Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Triển vọng hình thành một liên minh tiền tệ khu vực ASEAN+3 từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của liên minh châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.88 KB, 37 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan hình nghiên cứu
1.1.1

Tình tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về liên minh tiền tệ châu Âu

Trần Hữu Cường & Nguyễn Thị Hoàng Giang (2012) nghiên cứu tình trạng
khó khăn hiện tại của LMTT châu Âu, hạn chế trong cơ chế vận hành của khu
vực này, sử dụng lý thuyết KVTT tối ưu (OCA) xem xét quá trình phát triển của
Eurozone để tìm ra giải pháp cho một viễn cảnh tan rã liên minh tiền tệ.
Việt Hà (2012) nghiên cứu thất bại của những toan tính đến từ các nước châu
Âu để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đồng Euro, từ xuất phát điểm là một cuộc
khủng hoảng tài chính đã biến thành cuộc khủng hoảng tài chính công, kìm hãm
nghiêm trọng tăng trưởng kinh tế cũng như sự phục hồi nội tại của nền kinh tế
trong khu vực sử dụng đồng tiền chung này. Tác giả khẳng định cuộc khủng
hoảng chỉ có thể được giải quyết bằng các biện pháp có hiệu quả trên quy mô
lớn, đồng thời đưa ra 3 nhóm biện pháp: giải pháp “của châu Âu”, ổn định tình
hình kinh tế về ngắn hạn và hạn chế gia tăng các khoản nợ về lâu dài.
Bùi Sĩ Hùng (2013) cân nhắc lợi ích và chi phí của việc hội nhập tiền tệ, nhấn
mạnh cần phải xác định rõ mục tiêu chính của việc liên kết và phải dựa vào nền
tảng cơ sở là kinh tế, tránh những tổ hợp liên kết quốc tế hoạt động hình thức,
thiếu hiệu quả.
Nghiên cứu về liên minh tiền tệ châu Á
Đặng Đức Anh (2008) đánh giá về khả năng hình thành một khối tiền tệ ở khu
vực Đông Á thông qua phân tích lợi ích và phí tổn cũng như các tài liệu thực
nghiệm của KVTT tối ưu, khẳng định giai đoạn này chưa phải là thời điểm thích
hợp để hình thành một LMTT, trong đó yếu tố chủ yếu là do sự đa dạng về thể
chế chính trị và thiếu một tổ chức thống nhất.
1.1.2


Tình hình nghiên cứu trong nước


Nghiên cứu về liên minh tiền tệ châu Âu
Báo cáo của Pricewaterhouse Coopers (PwC) về triển vọng kinh tế châu Âu
(2011) đưa ra nhiều viễn cảnh khác nhau cho Eurozone, trong đó 3 trên 4 viễn
cảnh được công ty kiểm toán này đưa ra liên quan tới việc tan rã hoàn toàn hoặc
một bộ phận của liên minh tiền tệ hiện thời. Báo cáo sử dụng phân tích từ mô
hình mô phỏng kinh tế vĩ mô (macroeconomic simulation models) để ước tính
tác động kinh tế của các kịch bản này ở các nước Eurozone, và so sánh với các
cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đó.
Francois Mattelaer và Colin Brereton (2014) khẳng định cuộc khủng hoảng
châu Âu năm 2010 vẫn chưa kết thúc. Các doanh nghiệp tại châu Âu hiện nay
(2014) không có đủ tiềm lực để chống đỡ thêm một cuộc khủng hoảng mới nữa.
Cùng với những mối đe dọa tồn tại sâu xa, Eurozone cũng phải đối mặt với một
số thách thức mới nổi, phức tạp, có tác dụng làm tăng nguy cơ khủng hoảng thêm
và lây lan ra khu vực.
Nghiên cứu về liên minh tiền tệ châu Á
Charles Wyplosz (2001) đưa ra ba kết luận từ nghiên cứu triển vọng hình
thành một LMTT ở khu vực châu Á, qua một số bài học kinh nghiệm rút ra từ
châu Âu. Thứ nhất, các thỏa thuận tỷ giá hối đoái đa phương trong khu vực mang
lại sự chắc chắn cao hơn so với neo tỷ giá vào một rổ đồng tiền (Basket peg).
Thứ hai, việc áp dụng một loại tiền tệ duy nhất đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng
mà chỉ có thể được củng cố bởi việc xây dựng dần dần các thể chế chung trong
khu vực. Thứ ba, một liên minh tiền tệ đòi hỏi một sự tập trung thực sự giữa các
quốc gia. Điều này ngụ ý bắt đầu với cốt lõi của các quốc gia chủ chốt nhất. Ở
giai đoạn này, bắt đầu với một LMTT ở châu Á sẽ đảo ngược trình tự châu Âu,
bắt đầu với một thị trường chung, chuyển sang EMS, và tự do hóa các tài khoản
vốn (liberalization of capital movements).



