Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tình hình thuế quan việt nam sau khi kí kết CPTPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.8 KB, 16 trang )

1. Đặt vấn đề
Thuế quan là tên gọi chung của hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế là thuế xuất khẩu
và thuế nhập khẩu, có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch. Trong bối cảnh toàn cầu hóa,
các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết theo đó các nước sẽ tiến hành cắt giảm và xóa
bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu
dịch tự do. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là hiệp định
CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bao gồm 11 nước thành viên là Ốt-xtrâyli-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xing-ga-po
và Việt Nam được ký kết nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cùng nhau tiến tới xây dựng một
khu vực thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương nhằm tăng cường hội nhập kinh tế khu vực.
Hiệp định nêu ra các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan trong CPTPP. Hiệp định đã có
hiệu lực với 6 nước từ 30/12/2018, còn với Việt Nam là từ 14/1/2019. Các nước tham gia ký kết
nói chung và Việt Nam nói riêng phải có những chính sách thay đổi thuế theo lộ trình phù hợp.
Bài nghiên cứu sau đây sẽ chỉ ra sự thay đổi của thuế quan Việt Nam sau khi ký kết Hiệp định
CPTPP, một số khó khăn trong việc điều hòa giữa yêu cầu của CPTPP và lợi ích doanh nghiệp
trong nước. Từ đó, nêu ra một số lưu ý cho lộ trình cắt giảm thuế trong tương lai.
Các phần tiếp theo bao gồm: (2) Giới thiệu về tổng quan thuế quan và Hiệp định CPTPP, (3)
Tình hình thuế quan Việt Nam trước khi ký kết CPTPP, (4) Thuế quan Việt Nam sau ký kết
CPTPP, (5)
2. Tổng quan về thuế và CPTPP
2.1.
Tổng quan về thuế quan


Thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế
nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế
xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu.
Tác động của thuế quan
-

Hiệu ứng tiêu dùng
Hiệu ứng sản xuất


Hiệu ứng thương mại
Hiệu ứng doanh thu
Hiệu ứng phân phối lại thu nhập

2.2.
Tổng quan về CPTPP
2.2.1. CPTPP là gì?
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là hiệp định CPTPP, là
một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. CPTPP bao gồm 11 nước thành viên là Ốtxtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xingga-po và Việt Nam.
Quá trình hình thành
-

Tháng 3/2010, Việt Nam tham gia vòng đàm phán chính thức đầu tiên của Hiệp định TPP,

-

khởi động tại thành phố Men-bơn, Ốt-xtrây-li-a.
Tháng 2/2016, Việt Nam cùng các nước thành viên ký kết Hiệp định TPP tại Niu Di-lân.
Tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi hiệp định TPP
Tháng 11/2017, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định

-

CPTPP với những nội dung cốt lõi.
Ngày 8/3/2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức
tham gia Lễ ký Hiệp định CPTPP tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê.

2.2.2. Nội dung chính của Hiệp định



Hiệp định CPTPP gồm 7 Điều và 1 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 nước gồm Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê,
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xing-ga-po và Việt Nam ký ngày
6/2/2016 tại New Zealand; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi
hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP ( gồm 30 chương và 9 phụ
lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng
về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cành Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.
20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2
nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7
Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên
biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy
nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong
Hiệp định CPTPP.

2.2.3. Thời điểm có hiệu lực
Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn
tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xing-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và
Ốt-xtrây-li-a.
Đối với Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và
các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018. Theo đó Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt
Nam từ ngày 14/1/2019.


2.2.4. Cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP
Được chia làm 3 nhóm chính:
-

Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay: Thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định


-

CPTPP có hiệu lực
Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình: Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một
khoảng thời gian nhất định (lộ trình). Trong CPTPP, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy
nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm. Cá biệt, có một số rất ít

-

dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trên 20 năm
Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ): Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khẩu
chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định (gọi là xóa bỏ/ giảm
thuế trong hạn ngạch). Với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu
cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi.

