Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Dạy học theo định hướng stem chủ đề hướng động ở thực vật sinh học 11, gắn liền với nghệ thuật bonsai nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trường THPT nông cống i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.16 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chon đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Dạy học theo định hướng STEM chủ đề "Hướng động ở thực

2
2
4
4
4
5
5
6

vật" sinh học 11 gắn liền với "Nghệ thuật bonsai".
2.4. Tổ chức thực nghiệm

7
23

2.5 Một số hình ảnh thực nghiệm

24


2.6. Hiệu quả sáng kiến.

25

1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1


Để thực hiện nội dung mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT
theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngành giáo dục đã chỉ đạo mạnh mẽ đổi mới
phương pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển toàn diện năng lực và có ý thức
bảo vệ sự sống chung của nhân loại.
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường
THPT nói chung, môn sinh học nói riêng còn gặp một số khó khăn như: thói
quen của thầy và trò, số lượng học sinh trong một lớp, chương trình sách giáo
khoa, áp lực thành tích các cuộc thi… Cho nên việc đổi mới trong giảng dạy đạt
hiệu quả chưa như mong muốn, nhiều giáo viên còn gặp khó trong khâu soạn và
thực hiện giảng dạy.
Khi tiến hành dạy bài 23 + 25 phần cảm ứng ở thực vật, đa phần giáo viên
cũng đã sử dụng phương pháp mới, lấy học sinh làm trung tâm để giảng dạy
như: Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa thông qua việc giao cho
học sinh về nhà hoàn thành phiếu học tập trước khi đến lớp, sử dụng công nghệ
thông tin (CNTT) để trợ giảng , yêu cầu hoạt động nhóm, sử dụng phương pháp
vấn đáp - tìm tòi … Với phương pháp này học sinh cũng đã chủ động tiếp thu
kiến thức trong sách giáo khoa ( SGK), nhưng vẫn còn máy móc, việc giơ tay
phát biểu mới chỉ tập trung ở một số học sinh tích cực, học sinh lên bảng mới
chỉ trình bày bảng mà chưa thuyết trình trước lớp, chưa liên hệ được với thực
tế… Học sinh vẫn còn thiếu tự tin khi trình bày bài. Do đó các kĩ năng giao tiếp
giữa học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh, học sinh với SGK , các kĩ

năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủ bản thân…
chưa được rèn luyện nhuần nhuyễn. Mặt khác kiến thức vẫn còn trừu tượng với
các em, chưa gắn liền với thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
Trước thực trạng đó tôi đã mạnh dạn ứng dụng các kĩ thuật, phương pháp
dạy học tích cực vào trong bài dạy của mình như: Tổ chức giờ học thành các
hoạt động khám phá, khảo sát thực tế tại địa phương, hoạt động tìm tòi kiến thức
thông qua trải nghiệm thực tế (Giáo dục STEM) ...., dạy học dự án... trong các
bài của chương trình sinh học Trung học phổ thông, đúng với tinh thần dạy học
2


gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương mà sở giáo dục và đào tạo
Thanh Hóa đang triển khai.
Khoa học

Công nghệ
Kiến Thức

Toán

Kĩ Thuật

The STEM cycle (Giáo dục STEM)
Trong các giờ dạy tôi đã sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong
phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,
luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy
tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp. Trong giờ học,
tôi tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập
thể, được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông qua các phiếu phản hồi ý kiến

sau bài học. Kiến thức của bài được liên hệ thực tế với ngành sản xuất ở địa
phương, các cây cảnh mà các em hằng ao ước tự tay mình có thể tạo ra vì vậy
các em rất chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
Thông qua việc tìm hiểu về nghệ thuật Bonsai học sinh được lồng ghép kĩ năng
sống và lòng yêu thiên nhiên. Trong một thế giới sống vội vả, việc trồng cây
Bonsai có thể dạy chúng ta rằng sự mất kiên nhẫn thường dẫn đến thất bại... Sự
tạo ra một cây Bonsai là một cách nhắc nhở chúng ta rằng: Thiên nhiên không
phải là đầy tớ của con người.
3


