
và có tỷ lệ cư dân thành thị thấp hơn so với tốc độ đô thị hóa (1/4/2019)
- Thu nhập bình quân/ người: 2587 USD (năm 2018)
- Năm 2018, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08% cao nhất kể từ năm
2008, thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế
giới. 6 tháng đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,76%, dự kiến GDP cả
năm có thể đạt mức 6,86%, trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông
Nam Á năm 2019.
- Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu: 13 FTA đã được ký với Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU,...ngoài ra còn có các FTA thế hệ mới như
CPTPP (TPP11), và gần đây nhất là EVFTA (ký kết ngày 30/6/2019)
- Thị hiếu của người tiêu dùng: Người Việt Nam thường đa dạng trong hành vi tiêu
dùng, ưa chuộng xu hướng và thử những sản phẩm mới.
* Định hướng nguồn lực:
-

Việt Nam nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu phong phú, sẵn có như than,
boxit, thiếc, vàng, ….
- Cơ sở hạ tầng: đang phát triển khá mạnh nhờ thu hút các nguồn đầu tư từ FDI,
ODA (hệ thống giao thông, sân bay, điện,...)
- Lao động có kỹ năng: khoảng hơn 11 % lao động tay nghề cao, có trình độ.
* Định hướng hiệu quả:
-

Chi phí lao động trung bình: 216 USD/tháng, tương đối rẻ, dồi dào và dân số trẻ
nên lượng người trong độ tuổi lao động chiếm 57,3% dân số cả nước.
Năng suất lao động (giá trị gia tăng trên mỗi công nhân): 10 500 USD
Chi phí các yếu tố đầu vào trung gian: chi phí logistic chiếm khoảng 20,9% GDP

15


* Định hướng tài sản chiến lược: Sự sẵn có của các tài sản riêng của các công ty: năng
lực công nghệ, đổi mới và marketing, thương hiệu.
2.3. Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
* Chính sách xúc tiến đầu tư:
-

Đưa ra danh sách các dự án ưu tiên cần huy động vốn FDI.
Tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng. Các biện pháp phổ biến được sử
dụng là: phát hành sách quảng cáo, các trang web điện tử và tổ chức các cuộc hội
thảo giới thiệu ở nước ngoài.
* Ưu đãi đầu tư:
-

Ưu đãi về chính sách tài chính (Ưu đãi thuế)
Ưu đãi về chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo,
dạy nghề,...
* Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh :
-

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo, đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư, đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao
* Phụ phí: Năm 2018, Việt Nam đạt 33/100 điểm

PHẦN V: XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN DÒNG ĐẦU TƯ TỪ
TRUNG QUỐC VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM
1. Phân tích xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam

1.1. Nhận định chung
Theo các chuyên gia kinh tế, lượng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đang
gia tăng nhanh chóng khi nước ta chính là một trong những đích đến của chiến lược “Một
vành đai, một con đường” do Trung Quốc tích cực vận động.
“Việt Nam nằm trong nhóm hàng đầu các thị trường châu Á hưởng lợi lớn nhất từ
nhiều kịch bản của chiến tranh thương mại. Giả sử một nền kinh tế khu vực châu Á nắm
bắt được 1% lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ hay 1% lượng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Trung Quốc, GDP của thị trường đó sẽ tăng đáng kể. Và VN là quốc gia
đứng đầu trong các thị trường với tiềm năng tăng trưởng tăng tới 1,2%.” – Ngân hàng
HSBC

16


“Nhiều công ty bị áp thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác
tương tự ở châu Á.” - Donald J. Trump, Twitter 15/5/2019
“Các nền kinh tế như Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, và Việt Nam sẽ trở
thành 5 nước có sức mạnh thu hút các hãng sản xuất chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc
sang.” - Deloitte
“Khoảng ít nhất 30% doanh nghiệp Mỹ và gần 50% doanh nghiệp các quốc gia
khác tại Trung Quốc đang có ý định dịch chuyển đầu tư sang Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam. Thậm chí, một số doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang chuyển hoạt động
sản xuất sang Việt Nam.” - Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham)
1.2. Phân tích xu hướng cụ thể
a. Xu hướng dựa theo xuất xứ và quy mô doanh nghiệp
- Doanh nghiệp của Trung Quốc đầu tư vào Việt nam
Quy mô doanh nghiệp: các dự án lớn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực xây dựng cơ sở
hạ tầng, sản xuất hàng điện tử, còn lại thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ, may mặc, chế biến.
-