3. Thuế quan Việt Nam trước khi ký kết hiệp định CPTPP
Trước khi tham gia Hiệp định CPTPP, Việt Nam cùng các nước thành viên của CPTPP đều là
thành viên của WTO, cụ thể: các nước còn lại trong CPTPP gia nhập WTO năm 1995 còn Việt
Nam gia nhập WTO năm 2007. Do đó, trước khi tham gia và thực hiện các cam kết CPTPP, Việt
Nam và các nước thành viên CPTPP đều đã cùng thực hiện cam kết về thuế trong WTO. Theo
đó, Việt Nam cam kết ràng buộc toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành (10.600 dòng thuế) với
mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 17, 4% và mức thuế suất bình quân cuối cùng
là 13, 4%, lộ trình thực hiện từ 5 - 7 năm; cam kết trung bình 21% đối với sản phẩm nông nghiệp
và 12, 6% đối với sản phẩm công nghiệp (cuối lộ trình thực thi).
Thực hiện cam kết gia nhập WTO, biểu thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi cũng được Bộ Tài chính
và Chính phủ ban hành hàng năm, trong đó có thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với


các nước thành viên CPTPP sau này. Tính đến thời điểm hiện nay, về cơ bản hầu hết các mặt
hàng đã thực hiện cắt giảm toàn bộ theo cam kết, ngoại trừ 12 dòng thuế bao gồm một số mặt

hàng xe ô tô nguyên chiếc thuộc nhóm 87.03 và 87.04 có lộ trình cắt giảm thuế đến năm 2019
(thực hiện theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP).
Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với đường,
trứng, gia cầm, lá thuốc lá và muối. Mức thuế suất trong hạn ngạch đối với trứng là 40%, đường
thô 25 -50%; đường tinh 60%, lá thuốc lá 30%; muối ăn và muối mỏ là 30%. Tuy nhiên, hiện nay
mức thuế nhập khẩu ưu đãi trong hạn ngạch đã được giảm xuống thấp hơn so với mức cam kết,
quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Biểu
thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, cụ thể: Trứng 30% (thấp hơn mức cam kết 10%);
đường thô 25%; đường tinh 40% (thấp hơn mức cam kết 20%).
Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu phế liệu từ 35% xuống 17% sau 5 năm; phế liệu
kim loại khác từ 40 - 45% xuống 22% sau 5 năm. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã thực
hiện toàn bộ cắt giảm theo cam kết WTO đối với các nước thành viên CPTPP sau này.

4. Thuế quan Việt Nam sau khi ký kết hiệp định CPTPP
Sau khi ký kết hiệp định CPTPP, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 57/2019/NĐ-CP về
biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP
giai đoạn 2019 – 2022.

4.1.

Thuế xuất khẩu


Nghị định 57/2019/NĐ-CP ban hành được áp dụng với 6 quốc gia bao gồm Mexico, Nhật Bản,
Singapore, New Zealand, Canada và Australia là những quốc gia mà Hiệp định CPTPP đã có
hiệu lực theo quy định về điều kiện để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi.
Theo quy định của Hiệp định CPTPP, 6 nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định có quyền thông báo
với các nước phê chuẩn sau về thời điểm bắt đầu lộ trình cắt giảm thuế. Trên cơ sở quy định đó,
5 nước gồm Australi, Canada, Nhật Bản, Singapore, New Zealand thông báo áp dụng mức cắt
giảm thuế lần thứ hai cho Việt Nam từ ngày 14/1/2019.

Đối với 5 nước này, Việt Nam cũng áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ hai từ ngày 14/1/2019.
Mexico thông báo áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ nhất cho Việt Nam từ ngày 14/01/2019,
theo đó Việt Nam cũng áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ nhất từ ngày 14/1/2019. Việc áp dụng
hai lộ trình riêng cho hai nhóm nước như trên đảm bảo tuân thủ cam kết và đảm bảo lợi ích cho
Việt Nam.
Về thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP, Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi gồm 519 dòng
thuế; các mặt hàng không thuộc Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi này sẽ áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi
0% khi xuất khẩu sang lãnh thổ các nước thành viên mà Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực. Để
được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, hàng hóa xuất khẩu phải có chứng từ vận tải và tờ
khai nhập khẩu thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước thành viên mà Hiệp định CPTPP đã có
hiệu lực.
Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, nếu
hàng hóa xuất khẩu đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Nghị định thì được áp dụng thuế suất
thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP và thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa cho người
khai hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế: trong các tờ khai đăng ký trong