Phương pháp dạy học được đưa ra trong sáng kiến này đã được tôi ứng dụng
vào trong thực tế dạy chủ đề: "Dạy học theo định hướng STEM chủ đề
"Hướng động ở thực vật" sinh học 11 gắn liền với "Nghệ thuật Bonsai"
nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trường THPT Nông Cống I "
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng chủ đề trên cơ sở khoa học, đặc điểm địa phương, chú trọng xử
dụng các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học STEM cho chủ đề:
“hướng động ở thực vật” nhằm làm tăng hiệu quả dạy học phát triển năng lực,
phẩm chất cho học sinh.
- Tìm hiểu về vấn đề thực tiễn tại địa phương và những khó khăn học sinh
dễ mắc phải khi tham gia hoạt động tìm hiểu, tham quan cơ sở sản xuất kinh
doanh để xây dựng hoạt động học tập chủ đề hiểu quả, thuận lợi nhất.
- Xây dựng các tiêu chí, phương thức đánh giá HS trong quá trình học chủ
đề.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 11B5,11B6 trường THPT Nông Cống I
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Khảo sát ý kiến giáo viên về vấn đề dạy học STEM theo chủ đề gắn liền
với hoạt động sản xuất kinh doanh và khảo sát ý kiến học sinh sau tiết học.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê xác suất
toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm đối với hai nhóm: Đối chứng và
thực nghiệm nhằm rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính khả thi của đề tài

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Căn cứ xây dựng chủ đề dạy học
4


Công văn 791 ngày 25/6/2013 của Bộ GD-ĐT đã cho phép GV có thể cấu
trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương trình hiện
hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới; có
thể chuyển nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục; xây dựng
kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, hoạt động giáo dục phù hợp với đối
tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường. Sở GD-ĐT Thanh Hóa cũng đã
có nhiều công văn hướng dẫn các trường xây dựng chủ đề dạy học và tiến hành
dạy học theo chủ đề. Trên cơ sở đó, tổ bộ môn đã nghiên cứu nội dung chương
trình Sinh học 12, tiến hành thảo luận và đi đến thống nhất xây dựng chủ Hướng
động ở thực vật
2.1.2. Giáo dục STEM
a. Khái niệm giáo dục STEM
Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp
học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào
giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
b. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM.
- Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- nâng cao hứng thú học tập các môn học liên quan.

- Kết nối trường học với cộng đồng.
- Hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh.
- Thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.
c. Xây dựng chủ đề giáo dục STEM
Để từng bước đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông làm tiền đề, cơ sỡ
để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, theo chúng tôi cần phải xây
dựng các chủ đề từng môn hoặc tích hợp liên môn các môn học STEM. Các chủ
đề STEM cần theo hướng rất linh hoạt và có thể triển khai dưới nhiều hình thức.
Để xây dựng 1 chủ đề STEM theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên
thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: xác định đối tượng, thời gian, hình thức tổ chức chủ đề STEM.
- Bước 2: Nêu vấn đề thực tiễn.
5


- Bước 3: Đặt câu hỏi định hướng hình thành ý tưởng của chủ đề, hệ thống
kiến thức STEM trong chủ đề.
- Bước 4: Xác định mục tiêu chủ đề.
- Bước 5: Chuẩn bị mẫu vật, địa điểm để thực hiện chủ đề STEM.
- Bước 6: Xác định quy trình ( các hoạt động hoặc chuỗi hoạt động) kỹ
thuật giải quyết vấ đề thực tiễn bằng ứng dụng STEM và thực hiện các hoạt
động giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Bước 7: Báo cáo kết quả, nêu kiến nghị và đề xất mới.
2.1.3. Nghệ thuật Bonsai
Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo 1
phương pháp đặc biệt mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên
nhiên có sẵn. Hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây
trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ,
được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, nghệ thật riêng biệt.
Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống hay là một

tác phẩm điêu khắc sống. Cái đẹp của Bonsai đơn giản, vừa đủ, hóa cách mà
quan trọng nhất là gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đối với giáo viên
Hầu hết GV bộ môn Sinh học ở trường THPT hiện nay và đặc biệt là ở
trường THPT Nông Cống I đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc thực
hiện giáo duc STEM trong quá trình dạy học. Các GV đều đồng tình với quan
điểm dạy học theo định hướng STEM sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập,
tăng tính thuyết phục trong quá trình dạy học, đồng thời góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, giảm phần lý thuyết, tính hàn lâm của kiến thức, tránh
việc áp đặt, rập khuôn cho học sinh.
Tuy nhiên, các GV cũng băn khoăn và lo lắng vì dạy học chủ đề theo định
hướng STEM còn rất mới mẻ, giáo viên chưa có kinh nghiệm. Hơn nữa việc
thiết kế các chủ đề gắn liền với STEM rất công phu và mất nhiều thời gian. Nếu
tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động thực tế thì việc quản lí học sinh cũng là
6