Doanh nghiệp của Trung Quốc đã đầu tư từ trước chiến tranh thương mại Mỹ Trung:
chuyển thêm vốn sang doanh nghiệp đặt tại Việt Nam hoặc đóng dừng hẳn hoạt động
ở Trung Quốc.
- Doanh nghiêp bắt đầu/dự định đầu tư vào Việt Nam do ảnh hưởng của Chiến tranh
thương mại Mỹ Trung.
Ngày càng nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đến thị trường Việt Nam. Trong
khuôn khổ chuyến công du tới Trung Quốc để tham dự Diễn đàn “Vành đai và Con
đường” (25/4/2019), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp khá nhiều tập đoàn
hàng đầu Trung Quốc. Chẳng hạn, Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc, Tập đoàn
Xây dựng Thái Bình Dương, Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc, Tập đoàn Bảo
hiểm Bình An, Alibaba, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc… đã bày tỏ mối quan tâm và
mong muốn đầu tư tại Việt Nam.
-

Doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy tại Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam: Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Quy mô doanh nghiệp: hầu hết là các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ điện
tử hoặc sản xuất hàng tiêu dùng có chuỗi cung ứng toàn cầu.
17


-

Chuyển hẳn hoạt động ở Trung Quốc vào Việt Nam.
Mở thêm cở sở tại Việt Nam để đa dạng thị trường và giảm thiểu rủi ro.

b. Xu hướng theo ngành đầu tư
 Sản xuất hàng điện tử: Điện, điện tử, thiết bị viễn thông, máy tính và linh
kiện.

Một công ty Trung Quốc khác là GoerTek tại tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc, chuyên
lắp ráp AirPods cũng đã tuyên bố sẽ dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam
nhằm tránh chiến tranh thương mại. Hai nhà cung cấp khác của Apple là Pegatron của
Đài Loan và Cheng Uei Precision Industry cũng lên kế hoạch mở rộng nhà máy tại nước
khác với lý do tương tự.
Hãng Yokowo vốn xuất khẩu tới 70% sản phẩm sản xuất tại các nhà máy của công ty ở
Trung Quốc đang nhanh chóng dịch chuyển dây chuyền sang Việt Nam. Doanh nghiệp
này đặt mục tiêu hoàn thành việc di dời vào cuối năm nay thay vì vào giữa năm 2020 như
kế hoạch ban đầu.
 Ngành dệt may và da giày, hàng tiêu dùng, nội thất
Cụ thể, ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam đã ký kết FTA với Liên minh châu Âu
(EU). Thuế suất đối với hàng vải sợi, da giày... của Việt Nam sang EU hiện ở mức 8% và
sẽ giảm về 0% sau 6 năm kể từ ngày thực thi. FTA giữa Việt Nam và EU cũng đơn giản
hóa Quy tắc xuất xứ (ROO) bằng quy tắc chuyển đổi kép. Đây là cơ hội rất lớn cho các
doanh nghiệp Trung Quốc, nếu muốn xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
- Ngành dệt may, Navigos cho rằng có nhiều lợi ích nhưng cũng không ít thách thức trước
các hiệp định thương mại tự do. Các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Trung Quốc,
và cả các công ty nội địa Trung Quốc thuộc lĩnh vực hàng dệt may, giày dép, đồ dùng thể
thao... có xu hướng chuyển các đơn hàng và hoạt động sản xuất các nhóm hàng này sang
các nước khác nhằm tránh đánh thuế cao. Trong khối ASEAN, Việt Nam được đánh giá là
tiềm năng và cạnh tranh nhất cho việc dịch chuyển của các doanh nghiệp này.
- Ngành sản xuất bao bì.
- Ngành sản xuất nguyên liệu thô: Sự di chuyển của các nhà máy sản xuất không những
tác động đến các mảng sản xuất thành phẩm mà còn tác động đến những nhà máy sản
xuất nguyên liệu thô trong chuỗi cung ứng. Công ty sản xuất polyester Zhejiang Hailide
18