khoảng thời gian từ ngày 14/1/2019 (ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực) đến ngày Nghị định
Biểu thuế có hiệu lực (26/6/2019), nếu hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được hưởng
thuế suất ưu đãi trong Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp đã nộp thuế và thuế suất áp dụng tại thời
điểm đăng ký tờ khai cao hơn thuế suất ưu đãi trong CPTPP thì doanh nghiệp sẽ được xử lý tiền
thuế nộp thừa.

Trong WTO, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu ngoại trừ một số sản phẩm mà Việt
Nam bảo lưu quyền tiếp tục áp thuế xuất khẩu. Trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế
xuất khẩu đối với phần lớn các sản phẩm còn bảo lưu/giữ quyền áp dụng thuế xuất khẩu trong
WTO (với lộ trình xóa bỏ thuế là từ 5-15 năm) và chỉ giữ lại quyền áp dụng thuế xuất khẩu đối
với 70 sản phẩm thuộc các nhóm:
- Nhóm khoáng sản: cát (Chương 25), đá phiến (thuộc mã HS 2514), đá làm tượng đài hoặc xây
dựng (2516), quặng dolomite (2518), quặng amiăng (2524), đá vôi (2521), quặng steatit (2526);

- Nhóm quặng: quặng đồng (2603), cô ban (2605), quặng nhôm (2606), quặng chì (2607), quặng
kẽm (2608), quặng urani (2612), quặng thori (2612), quặng titan (2614), quặng zircon (2615),
quặng vàng (2616) và quặng antimon (2617);
- Nhóm than: than đá (2701), than non (2702), than bùn (2703), và dầu thô (2709);
- Nhóm vàng (7108) và vàng trang sức (7113-7115).

4.2.

Thuế nhập khẩu

Thực hiện Hiệp định CPTPP, Việt Nam đưa ra biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm 10,647
dòng thuế theo cấp độ 8 số và 350 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số và danh mục hàng
hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng áp dụng hạn ngạch thuế


quan để thực hiện Hiệp định CPTPP. Như vậy với mỗi loại hàng hóa (theo dòng thuế), Việt Nam
cam kết mở cửa (ưu đãi thuế quan) theo mức và lộ trình khác nhau; được áp dụng chung cho
hàng hóa nhập khẩu liên quan từ bất kỳ nước nào trong CPTPP. Trong tổng thể, Việt Nam cam
kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa từ các nước CPTPP như sau:
- 65,8% số dòng thuế sẽ được loại bỏ (thuế suất 0%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực;
- 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực;
- 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực;
- Các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm
thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

Bảng 1: Tóm tắt cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam cho một số sản phẩm nhập khẩu từ
các nước CPTPP:
Sản phẩm
Công


Mức cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam cho các nước CPTPP
- Sắt thép, xăng dầu: chủ yếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 11

nghiệp

- Nhựa và sản phẩm nhựa; Hóa chất và sản phẩm hóa chất; Giấy, đồ gỗ; Máy móc,
thiết bị: phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ
vào năm thứ 4
- Dệt may, giày dép: xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
- Rượu bia: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 3 đối với rượu sake, các mặt hàng
còn lại xóa bỏ thuế vào năm thứ 11, một số loại vào năm thứ 12
- Ô tô:
+ Xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới, riêng ô tô con có dung tích
xi lanh từ 3000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 10;.
+ Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với ô tô cũ với lượng hạn ngạch ban đầu là 66


chiếc, lượng hạn ngạch sẽ tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ năm thứ 16. Thuế trong
hạn ngạch giảm về 0% vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức
thuế suất MFN.
- Thịt gà: xóa bỏ thuế nhập khẩu sau vào năm thứ 11/12
- Thịt lợn: xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi vào năm thứ
8 năm đối với thịt lợn đông lạnh
- Thực phẩm chế biến: Chế biến từ thịt xóa bỏ vào năm thứ 8-11, chế biến từ thủy
sản xóa bỏ vào năm thứ 5
- Đường, trứng, muối: Thuế trong hạn ngạch của WTO với trứng xóa bỏ vào năm
thứ 6, với đường, muối là vào năm 11; Thuế ngoài hạn ngạch giữ như MFN
Nông