cả vấn đề. Để tổ chức cho học sinh cần phải có sự đồng ý của nhà trường, sự
phối hợp Đoàn trường hay giáo viên chủ nhiệm, nên một số giáo viên cũng rất
ngại tổ chức cho học sinh học tập theo hình thức này, do đó các giáo viên
thường lựa chọn hình thức dạy học trên lớp theo lối truyền thống.
2.2.2. Đối với học sinh
Theo khảo ở nhiều lớp hầu hết các em học sinh đều có chung ý kiến là rất
hứng thú với các tiết dạy môn Sinh học bằng các phương pháp dạy học tích cực
như: phương pháp đóng vai, sử dụng trò chơi, xây dựng dự án… và nếu được
tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế thì các em rất hào hứng bởi nó thực
sự lôi cuốn sự chú ý của các em, các em chủ động trong việc tìm hiểu và lĩnh hội
kiến thức. Tuy nhiên, các em cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình
nhận thức vì kiến thức Sinh học nhiều, trừu tượng, khô khan, có những kiến thức

khó nhớ, hàn lâm. Học sinh chưa chú trọng đầu tư, chưa có hứng thú nên chưa
thấy cái hay, chưa liên hệ kiến thức bài học với thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó,
tâm thế của học sinh trong các tiết học này vẫn còn khá thụ động, cũng chỉ mới
dừng ở mức độ “chờ đón” kiến thức do giáo viên truyền thụ và chỉ quan tâm đến
những kiến thức bắt buộc phải học thuộc lòng “để lấy điểm” chưa thực sự hiểu
để vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn.
Đề nâng cao hiệu quả công tác dạy học Sinh học và tạo hứng thú học tập cho
HS, cũng như gắn kiến thức môn học vào thực tiễn tôi mạnh dạn nghiên cứu và
thực hiện đề tài: Dạy học theo định hướng STEM chủ đề "Hướng động ở
thực vật" sinh học 11 gắn liền với "Nghệ thuật Bonsai” nhằm nâng cao
phẩm chất, năng lực học sinh trường THPT Nông Cống I "
2.3. Dạy học theo định hướng STEM chủ đề "Hướng động ở thực vật"
sinh học 11 gắn liền với "Nghệ thuật Bonsai”
2.3.1 Nội dung chủ đề
Chủ đề bao gồm 5 bài trong chương II, phần A: Cảm ứng ở thực vật, thuộc
chương trình Sinh học 11 ban cơ bản
Bài 23: Hướng động.
Bài 25: Thực hành: Hướng động
7


2.3.2. Các phương pháp sử dụng giảng dạy
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Phương pháp dạy học khám phá.
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề,…
2.3.3. Ý tưởng thực hiện dạy - học chủ đề " Hướng động ở thực vật"
gắn với "Nghệ thuật Bonsai" tại vườn cây cảnh nhà ông Nguyễn Văn
Thành ở thị trấn Nông Cống Huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa.
Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật liên quan đến nhiều yếu tố như

đất, nước,ánh sáng, phân bón, hóa chất…, việc tìm hiểu và điều khiển các phản
ứng của thực vật đối với các nhân tố của môi trường liên quan đến các yếu tố
ánh sáng, phân bón, chất kích thích đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp.
Dựa vào sự vận động của thực vật trước tác nhân kích thích (trọng lực, ánh
sáng, nước, chất hóa học, sự tiếp xúc) con người đã ứng dụng trong sản xuất như
làm cây cảnh, trồng bầu bí và các cây dây leo, tưới nước và bón phân cho cây
trồng một cách hợp lí.
Khi tiến hành hoạt động dạy học tại vườn cây cảnh nhà ông Nguyễn Văn
Thành ở thị trấn Nông Cống Huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa học sinh được
tự tìm hiểu, tự khám phá dưới sự định hướng của giáo viên. Điều này tác động
tới tình cảm, bồi dưỡng những phẩm chất, phát huy những năng lực cho học
sinh. Từ đó thôi thúc chính trong lòng các em và biến những tình cảm đó thành
những hành động cụ thể. Khi học sinh giải quyết đuợc vấn đề này cũng chính là
giáo viên đã thực hiện tốt mục tiêu của chủ đề.
Để tiến hành dạy – học chủ đề: “Hướng động ở thực vật”thông qua định
hướng STEM tôi đã thực hiện ba phần ( gồm 2 tiết theo PPCT):
- Phần 1( tranh thủ tiết sinh hoạt lớp): Khảo sát nhu cầu, sở thích để phân
nhóm, giao nhiệm vụ.
- Phần 2(1 tiết) Học sinh thăm quan vườn cây cảnh nhà ông Nguyễn Văn
Thành ở thị trấn Nông Cống Huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. Các em làm
8


việc nhóm, tìm và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề theo định hướng của giáo
viên.
- Phần 3 (1 tiết): Học sinh báo cáo kết quả làm việc của nhóm tại lớp từ đó
học sinh tự rút ra được nội dung bài học, đồng thời giáo viên phát hiện và bồi
dưỡng những phẩm chất, năng lực cho học sinh.
2.3.4. Định hướng sản phẩm của học sinh