New Material của Trung Quốc đã đầu tư tới 155 triệu USD để mở nhà máy đầu tiên tại
Việt Nam, dự kiến đi vào hoạt động giữa năm 2020. Theo kế hoạch, khoảng 20% doanh

số của nhà máy này sẽ đến từ xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
- Ngành sản xuất nội thất: Công ty Sintai Furniture của Trung Quốc sản xuất bàn ghế nội
thất đang chuyển 20% hoạt động sản xuất sang Việt Nam.
 Công nghiệp hỗ trợ ô tô, hàng hải, hàng không
Cuối tháng 4 vừa qua, chính quyền tỉnh Tây Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư cho Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng
ký 280 triệu USD. Hay tỉnh Tiền Giang đã cấp phép cho Dự án của Công ty TNHH Lốp
Advance Việt Nam (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD…
 Năng lượng tái tạo và thiết bị năng lượng
Dự án tăng vốn đầu tư lớn nhất tại Đồng Nai từ đầu năm đến nay là của Công ty
TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Đài Loan), với vốn đăng ký tăng thêm 92,7 triệu USD.
Được biết, Formosa đầu tư vào Đồng Nai từ năm 2001, với số vốn đăng ký ban đầu là
gần 450 triệu USD. Đến nay, doanh nghiệp này đã 6 lần tăng vốn, đưa tổng vốn đầu tư
lên hơn 1,5 tỷ USD, với nhiều ngành nghề như dệt may, nhựa, điện, xây dựng hạ tầng, xử
lý chất thải, cho thuê kho bãi.
c. Xu hướng theo hình thức đầu tư
Chủ yếu theo hình thức M&A, góp vốn, mua cổ phần.
“Trong quý I năm 2019 các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đã rót 5,87 tỷ USD vào Việt
Nam, trong đó 71% vào góp vốn, mua lại cổ phần doanh nghiệp Việt”. - Theo Cục đầu tư
nước ngoài
Đặc khu Hồng Kông có hơn 127 lượt góp vốn mua cổ phần, tổng số vốn 1,29 tỷ USD;
Trung bình mỗi lượt góp vốn 10 triệu USD.
Đài Loan có 506 lượt góp vốn mua cổ phần, tổng giá trị hơn 390 triệu USD; trung bình
mỗi lượt góp vốn 770.000 USD.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc đại lục, đặc khu
Hồng Kông, vùng lãnh thổ Đài Loan đạt 6,6 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư cấp mới chỉ đạt
19


hơn 4,2 tỷ USD, còn lại hơn 2,4 tỷ USD là vốn góp mua cổ phần doanh nghiệp (DN) Việt

Nam.
TÍNH TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
Trung Quốc “đổ” gần 7,1 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam, vượt qua số vốn của Hàn
Quốc, Nhật Bản hay Singapore. Cụ thể, các nhà đầu tư đến từ lãnh thổ Hồng Kông (thuộc
Trung Quốc) đầu tư hơn 5,08 tỷ USD vào Việt Nam với hơn 113 dự án cấp mới, 31 dự án
tăng vốn thêm và 57 dự án góp vốn mua cổ phần. Các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đại
lục cũng đầu tư hơn 2,02 tỷ USD vào Việt Nam.
Các phi vụ M&A từ Doanh nghiệp Trung Quốc thường diễn ra tập trung ở các ngành
sau: Công nghiệp sản xuất bao bì, dệt may, da giày, nông nghiệp.
Một số lĩnh vực khác như, lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu, thép xây dựng, điện
tử, điều, bất động sản, dịch vụ tài chính và lữ hành, thậm chí logistic... cũng được doanh
nghiệp Trung Quốc săn lùng để tìm cách mua lại hoặc tham gia cổ phần.
Thậm chí một số doanh nghiệp Trung Quốc cũng chọn đầu tư mới vào Việt Nam
Công ty sản xuất polyester Zhejiang Hailide New Material của Trung Quốc cũng đã
đầu tư đến 155 triệu USD cho nhà máy đầu tiên của họ ở Việt Nam, dự kiến đi vào hoạt
động vào cuối năm 2020.
Thống kê của Sở KH-ĐT Hải Phòng cho thấy từ đầu năm 2018 đến nay có thêm 29
doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký đầu tư mới vào TP này với tổng vốn đầu tư hơn 63
triệu USD (trên 1.400 tỉ đồng).
d. Xu hướng theo quy mô nguồn vốn
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, hiện có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư
tại Việt Nam, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư Trung Quốc đứng thứ 4 với 1,6 tỷ USD.
Một con số đang lưu ý là trong cơ cấu vốn đăng ký, hiện Trung Quốc nổi lên giữ vị trí
số một về số vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam trong 4 tháng qua với tổng số vốn đăng
ký cấp mới là 1,3 tỷ USD, số dự án cấp mới là 187 dự án.
Một số dự án lớn trong bốn tháng đầu năm 2019 của các nhà đầu tư Trung Quốc
đầu tư vào Việt Nam có thể kể tên như Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR,
tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh
20