Zhang Jikang và Lan Yin (2006) nghiên cứu sự phù hợp kinh tế của các nước
Đông Á lớn là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để thành lập một liên minh
tiền tệ. Bài viết tiến hành so sánh các tiêu chí của OCA với các thành viên chính
của EMU (European Monetary Union) như Đức, Pháp, Ý,… trong khoảng thời
gian trước khi đồng Euro được đưa vào lưu thông, và đưa ra kết luận rằng mặc
dù một số chỉ số kinh tế có thể chấp nhận được, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc chưa tỏ ra phù hợp về mặt kinh tế đối với hợp tác tiền tệ.
Kawai (2008) đánh giá việc hội nhập kinh tế khu vực nhanh chóng và sâu sắc
đã được tiến hành ra sao ở khu vực ASEAN trong các lĩnh vực như thương mại,
FDI, tài chính và hoạt động kinh tế vĩ mô. Đưa ra phân tích liệu ASEAN có cần
thiết phải xây dựng một đồng tiền chung hay không và tìm hiểu các bước chính
sách để điều phối chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái có thể dẫn tới hình thành
một liên minh tiền tệ khu vực. Ông đưa ra nhận định về ba thách thức về chính
sách lớn trong việc xác định các phương pháp điều phối tỷ giá hướng tới mục
tiêu hình thành một liên minh tiền tệ và xa hơn là đồng tiền chung trong khu vực
ASEAN, đó là thống nhất chế độ tỷ giá, đồng tiền neo danh nghĩa đáng tin cậy và
lộ trình phối hợp để đạt được mục tiêu chung.
1.2 Cơ sở lý thuyết
1.1.1

Các khái niệm cơ bản
Liên kết kinh tế quốc tế
Định nghĩa

Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc gia
trong một hệ thống kinh tế thống nhất trên cơ sở các bên ký kết các hiệp định
thỏa thuận về một số vấn đề nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế và mang lại lợi
ích kinh tế cho các bên tham gia.
Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế



Xét theo mức độ hội nhập và mở cửa của các quốc gia thành viên, liên kết
kinh tế quốc tế được chia thành 5 hình thức biểu hiện như sau:
Khu vực tự do thương mại (Free Trade Zone);
Liên minh thuế quan (Custom Union);
Thị trường chung (Common Market);
Liên minh kinh tế (Economic Union);
Liên minh tiền tệ (Monetary Union).
1.1.2

Lý thuyết về khu vực đồng tiền tối ưu (OCA)

Lý thuyết Khu vực tiền tệ (KVTT) tối ưu (Optimal Currency Area - OCA) là
một trong những lý thuyết quan trọng để đánh giá khả năng hội nhập tiền tệ của
các quốc gia, được giới thiệu bởi nhà Nobel kinh tế Robert Alexander Mundell
vào năm 1961. Ông định nghĩa OCA là khu vực có tính linh động của các yếu tố
nội bộ (giữa các vùng và giữa các ngành) và tính cứng nhắc của các yếu tố bên
ngoài. Trong đó, khái niệm “tối ưu” (optimal) ở đây là chỉ cơ chế liên minh tiền
tệ đảm bảo sự cân bằng kinh tế giữa các yếu tố nội bộ và bên ngoài. Cân bằng
bên trong đạt được tại điểm thỏa hiệp tối ưu giữa lạm phát và thất nghiệp. Cân
bằng bên ngoài là sự duy trì trạng thái cán cân thanh toán cân bằng.
Từ sau bài nghiên cứu đột phá của Mundell, R.A. (1961), lý thuyết KVTT tối
ưu đã trở thành một lý thuyết chính để: (i) đánh giá khả năng tồn tại của một khu
vực tiền tệ chung cho một nhóm nước và (ii) chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái tối
ưu cho một quốc gia cụ thể. Lý thuyết này thiết lập một số tiêu chí cho một khu
vực với nhiều quốc gia khác nhau có thể trở thành một OCA. Trong OCA đó các
quốc gia tốt nhất là dùng chung một đồng tiền do một cơ quan tiền tệ duy nhất
quản lý, và đồng tiền đó cần được thả nổi đối với đồng tiền của các OCA khác.



CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1 Kết quả nghiên cứu
2.1.1

Châu Âu

Lịch sử của liên minh tiền tệ châu Âu
Năm 1929 Gustav Stresemann, tại phiên họp hội đồng của Liên hiệp quốc đã
đề xuất “chúng ta cần một đồng tiền chung cho châu Âu”, nhằm chống lại bối
cảnh của sự chia rẽ kinh tế sau sự ra đời của nhiều nước mới ở châu Âu (sau thế
chiến I).
Năm 1951, Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) ra đời. ECSC đã được
củng cố dưới hiệp ước Rome để trở thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
Tháng 10 /1970, bản kế hoạch đầu tiên được thống nhất để tạo ra một liên minh
kinh tế và tiền tệ trong ba giai đoạn (kế hoạch Werner). Tuy nhiên với những trở
ngại nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng phát sinh từ việc không chuyển đổi USD
thành vàng vào tháng 8/1971 (sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods) và từ việc
tăng giá dầu năm 1972, nỗ lực hạn chế sự biến động tiền tệ của châu Âu thất bại.

Năm 1988, báo cáo Delors đã dẫn đến sự ra đời của Hiệp ước Maastricht vào
năm 1992 thành lập một thời gian biểu cho việc tạo ra EMU.
Trong năm 1998, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã được tạo ra, tỷ
giá chuyển đổi giữa các đồng tiền các nước thành viên đã được cố định, mở đầu
cho sự ra đời của đồng Euro, phát hành chính thức vào năm 2002.
Tình hình kinh tế chính trị xung quanh việc nhất thể hóa tiền tệ châu Âu
Pháp
Kể từ sau khi EMS ra đời năm 1979, trên thực tế Pháp đã chuyển quyền tự chủ
tiền tệ của mình cho Đức. Do đó, các quốc gia như Pháp chỉ có lựa chọn giữa
việc đi theo các quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank)