- Sản phẩm báo cáo kết quả thực địa.
- Bài báo cáo thuyết trình của học sinh.
- Biên bản làm việc nhóm.
- Các việc làm cụ thể trong đời sống hằng ngày thể hiện tình yêu thiên
nhiên, gần gũi với thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước…
- Định hướng nghề nghiệp.
2.3.5. Thiết bị dạy học và học liệu
Chuẩn
Thiết bị, tư liệu, học liệu

bị

của

giáo

Chuẩn
của

bị
học

sinh

viên
- Máy tính

X

x


- Máy in

x

x

- Máy chiếu

x

Công

- Phần mềm Internet

x

x

nghệ

- Phần mềm Microsoft Office Powerpoint

x

x

x

x


- Phần mềm Microsoft Office Word
- Các phần mềm khác:



+ Phần mềm cắt và chỉnh sửa video: Edius

x

+ Phần mềm chỉnh sửa ảnh: Picasa
Sách giáo khoa Sinh học 11, … có nội dung

x

liệu in liên quan đến chủ đề.
Đồ
- Video, hình ảnh về hướng động
dùng

X

x

X

x

- Các phiếu định hướng học tập
9



/>
X

x

x

x

intern bonsai/

x

x

et

x

x

Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
Nguồ

- Địa chỉ các trang web:

n


/>www.google.com.vn: Với các từ khóa : Định
nghĩa Bonsai, Lịch sử Bonsai, Triết lí Bonsai
2.3.6. Lập kế hoạch dạy học
a. Đối với giáo viên

- Liên hệ cơ sở sản xuất kinh doanh để dạy bài 23, 25 cụ thể:
- Tham quan cơ sở để hình thành kiến thứcLập kế hoạch bài học
b. Đối với học sinh
- Chuẩn bị vở, bút ghi chép tại cơ sở sản xuất, điện thoại, máy ghi hình…
- Tìm hiểu kiến thức bài hướng động và bài thực hành về hướng động.

c. Các loại phiếu giao cho học sinh
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Nhóm: ....................................................................................
Chủ đề: ..................................................................................
Họ tên
thành

Số điện

viên

thoại/

của

Địa chỉ

nhóm


Điểm Điểm Điểm

Nhiệm

Cách

Thời

vụ

thức

gian

Kết quả

được

thực

thực

đạt được

giao

hiện

hiện




tổ

thống

nhân

cho

nhất

tự
cho
10


11


BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1. Thời gian, địa điểm, thành phần
–Tên nhóm:………………………………………………………Lớp:……
– Số thành viên:............................................
– Địa điểm:.................................................................................................
– Thời gian: từ......giờ.....đến ....giờ ..........Ngày.......tháng......năm ..........
2. Nội dung công việc: (Tên chủ đề thảo luận)
............................................................................................................................
3. Bảng phân công cụ thể
Stt


Họ và tên

Công việc được giao

Thời hạn
hoàn thành

Ghi chú

1
2
3
4
4. Kết quả làm việc
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.
5. Tinh thần, thái độ làm việc
..............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.
6. Ý kiến đề xuất
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..
Thư kí

Nhóm trưởng


HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHẤM ĐIỂM BÀI BÁO CÁO
(Hướng dẫn HS cách cho điểm khi nhóm khác trình bày xong bài báo cáo)
12


– Nhóm đánh giá: ..........................

– Nhóm thực hiện:..........................

– Chủ đề của nhóm thực hiện:.................................................................
– Ngày: ….......................
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
NỘI DUNG
– Mục đích của chủ đề
– Vai trò của hướng động và
ứng dụng trong thực tế sản
xuất.
– Trình bày vấn đề có tính logic,
khoa học, đúng kiến thức
– Liên hệ kĩ năng sống, lòng
yêu thiên nhiên
HÌNH THỨC
Bố cục bài logic, tính thẩm mỹ
Định dạng, Font chữ, cỡ chữ
phù hợp, thống nhất; lỗi chính
tả
Hình ảnh chọn lọc, hợp lí, rõ
đẹp
BÁO CÁO
Người báo cáo trình bày rõ, dễ

hiểu (có thể báo cáo bằng thuyết
trình – diễn giảng hoặc bằng
trình chiếu powerpoint)
Trả lời chính xác các câu hỏi
thắc mắc của các nhóm khác