với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR; Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt
Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment
co.,ltd đầu tư với mục tiêu Sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại
Tiền Giang…
Tuy nhiên, trên thực tế, con số 1 tỷ USD vẫn là khiêm tốn so với tiềm năng thực sự của
nhà đầu tư Trung Quốc, vốn luôn đứng đầu về đầu tư ra nước ngoài ở châu Á.
e. Xu hướng theo địa điểm đầu tư
Tập trung ở các khu chế xuất, khu công nghiệp trọng điểm của cả nước như: KCN
Nam Đình Vũ, Hải Phòng; Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa; KCN VSIP Bình
Dương; KCN Tân Thuận TP Hồ Chí Minh; KCN Quế Võ, Bắc Ninh
Thống kê của Sở KH-ĐT Hải Phòng cho thấy từ đầu năm 2018 đến nay có thêm
29 doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký đầu tư mới vào TP này với tổng vốn đầu tư hơn 63
triệu USD (trên 1.400 tỉ đồng).
Thống kê của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh
Thanh Hóa, đến nay trong tổng số 47 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, đang sản xuất
hàng hóa tại tỉnh Thanh Hóa thì có tới 19 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.
1.3. Kết luận:
-

Đánh giá: Sự chuyển dịch là ổn định và dài hạn, Việt Nam cần nắm bắt những cơ
hội để thu hút FDI, đồng thời ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn.
Rủi ro:

Hình 1: Các hệ lụy, rủi ro trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn FDI
từ Trung Quốc vào Việt Nam
2. Giải pháp của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trước làn sóng chuyển dịch
FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam
21



2.1. Giải pháp của Chính phủ trước làn sóng chuyển dịch FDI từ Trung Quốc vào Việt
Nam
a. Kế hoạch thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam
 Hoàn thiện khung chính sách
- Xác định chính sách theo thời gian: Ngắn hạn và dài hạn: Hoàn thiện cơ cấu kinh tế thị
trường thực chất (Không phá giá tiền tệ, không trợ cấp ngành cơ bản).
- Xác định các mục tiêu của chính sách
- Xác định các loại chính sách
+ Luật đầu tư công cần được thống nhất và hoàn thiện.
+ Luật đầu tư theo cấp: Do tư duy nhiệm kỳ ngắn hạn của các nhà lãnh đạo địa phương.
Tạo khung chính sách chung cho phép các địa phương chủ động hơn trong các chính
sách ưu đãi phù hợp với nhu cầu của địa phương mình.
 Chính sách thuế, tiền tệ, tỷ giá hối đoái:
Theo chính phủ: Ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” như là
quan điểm xuyên suốt trong điều hành.
Theo các nhà Kinh tế học: Sau khi chiến thương mại bùng phát, với việc đồng Nhân
dân tệ mất giá mạnh, nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam đề xuất chính phủ cần phải có
những giải pháp ứng phó thích hợp. Đáng kể nhất là các đề xuất về việc Ngân hàng Nhà
nước cần phải đi trước một bước bằng cách phá giá tiền đồng để tăng khả năng cạnh
tranh của hàng xuất khẩu.
 Chính sách bảo hộ đầu tư: hướng dẫn về bảo vệ đầu tư để ngăn chặn các hiệu
ứng ràng buộc tiêu cực và hồi tố của các điều luật và quy định mới đối với các
dự án hiện nay.
 Luật An Ninh Mạng: Lưu trữ dữ liệu cục bộ cản trở đầu tư vào Việt Nam
Để ứng phó với việc hàng tiêu dùng và nông sản của Trung Quốc và Mỹ tràn vào Việt
Nam do tác động của chiến tranh thương mại, chính phủ Việt Nam có thể chủ động hỗ trợ
22