hoặc


bỏ neo đồng tiền của mình khỏi đồng Mark. Lo sợ rằng việc này sẽ dẫn tới sự bất
ổn tiền tệ, Pháp và các nước khác buộc phải miễn cưỡng chọn cách tuân theo “trò
chơi tiền tệ” mà Đức nắm quyền quyết định. Đức trở thành “người cầm trịch”
trong EMS, giống như Mỹ đã từng là người cầm trịch trong hệ thống Bretton
Woods (Méliz et al., 1988).
Thế chiếu dưới mà Pháp bị ép phải chịu ở EMS cung cấp một lý do cho nước
này đề xuất về một liên minh tiền tệ. Pháp muốn đứng chung một thuyền với
Đức, dùng “sợi dây kinh tế” để buộc chặt lợi ích hai nước, để đế quốc này không
thể uy hiếp Pháp như trong quá khứ (Chiến tranh thế giới thứ 2). Do vậy đối với
Pháp, liên minh tiền tệ gần như có duy nhất một mục đích chính trị, đó là hạn chế
sức mạnh của Đức.
Đức
Còn mục đích của Đức khi đó cũng mang tính chính trị nhưng về cơ bản khác
nhiều so với Pháp. Helmut Kohl – thủ tướng Đức khi đó, đã coi liên minh tiền tệ
như một bước tiến tới sự hợp nhất chính trị. Một khi Đức và Pháp trở thành đồng
minh, những nguy cơ về các cuộc chiến trong tương lai ở châu Âu sẽ được giảm
thiểu. Sự phản đối của Bundesbank đối với đồng tiền chung châu Âu là hiển
nhiên. Tuy nhiên, cuối cùng thì thủ tướng Đức đã thắng thế và đưa liên minh tiền
tệ đi ngược lại nguyện vọng của phần đông dân số.
Chính việc Đức thiếu đi sự nhất trí trong nội bộ với mong muốn thành lập một
liên minh tiền tệ đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệp ước Maastricht – hiệp ước xác
định các điều kiện để gia nhập vào một liên minh tiền tệ (Maastricht Treaty 1992).
Phần lớn sự phản đối liên minh tiền tệ ở Đức là do sự thiếu tin tưởng đối với các
nước Nam Âu. Người Đức lo ngại rằng những nước này, vốn được cho là thiếu kỷ
luật đối với vấn đề lạm phát và các chính sách ngân sách, sẽ kìm hãm sự ổn định
của liên minh tiền tệ tương lai. Để làm dịu nỗi lo này cũng như làm cho



liên minh tiền tệ dễ được dư luận Đức chấp nhận, các điều kiện gia nhập hiệp
ước Maastricht đã được công bố. Các quốc gia ứng viên sẽ phải thể hiện sự quyết
tâm trong kiềm chế lạm phát và ổn định hóa vấn đề ngân sách trước khi gia nhập
vào liên minh tiền tệ (De Grauwe 2012).
Mặc dù Pháp và Đức có những động cơ chính trị khác nhau trong việc thành
lập liên minh tiền tệ, song họ không tạo ra chướng ngại đối với việc đi đến thỏa
thuận. EMU gần như hoàn toàn dựa trên những mục tiêu chính trị của hai nhân
vật chính này.
Sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu – EURO
Quá trình ra đời của đồng tiền chung châu Âu được chia làm 3 giai đoạn, mỗi
giai đoạn có một mục tiêu nhiệm vụ riêng do hội nghị cấp cao châu Âu đề ra.
Giai đoạn I: từ 01/07/1990 đến 31/12/1993
Tự do hoá lưu thông vốn và thanh toán bằng cách xoá bỏ hạn chế về di
chuyển vốn giữa các thành viên, tăng cường phối hợp giữa các ngân hàng trung
ương đảm bảo phối hợp chính sách tiền tệ của các nước thành viên nhằm ổn định
giá hoàn thành thị trường chung thống nhất.
Giai đoạn II: từ ngày 01/01/1994 đến 31/12/1998
Tăng cường triển khai chiến lược hội tụ về chính sách kinh tế và thị trường giữa
các nước thành viên nhằm ổn định giá cả, giữ gìn sự lành mạnh của hệ thống tài
chính nhà nước, tạo điều kiện cho đồng EURO ra đời là một đồng tiền mạnh.

Xây dựng bộ máy và cơ chế vận hành của ngân hàng trung ương châu Âu. Từ
ngày 01/07/1998, Ngân hàng châu Âu ECB chính thức đi vào hoạt động.
Quyết định tỷ giá chuyển đổi, tên của các đơn vị tiền tệ, căn cứ vào các tiêu
chuẩn hội để xét các nước đủ tiêu chuẩn tham gia đồng EURO trong đợt đầu.


Giai đoạn III: Từ 1/1/1999 đến 30/6/2002.
Trong giai đoạn này đồng EURO chính thức ra đời và đi vào lưu thông từ

song song tồn tại với các đồng bản tệ cho tới thay thế hoàn toàn các đồng bản tệ.
Trong giai đoạn này đồng EURO giấy và xu ra đời và đi vào các kênh lưu thông
thay thế cho các đồng bản tệ trong kênh lưu thông. Từ ngày 1/7/2002 đồng
EURO tồn tại độc lập trong các kênh lưu thông của toàn khối EURO.
Như vậy, trải qua 3 giai đoạn phát triển với một quá trình phấn đấu gian khổ
của Chính Phủ các nước thuộc EU nhằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ,
đồng Euro đã phát triển từ giai đoạn sơ khai tới khi có mặt trong tất các các giao
dịch giữa các nước Eurozone, trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt
đông thương mại giữa các nước này đồng thời nâng cao vị thế của liên minh châu
Âu EU trên thị trường kinh tế - tài chính quốc tế.
Khi các chính sách thắt lưng buộc bụng thuần túy ít đem tới hiệu quả để giải
quyết khủng hoảng, như trường hợp của Hi Lạp, nhiều dự thảo về cải cách
Eurozone đã được đưa ra. Gần đây nhất, tháng 6/2015, một báo cáo mang tên
"Hoàn thiện Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu" vạch ra một lộ trình tăng
cường hơn nữa EMU, đảm bảo hoạt động trơn tru của liên minh tiền tệ và cho
phép các nước thành viên được chuẩn bị tốt hơn, thích các thách thức toàn cầu,
giai đoạn 2015 – 2025.
2.1.2