Thang điểm

Đánh giá

Đánh giá

tối đa
5,0
0,5

của các nhóm khác

của giáo viên

3,0
0,5
1,0
3,0
1,0
1,0
1,0
2,0
1,0


1,0

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM
– Tên người đánh giá.............………………………..
– Tên nhóm:……………………………………….....
– Ngày đánh giá:.….............................
13


Stt
1
2
3
4
5
6

Tiêu chí

Luôn

Thỉnh

Không

luôn

thoảng bao giờ

Nhận

xét

Em xác định được mục tiêu, nhiệm vụ học
tập của chủ đề
Em đề xuất ra các phương pháp thực hiện
bài báo cáo
Em chủ động giải quyết những nhiệm vụ
khó của nhóm
Em tìm và chia sẻ các nguồn tài liệu cho
các thành viên nhóm
Em có tóm tắt lại những nội dung chính
của buổi thảo luận nhóm
Em xem xét vấn đề của nhóm đưa ra ở
nhiều quan điểm khác nhau

7 Em tham gia đủ các buổi làm việc nhóm
Em đóng góp ý kiến xây dựng dàn ý, nội
8 dung báo cáo của nhóm, có lập kế hoạch

9
10
11
12

làm việc cho nhóm
Em có điều khiển phân chia các nhiệm vụ
cho các thành viên
Em có đề xuất các thay đổi cần thiết về
chủ đề báo cáo
Em chấp nhận, tôn trọng các quan điểm

khác nhau của nhóm
Em giúp nhóm đạt được các quyết định
công bằng và hợp lí
Người đánh giá
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHIẾU PHẢN HỒI Ý KIẾN
14


Họ và tên HS:…………………………………(có thể để trống). Lớp:
………
Viết ra những câu hỏi ngắn cho những điều em muốn biết.
Khi hoàn thành chủ đề, hãy ghi lại những gì em tiếp nhận được.
Những điều em Biết

Những điều em Thắc mắc

Những điều em Hiểu
sau chủ đề

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Điều kiện chiếu

Hình

Phản ứng sinh trưởng của cây non

sáng
Từ 1 phía
Trong tối hoàn

toàn
Chiếu sáng từ
mọi phía
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Loại hướng động
Hướng động dương
Hướng động âm

Hoạt động sinh trưởng

Cơ chế

-Vai trò của hoocmon Auxin
15


+ Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào.
Đối với thân: Kích thích tế bào sinh trưởng dãn dài. Đối với tế bào rễ: Ức chế
sinh trưởng tế bào rễ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Kiểu Hướng động

Tác nhân

Khái niệm

Cơ quan

Vai trò


hướng động
Hướng sáng
Hướng trọng lực
Hướng hóa
Hướng nước
Hướng tiếp xúc

MẪU VIẾT BÁO CÁO THÍ NGHIỆM: HƯỚNG ĐỘNG
Tên nhóm: ………………….
Mục tiêu: ……………………….
Cách tiến hành: …………………
Kết quả thu được:
+ Hạt 1 ( không cắt chóp rễ): …………………….
+ Hạt 2 ( Cắt chóp rễ): ………………………
Nhận xét về sự vận động của rễ mầm và vị trí tiếp nhận kích thích:
………………………………………………………………….............................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2.3.7 Kế hoạch dạy học chủ đề " Hướng động ở thực vật"
a. Mục tiêu
*Kiến thức :
- Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân của môi
trường do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ).
- Nêu được các kiểu hướng động.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.
- Giải thích được các kiểu hướng động ở cây cảnh.
* Năng lực:
16



St

Tên năng

t

lực

Các kĩ năng thành phần
– Học sinh nghiên cứu kiến thức liên quan các kiểu

1

hướng động
Năng lực tự – Đến cơ sở sản xuất để tìm hiểu về các kiểu hướng
học

Năng lực

động.
– Quan sát, tư duy, tự nghiên cứu thông qua việc hình
thành kiến thức hướng động ở thực vật
– Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các kiểu hướng

2 giải quyết

động được ứng dụng trong tạo dáng cây cảnh tại địa

vấn đề


phương.
– Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, quảng bá các

Năng lực tư
3 duy và
sáng tạo

dáng cây cảnh của địa phương đối với thị trường trong và
ngoài nước. Rút ra các kĩ năng sống và lòng yêu thiên
nhiên của bản thân.
– Quản lý bản thân (tập trung trong học tập, quản lí thời
gian) và quản lý nhóm trong quá trình đi tìm hiểu thực tế
tại cơ sở và trình bày báo cáo khi tìm hiểu về chủ đề “