các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong việc tiếp cận vốn và
xây dựng các thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Chính phủ cũng có thể áp dụng
các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe hơn và khuyến khích phát triển các sản
phẩm nông sản sạch, chất lượng cao để đối đầu với hàng Trung Quốc.
 Xúc tiến các hiệp định thương mại: gần nhất là EVFTA (tháng 7)
Nhân sự: Nguồn nhân sự cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam
Báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao quý I/2019 của Navigos
Search mới đây khẳng định, làn sóng dịch chuyển các dây chuyền, nhà máy từ Trung
Quốc tiếp tục đổ dồn vào thị trường Việt Nam, đặc biệt ngành công nghiệp phụ trợ, ngành
gỗ nội thất.
Đặc biệt yêu cầu về ngoại ngữ là tiếng Trung.
 Cải thiện các dự án Hạ tầng trọng điểm
Theo ghi nhận từ đơn vị nghiên cứu này, sự hình thành các đường cao tốc phía Bắc,
dẫn tới nhiều khu công nghiệp ra đời, thu hút các nhà đầu tư như: Samsung và các nhà
cung ứng của Samsung, Kyocera Milta, Nestle, Panasonic, Toto… Tương tự, hàng loạt
nhà đầu tư (Bosch, Nidec, Schneider, Bayer, Cargill, Pepsi, Nestle…) cũng di dời nhà
máy vào các khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…
Xu hướng này cho thấy sự thành công trong việc cải thiện các dự án hạ tầng trọng
điểm như những tuyến đường cao tốc mới, mở rộng các cảng biển và sân bay, đã thu hút
các chủ đầu tư khu công nghiệp xây dựng mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp gần
các cơ sở hạ tầng này, và đổi lại, các chủ đầu tư khu công nghiệp có thể giới thiệu các dự
án cơ sở hạ tầng mới này như một phần của đề nghị của họ để thu hút các khách thuê từ
Trung Quốc. Dù hiện tại nguồn cung nhà xưởng cao tầng còn hạn chế, đây có thể sẽ là
một xu hướng mới khi Việt Nam mong muốn thu hút các ngành công nghệ cao và công
nghiệp nhẹ vốn đòi hỏi nhà xưởng chất lượng cao.
b. Lựa chọn Dự án công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường
Quan điểm này cũng đã một lần nữa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tới các
nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà đầu tư Trung Quốc.