- Sữa và sản phẩm sữa: xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xoá bỏ


nghiệp

vào năm thứ 3
- Gạo: xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực
- Ngô: Xóa bỏ sau vào năm thứ 5 một số loại bỏ vào năm thứ 6
- Phân bón: xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực
- Lá thuốc lá: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch vào năm thứ 11 đối với lượng hạn ngạch
500 tấn, mỗi năm tăng thêm 5% trong vòng 20 năm. Thuế suất ngoài hạn ngạch
duy trì ở mức MFN đến năm thứ 20, đến năm 21 thuế nhập khẩu về về 0%.

- Thuốc lá điếu: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 16.
Nguồn: Bộ Tài chính

Theo quy định của Hiệp định CPTPP, Việt Nam cũng như các nước thành viên không áp thuế
nhập khẩu đối với các sản phẩm được nhập khẩu theo diện đặc thù (không phụ thuộc vào xuất xứ
sản phẩm), sau đây:


- Các sản phẩm được nhập khẩu trở lại sau khi tạm xuất sang một nước thành viên CPTPP khác
để sửa chữa, thay đổi;
- Các sản phẩm tạm nhập để phục vụ hoạt động chuyên môn của cá nhân (trang thiết bị chuyên
ngành, thiết bị phục vụ báo chí, truyền hình, phần mềm…)
- Các sản phẩm phục vụ trưng bày, triển lãm; sản phẩm mẫu thương mại; ấn phẩm quảng cáo in
(chỉ một bản cho mỗi ấn phẩm quảng cáo và tổng cộng không tạo thành lô hàng lớn)…;
- Dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao cụ thể;
- Chú ý là các công-ten-nơ và pa-let dùng để vận chuyển hàng hóa quốc tế (đang để không hoặc
đang chứa hàng) sẽ được coi như hàng tạm nhập được miễn thuế.
Đối với các sản phẩm công nghệ thông tin, Việt Nam cũng như các nước CPTPP cam kết sẽ trở
thành thành viên và thực thi Hiệp định Công nghệ Thông tin của WTO (ITA). Việt Nam đã là

thành viên của ITA và hiện cũng đang cùng với các nước CPTPP khác đàm phán trong khuôn
khổ WTO để mở rộng ITA (còn gọi là ITA2). Theo ITA các nước sẽ phải xóa bỏ thuế quan và các
loại thuế khác áp dụng đối với phần lớn các sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm máy tính,
thiết bị viễn thông, chất bán dẫn, các thiết bị khoa học dùng để sản xuất và thử nghiệm chất bán
dẫn… và hầu hết các bộ phận của các sản phẩm này.

4.3.

Nhận xét chung

Qua phân tích trên, ta có thể thấy Việt Nam đã cắt giảm thuế quan rõ rệt, góp phần không nhỏ
thực hiện tinh thần chung của Hiệp định CPTPP là mở cửa thị trường, thúc đẩy buôn bán trao đổi
hàng hóa, tăng trưởng kinh tế giữa các nước thành viên.
Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư nước ngoài ở các nước như Nhật
Bản, Australia, Canada, Mexico là những đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư và mở ra