4

5

Năng lực tự Hướng động ở thực vật và nghệ thuật Bonsai”:
+ Hình thành kĩ năng làm việc nhóm: Kĩ năng phân chia
quản lý
công việc.
+ Chia sẻ cách nghiên cứu nội dung được phân công.
+ Lắng nghe báo cáo của các thành viên trong nhóm.
+ Phân tích nội dung báo cáo các vấn đề trên.
– Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể để thảo luận về

Năng lực
giao tiếp


các nội dung khi hoạt động nhóm.
– Sử dụng kỹ năng giao tiếp ứng xử khi đến phỏng vấn
tại các cơ sở sản xuất ở địa phương.
– Sử dụng ngôn ngữ viết để viết báo cáo; đánh giá kết
quả hoạt động nhóm khi tìm hiểu về chủ đề “ Hướng

6
7

Năng lực

động ở thực vật và nghệ thuật Bonsai”:
– Hợp tác làm việc nhóm, báo cáo nhóm để hoàn thành

hợp tác
Năng lực

các phiếu học tập .
– Sử dụng thành thạo internet để tìm hiểu thông tin về
17


sử dụng
công nghệ
thông tin
và truyền

8

các kiểu hướng động.

– Sử dụng công nghệ thông tin để báo cáo kết quả mà
nhóm đã thực hiện và các thiết bị trình chiếu để báo cáo
kết quả tại lớp.

thông
Năng lực

– Phát triển ngôn ngữ nói và viết thông qua trình bày,

sử dụng

tranh luận, thảo luận về các chủ đề báo cáo.

ngôn ngữ
b. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Phân biệt các kiểu hướng động.
Giáo viên đưa ra một cây mai Chiếu Thủy (cây Bonsai) cho học sinh quan sát.
GV hỏi: Tại sao chúng ta có thể tạo ra những cây có hình dáng như vậy?
1. Mục đích
Học sinh tìm hiểu kiến thức về hướng động.
2. Nội dung
- Phân biệt các kiểu hướng động thông qua phiếu học tập.
- Tìm hiểu các kiểu hướng động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa, internet... để
tìm hiểu kiến thức các kiểu hướng động.
- Giáo viên chia nhóm và đưa ra yêu cầu cụ thể cho các nhóm khi đi thực tế cơ
sở sản xuất kinh doanh.
- Học sinh tìm hiểu kiến thức về hướng động thông qua sách giáo khoa,
internet...

- HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu tại cơ sở sản xuất kinh doanh, hoàn thành
phiếu học tập và báo cáo kết quả.
- Các nhóm theo dõi, nhận xét và đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
4. Sản phẩm học tập
- HS phân biệt và trình bày được các kiểu hướng động
- Hiểu được mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn sản xuất
- Hoàn thành phiếu học tập
Hoạt động 2: Giới thiệu các thao tác thực hành
1. Mục đích
Học sinh quan sát và tìm hiểu thí nghiệm hướng động: Hướng trọng lực
2. Nội dung
- Giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, phân công nhóm và tiến hành thí
nghiệm.
18


- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trang 106, phân công nhiệm vụ cho các
thành viên trong nhóm
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Giáo viên tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài
thực hành trước 7 ngày và phát mẫu phiếu bài thực hành, phân công các nhóm
kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm khác:
+ Nhóm 1 kiểm tra nhóm 3
+ Nhóm 2 kiểm tra nhóm 4
+ Nhóm 3 kiểm tra nhóm 2
+ Nhóm 4 kiểm tra nhóm 1
- HS quan sát, phân công nhiệm vụ học tập
4. Sản phẩm học tập
- HS ghi chép, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

Hoạt động 3: Báo cáo bài thực hành
1. Mục đích
Học sinh trình bày thí nghiệm hướng động: Hướng trọng lực
2. Nội dung
- Phân biệt hướng trọng lực âm và hướng trọng lực dương
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Giáo viên tổ chức và quan sát học sinh báo cáo, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét,
đánh giá hoạt động nhóm và chấm điểm.
- Học sinh trình bày thí nghiệm nhóm mình làm, nhóm khác theo dõi, đặt câu
hỏi và đánh giá.
4. Sản phẩm học tập
- Học sinh làm việc theo nhóm hoàn thành bài báo cáo thực hành
- HS ghi chép
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Điều kiện chiếu Hình