Châu Á
Động thái của các tổ chức và quốc gia hướng tới hình thành liên minh

Tổng quan khu vực
Trải qua lịch sử đấu tranh chống đế quốc, thực dân xâm lược, các nước châu
Á đã nhận thấy rõ vai trò của việc hình thành một liên minh khu vực để đảm bảo
vị thế, hòa bình, ổn định và tăng trưởng cho mỗi quốc gia. Hiệp hội các quốc gia


Đông Nam Á (ASEAN) đã ra đời ngày 8/8/1967 với sự tham gia của 5 quốc gia
là Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore và Thái Lan. Tháng 12/1997, hội

nghị cấp cao giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc lần thứ nhất
đã diễn ra ở Kuala Lumpur. Năm 2000, đánh dấu một bước tiến mới trong quan
hệ ASEAN và 3 nước Đông Á, khi tại hội nghị cấp cao lần thứ tư tổ chức tại
Singapore, ASEAN+3 chính thức được thể chế hóa. Cho tới nay, ASEAN+3 gồm
13 quốc gia, với tổng diện tích 14,65 triệu km 2, quy mô dân số khoảng 2.25 tỷ
người, tổng GDP đạt khoảng 2480 tỷ USD.
Ra đời năm 1967 với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa xã hội, hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có nhiều đóng góp khá quan trọng, làm
nền tảng cho một liên minh tiền tệ khu vực. Quá trình hợp tác của các nước
ASEAN+3 đang diễn ra ngày càng sâu rộng và toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đặc
biệt là về kinh tế. Với sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN, một khu vực nhỏ
hơn trong ASEAN+3, 10 quốc gia Đông Nam Á đã có một thị trường chung với lao
động và nguồn vốn tự do di chuyển, và điều này hoàn toàn có thể dẫn đến một liên
minh tiền tệ - hình thức liên kết kinh tế quốc tế cao nhất trong tương lai.

Thành tựu của các nước ASEAN+3 trong việc hình thành liên minh
Cơ chế hoán đổi tiền tệ: Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai
Ngày 6/5/2000 tại Hội nghị thường niên lần thứ 33 của Hội đồng Thống đốc
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Chiang Mai (Thái Lan), 13 nước bao
gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đưa ra thảo luận về
việc thành lập một mạng lưới các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương, hay
còn gọi là “Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai” (CMIM) với mục
đích giải quyết các khó khăn cán cân thanh toán và thanh khoản ngắn hạn trong
khu vực và bổ sung các thỏa thuận tài chính quốc tế hiện hành.


CMIM đã thống nhất hai nội dung ban đầu: thứ nhất, thành lập một mạng lưới
hỗ trợ tài chính giữa 13 nước; thứ hai, và cũng quan trọng hơn, là xây dựng hệ
thống giúp đỡ lẫn nhau mang tính song phương, giữa mỗi quốc gia.
So với các hiệp định song phương trong quá khứ, CMIM có ưu điểm hơn hẳn.

Theo những hiệp định hỗ trợ tài chính song phương trước đây, nước chủ nợ chỉ
đơn thuần giao tiền mặt cho đối tác, quan hệ này không mang tính chất tín dụng.
Ví dụ, một ngân hàng trung ương cho vay tiền mặt đổi lấy ký quỹ là các phương
tiện thanh toán có tính lỏng thấp, chẳng hạn trái phiếu kho bạc Mỹ. Với các hiệp
định mới trong khuôn khổ CMIM, nước chủ nợ sẽ cho vay ngoại tệ mạnh, đổi
lấy nội tệ của đối tác, trong kỳ hạn 6 tháng. Vì thế, họ sẽ phải mạo hiểm thực sự,
phải cảnh giác với mức độ tín nhiệm của đối tác.
Yếu tố quan trọng để CMIM thành công vẫn là sự tham gia của 3 nước Nhật
Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Về lý thuyết, sự có mặt của 3 quốc gia này có
thể tạo cho những nước khác một sự đảm bảo: Họ sẽ có một nguồn ngoại tệ lớn
để nương tựa khi cần thiết.
Nhật Bản và Trung Quốc mỗi nước đóng góp 32%, Hàn Quốc là 16%, các
nước ASEAN còn lại là 20%. Với 80% đóng góp, 3 quốc gia ngoài ASEAN, nhất
là Nhật Bản và Trung Quốc, hy vọng sẽ giúp ổn định nền tài chính trong khu vực
và từ đó đi xa hơn - mở rộng ảnh hưởng về chính trị trên toàn châu lục, và phá
vỡ thế độc tôn của Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ.