cơ hội mới với các thị trường tiềm năng mới như Peru, Chile,... Việc tham gia vào hiệp định này
tạo sự cạnh tranh với môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và qua đó cũng sẽ mang lại
động lực tích cực để phát triển. Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm
khoảng 1,32%, xuất khẩu tăng thêm 4% vào năm tới, đánh dấu bước chuyển mình của nền kinh
tế sau khi ký kết Hiệp định CPTPP.
5. Những thách thức chờ đợi phía trước
Tham gia CPTPP là cơ hội để nước ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình
tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi
trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn
mực quốc tế tiên tiến. Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Ca-na-đa
giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc
thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu cũng như giúp Việt Nam tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực

và toàn cầu.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, cắt giảm hướng tới xóa bỏ thuế quan là xu thế tất yếu, đem lại
lợi ích kinh tế cho tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên với một quốc gia đang phát triển như Việt
Nam, quá trình cắt giảm thuế quan khi tham gia các hiệp định thương mại tự do như CPTPP còn
gặp nhiều khó khăn.

5.1.

Trong nguồn thu ngân sách nhà nước

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách. Tuy đã có 7/10 nước
trong CPTPP đã có FTA với Việt Nam (trừ Ca-na-đa, Mê-hi-cô và Pê-ru) và việc giữ lại thuế xuất
khẩu đối với một số mặt hàng có nguồn thu lớn như dầu thô và một số loại khoáng sản đã góp


phần hạn chế giảm thu ngân sách, nhưng việc cần bằng nguồn thu-chi cho ngân sách quốc gia
vẫn còn là thách thức lớn.
Các bộ, ban, ngành liên quan cần có chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách, đặc biệt là chính
sách về thuế và quản lý thuế nội địa để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài có nhiều cơ hội hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đóng góp
nhiều hơn vào ngân sách nhà nước.

5.2.

Trong bảo hộ sản xuất trong nước

Việc các nước đối tác tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc nước ta
đưa ra chính sách thuế quan đãi ngộ tương ứng. Nhiều sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp
của nước ta vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các nước có thế mạnh. Khoảng 98% doanh nghiệp là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tận dụng ưu đãi từ các hiệp định

thương mại tự do. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà quản lý trong việc điều chỉnh hài hòa
giữa thực thi cam kết về thuế quan theo CPTPP và có những chính sách hỗ trợ kinh tế trong
nước.
Giải pháp ưu tiên hàng đầu là chủ động đàm phán để kéo dãn lộ trình giảm thuế để có thời gian
tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng
dần sức cạnh tranh. Hiện tại vẫn còn 4 nước đã ký kết tham gia CPTPP chưa phê chuẩn hiệp
định. Rút kinh nghiệm từ những lợi ích và bất cập trong cắt giảm thuế quan từ khi Việt Nam phê
chuẩn CPTPP và cả từ các hiệp định thương mại trước đây, cần xem xét và đề ra biểu thuế cũng
như lộ trình cắt giảm phù hợp với các nước còn lại và cả các thành viên trong tương lai.

5.3.

Trong hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế


Để thực thi cam kết trong CPTPP, mà cụ thể là các cam kết về thuế, sức ép phải thay đổi hệ
thống pháp luật để tuân thủ những chuẩn mực mới của Hiệp định là rất lớn. Thứ nhất, nguồn lực
của nước ta còn thiếu trong khi hàng loạt điều luật, chính sách cần thay đổi để phù hợp tình hình
mới. Việc thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật do thiếu tính dự liệu cũng
dẫn đến sự tốn kém về nguồn lực và kinh phí.
Vì vậy, việc đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp
thiết. Bên cạnh đó, không phải những nhà làm luật, mà các doanh nghiệp mới là đối tượng có cái
nhìn chân thực và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hiệp định như CPTPP. Trước khi ban hành văn
bản pháp luật nào liên quan cần phổ biến rộng rãi, mở nhiều hơn các cuộc tọa đàm để tiếp thu ý
kiến phù hợp góp phần hoàn thiện các khuôn khổ pháp luật.
Thứ hai, tuy cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế với các mặt hàng là yêu cầu bắt buộc, đường lối, chủ
trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước vẫn cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Quan điểm
không đánh đổi môi trường lấy mục tiêu tăng trưởng đã được thể hiện rõ qua việc áp hạn ngạch
thuế quan với ô tô cũ đã qua sử dụng, hay có thể kể tới việc không giảm thuế xuất khẩu với một
số mặt hàng khoáng sản để bảo tồn tài nguyên quốc gia.

Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Những mặt hàng không có trong Biểu thuế sẽ ngay lập tức được
áp dụng mức thuế 0% có thể gây bất lợi cho chính Việt Nam. Từ đó có thể thấy, ngoài nội dung
thì cách thức ban hành các quy định cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Toàn bộ quá trình từ
chuẩn bị, thực hiện và rà soát thực hiện CPTPP cần được thực thi với sự nghiêm túc và nỗ lực
cao nhất.
6. Kết luận
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng thì quá trình tự do hóa thương mại càng mạnh mẽ. Việc
tham gia vào CPTPP - hiệp định FTA thế hệ mới đánh dấu bước đi quan trọng của Việt Nam trên


con đường toàn cầu hóa kinh tế, trước hết ở việc cắt giảm hướng tới xóa bỏ thuế quan. Thực hiện
đúng như cam kết trong CPTPP, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh cắt
giảm thuế quan với những nước đã phê chuẩn. Do đó, thuế quan đã có sự thay đổi đáng kể sau
khi các văn bản bắt đầu có hiệu lực, đem lại những cơ hội và thách thức. Thuế quan trong thương
mại quốc tế không chỉ là một công cụ điều tiết nền kinh tế và còn có ý nghĩa quan trọng trong
thực hiện các mục tiêu xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Sự thay đổi dù nhỏ trong thuế
quan cũng cần được nghiên cứu, quyết định một cách cẩn thận và nghiêm túc trên tinh thần tôn
trọng lợi ích chung nhưng không đánh mất mục tiêu ban đầu. Chính vì vậy, bên cạnh những yêu
cầu trước mắt là xây dựng, sửa đổi hệ thống thể chế, pháp luật hài hòa giữa các bên liên quan,
cần chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để đảm bảo có sự chuẩn bị tốt cho các
hiệp định thương mại tự do khu vực và toàn cầu trong tương lai. Những vấn đề bài báo đưa ra chỉ
là những vấn đề trọng tâm và nổi bật và còn nhiều thiếu sót, người viết sẽ tiếp tục nghiên cứu để
có cái nhìn sâu hơn từ đó đưa ra những đánh giá, đề xuất cụ thể hơn.


Danh mục tài liệu tham khảo
1. BBC News Tiếng Việt, CPTPP-VN: 'Thị trường không dễ nhưng thân thiện hơn',
truy cập 26/11/2019.

2. Bộ Công Thương, Các cam kết của Việt Nam trong một số lĩnh vực chính của Hiệp định

CPTPP, truy cập 26/11/2019.

3. Bộ Công Thương, Bản tóm lược các chương của Hiệp định CPTPP,
truy cập 26/11/2019.

4. Tạp chí tài chính, Xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan: Xu thế tất yếu của quá
trình hội nhập, />fbclid=IwAR0clE2X1Ia0DA5Hs4zijCrGnXuIqrmiiR67FcuxaTOAjYk2gbqx1g0A188,
truy cập 26/11/2019.


5. Thư viện pháp luật, Với CPTPP, Việt Nam chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu,
/>fbclid=IwAR3p_Eca_FFRCLFPiXwOLTaTGGvmkhrEFp82IqWHWKS4eyOyPgXRgPZWto, truy cập 26/11/2019.

6. Thư viện pháp luật, Nghị định 57/2019/NĐ-CP.
7. Tổng cục Hải quan, Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP,
/>ID=28745&Category=Tin%20n%E1%BB%95i%20b%E1%BA
%ADt&fbclid=IwAR0loHxnGkqAN8V8983Kdou-RLZnNcNB4Av5BLI1ir8zsAbpsTvV1VI62s, truy cập 26/11/2019.

8. Trung tâm WTO, Cơ hội từ những thị trường CPTPP, truy cập 26/11/2019.



×