Phản ứng sinh trưởng của cây

sáng
Từ 1 phía

non
Cây mọc cong về phía được
chiếu sáng

19


Trong tối hoàn


Lá vàng cây mọc vống

toàn

Chiếu sáng từ

Cây sinh trưởng bình thường

mọi phía

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoạt động sinh

Cơ chế

Hướng động

trưởng
Hướng tới nguồn

Tế bào ở phía không được kích thích

dương

kích thích

sinh trưởng nhanh hơn so với các tế

Tránh xa kích thích


bào ở phía được kích thích.
Tế bào ở phía không được kích thich

Hướng động âm

sinh trưởng chậm hơn so với các tế ở
phía được kích thích
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Kiểu
Hướng

Tác nhân

Cơ quan

Khái niệm

hướng động

động
Phản
Hướng
sáng

Hướng

ứng

Ánh


sinh Thân (+)
Rễ (-)
trưởng của thực vật

sáng

đối với tác động của

Vai trò
Tìm nguồn sáng để
cây quang hợp

ánh sáng từ 1 hướng
Trọng

xác định
Phản
ứng

sinh Rễ (+)

- Giữ vững vị trí
20


trưởng của thực vật Thân (-)
trọng lực

lực


trong không gian
- Hút chất dinh

đối với tác động của

dưỡng

trọng lực
Phản
Hướng

Hóa chất

nước

Hướng
tiếp xúc

sinh Chất

dinh Lấy đủ dinh dưỡng,

trưởng của thực vật dưỡng → Rễ trao đổi chất, thích
đối với tác động của (+)
Chất độc hại
hóa chất từ 1 hướng
→Rễ (-)
xác định
Phản
ứng

sinh Rễ (+)

nghi bất lợi từ môi

Nguồn

trưởng của thực vật

cung cấp cho hoạt

nước

đối với tác động của

động sống của cây

hóa

Hướng

ứng

trường
Tìm

nguồn

nước

nguồn nước từ 1

hướng xác định
Phản
ứng
sinh Thân (+)

Tìm nguồn sáng cho

Vật tiếp

trưởng của thực vật

cây quang hợp, tận

xúc

đối với tác động của

dụng diện tích

vật tiếp xúc từ 1

hướng xác định
2.3.8. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a. Tự đánh giá của học sinh
*. Cách thức đánh giá
- Phát phiếu tự đánh giá quá trình làm việc cho các thành viên
- Phát phiếu đánh giá cho các nhóm đánh giá lẫn nhau
*. Hình thức đánh giá: Theo phiếu.
b. Đánh giá của giáo viên
* Cách thức đánh giá

- Xử lí kết quả tự đánh giá của học sinh
- Tổng hợp kết quả đánh giá
- Công bố kết quả đánh giá
* Hình thức đánh giá
- Theo phiếu
- Nhận xét các hoạt động của học sinh sau khi đã tổng hợp các phiếu.
21


2.4. Tổ chức thực nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm: Quá trình dạy học được tiến hành trên 2 lớp là
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Lớp đối chứng: Bài học được tiến hành theo
bài soạn bình thường theo phân phối chương trình ngay tại lớp học. Lớp thực
nghiệm được học theo giáo án dạy học theo HĐTNST. Trên cơ sở quy trình của
dạy học theo HĐT
NST, giáo viên tiến hành chuyển giao quy trình cho học sinh. Với các yêu
cầu cụ thể của bài học, học sinh sẽ tiến hành các bài tập dưới sự hướng dẫn, hỗ
trợ của giáo viên để hình thành các kiến thức bài học và thực tiễn cần thiết. Mọi
yếu tố khác của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là hoàn toàn giống nhau.
Sau quá trình thực nghiệm sẽ tiến hành so sánh một số tiêu chí của 2 nhóm đối
chứng để rút ra các kết luận về hiệu quả của dạy học theo dự án.
- Tôi đã tiến hành chọn lớp 11B5 làm lớp thực nghiệm, lớp 11B6 lớp đối
chứng.