Bảng 1: Mức đóng góp CMIM và hệ số vay
Nguồn: Cafef
Hiệp định CMIM có hiệu lực vào năm 2010 đã đánh dấu một bước ngoặt mới
trong quá trình hợp tác tiền tệ của châu Á. Hội nghị bổ trưởng tài chính và thống
đốc ngân hàng trung ương ASEAN+3 họp tại Manila (Philipines) năm 2012 cũng
đã thông qua một số biện pháp nhằm tăng cường CMIM, như tăng gấp đôi số
vốn đóng góp lên 240 tỷ USD, tăng kỳ hạn cho vay, giảm bớt sự phụ thuộc vào
điều kiện chính sách của IMF, cũng như phát triển chương chình cho vay ngăn
ngừa khủng hoảng (precautionary line) bên cạnh chương trình hỗ trợ các nước
gặp khủng hoảng hiện có.



Theo Charles Wyplosz (2001), CMIM là một bước tiến của ASEAN+3 tới
gần hơn với EMS, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt quan trọng: một ngân hàng
trung ương đủ mạnh để điều tiết chính sách.
Cơ chế CMIM còn gặp phải một số tồn tại. Hiện chỉ có 30% giá trị khoản vay có
thể được giải ngân mà không đòi hỏi các nước đi vay phải có các chương trình điều
chỉnh cơ cấu được IMF chấp thuận. Việc gắn phần lớn các khoản vay với các điều
kiện ngặt nghèo của IMF đã tạo ra mối qua ngại từ các nước thành viên ASEAN
vốn đã gặp khó khăn với các chính sách điều chỉnh cơ cấu của IMF trong cuộc
khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997. Đồng thời việc liên kết này cũng khiến chi phí
vay mượn gia tăng và giảm đi tính hiệu quả mà ngay từ đầu CMIM đề ra. Tuy
nhiên, trở ngại lớn nhất đố với việc tách ra khỏi các điều kiện chính sách của IMF
và xây dựng chính sách cho vay độc lập lại chính từ việc thiếu đi các thể chế cũng
như cơ chế giám sát kinh tế hiệu quả. Mặc dù Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế
ASEAN+3 (AMRO) đã được thành lập từ năm 2011 nhưng tổ chức này vẫn cần
được tăng cường về thể chế, nhân lực và tài chính để có thể hoạt động hiệu quả.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu cũng như sự suy
yếu dần của nhiều đồng nội tệ Châu Á, Quỹ này được xem như một chỗ dựa
vững chắc giúp vực dậy cho các nước trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào.
Quỹ cũng cho thấy sự liên kết giữa các nước trong khu vực trong thực hiện chính
sách ngoại hối, có thể coi là bước đệm để tiến tới liên minh tiền tệ sau này.
Sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
AEC ra đời vào ngày 31/12/2015, không chỉ là một bước đi quan trọng trong
tiến trình liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông Nam Á, mà còn đánh dấu sự
hình thành một thị trường chung, tự do di chuyển các nguồn lực sản xuất như nguồn
vốn, lao động và tự do hàng hóa. Sự linh hoạt của thị trường lao động trong khối
ASEAN tạo điều kiện trong việc phối hợp chính sách giúp làm giảm nhu cầu


điều chỉnh thông qua chính sách tỷ giá. Việc dỡ bỏ kiểm soát và hạn chế vốn

như: xóa bỏ hạn chế đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, xóa bỏ hạn chế
đối với, xóa bỏ hạn chế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nâng cao
hiệu quả chu chuyển vốn trong khối ASEAN. Đây đều là những cơ sở quan trọng
để có thể tiến tới thống nhất tiền tệ trong tương lai.
Quá trình nhất thể hóa tiền tệ sẽ diễn ra theo phương án nào
Lộ trình hội nhập
Về cơ bản, các nghiên cứu và phân tích cho rằng có 2 phương pháp chính để
thành lập liên minh tiền tệ khu vực, đó là hợp tác tiền tệ được tiến hành cho cả
khu vực cùng lúc, hoặc thận trọng hơn, đề xuất hợp tác theo từng nhóm nhỏ
trước khi nhất thể hóa tiền tệ cho cả khu vực.
Tỷ giá hối đoái sẽ được neo theo tiền tệ chung, thực chất là hình thức trung
gian giữa thả nổi tự do và liên minh tiền tệ. Tiền tệ được đề xuất để neo là đồng
USD, JPY, RMB hay EUR, bởi 13 nước trong khối chủ yếu có quan hệ thương
mại với các nước và khu vực sử dụng đồng tiền này. Hoặc các nước có thể thống
nhất thành lập một đồng tiền chung châu Á, cố định tỷ giá của các đồng tiền nội
khối và thả nổi với các nước bên ngoài.
Một nội dung quan trọng trong vấn đề hợp tác tiền tệ là thiết lập hệ thống
thanh toán tiền tệ nội khối đối với các giao dịch hàng hóa, để giảm bớt nhu cầu
USD và góp phần ổn định các đồng tiền trong khu vực. Tuy nhiên để hiện thực
hóa hệ thống thương mại nội khối, không chỉ bản thân mỗi nước đều phải có môi
trường kinh tế ổn định, mà còn ở tăng cường liên kết khu vực. Các nền kinh tế
ASEAN+3 càng hội nhập, tính khả thi của việc ra đời đồng tiền chung càng cao.
Lợi ích và khó khăn trong việc xây dựng một liên minh tiền tệ