23


Theo đó, sau khi tiếp ông Jonathan Choi, Chủ tịch Tập đoàn Sunwah (Hồng Kông),
đồng thời là Chủ tịch Phòng Thương mại Hồng Kông - Việt Nam và ông David Chow
Kam Fai, Chủ tịch Tập đoàn Legendale (Macau) và nghe các nhà đầu tư này chia sẻ các
kế hoạch “kéo” các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam, Thủ tướng bày tỏ sự đồng tình,
ủng hộ. Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng không quên nhấn mạnh rằng, Việt
Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu, có tiềm lực, có công nghệ
cao, không gây ô nhiễm môi trường.
Thông tin cho biết, Sunwah tới đây sẽ tổ chức một đoàn quy mô lớn các doanh nghiệp
từ Quảng Đông sang xúc tiến đầu tư tại Việt Nam. Còn Legendale thì đang muốn đầu tư
vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và du lịch tại Việt Nam.
Tương tự, sau khi nghe các tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc, Xây dựng Thái
Bình Dương, Xây dựng năng lượng Trung Quốc, Tập đoàn Bảo hiểm Bình An, Alibaba…
chia sẻ mong muốn đầu tư các dự án hạ tầng, năng lượng… tại Việt Nam, Thủ tướng vui
mừng cho biết, đây là những lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhiều tiềm năng để phát triển
và thu hút đầu tư.
“Các doanh nghiệp sẽ thành công nếu bảo đảm yêu cầu về môi trường, sử dụng công
nghệ hiện đại, bảo đảm tiến độ dự án, giá cả hợp lý. Việt Nam không chấp nhận công
nghệ cũ, lạc hậu”, Thủ tướng khẳng định.
Do đó, bên cạnh việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút
đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng cần sàng lọc, tiếp nhận các dự án đầu tư theo hướng
thu hút đầu tư vào các ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, thân thiện
môi trường.
c. Phát triển nội lực
 Các ngành ưu tiên
Từ năm 2014, Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2035 đã xác định bảu nhóm ngành công nghiệp ưu tiên, gồm cơ khí và luyện
kim; hoá chất; chế biến nông-lâm-thủy sản, dệt may, da giày, điện tử viễn thông; năng

lượng mới và năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên với nguồn lực có hạn, cần thu hẹp ngành mũi nhọn và ưu tiên để thu hút hỗ
trợ từ các nhà đầu tư hiệu quả.
24


Các ngành Việt Nam đang phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và khuyến
khích doanh trong lĩnh vực này. Điều này được thể hiện rõ qua việc tập trung phát triển
các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đồng thời, việc
tham gia vào 16 hiệp đinh thương mại tự do (FTA), cũng như CPTPP cũng góp phần cải
thiện môi trường kinh doanh cũng như thu hút đầu tư mạnh mẽ.
 Chủ động đề ra chính sách phát triển Công nghiệp phụ trợ
Mục tiêu giảm thiểu sự phụ thuộc từ doanh nghiệp nước ngoài, tập trung thu hút FDI
với các ngành thực sự cần thiết.
Việt Nam không có sự đầu tư về công nghiệp phụ trợ vì nhiều lý do, trong các lý do
bao gồm không có sự kết hợp về kế hoạch, lẫn hỗ trợ về vốn, kỷ thuật, và ưu đãi thuế cho
doanh nghiệp trong nước.
“Tạo một môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng và tôn trọng các doanh nghiệp tư
nhân đặc biết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về định hướng chính sách cần thiết kích cầu
cho sự phát triển doanh nghiệp SI trong nước bằng cách tạo điều kiện cho các đối tượng
này tham gia cung cấp linh kiện bộ phận cho vào lĩnh vực xây dựng phát triển hạ tầng
bao gồm cả đường xá, cầu cảng, nhà ở trong nước, chú trọng phát huy nội lực. Điểm thứ
ba tôi muốn nói tới là cần có một hiệp hội doanh nghiệp SI. Vấn đề là một tổ chức hiệp
hội thực sự, tự các doanh nghiệp tập họp nhau lại và tổ chức lên” - Đỗ Mạnh Hồng, công
tác tại Đại học Obirin (Tokyo, Nhật Bản).
2.2. Giải pháp của Doanh nghiệp trước làn sóng chuyển dịch FDI từ Trung
Quốc vào Việt Nam
Chủ động đưa ra nhiều kịch bản đối phó cạnh tranh với mặt hàng từ Trung Quốc; giảm
chi phí, tang năng suất; dự trữ đa dạng ngoại tệ thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào USD,
nên liên kết với các bạn hàng để đa dạng ngoại tệ thanh toán, hạn chế chuyển sang USD

và Nhân dân tệ.
Ông Trương Đình Tuyển (nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại):
Nâng cao trách nhiệm khi chọn nhà thầu
Những tác động xấu trong đầu tư ODA, hay các nhà thầu EPC của Trung Quốc, xuất phát
một phần từ cơ quan quản lý của Việt Nam. Trong khi đó, xu hướng đầu tư ra nước ngoài
của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, sẽ ngày càng tăng khi nước này đang ngày càng
25


×