2.5. Một số hình ảnh thực nghiệm

Hình ảnh báo cáo kết quả thực nghiệm qua phiếu học tập của các
nhóm

22



Hình ảnh lớp học theo hoạt động học tập

Hình ảnh thực nghiệm tại vườn cây cảnh nhà ông Thành
2.6. Hiệu quả của sáng kiến:
- Với lớp 11B5 (40 học sinh):
Trong buổi trải nghiệm, khảo sát thực tiễn các em tỏ ra rất hào hứng, háo
hức. Trong quá trình trải nghiệm dù một số hoạt động ban đầu của các em còn
hơi lúng túng, nhưng các em đã nhanh chóng biết hợp tác, xử lí công việc thông
minh, linh hoạt; biết đặt các câu hỏi thể hiện trí tò mò của mình; biết quan sát và
phát hiện ra các tình huống có vấn đề để tìm hiểu và tìm phương án xử lí tình
huống.
Trong tiết học các em tỏ ra hào hứng và làm việc nhiều hơn, các em chủ
động, sáng tạo hơn; Giờ học diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn; Các
em hiểu bài nhanh hơn.
Đối với hoạt động để giải quyết nhiệm vụ về nhà: Lớp 11B5 biết cách khảo
sát, phát hiện ra vấn đề và đề xuất phương án xử lí các tình huống xảy ra trong
thực tiễn một cách khoa học hơn, có kĩ năng hơn.
Đối với làm bài kiểm tra kết quả học tập lớp 11B5 đạt kết quả tốt hơn.
- Với lớp 11B6 (40 học sinh):
Trong tiết học, không khí học không lôi cuốn, hấp dẫn các em bằng ở tiết
dạy của lớp 11B5, các em tỏ ra khá thụ động khi liên hệ thực tiễn địa phương
cũng như đề xuất phương án xử lí tình huống có tính giáo dục ý thức.
23


Đối với hoạt động để giải quyết nhiệm vụ về nhà: tỏ ra rất lúng túng trong
việc khảo sát, tìm hiểu, phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Đối với làm bài kiểm tra 1 tiết kết quả học tập lớp 11B6 cũng đạt kết quả

thấp hơn, số câu sai nhiều hơn, và thường tập trung vào các câu hỏi kiến thức
thực tiễn, đặc biệt các câu hỏi mang tính phát hiện vấn đề nãy sinh trong thực tế.
- Sau khi dạy xong để kiểm tra độ bền của kiến thức, tôi tiến hành kiểm tra
khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh bằng hệ thống câu hỏi . Mặc dù trình
độ của hai lớp không chênh lệch là mấy nhưng kết quả học sinh đạt được khi
làm bài kiểm tra của hai lớp như sau:
Điểm
Tổng số
Điểm
Điểm 7- Điểm 9- trung
HS dự
Điểm 5- 6
Lớp
dưới 5
8
10
bình trở
kiểm
lên
tra
SL %
SL %
SL % SL %
SL %
11B5
40 6
15 22
55
8
20

4
10
34
85
11B6

40

0

0

15

37,5 13

32,5

12

30

40

100

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Qua kết quả thực nghiệm dạy học theo định hướng STEM: dạy học theo
định hướng STEM là phương pháp rất có hiệu quả trong việc phát huy tính tích

cực, chủ động cho học sinh. Tuy nhiên, các GV vận dụng hình thức dạy học này
vẫn chưa phổ biến, nguyên nhân là do việc cập nhật phương pháp dạy học theo
định hướng STEM của người dạy và một số khó khăn khi triển khai, điều kiện
cơ sở bàn cơ sở bàn ghế chưa phù hợp, thời lượng cho tiết học chưa phù hợp với
kiểu dạy chủ đề
Kết quả thực nghiệm sư phạm về dạy học theo định hướng STEM cho
thấy học sinh học tập hứng thú, tích cực, kết quả thu nhận kiến thức tốt hơn
nhiều so với phương pháp truyền thống lâu nay áp dụng. Bước đầu rèn luyện
được một số năng lực học tập tích cực cho học sinh như: chủ động, sáng tạo,
chia sẻ và tinh thần tập thể, kỹ năng hoạt động nhóm...
3.2. Đề xuất:
Qua quá trình nghiên cứu thực hiện, chúng tôi đề xuất một số kiến
nghị sau:

24


1. Việc dạy học theo định hướng STEM bước đầu đem lại hiệu quả do đó
cần được mở rộng ở trong các trường THPT không chỉ ở môn sinh họa mà ở
nhiều môn khác.
2. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy
học, triển khai hình thức dạy học theo chủ đề cho đông đảo đội ngũ giáo viên
trong các nhà trường.
3. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở phần Hướng động ở
thực vật. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tổ chức dạy
học theo định hướng STEM phù hợp với nội dung của nhiều bài và nhiều lớp
học khác đặc biệt môn Sinh học. Do đó cần có hướng nghiên cứu mở rộng thêm
ở các nội dung và các cấp khác đặc biệt là cấp THPT.
4. Để tổ chức một tiết học theo định hướng STEM thành công thì công tác
chuẩn bị của GV cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó việc đầu tư các trang thiết bị

phòng học đầy đủ, đặc biệt thiết kế bàn ghế sao cho HS dễ dàng di chuyển trong
quá trình học tập, và thời lượng cho tiết học phải là 2 tiết liền kề( 90p) thậm chí
nhiều hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết:

TRỊNH THỊ OANH

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo.
2. Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá; Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học.
3. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng STEM phát triển năng lực học sinh.
25


×