Nhiều nghiên cứu đã phân tích các phương diện khác nhau của việc xây dựng
một liên minh tiền tệ trong ASEAN cũng như Đông Á, như nghiên cứu của
Charles Wyplosz (2001), Zhang Jikang và Lan Yin (2006), Kawai (2008). Các
nghiên cứu này cho thấy rằng sự phát triển của các mối liên kết về thương mại và
đầu tư trong những thập kỷ gần đây đã làm gia tăng nhanh chóng sự phụ thuộc

kinh tế lẫn nhau giữa các nền kinh tế khu vực ASEAN+3.
Lợi ích
Thứ nhất, giảm thiểu nguy cơ xung đột chính sách. Các nước trong khu vực
hiện nạy còn cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường xuất khẩu và thu hút vốn đầu
tư nước ngoài. Trên phương diện này, phối hợp chính sách tiền tệ và tỷ giá sẽ tiến
tới một chính sách chung thống nhất cho toàn khu vực.
Thứ hai, hoạt động thương mại được mở rộng. Các hoạt động đầu tư nội khối
và thu hút đầu tư nước ngoài được tăng cường, đồng thời tạo ra thị trường tiêu
thụ hàng hóa rộng lớn và thuận tiện hơn cho các nước. Từ đó giúp các nước đứng
vững hơn trước những thách thức từ bên ngoài, nhất là trong bối cảnh toàn cầu
hóa kinh tế, bảo hộ mậu dịch cũng như chiến tranh thương mại diễn ra ngày một
gay gắt.
Thứ ba, tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch. Hỗ trợ trong so sánh giá cả và
trao đổi hàng hóa giữa các nước trở nên dễ dàng hơn, nâng cao sự bình đẳng
trong cạnh tranh, tăng cường sự ổn định tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô, đồng
thời khuyến khích đầu tư, thương mại nội khối.
Thứ tư, việc xuất hiện đồng tiền chung cũng sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh quyết
liệt với USD và Euro trên thị trường thế giới. Sự kiện này cũng sẽ đưa vị thế của
ASEAN+3 nói chung và Việt Nam nói riêng lên một tầm cao mới. Một đồng tiền
chung ổn định sẽ tăng cường sức cạnh tranh cơ bản của nền kinh tế, củng cố tiềm
lực, mang lại sức mạnh cho khu vực trong sự cạnh tranh khốc liệt của thế kỷ tới.


Khó khăn
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình gây dựng và phát triển một
liên kết kinh tế quốc tế bền vững, nhưng để xây dựng một đồng tiền chung khu
vực thì ASEAN+3 vẫn còn tiếp tục phải giải quyết nhiều vấn đề, vượt qua nhiều
trở ngại cả về khách quan lẫn chủ quan:
Thứ nhất, cấp độ liên kết kinh tế - thương mại chưa cao và còn lỏng lẻo. Kết
quả hợp tác kinh tế của ASEAN+3 chưa thực sự tạo ra sự phát triển đột phá trong

quan hệ kinh tế - thương mại. Thương mại nội khối ASEAN chỉ chiếm một tỉ lệ
rất nhỏ (25%), còn ASEAN+3 còn khiêm tốn hơn do ASEAN chưa phải thị
trường chủ lực của 3 nước Đông Á. Để tiến tới những cấp độ liên kết kinh tế thương mại cao hơn nữa, trước hết các quốc gia ASEAN+3 phải nỗ lực phấn đấu
tự do hoá 4 yếu tố cơ bản của sản xuất: hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động.
Thứ hai, ASEAN+3 vẫn chưa có được hệ thống pháp luật đủ cụ thể và chặt
chẽ, đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh tế. Kinh nghiệm liên kết thị trường của EU
cho thấy thị trường càng liên kết, càng tự do thì luật pháp phải càng chặt chẽ với
câu nói "free market, more rules". Hiện nay, các văn bản pháp lý điều chỉnh quan
hệ kinh tế - thương mại về cơ bản vẫn là các điều ước quốc tế, trong khi pháp
luật của EU không chỉ bao gồm các điều ước quốc tế là các “văn bản gốc” mà
còn bao gồm cả một hệ thống rất quan trọng các “văn bản pháp luật phái sinh”
cụ thể, chi tiết do các cơ quan của EU ban hành, hơn nữa tất cả các quy định này
đều được áp dụng trực tiếp và có giá trị cao hơn nội luật.
Thứ ba, mức độ hội tụ của các nền kinh tế thành viên còn thấp, hiện vẫn tồn tại
khoảng cách khá lớn giữa 13 nước. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế
đang thực sự là thách thức đối với tiến trình liên kết. Chỉ xem xét một khía cạnh là
tổng thu nhập quốc nội của một số quốc gia cũng thấy rõ sự khác biệt này.


Bảng 2: GDP của các nước ASEAN+3, 1960 - 2017
Nguồn: World Develop Indicator 2018
Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế dẫn tới việc xác định khác nhau giữa
lợi ích và thứ bậc các vấn đề ưu tiên trong hợp tác, kéo theo sự bất đồng trong
quá trình hoạch định, thực hiện chính sách.
Thứ tư, trong nội tại 13 nước của ASEAN+3 cũng tồn tại nhiều tranh chấp chủ
quyền, vùng biển đảo và đặc biệt là tranh chấp trên khu vực biển Đông, xung đột
sắc tộc, tôn giáo, phong trào ly khai và chủ nghĩa khủng bố đang có xu hướng gia
tăng, kèm theo đó là sự bất ổn về chính trị của một số quốc gia trong khu vực.
Cuối cùng, Mỹ chắc chắn sẽ có động thái cứng rắn nếu một liên minh tiền tệ mới
được hình thành trên thế giới, mà cụ thể là ở ASEAN+3. Chiến lược xoay trục


20


châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, các nước đồng minh chiến lược của Mỹ tại
khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipine, rủi ro từ cuộc chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung đang nổ ra gần đây. Một đối trọng với đồng USD trên thị trường
thế giới liệu có khiến phía Mỹ đề ra các chính sách ngăn chặn, giống như lý lẽ
của chính quyền Donald Trump khi nói về ý đồ của Trung Quốc “định hình một
thế giới đối lập với những giá trị và lợi ích của Mỹ” hay “thay thế vị trí của Mỹ
tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Hiện nay đồng USD đang chiếm
tới 50% các hoạt động thương mại và 80% trên thị trường hối đoái quốc tế. Việc
đồng Euro được phát hành rộng rãi tới thế giới đầu năm 2002 đã làm vị thế độc
tôn của USD giảm đi đáng kế. Thế giới bớt lệ thuộc vào đồng USD, rủi ro về
biến động tỷ giá được phân tán,… chính vì vậy nếu 13 nước ASEAN+3 cho ra
đời một đồng tiền chung, sẽ là tất yếu khi Mỹ sẽ gây khó khăn cho tiến trình này,
để bảo vệ vị thế và tầm ảnh hưởng khu vực của mình.
Quy mô và tăng trưởng GDP
Quy mô GDP: Trung Quốc đã trải qua một sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi
cải cách kinh tế năm 1978. Sau bốn thập kỷ mở rộng, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Trung Quốc đạt tổng cộng 10,161 tỷ USD năm 2017, gấp 32 lần so với

Hình 1: GDP (nghìn tỷ USD, GDP thực với năm cơ sở 2010) 1979-2017, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

21


năm 1979. Nhờ giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài , GDP
của Trung Quốc từ chỗ chỉ bằng 1/9 so với Nhật Bản (1979), tới năm 2010, Trung

Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ
sau Mỹ (Hình 1). Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn thấp
hơn nhiều so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Tỷ lệ GDP bình quân khá thấp, chiếm
15.1% GDP so với Nhật Bản và 28% so với Hàn Quốc, theo số liệu năm 2017 (Hình
2). Có thể thấy được sự bất đồng về quy mô kinh tế của ba nước này.

Tăng trưởng GDP
Hình 3 minh họa các con đường tăng trưởng kinh tế trong 39 năm qua của ba
nước, nơi Trung Quốc có mức tăng trưởng GDP trung bình là 9,53%, trong khi
Nhật Bản 2,08% và Hàn Quốc 6,21%.

Hình 2: GDP bình quân đầu người (tỷ USD, GDP thực với năm cơ sở 2010)

1979-2017, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

22


Với dữ liệu tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm giai đoạn 1979-2017, xét
tương quan giữa ba nước, sự tương quan giữa tăng trưởng kinh tế giữa Trung
Quốc – Nhật Bản cũng như Trung Quốc – Hàn Quốc là khá thấp, còn giữa Trung
Quốc và Hàn Quốc chỉ ở mức trung bình 58.47% (Bảng 4).
. corr
(obs=39)

KoreaRep
Japan
China

KoreaRep


Japan

China

1.0000
0.5847
0.2377

1.0000
-0.0278

1.0000

Bảng 3: Tương quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1979 - 2017, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Trung Quốc

Sự lưu động của yếu tố sản xuất
Di chuyển lao động (labor mobility)
Mặc dù mức độ di chuyển lao động là khá thấp ở châu Á tương đối so với châu
Âu, nó đã tăng lên nhanh chóng kể từ những năm 1990. Mặc dù mức độ di chuyển
lao động là khá thấp ở châu Á khi so sánh tương đối với châu Âu, nó đã tăng lên
nhanh chóng kể từ những năm 1990. Năm 1991 có 1,2 triệu người nước ngoài cư trú
tại Nhật Bản, ít hơn 1% dân số Nhật Bản. Trong số này, 693.100 (khoảng 57%) là
người Hàn Quốc và 171,100 (khoảng 14%) là người Trung Quốc. Theo số liệu của
Bộ Tư pháp Nhật Bản, số người Trung Quốc cư trú tại Nhật Bản tăng từ 150,000
người (1990) lên 711,486 người (2017). Cũng trong năm 2017, trong tổng

23



Hình 3: FDI giai đoạn 1980 – 2017, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

số 2,47 triệu người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản, có 452,953 người Hàn Quốc
và đăng ký cư trú.
Di chuyển vốn
Nếu lao động không thể di chuyển nhanh chóng từ nước này sang nước khác,
tính linh động cao của các quỹ sẽ bù đắp bằng cách giảm bớt áp lực gây ra bởi
tiền lương và giá cả cứng nhắc, giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
Hình 4 cho thấy FDI của Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao vượt trội trong 3
nước. FDI của Trung Quốc tăng mạnh sau năm 1992, khi Trung Quốc đẩy nhanh
hơn cải cách và mở cửa sau giai đoạn nhạy cảm và đầy áp lực “luân chuyển tuần
hoàn” nguy hiểm.
Theo UNCTAD và World Bank, năm 2017 FDI của Trung Quốc chiếm 34%
tổng FDI mà toàn châu Á thu hút được, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt là 3.7%
và 3.3%.
Độ mở thương mại

24


Mở cửa thương mại cho thấy mức độ cởi mở của nền kinh tế đối với toàn thế
giới. Như chúng ta có thể thấy trong hình 5, sự mở cửa thương mại của Trung
Quốc đã tăng đáng kể từ mức 11% GDP năm 1979 lên gần đỉnh cao 64,47% vào
năm 2006. Hàn Quốc là một quốc gia mở cửa cao với khối lượng giao dịch gần
như luôn chiếm nhiều hơn hơn 50% trong giai đoạn này. Trong khi đó, Nhật Bản
có khuynh hướng sử dụng chính sách thương mại bảo hộ, với tổng khối lượng
thương mại chỉ vào khoảng dưới 30% GDP, và chiếm khoảng 20% GDP trong
giai đoạn 1980 – 2000. Trong khía cạnh này, Trung Quốc và Hàn Quốc đang chia

sẻ nhiều hơn và tương đồng hơn, với độ mở thương mại vượt trội so với Nhật
Bản, cho thấy sự hướng ngoại của ba nền kinh tế này cũng rất khác nhau và có
thể gây ra tác động khác nhau khi gặp những cú sốc từ bên ngoài.

Hình 4: Thương mại (% of GDP), 1979-2017, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc

Cơ cấu sản xuất
Do sự khác biệt trong giai đoạn phát triển, cơ cấu sản xuất của Trung Quốc khá
khác so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Hình 6 cho thấy ngành nông nghiệp vẫn chiếm

2
5


15% tổng sản lượng của Trung Quốc trong năm 2004, trong khi con số tương ứng
của Nhật Bản 1% và Hàn Quốc 3%. Ngành dịch vụ chiếm lĩnh nền kinh tế Nhật Bản
và Hàn Quốc bằng cách đóng góp hơn 60% GDP, trong khi đối với Trung Quốc, thị
phần lớn nhất là từ sản xuất công nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2017 của ba nước đã
phần nào đồng đều hơn do đều dựa chủ yếu vào ngành dịch vụ, tuy nhiên ngành
công nghiệp ở Trung Quốc vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn (Hình 6).
80
70
60
50
40
30
20
10
0


2004

2017

Agriculture

2004

2017

Industry

2004

2017

Manufacturing

2004
2017
Services, value
added (% of GDP)

Japan

1

1


30

29

21

21

68

68.8

Korea, Rep.

3

2

35

36

28

28

62

52.8


China

15

8

51

40

32

29

35

51.6

Hình 5: Cơ cấu sản xuất 2004 và 2017 (% GDP)
Lạm phát
Lạm phát chênh lệch tỷ giá sẽ làm thay đổi sức mua của đồng tiền của các
thành viên. Tỷ lệ lạm phát càng tương đồng trong các nền kinh tế, càng cho thấy
tính phù hợp để hình thành một liên minh tiền tệ trong khu vực.

26


Như đã thấy trong Hình 7, tỷ lệ lạm phát dao động mạnh ở Trung Quốc và Hàn
Quốc trong bốn thập kỷ qua, trong khi Nhật Bản kiểm soát thành công lạm phát
quanh mức 0 (tuy nhiên điều này một phần là do sự trì trệ tăng trưởng kinh tế).


Hình 6: Lạm phát (Giảm phát GDP) 1979-2017, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

Nguồn: World Develop Indicator 2018
Bảng 5 cho ta tương quan lạm phát giữa ba nền kinh tế, và cũng như kết quả
của tương quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tương quan giữa Trung Quốc –
Nhật Bản và Trung Quốc – Hàn Quốc gần như rất thấp, chỉ có tương quan giữa
Nhật Bản – Hàn Quốc khá cao (77.3%). Đây vẫn chưa phải một bằng chứng tích
cực cho sự phù hợp của hình thành hợp tác tiền tệ ở bất kỳ nhóm các quốc gia
nào có sự tham gia của cả ba nước này.

27


. corr
(obs=39)
Japan KoreaRep
Japan
KoreaRep
China

1.0000
0.7703
0.0050

1.0000
0.1681

China


1.0000

Bảng 4: Tương quan lạm phát giai đoạn 1979-2017, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc
Nguồn: Tác giả tự thống kê
Tỷ giá hối đoái

Hình 7: REER (2010=100), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

Nguồn: World Develop Indicator 2018

28


Lựa chọn OCA cũng đồng nghĩa các nước đã chấp nhận sử dụng chung một
chế độ tỷ giá. Trong liên minh tiền tệ, tỷ giá hối đoái được cố định giữa các quốc
gia thành viên và đồng thời thả nổi tỷ giá với phần còn lại của thế giới. Hình 8
giải thích và tỷ giá thực tế hiệu quả (REER) của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc trong giai đoạn 1979 - 2017. Biểu đồ cho thấy một xu hướng hội tụ tuyệt
vời của REER của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng do đặt REER
năm 2010 bằng 100, dẫn tới tính thiếu chính xác của biểu đồ. Thực hiện kiểm
định mối tương quan Pearson của REERs (Bảng 7).

. corr
(obs=23)
Japan KoreaRep
Japan
KoreaRep
China


1.0000
-0.2188
-0.7377

1.0000
0.1009

China

1.0000

Bảng 5: Tương quan REER (2010=100), 1980-2017, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
Nguồn: Tác giả tự thống kê
Mối tương quan giữa REER là âm giữa Nhật Bản – Trung Quốc, Nhật Bản –
Hàn Quốc, còn Trung Quốc – Hàn Quốc có hệ số tương quan thấp. Sự thiếu đồng
. summarize
Variable

Obs

Mean

Japan
KoreaRep
China

38
23
38


96.98495
122.1867
118.325

Std. Dev.
16.97397
21.93138
48.73161

Min

Max

69.86203
91.73818
69.35332

131.9733
165.8768
265.4562

Bảng 6: Thống kê mô tả của REER, 1980-2017, Nhật Bản, Hàn Quốc Trung Quốc

29


×